1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình ngữ văn 6

17 207 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 163,5 KB

Nội dung

MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :  Đối với học sinh : Đề tài được nghiên cứu trước hết nhằm giúp cho HS lớp 6 học văn miêu tả tốt hơn, có kỹ năng lập dàn ý và có thể viết được những bài văn miêu t

Trang 1

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 2

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI : 3

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU : 3

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU : 3

5 THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU : 4

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU : 4

7 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU: 4

PHẦN II : NỘI DUNG 5

1 THỰC TIỄN VÀ ĐIỀU KIỆN RÈN LUYỆN 5

2 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6 7

2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ 7

2.2 PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý 8

2.3 PHƯƠNG PHÁP LẬP DÀN Ý 9

2.4 MỘT SỐ DÀN Ý MẪU CỦA HS 12

PHẦN III : KẾT THÚC VÀ KHUYẾN NGHỊ 16

1 KẾT THÚC VẤN ĐỀ : 16

2 KHUYẾN NGHỊ : 16

Trang 2

Tên đề tài :

RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO VĂN MIÊU TẢ

TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Văn miêu tả là một thể loại văn quan trọng có số thời lượng lớn trong phân phối chương trình về phân môn tập làm văn ở Ngữ văn 6 tập 2 Với quan điểm tích hợp trong chuyên đề cải cách giáo dục đại trà bắt đầu từ những năm học

2002 - 2003 thì thể loại văn miêu tả không phải là mới đối với học sinh lớp 6

Mà ở đây nó phát huy có kế thừa và nâng cao hơn so với bậc tiểu học với những yêu cầu chính là giúp học sinh nắm vững thế nào là miêu tả đồng thời, đi sâu vào hai kiểu bài : Tả cảnh, tả người

Ở dạng văn tả cảnh gồm 2 loại: tả cảnh thiên nhiên và cảnh sinh hoạt Ở dạng văn tả người cũng gồm có 2 loại: tả chân dung hoặc tả người trong hoạt động, lao động cụ thể

Qua các tiết học – học sinh được rèn luyện các kỹ năng cơ bản và hình thành thói quen thiết yếu khi viết hoàn chỉnh bài văn Nhưng trong phân phối chương trình không có bài viết cụ thể nào về kỹ năng “lập dàn ý” cho văn miêu tả

Như chúng ta đã biết, để viết bài miêu tả tốt trước hết cần có kỹ năng quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét cụ thể, chính xác, sinh động về đối tượng mình cần tả Công việc này, mỗi người có thể làm một cách khác nhau Có người chỉ im lặng quan sát rồi ghi nhớ ở trong đầu Có người ghi chép rất tỉ mỉ công phu Và lại có những người tham khảo qua sách vở, qua thực tế rồi nung nấu, ấp ủ, chắt lọc mới có những liên tưởng hay, độc đáo Nếu vậy, khi viết hoàn chỉnh một bài văn miêu tả đòi hỏi người viết phải sắp đặt trình tự ra sao, bố cục như thế nào nhằm tạo sự hứng cảm, tò mò và yêu thích của bạn đọc Đó là công việc, là kỹ năng không thể bỏ qua : kỹ năng « Lập dàn ý »

Dàn ý là xương sống của bài văn Nếu không có nó, bài văn thường hay sót ý hoặc lủng củng, hoặc xa đề, lạc đề Nếu người học có thói quen lập dàn

ý trước trước khi viết bài thì người viết đã hình dung bố cục chọn lọc các ý, các hình ảnh tiêu biểu, sinh động để thể hiện trong bài làm của mình Đặc biệt, với thể văn miêu tả, nếu không có dàn ý thì người viết khó lựa chọn thứ

Trang 3

tự miêu tả Hơn nữa, khi liên tưởng, so sánh tưởng tượng thường hay trùng lặp, không sát hợp

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, bản thân nhận thấy kỹ năng “lập dàn ý ” cho văn miêu tả ở chương trình ngữ văn 6 là một khâu vô cùng quan trọng Và chính nó tạo dựng bố cục - nội dung hòan chỉnh của bài Đồng thời, với quan điểm tích hợp - tích cực của đặc trưng môn học thông qua các văn bản mẫu ở phần văn và các biện pháp tu từ tiêu biểu ở phân môn Tiếng Việt phải có những câu hỏi gợi mở, sáng tạo giúp học sinh suy nghĩ liên tưởng khi vận dụng vào kỹ năng “lập dàn ý cho văn miêu tả” Nếu rèn luyện tốt kỹ năng trên còn giúp học sinh có sự tổng hợp hóa, khái quát hóa vấn đề sâu sắc Giáo dục ý thức vươn tới cái “chân, thiện, mỹ” qua chủ đề của bài văn được tả Từ đó, người học sinh sẽ

có những bài học thiết thực giúp ích cho bản thân - phấn đấu vươn lên

2 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI :

Đối với học sinh :

Đề tài được nghiên cứu trước hết nhằm giúp cho HS lớp 6 học văn miêu tả tốt hơn, có kỹ năng lập dàn ý và có thể viết được những bài văn miêu tả hay hơn, không bị thiếu ý, sót ý và tránh sắp xếp ý không khoa học, lô – gic

Đối với giáo viên :

Nội dung đề tài có thể coi như một cuốn sách tham khảo giúp cho các GV đang giảng dạy bộ môn Ngữ văn 6 có thể chuẩn bị bài tốt hơn trong việc hướng dẫn

HS viết bài văn miêu tả

Đối với phụ huynh HS :

Đề tài : « Rèn luyện kỹ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 » sẽ cung cấp cho phụ huynh một công cụ hỗ trợ giúp cho việc hướng

dẫn con học bài và kiểm tra bài của con tại nhà thuận tiện hơn Phụ huynh khi có tài liệu là đề tài nghiên cứu này trong tay sẽ không còn cảm thấy mông lung và

sợ hãi trong việc hướng dẫn con học bài nếu như còn sợ điều minh hướng dẫn không sát với nội dung SGK và không phù hợp với phương pháp con được học trên lớp nữa

3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU :

Đề tài hướng tới nghiên cứu các phương pháp để rèn luyện kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả đối với HS lớp 6

Trang 4

4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU :

Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý thuyết về những bài học về văn miêu tả đã có trong chương trình Ngữ văn 6 – Học kì II cùng với những quan sát thực tiễn rút

ra được trong quá trình giảng dạy, từ đó tổng hợp, bổ sung thêm và đưa ra những kĩ năng cơ bản cho việc lập dàn ý đối với một bài văn miêu tả ở bất kì dạng văn miêu tả nào

Các bài học về văn Miêu tả trong chương trình Ngữ văn 6 – HK II :

 Tìm hiểu chung về văn miêu tả (trang 15, SGK Ngữ văn 6, tập 2 NXBGDVN)

 Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả (trang 27, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

 Luyện nói về quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu

tả (trang 235, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

 Phương pháp tả cảnh (trang 49, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

 Phương pháp tả người (trang 59, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

 Luyện nói về văn miêu tả (trang 71, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

 Ôn tập văn miêu tả (trang 120, SGK Ngữ văn 6, tập 2, NXBGDVN)

5 THÀNH PHẦN THAM GIA NGHIÊN CỨU.

Đề tài nghiên cứu là của cá nhân người viết thực hiện

6 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

 Phương pháp phân tích

 Phương pháp so sánh đối chiếu

 Phương pháp xã hội học

 Phương pháp thống kê, phân loại

7 KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

Đề tài được nảy sinh qua quá trình thực tiễn giảng dạy bộ môn Ngữ văn (Ngữ văn 6) trong nhà trường THCS của bản thân người viết

Người viết sau khi nhận thấy tình hình thực tế của việc viết bài văn miêu tả ở đối tượng HS lớp 6 đã lên kế hoạch rèn kỹ năng lập dàn ý cho các em – kỹ năng quan trọng nhất đối với việc viết bài sau đó quan sát, theo dõi sự tiến bộ của các HS thông

Trang 5

qua các tiết học và đối sánh kết quả của những bài làm được viết trước và sau khi rèn luyện kỹ năng lập dàn ý

PHẦN II : NỘI DUNG

I THỰC TIỄN VÀ ĐIỀU KIỆN RÈN LUYỆN

Là học sinh lớp đầu của bậc trung học cơ sở - các em chưa quen với môi trường giáo dục mới Hơn nữa, trong chương trình mới tuy thời lượng số tiết của

bộ môn có giảm, nhưng yêu cầu chất lượng khá cao Phương pháp giảng dạy đặc trưng môn phải làm sao phát huy tính tự giác, tích cực sáng tạo của người học

Do vậy là giáo viên giảng dạy phân môn - tôi có vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới phù hợp chung với đối tượng học sinh mình dạy Nhất là ở phân môn tập làm văn, khi nói tới kỹ năng “Lập dàn ý” học sinh rất ngại và lúng túng Cụ thể là các em chưa phân biệt được dàn ý đại cương và dàn ý chi tiết Chưa biết chọn lựa hình ảnh tiêu biểu, trọng tâm để nêu bố cục đầy đủ trong dàn bài Với thực tế như trên, khi giới thiệu về văn miêu tả, ngoài việc hình thành kỹ năng quan sát, tưởng tượng, nhận xét và so sánh - giáo viên phải gợi mở cách sắp đặt phù hợp Giúp các em nhận rõ tầm quan trọng của thói quen trên Muốn vậy, cần yêu cầu học sinh tìm đọc tài liệu tham khảo, có sổ tay văn học, xem các chương trình truyền hình có ý nghĩa đối với việc hình thành năng lực quan sát hoặc có thể cung cấp cho các em về các thông tin đối tượng miêu tả và điều quan trọng đòi hỏi giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá để hình thành

kỹ năng và thói quen cho học sinh

Với những suy nghĩ trên, trong thời gian giảng dạy tôi đã vận dụng phương pháp đổi mới phù hợp đặc trưng bộ môn và đã thu được kết quả sau :

Ngay từ tiết học đầu “Tìm hiểu chung về văn miêu tả ” kết hợp với trọng tâm bài, khi tìm hiểu đề bài, viết bài đòi hỏi giáo viên định hướng rõ về kỹ năng

“lập dàn ý” giúp học sinh nhận biết, tích luỹ kiến thức thực hành - sắp đặt theo trình tự bố cục phù hợp sinh động Tiếp theo với giờ học “Quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” người dạy phải gợi ý cách sắp đặt, trình bày các hình ảnh tiêu biểu mà bản thân đã lựa chọn theo trình tự hợp lý Cuối giờ, giáo viên yêu cầu học sinh tự lập dàn ý ở nhà cho các đề bài của tiết

“Luyện nói quan sát, tưởng tượng, so sánh và nhận xét trong văn miêu tả” Trong giờ hoc tại lớp 6A2 (Trường THCS Khương Mai), giáo viên kiểm tra, đánh giá sự chuẩn bị bài của học sinh, kết quả: Tổng số học sinh trung bình mỗi lớp : 42 em Bài có dàn ý tốt = 8 bài, tức 19% Bài có dàn ý đạt TB = 17 bài tức 40.5% ; dàn ý chưa đạt yêu cầu = 1 bài tức 40.5%

Trang 6

Sau giờ luyện nói, tôi ra đề và yêu cầu học sinh chuẩn bị dàn bài ở nhà Đề bài như sau:

Đề bài : Tả cánh đồng quê em vào một buổi đẹp trời

Với giờ học phương pháp tả cảnh của tuần sau Giáo viên kiểm tra, chấm, chữa bài cụ thể

Dàn ý mẫu :

a Mở bài: Giới thiệu cánh đồng quê em vào buổi đẹp trời (Cánh đồng ở

đại điểm nào? Tên gọi của nó nếu có? Cánh đồng hiện ra trước mắt em vào buổi nào ? mùa nào?)

b Thân bài: (Theo thứ tự từ bao quát > nét nổi bật)

* Tả bao quát quang cảnh cánh đồng:

Đặc điểm về không gian (rộng, hẹp, giới hạn thế nào ) bầu trời ra sao? Các khu vực nổi bật trên cánh đồng (nếu có sự phân chia) màu sắc nổi bật

* Tả những nét nổi bật của cánh đồng (trong buổi đẹp trời) khu ruộng nổi bật trồng gì? Màu sắc ra sao? Đặc điểm về hình dáng ô ruộng? Cảnh bố trí cây trồng ? So sánh khu ruộng ấy với những khu ruộng bên cạnh?

Cảnh về dòng mương hoặc kênh rạch như thế nào ? Con đường, hàng cây, cây cổ thụ (nếu có) bờ cỏ

Một vài hoạt động tiêu biểu của con người trên cánh đồng (làm cỏ, bón phân, tát nước ?) cảnh chim chóc, trâu bò trên cánh đồng (nếu có)

* Chú ý : Nhớ nêu bật những nét đẹp của cánh đồng quê em trong buổi đẹp trời thông qua những suy nghĩ và cảm xúc chân thành, thể hiện lòng yêu quê hương tha thiết

c Kết bài : Cảm nghĩ chung về cánh đồng quê em trong buổi đẹp trời đã tả

khác với cánh đồng trước đây, cánh đồng ở buổi khác Tương lai của cánh đồng? Hoặc cảnh đẹp của cánh đồng gợi cho em tình cảm gì đối với quê hương ? Qua kiểm tra, kết quả lần này như sau :

Tổng số bài : 42; Dàn bài khá ( tốt ) : 14 bài = 33.3%

Bài viết văn tả cảnh ở nhà yêu cầu phải lập dàn ý rồi mới viết hoàn chỉnh Khi chấm, giáo viên phải đánh giá cụ thể Để chuẩn bị tốt cho giờ học “ Phương pháp tả người” giáo viên ra đề bài và yêu cầu chuẩn bị dàn ý ở nhà

Trang 7

Đề bài : Ở gia đình em (hoặc gia đình mà em quen biết) có một em bé đang tập nói, tập đi Em hãy tả hình dáng và tính nết thơ ngây của em bé đó?

Dàn bài mẫu :

a Mở bài : Giới thiệu khái quát về em bé ( tên, con ai, trai hay gái ? béo

hay gầy ? )

b Thân bài :

- Hình dáng :

+ Bụ bẫm - cườm tay, cổ chân có ngấn

+ Da hồng hào - môi đỏ chót - răng nhỏ và đều

+ Tóc lơ thơ, mềm mại, mắt long lanh đen nhánh

+ Hay cười - dễ khóc

+ Nói ngọng, đi như chạy

- Tính tình : Láu lỉnh? Nhút nhát?

c Kết luận : Em bé là niềm vui cho cả nhà Em ước bé lớn mau để cùng đi

học chung

Trong các giờ học tiếp theo giáo viên kiểm tra, nhận xét và yêu cầu viết bài hoàn chỉnh Nhất là, qua tiết trả bài và tiết ôn tập - giáo viên củng cố, khắc sâu

và hình thành thói quen về kỹ năng “lập dàn ý cho văn miêu tả”

Với giờ ôn tập, giáo viên ra đề và chữa bài ở lớp

Kết quả : Tổng số bài : 42 ; Bài khá tốt : 24 = 57,1%

Bài TB : 18 = 42.9%, không còn bài nào không đạt yêu cầu

2 PHƯƠNG PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG LẬP DÀN Ý CHO BÀI VĂN MIÊU TẢ TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 6.

2.1 PHƯƠNG PHÁP ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH ĐỀ.

- Đọc đề và phân tích đề là bước vô cùng quan trọng đối với việc viết bài ở bất

cứ thể loại văn nào và ở bài văn miêu tả cũng thế Tuy việc xác định đối tượng miêu tả và giới hạn, phạm vi miêu tả có phần dễ dàng hơn đối với một số loại văn khác mà điển hình là văn Nghị luận nhưng hiện tượng xác định nhầm đối tượng vẫn xảy ra ở một số bộ phận HS Chính vì lí do đó mà trước khi đi vào rèn luyện kỹ năng lập dàn ý thì HS cần tiến hành bước đọc đề để xác định đối tượng cần miêu tả một cách chính xác

Trang 8

- HS cần lưu ý việc xác định đối tượng miêu tả là bước đệm quan trọng cho việc tìm ý và lập dàn ý đúng kiểu bài, dạng bài yêu cầu

2.2 PHƯƠNG PHÁP TÌM Ý.

- Vì miêu tả là kiểu văn bản nhằm giúp người đọc, người nghe hình dung được hình ảnh của một sự vật, sự việc, con người, phong cảnh,… làm cho những cái

đó như hiện lên trước mắt người đọc, người nghe nên việc tìm ý tập trung chủ yếu vào việc quan sát đối tượng miêu tả để nhận ra đặc điểm nổi bật nhất của đối tượng Cân nhắc xem đặc điểm nào là đặc điểm quan trọng để tập trung làm nổi bật trong bài nhằm khắc họa đối tượng một cách ấn tượng nhất Luôn ghi nhớ, muốn quan sát tốt phải nhạy cảm trước sự vật theo định hướng yêu cái đẹp, trọng cái thực, quý cái thiện

- Những điều cần lưu ý đối với việc quan sát tìm đặc điểm của đối tượng để

miêu tả :

+ Ngoài việc biết quan sát đối tượng thì người viết phải biết từ những điều mình quan sát được đưa ra nhận xét, liên tưởng, ví von, so sánh,… Người viết phải biết nhìn nhận, xem xét sự vật ; hình dung về sự vật trong mối quan hệ với các

sự vật xung quanh ; phải ví von, so sánh để có những liên tưởng độc đáo

+ Với mỗi loại đối tượng miêu tả, HS đều phải dựa trên những kết quả quan sát

để tái hiện cảnh vật với những chi tiết tiêu biểu, từ hình ảnh, âm thanh, mùi vị đến các cảm giác khác,…

+ Ngay khi tìm ý, người viết phải xác định đến vấn đề góc nhìn và điểm nhìn để quan sát đối tượng và lựa chọn các ý phù hợp sẽ đưa vào bài viết :

Ví dụ : Khi miêu tả ngôi trường của em, nhưng dưới góc nhìn của một HS cũ xa trường thì người đó sẽ có những quan sát, nhận xét và lựa chọn ý đưa vào bài viết của mình khác với một học sinh đang học tại ngôi trường

Người ta thường nói đến góc nhìn về không gian (vị trí quan sát), góc nhìn về thời gian (thời điểm quan sát) và góc nhìn tâm lí (vị thế, tư cách, tâm trạng người quan sát)… HS Giỏi là người phải biết thay đổi « điểm nhìn » sao cho cách nhìn luôn được năng động, đa dạng, nhiều chiều

+ Nhìn chung có thể sơ đồ hóa quá trình quan sát đối tượng để có được ý cho bài văn miêu tả như sau :

Tiếp xúc với đối tượng -> định mục đích -> chọn vị trí -> huy động giác quan và trí tuệ quan sát bao quát -> tập trung vào trọng điểm -> lựa chọn

và ghi nhớ tư liệu.

Trang 9

- Một số bài tập rèn kỹ năng quan sát và nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng của

HS :

Bài tập 1 : Nếu tả lại quang cảnh quê hương em ở hai thời điểm buổi sáng

và buổi chiều thì các hình ảnh, sự vật sau đây sẽ được em liên tưởng, so sánh với những gì ?

Mặt trời

Bầu trời

Những hàng cây

Núi (đồi)

Những ngôi nhà

Bài 2 : Em hãy quan sát và ghi chép lại những đặc điểm về ngôi trường mà

em đang theo học.

(Đối với bài tập này, GV thu lại kết quả bài làm với các ý quan sát của HS để so sánh các bài với nhau sẽ thấy được khả năng quan sát, nhận xét, liên tưởng và tưởng tượng của mỗi em là khác nhau Từ kết quả đó, khi chữa bài có thể định hướng cho các em HS có bài làm mà kết quả quan sát còn sơ sài, cho các em tham khảo các ý kiến quan sát, nhận xét của các bạn khác về ngôi trường để các

em học tập và tích cực quan sát, tìm hiểu các đối tượng miêu tả xuất hiện trong các bài tập khác.)

Bài 3 : a- Vận dụng biện pháp so sánh để bổ sung thêm cho đoạn văn tả bóng

mát trong sân trường em

b- Vận dụng biện pháp nhân hóa để viết một vài câu văn tả cây bóng mát trong sân trường em

2.3 PHƯƠNG PHÁP LẬP DÀN Ý.

- Dàn ý là xương sống của bài văn, một dàn ý tốt sẽ là tiền đề của việc viết một

bài văn tốt

- Lợi ích của việc lập dàn ý trước khi viết bài :

+ Không bỏ sót ý, quên ý

+ Các ý được suy nghĩ, sắp xếp theo một trình tự nhất định hợp lí, hợp lo – gic + Hình dung về bài viết với các phần, các đoạn mạch lạc, rõ ràng

+ Không mất thời gian định hình, không bị lúng túng khi bắt đầu viết bài

Trang 10

+ Rèn tác phong làm việc có kế hoạch, không ngẫu hứng, tùy tiện.

- Với mỗi 1 đối tượng miêu tả, chúng ta cần có những dàn ý khác nhau với các ý

cơ bản Sau quá trình học tập, làm các bài luyện tập, tôi tạm đưa ra với HS một

số dàn ý cơ bản để HS có thể từ đó phát triển ra thành các dàn ý cụ thể với các

đề văn được giao trên lớp :

* Dạng bài văn miêu tả chân dung người :

A Mở bài: Giới thiệu được người mà em định miêu tả (Tên, mối quan hệ - lí

do biết người đó)

- MB theo lối trực tiếp

- MB theo lối gián tiếp

B Thân bài:

 Lựa chọn trình tự miêu tả

- Chi tiết luôn từng bộ phận

- Khái quát chung về hình dáng -> Miêu tả chi tiết

 Miêu tả khái quát chung:

- Hình dáng: thấp, cao, thanh mảnh,…

- Tính cách: thân thiện, cởi mở, lạnh lùng,…

 Miêu tả chi tiết:

- Khuôn mặt:

+ Hình dáng chung của khuôn mặt (tròn, bầu bĩnh, trái xoan, …) + Các bộ phận trên khuôn mặt: mắt, mũi, tai, trán, miệng, tóc,…

- Các bộ phận khác:…

 Miêu tả tính cách:

- Cử chỉ, hành động

- Thái độ và cách làm việc

- Cách nói năng

- Cách ứng xử và các mối quan hệ của người đó với mọi người xung quanh

 Nói về mối quan hệ riêng của bản thân mình với người đó:

Kỉ niệm giữa bản thân với người đang được miêu tả

C Kết bài: Bày tỏ tình cảm của bản thân mình với người được miêu tả.

* Dạng bài văn miêu tả người trong lúc hoạt động:

A Mở bài: Giới thiệu được nhân vật và hành động mà nhân vật đang thực

hiện (Miêu tả mẹ em lúc em bị ốm

Miêu tả mẹ em lúc em mắc lỗi

Miêu tả mẹ em lúc biết em làm được việc tốt)

Ngày đăng: 05/06/2020, 06:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w