Tuần : 9 Ngày soạn: 30/09/2010 Tiết PPCT: 41- 42 Ngày dạy: 04/10/2010 LỤC VÂN TIÊN GẶP NẠN (Trích Truyện Lục Vân Tiên) Nguyễn Đình Chiểu A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của một đoạn trích trong tác phẩm Truyện Lục Vân Tiên. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, thái độ, tình cảm và lòng tin của tác giả đối với nhưng người lao động bình thường mà nhân hậu. - Nghệ thuật sắp xếp tình tiết và nghệ thuật sử dụng ngôn từ trong đoạn trích. 2. Kỹ năng: - Đọc – hiểu một đoạn trích truyện thơ trung đại. - Nắm được sự việc trong đoạn trích. - Phân tích để hiểu được sự đối lập thiện – ác và niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. 3. Thái độ: - Giáo dục HS sống có nhân nghĩa, căm ghét cái xấu xa, độc ác. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích, bình giảng, thảo luận nhóm… D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:……………………. 9A2:……………………) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng 14 câu thơ đầu đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” ? - Đạo lí nhân nghĩa được Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm qua 2 nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga là gì? 3.Bài mới: Lục Vân Tiên sau khi đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga đã tiếp tục lên kinh đô ứng thi, chàng ghé thăm gia đình Võ Công, gặp những người bạn tốt như Hớn Minh, Vương Tử Trực, và những người bạn xấu như Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Nghe tin mẹ mất chàng quay về chịu tang bị ốm bị mù 2 mắt, bọn lang băm lừa gạt lấy hết tiền. Trịnh Hâm sau đi thi đỗ cử nhân, hắn lừa trói tiểu đồng vào rừng cho hổ ăn thịt, lừa Vân Tiên xuống thuyền rắp tâm hãm hại . HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY GIỚI THIỆU CHUNG GV: Nêu vị trí đoạn trích? HS trả lời. GV nhận xét GV giới thiệu về kết cấu đối lập và chốt ý ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN GV hướng dẫn Hs đọc, Gọi HS đọc và nhận xét cách đọc I.GIỚI THIỆU CHUNG: 1.Tác giả: Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) 2.Tác phẩm: a. Xuất xứ: Đoạn trích thuộc phần 2 của “Truyện Lục Vân Tiên” - Kết cấu đối lập nhằm thể hiện những bản chất khác nhau của các nhân vật, qua đó thể thể hiện niềm tin của tác giả vào những điều tốt đẹp trong cuộc đời. II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN: 1.Đọc – Tìm hiểu từ khó: * Tóm tắt đoạn trích: Trong đêm dưới thuyền, Giáo án : Ngữ Văn 9 1 Năm học: 2010 -2011 HS tóm tắt đoạn trích GV: Hãy tìm những chi tiết kể về hành động tội ác của Trịnh Hâm ? HS phát hiện. Đêm khuya lặng lẽ như tờ…Trinh Hâm…ra tay.Vân Tiên bị ngã xô ngay xuống vời.Trịnh Hâm giả tiếng kêu trời…lấy lời phui pha… GV: Phân tích tâm địa độc ác của Trịnh Hâm qua hành động tàn bạo của hắn với Lục Vân Tiên ? HS thảo luận Thời gian:Đêm khuya; Hành động: xô ngã xuống sông. Tính toán: kêu trời GV: Tại sao Trịnh Hâm chọn thời điểm đêm khuya để hãm hại Vân Tiên ? HS trả lời: Tính toán, có âm mưu, kế hoạch, sắp đặt khá kĩ lưỡng: Không bị bại lộ. Không có ngư- ời cứu. GV: Trịnh Hâm quyết tình hãm hại Vân Tiên là vì sao? HS: Chỉ vì tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân tương lai của mình. Đến lúc này khi mối lo không còn (Vân Tiên đã bị mù) mà hắn vẫn hãm hại GV bình: Dù đã là bạn song Trịnh Hâm vẫn ra tay hãm hại, chứng tỏ sự độc ác dường như đó ngấm vào máu thịt hắn, đó trở thành bản chất con người hắn. GV: Hãy nhận xét về hành động tội ác của Trịnh Hâm? HS rút ra nhận xét: Bất nghĩa vì Vân Tiên và hắn từng là bạn của nhau. Vân Tiên từng có lời “tình trước ngãi sau”, hắn cũng từng hứa “Người lành nỡ bỏ người đau sao đành”. GV: Đẩy Lục Vân Tiên xuống sông, tại sao Trịnh Hâm lại kêu trời? Qua đó có thể thấy hắn là kẻ như thế nào? HS Thảo luận theo cặp – 2 phút và trả lời. (Đánh lừa mọi người -> kẻ tội phạm, gian ngoan sảo quyệt, phủi sạch tay, không mảy may cắn rứt lương tâm) GV: Từ hành động gây tội ác của Trịnh Hâm, em có liên hệ gì tới thực trạng xã hội đương thời ? Em rút ra bài học gì cho bản thân và cho mọi người? HS: Trong xã hội luôn có sự đố kị - cần tránh tính xấu đó GV: Nhận xét cách kể truyện của tác giả trong đoạn? Thảo luận -> trả lời Trịnh Hâm đã đẩy Vân Tiên xuống sông sâu. Nhờ giao long và ông chài, Vân Tiên thoát nạn. Ông chài muốn Lục Vân Tiên ở lại cùng vui cuộc sống chài lưới. 2.Tìm hiểu văn bản: a.Bố cục: hai phần: - Phần 1 (8 câu thơ đầu): Hành động tội ác Trịnh Hâm. - Phần 2 (còn lại) : Việc làm nhân đức của Ngư ông. c. Phân tích: c1. Hành động và tâm địa của Trịnh Hâm. - Hoàn cảnh của Lục Vân Tiên: tiền hết, mù loà, bơ vơ nơi đất khách. - Trịnh Hâm đã "giúp đỡ" Lục Vân Tiên: "Đêm khuya lặng lẽ như tờ …khi ấy ra tay “ Vân Tiên bị gã xô ngay xuống vời …giả tiếng kêu trời…lấy lời phôi pha" -> Là hành động có tính toán, có âm mưu, có kế hoạch tính toán trước sau - Nguyên nhân: tính đố kị, ganh ghét tài năng, lo cho con đường tiến thân của mình - Hành động độc ác bất nhân, bất nghĩa: đẩy Vân Tiên xuống thuyền vào đêm khuya -> Tâm địa gian ngoan, xảo quyệt Cách tạo diễn biến sự việc nhanh gọn, lời thơ mộc mạc giản dị: Trịnh Hâm là hiện thân của cái ác Giáo án : Ngữ Văn 9 2 Năm học: 2010 -2011 Tiết 42 * HS đọc đoạn còn lại. Đọc chú thích về con giao long? Chi tiết này gợi em liên tưởng đến con vật nào có nghĩa trong truyện trung đại? HS:1 em đọc-cả lớp theo dõi -1 em đọc chú thích: Con hổ có nghĩa GV: Tìm những chi tiết nói về việc làm của Ngư ông và gia đình ông trong đoạn trích? HS tìm chi tiết:…Vớt ngay lên bờ. Hối con vầy lửa…Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày GV: Hành động của gia đình Ngư ông hoàn toàn đối lập với mưu toan thấp hèn nhằm hại người của Trịnh Hâm. GV: Sau khi Vân Tiên tỉnh lại, Ngư ông đã nói với chàng như thế nào ? HS: …Người ở cùng ta. Hôm mai hẩm hút với già cho vui.Lòng lão chẳng mơ. Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn GV: Lời nói đó giúp em hiểu gì về ông Ngư ? -> HS: Tấm lòng nhân nghĩa bao dung, hào hiệp của Ngư ông. GV: Trong tác phẩm không chỉ một lần Nguyễn Đình Chiểu nói đến tấm lòng hào hiệp trọng nhân nghĩa không vụ lợi cá nhân. Khi Vân Tiên đánh tan bọn cướp cứu Nguyệt Nga cũng khảng khái “Làm ơn há dễ trông người trả ơn” và ông Tiều sau này khi cứu ra khỏi hang Thượng Tòng cũng đáp lời “Trông người .sao hay” GV: Ngư ông giãi bày quan điểm của ông về cuộc sống của ông như thế nào? Cảm nhận của em về cuộc sống đó ? HS:suy nghĩ và trả lời GV: Lời nói của Ngư ông về cuộc sống cũng chính là tiếng lòng của Nguyễn Đình Chiểu, những khát vọng về cuộc sống đẹp, một lối sống đáng mơ ước của con người. Phát hiện -> đánh giá. GV: Qua hình ảnh Ngư ông, Nguyễn Đình Chiểu muốn gửi gắm ước mơ gì? HS Thảo luận nhóm – 4 nhóm – 4 và trả lời GV: Từng trải cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu hiểu rất rõ cái ác cái xấu thường lẩn khuất sau những mũ cao, áo dài của bọn người có địa vị cao sang. Nhưng vẫn còn có những cái tốt đẹp, đáng kính trọng, đáng khát khao, tồn tại nơi những con người nghèo khổ mà nhân hậu, vị tha, trọng nghĩa khinh tài. Nhà thơ không chỉ muốn nói lên một sự c2. Việc làm của Ngư ông. - Được Giao Long "dìu đỡ" - Được ông Ngư và gia đình cứu sống “Hối con vầy lửa một giờ Ông hơ bụng dạ mụ hơ mặt mày” - Mơ ước ở hiền gặp lành -> Nhịp thơ nhanh, không đẽo gọt, trau chuốt , kể lại sự việc, dùng nhiều từ địa phương Nam Bộ: hành động cứu người ngay tức thì. Đó chính là tình cảm chân thành của gia đình ông Ngư đối với người bị nạn. - Biết tình cảnh khốn khổ của Vân Tiên: + Ông Ngư sẵn lòng cưu mang chàng Ngư rằng: "Người ở cùng ta Hôm mai hẩm hút với già cho vui" + Không hề tính toán đến cái ơn cứu mạng "… lòng lão chẳng mơ Dốc lòng nhơn nghĩa há chờ trả ơn" -> Tấm lòng bao dung, nhân ái, hào hiệp của ông Ngư đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen, độc ác của Trịnh Hâm. - Cuộc sống của Ngư ông: "Rày roi mai vịnh vui vầy …Tắm mưa chải gió ." -> Lời thơ thanh thoát, uyển chuyển, hình ảnh thơ đẹp, gợi cảm => Cuộc sống phóng khoáng, hoà nhập bầu bạn với thiên nhiên. Ông Ngư chính là hiện thân của cái thiện * Nguyễn Đình Chiểu gửi gắm ước mơ, quan niệm về một cuộc sống trong sạch, tự do phóng khoáng giữa thiên nhiên. 3.Tổng kết: * Nghệ thuật: - Khắc họa nhân vật đối lập thông qua lời nói, cử chỉ, hành động. - Sắp xếp các tình tiết hợp lí. - Lời thơ mộc mạc, giản dị, giàu chất Nam Bộ * Ý nghĩa văn bản: Với đoạn trích này, tác giả đã làm nổi bật sự đối lập giữa cái thiện và cái ác, giữa nhân cách cao cả Giáo án : Ngữ Văn 9 3 Năm học: 2010 -2011 thực ở đời mà còn nhân đó bộc lộ quan điểm sống những điều mong ước thiết tha nhất ở đáy lòng mình, gửi gắm khát vọng vào niềm tin về cái thiện bộc lộ quan điểm nhân dân tiến bộ. HS rút ra nghệ thuật và ý nghĩa văn bản HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý :HS xem lại phần phân tích và đọc kĩ văn bản và những toan tính thấp hèn, đồng thời thể hiện thái độ và niềm tin của tác giả vào những điều bình dị mà tốt đẹp trong cuộc đời thường. III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Học thuộc lòng đoạn trích, hiểu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản. Phân tích nhân vật thông qua ngôn ngữ, hành động - Đọc và cảm nhận được niềm tin của tác giả vào lí tưởng đạo đức cái thiện thắng cái ác, ở hiền sẽ gặp lành. -Chuẩn bị "Đồng chí" E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. Tuần : 9 Ngày soạn: 30/09/2010 Tiết PPCT: 43 Ngày dạy: 06/10/2010 CHƯƠNG TRÌNH ĐỊA PHƯƠNG (PHẦN VĂN) A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hiểu thêm về các tác giả văn học ở địa phương và các tác phẩm văn học viết về địa phương từ sau năm 1975. - Bước đầu bình phẩm và biết được công việc tuyển chọn tác phẩm văn học. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Sự hiểu biết về các nhà văn, nhà thơ ở địa phương. - Sự hiểu biết về tác phẩm văn học ở địa phương. - Những biến chuyển của văn học địa phương sau năm 1975. 2. Kỹ năng: - Sưu tầm và tuyển chọn tài liệu văn thơ viết về địa phương. - Đọc – hiểu và thẩm bình thơ văn viết về địa phương. - So sánh đặc điểm văn học địa phương giữa các giai đoạn. 3. Thái độ: - Hình thành sự quan tâm và yêu mến đối với văn học địa phương, giáo dục niềm tự hào và tình yêu quê hương. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:……………………. 9A2:……………………) 2. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc lòng một đoạn trong đoạn trích “Lục Vân Tiên gặp nạn” và nêu ý nghĩa văn bản? - Phân tích nhân vật Ngư ông thông qua hành động, cử chỉ, lời nói? 3.Bài mới: Trong chương trình địa phương ở lớp 8, các em đó bước đầu tìm hiểu Văn học địa phương đến năm 1975. Ở chương trình địa phương năm nay, các em sẽ tiếp tục tìm hiểu để bổ sung những hiểu biết về Văn học địa phương. Nhưng do văn học địa phương chúng ta ít các tác phẩm nên cô sẽ giới thiệu đến các em một số tác giả ở Đà Lạt và tác phẩm viết về Đà Lạt. Giáo án : Ngữ Văn 9 4 Năm học: 2010 -2011 HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY TÌM HIỂU CHUNG Chuẩn bị: Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay -HS: - GV hướng dẫn HS lập bảng thống kê trình bày trình bày theo trình tự thời gian xuất hiện của tác phẩm - GV hướng dẫn học sinh lần lượt thực hiện các hoạt động - GV hình thành 1 bảng thống kê đầy đủ (dựa vào tư liệu và bản thống kê của HS ) 1.Học sinh tập hợp theo tổ: bản thống kê mà mình đó sưu tầm được: - Các thành viên trong tổ nộp bản thống kê - Tổ trưởng (nhóm trưởng) tập hợp vào thành một bản 2.Các tổ đọc trước lớp bản thống kê của tổ mình (danh sách tác giả, tác phẩm đó sưu tầm) - Bổ sung vào bản thống kê của mình những tác phẩm tác giả còn thiếu Gv hướng dẫn HS sưu tầm một số tác phẩm viết về Đà Lạt I. TÌM HIỂU CHUNG: 1Lập bảng thống kê các tác giả, tác phẩm văn học ở địa phương đã học từ năm 1975 -> nay S T T Tác giả Năm sinh Quê quán Tác phẩm chính 1 Phạm Quốc Ca Nghệ An Trong rừng Thăm chị 2 Hà Linh Chí Nơi mùa xuân quê em 3 Lê Bá Cảnh 1941 Quảng Bình Trăng chờ Huyền thoại hồ Than Thở 4 Xuân Ngọc Viếng mộ thầy 5 Bùi Lương Gặp em ở Đam Rông 6 Phạm Vũ Mái trường ai nhỏ 7 Lê Công 1958 Thung lũng trắng 8 Mộng Hòa Thanh 1958 Hoa rụng trong sương 9 Khắc Dũng 1960 Bóng của chiều 10 Phạm Thị Thảo Chùm nhạc Dế 11 Bạch Nhật Phương Về việc tôi làm hôm nay 12 Nguyễn Vinh Buổi sáng đến giảng đường 13 Bùi Minh Quốc 1940 Hà Đông Lên miền Tây Bắc 14 Ngô Viết Dinh Đất quê ta 15 Nguyễn Thị Phương Lan 1960 Quảng Bình Phấn thông bay 2. Sưu tầm giới thiệu tác phẩm viết về Đà Lạt ĐÀ LẠT TRĂNG MỜ (Hàn Mặc tử) Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu Trời mơ trong cảnh thực huyền mơ Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt Như đón từ xa một ý thơ Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều Để nghe dưới đáy nước hồ reo Để nghe tơ liễu run trong gió Và để xem trời giải nghĩa yêu Hàng thông lấp loáng đứng trong im Cành lá in như đã lặng chìm Hư thực làm sao phân biệt được Giáo án : Ngữ Văn 9 5 Năm học: 2010 -2011 LUYỆN TẬP *GV cho HS viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu - HS : Viết bài trình bày theo cách cảm nhận của riêng mình - GV: nhận xét bổ sung HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS xem lại tất cả phần văn học trung đại đã học bắt đầu từ Chuyện người con gái Nam Xương đến Lục Vân Tiên gặp nạn, nắm nội dung, ý nghĩa văn bản, thể loại, tác giả, tóm tắt tác phẩm…. Sông Ngân Hà nổi giữa màn đêm Cả trời say nhuộm một màu trăng Và cả lòng tôi chẳng nói rằng Không một tiếng gì nghe động chạm Dẫu là tiếng vỡ của sao băng. THĂM CHỊ ( Phạm Quốc Ca) Chị lấy chồng phía mặt trời gác núi Đường lên xa ngái dốc cùng truông Nhớ tuổi thơ những chiều mây sấm động Em lại thương trên ấy mưa nguồn…… II. LUYỆN TẬP: 1.Giới thiệu trước lớp về một nhà văn, nhà thơ sau năm 1975 2. Đọc diễn cảm một đoạn thơ, đoạn văn hay viết về địa phương 3.Nhận xét về tác giả, tác phẩm văn học địa phương sau 1975 * Viết và trình bày suy nghĩ về quê hương Đạ Long thân yêu: III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Sưu tầm tranh ảnh, tác phẩm của nhà văn, nhà thơ địa phương. -Chuẩn bị "Ôn tập kiểm tra truyện trung đại” E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ************************************ Tuần : 9 Ngày soạn: 30/09/2010 Tiết PPCT: 44 - 45 Ngày dạy: 07/10/2010 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9- Biết vận dụng kiến thức đã học khi giao tiếp, đọc – hiểu và tạo lập văn bản. B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG, THÁI ĐỘ: 1. Kiến thức: - Một số khái niệm liên quan đến từ vựng. 2. Kỹ năng: - Cách sử dụng hiệu quả trong nói và viết, đọc - hiểu văn bản và tạo lập văn bản. 3. Thái độ: - Giáo dục HS ý thức giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt. C.PHƯƠNG PHÁP: - Phát vấn, đàm thoại, giải thích, phân tích. D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Giáo án : Ngữ Văn 9 6 Năm học: 2010 -2011 1.Ổn định lớp: Kiểm diện HS: (9A1:……………………. 9A2:……………………) 2. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của HS - Kết hợp kiểm tra trong giờ học 3.Bài mới: Với lượng kiến thức về từ vựng từ lớp 6 đến lớp 9 là rất lớn chúng ta sẽ cùng đi ôn tập lại về lí thuyết và vận dụng làm bài tập tổng hợp các kiến thức đó trong 5 tiết học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HỆ THỐNG HÓA KIẾN THỨC KẾT HỢP LÀM BÀI TẬP Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. HS nhắc lại khái niệm : từ đơn, từ phức? cho VD? HS:Nhắc lại các loại từ phức, cách phân biệt? - 1 HS đọc BT 2 - Làm bài tập -> trình bày trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu BT Thành ngữ GV: Nhắc lại khái niệm thành ngữ? GV:Em hãy cho biết ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ trong văn chương và trong giao tiếp? - Đọc yêu cầu BT - Hướng dẫn HS làm bài - Trình bày BT trước lớp - 1 HS đọc yêu cầu BT + Tìm hai thành ngữ có hai yếu tố chỉ động vật, hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật . Giải thích ý nghĩa và đặt câu với mỗi thành ngữ tìm đ- ược ( giáo viên chia lớp làm hai nhóm ) * GV ra bài tập thêm: Thành ngữ nào có nội dung được giải thích “Dung túng che chở cho kẻ xấu, kẻ phản trắc” A.Cháy nhà mới ra mặt chuột B.Êch ngồi đáy giếng C.Nuôi ông tay áo D.Mỡ để miệng mèo I.Ôn lại khái niệm từ đơn, từ phức, phân biệt các loại từ phức. - Từ đơn: từ do 2 tiếng tạo nên: gà, vịt… - Từ phức: Do 2 hoặc nhiều tiếng tạo nên: 2 loại + Từ ghép: được cấu tạo bởi những tiếng có quan hệ với nhau về nghĩa: VD: nhà cửa, quần áo, hoa hồng… + Từ láy: được cấu tạo bởi các tiếng có quan hệ với nhau về mặt âm VD: ầm ầm, rào rào… * Bài tập 2: SGK/122 - Từ ghép: giam giữ, tươi tốt, cỏ cây, đưa đón, rơi rụng, mong muốn, bọt bèo, bó buộc, nhường nhịn, ngặt nghèo * Bài tập 3: SGK/123 - Từ láy: có sự giảm nghĩa so với nghĩa gốc: trăng trắng, đèm đẹp, nho nhỏ, lành lạnh, xâm xấp - Từ láy có sự tăng nghĩa so với nghĩa gốc: sạch sành sanh, sát sàn sạt, nhấp nhô II. Thành ngữ: 1. Khái niệm là loại cụm từ có cấu tạo cố định biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh. Nghĩa của thành ngữ thường là nghĩa bóng ->Làm cho lời nói sinh động,gây ấn tượng mạnh tăng hiệu quả giao tiếp trong văn chương làm cho lời văn hàm súc,có tính hình tượng 2. Bài tập a. Bài tập 2: SGK/123 mục II - Tổ hợp từ là thành ngữ: b, c, d, e + "Đánh trống bỏ dùi": làm việc không đến nơi, bỏ dở, thiếu trách nhiệm + "Chó treo mèo đậy": muốn giữ gìn thức ăn với chó thì phải treo lên, với mèo thì phải đậy lại + "Được voi đòi tiên": tham lam được cái này muốn cái khác hơn + "Nước mắt cá sấu": sự thông cảm thương xót, giả dối nhằm đánh lừa - Tục ngữ: "Gần mực…thì rạng": hoàn cảnh, môi trường xã hội có ảnh hưởng quan trọng đến tính cách, đạo đức của con người. b.Bài tập 3: Mục II a. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ động vật : + Đầu voi đuôi chuột: công việc lúc đầu làm tốt nhưng cuối cùng lại không ra gì + Như chó với mèo: xung khắc, không hợp nhau (- Kiến bò chảo nóng - Mỡ để miệng mèo ) Giáo án : Ngữ Văn 9 7 Năm học: 2010 -2011 Hãy tìm trong các đoạn trích của Truyện Kiều vừa học các thành ngữ ?Giải nghĩa? VD:Kiến bò miệng chén (chỉ chạy quanh quẩn không thoát được) Kẻ cắp gặp bà già (kẻ tinh ranh quỷ quyệt gặp phải đối thủ xứng đáng) Nghĩa của từ GV: Thế nào là nghĩa của từ? Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải làm gì? - Hướng dẫn HS làm BT + Trình bày BT trước lớp + HS khác nhận xét + GV đánh giá + Đọc yêu cầu BT Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ GV: Từ nhiều nghĩa có đặc điểm gì? GV: Hiện tượng chuyển nghĩa của từ? Hướng dẫn HS làm BT. GV: Cách hiểu nào trong hai cách sau là đúng ? Vì sao ? GV: Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển ? GV: Có thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa làm xuất hiện từ nhiều nghĩa được không?Vì sao ? b. Hai thành ngữ có yếu tố chỉ thực vật : + Cây nhà lá vườn: những thức rau, hoa, quả do nhà trồng được (không cầu kì, bày vẽ) + Cưỡi ngựa xem hoa: việc làm mang tính chất hình thức, không có hiệu quả cao (- Bèo dạt mây trôi - Bài để nương dâu) c.Bài tập 4: 2 dẫn chứng việc sử dụng thành ngữ trong văn chương VD: Vợ chàng quỷ quái tinh ma Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau (Thuý Kiều báo ân báo oán) "…cái con mặt sứa gan lim này" "…tuồng mèo mả gà đồng" ( Quan Âm Thị Kính) * HS đặt câu với các thành ngữ vừa tìm được III.Nghĩa của từ: 1.Khái niệm - Nghĩa của từ là toàn bộ nội dung mà từ biểu thị - Muốn hiểu đúng nghĩa của từ ta phải đặt từ trong câu cụ thể 2.Bài tập: 1.Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu sau: Nghĩa của từ mẹ là: "người phụ nữ, có con, nói trong quan hệ với con" 2.Chọn cách giải thích đúng, giải thích vì sao lại chọn cách giải thích đó - Cách giải thích (b) là đúng. Vì cách giải thích (a) vi phạm một nguyên tắc quan trọng phải tuân thủ nguyên tắc khi giải nghĩa từ, vì dùng các từ có nghĩa thực thể, để giải thích cho một từ chỉ đặc điểm, tính chất. IV.Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ; 1.Khái niệm: Từ nhiều nghĩa và hiện tượng chuyển nghĩa của từ - Từ có thể có một hoặc nhiều nghĩa - Hiện tượng chuyển nghĩa của từ: trong từ nhiều nghĩa , nghĩa gốc là nghĩa xuất hiện từ đầu là cơ sở để hính thành các nghĩa khác. Nghĩa chuyển được hình thành trên cơ sở nghĩa gốc, có quan hệ với nghĩa gốc 2.Bài tập: - Từ hoa trong thềm hoa, lệ hoa được dùng theo nghĩa chuyển sang nó chỉ có nghĩa như vậy trong văn cảnh này, chưa có trong từ điển -> Không thể coi đây là hiện tượng chuyển nghĩa của từ. Vì nghĩa chuyển này của từ hoa chỉ là nghĩa chuyển lâm thời, nó chưa làm thay đổi nghĩa của từ, chưa thể đưa vào từ điển. * Bài tập: 1-Bài tập 1: Giải thích các thành ngữ sau trong "Truyện Kiều" - "Bướm lả ong lơi": bướm ong dùng để chỉ những người hiếu Giáo án : Ngữ Văn 9 8 Năm học: 2010 -2011 Bài tập làm thêm: -GV hướng dẫn HS làm bài Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ Đầu (1), (3) dùng theo nghĩa từ vựng Đầu (1), (3), (4) -> chuyển Tiết 45 Từ đồng âm GV:Nhắc lại khái niệm từ đồng âm ? GV: Phân biệt sự khác nhau giữa hiện tượng từ nhiều nghĩa với hiện tượng từ đồng âm ? GV: Trong hai trường hợp (a) và (b) đó trường hợp nào có hiện tượng từ nhiều nghĩa, trường hợp nào có hiện tượng từ đồng âm ? Vì sao ? * Đọc yêu cầu bài tập 2/124. * Thảo luận. Trình bày -> Nhận xét Từ đồng nghĩa GV: Từ đồng nghĩa là gì ? GV:Chọn cách hiểu đúng trong những cách hiểu ( đã cho )? GV: Dựa trên cơ sở nào, từ “xuân” có thể thay thế cho từ “tuổi”. Việc thay thế cho từ trong câu nói trên có tác dụng diễn đạt như thế nào?Thảo luận.Trình bày -> Nhận xét. Từ trái nghĩa GV: Thế nào là từ trái nghĩa? GV: Hãy cho biết mỗi cặp từ trái sắc - "Cá chậu chim lồng": chỉ hạng người tầm thường cam chịu sống trong vòng giam hãm, - “Gió tựa hoa kề”: gió và hoa chỉ nam và nữ, hai động từ tựa và kề diễn tả sự lả lơi của khách làng chơi và kĩ nữ khi ngồi bên nhau - Lá thắm chỉ hồng: việc xe duyên vợ chồng, việc nhân duyên do trời định 2-Bài tập 2: Từ đầu trong các trường hợp sau, từ nào được dùng theo nghĩa gốc, từ nào được dùng theo nghĩa chuyển, từ nào được dùng theo nghĩa vựng, từ nào được dùng theo nghĩa tu từ? Vì sao? - "Đầu súng trăng treo" (1) - "Ngẩn đầu cầu nước trong như ngọc" (2) - "Trên đầu những rác cùng rơm" (3) - "Đầu xanh có tội tình gì" (4) V. Từ đồng âm. 1. Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau. 2. Bài tập. a, Từ lá ở đây là từ nhiều nghĩa: Lá 1: nghĩa gốc Lá 2 (lá phổi): mang nghĩa chuyển b, Đường 1: đường ra trận Đường 2: như đường => Có hiện tượng đồng âm, vì hai từ có vỏ ngữ âm giống nhau “đường” những nghĩa khác nhau. VI. Từ đồng nghĩa. 1.Khái niệm: Là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. 2. Bài tập 2/125. a.Bài tập 2: Chọn cách hiểu d: "các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng" b.Bài tập 3: Khi người ta đó ngoài 70 xuân… -> Từ xuân thay thế cho từ tuổi => Xuân một mùa trong năm đồng nghĩa 1 tuổi (lấy bộ phận để chỉ toàn thể - hình thức chuyển nghĩa theo hình thức hoán dụ) - Từ xuân ở đây được sử dụng để tránh lặp từ, đồng thời thể hiện tinh thần lạc quan của tác giả c. Các từ đồng nghĩa với nhau có thể không thay thế được cho nhau trong nhiều trường hợp sử dụng VII. Từ trái nghĩa. 1.Khái niệm: Từ trái nghĩa là từ có nghĩa trái ngược nhau. 2.Bài tập 3/125. Giáo án : Ngữ Văn 99 Năm học: 2010 -2011 nghĩa còn lại thuộc nhóm nào? Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ GV:Thế nào là cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ ? GV:Giải thích nghĩa của những từ ngữ đó theo cách dùng từ nghĩa rộng để giải thích từ nghĩa hẹp ? Trường từ vựng GV:Nhắc lại khái niệm từ vựng? Cho VD? - GV hướng dẫn HS làm BT - Trình bày trước lớp Bài tập thêm 1-Bài tập 1: Tìm các từ và cụm từ đồng nghĩa với chị Dậu qua lời dẫn truyện của tác giả trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" 2-Bài tập 2: Tìm các từ trái nghĩa trong 6 câu đầu trong "Kiều ở lầu Ngưng Bích", chỉ rõ tác dụng của chúng HƯỚNG DẪN TỰ HỌC GV gợi ý: HS ôn lại kiến thức đã học và áp dụng vào các văn bản đã học như truyện Kiều qua các đoạn trích Kiều ở lầu Ngưng Bích, Mã Giám Sinh mua Kiều, Cảnh ngày xuân, Chị em Thúy Kiều… * Cùng nhóm với sống – chết: Chẵn – lẻ, chiến tranh – hòa bình (trái nghĩa tuyệt đối). * Cùng nhóm với già - trẻ : yêu – ghét, cao – thấp, nông – sâu, giàu – nghèo ( trái nghĩa tương đối ) VIII. Cấp độ khái quát của nghĩa từ ngữ. 1.Khái niệm : Là nghĩa của 1 từ ngữ có thể rộng hơn ( khái quát hơn ) hoặc hẹp hơn ( ít khía quát hơn ) nghĩa của từ ngữ khác ( nghĩa rộng, hẹp ). 2.Bài tập - Từ: từ dơn và từ phức - Từ phức: từ ghép và từ láy + Từ ghép: chính phụ + đẳng lập + Từ láy: láy toàn bộ + láy bộ phận - Láy bộ phận: Láy âm và lấy vần - Giải thích nghĩa của những từ trong sơ đồ VD: Từ láy âm là từ láy các bộ phận phụ âm đầu IX. Trường từ vựng. 1.Khái niệm : Là tập hợp những từ có ít nhất 1 nét chung về nghĩa. VD: Trường từ vựng đồ dùng học tập: vở, sách bút… Trường từ vựng 2 Bài tập : 2 từ cùng tường từ vựng là tắm - bể -> tăng giá trị biểu cảm của câu nói, tăng sức tố cáo tội ác thực dân Pháp III.HƯỚNG DẪN TỰ HỌC - Phân tích cách lựa chọn từ ghép, từ láy, từ đồng âm, từ trái nghĩa, trường từ vựng, thành ngữ, tục ngữ trong một văn bản cụ thể. -Chuẩn bị : Tổng kết về từ vựng (tt) E. RÚT KINH NGHIỆM: ……………………………………………………………………………………………………………. ……………………………………………………………………………………………………………. ************************************ Giáo án : Ngữ Văn 9 10 Năm học: 2010 -2011 . ************************************ Tuần : 9 Ngày soạn: 30/ 09/ 2010 Tiết PPCT: 44 - 45 Ngày dạy: 07/10 /2010 TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT: - Hệ thống hóa kiến thức. Văn 9 8 Năm học: 2010 -2 011 Bài tập làm thêm: -GV hướng dẫn HS làm bài Đầu (2) được dùng theo nghĩa gốc Đầu (4) dùng theo nghĩa tu từ Đầu (1), (3) dùng theo