1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho học sinh lớp 3 môn tiếng việt

33 51 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 5,25 MB

Nội dung

Chính vìtầm quan trọng của môn tập viết trong trường Tiểu học mà mỗi người giáo viên phảiluôn tự học hỏi, sáng tạo để có những sáng kiến kinh nghiệm dạy học với những giảipháp phù hợp, h

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH XUÂN – HÀ NỘI

TRƯỜNG TIỂU HỌC THANH XUÂN TRUNG

-SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

RÈN CHỮ VIẾT ĐÚNG, VIẾT ĐẸP CHO HỌC SINH LỚP 3

MÔN: TIẾNG VIỆT

Tác giả : Nguyễn Thị Quynh

Chức vụ : Giáo viên Tiểu học

Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung

(Tài liệu kèm theo đĩa CD)

NĂM HỌC 2011 - 2012

Trang 2

sẽ mở ra trước mắt các em Tập viết chính là một trong những phân môn có tầm quantrọng đặc biệt ở tiểu học, nhất là đối với các em học sinh lớp 3 Phân môn tập viếttrang bị cho học sinh toàn bộ chữ cái La Tinh và những yêu cầu kĩ thuật để sử dụngđược bộ chữ cái đó trong học tập và giao tiếp Với ý nghĩa này, tập viết không những

có quan hệ mật thiết tới chất lượng học tập ở các môn học khác mà còn góp phần rènluyện một trong những kĩ năng hàng đầu của việc học Tiếng Việt trong nhà trường –

kĩ năng viết chữ Nếu viết đúng chữ mẫu, rõ ràng, tốc độ viết nhanh thì học sinh cóđiều kiện ghi chép bài học một cách tốt nhất, nhờ vậy kết quả học tập sẽ cao hơn.Ngược lại nếu các em viết xấu, chữ viết không rõ ràng, mạch lạc tốc độ viết chậm sẽảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập

Tập viết là phân môn có tính chất thực hành Trong chương trình không có tiếthọc lý thuyết, chỉ có các tiết rèn luyện kĩ năng Tính chất thực hành của việc dạy họctập viết khẳng định vị trí quan trọng của phân môn này ở trường Tiều học Chính vìtầm quan trọng của môn tập viết trong trường Tiểu học mà mỗi người giáo viên phảiluôn tự học hỏi, sáng tạo để có những sáng kiến kinh nghiệm dạy học với những giảipháp phù hợp, hữu ích nhằm nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh

Việc đổi mới phương pháp dạy học giúp học sinh hứng thú học tập, ham tìm tòihiểu biết, phát huy trí lực, tạo điều kiện cho học sinh học tập tốt Trong phong trào

“Nắn chữ, rèn người” ở các trường Tiểu học hiện nay, với học sinh lớp 3 việc dạy đọc,dạy viết luôn song song với nhau và tạo điều kiện thuận lợi để học tốt hơn các mônhọc khác Khi học sinh lớp 3 đọc và viết đạt yêu cầu thì các em mới học tiếp được lêncác lớp tiếp theo

Ngày nay khi khoa học ngày càng phát triển thì chữ viết càng có tầm quan trọngkhông thể thiếu được trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống như học tập, giao tiếp, thôngtin, báo chí … Nhờ chữ viết mà người ta hiểu và khám phá ra những điều tinh tú của

Trang 3

cuộc sống và ghi truyền lại cho đời sau những di sản văn hóa, khoa học … có giá trị.Trong nhà trường đọc, viết nói chung hay đọc đúng, đọc hay, viết đúng và viết đẹp nóiriêng là cơ sở tốt để học sinh tiếp thu kiến thức ở các môn học khác Vì vậy ngay từlớp 3 học sinh phải được hình thành 4 kĩ năng cơ bản của môn Tiếng Việt là: nghe,nói, đọc, viết Đồng thời rèn chữ viết cho học sinh cũng chính là rèn luyện nhữngphẩm chất đạo đức tốt như tính cẩn thận, tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ cho các em.

Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nói:” Chữ viết cũng là một biểu hiện của nếtngười Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện chohọc sinh tính cẩn thận, tính kỉ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy

và bạn mình” Chữ viết và dạy viết được cả xã hội quan tâm Nhiều thế hệ thầy cô giáo

đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương phápdạy học chữ viết để ngày một nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh Tuy vậynhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới cácmôn học khác Chính vì vậy mà việc rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho các em học sinhngay từ lớp đầu cấp là việc làm vô cùng quan trọng

Lúc sinh thời Bác kính yêu đã dạy:

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây

Vì lợi ích trăm năm trồng người”

Trang 4

Lời dạy của Bác như thấm sâu, khắc sâu vào mõi con người Việt Nam chúng ta.Lời dạy ấy như nhắc nhở mỗi người giáo viên phải chịu một phần trách nhiệm khôngnhỏ tới tương lai của đất nước Chính vì thấm nhuần lời dạy của Bác, nên là một giáoviên trực tiếp giảng dạy lớp 3 tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vàoviệc nâng cao chất lượng chữ viết cho các em học sinh lớp 3 đó cũng chính là nâng caochất lượng môn Tiếng Việt và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Chính vì những

lý do trên mà tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “ Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp3”

3 Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và đối tượng khảo sát:

3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Để tìm ra được những nguyên nhân và biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chữviết cho học sinh, với bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã đi sâu nghiên cứu về vởtập viết, luyện viết chữ đẹp dành cho các em học sinh lớp 3 Đồng thời nghiên cứuphương pháp giảng dạy của giáo viên , cách viết, cách học môn tập viết và kết quả bàiviết của học sinh lớp 3 để từ đó tìm hiểu những vấn đề xung quanh việc giúp học sinhviết đẹp, viết đúng và tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp nhằm nâng cao chấtlượng chữ viết cho các em học sinh lớp 3

3.2 Phương pháp nghiên cứu:

Khi nghiên cứu bản Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đã thực hiện theo cácphương pháp nghiên cứu sau:

 Nhóm phương pháp lý luận:

 Tra cứu, tìm, đọc tài liệu

 Tập hợp tài liệu

 Viết đề cương

Trang 5

 Viết bản thảo

 Viết bản chính văn

 Nghiên cứu thực tiễn

 Điều tra bằng bài kiểm tra

 Phỏng vấn

 Quan sát thực tế tình hình học tập viết của học sinh

 Dự giờ, ghi chép tổng hợp

 Thực nghiệm

 Ghi chép kết quả thực nghiệm

 Nhóm phương pháp nghiên cứu bổ trợ

 Bảng, biểu đồ

 Thống kê toán học

3.3 Đối tượng khảo sát:

Với mục đích nghiên cứu của Sáng kiến kinh nghiệm tôi tiến hành khảo sát chữviết của các em học sinh lớp 3A6 tại trường Tiểu học Thanh Xuân Trung nơi tôi đangcông tác Từ đó tôi đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình học tập môn tập viết và mônchính tả của các em và tìm những ưu điểm, nhược điểm của cách viết, từng con chữ,tiếng, từ của các em Trên cơ sở đó tôi suy nghĩ tìm biện pháp khắc phục cả về phươngpháp giảng dạy của giáo viên và giáo dục ý thức học tập của học sinh nhằm nâng caochất lượng chữ viết cho các em ngay trong từng tiết học Để mong muốn cuối cùng làcác em viết đúng, viết đẹp

4 Nhiệm vụ, phạm vi và thời gian thực hiện:

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu:

 Phân tích, xác định cơ sở khoa học của việc rèn chữ viết cho các em học sinhtiểu học nhất là các em học sinh lớp 3

 Đánh giá thực trạng dạy và học môn tập viết lớp 3 ở trường nơi tôi đang côngtác

 Tìm ra nguyên nhân dẫn đến học sinh viết chữ xấu, chưa đúng mẫu và sai chínhtả

 Đề xuất, lí giải và thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chữ viếtcho học sinh

Trang 6

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi bản sáng kiến kinh nghiệm này tôi chỉ đi sâu nghiên cứu việc rèn chữviết đúng, đẹp cho các em học sinh lớp 3 chứ không mở rộng phạm vi nghiêncứu chữ viết đúng, đẹp ở các lớp khác trong bậc tiểu học

 Khi tìm hiểu thực trạng chữ viết, cách học tập viết, luyện viết và khảo sát chữviết của các em học sinh tôi chỉ thực hiện ở lớp 3A6 Trường Tiểu học ThanhXuân Trung ở trường nơi tôi đang công tác

4.3 Thời gian thực hiện:

Ngay từ đầu năm học nhận lớp, trong quá trình giảng dạy môn Tiếng việt đặcbiệt là môn tập viết và luyện viết chữ đẹp tôi đã ghi chép lại những điều quan sát được

ở cách học, ý thức học tập viết của các em Cùng với việc dự giờ thăm lớp, học tập ởđồng nghiệp sau một thời gian tôi bắt tay vào nghiên cứu, sưu tập tài liệu, tổng hợp tàiliệu tìm hiểu thực trạng, nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục giúp các em họcsinh viết đúng, viết đẹp

Sau khi nghiên cứu kĩ trên lí thuyết tôi tiến hành thực hiện dạy ở lớp và ghichép lại những chuyển biến của các em, lập biểu đồ thống kê.kết quả

5 Đóng góp về giáo dục của sáng kiến kinh nghiệm:

Đề tài “Rèn chữ viết đúng, đẹp cho học sinh lớp 3” mặc dù chỉ là một phần nhỏtrong quá trình giáo dục, giảng dạy trong nhà trường nhưng tôi nhận thấy khi đã rènđược cho các em lớp 3 viết đúng, viết đẹp chính là rèn được ở các em tính cẩn thận,tính kỉ luật và khiếu thẩm mĩ Không những thế khi các em được rèn viết đúng, viếtđẹp thì sẽ giúp các em học tốt hơn các môn học khác và ở các lớp tiếp theo Đây chính

là mục đích của sáng kiến kinh nghiệm mà tôi mong muốn đạt được , và cũng chính làmục đích “Nắn chữ, rèn người” trong công tác giáo dục

Mặc dù đã có sự cố gắng, song trong quá trình viết sáng kiến, do năng lực cònhạn chế nên có thể còn có những thiếu sót tôi rất mong các cấp lãnh đạo ngành giáodục và các bạn đồng nghiệp bổ sung, góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm của tôihoàn thiện hơn Nếu bản sáng kiến kinh nghiệm “Rèn chữ viết đúng, viết đẹp cho họcsinh lớp 3” được thực hiện cùng với sự nỗ lực của giáo viên và học sinh lớp 3 thì tôithiết nghĩ chữ viết của các em sẽ tiến triển rõ rệt và đạt kết quả cao, góp phần nâng caochất lượng dạy học môn Tiếng việt ở trường Tiểu học

Trang 7

Học viết là một quá trình phức tạp Mỗi chữ viết đối với các em là một sự cốgắng lớn Muốn viết được các chữ các em phải vận dụng trí óc quan sát, sự chú ý củamình để phân tích các đường nét cấu tạo thành chữ cái, cách nối các con chữ trong mộttiếng hay một từ, cách sắp xếp các từ trong câu Ở đây việc học đọc và học viết gắnliền với nhau Một học sinh đọc kém thì khó có thể viết đúng và nhanh được.

Vì chữ viết là một kí hiệu như kiểu một hình vẽ nên khi viết các em phải phốihợp tay và mắt để ghi lại trên mặt phẳng kí hiệu bằng một công cụ, viết những đườngnét đã thu nhận qua mắt mình Do đó, muốn dạy viết tốt cần nghiên cứu lần lượt nhữngđặc thù của mỗi bộ phận cơ thể có liên quan đến hoạt động viết của trẻ

Viết là một hoạt động đặc biệt, phải vận động rèn luyện trong thời gian dài mớithành kĩ sảo được Để có thói quen viết chữ nhẹ nhàng thoải mái, trước hết học sinhcần biết kĩ thuật cầm bút Động tác cầm bút đúng tạo điều kiện cho các em vận độngviết thoải mái, dễ dàng Cầm bút phải thật tự nhiên, nếu cầm chặt quá sẽ khó vận động,còn nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút

Đặc biệt trẻ em ban đầu chưa có khả năng phân hóa các vận động nên nếu một

bộ phận bị tác động thì các bộ phận khác cũng bị kéo theo một cách không cần thiết.Hiện tượng khi mới tập viết các em đập chân tay, uốn miệng theo động tác tay cũng cóthể giải thích được từ góc độ này Trong quá trình tri giác hình thành nét chữ, các emphải ghi nhớ đầy đủ các đường nét thì mới tái hiện lại nó một cách chính xác Ở đâyyếu tố tinh thần cũng đóng một vai trò quan trọng Nếu trẻ viết trong tư thế thoải máitâm trạng phấn khởi thì dễ có một kết quả tốt Ngược lại nếu trẻ có buồn phiền thì chữviết cũng bị ảnh hưởng Sự phân tích trên cho thấy, rõ ràng trong quá trình học viết ởtrẻcó sự phối họp chặt chẽ giữa tâm lý, sinh lý Hướng dẫn trẻ em học viết giáo viêncần có những hiểu biết về sinh lý, tâm lý của trẻ làm cơ sở thì việc dạy viết mới có kếtquả cao

Trang 8

Muốn dạy viết tốt, giáo viên còn phải hiểu rõ những quy luật truyền thụ kĩ năngsau: Làm quen với đối tượng, qua hướng dẫn của giáo viên, trẻ em tri giác bằng mắt,tai và tay làm theo Học sinh có thể nói to điều mình tri giác được đồng thòi nhận rõtên gọi, các đường nét và hình dáng chữ đó, sau đó mới luyện viết bằng tay Viết xongcác em cần biết kiểm tra lại kết quả so với chữ mẫu để rút kinh nghiệm cho lần viếtsau.

Chữ viết của mỗi cá nhân phải đảm bảo những yêu cầu chuẩn mực Vì vậy, đểxây dựng một cách viết có tính khoa học hiệu quả cần chú ý đến kí hiệu của ngôn ngữ

Hệ thống âm vị và hệ thống chữ viết tuy sử dụng chất liệu khác nhau, nhưng đều cóthể vận dụng phương pháp phân tích và miêu tả thành các nét khu biệt Cấu tạo chữviết Tiếng Việt được khu biệt theo hai nét cơ bản: Nét thẳng và nét cong

Muốn nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh , người giáo viên cần nắmvững:

a) Yêu cầu cơ bản của dạy môn tập viết ở lớp 3

+ Kiến thức : Giúp học sinh có những hiểu biết về đường kẻ, dòng kẻ ,độ cao,

cỡ chữ, hình dáng và tên gọi các nét chữ,cấu tạo chữ cái, chữ nghi tiếng, khoảng cáchgiữa chữ, cách viết chữ thường , dấu thanh và các chữ số

+ Kĩ năng : Viết đúng quy trình viết từng nét ,viết chữ cái và liên kết các chữcái tạo thành chữ ghi tiếng theo yêu cầu liền mạch Viết thẳng hàng các chữ trên dòng

kẻ Ngoài ra học sinh còn được rèn luyện các kĩ năng như :tư thế ngồi viết ,cách cầmbút , để vở …

Muốn đổi mới phương pháp dạy học người giáo viên phải hiểu rõ ý đồ của vởtập viết Cấu trúc mỗi bài gồm phần bài tập viết chữ hoa và từ ứng dụng và câu ứngdụng Các kí hiệu trong vở tập viết phải được học sinh nắm chắc về đường kẻ ngang ,quy định độ cao chữ cái ,dấu chấm là điểm đặt bút đầu tiên của chữ

b) Chương trình và vở tập viết hiện hành

Vở tập viết của Bộ giáo dục phát hành giúp học sinh không ngừng nâng cao vềchất lượng chữ viết mà còn phối hợp với các môn học khác nhằm phát huy vai trò củaphân môn tập viết Chương trình tập viết lớp 3 gồm có: luyện viết lại những chữ các

em đã học ở lớp 1,2

Mỗi tuần có một tiết tập viết, mỗi tiết có 35 phút các em được viết những chữhoa đã học và những câu từ ứng dụng nhằm rèn cho các em viết đúng và viết đẹp hơn

Trang 9

1.2 Cơ sở thực tiễn:

Là một giáo viên dạy lớp 3, tôi nhận thấy khả năng tiếp thu kiến thức của các

em còn nhiều hạn chế Có những em tiếp thu được bài, đọc thông, viết thạo, viết đúngnhưng bên cạnh đó có nhiều em học sinh chữ viết còn xấu, sai nhiều lỗi chính tả, lạichưa đúng mẫu chữ, cỡ chữ Thậm chí có những em còn chưa xác định được ô li Cónhững em do tính cẩu thả, viết ngoáy đã thành thói quen xấu khi viết, nên kết quả chữviết không cao

Việc tập viết có quan hệ đồng thời đến nhiều bộ phận trong cơ thể học sinh nhưtay, mắt, cột sống có thể để lại các di chứng như: mắt cận thị do nhìn quá sát xuống

vở, cột sống bị vẹo do ngồi viết không đúng tư thế Vì vậy trong việc rèn chữ viếtđúng, viết đẹp cho học sinh cần chú ý đảm bảo sức khỏe cho các em trong quá trìnhdạy học

Tâm lý các em học sinh Tiểu học rất hiếu động, hay bắt chước Các em luôn coihành vi và việc làm của giáo viên là đúng, là thần tượng Các em vâng lời thầy cô,nghe thầy, làm theo thầy hơn là nghe bố mẹ Nếu lớp học nào giáo viên viết mẫuchuẩn, viết chữ đẹp, nhiệt tình trong dạy tập viết cho học sinh thì 80% học sinh lớp đóviết đẹp giống thầy Còn ngược lại nếu thầy viết chữ xấu, không chú trọng môn tậpviết cho các em thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chữ viết của các em Do vậy muốn rènchữ viết đúng viết đẹp cho học sinh lớp 3 thì cơ bản chữ viết của thầy phải đẹp, thẳngdòng, đều nét, có nét thanh, nét đậm để học sinh coi đó là chuẩn mực, là đẹp để bắtchước và thi đua với các bạn

Hiện nay xã hội ngày một phát triển Công tác Giáo dục Đào tạo được cả xã hộiquan tâm các cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, cấp quận, cấp Thành phố được

tổ chức thường xuyên hàng năm ở các khối lớp Chính vì vậy việc rèn học sinh viếtđúng, viết đẹp chính là giáo dục các em giữ vở sạch chữ đẹp thi đua với bạn

2 Thực trạng vấn đề chữ viết của học sinh lớp 3

2.1 Đặc điểm chung về tình hình nhà trường:

Trường Tiểu học Thanh Xuân Trung là một ngôi trường khang trang sạch đẹp.Với đội ngũ giáo viên trẻ đầy nhiệt tình tâm huyết và sự lãnh đạo khéo léo, thông minhcủa Ban giám hiệu Trường cùng với hơn 800 học sinh thân yêu Khối lớp 3 lại là khốilớp rất vinh dự được là lớp học sinh đầu tiên mà nhà trường đón nhận khi trường vừathành lập Bởi vậy rèn nét chữ luyện nết người cho học sinh lớp 3 là một việc làm đầy

Trang 10

ý nghĩa với bản thân mỗi giáo viên chúng ta Vì thế nên tôi chọn đề tài: “Rèn chữ viếtđúng, đẹp cho học sinh lớp 3”.

2.2 Mục đích yêu cầu:

- Để giúp đề tài thực sự có hiệu quả thiết thực với học sinh tôi cần phải nắmđược đặc điểm tình hình chữ viết của từng học sinh Từ đó mới uốn nắn giúp học sinhsửa sai khắc phục những lỗi về kĩ thuật viết và cách viết để giúp các em viết đúng viếtđẹp hơn

Ở lớp 3, yêu cầu cơ bản đối với các em là viết đúng và đẹp hơn, đọc to và rõ thìmới tiếp thu được tri thức mới được thuận lợi

2.3 Nội dung và cách tiến hành:

Trong phạm vi bài viết nhỏ hẹp này tôi chỉ tìm hiểu thực trạng tình hình chữviết của các em học sinh lớp 3A6

Khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 3A6 Để nắm được thực trạngtình hình chữ viết của lớp tôi đã tiến hành điều tra, khảo sát học sinh Trong quá trìnhkhảo sát tôi quan sát xem những em nào đã đọc đúng, viết đúng em nào đúng tư thếngồi khi viết, em nào ngồi viết chưa đúng tư thế, em nào cầm bút đúng cách, em nàocầm bút sai rồi điều kiện về bàn ghế đã phù hợp với các em chưa …

2.4 Sau khi khảo sát tôi thu được kết quả như sau:

 Còn bàn ghế để các em ngồi học ngồi viết tương đối phù hợp với lứa tuổi các em

 Một số em vừa mới viết được vài chữ đã uể oải, mệt mỏi, quay nhìn trái, nhìnphải: 5em = 14%

Trang 11

Sau thời gian đầu giảng dạy lớp mình, qua theo dõi tôi nhận thấy chữ viết củacác em còn rất xấu, sai, nhầm lẫn giữa các âm, vần … Tôi tiến hành tìm nguyên nhâncủa vấn đề.

Bằng kinh nghiệm của nghề nghiệp và qua điều tra thực tế tôi đã rút ra đượcnguyên nhân chủ yếu sau:

- Ở tuổi này các em vẫn còn mải chơi, mải đùa nghịch và hiếu động nên chưa ýthức cao trong học tập

- Sự tập trung chưa liền mạch

- Nguyên nhân nữa là do tính cẩu thả không chú ý trong khi giáo viên hướngdẫn viết

- Có những em chậm tiếp thu cần phải có thời gian để rèn luyện

- Một số em tự ti dẫn đến việc tập viết kém, chậm chạp không theo kịp các bạn

- Một số em còn chưa nhận biết được ô li và tên gọi các đường kẻ dẫn đến viếtkhông đúng độ cao chưa rộng của các con chữ, các chữ viết không đều, nét thấp nétcao, chữ to chữ bé…

- Có những em chưa nắm vững được kĩ năng viết chữ

- Về phía giáo viên đã nhiệt tình trong giảng dạy xong việc giảng dạy còn phụthuộc vào giáo án chưa đổi mới phương pháp dạy học

Khi đã nghiên cứu thực trạng việc viết chữ đúng, đẹp của lớp và nguyên nhândẫn đến tình trạng viết chữ chưa đúng, chưa đẹp của các em tôi bắt tay vào nghiên cứutìm giải pháp thực hiện

3 Những giải pháp được đề ra.

3.1 Mục đích yêu cầu

- Qua từng tiết học giáo viên cần truyền đạt để học sinh từng bước nắm chắc vàthực hiện tốt các kĩ năng tập viết

- Giúp HS viết đúng, viết đều, viết đẹp ở tất các môn học:

3.2 Nội dung các cách tiến hành:

Sau khi tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân tôi đã tiến hành một số biện phápsau:

a Kỹ thuật viết và cách trình bày

* Cách cầm bút:

Trang 12

Muốn giúp các em có thói quen viết chữ nhẹ nhàng, thoải mái mà vẫn viết đẹp,viết đúng thì trước hết các em phải biết kĩ thuật cầm bút bằng 3 ngón tay (ngón cái,ngón trỏ, ngón giữa) bàn tay phải có điểm tựa là mép cùi của bàn tay Cầm bút phải tựnhiên, đừng quá chặt sẽ khó vận động, nếu lỏng quá sẽ không điều khiển được bút.Nếu các em cầm bút sai kĩ thuật bằng 4, 5 ngón tay khi viết vận động cổ tay, cánh taythì các em sẽ mau mệt mỏi, sự chú ý kém, kết quả chữ viết không đúng và nhanh được.

* Tư thế ngồi viết:

Khi ngồi viết, giáo viên cần hướng dẫn các em ngồi ngay ngắn, lưng thẳng,không tì ngực vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25 đến 30cm Cánh tayphải cũng ở trên mặt bàn Với cách để tay như vậy, khi viết, bàn tay và cánh tay phải

có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sáng phải dễ dàng Trong các tiết học tôi thườngxuyên nhắc nhở các em ngồi đúng tư thế

* Xác định vị trí các đường kẻ và tọa độ khi viết:

Đây là một trong những yêu cầu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng chữviết

+ Đường kẻ ngang, đường kẻ dọc: vở tập viết của các em đã có sẵn các đường

kẻ, giáo viên cần hướng dẫn các em một số quy ước về cách gọi

Ví dụ: Đường kẻ ngang đếm từ dưới lên 1 là đường kẻ ngang thứ nhất; 2 là đường kẻngang thứ 2; 3 là đường kẻ ngang thứ 3; 4 là đường kẻ ngang thứ 4; 5 là đường kẻngang thứ 5; đường kẻ trên cùng là đường kẻ 6

Trang 13

Xác định điểm đặt bút và điểm dừng bút :

Điểm đặt bút: là điểm bắt đầu khi viết 1 nét trong một chữ cái Điểm đặt bút cóthể nằm trên đường kẻ ngang , hoặc không nằm trên đường kẻ ngang

Điểm dừng bút :là vị trí kết thúc của nét chữ trong một chữ cái Điểm dừng bút

có thể trùng với điểm đặt bút hoặc không nằm trên đường kẻ :

+ Viết liền mạch:là thao tác đưa ngòi bút liên tục từ điểm kết thúc của nét đứngtrước tới điểm bắt đầu của nét chữ tiếp theo sau

Thao tác viết liền mạch giữa điểm kết thúc của nét khuyết trên với điểm bắt đầucủa nét vòng ở trên trong chữ cái b

+ Kĩ thuật “lia bút “ :Giáo viên cần giúp học sinh nắm được kĩ thuật lia bút Đểđảm bảo tốc độ viết trong quá trình viết một chữ cái hay nối các chữ cái với nhau, nétbút được thể hiện liên tục nhưng dụng cụ viết ( đầu ngòi bút, phấn…) không chạm vàomặt phẳng viết (giấy, bảng …) thao tác đưa bút lên trên không gọi là lia bút

+ Kĩ thuật “rê bút”: Đó là trường hợp viết đè lên theo hướng ngược lại với nétchữ vừa viết Ở đây xảy ra trường hợp dụng cụ viết (đầu ngòi bút, phấn …) chạy nhẹ

từ điểm kết thúc của nét đứng trước đến điểm bắt đầu của nét liền sau

* Kĩ thuật viết nối các chữ cái:

Khi viết một chữ cái (ghi vần ,ghi tiếng ) gồm từ 2 chữ cái nối lại với nhau, đểđảm bảo tốc độ viết, người ta không thểviết rời từng chữ cái, mà phải di chuyển dụng

cụ viết đưa nét bút liên tục theo kĩ thuật viết liền mạch Viết xong chữ cái đứng trước,viết tiếp chữ cái đứng sau (không nhấc bút khi viết)

Trường hợp viết nối thuận lợi: Đây là trường hợp các chữ cái đứng trước và sauđều có nét liên kết (gọi là liên kết 2 đầu) Khi viết,cần hướng dẫn các em chỉ cần đưanét bút từ điểm dừng bút của chữ cái đứng trước nối sang điểm đặt bút của chữ cá cáiđứng sau một cách thuận lợi theo hướng dịch chuyển của nét bút từ trái sang phải

Trường hợp viết nối không thuận lợi: Trong việc viết chữ ghi âm tiếng Việt còn

có nhiều trường hợp viết không thuận lợi Đó là những trường hợp nối các chữ cái mà

ở vị trí liên kết không thể viết các nét nối từ cuối chữ cái đứng trước với điểm bắt đầucủa chữ cái đứng sau

Trường hợp điểm dừng bút của chữ cái đứng trước cách xa và không thuậnchiều với điểm đặt bút của chữ cái đứng sau Giáo viên cần hướng dẫn các em học sinh

sử dụng kĩ thuật lia bút để đảm bảo viết liền mạch Quá trình này cũng được thực hiện

Trang 14

bằng cách điều tiết hình dáng của phần cuối nét chữ của chữ cái đứng trước và phầnđầu nét của chữ cái đứng sau sao cho phù hợp với chiều hướng của quy trình viết Tuynhiên, việc điều chỉnh này không được phép làm sai lạc cấu tạo của hình dáng chữ cái.Đây là trường hợp xảy ra giữa các chữ hoa đứng trước không có nét liên kết và cácchữ thường đứng sau không có nét liên kết.

Khi dạy viết từ, câu ứng dụng, giáo viên ngoài việc làm cho học sinh hiểu được

ý nghĩa của từ, câu sẽ viết bằng những giải thích ngắn gọn, cần hướng dẫn các em nốiliên kết liền mạch các chữ cái Đây là một việc làm quan trọng Viết liền mạch khôngchỉ làm cho tốc độ viết được nâng cao lên mà còn đảm bảo tính cân đối và yêu cầuthẩm mĩ của chữ viết Trên cơ sở quan sát chữ mẫu giáo viên cần giúp học sinh phântích xem trong từ có bao nhiêu chữ cái có độ cao như nhau, khoảng cách giữa các chữcái như thế nào? Trong từ có bao nhiêu điểm nối các chữ cái? Điểm xuất phát( đặtbút), điểm nối và điểm dừng bút ở đâu?

* Kĩ thuật viết dấu phụ và dấu thanh:

Một đặc trưng tiêu biểu của chữ viết ghi âm tiếng Việt là có dấu phụ và dấuthanh Do vậy, quy trình viết dấu thanh là một khâu không thể thiếu trong quy trìnhviết chữ tiếng Việt

+ Dấu các chữ cái: ă, â, ê, ô đặt ở vị trí trên đầu các chữ cái Điểm cao nhất củadấu không quá 1/3 đơn vị, điểm thấp nhất của dấu không chạm vào đầu các chữcái( cách đầu chữ cái một khe hở) chiều ngang của dấu bằng 1/3 đợn vị chữ

+ Dấu của chữ cái: ư, ơ là một dấu như hình lưỡi câu đặt hơi nghiêng phía bênphải của thân chữ, độ cao không quá 1/3 ô Ở chữ cái ư, dấu hỏi có điểm dừng bútchạm vào đầu của nét móc thứ hai Ở chữ cái ơ, dấu” móc câu” có điểm dừng bútchạm vào điểm dừng bút của nét cong kín Khi viết dấu này cần nhấn bút xoay trònđầu bút tại chỗ để tạo chấm tròn nhỏ rồi mới móc vào con chữ

+ Viết dấu thanh:

 Dấu sắc ( ) là một nét thẳng xiên ngược được viết từ trên xuống hơichéo sang trái, độ dài bằng 1/3 ô

 Dầu huyền ( `) là một nét thẳng xiên được viết từ trên xuống hơi chéosang phải, độ dài bằng 1/3 ô

 Dấu hỏi (?) gồm một nét cong hở trái, biến dạng ở phần cuối nét Khiviết kéo dài được nét cong chéo về trái, độ cao bằng 1/3 ô

Trang 15

 Dấu ngã (~) là hai nét cong hở liền nhau xếp ngược nhau theo chiềungang và nối liền Khi viết điểm đặt bút và dừng bút cùng nằm trênmột đường kẻ theo chiều rộng bằng 1/3 ô.

 Dấu nặng (.) là một dấu chấm đặt phía dưới các chữ âm chính củavần

Dấu thanh cần đặt ở âm chính của vần, dấu thanh đặt ở vị trí cân đối vàchỉ đặt vào chữ ghi nguyên âm chứ không đặt ở vị trí giữa hai chữ cái Ởcác chữ ghi tiếng không có âm đệm và không có âm cuối vần, dấu thanhđặt trên hoặc dưới âm chính

* Kĩ thuật viết dấu câu:

Cách viết dấu câu biểu hiện kĩ năng nắm vững ngôn ngữ của người viết

Có thể tìm thấy trong ví dụ trên các loại dấu câu như dấu phẩy, dấu chấm than,dấu chấm

Vì vậy, cách dạy viết dấu câu phải được coi là một trong những nội dung quantrọng trong việc dậy tập viết ở tiểu học

* Kĩ thuật viết đều đẹp: Muốn có bài viết đẹp học sinh cần phải viết đúng mẫu

và biết cách viết đều nét Viết đều là khi viết các con chữ phải rộng bằng nhau, các chữ

có cùng độ cao phải cao bằng nhau Trong thực tế có rất nhiều học sinh viết khôn đẹpbởi vì các em viết chữ to chữ bé nguyên nhân là do các em chưa xác định được rộngchữ Vì vậy giáo viên cần phải có các ví dụ cụ thể để giúp học sinh xác định được đâu

là rộng chữ đâu là nét móc nét nối Sau đó sẽ đưa ra những qui định cụ thể: rộng chữgần 1 li, nét móc nét nối bằng 1/2 rộng chữ Rồi cho học sinh luyện tâp theo dõi sửachữa kịp thời, những em nào viết chưa đúng chưa đều cần cho lên bảng tự xác định lạiđâu là rộng chữ Từ đó sẽ giúp học sinh không chỉ viết đúng mà còn viết rất đều vàđẹp

Trang 16

Giáo viên cần hướng dẫn học sinh chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập trước khiđến lớp như sách, vở, bút chì, bút mực, tẩy, bảng con, phấn, khăn lau bảng đúng quyđịnh.

b Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực:

* Phương pháp trực quan:

Giáo viên khắc sâu biểu tượng về chữ cho các em bằng nhiều con đường: kếthợp mắt nhìn, tai nghe, tay luyện tập Điều này giúp các em chủ động phân tích hìnhdáng, kích thước và cấu tạo mẫu chữ, tìm sự giống nhau và khác nhau của chữ cáiđang học với chữ cái đã học trước đó trong cùng một nhóm bằng thao tác so sánhtương đồng

Mẫu chữ là hình thức trực quan ở tất cả các bài tập viết Đây là điều kiện đầu tiên để các em viết đúng Có các hình thức mẫu chữ: Chữ mẫu in sẵn, chữ phóng to trên bảng, chữ mẫu trong vở tập viết, hộp chữ mẫu … Chữ mẫu phải đúng mẫu chữ quy định, rõ ràng và đẹp

Chữ mẫu có tác dụng: Giúp học sinh dễ quan sát từ đó tạo điều kiện để các emphân tích hình dáng, kích thước và các nét cơ bản cấu tạo chữ cần viết trong bài học.Chữ mẫu của giáo viên viết trên bảng giúp học sinh nắm được thứ tự viết các nét củatừng chữ cái, cách nối các chữ cái trong một chữ nhằm đảm bảo yêu cầu viết liềnmạch, viết nhanh, viết đúng Chữ mẫu trong hộp chữ giúp các em kết hợp mắt nhìn,tay sờ để phối hợp các thao tác viết chữ một cách đồng bộ

Chữ viết của giáo viên khi chữa bài, chấm bài cũng được học sinh quan sát nhưmột loại chữ mẫu, vì thế giáo viên cần có ý thức viết chữ đẹp, đúng mẫu, rõ ràng

Ngoài ra để việc dạy chữ viết không đơn điệu giáo viên cần coi trọng việc xử lýquan hệ giữa âm và chữ, tức là giữa đọc và viết Do đó, trong tiến trình dạy tập viếtnhất là tập viết những âm mà địa phương dễ lẫn, giáo viên cần đọc mẫu chính xác.Việc đọc đúng đóng vai trò quan trọng để học sinh viết đúng

Đồ dùng trực quan có thể sử dụng để giới thiệu bài mới, sử dụng trong khi phântích mẫu chữ, sử dụng trong giai đoạn luyện tập hoặc để củng cố bài học Mẫu chữtrong khung chữ phóng to cần treo cố định thường xuyên để giáo viên có thể chủ độngkhi cần thiết không chỉ ở trong giờ tập viết mà ngay cả ở những giờ học các môn họckhác khi có học sinh viết chưa được đúng mẫu

Ngày đăng: 05/06/2020, 06:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w