1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp đáp ứng các rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường hàn quốc của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế thành đ

40 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 115,51 KB

Nội dung

Cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gianhập ASEAN 1995, gia nhập APEC 1998, gia nhập AFTA 2003, đặc biệt gi

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài khóa luận này, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình củanhà trường, cô giáo hướng dẫn, lãnh đạo và nhân viên công ty TNHH dịch vụthương mại quốc tế Thành Đạt

Trước tiên em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới cô giáo ThS Phan ThuGiang đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em để em có thể thực hiện khóa luận một cáchtốt nhất Em xin cảm ơn sự quan tâm của nhà trường, văn phòng khoa Kinh tế vàKinh doanh quốc tế và thầy cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức quý báu đểgiúp em hoàn thành bài khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể cán bộ công nhân viên công ty TNHHdịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợicho em trong quá trình thực tập và điều tra số liệu để hoàn thành khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn sự động viên, giúp đỡ nhiệt tình và đóng góp ýkiến từ bạn bè, gia đình và người thân

Mặc dù đã rất cố gắng, song do năng lực và thời gian hạn chế nên bài khóaluận của em không thể tránh khỏi những sai sót, rất mong sự đóng góp ý kiến từthầy cô và các bạn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 03 tháng 12 năm 2019

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phương

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 1

1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu 2

1.3 Mục đích nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng nghiên cứu 3

1.5 Phạm vi nghiên cứu 3

1.6 Phương pháp nghiên cứu 3

1.7 Kết cấu của khóa luận 4

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 5

2.1 Khái quát chung về rào cản kĩ thuật 5

2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kĩ thuật 5

2.1.2 Phân loại rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế 5

2.1.3 Vai trò của rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế 6

2.2 Một số rào cản kĩ thuật Hàn Quốc áp dụng với hàng hóa nhập khẩu 7

2.2.1 Một số quy định rào cản kỹ thuật 7

2.2.2.Tác động của rào cản kỹ thuật đến các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam 11

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu 12

CHƯƠNG III: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRÁI CÂY TƯƠI CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THÀNH ĐẠT 14

3.1 Giới thiêu về công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 14

3.1.1 Tổng quan về công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 14

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty 15

3.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty 16

Trang 3

16

3.2 Khái quát họat động kinh doanh của cty 16

3.2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm 2016-2018 16

3.2.2 Tình hình xk mặt hàng trái cây tươi của công ty 17

3.3 Phân tích thực trạng đáp ứng các rào cản kĩ thuật của côngty 18

3.3.1 Tổng quan về thị trường Hàn Quốc 18

3.3.2 Tình hình xuất khẩu trái cây tươi sang Hàn Quốc của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 19

3.3.3 Tình hình đáp ứng tiêu chuẩn kĩ thuật đối với mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 21

3.4 Đánh giá về thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 24

3.4.1 Những thành tựu công ty đã đạt được 24

3.4.2 Tồn tại và nguyên nhân 25

CHƯƠNG IV: ĐINH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT CHO MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC CỦA CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THÀNH ĐẠT 27

4.1 Định hướng đáp ứng rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu mặt hàng trái cây tươi vào thị trường Hàn Quốc 27

4.2 Các đề xuất kiến nghị về biện pháp đáp ứng rào cản kỹ thuật cho mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 28

4.2.1 Giải pháp về phía doanh nghiệp 28

4.2.1.3 Giải pháp cho vấn đề nhân lực có chuyên môn về các vấn đề vượt rào cản kỹ thuật 31

4.2.2 Các kiến nghị về phía nhà nước để góp phần giúp đỡ doanh nghiệp 31

KẾT LUẬN 34

TÀI LIỆU THAM KHẢO 35

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

3 APEC Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ ST

2 Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty 2016-2018 15

3 Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh 2016-2018 16

4 Bảng 3.3: Tỷ trọng kim ngạch thị trường xuất khẩu giai đoạn 2016

– 2018

17

5 Bảng 3.4 Kim ngạch xuất khẩu trái cây tươi của công ty TNHH

dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt sang Hàn Quốc giai đoạn

2016-2018

19

Trang 6

CHƯƠNG I TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Như chúng ta đã biết, hội nhập toàn cầu đã và đang là xu thế chung của thếgiới, điều này tạo ra một thế giới phẳng giữa lòng một trái đất hình cầu, nơi mà mọiquốc gia, mọi nền văn hóa, xã hội và kinh tế có thể tiếp cận, giao thoa ,cạnh tranhvới nhau một cách công bằng Khoảng cách về châu lục, biên giới được xóa bỏ,hoạt động xuất nhập khẩu vì thế càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết

Và ở Việt Nam thì hoạt động xuất nhập khẩu cũng đang trên đà phát triểnmạnh mẽ, trong đó có mặt hàng nông sản Cùng với sự đổi mới toàn diện nền kinh

tế Việt Nam đang từng bước hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như gianhập ASEAN (1995), gia nhập APEC (1998), gia nhập AFTA (2003), đặc biệt gianhập tổ chức thương mại quốc tế thông qua việc đẩy mạnh xuất khẩu nhiều mặthàng khác nhau trong điều kiện các rào cản thương mại được giảm bớt một cách tối

đa, trong đó mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu cũng không ngừng thâm nhập vào cácthị trường to lớn trên thế giới ngay cả những thị trường khó tính nhất, ngày cànggóp phần không nhỏ đối với sự phát triển kinh tế của đất nước

Cùng với Trung Quốc , Mỹ, EU thì Hàn Quốc cũng là một trong những thịtrường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, trong đó có mặt hàng trái câytươi Đây là một thị trường tiềm năng đối với các doah nghiệp xuất khẩu trái câytươi của Việt Nam, bởi nhu cầu sử dụng trái cây tươi của họ rất cao, đắc biệt họ lai

ưu chuộng nhiều loại trái cây mà Việt Nam có nguồn cung cấp lớn như bơ, sầuriêng, xoài, cam, chuối Đây là cơ hội rất lớn mở ra đầy triển vọng cho ngành tráicây Việt Nam thâm nhập và khẳng định mình trên thị trường này Tuy nhiên do yêucầu của người tiêu dùng về việc sử dụng các thực phẩm sạch an toàn cho sức khỏenên Hàn Quốc được đánh giá là 1 trong những thị trường khó tính nhất về hàng hóanhập khẩu, đặc biệt là các mặt hàng rau quả tươi Nhiều mặt hàng của Việt Namkhông đủ điều kiện xuất khẩu sang Hàn Quốc, một số lô hàng bị trả lại gây thiệt hạirất lớn cho các doanh nghiệp Hiện Việt Nam chỉ mới được phép nhập khẩu 5 loạitrái cây vào Hàn Quốc (dừa, dứa, chuối, xoài, thanh long), trong khi một số loại

Trang 7

khác như vú sữa, bưởi, chôm chôm, vải, nhãn đang chờ xin phép nhập khẩu Lí do

là bởi Việt Nam chưa đáp ứng được những quy định , tiêu chuẩn kỹ thuật với mặthàng trái cây tươi được nhập khẩu vào thị trường này , và những quy định , rào cảnvới thị trường này sẽ ngày một gia tăng

Điều này đặt ra một bài toán với các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam làphải vượt qua được những rào cản kỹ thuật từ thị trường Hàn Quốc Nếu khôngnắm rõ các quy định kỹ thuật cho trái cây tươi nhập khẩu của thị trường này thì tráicây Việt Nam sẽ không bao giờ có thể đến với người dân Hàn Quốc Chỉ bằng cáchnghiên cứu, tìm hiểu về những rào cản này cũng như là tìm ra giải pháp vượt ràocản thì các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây của Việt Nam mới có thể cạnh tranhđược với các doanh nghiệp từ các nước khác và thâm nhập được vào thị trường Hàn

Quốc một cách hiệu quả nhất Do đó tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu “ Giải pháp đáp ứng các rào cản kĩ thuật đối với mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt”

1.2 Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Có rất nhiều công trình nghiên cứu trước đây về vấn đề vượt rào cản kỹ thuậtmặt hàng trái cây tươi nhưng lại ở những thị trường khác nhau Cụ thể có một sốcông trình nghiên cứu tương tự với đề tài của tôi:

Đề tài : “ Vượt rào cản kỹ thuật của Nhật Bản để đấy mạnh xuất khẩu hàng tráicây của công ty TNHH Thiên Hà” của Trần Phương Linh - Đại Học Kinh Tế QuốcDân

Đề tài : “ Nghiên cứu vượt rào cản kỹ thuật của EU để thúc đẩy xuất khẩuhàng nông sản của Việt Nam” của Nguyễn Phương Thảo - Đại Học Kinh Tế QuốcDân

Đề tài : “ Nghiên cứu đáp ứng rào cản kỹ thuật của thị trường Trung Quốc đểđấy mạnh xuất khẩu chuối của công ty TNHH xuất khẩu chuối Minh Châu” củaNguyễn Khánh Linh - Đại Học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội

Những đề tài khóa luận trên đều hướng đến một đối tượng sản phẩm, thịtrường nhất định nhưng lại ở các doanh nghiệp khác nhau, mà mỗi doanh nghiệp lại

có những đặc thù sản xuất, kinh doanh sản xuất khác nhau nên sẽ có những phươnghướng, cách thức giải quyết khác nhau

Trang 8

Với đề tài này “ Giải pháp đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng trái câytươi sang thị trường Hàn Quốc của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tếThành Đạt” tôi sẽ phân tích hoạt động vượt rào cản kỹ thuật chè vào thị trường HànQuốc, chỉ rõ những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân và đưa ra giải pháp.

1.3 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa lý luận chung về rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế vànhững hàng rào kỹ thuật của Hàn Quốc áp dụng đối với mặt hàng trái cây tươi củaViệt Nam

Phân tích thực tiễn áp dụng những rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng trái câytươi và ảnh hưởng của nó đến hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH dịch vụthương mại quốc tế Thành Đạt

Đề xuất một số giải pháp đáp ứng rào cản kỹ thuật của Hàn quốc đối với mặthàng trái cây tươi của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt nhằmthúc đẩy xuất khẩu, phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty

1.4 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình áp dụng rào cản kỹ thuật của Hàn Quốc đối với mặt hàngtrái cây tươi

Nghiên cứu thực trạng đáp ứng những tiêu chuẩn kỹ thuật của Công ty TNHHdịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt đối với hàng rào kỹ thuật của Hàn Quốc

1.5 Phạm vi nghiên cứu

-Về thời gian nghiên cứu: 3 năm gần đây từ 2016-2018

-Về không gian và nội dung nghiên cứu: bài khóa luận chỉ tìm hiểu, nghiêncứu, phân tích, đánh giá hoạt động đáp ứng rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng tráicây tươi xuất sang Hàn quốc của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế ThànhĐạt

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, hoàn thiện, luận văn trên cơ sở vận dụng phépduy vật biện chứng kết hợp với các phương pháp như:

- Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê

- Phương pháp tổng hợp

Trang 9

- Phương pháp so sánh

Đồng thời dựa vào các lý luận, quan điểm kinh tế, tài chính và định hướngphát triển kinh tế, xuất phát từ thực tiễn để phân tích tình hình đáp ứng rào cản kỹthuật của mặt hàng trái cây tươi của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tếThành Đạt qua các năm gần đây

1.7 Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được chia làm 4 nội dung lớn:

Chương 1: Tổng quan của vấn đề nghiên cứu

Chương 2:Cơ sở lý luận của vượt rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng trái câytươi xuất khẩu vào thị trường Hàn Quốc

Chương 3: Phân tích thực trạng đáp ứng rào cản kỹ thuật vào thị trường HànQuốc đối với mặt hàng trái cây tươi của Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tếThành Đạt

Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp đáp ứng rào cản kỹthuật cho mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu sang Hàn Quốc của Công ty TNHH dịch

vụ thương mại quốc tế Thành Đạt

Trang 10

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT ĐỐI VỚI MẶT HÀNG TRÁI CÂY TƯƠI XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC 2.1 Khái quát chung về rào cản kĩ thuật

2.1.1 Khái niệm và mục đích của rào cản kĩ thuật

Ngày nay, hoạt động thương mại quốc tế mở rộng, giao thương buôn bán giữacác quốc gia tăng lên Hàng hóa sẽ dịch chuyển giữa các quốc gia với nhau, vì vậyviệc đưa ra các biện pháp để đảm bảo chất lượng hàng hóa quốc gia mình nhậpkhẩu, hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khỏe con người, động và thực vật, bảo vệmội trường, ngăn ngừa các hoạt động man trá là điều tất yếu và hợp lý

Để điều chỉnh những vấn đề kỹ thuật của hàng hóa trong thương mại giữa cácnước thành viên, WTO đã đưa ra Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương

mại, thường được gọi là Hiệp định TBT(Technical Barriers to Trade) “ Các biện pháp kỹ thuật là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó”

Mục đích của Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại ( Hiệp định TBT )

Hiệp định TBT ra đời với mục đích nhằm xác định quyền của mỗi nước được

áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo vệ sức khỏe và đời sống cộng đồng, bảo vệmôi trường sống, đảm bảo an ninh quốc gia, đồng thời đưa ra các quy định có tínhnguyên tắc đối với các văn bản pháp quy và tiêu chuẩn kỹ thuật nhằm mục đíchtránh các biện pháp được sử dụng như các rào cản thương mại Mục đích củanhững biện pháp kỹ thuật về bản chất là tốt tuy nhiên nó lại bị lạm dụng, nhiều biệnpháp quá khắt khe, thậm chí không cần thiết gây cản trở hoạt động thương mại quốc

tế khiến không ít người hiểu sai bản chất

2.1.2 Phân loại rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế

Quy định kỹ thuật.

Theo điều 1 phụ lục 1 của hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mạiWTO: “ Quy định kỹ thuật là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quytrình và phương pháp sản xuất có liên quan, gồm các quy định về hành chính được

áp dụng một cách bắt buộc Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng

Trang 11

đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãnhàng được áp dụng cho sản phẩm quy trình hoặc phương pháp sản xuất.”

Đây là những yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi các quốc gia xuất khẩu phải tuân thủ và

có giá trị bắt buộc nghĩa là nếu một sản phẩm nào đó không đáp ứng được quy định

kỹ thuật này thì sẽ không được phép bán trên thị trường

Tiêu chuẩn kỹ thuật.

Theo điều 2 phụ lục 1 của hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mạicủa WTO:

“ Tiêu chuẩn là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề

ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn hoặc đặc tính của sảnphẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiệnkhông bắt buộc Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trongcác yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặcnhãn hàng được áp dụng cho sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.”Như vậy theo Hiệp định này, trái với quy định kỹ thuật thì “ tiêu chuẩn kỹthuật” chỉ là các tiêu chuẩn tự nguyện áp dụng, mang tính khuyến nghị Tiêu chuẩnnày chỉ trở thành hàng rào khi quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn cứkhoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường

Quy trình đánh giá sự phù hợp.

Đây là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba để xác định các tiêu chuẩn hoặcquy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không hay đó chính là các thủ tục kỹ thuậtnhư: kiểm tra, thẩm tra, thanh tra và chứng nhận sự phù hợp của sản phẩm với cácquy định kỹ thuật hay tiêu chuẩn kỹ thuật Quy trình này có thể trở thành những ràocản kỹ thuật khi việc áp dụng gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mứccần thiết

2.1.3 Vai trò của rào cản kĩ thuật trong thương mại quốc tế

Để đảm bảo xu hướng tự do hóa thương mại, các nước đã cắt giảm các hàngrào thuế quan, các hàng rào phi thuế quan trong thương mại quốc tế ngày càng đượcgia tăng áp dụng để bảo hộ sản xuất trong nước và nhằm các mục đích kinh tế,chính trị, xã hội khác Tuy vậy, không phải tất cả các biện pháp phi thuế quan đềuđược phép sử dụng, một số biện pháp không có cơ sở khoa học đều bị WTO cấm

Trang 12

hoặc cắt giảm như cấm nhập khẩu hạn chế định lượng… và hệ thống hàng rào kỹthuật được xem là một trong những nhóm biện pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặnhàng nhập khẩu Hàng rào kỹ thuật bao gồm nhiều loại khác nhau và mỗi loại hàngrào lại có vai trò nhất định

Tuy nhiên, hàng rào kỹ thuật có vai trò nhất định: đảm bảo chất lượng hànghóa; bảo vệ môi trường; trách nhiệm xã hội Đối với việc đảm bảo chất lượng củahàng hóa Vai trò này được thể hiện: những quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹthuật, thủ tục đánh giá sự phù hợp đối với hàng hóa sẽ tác động đến nhà sản xuấtphải nâng cao năng suất, cải tiến quy trình sản xuất để làm ra được sản phẩm đápứng được các điều kiện trên

Và như vậy, hàng hóa được sản xuất, lưu thông trên thị trường đảm bảo vềchất lượng Những hàng rào liên quan đến vấn đề môi trường như các quy định vềviệc dán nhãn sinh thái, có vai trò ngăn cản những sản phẩm có ảnh hưởng xấuđến môi trường được nhập khẩu vào một quốc gia nhằm bảo vệ môi trường củaquốc gia đó nói riêng và bảo vệ môi trường nói chung Hàng rào kỹ thuật trongthương mại thể hiện vai trò quan trọng của mình đối với xã hội Thông qua hàng rào

kỹ thuật, các quốc gia có thể bảo vệ được sức khỏe của con người, động vật, bảo vệcác lợi ích khác

2.2 Một số rào cản kĩ thuật Hàn Quốc áp dụng với hàng hóa nhập khẩu

2.2.1 Một số quy định rào cản kỹ thuật

2.2.1.1 Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Hàn quốc là một trong những thị trường vô cùng khó tính trong việc nhậpkhẩu hàng hóa, đặc biệt là các mặt hàng nông sản, thực phẩm Người tiêu dùng Hànquốc quan tâm đặc biệt đến vấn đề sức khỏe và bảo vệ môi trường, vì vậy thị trườngnày có xu hướng tăng cường bảo hộ, đặc biệt bằng biện pháp tạo lập rào cản kỹthuật , có nhiều quy định khắt khe nhằm ngăn chặn những mặt hàng nhập khẩukhông đạt chuẩn theo yêu cầu của người tiêu dùng

Hầu hết các sản phẩm tiêu dùng nhập khẩu vào Hàn Quốc phải tuân theo cácLuật để đảm bảo an toàn sử dụng và quản lý chất lượng của Hàn Quốc

Hàn Quốc vẫn duy trì những quy định khá chặt chẽ về kiểm dịch đối với cácmặt hàng nông sản, thực phẩm (thậm chí có thể yêu cầu nhà xuất khẩu nước ngoài

Trang 13

báo cáo quá trình nuôi trồng, bảo quản, chế biến, có khi còn tiến hành kiểm tra tạichỗ ở nơi sản xuất) Về tiêu chuẩn hàng hóa và dịch vụ, Hàn Quốc sử dụng hệ thốngISO 9000 (hay còn gọi là KSA 9000) làm hệ thống đánh giá tiêu chuẩn chính thức.Bất cứ hàng hóa nào nhập khẩu vào Hàn Quốc cũng phải đạt tiêu chuẩn chất lượngquốc tế.

Từ ngày 1-1-2017, Hàn Quốc đã áp dụng cơ chế mới về quản lý danh mụcthuốc BVTV trong hạt có dầu và hoa quả nhiệt đới và đến ngày 1-1-2019, tất cả cácmặt hàng nông sản (trừ gạo) sẽ bị áp dụng theo bộ tiêu chí Hệ thống quản lý dưlượng thuốc BVTV (PLS)

Theo Hệ thống danh mục hợp quy của Hàn Quốc thì 370 loại thuốc BVTV sẽchịu sự kiểm tra chuyên sâu tại cảng nhập khẩu được chỉ định của Hàn Quốc, trong

đó có gần 140 loại thuốc BVTV hiện chưa có tiêu chuẩn an toàn về dư lượng tạiHàn Quốc Bất kỳ sản phẩm nông sản hàng hóa nào cũng cần phải nghiên cứunhững bộ thuốc sử dụng đối với sản phẩm, làm giảm thiểu tối đa dư lượng còn tồnđọng trên sản phẩm đó Đồng thời, xem xét thời gian cách ly của từng loại thuốc đểđảm bảo không để lại dư lượng trên các sản phẩm

Các quy định liên quan đến phương pháp chế biến và mức độ ô nhiễm: Bao

gồm tất cả các quy định liên quan đến quá trình sản xuất ra sản phẩm như: quy địnhquá trình sản xuất phải tuân thủ các hệ thống đảm bảo chất lượng hay quản lý môitrường, quy định về đảm bảo vệ sinh trong quá trình sản xuất, quy định về nguồnchất thải, nước thải, khí thải của quá trình sản xuất, quy định về chất độc hại đượcphép và không được phép sử dụng trong quá trình sản xuất như quy định về các loạithuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trong quá trình sản xuất nông nghiệp

Nếu phát hiện trong sản phẩm có sâu hại, vi trùng gây bệnh còn dính đất, dưlượng thuốc bảo vệ thực vật vượt mức,… sẽ không được phép nhật khẩu vào HànQuốc Tùy theo nội dung vi phạm sẽ có những hình thức xử lý khác nhau như: khửtrùng, phân loại, thiêu hủy hoặc trả lại người xuất khẩu Đặc biệt khi, các mặt hàngtrái cây khi xuất khẩu vào Hàn Quốc phải có Giấy chứng nhận kiểm dịch do cơquan kiểm dịch thực vật của Chính phủ nước xuất khẩu cấp mới đủ thủ tục đăng kýkiểm dịch khi nhập khẩu, tiếp theo, đó là khâu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩmtheo Luật VSTP Trái cây thuộc mặt hàng nông sản nên bắt buộc phải kiểm tra dư

Trang 14

lượng nông dược và phụ gia Nếu dư lượng vượt quá mức cho phép sẽ bị trả lại, hủytại chỗ.

Người tiêu dùng Hàn Quốc rất quan tâm đến sản phẩm có lợi cho sức khỏe, họ

ưa chuộng những sản phẩm tốt cho sức khỏe Vì vậy, tất cả các mặt hàng nồn sảnhiện nay nhập khẩu vào Hàn Quốc đều phải áp dụng theo hệ thống quản lí dư lượngthuốc bảo vệ thực vật PLS

2.2.1.2 Quy định về chất lượng thương mại, ghi nhãn mác và truy suất nguồn gốc

Các yêu cầu về dán nhãn hàng hàng hóa được quy định áp dụng cụ thể chotừng loại sản phẩm Nói chung, hàng nhập khẩu được yêu cầu dán nhãn viết bằngtiếng Hàn Quốc và phải chỉ rõ nước xuất xứ của hàng hóa

Nội dung chính của nhãn hàng hóa phải được bao gồm: Nước sản xuất; Tên vàđịa chỉ của nhà sản xuất và nhà nhập khẩu; Tên sản phẩm; Ngày sản xuất và số thứ

tự của lô sản phẩm; Số lượng; Số đơn vị; Phương pháp bảo quản; Thành phần cácchất;

Xuất xứ (nước sản xuất): Hàng hóa thương mại nhập khẩu vào Hàn Quốc phải

có nhãn mác ghi rõ nước xuất xứ Cơ quan Hải quan Hàn Quốc cung cấp danh sáchcác nước cần áp dụng qui định về nhãn mác xuất xứ theo mã HS Hàn Quốc cũng ápdụng các qui định riêng về ký mã hiệu và nhãn mác đối với một số sản phẩm đặcbiệt như dược phẩm và thực phẩm

Ngôn ngữ: Ngoài tiếng bản địa, nhãn mác cần ghi bằng tiếng Hàn Quốc, ngoạitrừ ký mã hiệu nước xuất xứ, phải có sẵn vào thời điểm thông quan hoặc được gắntại kho ngoại quan của Hàn Quốc trước hoặc sau khi thông quan Cục Quản lý Thựcphẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (Korea Food & Drug Administration - KFDA) chịutrách nhiệm quản lý các vấn đề về nhãn mác tiếng Hàn Quốc đối với các sản phẩmthực phẩm Bộ Nông nghiệp và Lâm nghiệp (Ministry of Agriculture and Forestry -MAF) đưa ra những tiêu chuẩn riêng về việc ghi ký mã hiệu của nhãn mác nướcxuất xứ đối với các sản phẩm nông nghiệp Các nhà nhập khẩu Hàn Quốc thường innhãn mác bằng chữ Hàn Quốc đối với những lô hàng nhập khẩu có giá trị không lớn

và có thể tham khảo KCS về vị trí dán nhãn trên sản phẩm Ngoài ra, nhãn mác cầnxác định "hàm lượng chế biến tối thiểu" một cách chi tiết nhằm tăng cường tính

Trang 15

minh bạch; đưa ra mô tả cụ thể về những yêu cầu đối với việc đăng ký danh mụcnước xuất xứ.

Những tiêu chuẩn ghi nhãn chi tiết khác đối vớ thực phẩm bao gồm thông tincảnh báo, tiêu chuẩn chất lượng khi sử dụng hoặc bảo quản (ví dụ: trọng lượng khôđối với sản phẩm đóng hộp, sản phẩm chiếu xạ ), nhiệt độ bảo quản sản phẩm (sảnphẩm phải được bảo quản nơi có nhiệt độ thấp)

Quy định về nhãn xuất xứ: Theo quy định của Luật an ninh nông nghiệp vàphát triển, một số nông sản trong đó có rau quả khi bán tại các cửa hàng bán lẻ bắtbuộc phải có nhãn xuất xứ Cũng theo quy định của luật này, các cơ sở bán lẻ cònphải lưu giữ hồ sơ xác nhận xuất xứ hàng hóa

Điều này một mặt tạo động lực để các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Namminh bạch hóa thông tin hàng xuất khẩu, mặt khác cũng là thách thức về rào cản kỹthuật lớn mà nếu không thể vượt qua, họ sẽ không thể thâm nhập và phát triển tạicác thị trường này

2.2.1.3 Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Có thể khái quát một số điểm đáng chú ý về các yêu cầu đóng gói bao bì củaHàn Quốc như sau:

 Chất lượng bao bì đóng gói giới hạn trong một số chất cho phép, có thể táisinh và tái sử dụng

 Bao bì nhựa đảm bảo không ảnh hưởng chất lượng sản phẩm, việc tiếp xúcgiữa sản phẩm và chất nhựa của bao bì không gây ra bất cứ phản ứng và nguy hạinào

 Các sản phẩm đóng hộp phải đáp ứng các yêu cầu về kim loại

 Khay bìa phải đảm bảo khi bị nung nóng không bị cong, ngả màu

Hàng rào kỹ thuật trong thương mại thực chất là những biện pháp kỹ thuật cầnthiết để bảo vệ lợi ích quốc gia, bảo vệ người tiêu dùng và trực tiếp bảo hộ sản xuấttrong nước Đồng thời đây cũng là hàng rào hợp lý nhằm hạn chế nhập khẩu nhữnghàng hóa không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật, gây tác động xấu đến môi trường, tăng chiphí kiểm tra và kiểm định hàng hóa cũng như các chi phí lưu kho, bảo quản làmgiảm tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu

Trang 16

Việc xây dựng hệ thống tự vệ bằng các hàng rào kỹ thuật là công việc chủđộng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và nhà sản xuất trong nước Nó sẽ giúp làmgiảm áp lực cạnh tranh của các sản phẩm nhập ngoại mà các nước thường có lợi thế,đồng thời giúp các doanh nghiệp trong nước có điều kiện đầu tư nâng cao năng lựcsản xuất nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ người tiêu dùng.

2.2.2.Tác động của rào cản kỹ thuật đến các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Việt Nam

2.2.2.1.Tác động tích cực

Khuyến khích các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam nâng cao năng lực

cạnh tranh của hàng hóa xuất khẩu trong nước và quốc tế Để thâm nhập vào được

một thị trường thì hàng hóa từ bên ngoài phải đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu củathị trường nước nhập khẩu Mặc dù tuân thủ các yêu cầu này không phải bắt buộcnhưng ai không tuân thủ thì thị trương tẩy chay Nên rào cản kỹ thuật là động lựcgiúp các nhà xuất khẩu tìm mọi cách để vượt qua, đáp ứng những yêu cầu dù khắtkhe tới đâu

Do đó, phải chủ động cải tiến, trang bị máy móc thiết bị hiện đại, nâng caochất lượng sản phẩm, đồng thời áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tếvào quy trình chăm sóc và thu hoạch trái cây, bồi dưỡng năng lực chuyên môn củađội ngũ cán bộ Từ đó năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu tái câytại Việt Nam ngày càng được nâng cao vào khẳng định trên thị trường thế giới

Về bảo vệ môi trường sống , khi đáp ứng các tiêu chuẩn bảo vệ môi trườngcủa nước nhập khẩu thì hoạt động sản xuất đó mặc nhiên cũng tuân thủ quy địnhbảo vệ môi trường Do đó sẽ hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường

2.2.2.2 Tác động tiêu cực

Bên cạnh những tác động tích cực nêu trên, rào cản kỹ thuật cũng tạo cho cácdoanh nghiệp Việt Nam không ít những khó khăn:

Khi quá trình hội nhập nền kinh tế diễn ra mạnh mẽ, việc ký kết các hiệp định,

tổ chức các vòng đàm phán càng đạt được nhiều thành công thì hàng rào thuế quancàng bị thu hẹp Khi thuế suất gần như bằng 0, thị trường gần như mở cửa khiến choHàn Quốc cũng như nhiều nước phát triển khác áp dụng chặt chẽ các biện pháp củarào cản kỹ thuật như một công cụ hữu hiệu nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước

Trang 17

với danh nghĩa là bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, an toàn vệ sinh thực phẩm,chống ô nhiễm môi trường.

Thị trường Hàn Quốc ngay càng tăng cường kiểm soát chất lượng hàng hóađặc biệt là thực phẩm nhập khẩu thông qua các tiêu chuẩn như: ISO, HACCP, antoàn vệ sinh thực phẩm… Muốn đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đối với hàng trái câythì phải quan tâm từ khâu chọn giống cây, kỹ thuật chăm sóc, kỹ thuật thu hoạch và

xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển… Trong khi đó quy trình nuôi trồng cây

ăn quả của Việt Nam còn rất lạc hậu, mang tính hàng hoá thấp

Ngoài ra, do sự chênh lệch về trình độ giữa các nước xuất khẩu và nước nhậpkhẩu, Hàn Quốc có nền kinh tế phát triển thường đưa ra các yêu cầu quá cao so vớitrình độ đáp ứng của nước ta – một nước đang phát triển Các rào cản này thực sự

đã trở thành những thách thức lớn đối với các nước có trình độ thấp hơn Sự hạn chế

về năng lực, kinh nghiệm cũng như trình độ khoa học công nghệ của các nước xuấtkhẩu sẽ khiến họ khó có thể vượt qua rào cản này

Sự vướng mắc ở các rào cản về thủ tục hành chính Thủ tục hành chính củacác nước mặc dù được công khai, rõ ràng nhưng lại hết sức phức tạp Có những sảnphẩm để xuất khẩu được phải xin giấy phép hoặc phải được sự chấp thuận của nhiều

cơ quan quản lý, kể cả các quy định có tính địa phương

2.3 Phân định nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về các tiêu chuẩn kỹ thuật mà thị trường HànQuốc đưa ra đối với mặt hàng trái cây tươi xuất khẩu của công ty TNHH dịch vụthương mại quốc tế Thành Đạt Công ty đang muốn mở rộng thị trường và đẩymạnh hoạt động xuất khẩu vào Hàn Quốc, nên phải tập trung đáp ứng các tiêuchuẩn kỹ thuật mà Hàn Quốc đề ra

Để làm rõ nôi dung nghiên cứu của đề tài, phần nghiên cứu sẽ làm rõ nhữngvấn đề sau:

Các tiêu chuẩn kỹ thuật mà nhà nhập khẩu ở thị trường Hàn Quốc yêu cầu đốivới sản phẩm trái cây tươi

Các hoạt động và biện pháp đáp ứng rào cản kỹ thuật mà TNHH dịch vụthương mại quốc tế Thành Đạt đã thực hiện được

Trang 18

Các vấn đề còn tồn tại mà công ty cần giải quyết liên quan đến việc đáp ứngrào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng trái cây tươi sang Hàn Quốc

Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp công ty khắc phục những khó khăn trongviệc đáp ứng rào cản kỹ thuật để xuất khẩu hàng trái cây tươi sang Hàn Quốc

Trang 19

CHƯƠNG III PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ĐÁP ỨNG RÀO CẢN KỸ THUẬT SANG THỊ TRƯỜNG HÀN QUỐC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM TRÁI CÂY TƯƠI CỦA CÔNG

TY TNHH DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ THÀNH ĐẠT

3.1 Giới thiêu về công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 3.1.1 Tổng quan về công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt

Tên công ty: Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt

Tên giao dịch quốc tế: THANHDAT INTERNATIONAL CO.,LTD

tế, mặt hàng chính là các loại trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ trái cây.Hiện tại công ty có chức năng tổ chức các hoạt động mua bán, xuất nhập khẩu

và liên doanh hợp tác đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận cho công ty, đẩy mạnh pháttriển theo hướng cởi mở, văn minh, hiện đại, từng bước hội nhập vào thương mại

thế giới Trong xu thế toàn cầu hoá, Công ty từng bước khẳng định mình trên thị

trường nội địa cũng như trên trường quốc tế Góp phần kết nối nền kinh tế Việt

Trang 20

Nam với nền kinh tế các nước trên thế giới Sản phẩm, dịch vụ được nhiều bạn hàngtrong nước và trên thế giới biết đến với uy tín và chất lượng được đặt lên hàngđầu.Mặc dù công ty mới được thành lập không lâu với nhiều khó khăn và thách thứcban đầu nhưng đến nay công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, cung cấp nhiều

lô hàng cho nhiều thị trường thuộc các quốc gia lớn như Mỹ, Trung, EU, Nhật Bản,Hàn Quốc,,

3.1.2 Lĩnh vực kinh doanh của công ty

Công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt hoạt động chủ yếutrong các hoạt động kinh doanh trong nước và thương mại quốc tế với mặt hàngchính là nông sản, trong đó chủ yếu là trái cây tươi và các sản phẩm chế biến từ tráicây ( trái cây sấy khô, nước ép trái cây)

Về mảng hoạt động thương mại quốc tế của công ty, qua theo dõi cơ cấu cácmặt hàng xuất khẩu có thể thấy trái cây tươi là mặt hàng có tỉ trọng luôn cao nhất,đây cũng là mặt hàng được công ty chú trọng đẩy mạnh xuất khẩu Cụ thể ta có thểquan sát bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của công ty 2016-2018

Mặt hàng xuất khẩu Tỉ trọng

(Nguồn: Báo cáo mặt hàng xuất khẩu- phòng kinh doanh Công ty TNHH dịch

vụ thương mại quốc tế Thành Đạt)

Trái cây tươi được xuất khẩu nhiều sang các thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản,trái cây sấy khô xuất chủ yếu sang EU, Mỹ, còn nước ép trái cây hiện công ty mớixuất được sang thị trường Trung Quốc

Ngày đăng: 15/05/2020, 19:07

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đại học Thương mại, Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản các doanh nghiệp Việt Nam, Đề tài NCKH cấp Bộ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế, những giải pháp để vượt rào cản các doanh nghiệp Việt Nam
2. Đinh Văn Thành (2006), Rào cản trong thương mại quốc tế, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rào cản trong thương mại quốc tế
Tác giả: Đinh Văn Thành
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
3. Nguyễn Phương Thảo (2014), “Nghiên cứu vượt rào cản kỹ thuật của EU để thúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam” - Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu vượt rào cản kỹ thuật của EU đểthúc đẩy xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Phương Thảo
Năm: 2014
4. Nguyễn Khánh Linh (2013), “ Nghiên cứu đáp ứng rào cản kỹ thuật của thị trường Trung Quốc để đấy mạnh xuất khẩu chuối của công ty TNHH xuất khẩu chuối Minh Châu” - Đại Học Kinh tế Đại học quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu đáp ứng rào cản kỹ thuật của thịtrường Trung Quốc để đấy mạnh xuất khẩu chuối của công ty TNHH xuất khẩuchuối Minh Châu
Tác giả: Nguyễn Khánh Linh
Năm: 2013
5. Báo cáo tài chính công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt 3 năm 2016, 2017, 2018 Khác
6. Tài liệu về hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH dịch vụ thương mại quốc tế Thành Đạt Khác
7. H ttp://www.nongthonviet.com.vn/thoi-su/201808/nong-san-xuat-khau-sang-han-quoc-gap-rao-can-moi-729914/ Khác
8. H ttps://www.sggp.org.vn/han-quoc-kiem-soat-chat-hang-nong-san-nhap-khau-534426.html Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w