1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ứng dụng công nghệ thông tin trong rèn luyện kỹ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5

24 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,7 MB

Nội dung

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓAPHÒNG GD&ĐÀO TẠO BỈM SƠN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5 TRƯỜNG TIỂU HỌC BA Đ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THANH HÓA

PHÒNG GD&ĐÀO TẠO BỈM SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ỨNG DỤNG CNTT TRONG VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TẢ CẢNH CHO HỌC SINH LỚP 5

TRƯỜNG TIỂU HỌC BA ĐÌNH – BỈM SƠN.

Người thực hiện: Lê Thị Hương Chức vụ: Giáo viên

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Ba Đình SKKN thuộc lĩnh vực: Tiếng Việt

THANH HÓA NĂM 2017

Trang 2

MỤC LỤC

Trang 3

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ở Tiểu học, Tập làm văn là một phân môn của bộ môn Tiếng Việt Dạy họclập dàn ý là một nội dung tương đối khó Trong chương trình Tập làm văn lớp 5,các em chủ yếu được học thể loại văn miêu tả, một thể loại rất gần gũi với thựctiễn và có giá trị ứng dụng rất lớn trong thực tiễn, trong đó, văn tả cảnh chiếmdung lượng lớn nhất

Nhiệm vụ của việc dạy văn miêu tả ở Tiểu học là giúp học sinh biết cách

và có thói quen quan sát, phát hiện những điều mới mẻ, thú vị về thế giới xungquanh; biết truyền rung cảm của mình vào đối tượng miêu tả; bước đầu biết sửdụng những từ ngữ có giá trị biểu cảm, những câu văn rõ về nội dung, chân thực

về tình cảm

Các em được học viết văn tả cảnh theo các bước: Cấu tạo của bài văn tảcảnh; Tìm ý - Lập dàn ý; Viết đoạn; Viết bài hoàn chỉnh Một trong số phươngpháp để có một bài văn hoàn chỉnh và đầy đủ các ý là các em phải thiết lập mộtdàn ý Có như thế học sinh sẽ không bỏ sót những ý quan trọng Nhiều học sinhkhi làm văn thường bỏ qua khâu này vì cho rằng đây là khâu không quan trọng

mà lại tốn thời gian Chính vì lẽ đó mà nhiều em khi làm bài thường cắm cúiviết theo mạch suy nghĩ của mình, không phân chia các ý rõ ràng dẫn đến các ýtrong bài văn sắp xếp một cách lộn xộn, không theo đúng trình tự Bài văn trởnên lủng củng, khô khan và nhàm chán Qua thực tế dạy học, tôi thấy những họcsinh không có thói quen lập dàn ý trước khi viết thì bài văn dễ có những hạn chếsau:

+ Ngắn, thiếu ý hoặc bỏ sót ý

+ Bố cục không tương thích, ý rời rạc xa trọng tâm của đề

+ Phân chia không hợp lý giữa các ý chính và ý triển khai

+ Trình tự sắp xếp giữa các đoạn không liên kết với nhau

Thực tế chứng minh rằng hầu hết những học sinh giỏi Văn đều coi trọngviệc lập dàn ý Đó là bí quyết giúp các em làm ra các bài văn hay Chỉ cần bỏ ítphút thiết lập cho mình một dàn ý, thế là học sinh đã có một cơ sở để phát triểnthành bài văn hoàn chỉnh mà không lo sợ mình lạc đề, bỏ sót những ý chính

Ngoài ra, có những học sinh đã lập được dàn ý nhưng khi bắt tay vào viếtbài văn lại không dựa vào dàn ý mà viết theo kiểu tự do, nghĩ đến đâu, nghĩđược gì thì viết cái đó

Bên cạnh đó, ngày nay khi công nghệ thông tin càng phát triển thì việcứng dụng công nghệ thông tin vào tất cả các lĩnh vực là một điều tất yếu, trong

đó có lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo Trong giáo dục đào tạo công nghệ thông tinđược ứng dụng mạnh mẽ trong những năm gần đây và các trường đã đưa CNTTvào giảng dạy, học tập Trong đó có môn Tập Làm Văn

Trang 4

Hiện nay Bộ giáo dục và Đào tạo yêu cầu đẩy mạnh ứng dụng công nghệthông tin trong giáo dục đào tạo ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học Xem công nghệ thông tin như là một công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho đổi mớiphương pháp dạy học ở các môn học.

Vì vậy, trong năm học 2016 - 2017, tôi đã lựa chọn đề tài “Ứng dụng

CNTT trong việc rèn luyện kĩ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh” cho học sinh lớp 5 trường Tiểu học Ba Đình – Bỉm Sơn – Thanh Hóa

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nâng cao hiểu biết của giáo viên về cơ sở khoa học của lập dàn ý chobài văn tả cảnh

- Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoaphân môn Tập làm văn, nội dung liên quan đến lập dàn ý cho bài văn tả cảnh

- Giáo viên tìm hiểu, quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay video các cảnhvật liên quan đến các bài tập lập dàn ý cho bài văn tả cảnh

- Giáo viên định hướng quan sát, phương pháp quan sát, rèn thói quenquan sát và ghi chép kết quả quan sát cho học sinh; củng cố kĩ năng lập dàn ýcho bài văn miêu tả Lập kế hoạch bài học áp dụng đổi mới phương pháp dạyhọc Tổ chức thi công hiệu quả kế hoạch bài học; quan tâm đến từng đối tượnghọc sinh; phát huy tối đa hiệu quả của các thiết bị hiện đại trong dạy học Có kếhoạch phù hợp và tiến hành phụ đạo kịp thời đối với những học sinh còn yếu vềlập dàn ý cho bài văn tả cảnh

- Tăng cường giáo dục tình yêu quê hương đất nước, yêu cảnh vật thiênnhiên gần gũi, xung quanh cho học sinh thông qua lập dàn ý cho bài văn tả cảnh

- Giáo dục học sinh phương pháp phát triển dàn ý thành đoạn văn, bài văn

- Giáo viên có thể chia sẻ và sử dụng những tài liệu đã dạy giúp giảmthiểu đáng kể khối lượng công việc

- Tạo hứng thú cho giáo viên thay đổi phương pháp sư phạm và sử dụngcông nghệ thông tin nhiều hơn, khuyến khích nâng cao chuyên môn

- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông quabài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt

- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp

Trang 5

III ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Học sinh lớp 5A trường Tiểu học Ba Đình – Bỉm Sơn – Thanh Hóa

IV PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Căn cứ vào các nguyên nhân trên, tôi đề ra các phương pháp sau để thựchiện đề tài:

- Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết (Học tập đầy đủ các

chuyên đề về Tiếng Việt Đọc sách, báo, các tập san về Tiểu học Nghiên cứu tàiliệu về Phương pháp dạy Tiếng Việt Tiểu học Tác giả Lê Phương Nga, NguyễnThị Lương, Bùi Minh Toán v.v… Tham khảo Tài liệu sách giáo khoa Tiếng Việtlớp 5, sách hướng dẫn giảng dạy Tiếng Việt 5, bài soạn Tiếng Việt 5, Bài tậpNâng cao Tiếng Việt 5; Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng Việt lớp 5 )

- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế (Điều tra thực trạng dạy học ở

trường TH Ba Đình – Bỉm Sơn – Thanh Hóa)

- Phương pháp tìm kiếm tài liệu và sử lí thông tin (Chụp một số cảnh mà

HS thị xã chưa được tiếp xúc nhiều )

- Phương pháp thống kê và xử lí số liệu.

PHẦN NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÍ LUẬN

1 Các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy – học tiếng Việt

Các nguyên tắc đặc thù của phương pháp dạy – học tiếng Việt bao gồm:Nguyên tắc rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện tư duy; Nguyên tắc hướnghoạt động vào giao tiếp; Nguyên tắc chú ý tới trình độ tiếng Việt vốn có của họcsinh; Nguyên tắc so sánh và hướng tới hai dạng nói và viết và nguyên tắc đảmbảo mối quan hệ hữu cơ giữa dạy học tri thức và rèn luyện kỹ năng

2 Lập dàn ý và các ý tưởng cơ bản

2.1 Lập dàn ý

Lập dàn ý trước khi bắt đầu bài viết là một phương pháp kinh điển trongtrường học nói chung Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được sự cần thiết đó,hay luôn rèn luyện phương pháp đó, hay biết cách lập một dàn ý tốt

Dàn ý giúp tổ chức tốt quá trình lập luận, tạo nên bộ khung chắc chắn chotoàn bộ các vấn đề cần trình bày trong bài viết, đồng thời giúp người đọc có thể

dễ dàng đọc và hiểu các ý tưởng của tác giả

Một dàn ý bất kì luôn phải đáp ứng ba chức năng cơ bản sau:

- Chức năng phát hiện: giúp dễ phân tích, khám phá những cái mới

- Chức năng thông tin: giúp trình bày hiệu quả các ý tưởng và dữ liệu cóđược

- Chức năng lập luận: chứng minh hay bác bỏ các giả thuyết khoa học

Trang 6

2.2 Các chiến lược giải quyết vấn đề

a) Chiến lược tuyến tính: luận chứng được trình bày tuần tự, mỗi yếu tố

(đoạn, ý) được phát sinh từ yếu tố trước đó và làm phát sinh yếu tố tiếp sau

b) Chiến lược nhị nguyên: mỗi đơn vị được trình bày thành từng cặp tiểu

đơn vị đối lập nhau, nhằm làm nổi bật sự khác biệt, thường các ý phát triển sau

sẽ có vai trò như một tiểu kết luận về khía cạnh được xử lí

c) Chiến lược biện chứng: trong chiến lược này, hai khía cạnh đối lập của

một vấn đề sẽ được xử lí riêng biệt, sau đó dẫn đến một phần tổng hợp

- Tên các đề mục phải có độ dài và hình thức hài hoà với nhau

- Các mục mô tả hiện thực, kết quả đi trước các mục ý kiến, phân tích,giải thích, tổng hợp

2.4 Những nguyên tắc cơ bản

a) Nguyên tắc chung khi viết

- Có một ý tưởng chủ đạo

- Hướng đến một nhóm đối tượng cụ thể

- Cho thấy rõ vấn đề muốn đề cập, với lí do thoả đáng

- Dùng một số ý tưởng khác để phụ hoạ thêm cho ý tưởng chính, trongmột trật tự hợp lí

c) Lập dàn ý: (Dàn ý đại cương) Dàn ý phải tuân thủ các quy định trình

bày, đồng thời giúp xếp đặt rõ ràng các ý tưởng cần trình bày trong bài viết cũngnhư kết luận cần hướng đến

d) Viết bản thảo: Dựa trên dàn ý đại cương, bổ sung dần các nội dung

quan trọng trong từng phần (Dàn ý chi tiết), kiểm tra tính liền mạch của các ýtưởng và các phần nội dung trong dàn ý

e) Duyệt bài và hoàn chỉnh: Kiểm tra tính chính xác của bài viết, loại bỏ ý

thừa, bổ sung ý còn thiếu, sửa lỗi chính tả và lỗi nhập liệu, hoàn tất việc trìnhbày các nội dung chính và các ý triển khai liên quan trong bài viết

2.5 Phát triển ý tưởng từ dàn ý:

* Các quy tắc chung:

Trang 7

- Luôn thể hiện óc phân tích để bài viết có chiều sâu, tránh tình trạng mô

tả hời hợt để chỉ thấy bề mặt vấn đề

- Viết đơn giản, rõ ràng, không gây nhầm lẫn trong cách hiểu vấn đề.+ Đơn giản không đồng nghĩa với đơn điệu Cách viết đơn điệu sẽ làmcho bài viết trở thành nhàm chán, thiếu tính thuyết phục

+ Tránh những cách viết quá cầu kì, câu văn phức tạp,…

+ Để viết đơn giản và hiệu quả, cần biết: sử dụng từ vựng đa dạng màchính xác ; phối hợp hài hoà các cấu trúc câu và cách thức diễn đạt ; cắt bỏ các

từ ngữ, câu, đoạn văn thừa hoặc không cần thiết ; làm nổi bật trọng tâm vấn đề ;chia đoạn văn bản hợp lí

- Đặt mình vào vị trí người đọc để viết sao cho dễ hiểu

- Không cố nói hết mọi thứ mình biết, vì dễ làm phân tán nội dung, mấttập trung vào những vấn đề trọng tâm

- Liên tục cập nhật đối với mọi điều chỉnh trong bài viết

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1 Thực trạng việc dạy lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở trường Tiểu học Ba Đình.

Trong năm học trước, năm học 2015 -2016, tôi đã được dự các giờ Tậplàm văn của các đồng nghiệp dạy lớp 5 Qua dự giờ, tối thấy, các giáo viênhướng dẫn học sinh thực hiện yêu cầu lập dàn ý cho bài văn tả cảnh theo cácbước cơ bản sau:

- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu yêu cầu của bài tập

- Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho nội dung lập dàn ý ;

- Hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho bài văn miêu tả Ví dụ:

+ Mở bài : Em tả cảnh gì? Ở đâu? Vào thời gian nào? Lí do em chọn

cảnh vật để miêu tả?

+ Thân bài: Tả bao quát

Tả chi tiết: Tả những nét nổi bật của cảnh vật

Tả theo trình tự thời gian hoặc không gian (từng bộ phận của cảnh)

+ Kết bài: Nêu cảm nghĩ, nhận xét về cảnh vật.

- Tổ chức cho học sinh làm bài cá nhân, 1 hoặc 2 học sinh (khá, giỏi) làm

ra giấy khổ to, làm xong thì đính lên bảng lớp

- Gọi một số học sinh, trong đó có học sinh làm ra giấy khổ to, trình bàydàn ý của mình

- Tổ chức cho học sinh nhận xét, bổ sung các dàn ý đã trình bày trước lớp,chọn một dàn ý tốt nhất và coi đó là dàn ý mẫu

- Dặn học sinh chuẩn bị trước cho bài sau

Trang 8

Như vậy, có thể thấy các bước lên lớp của giáo viên là đầy đủ, khoa học

và chú trọng rèn kĩ năng cho học sinh

Tuy nhiên, tôi nhận thấy, vẫn có những tồn tại, hạn chế trong những tiết dạy trên mà hầu hết các giáo viên chưa khắc phục được.

- Việc kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh cho nội dung lập dàn ý còn mang

tính hình thức, mới chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt thông tin, chưa có biện pháp

sử lí, điều chỉnh phù hợp; chưa định hướng quan sát, rèn kĩ năng và phươngpháp quan sát cho học sinh

- Giáo viên phụ thuộc nhiều vào các tài liệu tham khảo (Sách giáo viên,

Thiết kế bài giảng, …) trong hướng dẫn học sinh cách lập dàn ý cho một bài văn

tả cảnh Chưa có phương pháp mang tính sáng tạo và hiệu quả

- Giáo viên chưa định hướng cho tất cả học sinh thấy rõ ý nghĩa, tác dụng

của việc lập dàn ý cho một bài văn tả cảnh nói riêng, một bài văn miêu tả nóichung

- Giáo viên chưa có biện pháp cụ thể, phù hợp và hiệu quả để củng cố,

nâng cao kĩ năng lập dàn ý cho những học sinh chưa thành thạo trong lập dàn ýcho bài văn tả cảnh

- Giáo viên chưa quan tâm đúng mức hướng dẫn học sinh phát triển dàn ý

thành đoạn, bài văn tả cảnh Đây là bước chuyển tiếp quan trọng bắc cầu từ dàn

ý sang một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh

- Có nhiều đối tượng miêu tả mà các em học sinh ở thành phố và thị xãchưa được tiếp xúc qua thực tế Vì vậy học sinh chỉ mô tả qua tưởng tượng hoặccảm nhận qua sự mô tả của giáo viên, dẫn đến các em hành văn chưa chânthực

2 Thực trạng việc học lập dàn ý cho bài văn miêu tả ở lớp 5 trường Tiểu học Ba Đình.

Tiến hành khảo sát chất lượng lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổitrong ngày của 10 học sinh lớp 5B và 10 học sinh lớp 5A trường Tiểu học BaĐình, tôi đã tổng hợp được kết quả sau:

- Quá sơ sài, thiếu nhiều ý cơ bản : 9 45%

- Thiếu nét nổi bật, điển hình của cảnh : 14 70%

- Một số ý sắp xếp lộn xộn, không theo trình tự : 15 75%

- Một số hình ảnh không chân thực : 5 25%

Trang 9

- Chưa có sự thay đổi của cảnh trong những thời điểm

Tìm hiểu nguyên nhân của những hạn chế trên, tôi được biết:

- Đa số học sinh chưa quan sát đầy đủ một cảnh bất kì trong một buổi docác em chưa hình dung ra cảnh đó cụ thể như thế nào?

- Hơn một nửa số học sinh chưa biết cách quan sát và ghi chép lại kết quảquan sát

- Nhiều học sinh chưa biết diễn đạt chính xác những gì quan sát được

- Đa số học sinh cho rằng: Lập dàn ý khó hơn viết bài văn Một số họcsinh chẳng biết viết thế nào khi lập dàn ý

- Một số dàn ý chỉ là sự chắp ghép của những hình ảnh rời rạc, mơ hồ vềcảnh cần tả, thậm chí, có học sinh còn lắp ghép những hình ảnh không chân thực(tưởng tượng ra hoặc lấy từ nơi khác) vào cảnh cần tả Mặt khác, các em phụthuộc nhiều vào nguồn ngữ liệu mà Sách giáo khoa cung cấp dẫn tới dàn ý cónhiều ý bắt chước, thiếu tính chân thực, thiếu tính sáng tạo

- Đa số học sinh khi viết bài văn miêu tả không dựa vào dàn ý hoặc không

có thói quen lập dàn ý trước khi viết bài văn

- Các em chưa thấy được những vẻ đẹp vốn có, chưa phát hiện đượcnhững điều mới mẻ, thú vị của cảnh vật xung quanh Các em chưa ý thức đượcgiá trị bồi dưỡng tâm hồn trẻ thơ từ thế giới của cỏ, cây, hoa, lá, … Tình yêuthiên nhiên còn là khái niệm khá xa vời với đa số học sinh Các em đang bị cuốnvào những trò chơi bắt mắt của thế giới công nghiệp hiện đại

- Đa số học sinh không có thói quen đọc sách Nếu có đọc chỉ là nhữngchuyện tranh, thậm chí là những chuyện tranh không mang tính giáo dục

III CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

2.1 Nâng cao hiểu biết của giáo viên về cơ sở khoa học của lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.

Dàn ý của bất kì bài viết nào, thuộc bất kì lĩnh vực nào cũng đều tuân thủnhững quy tắc, nguyên tắc chung của một dàn ý khoa học (như đã nêu ở phần

Cơ sở lí luận) Một dàn ý của bài văn tả cảnh ở học sinh Tiểu học cũng vậy

Nếu ví một bài văn tả cảnh là một “cơ thể hoàn chỉnh” thì dàn ý của bàivăn đó chính là “bộ xương” của nó Trên cơ sở “bộ xương” đó, tác giả chỉ việc

“đắp thêm da, thêm thịt” phù hợp là có ngay một “cơ thể hoàn chỉnh” Một “bộxương” chắc chắn, đầy đủ sẽ giúp tạo ra một “cơ thể” cân đối, hoàn chỉnh.Ngược lại, một “bộ xương” yếu ớt, thiếu hụt chắc chắn sẽ cho ra đời một “cơthể” khiếm khuyết, cong vẹo, …

Giáo viên thường đưa ra hình ảnh so sánh giữa dàn ý của một bài văn tảcảnh với cái “cột”, cái “sườn” cho một bài văn Đây cũng là một cách hìnhtượng hóa phù hợp

Trang 10

Vậy một dàn ý cho bài văn tả cảnh của học sinh lớp 5 cần đảm bảo nhữngyêu cầu nào? Qua nghiên cứu tài liệu và sử dụng kinh nghiệm của bản thân, tôi

đã đưa ra những yêu cầu cụ thể như sau:

* Yêu cầu tổng quát:

- Bố cục đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài

- Nội dung cơ bản của mỗi phần:

+ Mở bài : Giới thiệu về cảnh sẽ tả

+ Thân bài: Miêu tả cảnh vật theo từng phần của cảnh hoặc miêu tả sựthay đổi của cảnh theo thời gian hoặc kết hợp cả hai trình tự trên

+ Kết bài : Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của học sinh về cảnh vừa tả

* Yêu cầu cụ thể :

- Hình thức thể hiện: Là những ý ngắn gọn, rõ ràng

- Các ý được sắp xếp theo thứ tự: Ý chính trước, sau đó là các ý nhỏ làm

rõ cho ý chính Mỗi ý chính và các ý nhỏ kèm theo sẽ được dùng để phát triểnthành một đoạn văn tả cảnh

- Mỗi ý chính thể hiện một hình ảnh chính, tiêu biểu, nổi bật của cảnh cần

tả và sẽ dùng để viết câu mở đoạn hoặc kết đoạn Một dàn ý chỉ nên có 3 đến 4 ýchính Các ý chính được sắp xếp theo trình tự (không gian hoặc thời gian) hợp lí

- Các ý nhỏ đi kèm một ý chính có tác dụng làm sáng tỏ cho ý chính đó.Mỗi ý nhỏ được dùng để phát triển thành một hoặc một số câu văn miêu tả Các

ý nhỏ cũng được sắp xếp theo trình tự (không gian hoặc thời gian) hợp lí

- Ý chính quan trọng hơn sẽ có nhiều ý nhỏ hơn

- Những từ ngữ quan trọng mang tính phát hiện mới hoặc có giá trị gợi tả,gợi cảm cao có thể được đặt ngay trong hoặc sau mỗi ý

Tôi đã căn cứ vào những yêu cầu trên để hướng dẫn học sinh phươngpháp lập dàn ý cho bài văn tả cảnh

2.2 Giáo viên nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa phân môn Tập làm văn, nội dung liên quan đến lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.

Một số giáo viên thường chủ quan và xem nhẹ việc nghiên cứu, nắm vữngmục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoa Mặt khác, hiện nay, ngànhGiáo dục đang thực hiện hệ thống Chuẩn kiến thức, kĩ năng và song song với nó

là những quy định về Giảm tải chương trình Nếu không có sự nghiên cữu kĩcàng sẽ dễ dẫn tới tình trạng dạy học vượt chuẩn, dưới chuẩn hoặc lệch chuẩn

Riêng phân môn Tập làm văn, nội dung liên quan đến văn tả cảnh vẫn giữnguyên mục tiêu, nôi dung chương trình sách giáo khoa mới Giáo viên thựchiện theo Hướng dẫn thực hiện Chuẩn kiến thức kĩ năng của Bộ Giáo dục vàĐào tạo Chỉ có một sự điều chỉnh áp dụng cho đối tượng học sinh khá, giỏi ởtiết 6 (theo PPCT)

Trang 11

Việc nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình sách giáokhoa đối với giáo viên không chỉ dừng lại ở mức độ nắm bắt thông tin Giáoviên cần phải có sự liên hệ, kết nối, xem xét khả năng liên quan giữa các mạchkiến thức trong một giai đoạn, một môn, phân môn và các môn học trong mộtlớp học, bậc học Có như thế, giáo viên mới khai thác được hiệu quả của tínhđồng tâm, tính kế thừa và phát triển từ cấu trúc của chương trình sách giáo ởTiểu học.

Ở lớp 4, học sinh đã được học về văn miêu tả thuộc các dạng: tả cây cối,

tả đồ vật và tả con vật với một số lượng bài khá lớn Các kĩ năng lập dàn ý, viếtcâu, viết đoạn, viết bài của học sinh cũng được chú trọng rèn luyện ở lớp 4 Lênlớp 5, các em tiếp tục được học và hoàn thiện hệ thống kiến thức, kĩ năng về vănmiêu tả bao gồm các dạng : tả cảnh, tả người và tả con vật

Nội dung, yêu cầu cụ thể của 6 tiết có nội dung lập dàn ý cho bài văn tảcảnh (các tiết được tính theo Phân phối chương trình Tập làm văn lớp 5):

- Lập dàn ý cho bài văn tả cảnh một buổi trong ngày (tiết 2)

- Lập dàn ý cho bài văn miêu tả cơn mưa (tiết 6)

- Lập dàn ý cho bài văn tả ngôi trường (tiết 8)

- Lập dàn ý chi tiết cho bài văn miêu tả một cảnh sông nước (tiết 12)

- Lập dàn ý cho bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương (tiết 15)

- Lập dàn ý cho một trong các bài văn miêu tả sau (tiết 62):

+ Một ngày mới bắt đầu ở quê em

+ Một đêm trăng đẹp

+ Trường em trước buổi học

+ Một khu vui chơi, giải trí mà em thích

Nghiên cứu, nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình sách giáo khoagiúp giáo viên có một cái nhìn tổng quát về những nội dung sẽ dạy cho học sinh

Từ đó, giáo viên có thể lập kế hoạch với những biện pháp, phương pháp phù hợp

để thực hiện hiểu quả công tác dạy học nói riêng, thực hiện nhiệm vụ giáo dụcnói chung

2.3 Giáo viên tìm hiểu, quan sát, ghi chép, chụp ảnh, quay video các cảnh vật liên quan đến các bài tập lập dàn ý cho bài văn tả cảnh.

Với 6 tiết Tập làm văn liên quan đến lập dàn ý cho bài văn tả cảnh ở lớp

5, giáo viên phải cần chuẩn bị tư liệu ít nhất cho 8 cảnh quen thuộc ở địaphương, trong đó có ít nhất 5 cảnh không thân thuộc với học sinh ở thành phố,thị xã

Để có dữ liệu chính xác, đa dạng, đầy đủ chuẩn bị cho việc hướng dẫn họcsinh lập dàn ý cho các bài văn tả cảnh, tôi đã sắp xếp thời gian đến tận nơi quansát, ghi chép, chụp ảnh và quay video về những cảnh theo yêu cầu của bài tậplập dàn ý đã đề ra Chỉ cần một chiếc bút, một quyển sổ, một chiếc điện thoại có

Trang 12

carmera cấu hình 2.0, tôi đã có một kho dữ liệu khá phong phú, đầy đủ để chuẩn

bị cho hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn tả cảnh Cụ thể là những ghichép và một số hình ảnh về:

Cảnh một buổi trong ngày.

Một cơn mưa ở Ba Đình – Bỉm Sơn.

Cơn mưa ở Ba Đình – Bỉm Sơn

Ngày đăng: 14/10/2017, 09:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

carmera cấu hình 2.0, tôi đã có một kho dữ liệu khá phong phú, đầy đủ để chuẩn bị cho hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn tả cảnh - Ứng dụng công nghệ thông tin trong rèn luyện kỹ năng lập dàn ý bài văn tả cảnh cho học sinh lớp 5
carmera cấu hình 2.0, tôi đã có một kho dữ liệu khá phong phú, đầy đủ để chuẩn bị cho hướng dẫn học sinh lập dàn ý cho bài văn tả cảnh (Trang 12)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w