1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn

60 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 168,08 KB

Nội dung

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của xã hội, mở cửa hội nhập nền kinh tế,yêu cầu trong đời sống người dân về vấn đề nhà cửa, đường xá, cầu cống cũng ngàycàng một tăng cao, nhất là ở

Trang 1

TÓM LƯỢC

Công ty TNHH Đàm Thoại là Công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp cácdịch vụ xây dựng, thi công các công trình dân dụng, công trình đường bộ, khai thác,sản xuất, sản phẩm xây dựng từ gỗ, đất sét, cho thuê máy móc thiết bị dân dụng, buônbán tổng hợp, chủ yếu trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn

Được sự tạo điều kiện của Nhà trường và quý Công ty em đã có cơ hội nghiên cứu vậndụng những kiến thức mà mình đã học được trên giảng đường vào quá trình đi thực tậpthực tế tại công ty, phục vụ cho làm báo cáo thực tập và khóa luận tốt nghiệp trêngiảng đường Trên thị trường ngày càng có nhiều doanh nghiệp hoạt động, do đó vấn

đề cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt và phức tạp hơn, đòi hỏi doanh nghiệp phảikhẳng định được năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường Đây là vấn đề mà nhiềudoanh nghiệp quan tâm và thực hiện Trong quá trình thực tập tại công ty TNHH ĐàmThoại em thấy rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty còn nhiều hạn chế

Vì vậy em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn”.

Đề tài đã sử dụng nhiều nhiều phương pháp để thu thập dữ liệu từ đó phân tíchnhững vấn đề đã đạt được và còn tồn tại trong trong Công ty, từ đó đưa ra giải phápnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua quá trình nỗ lực tìm hiểu, nghiên cứu để hoàn thành khóa luận: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn”.

Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:

Ban giám hiệu Nhà trường Đại học Thương Mại, cùng toàn thể các thầy cô giáo đãquan tâm, tận tình chỉ bảo giúp em tích lũy được cho mình những kiến thức chuyênmôn, chuyên ngành, phục vụ cho quá trình làm báo cáo, khóa luận và công việc củamình sau này

Em xin chân thành cảm ơn các cô chú lãnh đạo cùng các anh chị trong Công ty TNHHĐàm Thoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho em tham gia thực tập và nghiên cứu tiếp xúcvới công việc, trao đổi, cung cấp những thông tin cần thiết để giúp em hoàn thành bàikhóa luận này

Đặc biệt em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ThS Đặng Hoàng Anh, cô đãtrực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, sửa đổi, bổ sung trong suốt thời gian em hoànthành bài khóa luận tốt nghiệp

Tuy nhiên, do thời gian không nhiều và bản thân còn nhiều hạn chế về mặt trình

độ, kinh nghiệm và nhận thức nên bài khóa luận còn nhiều khiếm khuyết Em rất mongnhận được sự chỉ bảo và đóng góp quý báu của các thầy cô để bài khóa luận được hoànthiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 6

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 7

1.1 Một số khái niệm liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh 7

1.1.2 Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.2 Một số lý thuyết của nâng cao năng lực cạnh tranh 8

1.2.1 Bản chất của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8

1.2.2 Đặc điểm của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.2.3.Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường 10

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 15

1.3.2 Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 19

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÀM THOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN 21

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn 21

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Đàm Thoại 21

Trang 4

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm

Thoại 24

2.2 Phân tích thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn 30

2.2.1 Phân tích thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh qua các tiêu chí định tính của Công ty TNHH Đàm Thoại 30

2.2.2 Phân tích thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh qua các tiêu chí định lượng của Công ty TNHH Đàm Thoại 32

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại 37

2.3.1 Những thành công đạt được trong nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường tỉnh Bắc Kạn 37

2.3.2 Những hạn chế cần giải quyết và nguyên nhân 38

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÀM THOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN 40

3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại 40

3.1.1 Quan điểm, định hướng của xã hội, của Đảng, Nhà nước 40

3.1.2 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại .40 3.2 Đề xuất, giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn 42

3.2.1 Nghiên cứu thị trường tỉnh Bắc Kạn, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp 42 3.2.2 Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 43

3.2.3 Nhóm giải pháp về khoa học- công nghệ 43

3.2.4 Nhóm giải pháp về xây dựng thương hiệu Công ty 44

3.2.5 Nhóm giải pháp tài chính 44

3.3 Các kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại 45

3.3.1 Kiến nghị đối với Nhà nước 45

3.3.2 Kiến nghị đối với Công ty TNHH Đàm Thoại 46

3.3.3 Kiến nghị đối với Hiệp hội 47

3.4 Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 47

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 49

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

ST

T

1 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2016- 2018 23

2 Bảng 2.2 Biến động về số lượng và chất lượng nhân lực của Công ty giaiđoạn 2016 - 2018 26

3 Bảng 2.3: Thị phần tuyệt đối của Công ty TNHH Đàm Thoại năm 2018 33

4 Bảng 2.4: Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty

Trang 6

1 Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý và mối quan hệ giữa các bộ phận 27

2 Biểu đồ 2.1: Thị phần của Công ty TNHH Đàm Thoại và các đối thủ

cạnh tranh trên thị trường tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2016-2018 34

3 Biểu đồ 2.2: Doanh thu Công ty TNHH Đàm Thoại giai đoạn 2016 –

Trang 7

6 OECD Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (Organization for

Economic Co-operation and Development)

7 PGS.TS Phó giáo sư, tiến sĩ

8 TNHH Trách nhiệm hữu hạn

10 WIPO Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (World Intellectual

Property Organization).

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh là đặc trưng khi cung - cầuhàng hóa dịch vụ và giá cả hàng hóa dịch vụ là yếu tố quyết định Năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnhtranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ngày càng caohơn

Năng lực cạnh tranh tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp Trên thực tế, không códoanh nghiệp nào có khả năng thỏa mãn tất cả các yêu cầu của khách hàng do đó đòihỏi doanh nghiệp phải nhận biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình để có thể pháthuy những điểm mạnh và hạn chế những yếu kém còn tồn đọng Trong bối cảnh hộinhập kinh tế hiện nay thì việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là tất yếu khách quan

và áp lực cạnh tranh này tác động lên tất cả các doanh nghiệp nói chung trong đó cóCông ty TNHH Đàm Thoại

Trải qua hơn 13 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Đàm Thoại tự hào

đã thi công rất nhiều công trình nhà cửa, đường xá, cầu cống lớn nhỏ trên địa bàn tỉnhBắc Kạn: Nhà ở kiến trúc dân cư, dự án đường nội bộ, dự án đường nông thôn mới,cầu cứng,… và một số các dự án lớn, nhỏ khác Công ty TNHH Đàm Thoại có đối táckinh doanh hầu hết trong tỉnh và các tỉnh lân cận như: Thái Nguyên, Cao Bằng, LạngSơn, Tuyên Quang, Hà Giang… Công ty TNHH Đàm Thoại luôn cố gắng nỗ lựcmang lại cho khách hàng sự hài lòng tuyệt đối không chỉ ở tiến độ thi công mà còn vềchất lượng, giá cả của mọi công trình, sản phẩm, dịch vụ

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển của xã hội, mở cửa hội nhập nền kinh tế,yêu cầu trong đời sống người dân về vấn đề nhà cửa, đường xá, cầu cống cũng ngàycàng một tăng cao, nhất là ở nông thôn đang được Nhà nước đầu tư chú trọng pháttriển, từ đó mà các Công ty Xây dựng được thành lập ngày một nhiều hơn, cung cấpcho thị trường tỉnh Bắc Kạn các sản phẩm, dịch vụ có sức cạnh tranh cao, sức hút củacác chính sách không chỉ là ở doanh nghiệp trong tỉnh mà còn có các doanh nghiệpngoài tỉnh tiếp cận thị trường đã khiến cho vị thế của Công ty TNHH Đàm Thoại bị đedọa, đòi hỏi Công ty TNHH Đàm Thoại cần có những giải pháp cho riêng mình đểnâng cao lợi thế cạnh tranh của chính mình trên thị trường Mặc dù có ưu thế là mộttrong những công ty đi đầu trong cung cấp các dịch vụ xây dựng thi công các côngtrình dân dụng, công trình đường bộ, khai thác, sản xuất, sản phẩm xây dựng từ gỗ, đấtsét, cho thuê máy móc thiết bị dân dụng, được các khách hàng trong địa bàn tỉnh BắcKạn tín nhiệm, tin tưởng nhưng Công ty TNHH Đàm Thoại vẫn chưa phát huy được

Trang 9

hết những lợi thế của mình Điều này dẫn đến giảm sức cạnh tranh của Công ty TNHHĐàm Thoại.

Thực tế đã chứng minh rằng: Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao hơn thìDoanh nghiệp đó chiến thắng trong cuộc chạy đua để tồn tại và phát triển Do đó làmthế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh là điều mà Công ty TNHH Đàm Thoại cầnchú trọng, quan tâm đặc biệt, đây là một vấn đề cấp thiết dành cho Công ty TNHHĐàm Thoại

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Đàm Thoại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn Xuất phát từ vấn đề trên, việcnghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn là hết sức cần thiết Từ tính cấp thiết

này, em quyết định lựa chọn đề tài nghiên cứu là: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn”

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Đề tài nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đượcnhiều công trình hướng tới, trong bài khóa luận em đã tìm hiểu nghiên cứu tài liệu quasách, báo, mạng internet, các trang web và một số công trình nghiên cứu có liên quan,trong đó có một số công trình nghiên cứu sau:

- Hoàng Thị Phường (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh thiết bị bể bơi nhập khẩu của công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Bilico; khóa luận tốt nghiệp Đại học

Thương Mại Bài khóa luận đã nghiên cứu lý luận chung về ngành và lý thuyết cạnhtranh, sử dụng lý thuyết cạnh tranh trong việc xác định các chỉ tiêu đánh giá sức cạnhtranh của thiết bị bể bơi nhập khẩu từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyếtnhững khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc nâng cao sức cạnh tranh củathiết bị bể bơi nhập khẩu Đề tài mang tính tham khảo cơ sở lý luận về chỉ tiêu đánhgiá nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm làm cơ sở lý luận cho nghiên cứu

- Trần Thu Phương (2015), Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám Việt Nam; khóa luận tốt nghiệp Đại học Thăng

Long Bài khóa luận nghiên cứu lý luận chung về lý thuyết nâng cao năng lực cạnhtranh, sử dụng lý thuyết cạnh tranh của M.Porter trong việc xác định các nhân tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm giảiquyết những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong việc nâng cao sức cạnh tranhCông ty Đề tài mang tính tham khảo cơ sở lý luận về vai trò, các chỉ tiêu đánh giá vànhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp làm cơ sở lýluận cho nghiên cứu

Trang 10

- Nguyễn Thị Liên (2014), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng Đăng Khánh; Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại Bài khóa luận hệ thống hóa cơ sở

lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá vàphân tích các thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH MTV sản xuất vàphân phối hàng tiêu dùng Đăng Khánh, từ đây đưa ra các giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty Đề tài mang tính tham khảo các giải pháp đưa ra đểnâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

- Nguyễn Vĩnh Thanh (2007), Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn mới, Luận án Tiến sĩ Đại học

Thương Mại Luận án lý luận các vấn đề chung về cạnh tranh, sức cạnh tranh, phântích vai trò đặc điểm của doanh nghiệp thương mại, từ đó đưa ra giải pháp nâng caosức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại

- Vũ Văn Giang (2014), Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông Hồng, Luận văn thạc sĩ Đại học Quốc Gia Hà Nội Luận văn đi vào nghiên

cứu, tổng hợp, hệ thống lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, phân tích các tiêuchí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, các nhân tố quyết định năng lựccạnh tranh của doanh nghệp Từ cơ sở đó phân tích các điểm mạnh và điểm yếu củacông ty cổ phần may Sông Hồng, chỉ ra các nguyên nhân Đề xuất các giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh cho công ty cổ phần may Sông Hồng

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Từ tính cấp thiết của đề tài, kế thừa từ những thành tựu của công trình đi trước

về lý luận chung lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnhtranh, làm cơ sở để nghiên cứu Đồng thời xuất phát từ thực tế nền kinh tế thị trườnghiện nay, các doanh nghiệp tham gia trên thị trường Tỉnh Bắc Kạn ngày càng phát triểnảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại, xuất phát từ tính cấpthiết vấn đề nghiên cứu nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại,

áp dụng những kiến thức đã học em lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn”.

Đề tài nhằm nghiên cứu cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh, tậptrung phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH ĐàmThoại Từ cơ sở lý luận và thực trạng đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng cạnhtranh của Công ty TNHH Đàm Thoại Đề tài nhằm hướng đến những vấn đề cụ thểnhư sau:

- Nâng cao năng lực cạnh tranh là gì?

Trang 11

- Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường là gì?

- Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh như thế nào?

- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty là gì?

- Nguyên tắc để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là nhưthế nào?

- Hiện nay năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trườngtỉnh Bắc Kạn diễn ra như thế nào?

- Thành công và hạn chế của Công ty TNHH Đàm Thoại là gì?

- Những giải pháp đưa ra nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn là gì?

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đề tài tập trung hướng đến đối tượng nghiên cứu là nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

4.2 Mục tiêu nghiên cứu

4.2.1 Mục tiêu chung

Đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thịtrường tỉnh Bắc Kạn tổng hợp tình hình của Công ty từ đó nghiên cứu giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh của Công ty trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

4.2.2 Mục tiêu cụ thể

Đề tài hướng tới 3 mục tiêu:

- Hệ thống hóa đầy đủ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực

cạnh tranh của doanh nghiệp

- Sử dụng các phương pháp nghiên cứu để tiếp cận, phân tích và đánh giá thự

trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạngiai đoạn 2016-2018, từ đó tìm ra những thành công đã đạt được, hạn chế còn tồnđọng và nguyên nhân của nó

- Trên cơ sở lý luận và tình hình thực tiễn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng

cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn

4.3 Phạm vi nghiên cứu

4.3.1 Phạm vi về nội dung

Đề tài khóa luận tốt nghiệp đi sâu tìm hiểu về thực trạng nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại và các giải pháp nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trang 12

4.3.2 Phạm vi về thời gian

Các dữ liệu được thu thập và đánh giá trong giai đoạn 2016-2018 và đưa ra giảipháp cho giai đoạn 2019-2021

4.3.3 Phạm vi về không gian

Công ty TNHH Đàm Thoại tại thị trường Tỉnh Bắc Kạn

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Đối với đề tài này, em sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp là số liệucủa Báo cáo tài chính của Công ty TNHH Đàm Thoại qua các năm từ 2016 - 2018, sơ

đồ cơ cấu tổ chức, các bài đăng trên trang mạng… và các nguồn dữ liệu thứ cấp khácbao gồm báo chí, thông tin ngành sản xuất vật liệu xây dựng,… Đây là những tài liệurất cần thiết cho việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh Công ty TNHH ĐàmThoại để từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp phù hợp Việc thu thập dữ liệu là rất cầnthiết để phục vụ cho việc nghiên cứu mà đề tài hướng đến

5.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

5.2.1 Phương pháp thống kê

Phương pháp này được sử dụng để thống kê, tổng hợp số liệu như doanh thu,chi phí, lợi nhuận theo từng năm Từ đó tính toán được các chỉ tiêu tăng ( giảm )tuyệt đối và tương đối để phục vụ cho việc phân tích thực trạng nâng cao năng lựccạnh tranh, phát triển thị trường của Công ty

5.2.2 Phương pháp phân tích

Phương pháp phân tích nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý luận, các số liệu khácnhau về năng lực cạnh tranh, nâng cao năng lực cạnh tranh Bằng cách phân tích đốitượng nghiên cứu cụ thể để hiểu đối tượng nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện.Phân tích vấn đề thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính vàbản chất của đối tượng nghiên cứu, từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cáchmạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy

5.2.3 Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh đối chiếu, so sánh kết quả về doanh thu, chi phí, lợi nhuận

từ đó thấy rõ những thay đổi, biến động về doanh thu, lợi nhuận qua từng năm Quaviệc so sánh các chỉ tiêu sẽ phân tích được những thành công cũng như hạn chế trongviệc nâng cao năng lực cạnh tranh Công ty TNHH Đàm Thoại trong thời gian qua

5.2.4 Phương pháp tổng hợp dữ liệu

Phương pháp tổng hợp dữ liệu liên kết các thông tin và dữ liệu đã thu thập vớinhau để tạo ra một hệ thống dữ liệu đầy đủ, chính xác hơn

Trang 13

Tổng hợp dữ liệu được thực hiện ngay sau khi đã thu thập được một khối lượngthông tin tương đối đầy đủ về đối tượng nghiên cứu, sau khi tổng hợp dữ liệu chúng ta

sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Ngoài lời mở đầu, kết cấu của bài khóa luận gồm có 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của Doanhnghiệp

Chương 2: Thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH ĐàmThoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn

Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm cạnh tranh

Theo từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, có rất nhiều quan điểm khácnhau về cạnh tranh, cho đến nay chưa có khái niệm thống nhất cụ thể, một số quanđiểm được đưa ra:

Theo giáo trình “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” (GS.TS Chu Văn Cấp, GS.TS.Phạm Quang Phan, PGS.TS Trần Bình Trọng) (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà

Nội: “Cạnh tranh được hiểu là sự đấu tranh giữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình”.

Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ (1980): “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là

sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”.

Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1): “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất , tiêu thụ thị trường có lợi nhất”.

Theo diễn đàm cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát

triển kinh tế (OECD): “ Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ” Khái niệm này được coi là phù hợp nhất vì nó được sử dụng kết hợp

cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia, phản ánh được mối liên hệ giữa cạnh tranhquốc gia với cạnh tranh của các doanh nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập và mứcsống nhân dân

1.1.2 Khái niệm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay thuật ngữ “năng lực cạnh tranh” được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiênchưa có một khái niệm chính xác cụ thể, cũng như chưa có cách thức đo lường ở cảcấp quốc gia, cấp doanh nghiệp, cấp ngành, cấp sản phẩm Một số khái niệm được đưa

ra như sau:

Trang 15

Theo tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

- Theo tác giả Lê Đăng Doanh trong tác phẩm Nâng cao Năng lực cạnh tranh

của doanh nghiệp thời hội nhập: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và ngoài nước”.

- Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và

Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Như vậy, năng lực cạnh tranh không phải là chỉ tiêu đơn nhất mà mang tínhtổng hợp, bao gồm nhiều chỉ tiêu cấu thành và có thể xác định được cho nhóm doanhnghiệp (ngành) và từng doanh nghiệp

b Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay thì việc nâng cao nănglực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường là vấn đề được đặt ra đối với các doanhnghiệp

Theo tác giả Nguyễn Vĩnh Thanh: “Nâng cao năng lực cạnh tranh đối với doanh nghiệp là tạo lập được những thuận lợi hay lợi thế cạnh tranh thông qua quá trình đổi mới và sáng tạo liên tục nhằm đạt được mục tiêu với hiệu quả cao và bền vững” (Nguyễn Vĩnh Thanh (2005), Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp

thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB Lao động – xã hội)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và nâng caolợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và

sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sựphát triển kinh tế bền vững

1.2 Một số lý thuyết của nâng cao năng lực cạnh tranh

1.2.1 Bản chất của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thực chất là nâng cao “quy

mô, trình độ và chất lượng nguồn lực về kinh tế, kỹ thuật, quản lý và thương mại củadoanh nghiệp”

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thực chất là nâng cao năng lực

và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất cácyêu cầu của khách hàng để thu lợi nhuận cao hơn, bằng cách khai thác, sử dụng tiềm

Trang 16

lực bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ có sức hút đối vớingười tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận cao và cải tiến vị trí so vớicác đối thủ cạnh tranh trên thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp giữalợi ích doanh nghiệp và lợi ích xã hội Gia tăng những giá trị tốt, khắc phục hạn chếcòn tồn tại

Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là hướng đi đúng đắn nhất giúp doanhnghiệp chiếm ưu thế, phát triển bền vững trên thị trường

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, để tồn tại và phát triển các doanh nghiệpcần có lựa chọn tối ưu cho riêng mình, nâng cao năng lực cạnh chính là bước đệm đểnâng cao lợi nhuận doanh nghiệp, lợi nhận càng cao doanh nghiệp càng phát triển vàngược lại Do đó nâng cao năng lực cạnh tranh chính là cách thức để các doanh nghiệpđạt được mục tiêu của mình là phát triển bền vững

1.2.2 Đặc điểm của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp:Doanh nghiệp dám chấp nhận việc giành những điều kiện thuận tiện có lợi cho chínhdoanh nghiệp thì doanh nghiệp đó có năng lực cạnh tranh Doanh nghiệp cần nâng caotiềm lực đủ mạnh để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh trên thị trường Doanhnghiệp cần so sánh với các đối tác cạnh tranh trên cùng lĩnh vực trên thị trường, nhờ sosánh đó doanh nghiệp tạo nên lợi thế cạnh tranh so với đối thủ, từ đây đáp ứng yêu cầucủa khách hàng tốt hơn, lôi kéo được nhiều khách hàng hơn nữa Doanh nghiệp nàocũng có điểm mạnh và điểm yếu của mình, cần nhận biết được để phát huy nhữngđiểm mạnh mà mình đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng

Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề sống còn của doanh nghiệp trong quátrình tồn tại và phát triển của mình: doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trên thịtrường thì nâng cao năng lực cạnh tranh là yếu tố tiên quyết, nâng cao năng lực cạnhtranh được xem là chiến lược hết sức quan trọng trong định hướng phát triển, nó gópphần vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Hội nhập và phát triển kinh tếlàm cho áp lực cạnh tranh tăng cao Các doanh nghiệp phải cạnh tranh với hàng hóadịch vụ từ các đối thủ cạnh tranh, các nhà đầu từ bên ngoài trên thị trường trong vàngoài khu vực Trong điều kiện đó, nếu năng lực cạnh tranh thấp, doanh nghiệp sẽ bịđẩy lùi và dẫn tới phá sản Một doanh nghiệp không có đủ năng lực cạnh tranh đồngnghĩa với việc doanh nghiệp đó đang bị tụt lùi với sự phát triển của nền kinh tế, không

có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ, không có khả năng cạnh tranh trên thị trườngcuối cùng dẫn đến không thể tiếp tục tồn tại

Trang 17

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá trên: giá trị sử dụng, chấtlượng sản phẩm, điều kiện sản xuất, kĩ thuật hiện đại, công nghệ tiên tiến, quy mô sảnxuất,…Các yếu tố xã hội: sự tín nhiệm (chữ tín) trên thị trường, thương hiệu, uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là quá trình lâu dài, phức tạp,thường xuyên, liên tục Đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý, trình độ công nghệ,tay nghề của đội ngũ công nhân viên, có chiến lược kinh doanh tốt,… Để đạt được đòihỏi doanh nghiệp phải kiên trì, tốn nhiều công sức và tiền của

Muốn tạo nên năng lực cạnh tranh của chính mình, doanh nghiệp cần phải tạolập được lợi thế cạnh tranh so với đối tác của mình

1.2.3 Vai trò của nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh

tế khách quan do đó nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề được đặt ra với cácdoanh nghiệp Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi trên thị trường ngày càng xuất hiệnnhiều các đối thủ cạnh tranh với nhiều tiềm lực mạnh để chiếm lĩnh thị trường Cạnhtranh được coi là phương tức tồn tại và phát triển Không có cạnh tranh thì sẽ không có

sự tăng trưởng kinh tế Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có vai trò quantrọng đối với không chỉ doanh nghiệp mà có vai trò hết sức quan trọng với ngành và cảnền kinh tế

a Đối với nền kinh tế

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp góp phần vào sự tăng trưởngcủa ngành, của quốc gia và của chính bản thân mỗi doanh nghiệp

Khi các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của mình để cạnh tranhtrong nền kinh tế thì sản phẩm hàng hóa đưa ra ngày càng được đa dạng, phong phú,

và chất lượng hơn đáp ứng tốt hơn những yêu cầu của người tiêu dùng Đó chính làtầm quan trọng của nâng cao sức cạnh tranh đóng góp cho sự phát triển của nền kinhtế

Có nâng cao năng lực cạnh tranh thì hàng hóa sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu củangười tiêu dùng, phù hơp với túi tiền và sở thích Đồng thời, nâng cao chất lượng dịch

vụ trước và sau bán hàng Đây là lợi ích mà người tiêu dùng nhận được từ nâng caonăng lực cạnh tranh

Nâng cao năng lực cạnh tranh góp phần không nhỏ vào sự phát triển của nềnkinh tế đất nước Để tồn tại thì các doanh nghiệp cần không ngừng nghiên cứu và ápdụng những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất kinh doanh Nhờ đó tình hìnhsản xuất của đất nước được phát triển

Trang 18

Đứng ở góc độ lợi ích xã hội, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một hìnhthức mà Nhà nước sử dụng để chống độc quyền, tạo cơ hội để người tiêu dùng lựachọn được những sản phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý.

Tóm lại, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần nâng cao năng lựccạnh tranh để cạnh trang lẫn nhau, việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp chính làđộng lực thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vừa là bộ phận cấu thành, vừa

là một trong những mục tiêu để nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia

Cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy quá trình lưu thông và các yếu

tố sản xuất Thông qua cạnh tranh, các nguồn tài nguyên được phân phối một cách hợp

lý hơn, dẫn đến sự điều chỉnh kết cấu ngành, cơ cấu lao động được thực hiện mauchóng và tối ưu Cạnh tranh là đòn bẩy mạnh mẽ nhất của quá trình luân chuyển vốn,luân chuyển các yếu tố sản xuất, phân phối lại tài nguyên, tập trung sản xuất và tíchlũy tư bản

b Đối với doanh nghiệp

Với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện ngay, việc nâng cao năng lực cạnhtranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến sự sống còncủa doanh nghiệp

Nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanhnghiệp: tăng doanh thu, lợi nhuận cho doanh nghiệp, thu hút vốn đầu tư, tăng tỷ lệthành công tranh giành khách hàng, nâng cao vị thế riêng của doanh nghiệp trên thịtrường, tạo niềm tin và củng cố thương hiệu,

Việc nâng cao năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp giúp nâng tầm vị thếcủa doanh nghiệp trên thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh giúp doanh nghiệpkinh doanh hiệu quả hơn

Mục đích cuối cùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp làmang lại nhiều lợi nhuận, do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệpđược xem như chiến lược không thể thiếu trong định hướng phát triển và nó góp phầnvào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp Nâng cao năng cạnh tranh của doanhnghiệp sẽ thực sự tạo ra những doanh nghiệp giỏi, có chất lượng, đáng lựa chọn củangười tiêu dùng và đồng thời là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế, đảm bảo côngbằng xã hội

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a Nhân tố chủ quan

- Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp:

Trang 19

Nhân tố trước hết doanh nghiệp cần có là vốn, đây là nhân tố không thể thiếutrong hoạt động kinh doanh của mọi doanh nghiệp, là cơ sở, tiền đề để doanh nghiệptính toán, hoạch định các chiến lược và kế hoạch kinh doanh của mình, không có vốnkhông thể thành lập được doanh nghiệp và không thể tiến hành hoạt động được.

Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở quy mô vốn, khả năng huyđộng vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động

Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanh nghiệp có nguồn vốn dồidào, đảm bảo huy động được vốn trong những trường hợp cần thiết, doanh nghiệp phải

sử dụng đồng vốn có hiệu quả và hạch toán chi phí một cách rõ ràng Do đó doanhnghiệp cần đa dạng nguồn cung vốn vì nếu thiếu vốn thì hạn chế rất lớn đến kết quảhoạt động của doanh nghiệp như hạn chế về đào tạo nâng cao trình độ cán bộ, côngnhân, nghiên cứu thị trường, đầu tư đổi mới công nghệ hiện đại…

- Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Xây dựng thương hiệu: Trong điều kiện kinh tế hàng hóa ngày càng phát triển,văn minh tiêu dùng ngày càng cao, thì người tiêu dùng càng hướng tới tiêu dùngnhững sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu uy tín

Thương hiệu, nhãn hiệu được coi là sức mạnh vô hình của doanh nghiệp Việctạo dụng được uy tín thương hiệu của doanh nghiệp và để cho uy tín thương hiệu đượcngười tiêu dùng chấp nhận và yêu mến là cả một thành công rực rỡ của doanh nghiệp.Điều này sẽ tạo nên lợi thế kinh doanh trong nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp với các đối thủ cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều khâu như tiêu thụ,khuyến mãi, nghiên cứu thị trường… Do đó cần đưa ra những chiến lược kinh doanhphù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

- Chất lượng sản phẩm, dịch vụ doanh nghiệp cung cấp

Chất lượng của sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có ảnh hưởng lớntới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ mà doanhnghiệp cung ứng ra thị trường chính là sản phẩm hướng tới khách hàng, là tiêu chí đểkhách hàng tiếp cận gần hơn với doanh nghiệp Sự chấp nhận của thị trường đối vớisản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng là yếu tố quan trọng quyết định sự tồntại và phát triển của doanh nghiệp

Chất lượng sản phẩm doanh nghiệp đáp ứng yêu cầu người tiêu dùng, phù hợpvới thị hiếu sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh của chính doanh nghiệp, từ đó mà nâng tầmnăng lực canh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Điều này tạo điều kiện choviệc thâm nhập thị trườn thuận lợi, từ đó làm tăng doanh thu, giảm chi phí, tăng lợinhuận, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường

Trang 20

- Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Cơ sở vật chất phù hợp cho phép rút ngắn thời giansản xuất, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, dịch

vụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sảnphẩm của doanh nghiệp Công nghệ còn tác động đến tổ chức sản xuất của doanhnghiệp, nâng cao trình độ cơ khí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp

Sử dụng công nghệ, cơ sở vật chất kỹ thuật phù hợp sẽ đáp ứng yêu cầu của thịtrường

- Nguồn nhân lực

Theo Triết học Mác-Lênin, trong các yếu tố của lực lượng sản xuất, yếu tố hàngđầu là “người lao động” Chính người lao động là chủ thể của quá trình lao động sảnxuất Bằng thể lực, tri thức và kỹ năng lao động của mình, người lao động sử dụng tưliệu lao động tác động vào đối tượng lao động để sản xuất ra của cải vật chất

Trong kinh doanh, con người là nhân tố hàng đầu đễ dẫn doanh nghiệp đi tớithành công

Trình độ lao động: Trình độ của lao động trong công ty cũng cần phải đượcnâng cao, có chuyên môn tay nghề phù hợp với công việc, vị trí mà mình được sắpxếp

Trình độ quản lý và năng lực tổ chức bộ máy tổ chức quản lý: Tronh kinhdoanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có bộ máy tổ chức quản lý phù hợp, Bộ máyquản lý có hiệu quả sẽ góp phần xây dựng nên một cơ cấu tổ chức hợp lý, từ đó tạo ramột cơ cấu kinh doanh phù hợp thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranhcủa mình

Trình độ và năng lực tổ chức bộ máy cần phù hợp với phương pháp quản lýhiện đại, đổi mới phù hợp với hoàn cảnh, nâng cao hơn nữa trình độ của đội ngũ cán

bộ quản lý, cần có sự phân công sắp xếp hợp lý, bố trí nhân sự phù hợp với công việc

- Khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức

Việc lựa chọn đúng đối tác, phù hợp thì hợp tác có kết quả và đạt hiệu quả cao,đạt được các mục tiêu đặt ra Khả năng liên kết và hợp tác thể hiện sự linh hoạt củadoanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường.Nếu doanh nghiệp không hoặc ít hợp tác với các đối tác khác thì sẽ bỏ qua nhiều cơhội kinh doanh và nếu cơ hội đó được đối thủ cạnh tranh nắm được thì nó sẽ trở thànhnguy cơ với doanh nghiệp, làm giảm khả năng nâng cao năng lực cạnh tranh của chínhdoanh nghiệp

b Nhân tố khách quan

Trang 21

- Tình hình thị trường

Thị trường là môi trường kinh doanh hết sức quan trọng với doanh nghiệp.Thịtrường là nơi tiêu thụ sản phẩm, là công cụ định hướng, hướng dẫn hoạt động củadoanh nghiệp, thông qụa mức cầu, giá cả, lợi nhuận để định hướng chiến lược, kếhoạch kinh doanh

Để phát huy vai trò của nhân tố thị trường, cần có sự can thiệp của Nhà nướcvào thị trường nhằm hạn chế những biến động lớn của thị trường, tạo lập môi trườngcanh tranh tích cực và hiệu quả, chống gian lận thương mại, hạn chế độc quyền kinhdoanh, Tạo lập môi trường cạnh tranh tích cực, tăng sức ép đổi mới quản lí, cải tiếnquy trình sản xuất, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ, đổi mới và đa dạng hoásản phẩm, tạo động lực cho doanh nghiệp để vươn lên Để tạo lập và duy trì môitrường thị trường kinh doanh ổn định và hiệu quả Khi thị trường ổn định thì doanhnghiệp mới có điều kiện thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Ngoài ra,cần tạo điều kiện thuận lợi cho việc gia nhập thị trường, tạo ra nhiều nhà cung cấpcũng như nhiều đối tác kinh doanh, nhiều khách hàng cho doanh nghiệp

- Môi trường chính trị, pháp luật của Nhà nước

Sự ổn định của chính trị có ý nghĩa rất quan trọng đối với hoạt động của doanhnghiệp nói chung và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng Chínhtrị ổn định thì môi trường kinh doanh mới phát triển

Môi trường chính trị, pháp luật của Nhà nước bao gồm các quy định pháp luật,các biện pháp hạn chế hay khuyến khích đầu tư kinh doanh đối với hàng hoá, dịch vụ,các chính sách về đầu tư, tài chính, tiền tệ, đất đai, công nghệ, thị trường, Các biệnpháp điều tiết cả đầu vào và đầu ra cũng như toàn bộ quá trình hoạt động của doanhnghiệp

Pháp luật Nhà nước đưa ra nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và antoàn, kích thích doanh nghiệp mở rộng đầu tư, nâng cao hiệu sử dụng vốn đầu tư, tiếtkiêm thời gian, nguồn lực, giảm chi phí đầu tư của doanh nghiệp, tạo điều kiện chodoanh nghiệp tiếp cận thuận lợi các yếu tố đầu vào, tích thích và điều tiết việc sử dụngchúng hiệu quả hơn, tạo tiền đề cho các doanh nghiệp giảm chi phí sử dụng các đầuvào Tạo môi trường bình đẳng đối với các doanh nghiệp, từ đó nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Nhà nước cần xây dựng và thực hiện tốt pháp luật nhằm khuyến khích cạnhtranh tích cực, chống độc quyền, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, xử lí nghiêm các hành vigian lận thương mại

- Đối thủ cạnh tranh

Trang 22

Sự hiểu biết nhất định về đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng nhất định đến việcnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Doanh nghiệp muốnnâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường thì trước hết phải tạo cho mìnhlợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Việc xác định đúng đối thủ cạnh tranh, tìm hiểu đối thủ của mình sẽ giúp doanhnghiệp nâng tầm vị trí trên thương trường, đồng thời giúp doanh nghiệp linh động hơn

và sẽ có những phản ứng nhanh đối với những biến đổi trên thị trường

Đối thủ cạnh tranh luôn là sự trở ngại cũng là động lực phát triển của doanhnghiệp Đây luôn là nhân tố không thể thiếu trong việc nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp trên thị trường hiện nay

Để có thể tồn tại và phát triển các doanh nghiệp phải thường xuyên hoàn thiệnmình, duy trì lợi thế cạnh tranh sẵn có và khắc phục các yếu điểm so với đối thủ cạnhtranh

- Sự phát triểm của khoa học- kỹ thuật

Nhờ việc ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật mà các doanh nghiệp cóthể nhanh chóng đưa ra các sản phẩm hoặc dịch vụ có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầuthị trường làm tăng lợi nhuận, tăng năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thịtrường

Tuy nhiên việc phát triển khoa học kỹ thuật cũng là một thách thức không nhỏđối với doanh nghiệp, đó là sự lạc hậu rất nhanh chóng của công nghệ và các trangthiết bị mà doanh nghiệp đang có dẫn đến chi phí lớn khi phải thay đổi trang thiết bị,công nghệ mới Do vậy khi xây dựng chiến lược kinh doanh, việc đầu tư về khoa học –kỹ thuật, doanh nghiệp cần phải tính toán thật kỹ lưỡng trên cơ sở xu hướng phát triểnkỹ thuật, công nghệ…của ngành mình

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

a Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu định tính

- Uy tín, thương hiệu

Thương hiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm với dấu hiệu củanhà sản xuất gắn lên mặt, bao bì hàng hóa nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ sảnphẩm

Thương hiệu theo định nghĩa của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO):

“thương hiệu là một dấu hiệu ( hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản

Trang 23

phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức”.

Uy tín, thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá mà bất kỳ doanh nghiệp nàocũng đều rất coi trọng Nếu không có uy tín thương hiệu thì doanh nghiệp đó chắcchắn sẽ không có khả năng cạnh tranh trên thị trường Có uy tín thương hiệu sẽ giúpdoanh nghiệp huy động nguồn vốn dễ dàng hơn, đồng thời là sợi dây vô hình gắn kếtngười lao động với doanh nghiệp, tạo sự quan tâm nhiều hơn từ người tiêu dùng, từchính quyền địa phương tới doanh nghiệp

Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu có một lợi thế lớn trong mối quan

hệ kết nối doanh nghiệp với khách hàng Doanh nghiệp có uy tín, thương hiệu thì sẽ cóniềm tin lớn của khách hàng hơn, dễ dàng đưa sản phẩm dịch vụ tới tay khách hàngnhanh chóng

Việc xây dựng, uy tín thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp tạo dựng hìnhảnh trong lòng người tiêu dùng mà còn giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trườngkhi cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại

Một doanh nghiệp chỉ có được thương hiệu khi có được lòng tin và ấn tượng tốtcủa khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp Đó là hình ảnh về sản phẩm

có chất lượng tốt, đẹp, bền, phù hợp với nhiều công trình Người tiêu dùng yên tâm khi

sử dụng và họ sẵn sàng trả giá cao hơn

Qua việc xây dựng thành công uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp có thểđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Thương hiệu làm cho khách hàng tintưởng, trung thành với sản phẩm họ lựa chọn, tự hào khi sử dụng sản phẩm của doanhnghiệp đó, thương hiệu tốt làm cho hình ảnh công ty trên thị trường trở nên tốt đẹp,giúp tiếp cận khách hàng mới dễ dàng hơn, thu hút được vốn đầu tư, lao động có trìnhđộ, tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Tuy nhiên để phát triển một thương hiệu thì cần chi phí đầu tư lớn với thời giandài, điều này là khá khó khăn với các doanh nghiệp vừa và nhỏ do quy mô và năng lựctài chính còn hạn chế

- Kinh nghiệm kinh doanh của doanh nghiệp

Một doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trên thương trường sẽ được đánh giácao về năng lực cạnh tranh Với khách hàng thì doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm

sẽ gần gũi, quen thuộc hơn

Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm dễ dàng nắm bắt và xử lý tình huốngphức tạp tốt hơn các doanh nghiệp còn non trẻ Đây cũng là lợi thế của doanh nghiệptrong cuộc chạy đua nâng cao năng lực cạnh tranh của chính mình

- Hệ thống mạng lưới kinh doanh

Trang 24

Hệ thống mạng lưới kinh doanh có ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh rộng lớn sẽ có lợithế hơn so với những doanh nghiệp có mạng lưới kinh doanh nhỏ Hệ thống mạng lướikinh doanh giúp cho khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp dễ dàng hơn, đưa kháchhàng đến gần hơn với sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.

b Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu định lượng

- Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần là chỉ tiêu phản ánh thế mạnh của doanh nghiệp trên thị trường, là chỉtiêu để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp so với đối thủ cạnhtranh Thị phần thể hiện rõ các sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ của doanh nghiệp so vớitổng sản phẩm tiêu thụ trên toàn thị trường

Thị phần = doanh số bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh số của thị trường+ Thị phần tuyệt đối

Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán racủa doanh nghiệp này với tổng doanh thu của các doanh nghiệp kinh doanh cùngngành hàng hoặc chính là tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp vớitổng doanh số mua vào của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh cùng ngành hàng trênthị trường tính theo tháng, quý, năm Thị phần tuyệt đối có công thức:

Thị phần tuyệt đối= Doanhthu của doanh nghiệp

tổngdoanh thucủa thị trường ×100 %

Riêng đối với ngành xây dựng, thị phần tuyệt đối được tính như sau:

Thị phần tuyệt đối= Giá trị tổng sản lượng xây lắpdoanh nghiệp hoàn thành

Tổng giá trị sảnlượng xây lắp hoànthành trênthị trường × 100 %

Qua chỉ tiêu tuyệt đối doanh nghiệp sẽ đánh giá được vị trí của mình đã và đang

ở đâu trên thị trường, từ đó xác định được đối thủ cạnh tranh có cùng quy mô kinhdoanh với mình

+ Thị phần tương đối

Thị phần tương đối của doanh nghiệp là tỷ lệ so sánh doanh thu của doanhnghiệp với đối thủ cạnh tranh mạnh nhất, cho biết vị thế cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường

Thị phần tương đối= Doanhthu của doanh nghiệp

Doanhthu của đối thủcạnh tranh mạnhnhất ×100 %

Qua thị phần tương đối doanh nghiệp sẽ biết được mình đang mạnh hơn hayyếu hơn về quy mô vốn so với đối thủ cạnh tranh Chỉ tiêu này đơn giản dễ tính, tuynhiên tính chính xác không được cao do kết quả thu được của doanh nghiệp chỉ so

Trang 25

sánh với một doanh nghiệp duy nhất, rất khó để lựa chọn một doanh nghiệp mạnhnhất Đặc biệt là với những doanh nghiệp kinh doanh trên nhiều lĩnh vực.

- Chỉ tiêu doanh thu của Doanh nghiệp

Doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp nhận được khi bán hàng hóa và dịch

vụ do nó sản xuất ra Doanh thu được tính bằng cách lấy giá bán nhân với lượng hàngbán ra

Tiền thu nhập từ các hoạt động là bình thường đối với một công ty, doanhnghiệp hoặc công ty tư nhân Đối với một số doanh nghiệp, chẳng hạn như sản xuấthoặc kinh doanh tạp hóa, phần lớn doanh thu là từ việc bán hàng hóa Các doanhnghiệp dịch vụ như các công ty luật và cửa hàng cắt tóc nhận được hầu hết doanh thucủa họ từ việc phục vụ các dịch vụ Các doanh nghiệp cho vay và cho thuê như chothuê xe hơi và ngân hàng nhận được phần lớn doanh thu từ phí và lãi do tài sản chovay phát sinh từ các tổ chức, cá nhân khác

(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh

Tốc độ tăng doanh được hiểu là phần doanh thu tăng lên trong kỳ so với doanh

thu tiêu thụ ở kỳ trước: ∆DT = P 1 Q 1 – P 0 Q 0

Trong đó:

P 1 Q 1: Doanh thu của kỳ nghiên cứu

P 0 Q 0: : Doanh thu của kỳ gốc (kỳ so sánh)

Thông qua chỉ tiêu doanh thu, ta có thể biết được kết quả kinh doanh qua cácgiai đoạn tăng hay giảm, có chiều hướng tốt hay xấu Nhưng để xem xét việc kinhdoanh sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có hiệu quả hay không thì cần phải xét đếncác khoản chi phí khác từ đó biết được lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được Doanhthu nhiều hơn và có tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí sẽ là cơ sở để cácdoanh nghiệp ra quyết định tăng đầu tư sản phẩm dịch vụ đó hay không Doanh nghiệpduy trì được doanh thu và và lợi nhuận tăng cao doanh nghiệp đó có năng lực cạnhtranh cao và ngược lại Đây là một trong những chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Trang 26

- Giá cả của sản phẩm, dịch vụ

Giá cả của sản phẩm, dịch vụ là chỉ tiêu quan trọng trong việc nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp Giá là thước đo tiêu chuẩn giá trị sản phẩm Giá cảcủa sản phẩm dịch vụ doanh nghiệp kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năngsinh lời từ đó ảnh hưởng tới lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, đây là một công cụlinh hoạt nhất, mềm dẻo nhất trong cạnh tranh

Giá cả của sản phẩm, dịch vụ là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh, vì vậy việcnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không thể không chú ý đến giá sảnphẩm dịch vụ Đây là chỉ tiêu định lượng dễ dàng nhận thấy nhất Trong điều kiện thịtrường có sự cạnh tranh gay gắt, khi doanh nghiệp có cùng sản phẩm kinh doanh vớichất lượng tương đương nhau thì chắc chắn khách hàng sẽ lựa chọn sản phẩm có giáthấp hơn để đạt được lợi ích tối ưu từ sản phẩm mà họ mua Bởi vậy, giá là chỉ tiêuđánh giá năng lực cạnh tranh hữu hiệu của doanh nghiệp trên thị trường

- Tỷ suất lợi nhuận

Chỉ tiêu lợi nhuận được thể hiện qua một số khía cạnh: giá trị tổng sản lượngsản xuất, lợi nhuận ròng, tỷ suất lợi nhuận trên tổng sản lượng sản xuất Chỉ tiêu lợinhuận càng cao phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao, tạo điều kiện nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Dựa vào chỉ tiêu lợi nhuận các doanh nghiệp có thể đánh giá được khả năng cạnhtranh của mình so với đối thủ Nếu lợi nhuận cao thì khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp cao và được đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp rất khả quan

Lợi nhuận của doanh nghiệp được tính với công thức: Pr = P.Q – C.Q

Trong đó: Pr: Lợi nhuận của doanh nghiệp

P: Giá bán hàng hoá

Q: Lượng hàng hoá bán được

C: Chi phí một đơn vị hàng hoá

Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cáchlấy lợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế của sản phẩm chia cho tổng doanh thu sảnphẩm trong kỳ, đơn vị tính là %

Tỷ suất lợi nhuận theodoanh thu= Lợi nhuậnròng (lợi nhuận sauthuế )

Trang 27

a Tuân theo cơ chế thị trường

Theo định nghĩa của Samuelson viết trong cuốn Kinh tế học: “Cơ chế thị trường

là một hình thức tổ chức kinh tế trong đó cá nhân người tiêu dùng và các nhà kinh doanh tác động lẫn nhau qua thị trường để xác định ba vấn đề trung tâm của tổ chức kinh tế là sản xuất cái gì, như thế nào và cho ai?”

Về cơ bản cơ chế thị trường chính là cơ chế điều chỉnh của nền kinh tế chophép xác định các vấn đề cơ bản về lượng hàng hoá, giá bán cho các thành phần cơbản tham gia vào nền kinh tế là người mua và nhà sản xuất

Cơ chế thị trường tự điều khiển hoạt động kinh tế thông qua cung cầu và giá cả thị trường Các hoạt động của nền kinh tế thị trường là có trật tự và hữu hiệu Trong

đó, người tiêu dùng và kỹ thuật sản xuất đóng vai trò rất quan trọng trong việc quyết định các vấn đề của nền kinh tế Mọi quyết định kinh tế đều xuất phát từ lợi nhuận và

nó có vai trò quan trọng trong việc vận hành cơ chế thị trường

Nâng cao năng lực cạnh tranh phải phù hợp với cơ chế thị trường, tuân theo quyluật của kinh tế thị trường: quy luật giá trị, quy luật cạnh tranh, quy luật lưu thông tiền

tệ, bám sát quy luật cung cầu của thị trường, theo dõi cập nhật liên lục trạng thái cung

và cầu trên thị trường

Cơ chế thị trường kích thích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế, thúc đẩy tăng trường kinh tế, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường từ đó là động lực để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

b Đi theo định hướng phát triển của ngành

Ổn định phát triển môi trường ngành kinh doanh

Cạnh tranh giữa các Doanh nghiệp trong cùng một ngành là vấn đề cốt lõi nhấtcủa cạnh tranh trên thị trường Các doanh nghiệp cùng ngành sẽ cạnh tranh khốc liệtvới nhau về giá cả, sự khác biệt, đổi mới về hàng hóa dịch vụ giữa các hãng hiện đangcùng tồn tại trong thị trường

Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh trên thị trường cần nắm bắt kịp thời nhữngthay đổi, cải tiến trong kinh doanh, các thông tin về thị trường Các doanh nghiệp có

sự nhạy bén, kịp thời sẽ có khả năng cạnh tranh cao và có thể mất lợi thế cạnh tranhbất cứ lúc nào họ tỏ ra thiếu thận trọng và nhạy bén

Đa dạng hóa ngành nghề, mở rộng quy mô và địa bàn sản xuất kinh doanhThực hiện chiến lược kinh doanh đã được thị trường thử thách những năm quatăng doanh thu từ đầu tư ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu

Kế hoạch phát triển ngành phải được xây dựng xuất phát từ nhu cầu thị trường,phản ứng kịp thời theo nhu cầu thị trường

Trang 28

Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của Ngành đối với sự nghiệp đổi mới củađất nước trong tình hình mới, xây dựng tầm nhìn và định hướng chiến lược phát triểntrước những yêu cầu và thách thức mới.

Ðổi mới cơ chế, chính sách, kiểm soát chặt chẽ quá trình phát triển đô thị theoquy hoạch và kế hoạch

Tiếp cận những thành tựu khoa học- công nghệ tiên tiến và áp dụng vào ngànhkinh doanh

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐÀM THOẠI TRÊN THỊ TRƯỜNG TỈNH BẮC KẠN 2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Đàm Thoại trên thị trường tỉnh Bắc Kạn

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Đàm Thoại

Công ty TNHH Đàm Thoại là một công ty chuyên hoạt động trong các lĩnh vựcxây dựng, xây lắp công trình và một số hình thức kinh doanh khác được phép tronggiấy phép kinh doanh đã đăng ký với cơ quan quản lý

Ngành chính: xây dựng nhà các loại Ngoài ra công ty hoạt động một số ngànhkhác: xây dựng các công trình, các hoạt động xây dựng chuyên dụng khác, lắp đặt hệthống cấp thoát nước, sản xuất và kinh doanh các đồ gỗ xây dựng Khai thác kim loại,

đá, cát, sỏi, đất sét,… Cho thuê các máy móc, thiết bị xây dựng Buôn bán tổng hợp,bán buôn kim loại và quặng kim loại, các sản phẩm sản xuất từ gỗ,

Hiện nay Công ty TNHH Đàm Thoại là công ty cung cấp các sản phẩm từ gỗcho các công trình xây dựng nhà ở địa phương, cung cấp đá, sỏi cho một số công trìnhtrên địa bàn tỉnh Bắc Kạn

Trải qua bao khó khăn, thử thách, công ty TNHH Đàm Thoại tiếp tục khẳngđịnh vị trí của mình qua các công trình lớn nhỏ đã thi công như: xây dựng nhà dân, xâydựng phòng đa năng trường mầm non thị trấn Yến Lạc, Huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn, làmột trong những nhà thầu thi công dự án Đèo Áng Toòng, công trình đường cầu ở HảoNghĩa – H.Na Rì – T Bắc Kạn, công trình đường nông thôn mới ở xã Dương Sơn, xãHảo Nghĩa, xã Đổng Xá- Na Rì, Tỉnh Bắc Kạn, …và một số các dự án lớn, nhỏ khác

- Khái quát hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Đàm Thoại giai đoạn 2016- 2018

+ Hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình của Công ty TNHH Đàm Thoại

Đối với Công ty việc tìm kiếm các dự án công trình nhà ở và các công trình xâydựng khác là mối quan tâm hàng đầu của Công ty góp phần đẩy mạnh công tác tổ chứccung ứng dịch vụ của mình

Trang 29

Công ty chủ yếu thi công, nâng cấp, cải tạo, sửa chữa các công trình có quy môvừa và nhỏ Các sản phẩm mà Công ty đang cung cấp bao gồm:

Các công trình kiến trúc, nhà cửa: Các công trình mà Công ty thầu xây dựngđược tư vấn nhiệt tình, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, vật liệu xây dựng đảmbảo chất lượng, có giấy tờ đầy đủ chứng minh nguồn gốc

Các công trình chuyên dụng khác, công trình công ích, đường xá, cầu cống,đường nội bộ trong các cơ quan… các công trình này đáp ứng theo các yêu cầu củabên mời thầu

Lắp đặt hệ thống điện, hệ thống cấp, thoát nước, hệ thống lò sưởi, điều hòakhông khí: lắp đặt đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, quản lý chất lượng của quá trình lắp đặt,thi công theo đúng những yêu cầu của quá trình lắp đặt các hệ thống

+ Hoạt động sản xuất, bán hàng của Công ty TNHH Đàm Thoại

Công ty TNHH Đàm Thoại là đơn vị không chỉ kinh doanh mà còn trực tiếp sảnxuất các đồ gỗ xây dựng Công ty TNHH Đàm Thoại là Công ty chuyên cung cấp cácsản phẩm sản xuất từ gỗ, các vật liệu xây dựng sản xuất từ đất sét: gạch ngói, gạch lát

có tiếng trên địa bàn Tỉnh Bắc Kạn

Khai thác và kinh doanh quặng kim loại, quặng sắt

Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng: cho thuê các thiết bị máy móc hiện đạivới giá cả phải chăng, đảm bảo chất lượng trong quá trình sử dụng

Sản xuất, kinh doanh vật liệu xây dựng từ gỗ: Công ty là một trong những đơn

vị đầu tiên thu mua và sản xuất các vật liệu xây dựng từ gỗ trên địa bàn Huyện Na Rìnói riêng và địa bàn Tỉnh Bắc Kạn nói chung Các sản phẩm Công ty kinh doanh đadạng về mẫu mã, thiết kế, chủng loại, chức năng và giá cả: Ván gỗ, gỗ ốp tường, cộtnhà, khung đỡ mái nhà, cầu thang, hàng rào chắn, ván ốp, hạt gỗ, gỗ đúc, cửa ra vào,cửa sổ, cửa chớp, khung cửa,

- Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2016-2018

Được thành lập khá lâu, Công ty có những kết quả kinh doanh nhất định Tìnhhình kinh doanh của Công ty trong 3 năm từ 2016-2018 được phản ánh theo các tiêuchí như sau:

Ngày đăng: 17/05/2020, 10:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vũ Văn Giang (2014), “Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần may Sông Hồng” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần maySông Hồng
Tác giả: Vũ Văn Giang
Năm: 2014
2. Nguyễn Thị Liên (2014), “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng Đăng Khánh” Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công tytrách nhiệm hữu hạn một thành viên sản xuất và phân phối hàng tiêu dùng ĐăngKhánh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên
Năm: 2014
3. “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” (GS.TS. Chu Văn Cấp, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trần Bình Trọng) (2006), NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Tác giả: “Kinh tế chính trị Mác – Lênin” (GS.TS. Chu Văn Cấp, GS.TS. Phạm Quang Phan, PGS.TS. Trần Bình Trọng)
Nhà XB: NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội
Năm: 2006
5. Đỗ Thị Thúy Phương (2010), “Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên”, Tạp chí KHOA HỌC &CÔNG NGHệ, số 73, tr.145-148 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan điểm và định hướng nhằm nâng cao năng lựccạnh tranh của các doanh nghiệp chè tại Thái Nguyên
Tác giả: Đỗ Thị Thúy Phương
Năm: 2010
6. Trần Thu Phương (2015), “Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xây dựng và thương mại sao tháng tám Việt Nam” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần xâydựng và thương mại sao tháng tám Việt Nam
Tác giả: Trần Thu Phương
Năm: 2015
7. Thân Danh Phúc (2015), Giáo trình quản lý Nhà nước về thương mại, Nhà xuất bản Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình quản lý Nhà nước về thương mại
Tác giả: Thân Danh Phúc
Nhà XB: Nhà xuất bảnThống kê
Năm: 2015
8. Hoàng Thị Phường (2017), “Nâng cao năng lực cạnh tranh thiết bị bể bơi nhập khẩu của công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Bilico” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh thiết bị bể bơi nhậpkhẩu của công ty cổ phần xây dựng và thiết bị Bilico
Tác giả: Hoàng Thị Phường
Năm: 2017
9. PGS.TS Hà Văn Sự (2015), Giáo trình kinh tế thương mại đại cương, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế thương mại đại cương
Tác giả: PGS.TS Hà Văn Sự
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2015
10. Nguyễn Vĩnh Thanh (2007), “Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn mới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao sức cạnhtranh của các doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn mới
Tác giả: Nguyễn Vĩnh Thanh
Năm: 2007
11. ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm (2014), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập”, bài báo đăng tin NCKH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của cácdoanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập
Tác giả: ThS. Nguyễn Thị Huyền Trâm
Năm: 2014
18. website: https://infodoanhnghiep.com › Cong-Ty-TNHH-Dam-Thoai 19. website: https://soxaydung.backan.gov.vn Link
4. Michael E Porter (1980), Chiến lược cạnh tranh năm 2016, Nhà xuất bản trẻ Khác
12. Công ty TNHH Đàm Thoại (2018), Báo cáo tài chính Công ty TNHH Đàm Thoại năm 2016 Khác
13. Công ty TNHH Đàm Thoại (2018), Báo cáo tài chính Công ty TNHH Đàm Thoại năm 2017 Khác
14. Công ty TNHH Đàm Thoại (2018), Báo cáo tài chính Công ty TNHH Đàm Thoại năm 2018 Khác
15. Tạp chí tài chính 16. Tạp chí công thương 17. Báo xây dựng Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w