1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về kinh tế vĩ mô và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

12 38 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 757 KB

Nội dung

Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm 4 nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ: Tiêu dùng của hộ gia đình C: Consumpion Đầu tư của các doanh nghiệp I : Investment Mua hàng hóa chính

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI VÀ BẤT ĐỘNG SẢN



BÀI TẬP MÔN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN

KINH TẾ - XÃ HỘI

Trang 2

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

Đề bài : Tổng quan về kinh tế vĩ mô và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội?

BÀI LÀM :

A Đặt vấn đề:

Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2012 của Việt Nam được triển khai trong bối cảnh gặp nhiều khó khăn, thách thức Kinh tế thế giới chưa có nhiều chuyển biến khả quan, còn tiềm ẩn yếu tố rủi ro và được dự báo tiếp tục có những biến động khó lường Ở trong nước, hoạt động sản xuất kinh doanh đầu năm tiếp tục bị áp lực do lãi suất vay và huy động vốn cao, mức tiêu thụ sản phẩm đạt thấp

Trên cơ sở đánh giá những kết quả đạt được trong năm 2011 cùng với phân tích đầy

đủ các yếu tố thuận lợi, khó khăn ở trong và ngoài nước, Chính phủ ban hành Nghị quyết

số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012 về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2012 Theo đó, mục tiêu tổng quát của năm 2012 là ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế

vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội,

an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn

B Giải quyết vấn đề:

I Tổng quan về nền kinh tế vĩ mô Việt Nam:

Kinh tế học hiện đại đựợc phân thành hai nhánh kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ

mô Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nội dung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý ở hai cấp độ

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở đơn vị sản xuất hay người tiêu dùng trong kinh tế học vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hình tổng quan và tổng cầu

1 Kinh tế học vĩ mô là gì?

Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về cách thức sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện bằng những hiện tượng và các hoạt động dưới hai gốc độ:Góc độ bộ phận, kinh tế vi mô nghiên cứu hành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữa chúng trên các thị trường từng ngành hàng Ở gốc độ toàn bộ nền kinh tế gọi là kinh tế vĩ mô Trong kinh tế vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết 2 vấn đề:

- Tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu về hoạt động của tổng thể nền kinh tế

- Chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thế nào? Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới 4 phạm vi cơ bản:

+ Sản lượng và tăng trưởng kinh tế

+ Việc làm và thất nghiệp

+ Sự biến động của mặt bằng giá cả

+ Thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài

Kinh tế vi mô tìm cách giải thích điều gì qui định các biến số đó, tại sao chúng lại biến động theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng

Trang 3

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

2 Các mục tiêu của kinh tế vĩ mô :

a Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh

Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách nhìn vào một vài biến só trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩm quốc nội( GDP) GDP là thước đo theo giá trị thị trường của tất cả các hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất tại một nước trong một năm Có hai cách tính toán GDP: GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xác định theo giá cố định hay giá gốc

GDP thực theo xu hướng và những dao động của GDP thực: GDP thực theo xu hướng hoặc khuynh hướng tăng của GDP thực qua thời gian Những dao động của GDP thực là sự chênh lệch của GDP thực so với xu hướng của nó Xu hướng tăng của GDP thực qua thời gian bắt nguồn từ những lý do như: Sự gia tăng dân số làm gia tăng nguồn nhân lực, sự gia tăng cơ sở vật chất do quá trình tích lũy vốn, tiến bộ kỹ thuật

Sự biến động của GDP thực tế là một thước đo hiện có tốt nhất về quy mô và tăng trưởng của mức sản lượng bởi vì GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biến động giá cả Nó được xem như mạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốc dân

Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăng trưởng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời ký này sang thời kỳ khác

* Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện:

Các lực lượng kinh tế nào lại gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào dẫn đến khôi phục kinh tế Liệu các chính sách của chính phủ

có thể sử dụng để làm dịu hay triệt tiêu những biến động ngắn hạn trong nền kinh

tế hay không? Đây là vấn đề lớn được đưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi nền kinh tế hiện đại

b Việc làm nhiều và thất nghiệp ít:

Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế vĩ mô là làm việc nhiều đồng nghĩa với thất nghiệp thấp Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đang tích cực làm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động

Tỷ lệ thất nghiệp = ( Số người thất nghiệp/ Tổng số lực lượng lao động)*100

Biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theo chu

kỳ kinh doanh Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp và ngược lại

c Lạm phát:

Lạm phát là tình trạng mức giá trung bình( mức giá chung) của nền kinh tế tăng lên trong một khoảng thời gian nhất định

Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng tỷ lệ lạm phát(%) Tỷ lệ lạm phát được đo bằng

tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả( thường là chỉ số CPI) Chỉ số giá cả là tỷ lệ

so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hóa trong một năm hoặc một thời

kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hóa vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc

Tỷ lệ lạm phát năm(t)=( Chỉ số giá năm(t)-Chỉ số giá năm(t - 1))/(Chỉ số giá năm(t-1))*100

Trang 4

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá Giá trị của tiền tệ giảm dần như theo cùng mọt tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát( tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giá nhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn) Lạm phát có tác động làm thay đổi tỷ giá hối đoái Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ giảm hơn so với nước khác

d Cán cân thương mại:

Khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thế giới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhậu khẩu doi ra đó bằng cách vay tiền nước ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế Ngược lại, khi một nước có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài Như vậy, nghiên cứu của chúng

ta về mất cân bằng thương mại liên quan chặt với dòng chu chuyển vốn quốc tế

e Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô:

Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm sót của chính phủ có thể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô Tức là, bằng cách thay đổi chính sách tiền tệ, tài khoá, và các chính sách khác, chính phủ có thể lái nền kinh

tế đến một tình trạng tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và việc làm Các chính sách chủ yếu:

Chính sách tài khóa: Quyết định điều chỉnh thuế, chi tiêu chính phủ nhằm đạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn

Chính ách tiền tệ: Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ làm thay đổi mức cung tiền và lãi suất, thông qua các công cụ như: Lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, nhiệm vụ thị trường mở Nhằm hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm, và giá cả đạt mức mong muốn

Chính sách thu nhập: Các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lương trong nền kinh tế

Chính sách ngoại thương: Gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cân thương mại

để góp phần cân bằng cán cân thanh toán Chính sách ngoại thương sử dụng các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ thương mại quốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu

3 Tổng cầu, tổng cung và cân bằng kinh tế vĩ mô:

3.1 Tổng cầu :

3.1.1 Tổng cầu( Aggregate demand): Là tỏng khối lượng hàng hóa và dịch vụ

mà các tác nhân kinh tế có khả năng và sẵn sàng mua trong một thời kỳ nhất định Trong một nền kinh tế mở, tổng cầu bao gồm 4 nguồn yêu cầu về hàng hóa và dịch vụ:

Tiêu dùng của hộ gia đình ( C: Consumpion)

Đầu tư của các doanh nghiệp ( I : Investment)

Mua hàng hóa chính phủ ( G : Government expendituest)

Xuất khẩu ròng( NX: Net Export) Là chênh lệch giữa xuất khẩu( Export) và nhập khẩu( IM : Import)

AD = C + I + G + NX

3.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu

Mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ( P)

Thu nhập của các chủ thể kinh tế ( NI)

Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ ( Tax)

Khối lượng tiền tệ cung ứng ( Ms), lãi suất( r)…

Trang 5

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

3.1.3 Đường biểu diễn tổng cầu :

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiều với giá cả trung bình Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu

và mức giá chung AD = F(P)

* Tính chất của đường tổng cầu

Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đến tổng cầu Độ dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

- Mức giá và tiêu dùng – Hiệu ứng của cải: Ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá là làm tăng giá trị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ.Nếu như nguwoif ta giữ một khối lượng tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩm hơn trước

- Mức giá và đầu tư – Hiệu ứng lãi suất: Khi giá cả giảm, các hộ gia đình cần giữ

ít tiền hơn để mua hàng hóa và dịch vụ mà họ muốn Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn và cho vay nhiều hơn Điều này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanh nghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc và thiếp bị

- Mức giá và xác suất ròng – Hiệu ứng thay thế quốc tế: Trong nền kinh tế mở, sự giảm giá sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên trẻ tương đối so với hàng ngoại.Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

Cả 3 hiệu ứng này hàm ý rằng với một yếu tố khác giữ nguyên, có một mối quan

hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hóa dịch vụ được yêu cầu Nói cách khác đường tổng cầu có độ dốc âm

* Những thay đổi của tổng cầu :

- Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng: Bất kỳ một sự kiện nào làm thay đổi

tiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đuwongf tổng cầu Một trong những chính sách có ảnh hưởng đến tiêu dùng là mức thuế Khi chính phủ cắt giảm thuế, mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải Khi chính phủ tăng thuế mọi người tiêu dùng ít hơn, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

- Sự dịch chuyển phát sinh từ dầu tư: Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tư

của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu Nếu các doanh ngiệp hoặc các nhà đầu tơ lạc quan trong tương lai họ sẽ tăng đầu

tư làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải Nhưng khi các doanh nghiệp thấy

bi quan thì đầu tư sẽ giảm lúc này tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái

- Chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư: Nếu

chính phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chỉ tiêu đầu tư thì sẽ tăng lượng cầu về hàng đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá Do đó đường tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải Việc hủy bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

- Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu chính phủ: Một trong những cách trực

tiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu là thông qua chi tiêu chính phủ Chính phủ cắt giảm chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái Ngược lại Chính phủ tăng chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải

- Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng: Bất cứ biến cố nào làm thay đổi

xuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển Khi xuất khẩu ròng tăng do bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm làm

Trang 6

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải Một biến cố làm giảm xuất khẩu ròng như suy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

3.2 Tổng cung :

3.2.1 Khái niệm: Tổng cung trong nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hóa, dịch

vụ mà các doanh nghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ nhất định

3.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung:

- Các nguồn lực :Lao động, tài nguyên thiên nhiên, tư bản (máy móc, thiếp bị và

các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất) và công nghệ Các nhà kinh

tế sử dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà nền kinh tế tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ

- Mức giá chung:

- Chi phí sản xuất: Phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào như tiền lương, giá

nguyên liệu nhập khẩu…

3.2.3 Đường tổng cung:

Đường tổng cung là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cung và mức giá của nền kinh tế trong điều kiện các nguồn lực và giá cả các yếu tố đầu vào cho trước Hàm của đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung và đường tổng cung

II Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội:

1 Hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của kế hoạch 5 năm bao gồm:

STT Chỉ tiêu Đơn vị tính

1996-2000

2001-2005

A CHỈ TIÊU KINH TẾ

Trong đó:

Nông, lâm, ngư nghiệp % 4,5-5 4,3

2 Tốc độ tăng giá trị sản xuất

3 GDP theo giá hiện hành (đến năm cuối)

Tổng GDP theo VNĐ nghìn tỷđồng 2650-2660

Thu nhập bình quân đầu người USD/người

4 Cơ cấu kinh tế (đến năm cuối)

Nông, lâm, ngư nghiệp % 19-20 20-21

Trang 7

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

Công nghiệp và xây dựng % 34-35 38-39

5 Xuất nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất khấu Tỷ USD

Tổng kim ngạch nhập khấu Tỷ USD

Tốc độ tăng nhập khẩu % 24

6 Đầu tư phát triển

Tổng đầu tư phát triển 5 năm Tỷ USD 59-61

Tổng đầu tư phát triển/GDP % 30 32%

Cơ cấu đầu tư

Đầu tư phát triển nông nghiệp % 13

Đầu tư phát triển công nghiệp % 44

Đầu tư phát triển dịch vụ, du lịch 15

Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng %

Đầu tư vào các ngành KH-CN,

Đầu tư vào các ngành khác % 20

B CHỈ TIÊU XÃ HỘI

Dân số trung bình (năm cuối kỳ) Triệu người

Mức giảm tỷ lệ sinh 1/1000 0,5

Tỷ lệ biết chữ trong dân cư %

Lao động được giải quyết việc làm triệu người 2 7,5

Tỷ lệ lao động qua đào tạo % 22-25 30

2 Quy hoạch phát triển :Khái niệm và bản chất

Quy hoạch là việc lựa chọn phương án phát triển và tổ chức không gian các đối tượng kinh tế, xã hội và môi trường cho thời kỳ dài hạn trên lãnh thổ xác định, có tính tới các điều kiện của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

Để có được sự nhận thức đúng đắn về dự án qui hoạch phát triển trong cơ chế thị trường, hiệu rõ nội dung và phương pháp nghiên cứu của qui hoạch, những người làm công tác quy hoạch phát triển cần biết rõ:

- Thế nào là quy hoạch phát triển các ngành và quy hoạch phát triển lãnh thổ( vùng, tỉnh)?

- Nội dung của quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch phát triển lãnh thổ?

- Phương pháp nghiên cứu quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ?

- Tổ chức phối hợp nghiên cứu lập dự án quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ?

a Thế nào là quy hoạch phát triển?

Quy hoạch phát triển là bản chất chứng khoa học về kế hoạch phát triển kinh tế,

xã hội và tổ chức không gian hợp lý về phát triển kinh tế, xã hội và tổ chức không gian hợp lý và phát triển kinh tế, xã hội( hay bố trí hợp lý kinh tế, xã hội) theo lãnh thổ Quy hoạch phát triển bao gồm những nội dung cơ bản:

- Tổng kết quả phát triển 10-15 năm của thời kỳ trước khi quy hoạch

Trang 8

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

- Phân tích, dự báo các yếu tố và nguồn lực phát triển

- Xác định quan điểm , mục tiêu phát triển

- Xây dựng các phương án phát triển và tổ chức không gian( bao gồm các chương trình và dự án ưu tiên)

- Các giải pháp thực hiện

Quy hoạch phát triển tập trung vào những vấn đề then chốt: Quan điểm, mục tiêu,

và định hướng phát triển, các giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực hiện, các chương trình và dự án đầu tư quan trọng

Quy hoạch phát triển bao gồm quy hoạch tổng thể phát triển các ngành, lĩnh vực

và quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

b Các loại quy hoạch :

Quy hoạch tổng thể phát triển KT –XH là việc luận chứng phát triển KT –XH và

tổ chức không gian các hoạt động kinh tế, xã hội hợp lý( hay bố trí hợp lý kinh tế, xã hội) theo ngành và lãnh thổ để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT- XH quốc gia Quy hoạch tổng thể phát triển KT- XH cả nước là bước cụ thể hóa của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội quốc gia nhằm khai thác, phát huy có hiệu quả các điều kiện và đặc điểm của từng vùng lãnh thổ

* Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội gồm có: Quy hoạch tổng thể

phát triển KT- XH chung của cả nước( gọi tắt là quy hoạch lãnh thổ) Quy hoạch lãnh thổ bao gồm quy hoạch vùng kinh tế - xã hội( hay còn gọi là vùng lớn) các vùng kinh

tế trọng điểm, các lãnh thổ đặc biệt; các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương( dưới đây gọi tắc là tỉnh), và huyện, quận, thị xã( dưới đây gọi tắc là huyện)

Quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực( gọi tắt là quy hoạch ngành) là việc luận chứng, lựa chọn phương án phát triển và phân bố ngành hợp lý trên phạm vi cả nước

và trên các vùng lãnh thổ với sự tham gia của các thành phần kinh tế

Quy hoạch ngành, gồm có các quy hoạch ngành kinh tế _ kỹ thuật, quy hoạch sản phẩm Quy hoạch ngành kinh tế _ kỹ thuật quan trọng, các sản phẩm chủ lực do thủ tướng Chính phủ quy định; quy hoạch phát triển hệ thống đô thị; quy hoạch phát triển các ngành thuộc KCHT; quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch hệ thống các vùng cây trồng, vùng chăn nuôi tập trung; quy hoạch hệ thống KCN tập trung

Quy hoạch phát triển các ngành thuộc kết cấu hạ tầng( gồm cả kết cấu hạ tầng kinh tế và kết cấu hạ tầng xã hội) có thời gian định hướng quy hoạch là 20 năm hoặc

xa hơn Quy haọch các ngành kết cấu hạ tầng kinh tế được định vị và có tính ổn định Quy hoạch phát triển các ngành sản xuất kinh doanh là quy hoạch có tính chất định hướng phù hợp với điều kiện kinh tế thị trường

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức không gian, hệ thống công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa, nghệ thuật, bảo

vệ môi trường và an ninh quốc phòng Quy hoạch xây dựng là bước cụ thể hóa của quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành và là cơ sở trực tiếp để quản lý, triển khai các công trình xây dựng

Quy hoạch cụ thể là sự luận chứng lựa chọn địa điểm bố trí các công trình và tổ chức không gian tổng thể trên một lãnh thổ xác định trong từng thời kỳ, là bước cụ thể hóa của quy hoạch vùng lãnh thổ, quy hoạch ngành

Quy hoạch cả nước, quy hoạch ngành độc lập trước để làm cơ sở tiến hành quy hoạch các tỉnh, quy haọch tỉnh phải được làm trước để làm cơ sở cho quy hoạch huyện…Quy hoạch ngành trên lãnh thổ tỉnh là việc cụ thể hóa định hướng phát triển quy hoạch ngành trên lãnh thổ tỉnh là việc cụ thể hóa định hướng phát triển quy

Trang 9

Bài tập mụn Quy hoạch phỏt triển kinh tế xó hội Giảng viờn: TS Trần Sinh

hoạch ngành và quy hoạch tỉnh là mối quan hệ trờn xuống dưới lờn, vừa là cơ sở, vừa

là căn cứ bổ sung lẫn nhau

Quy hoạch cả nước giữ vai trũ chủ đạo, đồng thời quy hoạch vựng lónh thổ, quy hoạch ngành là cơ sở phỏp lý để tiến hành lập cỏc quy hoạch cụ thể và quy hoạch xõy dựng Quy hoạch cụ thể và quy hoạch xõy dựng khi độc lập là cơ sở để thực thi cỏc phương ỏn của quy hoạch vựng, lónh thổ và quy hoạch ngành, đồng thời cũn là căn

cứ bổ sung, điều chỉnh quy hoạch cả nước, quy hoạch vựng lónh thổ và quy hoạch ngành

3 Phương phỏp tiếp cận quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế - xó hội ở Việt Nam:

Đõy là một trong những vấn đề lớn và cú ý nghĩa quan trọng đối với Việt Nam trong lĩnh vực quy hoạch phỏt triển Thực tiễn và lý luận cho phộp khỏi quỏt phương phỏp tiếp cận một cỏch thống nhất

a Nghiờn cứu cỏc nhõn tố phỏt triển( thị trường, sự tỏc động của nhõn tố chớnh trị -hợp tỏc quốc tế, cỏc nguồn lực nội sinh, cỏc cơ chế, chớnh sỏch hiện hành, cỏc yếu tố ngoại sinh,…) trong mối quan hệ động và cú so sỏnh

b Nghiờn cứu, luận chứng cỏc mục tiờu phỏt triển( xỏc định quan điểm, luận chứng cỏc khả năng phỏt triển phản ỏnh cỏc mục tiờu phỏt triển về kinh tế, về xó hội, về mụi trường, về giữ vững an ninh quốc phũng)

c Nghiờn cứu cỏc giải phỏp đảm bảo cỏc mục tiờu được thực hiện( trong đú quan trọng nhất là cỏc giải phỏp về hỡnh thành cơ cấu kinh tế, lựa chọn phỏt triển ngành mũi nhọn, phỏt triển cỏc lĩnh vực, chớnh sỏch đầu tư, chớnh sỏch phỏt triển nguồn nhõn lực, vấn đề chỉ đạo và điều hành, vấn đề hợp tỏc liờn ngành, liờn vựng…)

4 Nội dung và phương phỏp tiếp cận quy hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế _ xó hội ở Việt Nam:

Trong thời gian vừa qua cụng tỏc qui hoạch tổng thể phỏt triển kinh tế _ xó hội đó cú đúng gúp đỏng kể vào sự phỏt triển và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam Trờn phạm vi cả

Quy hoạch phát triển

Quy hạach phỏt triển vựng, lóãnh thổ Quy hoạch

phỏt triển ngành

QH phát triển khối ngàn

h kinh tế

QH phát triển khối ngàn

h xã

hội

QH phát triển khối ngành kết cấu hạ tầng

Quy hoạch phát triển vùng

Quy hoạch phát triển tỉnh

Kế hoạch trung

và ngắn hạn

Kế hoạch phát triển

5 năm

Kế hoạch phát triển hàng năm

Chiến l ợc

phát triển kT-XH

cả n ớc

Mục

tiêu

Chiến

l ợc

Nhiệm

vụ và

ph ơng

thức

đạt

Chiến

l ợc

Chiến

l ợc về thời gian

Ghi chú: Đ ờng chi phối quyết

định

Đ ờng quan hệ tác

động

Đ ờng quan hệ t ơng

hỗ

Trang 10

Bài tập môn Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội Giảng viên: TS Trần Sinh

nước nhờ công trình quy hoạch đã hình thành hàng chục vùng trồng cây chuyên môn hóa, hàng chục khu công nghiệp tập trung, hàng chục điểm đô thị mới, rất nhiều cảng biển, tuyến đường có tốc độ cao, nhiều công trình thủy điện,…Tuy nhiên trước đòi hỏi của cuộc sống đầy sinh động và biến đổi không ngừng, công tác quy hoạch phát triển toe ra còn nhiều hạn chế Thực tế cho thấy, nội dung và phương pháp quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội theo những tài liệu hướng dẫn đã công bố của các ngành chức năng

đã bộc lộ một số điểm không thật thích hợp và bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế

* Những yếu kém chủ yếu trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch.

- Quan niệm về quy hoạch trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế cho

rõ lại cho thống nhất; việc phân định giữa các loại quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

-xã hội lãnh thổ, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng còn nhiều lúng túng và cho rõ

- Trong việc quản lý ngành, quan niệm giữa các Bộ và địa phương về quy hoạch phát triển cho có được sự thóng nhất và cho xác định rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung của từng loại quy hoạch, chẳng hạn dự án tổng quan nông nghiệp có phải là dự án quy hoạch nông nghiệp không?

Chất lượng các dự án quy hoạch còn nhiều hạn chế Dịnh hướng dài hạn tuy đã được xác định nhưng các căn cứ của chúng cho đủ và cho vững chắc, nhất là các vấn đề về dự báo Tầm nhìn của nhiều dự án quy hoạch còn ngắn Nguyên nhân thì có nhiều nhưng phải kiểm tra cơ bản cho đủ, thông tin phục vụ nghiên cứu quy hoạch thiếu, lực lượng nghiên cứu quy hoạch hạn chế, xử lý liên ngành, liên vùng yếu

- Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch mà biểu hiện rõ nhất là phân công, phân cấp không rõ ràng, thiếu một khung pháp lý đầy đủ cho việc lập, phê duyệt, quản lý quy hoạch, thiếu sự chỉ đạo và hướng dẫn thống nhất về các vấn đề liên quan đến công tác quy hoạch trong phạm vi cả nước, thiếu kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch Điều đó biểu hiện cụ thể ở những điểm sau:

+ Quy trình kế hoạch hóa nền kinh tế quốc dân đã được xác định trong chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính Phủ là “Chiến lược- quy hoạch – kế hoạch” chưa được làm rõ và chưa được thể chế hóa

+ Các ngành lập quy hoạch chưa có được phương pháp chỉ dẫn thống nhất, mà chỉ theo phương pháp riêng của ngành mình Thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong quá trình lập các quy hoạch ngành, nên xảy ra tình trạng một số quy hoạch chồng chéo và không ăn khớp với nhau Nhiều ngành tự tổ chức thẩm định và trình thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thiếu một quy chế phê duyệt, thiếu một quy chế phê duyệt thống nhất

+ Quy hoạch ngành và quy hoạch tỉnh không hoặc ít gắn với nhau

+ Quy trình lập, thẩm định, phê duyệt các quy hoạch nghiêm túc và thậm chí chưa theo quy định tại chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ

+ Nhiều quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh sau khi xây dựng xong, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhưng không được cụ thể hóa bằng các quy hoạch đầu tư, kế hoạch đầu tư 5 năm, như quy hoạch vùng chuyên môn hóa, quy hoạch các sản phẩm quan trọng và quy hoạch xây dựng…nên việc thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát quy hoạch gặp khó khăn

+ Việc cung cấp thông tin cho các cơ quan nghiên cứu quy hoạch chưa thường xuyên và chưa đầy đủ, chưa có một thể chế cụ thể và bảo đảm thông tin cho công tác quy hoạch Thiếu các cuộc điều tra bổ sung cập nhật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, về kinh tế - xã hội

+ Theo chỉ thị 32/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng bộ quản lý ngành, chủ tịch UBND Tỉnh đã xem xét phê duyệt nhiều quy hoạch Tuy nhiên do nhiều

Ngày đăng: 21/05/2020, 12:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w