1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên tại các trường trung học phổ thông

21 120 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 3,42 MB

Nội dung

Thông tư ra đời nhằm mục đích thiết thực, tạo điều kiện và thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhà giáo cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức ngh

Trang 1

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Thực trạng

Ngày 10 tháng 7 năm 2012, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT Quy định Quy chế bồi dưỡng thường xuyên (BDTX) giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên Thông tư ra đời nhằm mục đích thiết thực, tạo điều kiện và thúc đẩy đội ngũ cán bộ, nhà giáo cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế - xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả BDTX; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường, của phòng giáo dục và đào tạo và của sở giáo dục

và đào tạo

Tuy nhiên thông qua tìm hiểu thực tế công tác triển khai nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên giáo viên hàng năm ở một số trường học trên địa bàn tỉnh Nghệ An cũng như thực tế tại đơn vị những năm trước đây cho thấy một số hạn chế, không phát huy tối đa mục đích, ý nghĩa và những chỉ tiêu cần đạt được của nhiệm vụ

2 Nguyên nhân

Thứ nhất, đội ngũ nhà giáo chưa thực sự có hứng thú và thái độ tích cực trong công tác bồi dưỡng thường xuyên cho cá nhân mình Hầu hết đối phó, hoàn thành nhiệm vụ bằng cách hoàn thành các loại hồ sơ cần thiết, thực tế kiến thức đạt được theo yêu cầu của chương trình bồi dưỡng thường xuyên đa số chưa nhiều

Thứ hai, công tác triển khai, quản lý, đánh giá chất lượng, mức độ hoàn thành chủ yếu dựa vào hồ sơ bồi dưỡng thường xuyên của cá nhân Công tác chỉ đạo của cán bộ quản lý phụ trách tại các trường THPT chưa quyết liệt Việc xem xét đánh giá, xếp loại nhiệm vụ BDTX còn phụ thuộc quá nhiều vào hồ sơ BDTX

ít căn cứ vào các sản phẩm, không có bài kiểm tra đánh giá

Thứ ba, chương trình BDTX khá rộng, nhiều kiến thức chưa phục vụ sát sườn yêu cầu giảng dạy của mỗi cá nhân giáo viên Quy chế và công cụ đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ BDTX của giáo viên còn chung chung, mỗi nơi áp dụng một kiểu

Thứ tư, giáo viên chưa có một công cụ trợ giúp hiệu quả để tự học hỏi, tự bồi dưỡng Cán bộ quản lý chưa có công cụ để hỗ trợ đánh giá quá trình thực hiện nhiệm vụ BDTX của giáo viên một cách khách quan

Trang 2

4 Lịch sử nghiên cứu của sáng kiến kinh nghiệm

Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT được ban hành và thực hiện được hơn 6 năm học, tuy nhiên chưa có nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác BDTX cũng như ý nghĩa to lớn mà Thông tư mang lại Hầu hết các đơn vị triển khai thực hiện bám sát các văn bản chỉ đạo và thực hiện một cách máy móc, rập khuôn, thiếu sự đổi mới sáng tạo Chính vì thế, hiện nay theo tìm hiểu của bản thân, chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào mang tính bài bản nhằm nâng cao hiệu quả của công tác triển khai nhiệm vụ BDTX cho giáo viên tại các trường THPT

Ngoài những giải pháp mang tính lý thuyết, mang tính chủ trương đường lối, tôi mạnh dạn đưa vào áp dụng hệ thống quản lý công tác thực hiện nhiệm vụ BDTX trực tuyến nhằm giải quyết hầu hết được những khó khăn, vướng mắc nêu trên Hệ thống đã và đang được ứng dụng thành công tại đơn vị và một số đơn vị bạn dùng thử nghiệm cũng cho kết quả rất khả quan

5 Phương pháp nghiên cứu

- Thực nghiệm một số năm quản lý, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ BDTX tại trường THPT Anh Sơn 2

- Nghiên cứu thực tiễn công tác BDTX của cán bộ quản lý, giáo viên

- Tìm hiểu tâm lý học lứa tuổi gắn liền với nhiệm vụ dạy học và nhiệm vụ BDTX của giáo viên

- Tổ chức khảo sát: khảo sát đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu BDTX

- Tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp và cốt cán đầu ngành về lĩnh vực BDTX

- Nghiên cứu các văn bản chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ BDTX Tham khảo các tài liệu về sáng kiến kinh nghiệm và một số tại liệu liên quan

- Nghiên cứu các phương pháp dạy học tiến bộ, hiện đại, đặc biệt là triển khai hệ thống dạy học trực tuyến, là giải pháp góp phần lớn vào sự thành công của

đề tài này

Trang 3

PHẦN 2 NỘI DUNG ĐỀ TÀI

1 Tổng hợp hệ thống hóa hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn BDTX

Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo triển khai nhiệm vụ, trước hết người lãnh đạo cần thu thập, cập nhật, nắm vững, hiểu chắc các văn bản quy định, các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo liên quan đến nhiệm vụ phải triển khai

Hệ thống văn bản BDTX bao gồm: Thông tư 30/2011/TT-BGDĐT ngày 08/8/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên trung học phổ thông; Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/07/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư 27/2015/TT-BGDDT Ban hành chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cán bộ quản lý trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học; Hướng dẫn nhiệm vụ BDTX của Bộ, của Sở Giáo dục và Đào tạo hàng năm; Các tài liệu, các mô-đun BDTX giáo viên cấp THPT; Các văn bản về học tập suốt đời, các chuyên đề, dạy học thể nghiệm, viết sáng kiến kinh nghiệm,

Các loại văn bản được BGH cập nhật hàng năm, phân loại, xử lý và lưu trữ vào máy tính cũng như khai thác lên hệ thống BDTX của nhà trường Do đó tất cả các giáo viên, nhân viên của nhà trường thường xuyên được cập nhật những văn bản mới, chính thống, đảm bảo cho việc thực hiện tốt mọi nhiệm vụ được giao

2 Làm tốt công tác tuyên truyền, quán triệt tinh thần nhiệm vụ

Hiểu rõ tầm quan trọng của nhiệm vụ BDTX nhất là trong giai đoạn đổi mới chương trình giáo dục phổ thông sắp tới Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên cần chuẩn bị hành trang kiến thức đủ để kịp đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ Đầu mỗi năm học, BGH quán triệt tinh thần và nhiệm vụ tới toàn thể giáo viên nhà trường, khẳng định nhiệm vụ BDTX là một nhiệm vụ quan trọng không thể xem nhẹ đối với mỗi một cá nhân giáo viên, đặc biệt BDTX có ý nghĩa sống còn trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay

3 Xây dựng kế hoạch phù hợp

Nhà trường đã định hướng và xây dựng kế hoạch tổ chức BDTX của trường một cách hợp lý, bài bản, có các mốc thời gian, có quy định về đánh giá chi tiết từng nội dung cần thiết trong năm học Song song với xây dựng kế hoạch chung, nhà trường đã triển khai hướng dẫn cá nhân giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX của mình theo đúng hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào tạo, đảm bảo tính thiết thực, tính đặc trưng cá nhân Kế hoạch phải bám sát yêu cầu thực tế, đòi hỏi của

Trang 4

nhiệm vụ năm học của mỗi cá nhân Bản kế hoạch cá nhân được tổ trưởng chuyên môn và BGH phê duyệt, góp ý hoàn thiện

4 Tăng cường công tác kiểm tra, lồng ghép BDTX với nhiệm vụ chuyên môn

Định kỳ BGH và tổ trưởng/nhóm trưởng chuyên môn lồng ghép tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ BDTX của cá nhân Kịp thời nhắc nhở những trường hợp cá nhân giáo viên thực hiện chậm hoặc sai lệch với kế hoạch, căn cứ chỉ tiêu nhiệm vụ và mức độ hoàn thành mà BGH và tổ trưởng chuyên môn sẽ có đánh giá, nhắc nhở, đôn đốc mỗi cá nhân phù hợp

Nhà trường chú trọng và thực hiện phương châm: “BDTX phải gắn với thực tiễn công tác” Do đó, ngoài việc đánh giá BDTX của giáo viên thông qua hồ sơ, nhà trường rất chú trọng đến nội dung sản phẩm của BDTX trong năm học mà giáo viên đạt được Căn cứ vào sản phẩm là một trong những căn cứ quan trọng nhất để khích lệ tinh thần phấn đấu của giáo viên, các thành tích chung của nhà trường cũng từ đó ngày một nâng lên đáng kể

5 Xây dựng hệ thống hỗ trợ triển khai thực hiện nhiệm vụ BDTX

5.1 Yêu cầu của hệ thống

Hệ thống cho phép cán bộ, giáo viên nhà trường có thể học tập, trao đổi, thảo luận các nội dung về chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật các kiến thức mới, thực hiện các bài tập nhằm đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ BDTX trong năm học

Hệ thống hoạt động online liên tục 24/7, đảm bảo giáo viên có thể truy cập

sử dụng mọi lúc, mọi nơi

Hệ thống cho phép cập nhật các nội dung bài học một cách dễ dàng,

Hệ thống cung cấp công cụ tổng hợp, đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ BDTX của giáo viên một cách tự động Kết quả đánh giá từ hệ thống là căn cứ chính để đánh giá xếp loại giáo viên hoàn thành nhiệm vụ BDTX trong năm học

Để đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, tôi đã tìm tòi nghiên cứu xây dựng hệ thống trực tuyến hỗ trợ công tác triển khai nhiệm vụ BDTX cho giáo viên bằng thông qua hệ thống học trực tuyến

5.2 Hệ thống học tập trực tuyến và ứng dụng

Giáo dục trực tuyến (hay còn gọi là e-learning) là phương thức học ảo thông qua một máy vi tính, điện thoại thông minh nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điện tử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi/yêu cầu/ra đề cho học sinh học trực tuyến từ xa Giáo viên có thể truyền tải

Trang 5

hình ảnh và âm thanh qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiMAX), mạng nội bộ (LAN) Mở rộng ra, các cá nhân hay các tổ chức đều có thể tự lập ra một trường học trực tuyến (e-school) mà nơi đó vẫn nhận đào tạo học viên, đóng học phí và có các bài kiểm tra như các trường học khác

Giáo dục trực tuyến cho phép đào tạo mọi lúc mọi nơi, truyền đạt kiến thức theo yêu cầu, thông tin đáp ứng nhanh chóng Học viên có thể truy cập các khoá học bất kỳ nơi đâu như văn phòng làm việc, tại nhà, tại những điểm Internet công cộng, 24 giờ một ngày, 7 ngày trong tuần

Tiết kiệm chi phí: Giúp giảm khoảng 60% chi phí bao gồm chi phí đi lại và chi phí tổ chức địa điểm Học viên chỉ tốn chi phí trong việc đăng ký khoá học và

có thể đăng ký nhiều khoá học mà họ cần

Tiết kiệm thời gian: giúp giảm thời gian đào tạo từ 20-40% so với phương pháp giảng dạy truyền thống nhờ hạn chế sự phân tán và thời gian đi lại

Uyển chuyển và linh động: Học viên có thể chọn lựa những khoá học có sự chỉ dẫn của giảng viên trực tuyến hoặc khoá học tự tương tác (Interactive Self-pace Course), tự điều chỉnh tốc độ học theo khả năng và có thể nâng cao kiến thức thông qua những thư viện trực tuyến

Tối ưu: Nội dung truyền tải nhất quán Các tổ chức có thể đồng thời cung cấp nhiều ngành học, khóa học cũng như cấp độ học khác nhau giúp học viên dễ dàng lựa chọn

Hệ thống hóa: E-learning dễ dàng tạo và cho phép học viên tham gia học, dễ dàng theo dõi tiến độ học tập, và kết quả học tập của học viên Với khả năng tạo những bài đánh giá, người quản lý dễ dàng biết được nhân viên nào đã tham gia học, khi nào họ hoàn tất khoá học, làm thế nào họ thực hiện và mức độ phát triển của họ

5.3 Xây dựng hệ thống phần mềm hỗ trợ

5.3.1 Đăng ký hosting và tên miền

Trước hết cần xác định rằng, để có một hệ thống trực tuyến, chúng ta cần phải cung cấp một nơi lưu trữ dữ liệu có thể truy cập online mọi lúc mọi nơi, đó chính là hosting Trong thời gian thử nghiệm và ứng dụng trong thời gian đầu chúng tôi lựa chọn dịch vụ hosting Godaddy (trong giai đoạn tiếp theo có thể chuyển hosting về một số nhà cung cấp hosting Việt Nam như Mắt Bão, DIGISTAR, Viettel, )

Đăng ký tên miền, tôi sử dụng tên miền dễ nhớ quen thuộc đối với đơn vị đó

là http://c3anhson2.com (đây là tên miền tích hợp cả hệ thống học trực tuyến của

Trang 6

nhà trường, ban đầu sử dụng tên miền www.bdtxc3anhson2.com với mục đích chỉ

sử dụng cho việc triển khai nhiệm vụ BDTX)

5.3.2 Lựa chọn, thiết kế hệ thống trực tuyến

Hiện nay, trên thế giới nhiều đơn vị đã triển khai nhiều loại hệ thống học trực tuyến khá thành công, tuy nhiên mỗi hệ thống đều có ưu điểm nhược điểm của nó Sau khi nghiên cứu, phân tích tôi đã lựa chọn thiết kế hệ thống trực tuyến dựa trên nền tảng mã nguồn mở Moodle

5.3.3 Nhập danh sách thành viên

Danh sách thành viên của hệ thống là danh sách tài khoản của giáo viên các trường THPT có tham gia sử dụng hệ thống, việc nhập danh sách thành viên có thể thực hiện theo cách nhập hàng loạt từ một tệp excel danh sách thành viên, sau khi tạo danh sách thành viên, ban quản trị cung cấp tài khoản và mật khẩu cho các thành viên là giáo viên các trường THPT:

Trang 7

5.3.4 Tạo khóa học BDTX 2018-2019

Sau khi thiết kế hệ thống và hiệu chỉnh phù hợp, ban giám hiệu tiến hành tạo lập khóa học BDTX, là không gian dành cho giáo viên tự học và đồng thời thể hiện mức độ đạt được của việc thực hiện nhiệm vụ BDTX của năm học

Trang 8

5.4 Hướng dẫn sử dụng hệ thống BDTX trực tuyến

5.4.1 Tập huấn sử dụng hệ thống

Sau khi xây dựng và cấu hình hệ thống hoàn chỉnh, ban giám hiệu tổ chức tập huấn cho toàn thể giáo viên, nội dung tập huấn ngoài việc tập huấn về cách thức sử dụng hệ thống, một lần nữa quán triệt tinh thần của nhiệm vụ BDTX năm học:

5.4.2 Hướng dẫn đăng nhập

Giáo viên sử dụng máy tính hoặc smart phone mở một trình duyệt bất kỳ (Google Chrome, Cốc cốc, Firefox, ) và nhập vào địa chỉ c3anhson2.com (trước đây là bdtxc3anhson2.com), như hình sau:

Trang 9

Tiếp tục chọn đăng nhập ở góc trên bên phải, tên nhập tài khoản và mật khẩu, sau đó chọn đăng nhập:

Sau khi đăng nhập thành công, chọn khóa học BDTX:

5.4.3 Sử dụng hệ thống

Đây chính là không gian BDTX của giáo viên, BGH sẽ chọn lọc các tài liệu cần thiết liên quan đến nhiệm vụ BDTX để các đồng chí tham khảo, tại đây các đồng chí sẽ thực hiện một số bài tập và một số bài kiểm tra theo yêu cầu của BGH, của TTCM

Trang 10

Giáo viên có thể chọn luyện tập để vừa học, vừa củng cố các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ cần thiết, hoặc chọn làm bài kiểm tra để thực hiện bài kiểm tra theo yêu cầu:

Giáo viên có thể đăng tải các sản phẩm BDTX của mình theo hướng dẫn cụ thể trong mỗi mục, các sản phẩm được TTCM, BGH chấm điểm và tham gia vào tính để đánh giá kết quả BDTX cuối năm học:

Trang 11

5.4.4 Hệ thống có thể sử dụng trên smart phone

Hệ thống có thể sử dụng được trên điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng nhằm giúp giáo viên và quản lý có thể truy cập mọi lúc mọi nơi

Trang 12

6 Xây dựng hệ thống đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ BDTX

6.1 Căn cứ xây dựng hệ thống

Việc đánh giá kết quả BDTX của giáo viên dựa vào quy định trong Điều 13

và Điều 14 của Thông tư 26 /2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục

và Đào tạo, cụ thể:

Điều 13 Phương thức đánh giá kết quả BDTX

1 Hình thức, đơn vị đánh giá kết quả BDTX

a) Cơ sở thực hiện nhiệm vụ BDTX tổ chức đánh giá kết quả BDTX giáo viên thông qua bài kiểm tra, bài tập nghiên cứu, viết thu hoạch (sau đây gọi chung là bài kiểm tra)

b) Nhà trường tổ chức đánh giá kết quả BDTX của giáo viên

Giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh tại tổ bộ môn thông qua các báo cáo chuyên

đề Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau:

- Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5 điểm)

- Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5 điểm)

c) Giám đốc sở giáo dục và đào tạo lựa chọn hình thức đánh giá được quy định tại điểm a, điểm b khoản này để chỉ đạo, tổ chức đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và từng mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 đảm bảo sự phù hợp về đối tượng, nội dung, phương pháp BDTX và các quy định tại Quy chế này

2 Thang điểm đánh giá kết quả BDTX

Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần)

3 Điểm trung bình kết quả BDTX

Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau:

ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3

ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành

Ngày đăng: 30/05/2020, 15:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hệ thống văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT Khác
2. Hệ thống tài liệu văn bản sử dụng để bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ cho giáo viên Khác
3. Các tài liệu xây dựng hệ thống học tập trực tuyến Khác
4. Các tài liệu tập huấn liên quan đến đổi mới công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy học Khác
5. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo và các văn bản chỉ đạo cấp trên Khác
6. Các tài liệu về phương pháp dạy học tiến bộ, các tài liệu về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi Khác
7. Một số kinh nghiệm và ý kiến của đồng nghiệp các trường THPT trên địa bàn và các vùng phụ cận Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w