1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng quan về kinh tế vĩ mô và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội

24 67 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 535 KB

Nội dung

Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu của kinh tế vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI & BẤT ĐỘNG SẢN

BÀI TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI:

TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ VÀ QUY HOẠCH

PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

-TP.Hồ Chí Minh, tháng 8 năm

Trang 2

2012-MỞ ĐẦU

Chiến lược và quy hoạch phát triển có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc kiếnthiết và chấn hưng đất nước Việt Nam Vì thế vấn đề chiến lược, quy hoạch phát triểnkinh tế - xã hội luôn được lãnh đạo các cấp và cơ quan hữu trách coi trọng và dànhnhiều công sức để nghiên cứu Cùng với sự phát triển của đất nước, công tác nghiêncứu chiến lược và quy hoạch cũng không ngừng tiến bộ Tuy nhiên, để đáp ứng đòi hỏicủa công cuộc phát triển đất nước và hội nhập quốc tế thành công, công tác xây dựngchiến lược, nghiên cứu quy hoạch nói chung và những người làm công tác nghiên cứuchiến lược, quy hoạch nói riêng còn phải đổi mới không ngừng Xuất phát từ vấn đềtrên, tôi quyết định chọn đề tài “ Tổng quan về kinh tế vĩ mô và quy hoạch phát triểnkinh tế xã hội”

Phần 1: TỔNG QUAN VỀ KINH TẾ VĨ MÔ

Kinh tế học hiện đại được phân thành hai nhánh – kinh tế học vi mô và kinh tếhọc vĩ mô Cả hai phân môn đều nghiên cứu các hiện tượng kinh tế, tìm hiểu các nộidung kinh tế để đưa ra những giải pháp hợp lý ở hai cấp độ

Kinh tế học vi mô nghiên cứu các vấn đề kinh tế ở cấp độ đơn vị sản xuất hay

người tiêu dùng trong khi kinh tế học vĩ mô nghiên cứu các vấn đề này ở cấp độ tổngthể - ở cấp quốc gia hay quốc tế Môn học này nhằm giới thiệu đối tượng nghiên cứu

của kinh tế vĩ mô, mục tiêu và các chính sách kinh tế vĩ mô, cũng như một số công cụ

chủ yếu được sử dụng trong phân tích kinh tế vĩ mô, mô hình tổng cung và tổng cầu

1 Kinh tế học vĩ mô là gì?

Kinh tế học là môn học nghiên cứu những lựa chọn của cá nhân và xã hội về

cách thức sử dụng những nguồn tài nguyên có giới hạn để đáp ứng nhu cầu ngày càngcao của xã hội Những lựa chọn của cá nhân và xã hội được biểu hiện bằng những hiệntượng và các hoạt động dưới hai góc độ: góc độ bộ phận, kinh tế vi mô nghiên cứuhành vi của các doanh nghiệp, các hộ gia đình và sự tương tác giữa chúng trên các thịtrường từng ngành hàng Ở góc độ toàn bộ nền kinh tế gọi là kinh tế vĩ mô

Trong kinh tế vĩ mô chúng ta tìm cách giải quyết hai vấn đề:

(1) Tìm hiểu sự tương tác giữa các bộ phận trong nền kinh tế tức là nghiên cứu

về hoạt động của tổng thể nền kinh tế

Trang 3

(2) Chính phủ sẽ tham gia cải thiện thành tựu chung của nền kinh tế như thếnào? Hành vi của một nền kinh tế được nghiên cứu dưới bốn phạm vi cơ bản:

1 Sản lượng và tăng trưởng kinh tế;

2 Việc làm và thất nghiệp;

3 Sự biến động của mặt bằng giá cả;

4 Và thu nhập ròng thông qua quan hệ với thế giới bên ngoài

Kinh tế vĩ mô tìm cách giải thích điều gì qui định các biến số đó, tại sao chúnglại biến động theo thời gian và mối quan hệ giữa chúng?

Tại sao cần phải học kinh tế vĩ mô?

Tầm quan trọng và sự quan tâm đến kinh tế vĩ mô đã tăng rất nhanh trong vòng

30 năm qua xuất phát từ lý do thực tế cũng như lý thuyết Trên lãnh vực thực nghiệm,các nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển đều phải đối phó với các vấn đềkinh tế vĩ mô: trì trệ hay chậm phát triển, thất nghiệp, lạm phát, cán cân thương mãithâm hụt, thất thóat vốn, gia tăng nợ quốc gia Để có thể tìm câu trả lời cho các vấn đềtrên, cần phải hiểu nguyên lý họat động của nền kinh tế

Nghĩa là chúng ta cần phải tìm lời giải cho các câu hỏi lý thuyết như:

 Điều gì xác định mức độ của họat động kinh tế và nhân dụng trong mộtnước?

 Mức thu nhập quốc dân cân bằng được xác định như thế nào?

 Nhân tố nào ảnh hưởng đến sự biến động của sản lượng quốc gia?

 Mức giá cả chung của một nước được xác định như thế nào?

 Điều gì gây ra lạm phát và thất nghiệp?

 Điều gì ảnh hưởng đến mức độ mua bán ngoại thương và cán cân thươngmại?

 Nhân tố nào ảnh hưởng đến thâm hụt ngoại thương và mất cân bằng trongcán cân thương mại của một nước

 Các chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ của chính phủ ảnh hưởng đếnnền kinh tế như thế nào?

Đây là những câu hỏi mà kinh tế vĩ mô tìm cách trả lời

Nền tảng của kinh tế học vĩ mô hiện đại, như là một ngành khoa học kinh tế

Trang 4

riêng biệt, được xây dựng bởi nhà kinh tế người Anh, John Maynard Keynes 1946) trong cuốn sách nổi tiếng The General Theory of Employment, Interest andMoney (Lý thuyết tổng quát về nhân dụng, lãi suất và tiền tệ) xuất bản năm 1936.

(1883-1.1 Các mục tiêu của Kinh tế vĩ mô.

1.1.1 Sản lượng cao và tăng trưởng nhanh.

Nhìn chung các nhà kinh tế đánh giá hoạt động kinh tế vĩ mô bằng cách nhìnvào một vài biến số trọng yếu, trong đó biến số quan trọng nhất là tổng sản phẩm quốcnội (GDP) GDP là thước đo theo giá trị thị trường của tất cả các hàng hoá và dịch vụcuối cùng được sản xuất tại một nước trong một năm Có hai cách tính toán GDP:GDP danh nghĩa được xác định theo giá hiện hành và GDP thực tế được xác định theogiá cố định hay giá gốc

Ví dụ:

Giả sử nền kinh tế chỉ sản xuất Lúa và Cà phê thì:

GDPdanh nghĩa = (giá Lúa x lượng Lúa) + (giá Cà phê x lượng Cà phê)

GDP tính theo cách này không phản ánh chính xác mức độ nền kinh tế đáp ứngnhu cầu của hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ Vì nếu giá cả tăng gấp đôi nhưnglượng hàng sản xuất ra như cũ, GDP lúc này cũng tăng gấp đôi Điều này sẽ dẫn đến

sự nhầm lẫn khi kết luận rằng nền kinh tế có khả năng thỏa mãn nhu cầu gấp đôi

Trong ví dụ nền kinh tế sản xuất Lúa và Cà phê Năm gốc là năm 1995 và nămhiện hành là năm 2000 Tính GDP thực tế của năm 2000

GDPthực = (giá Lúa 1995 x lượng Lúa 2000) + (giá Cà phê 1995 x lượng Cà phê 2000)

Vì giá không thay đổi nên GDP biến động từ năm này sang năm khác chỉ do sựthay đổi của lượng hàng Nên khi muốn biết GDP của một quốc gia tăng hoặc giảmqua thời gian, người ta so sánh GDP thực giữa các năm

GDP thực theo xu hướng và những dao động của GDP thực: GDP thực theo xuhướng là xu hướng hoặc khuynh hướng tăng của GDP thực qua thời gian Những daođộng của GDP thực là sự chênh lệch của GDP thực so với xu hướng của nó Xu hướngtăng của GDP thực qua thời gian bắt nguồn từ những lý do như: sự gia tăng dân số làmgia tăng nguồn nhân lực, sự gia tăng cơ sở vật chất do quá trình tích luỹ vốn, tiến bộ

kỹ thuật

Trang 5

Sự biến động của GDP thực tế là một thước đo hiện có tốt nhất về qui mô vàtăng trưởng của mức sản lượng bởi vì GDP thực tế không chịu ảnh hưởng của sự biếnđộng giá cả, nó được xem như mạch đập được giám sát chặt chẽ của nền kinh tế quốcdân.

Khi các nhà kinh tế nói về tăng trưởng của nền kinh tế, họ phản ánh tốc độ tăngtrưởng bằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của GDP thực tế từ thời kỳ này sang thời kỳ khác

Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm (g) được tính:

Mặc dù tốc độ tăng trưởng thường mang giá trị dương trong dài hạn, nhưng sựtăng trưởng này có thể không ổn định giữa các năm

Trên thực tế GDP có thể giảm trong một số trường hợp Những biến động ngắnhạn của GDP được gọi là chu kỳ kinh doanh Hiểu biết về chu kỳ kinh doanh là mộtmục tiêu chính của kinh tế vĩ mô

Tại sao các chu kỳ kinh doanh lại xuất hiện? các lực lượng kinh tế nào lại

gây ra sự suy giảm tạm thời trong mức sản xuất, các lực lượng nào dẫn đến khôi phụckinh tế? Liệu các chính sách của chính phủ có thể sử dụng để làm dịu hay triệt tiêunhững biến động ngắn hạn trong nền kinh tế hay không? Đây là vấn đề lớn đã đượcđưa ra và ít nhất đã được giải đáp một phần bởi kinh tế vĩ mô hiện đại

Trang 6

Hình 1.1: GDP thực (theo giá cố định 1994) của kinh tế Việt nam giai đoạn1986-2004.

1.1.2.Việc làm nhiều và thất nghiệp ít.

Mục tiêu quan trọng tiếp theo của kinh tế vĩ mô là việc làm nhiều đồng nghĩavới thất nghiệp thấp Tỷ lệ thất nghiệp đo lường số người không có việc làm và đangtích cực tìm việc tính theo tỷ lệ phần trăm so với lực lượng lao động

Biến động ngắn hạn của tỷ lệ thất nghiệp liên quan đến những dao động theochu kỳ kinh doanh Những thời kỳ sản lượng giảm thường đi kèm với tăng thất nghiệp

và ngược lại

1.1.3 Lạm phát.

Biến số then chốt thứ ba mà các nhà kinh tế quan tâm đó là lạm phát Lạm phát

là tình trạng mức giá trung bình (mức giá chung) của nền kinh tế tăng lên trong mộtkhoảng thời gian nhất định

Các nhà kinh tế đo lạm phát bằng Tỷ lệ lạm phát (%) Tỷ lệ lạm phát được đobằng tỷ lệ phần trăm thay đổi của chỉ số giá cả (thường là chỉ số CPI) Chỉ số giá cả là

tỷ lệ so sánh giữa số tiền phải trả để mua một giỏ hàng hoá trong một năm hoặc mộtthời kỳ và số tiền phải trả để mua giỏ hàng hoá đó vào năm gốc hoặc thời kỳ gốc

Tỷ lệ thất nghiệp =

Số người thất nghiệp

Trang 7

Trong thời kỳ nền kinh tế có lạm phát, tiền tệ bị mất giá Giá trị của tiền tệ giảmdần như theo cùng một tỷ lệ với tỷ lệ lạm phát (tỷ lệ lạm phát cao thì tiền mất giánhanh, tỷ lệ lạm phát thấp thì tiền mất giá chậm hơn) Lạm phát có tác động làm thayđổi tỷ giá hối đoái Nước nào có tỷ lệ lạm phát cao thì đồng tiền nước đó sẽ bị giảmgiá so với đồng tiền nước khác.

1.1.4 Cán cân thương mại.

Vấn đề quan trọng thứ tư mà kinh tế vĩ mô xem xét là cán cân thương mại Tầmquan trọng của cán cân thương mại là gì và điều gì qui định sự biến động của nó trongngắn hạn và dài hạn? Nhìn chung, khi một nước nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ thếgiới bên ngoài so với xuất khẩu, nước đó cần phải trang trải cho phần nhập khẩu dôi ra

đó bằng cách vay tiền nước ngoài, hoặc giảm tài sản quốc tế Ngược lại, khi một nước

có xuất khẩu ròng, thì nước đó sẽ tích tụ tài sản của thế giới bên ngoài Như vậy,nghiên cứu của chúng ta về mất cân bằng thương mại liên quan chặt với dòng chuchuyển vốn quốc tế

1.2 Các công cụ chính sách kinh tế vĩ mô.

Chính phủ có những công cụ nhất định có thể tác động đến kinh tế vĩ mô

Công cụ chính sách là một biến số kinh tế dưới sự kiểm soát của chính phủ cóthể tác động đến một hay nhiều mục tiêu kinh tế vĩ mô Tức là, bằng cách thay đổichính sách tiền tệ, tài khoá, và các chính sách khác, chính phủ có thể lái nền kinh tếđến một tình trạng tốt hơn về sản lượng, ổn định giá cả và việc làm Các chính sáchchủ yếu:

 Chính sách tài khóa: quyết định điều chỉnh thuế và chi tiêu chính phủ nhằmđạt mức sản lượng, việc làm và giá cả mong muốn

 Chính sách tiền tệ: Ngân hàng trung ương thực thi chính sách tiền tệ làm thayđổi mức cung tiền và lãi suất, thông qua các công cụ như: lãi suất chiết khấu, tỷ lệ dự

Trang 8

trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở Nhằm hướng mức sản lượng quốc gia, việc làm

và giá cả đạt mức mong muốn

 Chính sách thu nhập: các chính sách nhằm kiểm soát giá và tiền lương trongnền kinh tế

 Chính sách ngoại thương: gồm các chính sách nhằm cân bằng cán cânthương mại để góp phần cân bằng cán cân thanh toán Chính sách ngoại thương sửdụng các công cụ mà chính phủ có thể sử dụng để tác động đến quan hệ thương mạiquốc tế như thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu

2 Tổng cầu, tổng cung và cân bằng kinh tế vĩ mô

 Tiêu dùng của hộ gia đình (C: Consumption),

 Đầu tư của các doanh nghiệp (I: Investment),

 Mua hàng hoá chính phủ (G: Government expenditures), và

 Xuất khẩu ròng (NX: Net Export) là chênh lệch giữa xuất khẩu ( EX: export)

và nhập khẩu ( IM: import)

AD = C + I + G + NX

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cầu.

 Mức giá trung bình của hàng hoá và dịch vụ (P)

 Thu nhập của các chủ thể kinh tế (NI)

 Chính sách thuế và chi tiêu của chính phủ (Tax)

 Khối lượng tiền tệ cung ứng (Ms), lãi suất (r)…

2.1.3 Đường biểu diễn tổng cầu.

Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, tổng cầu sẽ thay đổi ngược chiềuvới giá cả trung bình Đường AD là đường biểu diễn mối quan hệ giữa tổng mức cầu

và mức giá chung AD = F(P)

Trang 9

Tính chất của đường tổng cầu.

Đường tổng cầu có độ dốc âm phản ánh mức giá chung có ảnh hưởng âm đếntổng cầu Độ dốc âm của tổng cầu được giải thích bởi các nguyên nhân sau:

 Mức giá và tiêu dùng - hiệu ứng của cải: ảnh hưởng tức thì của sự giảm giá làlàm tăng giá trị thực tế của số tiền mà dân cư nắm giữ Nếu như người ta giữ một khốilượng tiền nhất định, khi mức giá chung giảm, họ sẽ có thể mua được nhiều sản phẩmhơn trước

 Mức giá và đầu tư - Hiệu ứng lãi suất: khi giá cả giảm, các hộ gia đình cầngiữ ít tiền hơn để mua hàng hoá và dịch vụ mà họ muốn Do đó họ sẽ giữ ít tiền hơn vàcho vay nhiều hơn Điều này làm giảm lãi suất và có tác động khuyến khích các doanhnghiệp vay tiền để đầu tư nhiều hơn vào máy móc, thiết bị

 Mức giá và xuất khẩu ròng- Hiệu ứng thay thế quốc tế: trong nền kinh tế mở,

sự giảm giá của hàng trong nước làm cho hàng nội trở nên rẻ tương đối so với hàngngoại Điều này có tác dụng khuyến khích xuất khẩu, hạn chế nhập khẩu

Cả ba hiệu ứng này hàm ý rằng, với mọi yếu tố khác giữ nguyên, có một mốiquan hệ ngược chiều giữa mức giá và khối lượng hàng hoá dịch vụ được yêu cầu Nóicách khác đường tổng cầu có độ dốc âm

Hình 1.2 Đường biểu diễn tổng cầu AD

Những thay đổi của tổng cầu.

Chúng ta vừa thấy GDP thực yêu cầu nghịch biến với mức giá Những tác độngcủa GDP thực yêu cầu được biểu thị bởi một chuyển động dọc theo đường tổng cầu,không tạo ra một thay đổi nào đối với đường tổng cầu trên đồ thị và biểu tổng cầu.Nhưng trong thực tế biểu tổng cầu và đường cầu không phải là cố định Có nhiều yếu

tố tác động làm thay đổi tổng cầu:

Trang 10

 Sự dịch chuyển phát sinh từ tiêu dùng Bất cứ một sự kiện nào làm thay đổitiêu dùng tại một mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổng cầu Một trongnhững chính sách có ảnh hưởng đến tiêu dùng là mức thuế Khi chính phủ cắt giảmthuế, mọi người có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn, làm cho đường tổng cầu dịchchuyển sang phải Khi chính phủ tăng thuế mọi người tiêu dùng ít hơn, làm cho đườngtổng cầu dịch chuyển sang trái.

 Sự dịch chuyển phát sinh từ đầu tư Bất cứ sự kiện nào làm thay đổi đầu tưcủa các doanh nghiệp tại mỗi mức giá nhất định cũng làm dịch chuyển đường tổngcầu Nếu các doanh nghiệp hoặc các nhà đầu tư lạc quan trong tương lai họ sẽ tăng đầu

tư làm cho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải Nhưng khi các doanh nghiệp thấy

bi quan thì đầu tư sẽ giảm lúc này tổng cầu sẽ dịch chuyển sang trái

 Chính sách thuế cũng có ảnh hưởng đến tổng cầu thông qua đầu tư Nếuchính phủ giảm thuế khi các doanh nghiệp chi tiêu đầu tư thì sẽ làm tăng lượng cầu vềhàng đầu tư của các doanh nghiệp tại mỗi mức giá Do đó, đường tổng cầu sẽ dịchchuyển sang phải Việc hủy bỏ chính sách giảm thuế đầu tư làm giảm đầu tư và đườngtổng cầu dịch chuyển sang trái

 Chính sách khác có thể ảnh hưởng đến tổng cầu là cung ứng tiền tệ Sự giatăng trong cung ứng tiền tệ sẽ làm cho lãi suất giảm trong ngắn hạn Chi phí đi vay chođầu tư giảm đi khiến đường tổng cầu dịch chuyển sang bên phải Khi cung ứng tiền tệgiảm, lãi suất tăng lên, làm cho nhu cầu đầu tư giảm xuống và đường tổng cầu dịchchuyển sang trái

 Sự dịch chuyển phát sinh từ chi tiêu chính phủ Một trong những cách trựctiếp mà các nhà hoạch định chính sách có thể làm dịch chuyển đường tổng cầu làthông qua chi tiêu chính phủ Chính phủ cắt giảm chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyểnsang trái Ngược lại chính phủ tăng chi tiêu thì tổng cầu sẽ dịch chuyển sang phải

 Sự dịch chuyển phát sinh từ xuất khẩu ròng Bất cứ biến cố nào làm thay đổixuất khẩu ròng tại một mức giá nhất định đều làm cho đường tổng cầu dịch chuyển.Khi xuất khẩu ròng tăng do bùng nổ kinh tế ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái giảm làmcho đường tổng cầu dịch chuyển sang phải Một biến cố làm giảm xuất khẩu ròng nhưsuy thoái ở nước ngoài, tỷ giá hối đoái tăng đẩy đường tổng cầu dịch chuyển sang trái

Trang 11

Hình 1.3 Sự di chuyển, dịch chuyển của tổng cầu

2.2 Tổng cung.

2.2.1 Khái niệm.

Tổng cung trong nền kinh tế là tổng khối lượng hàng hoá, dịch vụ mà các doanhnghiệp có khả năng và sẵn sàng cung ứng ra thị trường trong một thời kỳ nhất định

2.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến tổng cung

 Các nguồn lực: Lao động; Tài nguyên thiên nhiên; Tư bản (máy móc, thiết bị

và các công trình kiến trúc phục vụ cho quá trình sản xuất); và Công nghệ Các nhàkinh tế sử dụng khái niệm sản lượng tiềm năng để phản ánh mức sản lượng mà nềnkinh tế tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ

Hàm của đường tổng cung biểu diễn mối quan hệ giữa mức giá chung và đườngtổng cung

AS = f ( P )

2.2.3.1 Đường tổng cung dài hạn (LAS).

Theo các nhà kinh tế cổ điển, giá cả các yếu tố sản xuất là linh hoạt cho nên thị

Trang 12

trường sẽ tự điều chỉnh để sử dụng hết các yếu tố sản xuất.

Do đó, sản lượng không phụ thuộc vào tổng cầu mà chỉ phụ thuộc vào khốilượng tư bản, lao động và công nghệ hiện có (tổng cung) Nền kinh tế luôn cân bằngtại mức sản lượng toàn dụng các nguồn lực Tổng cầu thay đổi chỉ làm thay đổi giá cảchứ không ảnh hưởng tới sản lượng quốc gia

Đường tổng cung của phái cổ điển là một đường thẳng đứng ứng với một mứcsản lượng tiềm năng (Yp: Potential output)

Hình 1.4 Đường tổng cung dài hạn

Sản lượng tiềm năng là mức sản lượng mà quốc gia đạt được trong tình trạng

nền kinh tế toàn dụng các nguồn lực (tồn tại một mức thất nghiệp gọi là thất nghiệp tựnhiên) Đường tổng cung thẳng đứng cho thấy sản lượng không phụ thuộc vào mứcgiá

Sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn

Bất kỳ yếu tố nào trong nền kinh tế làm thay đổi mức sản lượng tự nhiên cũnglàm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn Các yếu tố làm thay đổi mức sản lượng tựnhiên là

Lao động: Một nền kinh tế có sự gia tăng làn sóng nhập cư từ nước ngoài, do

đó có nhiều lao động hơn, lượng cung về hàng hoá và dịch vụ tăng lên Kết quả làđường tổng cung dài hạn dịch chuyển sang bên phải Ngược lại, nếu nhiều công nhânrời bỏ nến kinh tế để ra nước ngoài, đường tổng cung sẽ dịch chuyển sang trái Ngoài

ra thất nghiệp tự nhiên cũng ảnh hưởng đến tổng cung dài hạn Nếu tỷ lệ thất nghiệp tựnhiên tăng và sản lượng giảm làm cho tổng cung dài hạn dịch chuyển sang trái, vàngược lại

Tư bản: sự gia tăng khối lượng tư bản làm tăng năng suất, do đó làm tăng

lượng cung về hàng hoá và dịch vụ Tổng cung dài hạn dịch chuyển sang phải Ngược

Ngày đăng: 21/05/2020, 12:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w