Trong cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh là yếu tốmang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phảinắm được các lợi thế, năng lực cạnh tranh của mình
Trang 1TÓM LƯỢC
Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúcđẩy phát triển kinh tế Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trong nhất để huyđộng nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua
đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội Do đó, việc nâng cao khả năng cạnhtranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơntrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời gian thực tập tại Công tyTNHH Hoàng Vũ, em nhận thấy nhiều điểm còn chưa thực sự hoàn thiện trong côngtác quản lý, đầu tư và điều hành của công ty có ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củacông ty trên thị trường Những điểm yếu đó cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín
và thương hiệu của Công ty trên thị trường Trên cơ sở nhận thức được những hạn chếcòn tồn tại của Công ty, khóa luận đã đi nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh và nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năngcạnh tranh cho Công ty, nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty trên thị trường miền
Bắc Do vậy em chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng
Vũ trên thị trường miền Bắc”.
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ
và góp ý tận tình của các thầy cô trong trường Đại học Thương Mại
Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trongsuốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương Mại
Em xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Quản lý kinh tế, Khoa Kinh
tế - Luật, trường Đại học Thương Mại đã trang bị và truyền thụ kiến thức cho em trongsuốt quá trình nghiên cứu, học tập tại trường
Đặc biệt, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô Phạm Thị Dự đã chuđáo, tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành bài thực tập khoáluận tốt nghiệp này
Đồng thời em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hoàng Vũcùng tập thể cán bộ nhân viên trong phòng kế toán của Công ty, đặc biệt là ngườihướng dẫn thực tập chị Nguyễn Kim Phượng đã nhiệt tình hướng dẫn, tạo điều kiệncho em hoàn thành tốt kỳ thực tập
Mặc dù có nhiều cố gắng song với sự hạn chế kiến thức cũng như thời gian tiếpcận với thực tế chưa nhiều, chuyên đề này không thể tránh khỏi những thiếu sót Kínhmong các thầy cô có những ý kiến đóng góp để chuyên đề được hoàn thiện và đạt kếtquả tốt hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 22 tháng 04 năm 2017
Sinh viênNguyễn Thị Hằng
Trang 3MỤC LỤC
TÓM LƯỢC i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC BẢNG BIỂU v
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2
3 Xác lập và tuyên bố các vấn đề nghiên cứu 4
4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 5
5 Phương pháp nghiên cứu 6
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 8
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 8
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9
1.2 Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.2.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
1.2.2 Phân biệt năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 14
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16
1.2.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 20
1.3 Nội dung và nguyên lý nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 21
1.3.2 Các nguyên tắc, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 28
2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ 28
2.1.1 Tổng quan tình hình năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ 28 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng
Trang 429 2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 36 2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 41
2.3.1 Những thành công 41 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân 42
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ TRÊN THỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC 44 3.1 Quan điểm, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 44
3.1.1 Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 44 3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 44
3.2 Các đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc 45
3.2.1 Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm 46 3.2.2 Giải pháp về công nghệ 47 3.2.3 Giải pháp về thiết lập mối quan hệ bạn hàng cung ứng nguyên vật liệu thân thiết
Trang 5DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Nguồn vốn sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hoàng Vũ giai đoạn
2013 - 2016 30
Bảng 2.2: Cơ cấu lao động củacông ty TNHH Hoàng Vũ 31
Bảng 2.3: Trình độ lao động trong công ty TNHH Hoàng Vũ 31
Bảng 2.4: Bảng tiền lương cơ bản qua các năm 2013 - 2016 32
Bảng 2.5: Doanh thu và sản lượng của công ty Hoàng Vũ so với đối thủ cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2016 37
Bảng 2.6: Tình hình lợi nhuận trước thuế của công ty Hoàng Vũ và các công ty khác giai đoạn 2013 - 2016 37
Bảng 2.7: Cơ cấu và tỷ trọng sản phẩm của Công ty 40
Bảng 2.8: Giá sản phẩm của công ty so với đối thủ cạnh tranh 41
Biểu đồ 2.1: Thị phần của các công ty trên thị trường miền Bắc qua các năm 2013 -2016 38
Trang 7LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang gia tăng áp lực cạnh tranh đối vớicác doanh nghiệp Việt Nam Trong cơ chế thị trường, năng lực cạnh tranh là yếu tốmang tính quyết định sự thành bại của doanh nghiệp, đòi hỏi các doanh nghiệp phảinắm được các lợi thế, năng lực cạnh tranh của mình để các sản phẩm, dịch vụ cung cấp
ra thị trường được nổi bật, nổi trội so với các đối thủ trong cùng lĩnh vực, ngành kinhdoanh Bên cạnh đó bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào hoạt động kinhdoanh trong nền kinh tế thị trường đều phải chịu tác động của các quy luật kinh tếkhách quan, trong đó có quy luật cạnh tranh Theo quy luật này doanh nghiệp muốntồn tại và phát triển được trên thị trường thì phải không ngừng nỗ lực áp dụng khoahọc kỹ thuật, cải tiến công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao trình độ tay nghề chocông nhân… tất cả nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ chữ tín, nâng cao sứccạnh tranh nhằm tiếp tục tồn tại và phát triển Do đó, vấn đề nâng cao năng lực cạnhtranh đã trở thành một vấn đề quan trọng hàng đầu mà bất cứ doanh nghiệp nào cũngphải quan tâm Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ngoài việc cạnh tranh với nhaucòn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty, tập đoàn nước ngoài có tiềm lực kinh tếmạnh Vì vậy vấn đề cạnh tranh không phải là một vấn đề mới, nhưng nó luôn là vấn
đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở nên nóng bỏng.Ngành thép là một trong những ngành quan trọng đối với sự phát triển kinh tếcủa đất nước Công ty TNHH Hoàng Vũ được thành lập năm 1993, là đơn vị đầu tiêntại Việt Nam sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực thép không gỉ, trải qua nhiều nămhoạt động với bao biến cố và thăng trầm đã mang lại cho Hoàng Vũ những kinhnghiệm quý báu trong sản xuất kinh doanh, không ngừng nâng cao trình độ kỹ thuậtđáp ứng tốt nhất nhu cầu ngày càng cao của thị trường Cùng với sự phát triển của đấtnước, công ty đang dần hoàn thiện mình và cố gắng nâng cao hình ảnh của mình tronglĩnh vực thép không gỉ của Việt Nam Những năm gần đây thị trường của công ty cónhững bước phát triển đáng kể và không ngừng được mở rộng, sản phẩm của công tydần trở lên quen thuộc hơn với người tiêu dùng
Bên cạnh những mặt tích cực trên, Công ty vẫn còn những tồn tại Qua điều tracho thấy doanh thu và hiệu quả kinh doanh của Công ty trong thời gian gần đây không
ổn định Một phần lý do là quy mô của công ty chưa đủ lớn, khả năng tài chính chưa
đủ mạnh, nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế nên hoạt động kinh daonh của công tycũng gặp không ít khó khăn Tất cả những tác động trên đã làm giảm doanh thu, ảnh
Trang 8hưởng đến lợi nhuận, năng suất lao động, từ đó ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnhtranh của công ty Hơn nữa Công ty chưa biết cách khai thác và phát huy có hiêu quảnăng lực cạnh tranh của mình Công ty cần nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh,
để giữ vững hình ảnh của Công ty, phát triển bền vững trong môi trường cạnh tranhngày càng khốc liệt Vì vậy, việc đưa ra giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh củacông ty trên thị trường là hết sức cần thiết
Trong thời gian gần đây khi mức sống ngày càng được nâng cao thì những yêucầu về những vật dụng trong gia đình cũng được đòi hỏi cao hơn Người tiêu dùng sẵnsàng trả giá cao cho những vật dụng có tính vệ sinh, thẩm mĩ chính điều này đã làmcho nhu cầu sử dụng mặt hàng inox ngày càng cao Hoàng Vũ mỗi năm ước tính lượngcầu về inox của công ty cần cung cấp dao động trong khoảng từ 60000 đến 70000 sảnphẩm các loại và có xu hướng tăng dần về số lượng, đa dạng chủng loại qua từng năm.Các sản phẩm của công ty cung ứng cho thị trường cũng ngày càng đa dạng, phongphú, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng Trong lĩnh vực sản xuất kinhdoanh thép không gỉ, sự cạnh tranh diễn ra khá mạnh mẽ và khốc liệt, vì đây là lĩnhvực sôi động Năm 2011, 2012 tình hình nền kinh tế khó khăn là nguyên nhân chínhdẫn đến việc công ty đã không hoàn thành kế hoạch về doanh thu trong hoạt động tiêuthụ sản phẩm trên thị trường nội địa, và thị trường chính tiêu thụ các sản phẩm này –thị trường Miền Bắc bị co hẹp hơn do sự xuất hiện của nhiều đối thủ cạnh tranh Hiệnnay trên thị trường miền Bắc, số lượng doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực này khá lànhiều, họ chủ yếu gia công các sản phẩm thép inox chứ chưa đủ khả năng sản xuất.Miền Bắc hiện có các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực này là: Tiến Đạt, Hòa Bình, lànhững doanh nghiệp có thế mạnh về quy mô, về tiềm lực tài chính, chất lượng nguồnnhân lực cao, định hướng tốt chiến lược kinh doanh gây sức ép cạnh tranh rất lớn choHoàng Vũ Xuất phát từ những luận cứ trên em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lựccạnh tranh của công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan
Trong thời gian nghiên cứu, đã có một số công trình nghiên cứu được thực hiệnliên quan tới đề tài nghiên cứu của khóa luận:
[1] Tạ Hồng Hạnh (2015), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH kỹ thuật thương mại và dịch vụ T.H.L, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học
Thương mại Khóa luận đã hệ thống được cơ sở lý luận chủ yếu của năng lực cạnhtranh, đã nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH kỹthuật thương mại và dịch vụ T.H.L Từ đó nêu lên những thành công, hạn chế trongnăng lực cạnh tranh, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế
Trang 9trong năng lực cạnh tranh của công ty TNHH kỹ thuật thương mại và dịch vụ T.H.L.Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến khía cạnh nâng cao năng lực cạnh tranh nóichung, chưa đi sâu vào thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và đi sâu vàonâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường miền Bắc.
[2] Nguyễn Thị Nga (2015), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT, Khóa luận tốt nghiệp –
Trường Đại học Thương mại Khóa luận đã hệ thống được cơ sở lý luận chủ yếu củacạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, nghiên cứu,tìm hiểu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sản xuất phụtùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phụcnhững khó khăn, hạn chế trong năng lực cạnh tranh mà công ty đang gặp phải Tuynhiên, công trình mới chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, chưa đề cập đến các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến các yếu tố tạo nên năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp
[3] Mai Văn Nghiêm (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tam Sơn, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học
Thương mại Khóa luận đã trình bày những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh vànghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựngTam Sơn, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh nói chung màchưa làm rõ các cấp độ của năng lực cạnh tranh Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu vàlàm rõ hơn các cấp độ của năng lực cạnh tranh
[4]Nguyễn Anh Tuấn (2012), Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Long, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Thương Mại.Khóa luận đã
đề cập tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Việc phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như thịphần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như thông qua các công cụ cạnh tranh: giá
cả, chất lượng, hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán,…đã giúp bài khóa luận phân tíchđược khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc (2009 –2011) Qua phân tích và đánh giá khóa luận đã chỉ ra được những thành công, tồn tạihay nguyên nhân của những tồn tại đó Qua đó khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫn
Trang 10còn hạn chế và chưa thể coi là các giải pháp hiệu quả Khóa luận này tiếp tục nghiêncứu và đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sát vào mục tiêu nghiêncứu, giải quyết vấn liên quan tới lý thuyết cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá hay nhữngyếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu trên không có công trình nghiên cứu nào liên quan đến doanh nghiệp sảnxuất inox như bài viết của em Mặc dù là bài viết đầu tiên về công ty nhưng đề tài mà
em nghiên cứu đã phần nào nói lên tầm quan trọng về chiến lược ngắn và dài hạn củacông ty, đó là “năng lực cạnh tranh” Đề tài được tiếp cận dưới bộ môn quản lý kinh
tế, nó đã đề cập được bao quát toàn bộ thực trạng hoạt động, năng lực cạnh tranh củacông ty cũng như những vấn đề liên quan đến công tác sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
Vì vậy, với nội dung nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHHHoàng Vũ trên thị trường miền Bắc” là nội dung hoàn toàn mới và không trùng lặp vớibất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó
3 Xác lập và tuyên bố các vấn đề nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:
- Cạnh tranh là gì? Năng lực cạnh tranh là gì? Sự cần thiết nâng cao năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp? Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp?
- Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trườngmiền Bắc trong giai đoạn 2013 - 2016
- Các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHHHoàng Vũ trên thị trường miền Bắc
Qua thời gian thực tập, qua việc nghiên cứu thực trạng năng lực cạnh tranh củacông ty TNHH Hoàng Vũ, em nhận thấy tình hình cạnh tranh hiện tại của công ty cònnhiều điểm vướng mắc và chưa thực sự phát huy được hết năng lực cạnh tranh củamình Để giải quyết được vấn đề đó thì phải tháo gỡ, hoàn thiện và nâng cao năng lựccạnh tranh của Công ty
Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng vấn đề cạnh tranh của công ty em đã
mạnh dạn chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng
Vũ trên thị trường miền Bắc” để thực hiện luận văn tốt nghiệp của mình góp phần
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty
Trang 114 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
a Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu về cả lý luận và thực tiễn, đề tài nghiên cứu vềnăng lực cạnh tranh (trên thị trường miền Bắc) của công ty làm đối tượng nghiên cứuchính của khóa luận
b Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hoàng Vũtrên thị trường miền Bắc” nhằm tới các mục tiêu cơ bản sau:
- Mục tiêu lý luận: hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp Những lý luận này nhằm mục đích đưa ra những nhận định chungnhất, toàn diện nhất, những quan điểm và lý thuyết về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
- Mục tiêu thực tiễn:
+ Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của Hoàng Vũ.Qua phân tích này có thể xác định được thế mạnh và điểm yếu, các yếu tố tạo nên nănglực cạnh tranh của Hoàng Vũ so với một số đối thủ cạnh tranh trên thị trường miềnBắc để làm cơ sở định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Hoàng Vũ
+ Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty TNHH Hoàng Vũ một cách phù hợp và đạt hiệu quả
c Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu trong đề tài:
- Phạm vi nội dung: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành từnhiều yếu tố, trong phạm vi luận văn này em chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu
tố nguồn lực chính cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: sản lượng vàdoanh thu, lợi nhuận, thị phần, công nghệ, nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty trong thời gian tới trên thị trường miền Bắc
- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH Hoàng Vũ trênđịa bàn thành phố Hà Nội kết hợp nghiên cứu đối sánh một số đối thủ cạnh tranh chínhthị trường miền Bắc của công ty như: Công ty cổ phần Inox Hòa Bình, Công ty TNHHTiến Đạt
- Phạm vi thời gian: Thu thập dữ liệu, kết quả liên quan tới doanh thu, chi phí, lợinhuận của công ty TNHH Hoàng Vũ trong 4 năm 2013 - 2016, từ đó đề xuất các giảipháp và định hướng đến năm 2020
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp thu thập được từ việc thu thập và tham khảo số liệu liênquan đến tiêu thụ sản phẩm trên thị trường miền Bắc qua các Website, các đề tàinghiên cứu trong nước và trên thế giới có nội dung liên quan, sách báo và tài liệu củatrường Đại học thương mại Dữ liệu thứ cấp sử dụng trong khóa luận còn được thuthập được từ quá trình thực tập tại công ty Cụ thể:
Nguồn dữ liệu bên trong công ty: là các báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo hoạtđộng sản xuất kinh doanh của công ty; các báo cáo nghiên cứu marketing trước đó.Các số liệu doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các đốithủ cạnh tranh trong 4 năm 2013 đến năm 2016 từ các bộ phận kinh doanh, kế toán củacông ty Qua đó, tổng hợp thống kê được doanh thu, doanh số tiêu thụ mặt sản phẩmtrên thị trường miền Bắc trong những năm gần đây Kết quả của việc thu thập đượcthống kê hầu hết ở chương 2 của đề tài, đặc biệt ở các bảng số liệu được thống kêtrong khóa luận
Thông qua các phương tiện truyền thông như: internet, báo, tạp chí để thu thậpcác thông tin cần thiết khác để viết phần tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
b Phương pháp phân tích dữ liệu
Bên cạnh phương pháp thu thập số liệu thì để có đầy đủ các dữ liệu cần thiết, cógiá trị cho khóa luận của mình em còn sử dụng phương pháp xử lý dữ liệu Đó là các
kỹ thuật phân tích, so sánh, đối chiếu kết hợp với những phương pháp khác để nghiêncứu vấn đề có hiệu quả hơn
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
Tổng hợp các dữ liệu đã có từ phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, từ
đó thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng lực cạnh tranh của Công tyTNHH Hoàng Vũ, được sử dụng ở chương 1
Phân tích các số liệu doanh thu, lợi nhuận, thị phần của công ty và các đối thủcạnh tranh từ đó rút ra được những thành công, tồn tại và nguyên nhân của hoạt độngsản xuất kinh doanh, đưa ra được những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp
- Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này được tiến hành thông qua việc tổng hợp các số liệu và đem rađối chiếu để thấy được sự chênh lệch giữa các năm, sự tăng lên hay giảm đi của cácchỉ tiêu như sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, Từ đó đánh giá được thực trạng những
Trang 13điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi, khó khăn của công ty trong năng lực cạnhtranh và tìm ra hướng giải pháp cho vấn đề, được sử dụng trong chương 2.
6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Ngoài các phần: Tóm lược, Lời cảm ơn, Mục lục, Danh mục bảng biểu, Lời mởđầu, Tài liệu tham khảo, đề tài nghiên cứu được chia làm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng Vũ trên thịtrường miền Bắc
Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng Vũtrên thị trường miền Bắc
Trang 14CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất hàng hóa và
là đặc trưng của kinh tế thị trường Bàn về khái niệm cạnh tranh, TS Trần Thị MinhChâu định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những người, những tổ chức cùnghoạt động trong một lĩnh vực, nhằm giành lấy những điều kiện có lợi nhất về phíamình” Từ điển Bách Khoa Việt Nam (tập1) định nghĩa về thuật ngữ cạnh tranh trongkinh doanh như sau: “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa nhữngngười sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tếthị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêuthụ, thị trường có lợi nhất” Quan niệm này đã chỉ ra các chủ thể của cạnh tranh là cácchủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, tiêu thụ
và thị trường có lợi nhất “Cạnh tranh, là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối
thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp Tuy nhiên, bản chấtcủa cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phảitạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đốithủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh.” (Michael Porter,1996)
Giáo trình Kinh tế chính trị học Mác - Lênin định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganhđua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất - kinh doanh với nhaunhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất - kinh doanh, tiêu thụ hàng hóahoặc dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình Mục tiêu của cạnh tranh làgiành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham giacạnh tranh” Các quan điểm trên đây tuy có sự khác biệt trong cách diễn đạt nhưng đều
có những nét tương đồng về nội dung Từ đó, có thể đưa ra một quan điểm tổng quát
sau đây về cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường: “Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà
ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh tranh là tối đa hóa lợi ích, đối với người sản xuất - kinh doanh là tối
đa hóa lợi nhuận” Trong lĩnh vực kinh tế, cạnh tranh là yếu tố kích thích kinh doanh,
là môi trường và động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển Cạnh tranh lành mạnh có
Trang 15thể là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường hiện đại, là yếu tố đảm bảo sự đàothải và chọn lọc hiệu quả cho nền kinh tế Ở góc độ thương mại, cạnh tranh là một trậnchiến giữa các doanh nghiệp và các ngành kinh doanh nhằm chiếm được sự chấp nhận
và lòng trung thành của khách hàng Hệ thống doanh nghiệp tự do đảm bảo cho cácngành có thể tự mình đưa ra các quyết định về mặt hàng cần sản xuất, phương thức sảnxuất, và tự định giá cho sản phẩm hay dịch vụ Như vậy, xét về bản chất, cạnh tranhluôn được nhìn nhận trong trạng thái động và ràng buộc trong mối quan hệ so sánhtương đối Vì vậy, mọi quan hệ giao tiếp mà các bên tham gia nỗ lực tìm kiếm vị thế
có lợi cho mình đều có thể diễn tả trong khái niệm cạnh tranh Trong xu thế hội nhập
và trào lưu tự do hoá thương mại, khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh được sửdụng rộng rãi trên quy mô toàn cầu, việc tiếp cận những khái niệm đó cũng cần đượcxây dựng trên cơ sở logic, hệ thống
1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh đã và đang là chủ đề được bàn luận nhiều ở cả các nước pháttriển và đang phát triển vì tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển của nền kinh tế.Mặc dù các nhà kinh tế thống nhất với nhau về tầm quan trọng nhưng lại có nhữngnhận thức khác nhau về năng lực cạnh tranh Do vậy có nhiều cách hiểu khác nhau vềthuật ngữ năng lực cạnh tranh và các cấp độ áp dụng cũng rất khác nhau
Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thịphần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay,theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ vàkhả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp Cách quan niệm này có thể gặp trong cáccông trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991),Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tácKinh tế Quốc tế) Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mạitruyền thống đã nêu trên Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm cácphương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanhnghiệp
Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấncông của doanh nghiệp khác Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa
ra định nghĩa: “năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thịtrường thế giới” Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: nănglực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánhbại về năng lực kinh tế” Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chấtđịnh tính, khó có thể định lượng
Trang 16Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động Theo Tổ chức Hợptác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sảnxuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làmcho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế Theo M.Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh Tuynhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ củadoanh nghiệp.
Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnhtranh Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: “năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranhcủa doanh nghiệp”, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: “năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất vàchất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao vàphát triển bền vững”
Trong từ điển tiếng Việt định nghĩa: “năng lực cạnh tranh là khả năng giànhthắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại, trên cùng một thịtrường tiêu thụ”
Từ những khái niệm trên, có thể đưa ra khái niệm năng lực cạnh tranh như sau:
“Năng lực cạnh tranh là khả năng duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu
tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững”.
Khái niệm năng lực cạnh tranh được sử dụng khi đề cập đến các doanh nghiệp,các ngành hay cả quốc gia
Năng lực cạnh tranh của quốc gia:
Năng lực cạnh tranh của quốc gia thường được phân tích theo quan điểm tổngthể, đặt trọng tâm vào môi trường kinh tế vĩ mô và thể hiện vai trò của Chính phủ.Trong báo cáo hàng năm của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF), khái niệm này được đềcập: “Năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của nền kinh tế trong việc đạt và duytrì mức tăng trưởng cao”
Bên cạnh đó cũng có quan điểm phân tích năng lực cạnh tranh quốc gia dựa trên
cơ sở lợi thế cạnh tranh của các ngành Quan điểm này thể hiện rõ nhất trong nhiềucông trình của M.Porter Porter cho rằng, các doanh nghiệp là những chủ thể cạnhtranh trên thị trường thế giới, chính vì vậy, nói về lợi thế cạnh tranh quốc gia là nói về
Trang 17những đặc trưng của quốc gia với tư cách là môi trường hoạt động cho phép các doanhnghiệp quốc gia đó có thể thành công trên thị trường thế giới.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường được phân tích theo ba quan điểmchính Khung khổ phân tích theo quan điểm quản trị chiến lược chính là việc nhìnnhận những ưu thế về cấu trúc ngành/ doanh nghiệp Quan điểm này cũng đòi hỏi phảitính tới các nguồn lực có tính riêng biệt cũng như các ý tưởng quản trị mới gắn liền với
sự phát triển nhảy vọt của công nghệ thông tin và thương mại điện tử Quan điểm tân
cổ điển là tiền đề cho những phân tích dựa trên lợi thế so sánh, chi phí và các nhân tố,đặc biệt là các nhân tố chính sách có thể làm chệch hướng việc phân bổ các nguồn lực.Quan điểm tổng hợp cố gắng thể hiện cả những phân tích định tính và định lượng và
cả những quan sát tĩnh và động để tạo ra một khung khổ đánh giá hoàn chỉnh năng lựccạnh tranh ngành/ doanh nghiệp
Theo Van Duren, Martin và Westgren (1991), năng lực cạnh tranh của mộtngành/ doanh nghiệp là năng lực duy trì được thị phần trên thị trường trong và ngoàinước Định nghĩa này được xem là nhất quán với mục tiêu kinh doanh, đồng thời phùhợp với các mục tiêu của chính sách kinh tế và chính sách thương mại của Chính phủ
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm:
Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng thỏa mãn tốt nhất các nhu cầu,nguyện vọng, mong muốn của khách hàng Nó được thể hiện bằng việc khách hàng lựachọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình Do đó, sản phẩm có năng lực cạnh tranhcao là sản phẩm có chất lượng tốt, tiện lợi và phù hợp thị hiếu Sẽ không có năng lựccạnh tranh của sản phẩm hàng hoá cao khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sảnxuất, kinh doanh sản phẩm đó thấp Năng lực cạnh tranh của hàng hoá có được donăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhưng năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hoá quyết định mà còn phụ thuộcvào nhiều yếu tố khác nữa Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hoá có ảnh hưởngrất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
1.2 Một số lý thuyết về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1 Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Theo M.Porter năng lực cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp được tạonên bởi 4 yếu tố Porter đề cập về bốn thuộc tính này như là bốn yếu tố cấu tạo nên môhình kim cương Ông lập luận rằng các công ty có khả năng thành công cao nhất trongnhững ngành hoặc các phân ngành trong đó mô hình kim cương được thuận lợi nhất
Trang 18Ông cũng cho rằng mô hình kim cương là một hệ thống tương tác và củng cố lẫn nhau.Tác động của một thuộc tính sẽ phụ thuộc vào tình trạng của các thuộc tính khác Ví
dụ, theo Porter thì các điều kiện về cầu thuận lợi sẽ không mang lại lợi thế cạnh tranhtrừ khi tình hình cạnh tranh nội bộ ngành đủ để khiến công ty phải phản ứng lại cácđiều kiện đó
a Các yếu tố bản thân doanh nghiệp
Sự sẵn sàng của các yếu tố đầu vào như: nhân lực, nguyên vật liệu, phụ liệu,nhiên liệu, công nghệ thông tin là các yếu tố cốt lõi làm nên năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Các yếu tố này phải sẵn sàng, nghĩa là phải dự trữ đủ số lượng, chủngloại và chất lượng để kịp thời cung cấp cho các bộ phận sản xuất kinh doanh khi cần,nếu không sẽ làm gián đoạn quá trình sản xuất, làm giảm năng suất và chất lượng, hậuquả là làm giảm năng lực cạnh tranh
Chất lượng nguồn nhân lực: Đây là yếu tố có liên quan đến toàn bộ quá trình sảnxuất, kinh doanh của doanh nghiệp Trong đó, đối với người công nhân, chất lượng laođộng (được thể hiện ở khả năng tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ) quyết định chấtlượng sản phẩm, còn đối với cán bộ quản lý, chất lượng lao động (được thể hiện ởtrình độ tổ chức quản lý, điều hành công việc) quyết định hiệu quả công việc, khả năngtiết giảm chi phí, cắt giảm giá thành sản phẩm Năng lực tài chính: Hiệu quả hoạt độngsản xuất kinh doanh thể hiện ở các chỉ tiêu lợi nhuận là cơ sở để xác định năng lựckinh doanh của doanh nghiệp; tiềm lực tài chính với quy mô, cơ cấu tài sản, nguồn vốnhợp lý với từng ngành hoạt động sản xuất, kinh doanh, khả năng thanh toán, khả năngsinh lời tốt, là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện sức mạnh của doanhnghiệp giúp cho doanh nghiệp đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, khảnăng tài chính sẵn có để có thể đầu tư đổi mới công nghệ sản xuất, mở rộng quy môhoạt động sản xuất kinh doanh khi cần thiết
Một ví dụ rõ ràng nhất về hiện tượng này là về Nhật Bản, một nước không cónhiều đất trồng trọt và các nguồn khoáng sản, tuy nhiên thông qua đầu tư đã tạo lậpđược một sự dồi dào rất lớn các yếu tố tiên tiến Porter lưu ý rằng đội ngũ kỹ sư lànhnghề đông đảo ở Nhật Bản (phản ánh thông qua tỷ lệ số lượng người tốt nghiệp cóbằng kỹ sư trên bình quân đầu người hơn hẳn bất kỳ nước nào) là nhân tố chủ chốt dẫntới sự thành công của Nhật Bản trong nhiều ngành công nghiệp chế tạo
b Nhu cầu của khách hàng
Được thể hiện trực tiếp ở tiềm năng của thị trường Thị trường là nơi quyết địnhcao nhất năng lực cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp Thông thường, các
Trang 19công ty thường tỏ ra nhạy cảm nhất với những nhu cầu của những khách hàng ở gầnvới họ nhất Do đó, những đặc điểm của nhu cầu thị trường trong nước đặc biệt quantrọng trong việc định hình các thuộc tính của các sản phẩm được chế tạo trong nước vàtrong việc tạo ra sức ép cho sự sáng tạo đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm Thịtrường trong nước có những đòi hỏi cao về sản phẩm sẽ là động lực thúc đẩy các công
ty thường xuyên cải tiến và đổi mới sản phẩm nếu các công ty này muốn tồn tại Cũngtương tự như vậy, thị trường nước ngoài đặt ra những tiêu chuẩn cao đối với các sảnphẩm và dịch vụ đòi hỏi các công ty muốn thành công trên thị trường nước ngoài phải
có các chiến lược, cách ứng xử thỏa đáng Đồng thời thị trường trong nước đang tiếnđến xu hướng quốc tế hóa nghĩa là không còn sự phân biệt giữa thị trường nước ngoài,thị trường nội địa và nhu cầu nội địa, các sản phẩm sản xuất ra được tiêu chuẩn hóangày càng cao và có tính chất quốc tế Vì vậy, các yêu cầu đặt ra đối với thị trường nộiđịa sẽ ngày càng cao gắn với nhu cầu của thị trường quốc tế
c Các ngành công nghiệp hỗ trợ và liên quan
Khả năng cạnh tranh của một ngành nói chung phụ thuộc rất lớn vào các ngànhcông nghiệp hỗ trợ và các ngành công nghiệp liên quan bởi vì các công ty nằm trongngành không thể tồn tại một cách tách biệt, các ngành công nghiệp hỗ trợ thường làcác ngành cung cấp các đầu vào cho ngành có khả năng cạnh tranh Theo sự phát triển
có tính chất tự nhiên, khi một ngành công nghiệp nổi lên với khả năng cạnh tranh hùngmạnh thì sẽ làm xuất hiện một loạt các ngành hỗ trợ và các ngành có liên quan Hệthống các ngành này có thể liên kết theo chiều dọc hoặc liên kết theo chiều ngang tạothành các cụm công nghiệp có mối liên hệ với nhau Các mối liên hệ, tác động lẫnnhau giữa các ngành giúp cho các ngành phát huy được thế mạnh kết hợp, tăng khảnăng cạnh tranh của từng ngành, từng cụm công nghiệp đó Cụ thể là các ngành côngnghiệp hỗ trợ có thể giúp các công ty nhận thức được các phương pháp mới và những
cơ hội mới để ứng dụng công nghệ mới
Một trong những cụm như vậy mà Porter đã xác định được đó là ngành dệt maycủa Đức Ngành này bao gồm các ngành chế biến bông, len, sợi tổng hợp chất lượngcao, máy khâu, và một loạt các máy móc liên quan tới ngành dệt Những cụm ngànhnhư vậy là rất quan trọng bởi vì những kiến thức giá trị có thể lưu chuyển giữa cáccông ty trong cùng một cụm về mặt địa lý, mang lại lợi ích cho tất cả các công ty kháccùng nằm trong cụm đó Các luồng kiến thức sẽ lưu chuyển khi nhân viên di chuyểngiữa các công ty trong phạm vi một khu vực địa lý và khi các hiệp hội ngành quốc giatập hợp nhân công từ các công ty khác nhau tại các cuộc hội thảo chuyên đề
Trang 20d Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh
Chiến lược của công ty có ảnh hưởng lâu dài đến năng lực cạnh tranh của nótrong tương lai bởi vì các mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức các công ty trongcác ngành công nghiệp khác nhau rất lớn Yếu tố này chi phối đến hoạt động đầu tư,đào tạo nguồn nhân lực, đổi mới công nghệ, phát triển sản phẩm và thị trường của từngcông ty và cả ngành Bên cạnh đó, cạnh tranh trong nội bộ ngành và giữa các công tytrong một nước ngày càng gay gắt thì khả năng cạnh tranh quốc tế của công ty đó ngàycàng cao Các đối thủ cạnh tranh trong nội bộ ngành gây sức ép lẫn nhau đối với việcgiảm chi phí, cải thiện chất lượng, giá cả và sáng tạo ra các sản phẩm và các quá trìnhmới Điều này kích thích họat động đổi mới để vượt qua mối lo ngại bị tụt hậu trongquá trình vượt lên phía trước
Đối thủ cạnh tranh tạo ra sức ép cho sự cải tiến, sáng tạo, nâng cao chất lượng,giảm chi phí và đầu tư vào việc nâng cấp các yếu tố tiên tiến Tất cả những điều nàygiúp việc tạo ra các công ty có sức mạnh cạnh tranh Porter trích dẫn trường hợp củaNhật Bản: Không ở đâu vai trò của các đối thủ cạnh tranh trong nước lại rõ rệt như tạiNhật Bản, nơi mà đó là một cuộc chiến tổng lực với nhiều công ty thất bại trong việctìm kiếm lợi nhuận Với mục tiêu nhấn mạnh vào khía cạnh thị phần, các công ty NhậtBản liên tục nỗ lực không ngừng vượt hẳn lẫn nhau Tỷ trọng thị phần biến động rấtlớn Quá trình này được đề cập đến rất nhiều trên mạng lưới báo chí kinh doanh Thứ
tự xếp hạng chi tiết đo lường xem những công ty nào quen thuộc nhất với các sinhviên tốt nghiệp đại học Tỷ lệ ra đời của các sản phẩm và sự phát triển quy trình mớidiễn ra không ngừng nghỉ
Ngoài 4 nhóm yếu tố trên, cơ hội và vai trò của chính phủ cũng là những yếu tốtạo nên năng lực cạnh tranh của một ngành, một doanh nghiệp Các cơ hội thường tạo
ra những thay đổi đột ngột và làm thay đổi vị thế cạnh tranh Các cơ hội có thể làm vôhiệu hóa các lợi thế của các đối thủ cạnh tranh được hình thành trước đó và tạo ra tiềmnăng mà các công ty đạt được lợi thế cạnh tranh khi có các điều kiện mới
1.2.2 Phân biệt năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị
đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăntrở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đươnghay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn
Theo quan điểm của Michael Porter, doanh nghiệp chỉ tập trung vào hai mục tiêutăng trưởng và đa dạng hóa sản phẩm, chiến lược đó không đảm bảo sự thành công lâudài cho doanh nghiệp Điều quan trọng đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là
Trang 21xây dựng cho mình một lợi thế cạnh tranh bền vững, lợi thế cạnh tranh bền vững cónghĩa là doanh nghiệp phải liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt màkhông có đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được Khi một doanh nghiệp có đượclợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa làdoanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủkhác không thể làm được Bằng việc khai thác các năng lực cốt lõi hay lợi thế cạnhtranh để đáp ứng và đáp ứng trên tất cả các chuẩn mực yêu cầu của cạnh tranh, cácdoanh nghiệp tạo ra giá trị cho khách hàng Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho
sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp Do vậy mà các doanh nghiệp đềumuốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xóimòn bởi những hành động bắt chước của đối thủ Theo quan điểm truyền thống cổđiển, các nhân tố sản xuất như: đất đai, vốn, lao động là những yếu tố thuộc về tài sảnhữu hình được coi là những nhân tố để tạo ra lợi thế cạnh tranh
Nhìn chung, năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh đều giúp doanh nghiệpchiếm được thị phần nhiều hơn, thỏa mãn khách hàng hơn, gia tăng lòng trung thànhcủa khách hàng và đem lại nhiều lợi nhuận hơn Lợi thế cạnh tranh và năng lực cạnhtranh đều giúp doanh nghiệp khác biệt so với các đối thủ khác, nhưng nó không giốngnhau.Lợi thế cạnh tranh giúp công ty có thể cạnh tranh được đối thủ Lợi thế có thể làsản phẩm, dịch vụ, chiến lược, kỹ năng của nhân viên… khi so với đối thủ cạnh tranh.Lợi thế cạnh tranh có được khi ta “thu xếp” được nguồn nguyên liệu đầu vào giá rẻ,tiết kiệm nguồn lực thông qua các mô hình quản lý tiên tiến, tìm được địa điểm tốt,xây dựng được thương hiệu mạnh… Điều khác biệt lớn nhất giữa lợi thế cạnh tranh vànăng lực cạnh tranh là lợi thế cạnh tranh dẫn đến năng lực cạnh tranh Như vậy, dù córất nhiều sự giống nhau, đều giúp doanh nghiệp vượt hơn đối thủ cạnh tranh, nhưngvẫn có những khác nhau cơ bản giữa 2 khái niệm này Đôi khi 1 yếu tố có thể là lợi thếcạnh tranh nhưng không phải là năng lực cạnh tranh vì nó quá đơn giản và có thể bắtchước dễ dàng Theo Michael Porter: Lợi thế cạnh tranh xuất phát chủ yếu từ giá trị
mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng Vì vậy, lợi thế cạnh tranh là nền tảngcho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, là điều kiện cần để nâng cao năng lực cạnhtranh cho doanh nghiệp, những gì làm cho doanh nghiệp khác với đối thủ, nổi bật hơn
mà các đối thủ cạnh tranh không làm được, hay bản thân doanh nghiệp thực hiện cáchnổi trội hơn Năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào khả năng khai thác các năng lực độcđáo của mình để tạo sản phẩm có giá phí thấp và sự dị biệt của sản phẩm Muốn năngcao năng lực cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải xác định lợi thế của mình để đạt thắnglợi trong cạnh tranh Lợi thế cạnh tranh có thể mất dần theo thời gian do sự bắt chước
Trang 22của các đối thủ Vì vậy, để duy trì lợi thế cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần
có chiến lược cạnh tranh hiệu quả
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp hoạt động trong bất cứ lĩnh vực nào cũng đều phải chịu sựtác động của môi trường xung quanh và chiụ sự tác động từ chính bản thân doanhnghiệp Do đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ phụ thuộc vào bảnthân doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào các yếu tố khách quan khác của môi trươngxung quanh doanh nghiệp Nhìn chung có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, song tóm gọn lại đều có ba nhóm nhân tố cơ bản sau:
- Môi trường vĩ mô
- Môi trường ngành: Mô hình 5 sức mạnh của Michael Porter
- Doanh nghiệp
a Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô chính là môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động Môitrường kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều nhân tố phức tạp ảnh hưởng đến
sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Môi trường đó chính là tổng thể các nhân tố
cơ bản: Nhân tố kinh tế, nhân tố chính trị và pháp luật, nhân tố xã hội, nhân tố tựnhiên, nhân tố công nghệ Mỗi nhân tố này tác động và chi phối mạnh mẽ đến các hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp Chúng có thể là cơ hội hoặc thách thức đối vớidoanh nghiệp Các doanh nghiệp cần phải có sự am hiểu về các nhân tố trên và đưa racách ứng xử cho phù hợp đối với những đòi hỏi; những biến động của chúng đối vớinhững doanh nghiệp kinh doanh quốc tế thì vấn đề này cần được coi trọng
b Môi trường ngành
Môi trường ngành là môi trường bao gồm các doanh nghiệp trong cùng tham giahoạt động sản xuất kinh doanh Môi trường ngành còn được hiểu là môi trường cạnhtranh của doanh nghiệp sự tác động của môi trường ngành ảnh hưởng tới khả năngcạnh tranh của các doanh nghiệp là điều không thể phủ nhận
Môi trường ngành bao gồm năm nhân tố cơ bản là: đối thủ cạnh tranh, ngườimua, người cung cấp, các đối thủ tiềm ẩn và các đối thủ thay thế Đó là nhân tố thuộc
mô hình 5 sức mạnh của Michael E.Porter Sự am hiểu các nguồn sức ép cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp nhận ra mặt mạnh mặt yếu cũng như các cơ hội và thách thức
mà doanh nghiệp ngành đó đã và đang và sẽ gặp phải
- Đối thủ cạnh tranh
Sự am hiểu về đối thủ cạnh tranh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với cácdoanh nghiệp Cha ông ta đã có câu “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng” do đódoanh nghiệp cần phải hiểu rõ đối thủ cạnh tranh Có thể thấy trước hết là đối thủ cạnh
Trang 23tranh quyết định mức độ cuộc tranh đua để giành lợi thế trong ngành và trên thị trườngnói chung Mức độ cạnh tranh dữ dội phụ thuộc vào mối tương tác giữa các yếu tố như
số lượng các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh giúp cho doanh nghiệp đưa ra đượcnhững giải pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ và tăng thị phần nâng cao khả năng cạnh tranh.Đối thủ tiềm năng là những người sẽ đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh ở ngànhdoanh nghiệp đang hoạt động hoặc ở những ngành sản xuất sản phẩm, dịch vụ thaythế Họ có khả năng mở rộng hoạt động chiếm lĩnh thị trường của doanh nghiệp, họ cóthể là yếu tố làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp Đứng trước nguy cơ này, cácdoanh nghiệp phải cùng liên kết và dựng lên các hàng rào chắc vô hình và hữu hìnhđối với các đối thủ cạnh tranh tiềm năng
- Khách hàng
Câu nói “khách hàng là thương đế” luôn luôn đúng đối với mọi doanh nghiệp bất
cứ một doanh nghiệp nào cũng không được quyên rằng khách hàng luôn luôn đúngnếu họ muốn thành công, chiếm lĩnh thị trường Những khách hàng mua sản phẩm củamột ngành hay một doanh nghiệp nào đó thì họ có thể làm giảm lợi nhuận của ngànhđấy, của doanh nghiệp đấy bằng cách yêu cầu chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ caohơn, hoặc có thể bằng cách dùng doanh nghiệp này chống lại doanh nghiệp kia Suycho cùng tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều nhằm thỏa mãn nhucầu của khách hàng Nếu doanh nghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng
so với các đối thủ cạnh tranh thì họ càng nhận được sự ủng hộ và sự trung thành từphía khách hàng Trong điều kiện có sự cạnh tranh gay gắt thì vai trò của khách hàngcàng trở nên quan trọng và ưu tiên hơn Tuy nhiên thực tế là người mua luôn muốn trảgiá thấp vì vậy sẽ thực hiện việc ép giá, gây áp lực đòi chất lượng cao hơn hoặc đòiđược phục vụ nhiều hơn đối với doanh nghiệp khi có điều kiện do vậy sẽ làm giảm lợinhuận của doanh nghiệp và doanh nghiệp không thể thỏa mãn được tất cả các nhu cầucủa các loại khách hàng Cho nên doanh nghiệp cần phải phân loại khách hàng thànhcác nhóm khác nhau, trên cơ sở đó tiến hành phân tích và đưa ra các chính sách thíchhợp để thu hút ngày càng nhiều khách hàng về phía mình
Trang 24động của doanh nghiệp do sự độc quyền của một số nhà cung cấp những nguyên vậtliệu chi tiết đặc dụng Họ có thể tạo ra sức ép lên doanh nghiệp bằng việc thay đổi giá
cả, chất lượng nguyên vật liệu được cung cấp Những thay đổi này có thể làm tănghoặc giảm chi phí sản xuất, chất lượng sản phẩm và lợi nhuận từ đó tác động tới khảnăng cạnh tranh của các doanh nghiệp
- Sức ép của sản phẩm thay thế
Sức ép của sản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành domức giá cao nhất bị khống chế Nếu không chú ý tới sản phẩm thay thế tiềm ẩn, doanhnghiệp có thể bị tụt lại với nhu cầu thị trường Phần lớn các sản phẩm thay thế mới làkết quả của sự tiến bộ về công nghệ Muốn đạt được thành công các doanh nghiệp cầnphải chú ý và giành nguồn lực để phát triển hay vận dụng công nghệ mới vào chiếnlược của mình
c Doanh nghiệp
Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là tổng hợp sức mạnh từ các nguồn lựchiện có và có thể huy động được với doanh nghiệp Khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp được thể hiện chủ yếu qua nguồn nhân lực, nguồn lực vật chất, nguồn lực tàichính
- Nguồn nhân lực
Ngày nay thông thường khi đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp,người ta thường đánh giá trước tiên nguồn nhân lực của doanh nghiệp Yếu tố nhân lựcđược coi là tài sản vô cùng quý báu cho sự phát triển thành công của mỗi quốc gia,mỗi doanh nghiệp Với một đội ngũ nhân lực tốt, doanh nghiệp có thể được làm đựợctốt tất cả những gì như mong muốn, đội ngũ nhân lực này sẽ làm tăng các nguồn lựckhác cho doanh nghiệp khác lên một cách nhanh chóng, trí tuệ chất xám là những thứ
vô cùng quý giá Nó tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, ưu việt hơn với giá thànhthấp nhất, đáp ứng tốt yêu cầu của khách hàng, đưa doanh nghiệp vượt lên trên các đốithủ cạnh tranh Một đội ngũ công nghiệp lãnh đạo, quản lý giàu kinh nghiệm, trình độcao, năng động, linh hoạt và hiểu biết sẽ đem lại cho doanh nghiệp không chỉ là lợiích trước mắt như tăng doanh thu, tăng lợi nhuận mà cả uy tín của doanh nghiệp Họ sẽđưa ra nhiều ý tưởng chiến lược sáng tạo phù hợp với sự phát triển và trưởng thànhcủa doanh nghiệp cũng như phù hợp với sự thay đổi của thị trường
Bên cạnh đó nguồn nhân lực của một doanh nghiệp phải đồng bộ sự đồng bộ nàykhông chỉ xuất phát từ thực tế là đội ngũ công nghiệp của doanh nghiệp là từ nhữngnhóm người khác nhau mà còn xuất phát từ năng lực tổng hợp riêng thu được từ việckết hợp nguồn nhân lực về mặt vật chất, tổ chức trình độ tay nghề, ý thức kỷ luật, lòng
Trang 25hăng say lao động sẽ là nhân tố quan trọng đảm bảo tăng năng suất lao động, nâng caochất lượng sản phẩm.
- Nguồn lực vật chất
Một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiếnphù hợp với qui mô sản xuất của doanh nghiệp chắc chắn sẽ nâng cao năng lực sảnxuất, làm tăng khả năng của doanh nghiệp lên rất nhiều với một cơ sở vật chất tốt, chấtlượng sản phẩm sẽ được nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéotheo sự giảm giá bán trên thị trường Khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanhnghiệp sẽ rất lớn, ngược lại không một doanh nghiệp nào lại có khả năng cạnh tranhcao khi mà công nghề sản xuất lạc hậu, máy móc thiết bị cũ kỹ sẽ làm giảm chất lượngsản phẩm, tăng chi phí sản xuất Nguồn lực vật chất có thể là:
- Tình trạng trình độ máy móc công nghệ, khả năng áp dụng công nghệ mới tácđộng đến chất lượng, kiểu dáng, hình thức giá thành sản phẩm
- Mạng lưới phân phối: Phương tiện vận tải, cách thức tiếp cận khách hàng
- Nguồn cung cấp: ảnh hưởng đến chi phí lâu dài và đầu ra trong việc đảm bảocho sản xuất được liên tục, ổn định
- Vị trí địa lý của doanh nghiệp cũng có thể tác động đến chi phí sản xuất (đấtđai, nhà cửa, lao động, ) nguồn nguyên liệu, sự thuận tiện của khách hàng
- Nguồn lực tài chính
Nguồn lực tài chính là yếu tố quan trọng trong quyết định khả năng sản xuất cũngnhư là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô của doanh nghiệp Bất cứ một hoạt độngđầu tư, mua sắm trang thiết bị, nguyên liệu hay phân phối, quảng cáo cho sản phẩm đều phải được tính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp, một doanhnghiệp có tiềm lực tài chính mạnh mẽ sẽ có khả năng trang bị công nghệ máy móchiện đại, bởi vì bất có một hoạt động đầu tư mua sắm trang thiết bị nào cũng phải đượctính toán dựa trên thực trạng tài chính của doanh nghiệp Doanh nghiệp nào có tiềmlực tài chính hùng mạnh sẽ có khả năng trang bị dây chuyền công nghệ sản xuất hiệnđại, đảm bảo chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, giá bán sản phẩm tổ chức các hoạtđộng quảng cáo khuyến mại mạnh mẽ nâng cao sức cạnh tranh Ngoài ra, với một khảnăng tài chính hùng mạnh, doanh nghiệp cũng có khả năng chấp nhận lỗ một thời gianngắn để hạ giá thành sản phẩm nhằm giữ vững và mở rộng thị phần cho doanh nghiệp
để tăng giá, thu lợi nhuận nhiều hơn Vì vậy vấn đề tài chính luôn luôn là vấn đề gâynhiều trăn trở cho nhà quản lý
Khả năng tài chính của doanh nghiệp gồm vốn chủ sở hữu hay vốn tự có và cácnguồn vốn khác có thể huy động được Tài chính không chỉ gồm các tài sản lưu động
và tài sản cố định của doanh nghiệp, mà gồm cả các khoản vay, khoản nhập sẽ có
Trang 26trong tương lai và cả giá trị uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trường Vốn tự có cóthể do các thành viên sáng lập đóng góp hoặc do một phần lợi nhuận được để lại từđầu tư, hoặc vốn góp thêm của các cổ đông sau này Vốn vay có thể được huy động từngân hàng các tổ chức tài chính các đơn vị quen biết Thiếu nguồn tài chính cần thiết,doanh nghiệp có thể bị phá sản, sụp đổ bất cứ lúc nào Tài chính được coi là phươngtiện chủ yếu vũ khí sắc bén để tấn công, đánh thắng các đối thủ cạnh tranh Doanhnghiệp nào không đủ khả năng tài chính sẽ bị thôn tính bởi các đối thủ hùng mạnh hơnhoặc tự rút lui khỏi thị trường.
1.2.4 Sự cần thiết nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tế kháchquan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường luônđược đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộngnhư hiện nay Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cần thiết vì:
Một là, nâng cao năng lực cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tồn tại và đứng vững trên thị trường Cạnh tranh ngày càng
gay gắt, khi trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh nướcngoài, với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, trình độ quản lý và có sức mạnh thịtrường Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách đểdoanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh và hợp pháp trên thương trường.Cạnh tranh sẽ tạo ra môi trường kinh doanh và những điều kiện thuận lợi để đáp ứngnhu cầu khách hàng, phù hợp với thị hiếu nhu cầu của người tiêu dùng nhất Doanhnghiệp nào càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng thì doanh nghiệp đó mới có khảnăng tồn tại trong nền kinh tế thị trường hiện nay
Hai là, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ nhằm mục đích là đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, mà còn góp phần vào sự tăng trưởng của ngành và trách nhiệm với xã hội Không những thế, với xu hướng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay,
việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng,
và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp Bởi lẽ, mục đích cuối cùng tronghoạt động kinh doanh, của doanh nghiệp là mang lại càng nhiều lợi nhuận, khi đó việcnâng cao năng lực cạnh tranh, tại các doanh nghiệp được xem như là một chiến lượckhông thể thiếu, trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mụctiêu doanh nghiệp Bất kì một doanh nghiệp nào dù lớn hay nhỏ khi thực hiện hoạtđộng kinh doanh đều có những mục tiêu nhất định Tùy thuộc vào từng giai đoạn pháttriển của doanh nghiệp mà doanh nghiệp đặt ra cho mình những mục tiêu khác nhau
Để đạt được các mục tiêu doanh nghiệp cần phải cạnh tranh, chỉ có cạnh tranh thìdoanh nghiệp mới bằng mọi giá tìm ra phương cách, biện pháp tối ưu để sáng tạo, tạo
Trang 27ra những sản phẩm đạt chất lượng cao hơn, cung ứng những dịch vụ tốt hơn đối thủcạnh tranh Chỉ có cạnh tranh thì doanh nghiệp mới có thể tồn tại và phát triền.
Ba là, doanh nghiệp cần phải cạnh tranh để phát triển Ngày nay trong nền kinh
tế thị trường, cạnh tranh là một điều kiện và là một yếu tố kích thích kinh doanh Quyluật cạnh tranh là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, sản xuất hàng hóa ngày càngphát triển thì cạnh tranh ngày càng khốc liệt Do vậy, muốn phát triển thì doanh nghiệpcần phải cạnh tranh, tìm mọi cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm đápứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng Muốn phát triển được thì doanh nghiệp cần phảiphát huy hết ưu thế của mình, tạo ra những điểm khác biệt so với đối thủ cạnh tranh từ
đó doanh nghiệp mới có khả năng phát triển và nâng cao vị thế của mình trên thịtrường
1.3 Nội dung và nguyên lý nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.3.1 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a Sản lượng và doanh thu
Sản lượng là khối lượng sản phẩm các doanh nghiệp có thể sản xuất trên dâychuyền công nghệ của mình trong một năm Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào năng suấtsản xuất và nguồn lao động, nhu cầu thị trường Sản lương của các doanh nghiệp cũngcho ta thấy được quy mô sản xuất cũng như vị trí trên thị trường
Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm,cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp Trongkinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng:
M=P*Q trong đó:
M: doanh thu; P: giá; Q: sản lượng
b Lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đicác chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí
Lợi nhuận = Doanh thu - Chi phíHoặc tính bằng công thức: L = P- ATC *Q trong đó:
L: lợi nhuận
P: giá
ATC: chi phí đơn vị sản phẩm
Q: khối lượng đơn vị bán ra
Trang 28Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất, là điều kiện tồn tại và phát triển Để cung cấphàng hóa và dịch vụ cho thị trường các nhà sản xuất phải bỏ tiền vốn trong quá trìnhsản xuất kinh doanh, họ mong muốn cho chi phí đầu vào thấp nhất và bán hàng hóavới giá cao nhất để sau khi trừ đi các chi phí còn số dư dôi để không chỉ sản xuất giảnđơn mà còn tái sản xuất mở rộng, không ngừng tích lũy phát triển sản xuất, củng cố vàtăng cường vị trí của mình trên thị trường để nâng cao vị thế của doanh nghiệp.
Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp cùng thu được về một phần lợi nhuận như nhaunhưng vẫn tồn tại các doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh năng lực khác nhau Điềunày được giải thích qua quan hệ tỷ suất lợi nhuận khác nhau
Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/ Tổng chi phí
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cho biết mức sinh lời của đồng vốn trong kinh doanh
Tỷ lệ này cần bù đắp chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn Thông thường đồng vốnđược coi là sử dụng có hiệu quả nếu tỷ lệ nói trên cao hơn mức sinh lời khi đầu tư vàocác cơ hội khác hay ít nhất phải cao hơn mức lãi suất tín dụng ngân hàng
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, nó không chỉ phản ánh tiềm năng củadoanh nghiệp mà còn thể hiện tính hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp ấy Nếu chỉ tiêu này thấp thì chứng tỏ mức độ cạnh tranh của doanhnghiệp trên thị trường là rất gay gắt Ngược lại, nếu chỉ tiêu này cao thì chứng tỏdoanh nghiệp đang kinh doanh rất thuận lợi và có hiệu quả
c Thị phần của doanh nghiệp
Theo quy định tại Khoản 5, Điều 3, Luật Cạnh tranh của Việt Nam: “ Thị phần của doanh nghiệp đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định là tỷ lệ phần trăm giữa doanh thu bán ra của doanh nghiệp này với tổng doanh thu của tất cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan hoặc tỷ lệ phần trăm giữa doanh số mua vào của doanh nghiệp này với tổng doanh số mua vào của tất
cả các doanh nghiệp kinh doanh loại hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường liên quan theo tháng, quý, năm”.
Thị phần được xác định theo công thức sau:
Thị phần = (Doanh thu của doanh nghiêp/ Doanh thu của thị trường)×100%Thị phần của doanh nghiệp càng lớn chứng tỏ sản phẩm/ dịch vụ của doanhnghiệp càng được tiêu thụ nhiều, doanh nghiệp sẽ thu được lợi nhuận cao Thị phầnduy trì và mở rộng so với các đối thủ làm vị thế của doanh nghiệp càng nâng cao Việcduy trì và mở rộng thị trường chính là tiêu chí đánh giá được năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Chỉ tiêu này nói lên mức độ lớn của thị trường và vai trò, vị trí của
Trang 29doanh nghiệp trên thị trường, mức độ hoạt động có hiệu quả hay không hiệu quả Khitiềm lực của thị trường đang lên mà thị phần thị trường của doanh nghiệp không thayđổi tức là thị trường đã ngoài vòng kiểm soát của doanh nghiệp hay một phần của thịtrường đã rơi vào đối thủ cạnh tranh cho nên doanh nghiệp cần phải xem xét lại chiếnlược kinh doanh của mình để mở rộng thị trường, doanh nghiệp có thể tăng khối lượngsản phẩm trên thị trường hiện tại, có giải pháp thích hợp lôi kéo các đối tượng tiêudùng tương đối, đối tượng không thường xuyên
d Công nghệ
Khoa học công nghệ tác động mạnh mẽ đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua chất lượng sản phẩm và giá bán, bất kỳ một sản phẩm nàođược sản xuất ra cũng đều phải gắn với một công nghệ nhất định Công nghệ sản xuất
đó sẽ quyết định chất lượng sản phẩm cũng như tác động tới chi phí cá biệt của từngdoanh nghiệp từ đó tạo ra khả năng cạnh tranh của từng doanh nghiệp
Khoa học công nghệ tiên tiến sẽ giúp các doanh nghiệp xử lý thông tin một cáchchính xác và có hiệu quả nhất trong thời đại hiện nay, bất kỳ một doanh nghiệp nàomuốn thành công cũng cần có một hệ thống thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền phát thôngtin một cách chính xác, đầy đủ nhanh chóng hiệu quả về thị trường và đối thủ cạnhtranh Bên cạnh đó, khoa học công nghệ tiên tiến sẽ tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất
kỹ thuật hiện đại của nền kinh tế quốc dân nói chung cũng như thị trường doanhnghiệp nói riêng Vì vậy, có thể nói rằng khoa học công nghệ là tiền đề cho các doanhnghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình
1.3.2 Các nguyên tắc, chính sách nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
a Các nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Sáng tạo ra các giá trị cao, độc lập
Các doanh nghiệp với nguồn lực hạn hẹp, thường lo sợ lợi thế về quy mô và sứcmạnh tài chính của các doanh nghiệp lớn Thực ra, ngay cả các doanh nghiệp lớn cũngluôn tránh được cuộc cạnh tranh đối đầu về giá Bản chất hoạt động kinh doanh là tạo
ra giá trị cho cộng đồng, cụ thể là cho khách hàng Giá trị được tạo ra càng lớn thìphần thưởng (lợi nhuận, uy tín, sự trung thành của khách hàng, nguồn lực ) mà công
ty nhận được từ khách hàng càng lớn Vì thế, các doanh nghiệp cần tập trung tìm hiểunhu cầu của xã hội, khách hàng, phải có chiến lược kinh doanh riêng, bảo đảm tạo ranhững giá trị cao, độc đáo cho khách hàng