1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thiết bị thanh bình trên thị trường miền bắc

58 110 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 126,27 KB

Nội dung

Xuất phát từ thực tiễn và tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên Thị trường Miền Bắc” với mong muốn có thể đưa ra hướ

Trang 1

TÓM LƯỢC

Trong nền kinh tế thị trường hội nhập quốc tế, tính cạnh tranh trong từng ngànhngày càng gay gắt Làm sao để nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh nâng cao lợinhuận của doanh nghiệp là điều mà các doanh nghiệp hướng tới Các doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường hầu hết đều nhận thức được tầm quantrọng của việc cạnh tranh trong giai đoạn hiện nay Công ty Cổ phần Thiết bị ThanhBình là công ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các máy móc xây dựng Trong thờiđại công nghiệp hóa hiện đại hóa, nhu cầu xây dựng ngày càng cao để đáp ứng nhu cầu

về nhà ở chỗ làm khu giải trí,… Vì vậy ngành ngày càng xuất hiện nhiều đối thủ cạnhtranh để giành lấy miếng bánh thị phần đầy hấp dẫn

Trong giai đoạn vừa qua, mặc dù đã đưa ra một số các chính sách nhằm nâng caokết quả hoạt động kinh doanh của công ty, song công ty vẫn còn nhiều vấn đề ảnhhưởng tới khả năng cạnh tranh cũng như các mục tiêu kinh doanh khác của công ty

Xuất phát từ thực tiễn và tìm hiểu, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên Thị trường Miền Bắc” với

mong muốn có thể đưa ra hướng tiếp cận mới về cạnh tranh trong hoạt động sản xuấtcủa công ty, từ đó đưa ra các đề xuất giải pháp để giúp doanh nghiệp có thể nâng caonăng lực cạnh tranh của mình trên thị trường, đạt được những hiệu quả kinh tế màdoanh nghiệp đã đề ra

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian thực tập tại công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình, mặc dù là một

sinh viên chưa có nhiều kinh nghiệm nhưng dưới sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của

Ban lanh đạo cũng như các phòng ban trong công ty Thanh Bình đã giúp em hoàn

thành tốt công việc được giao Đồng thời thông qua việc tìm hiểu thực tế, em đã có cơ

hội nghiên cứu tìm hiểu về công ty, về lịch sử hình thành cũng như tổ chức bộ máy,

hoạt động kinh doanh của công ty Nhờ vậy đã giúp em có cái nhìn tổng quát về những

mặt thuận lợi cũng như những mặt khó khăn mà công ty đang phải đối mặt trong quá

trình sản xuất kinh doanh

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Trường Đại học Thương Mại, các

thầy, cô trong khoa kinh tế- Luật, và đặc biệt là cô Đặng Hoàng Anh đã tận tình giúp

đỡ để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này

Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tới Ban lanh đạo, các phòng ban của

công ty Thanh Bình đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập Chúc quý công ty gặp

nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và ngày càng phát triển

Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2019 Sinh viên

Đinh Quốc Cường

ii

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ v

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vi

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 2

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 4

6 Kết cấu khóa luận 5

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 6

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh 6

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh 6

1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.2 Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.2.1 Bản chất của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7

1.2.2 Vai trò của cạnh tranh 8

1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 9

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh 11

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 14

1.3.3 Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THANH BÌNH 17

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 17

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 17

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 19

iii

Trang 4

2.2 Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị

Thanh Bình 22

2.2.1 Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua phân tích các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22

2.2.2 Phân tích thực trạng về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 27

2.3 Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu 30

2.3.1 Thành công 30

2.3.2 Hạn chế 30

2.3.3 Nguyên nhân 31

CHƯƠNG 3 : CÁC ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THANH BÌNH 32

3.1 Đinh hướng giải quyết những hạn chế công ty đang gặp phải 32

3.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 32

3.1.2 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 33

3.2 Các đề xuất giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình 33

3.2.1 Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường 33

3.2.2 Nâng cao năng lực tài chính 34

3.2.3 Hoàn thiện chiến lược phân phối và tổ chức mạng lưới bán hàng 34

3.2.4 Tăng cường liên doanh liên kết 35

3.2.5 Đẩy mạnh công tác thu hồi vốn và sử dụng vốn huy động một cách hiệu quả 35

3.2.6 Một số giải pháp khác 36

3.3 Kiến nghị với Nhà Nước về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 36

3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO

iv

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2016 đến năm 2018 17Bảng 2.2: Tốc độ tăng giảm của một số chỉ tiêu về kết quả bán hàng của công ty trong

3 năm 2016-2018 18Bảng 2.3: Số lượng, chất lượng lao động của công ty trong 3 năm 2016-2018 23Bảng 2.4: Cơ cấu lao động theo độ tuổi giai đoạn 2016-2018 23Bảng 2.5: Trình độ khoa học công nghệ của công ty Thanh Bình so với đối thủ cạnhtranh hiện nay 25Bảng 2.6: Giá của một số mặt hàng của công ty Thanh Bình so với đối thủ cạnh tranhhiện nay 25Bảng 2.7: Thị phần của công ty Thanh Bình với các đối thủ cạnh tranh tại thị trườngMiền Bắc giai đoạn 2016-2018 27Bảng 2.8: Lợi nhuận của công ty qua các năm 2016-2018 28Bảng 2.9: Tình hình sử dụng chi phí của công ty qua các năm 2016-2018 29

v

Trang 6

vi

Trang 7

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Nền kinh tế đang trong giai đoạn hội nhập, đây là cơ hội lớn cho các doanhnghiệp phát triển nhưng bên cạnh đó tạo ra những thách thức vô cùng to lớn Vì vậy đểtừng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình hội nhập, nâng cao năng lựccạnh tranh chính là tiêu chí phấn đấu của các doanh nghiệp Việt Nam Cạnh tranh làmột quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường, trong một thị trường càng có nhiềudoanh nghiệp hoạt động thì cạnh tranh càng phức tạp hơn Mỗi một doanh nghiệp vớinhững bước đi và cách làm khác nhau nhưng không ngoài mục đích là có chỗ đứngtrên thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt này Cạnh tranh trên nhiều phương diện

từ thiết kế thương hiệu đến phát triển chất lượng sản phẩm dịch vụ, mẫu mã, giá cả.Đòi hỏi doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến và hoàn thiện mình nhằm nâng caochất lượng sản phẩm, thái độ phục vụ, sức cạnh tranh để có thể tồn tại và phát triển.Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ngoài cạnh tranh với nhau còn phải cạnh tranhvới các công ty tập đoàn nước ngoài Do đó, vấn đề cạnh tranh tuy không phải mớinhưng luôn mang tính thời sự

Xã hội ngày càng phát triển, tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, cùng với đó lànhu cầu sống của con người ngày càng tăng làm cho số lượng các công trình, khu đôthị được triển khai nhanh chóng để có thể đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân.Điều này khiến cho các doanh nghiệp trong ngành cung cấp máy xây dựng thành lậpmới ngày càng nhiều đẩy mạnh cường độ cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nênkhốc liệt Bản thân các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực máy xây dựng bao gồm

cả Công ty cổ phần thiết bị Thanh Bình đều phải đối mặt với những khó khăn về đặcthù của lĩnh vực này Giá cả hàng nhập không ổn định, tỷ giá đồng nhân dân tệ thườngxuyên biến động, thuế nhập khẩu cao, hàng về chậm do không qua được các cục hảiquan, công nghệ sản xuất và vận hành máy thi công luôn thay đổi gây ra những ảnhhưởng không nhỏ tới đoạt động kinh doanh của công ty Việc ngày càng xuất hiệnnhiều đối thủ cạnh tranh gia nhập vào ngành dẫn đến lợi thế cạnh tranh về quy mô vốnkhông phải là lợi thế lâu dài Chính vì vậy để có thể cạnh tranh với các doanh nghiệptrong ngành, nhất là trong thời kì hội nhập đầy thách thức và cơ hội như hiện nay,công ty cần phải biết cách khai thác và phát huy có hiệu quả năng lực cạnh tranh củamình để có thể phát triển, nâng cao hình ảnh, vị thế của mình trên thị trường

Trang 8

Qua thời gian thực tập và tìm hiểu tại công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình, emnhận thấy công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty còn nhiều hạn chế Đốimặt với thực tế về trình độ công nghệ, kĩ năng quản lý trong hoạt động sản xuất kinhdoanh, năng lực tài chính, kiến thức về công nghệ của đội ngũ nhân viên, còn hạn chế.Cùng với đó, công ty cũng chưa xác định rõ các chỉ tiêu để nâng cao năng lực cạnhtranh, các nhân tố ảnh hưởng trong quá trình phát triển, xây dựng năng lực cạnh tranh.Làm cho sự linh động và khả năng phản ứng của doanh nghiệp trước những sự thay đổi

của môi trường kinh doanh không được chủ động Do vậy, việc nghiên cứu đề tài: “

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc ” là vô cùng cần thiết Với đề tài này, em mong muốn có thể giúp

doanh nghiệp có được cái nhìn khách quan về năng lực cạnh tranh của mình, cũng nhưđưa ra một số giải pháp kiến nghị cho doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một vấn đề hầu hết các doanhnghiệp khi tham gia vào thị trường thương mại đều phải cần quan tâm Trong nhữngnăm qua, đã có rất nhiều những đề tài đã đề cập và nghiên cứu về đề tài này Có thểnhắc đến những công trình nghiên cứu như sau:

[1] Nguyễn Thị Quỳnh (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

cổ phần xây dựng và thương mại Thiên Hưng, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế

-Luật, Đại học Thương Mại

Khóa luận đưa ra rõ nét về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cácnhân tố ảnh hưởng đến năng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tình hình nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các chỉ tiêu Từ đó đưa ra nhữngphương hướng và giải pháp cho doanh nghiệp Tuy nhiên các giải pháp đưa ra còn hạnchế và chưa thể coi là giải pháp thuyết phục

[2] Bùi Thị Huệ (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhật Minh, Khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại

Tác giả đã bám sát nội dung nghiên cứu cũng như cách thức nghiên cứu vấn đềđồng thời chi tiết các hoạt động cần thiết để nâng cao năng lực cạnh tranh trong doanhnghiệp Tập trung phân tích các giải pháp đề hoàn thiện hơn công tác nâng cao nănglực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhật Minh Song, đề tài chưa đề cập nhiều vào thịtrường để nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 9

[3] Nguyễn Thị Hà (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thép Miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại

Khóa luận đã đề cập đến những lí thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnhtranh của doanh nghiệp Các tiêu chí như thị phần, lợi nhuận, tỷ suất để phân tích từ đóđánh giá được những thành công, hạn chế và đưa ra giải pháp cho Công ty cổ phầnThép Miền Bắc Nhưng bên cạnh đó, khóa luận lại đề cập chưa rõ đến các yếu tố ảnhhưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

[4] Phạm Thị Trang (2018), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hưng Thịnh Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế

- Luật, Đại học Thương Mại

Khóa luận đã phân tích một số nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh củaCông ty và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh như: nâng caonăng lực tài chính, chiến lược phát triển về sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập về năng lực cạnh tranh nóichung mà chưa làm rõ các cấp độ của cạnh tranh

[5] Michael Porter (1998), Chiến lược cạnh tranh, Nhà Xuất Bản Trẻ Hà Nội

Cuốn sách này giới thiệu một khung phân tích những lực lượng phía sau cạnh tranhtrong các ngành, sự khác biệt quan trọng giữa các ngành, xu thế phát triển để các công tytìm thấy vị trí thích hợp Cuốn sách cũng cấu trúc hóa năng lực cạnh tranh bằng cách địnhnghĩa nó theo chi phí và tính khác biejt đồng thời gắn nó trực tiếp với lợi nhuận

Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên hầu hết đều đề cập đến nâng caonăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Các công trình đã giải quyết được các vấn đềliên quan đến lý thuyết cạnh tranh, các yếu tố ảnh hưởng hay các tiêu chí đánh giá khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu vềnâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần thiết bị Thanh Bình trên thị trường

Miền Bắc Trên cơ sở kế thừa lý luận của các công trình nghiên cứu trên, đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc” là hoàn toàn không trùng lặp.

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc”, khóa luận sẽ đi sâu vào trả lời các câu hỏi sau :

Trang 10

- Cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

- Các nhân tố nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp?

- Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trênthị trường Miền Bắc ra sao ?

- Giải pháp nào nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bịThanh Bình trên thị trường Miền Bắc?

4 Đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là những vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng

cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trườngMiền Bắc

4.2 Mục tiêu nghiên cúu

Mục tiêu chung: Tìm ra được giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của

Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc

Mục tiêu cụ thể

Một là, hệ thống hóa các lý luận về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hai là, phân tích đánh giá thực trạng công tác nâng cao năng lực cạnh tranhcủa Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc, nhằm phát hiện ranhững ưu điểm, những mặt hạn chế của công ty

Ba là, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc

4.3 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: Tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh, các nhân tố ảnh

hưởng đến khả năng cạnh tranh, thực trạng khả năng cạnh tranh và các giải pháp nângcao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trườngMiền Bắc

Về thời gian: Các số liệu được dùng trong khóa luận là các số liệu của 3 năm

2016, 2017, 2018 Trên cơ sở đó, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp nhằm nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty từ năm 2018-2022

Trang 11

Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty

Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp :

Đối với đề tài này, nguồn dữ liệu được thu thập là nguồn dữ liệu thứ cấp:

Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu đã qua xử lý nhằm phục vụ cho mục đích nghiêncứu Nguồn dữ liệu phục vụ chính cho thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty cổ phần thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc được thu thập từ cácnguồn sau :

- Nguồn dữ liệu bên trong doanh nghiệp : Các báo cáo tài chính hằng năm, báo

cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình Các sốliệu doanh thu, lợi nhuận, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty và các đối thủcạnh tranh trong 3 năm từ 2016-2018 từ bộ phận kinh doanh, kế toán của công ty

-Nguồn dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp : Bài giảng, Giáo trình của Trường Đại

học Thương Mại; các nguồn về sách báo, tạp chí, các website chuyên ngành có liênquan đến công tác nâng cao năng lực cạnh tranh và lĩnh vực hoạt động của công ty.Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong chương 2 và chương 3 của bàikhóa luận Trong chương 2, dữ liệu này được sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranhcủa Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình trên thị trường Miền Bắc giai đoạn 2016-2018

5.2 Phương pháp xử lí dữ liệu

- Phương pháp thống kê miêu tả: Thống kê kết quả hoạt động kinh doanh qua

các năm của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình

- Phương pháp phân tích thống kê: Từ thống kê phân tích doanh thu, lợi nhuận,

chi phí của doanh nghiệp

- Phương pháp so sánh: So sánh kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm với

nhau

Phương pháp này chủ yếu được sử dụng ở chương 2 dùng để xác định các yếu tốcấu thành năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trang 12

5.3 Phương pháp phân tích số liệu

Từ những số liệu của dữ liệu thứ cấp đã qua xử lý, tiến hành phân tich đề đưa ra cácnhận xét, kết luận về vấn đề cần nghiên cứu Được sử dụng ở chương 2 2 và chương 3 đểlàm rõ thực trạng kinh doanh, năng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnhtranh Từ đó phân tích những điểm mạnh điểm yếu, nguyên nhân Rồi đưa đến nhữngđịnh hướng, giải pháp, kiến nghị để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty

6 Kết cấu khóa luận

Ngoài lời mở đầu và kết luận, kết cấu khóa luận gồm 3 chương :

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp

Chương 2: Thực trạng về nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phầnThiết bị Thanh Bình

Chương 3 : Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh củaCông ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình

Trang 13

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH

TRANH CỦA DOANH NGHIỆP

1.1 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh

Theo nhà Kinh tế học Michael Porter : “Cạnh tranh là giành lấy thị phần Bảnchất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanhnghiệp đang có Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trongngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”

Giáo trình Kinh tế học Mác-Lênin lại đưa ra khái niệm: “Cạnh tranh là sự ganhđua, đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia sản xuất-kinh doanh với nhaunhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hóa

và dịch vụ để thu được nhiều lợi nhuận nhất cho mình Mục tiêu của cạnh tranh làgiành lợi ích, lợi nhuận lớn nhất, bảo đảm sự tồn tại và phát triển của chủ thể thamgia cạnh tranh”

Theo từ điển bách khoa Việt Nam thì: “ Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạtđộng tranh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhàkinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành cácđiều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất”

Có rất nhiều quan điểm về cạnh tranh song có thể tổng kết lại rằng: Cạnh tranh

là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt được mục đích kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất Mục đích cuối cùng của các nhà kinh tế là làm tối đa hóa lợi ích.

1.1.2 Khái niệm về năng lực cạnh tranh

Hiện chưa có một định nghĩa cụ thể nào về năng lực cạnh tranh được thừa nhậnmột cách phổ biến, một vài quan điểm về năng lực cạnh tranh như sau:

Trong từ điển chính sách thương mại quốc tế: “ Năng lực cạnh tranh là năng lựccủa một doanh nghiệp hay một nghành, một quốc gia không bị doanh nghiệp khác,ngành khác đánh bại về năng lực kinh tế”

Trang 14

Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD): “Năng lực cạnh tranh làkhả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm vàthu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”.

Giáo trình quản trị chiến lược (2015) của Trường Đại học Thương mại cho rằng:Năng lực cạnh tranh là những năng lực mà doanh nghiệp thực hiện đặc biệt tốt hơn sovới đối thủ cạnh tranh Đó là những thế mạnh mà đối thủ cạnh tranh không dễ dàngthích ứng hoặc sao chép

Từ các cách hiểu trên, ta có thể hiểu một cách đơn giản về năng lực cạnh tranh:

Năng lực cạnh tranh là khả năng giành chiến thắng trong sự ganh đua giữa các chủ thể trong cùng một môi trường và khi cùng một đối tượng quan tâm.

1.1.3 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo quan điểm của diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) định nghĩa: “Năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp là khả năng cạnh tranh, năng lực mà doanh nghiệp có thể tựduy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý trí trên thị trường cạnh tranh, đảm bảothực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ những mục tiêucủa doanh nghiệp, đồng thời thực hiện những mục tiêu doanh nghiệp đề ra”

Theo quan điểm tổng hợp của Wan Buren, Martin và Westqren (1991): Năng lựccạnh tranh của một nghành, một doanh nghiệp là khả năng tạo ra và duy trì lợi nhuận

và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước

Như vậy, có thể hiểu khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp là năng lực màdoanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài và có ý chí trên thị trườngcạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi choviệc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời thực hiện những mục tiêu màdoanh nghiệp đề ra

1.2 Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2.1 Bản chất của cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Bản chất của cạnh tranh

Giống như bất kì sự vật hiện tượng khác, cạnh tranh cũng luôn tồn tại hai mặt củamột vấn đề: mặt tích cực và mặt tiêu cực Ở khía cạnh tích cực, cạnh tranh là nhân tốquan trọng góp phần phân bổ các nguồn lực có hạn của xã hội một cách hợp lý, trêm

cơ sở đó giúp nền kinh tế tạo lập một cơ cấu kinh tế hợp lý và hoạt động có hiệu quả

Trang 15

Bên cạnh đó cạnh tranh góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của khoa học công nghệ, dẫn đếngia tăng năng suất sản xuất xã hội, sử dụng hiệu quả các yếu tố sản xuất đầu vào nhằmthỏa mãn tối đa nhu cầu của xã hội thông qua các sản phẩm, dịch vụ chất lượng cao,giá thành, mẫu mã,…

Ở góc độ tiêu cực, nếu cạnh tranh chỉ nhằm mục đích chạy theo lợi nhận mà bấtchấp tất cả thì song song với lợi nhuận được tạo ra, có thể xảy ra nhiều hậu quảnghiêm trọng cho xã hội như môi trường sinh thái bị hủy hoại, nguy cơ cho sức khỏecon người đạo đức xã bị xuống cấp, nhân cách con người bị tha hóa Nếu xảy ra tìnhtrạng này, nền kinh tế quốc gia sẽ phát triển một cách lệch lạc và không vì lợi ích của

số đông

Bản chất của năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra thực lực của doanh nghiệp và

là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh không chỉ tính bằngcác tiêu chí công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp, mà nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệpđưa ra thị trường Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với thị phần mà nó nắmgiữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh

1.2.2 Vai trò của cạnh tranh

Đối với doanh nghiệp

Cạnh tranh là cuộc chạy đua khốc liệt giữa các doanh nghiệp để tìm cách vươnlên chiếm ưu thế và chiến thắng Cạnh tranh như là cái ‘sàng’ để lựa chọn và đào thảinhững doanh nghiệp Vì vậy, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp có vaitrò cực kì to lớn Cạnh tranh quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệpkhuyến khích các doanh nghiệp áp dụng công nghệ mới hiện đại, đồng thời tạo sức épbuộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của mình để giảm giáthành, nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, tạo ra các sản phẩm mới khác biệt, có sứccạnh tranh cao

Chính sự tồn tại khách quan và sự ảnh hưởng của cạnh tranh đối với nền kinh tếnói chung và đến từng doanh nghiệp nói riêng nên việc nâng cao khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp là một đòi hỏi tất yếu khách quan trong nền kinh tế thị trường Nếudoanh nghiệp nằm ngoài quy luật vận động đó, thì tất yếu sẽ bị loại bỏ, không thể tồn

Trang 16

tại Chính vì vậy, chấp nhận cạnh tranh và tìm cách để nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình chính là doanh nghiệp đang tự tìm con đường sống và phát triển của mình.

Đối với người tiêu dùng

Có cạnh tranh hàng hóa sẽ có chất lượng ngày càng tốt hơn, mẫu mã ngày càngđẹp, phong phú đa dạng hơn để đáp ứng các yêu cầu của người tiêu dùng trong xã hội.Khi có cạnh tranh thì người tiêu dùng không phải chịu một sức ép nào mà còn đượchưởng những thành quả mà cạnh tranh mang lại Đồng thời khách hàng cũng tác độngtrở lại với cạnh tranh bằng những yêu cầu về chất lượng hàng hóa, về giá cả và về chấtlượng dịch vụ Lúc này đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh gay gắt để có thểgiành được khách hàng

Đối với nền kinh tế

Cạnh tranh là động lực làm cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển và nó được

coi là “linh hồn” của nền kinh tế Một nền kinh tế mạnh là một nền kinh tế mà các tế

nào của nó là các doanh nghiệp phát triển có khả năng cạnh tranh cao Cạnh tranh bảođảm sự phát triển của khoa học kĩ thuật, sự phân công lao động xã hội ngày càng sâusắc tạo sự đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, kích thíchnhu cầu phát triển, làm nảy sinh những nhu cầu mới, góp phần nâng cao chất lượngđời sống xã hội và phát triển nền kinh tế

Cạnh tranh sẽ loại bỏ những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, đồng thời khẳngđịnh sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả Do đó, buộccác doanh nghiệp phải lựa chọn các phương án kinh doanh có chi phí thấp nhất, manglại hiệu quả cao nhất Như vậy cạnh tranh tạo ra sự đổi mới mang lại sự tăng trưởngkinh tế

Bên cạnh những tác động tích cực, cạnh tranh cũng làm xuất hiện những hiệntượng tiêu cực như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế, gây nên sự bất ổn trên thịtrường, làm thiệt hại đến lợi ích của nền kinh tế và người tiêu dùng Phát huy nhữngyếu tố tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ củanhà nước, doanh nghiệp mà là nhiệm vụ chung của tất cả mọi người

1.2.3 Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trình độ quản lý tổ chức

Trang 17

Nhà quản lý có vai trò quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại củadoanh nghiệp Trong doanh nghiệp nhà quản trị có chức năng lãnh đạo công tác hoạchđịnh, tổ chức triển khai chiến lược một cách đúng đắn đưa công ty đi theo hướng chínhxác thì công ty sẽ phát triển mạnh tạo được niềm tin cho khách hàng Vì vậy, để nhàquản trị làm tốt được các chức năng chính ở trên đòi hỏi phải có trình độ, năng lực, kĩnăng, tầm nhìn, nắm bắt và biết phân tích các thông tin tốt trong mọi hoàn cảnh Do

đó, để đánh giá năng lực nhà quản trị cần so sánh, đánh giá hiệu quả của những chứcnăng trên so với đối thủ cạnh tranh

Bên cạnh nguồn nhân lực, vốn là một nguồn lực liên quan trực tiếp tới năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh cao là doanhnghiệp có nguồn vốn dồi dào, luôn đảm bảo huy động được vốn trong những điều kiệncần thiết, có nguồn vốn lưu động hợp lý, có kế hoạch sử dụng vốn hiệu quả để pháttriển lợi nhuận và phải hạch toán các chi phí rõ ràng để xác định được hiệu quả chínhxác Nguồn lực tài chính mạnh giúp doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ, bảo đảm chấtlượng, tiến độ và tạo niềm tin cho chủ đầu tư đồng thời nâng cao uy tín, thương hiệucủa mình

Cuối cùng, đối với mỗi doanh nghiệp thì máy móc thiết bị được xem là bộ phậnchủ yếu và quan trọng nhất trong tài sản cố định của doanh nghiệp Một hệ thống cơ sởvật chất kĩ thuật hiện đại cùng với một công nghệ tiên tiến phù hợp với quy mô sảnxuất của doanh nghiệp chăc chắn sẽ nâng cao năng lực sản xuất, làm tăng khả năngcủa doanh nghiệp lên rẩ nhiều Với một cơ sở vật chất tốt, chất lượng sản phẩm sẽđược nâng lên cao hơn cùng với việc hạ giá thành sản phẩm kéo theo sự giảm giá bántrên thi trường Khi đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ rất tốt

Trang 18

Năng suất sản xuất kinh doanh

Năng suất là thước đo mức độ hiệu quả của các hoạt động tạo ra kết quả đầu ra(số lượng, giá trị gia tăng) từ các yếu tố đầu vào (lao động, vốn, nguyên liệu, nănglượng, ) Việc tăng năng suất ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh

tế khi mà nền kinh tế hiện nay đang chuyển sang hướng phát triển mới Năng suất sảnxuất tăng có thể do các lí do sau: chất lượng của lao động tăng lên, giúp cho một giờlàm việc đem lại nhiều sản lượng hơn, thay đổi về thành phần hay chất lượng của vốnkhiến cho sử dụng vốn có hiệu quả hơn, có thể do tiến bộ công nghệ xuất phát từ côngtác nghiên cứu và phát triển (R&D) trong nước, vay mượn từ tri thức toàn cầu hay chỉđơn giản là rút kinh nghiệm từ thực tế làm việc cũng có thể do tại phân bổ nguồn lực

Có thể nói năng suất lao động hiện nay là một yếu tố quan trọng góp phần vàokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi thị trường luôn biến đổi, luôn đòi hỏi nhữngnhu cầu mới

Uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp

Chữ ‘tín’ trong kinh doanh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó tạo đượclòng tin nơi khách hàng về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp, nuôi dưỡng các mốiquan hệ đây cũng chính là lý do tại sao ngày nay việc xây dựng thương hiệu đã trởthành một mục tiêu lớn của các doanh nghiệp Doanh nghiệp nào uy tín sẽ có nhiềubạn hàng, nhiều đối tác làm ăn và nhất là có một lượng khách hàng rất lớn Cơ sở, tiền

đề để tạo được uy tín của doanh nghiệp đó là doanh nghiệp phải có một nguồn vốnđảm bảo để duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh, có một hệ thống máy móc, cơ

sở hạ tầng đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động kinh doanh

Yếu tố quan trọng nhất để tạo nên uy tín của doanh nghiệp đó là ‘con người trong doanh nghiệp’ tức là doanh nghiệp đó phải có một đội ngũ cán bộ có trình độ

chuyên môn, nghiệp vụ cao, đội ngũ nhân viên giỏi về tay nghề và kĩ năng làm việc,

họ là những con người có trách nhiệm và nhiệt tình trong công việc, biết khơi dậy nhucầu của khách hàng

Năng lực liên kết

Đối với những dự án, công trình có quy mô lớn, những yêu cầu kĩ thuật đôi khivượt quá khả năng của doanh nghiệp thì để tăng khả năng cạnh tranh các doanh nghiệpthường liên doanh, liên kết với nhau để tăng năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường

Trang 19

Đây là một trong những giải pháp quan trọng và phù hợp nhất, qua đó doanh nghiệp cókhả năng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về công nghệ, mức độ phức tập cũng như quy môcủa công trình dự án Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanhnghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường.

Năng lực R&D

Mỗi doanh nghiệp thường có một công nghệ riêng là phương pháp bí mật, làcông thức đề tạo ra sản phẩm Sử dụng các công nghệ hiện đại giúp cho doanhnghiệp có thể phải sử dụng ít nhân lực hơn, quá trình tạo ra sản phẩm nhanh hơn, tiêuhoa năng lượng, nguyên vật liệu ít hơn, đồng thời năng suất và tính linh hoạt cao.Điều đó giúp cho doanh nghiệp có thể hạ giá thành làm tăng năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp

Doanh nghiệp cần phải lựa chọn công nghệ thích hợp, nắm bắt được chu kì sốngcủa công nghệ, thời gian hoàn vốn của công nghệ phải ngắn, đào tạo đội ngũ nhân viên

có đủ trình độ để điều khiển và kiểm soát công nghệ nhằm phát huy tối đa năng suấtthiết kế của công nghệ Về công nghệ, nếu doanh nghiệp giữ bản quyền sáng chế hoặc

có những bí kíp riêng thì thị trường sản phẩm của doanh nghiệp đó sẽ có tính độcquyền hợp pháp Do đó, năng lực nghiên cứu phát minh và các phương thức giữ gìn bíquyết là yếu tố quan trọng tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Các doanhnghiệp ngày nay hầu hết đều có xu hướng thành lập các phòng thí nghiệm, nghiên cứungay tại doanh nghiệp; đề ra các chính sách hấp dẫn để thu hút người tài làm việc chodoanh nghiệp

1.3 Nội dung và nguyên lý giải quyết vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp:

a Các yếu tố của môi trường vĩ mô

Việc xác định, tìm hiểu thông tin về các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô giúp chodoanh nghiệp tìm ra câu trả lời cho câu hỏi: Doanh nghiệp đang phải đối phó với vấn

đề gì? Phân tích môi trường vĩ mô giúp doanh tìm kiếm được những lợi ích và mối đedọa của môi trường đem lại Các yếu tố bao gồm:

- Thứ nhất là môi trường kinh tế

Trang 20

Các yếu tố thuộc môi trường kinh tế có ảnh hưởng và bao trùm đến mọi mặt hoạtđộng sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp bao gồm: tỷ lệ tăng trưởng của nềnkinh tế, lãi suát, tỷ giá hối đoái và tỷ lệ lạm phát Mọi nhân tố trên đều có thể là cơ hộihoặc là mối đe dọa cho mỗi doanh nghệp Khi các yếu tố này biến động sẽ tác độngảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Do đó việc phát hiện và phântích yếu tố này giúp cho doanh nghiệp có chiến lược kịp thời cho hoạt động sản xuấtkinh doanh.

- Thứ hai là môi trường chính trị, pháp luật

Các nhân tố về chính trị pháp luật là nền tảng quy định các yếu tố khác của môitrường kinh doanh Nó bao gồm hệ thống luật và các văn bản dưới luật, các công cụchính sách của nhà nước, tổ chức bộ máy điều hành của chính phủ và các tổ chứcchính trị xá hội Doanh nghiệp cần phải phân tích các triết lý, chính sách mới của nhànước: chính sách thuế, luật cạnh tranh, luật lao động,

- Thứ ba là môi trường văn hóa, xã hội

Đây là những nhân tố chính trong việc hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ.Các yếu tố này có tính biến đổi chậm nên dễ bị các doanh nghiệp lãng quên khi xácđịnh các vấn đề chiến lược Các yếu tố này bao gồm: tỷ lệ gia tăng dân số, cơ cấu dân

cư về độ tuổi, giới tính, những chuẩn mực đạo đức, các phong tục tập quán, các giá trịvăn hóa của quốc gia,…

- Thứ tư là môi trường khoa học, công nghệ

Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vai tròngày càng quan trọng khi mà nền kinh tế đang hội nhập mạnh mẽ, công nghệp hóa,hiện đại hóa Khoa học, công nghệ tạo do doanh nghiệp khả năng cạnh tranh thông quahai công cụ chính là chất lượng và giá bán sản phẩm Các doanh nghiệp cần phải chủđộng nắm bắt, đổi mới khoa học công nghệ để tăng khả năng cạnh tranh của mình sovới đối thủ

b Các yếu tố của môi trương nghành

Môi trường ngành cóa ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của cácdoanh nghiệp Vì vậy, các doanh nghiệp cần nghiên cứu và xác định rõ sự ảnh hưởngcủa các yếu tố môi trường ngành đến hoạt động doanh nghiệp Các yếu tố ảnh hưởngcủa môi trường nghành được thể hiện qua mô hình lực lượng cạnh tranh của MichaelPorter, bao gồm:

Trang 21

- Đối thủ cạnh tranh

 Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệpbao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng nghành và cùng khu vực thịtrường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Số lượng, quy mô, sức mạnh củatừng đối thủ cạnh tranh đều ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Đối thủ cạnh tranh tiềm năng: Là các doanh nghiệp hiện tại chưa cạnh tranhtrong cùng một ngành sản xuất, nhưng lại có khả năng cạnh tranh nếu họ lựa chọn vàquyết định gia nhập vào ngành Đây là mối đe dọa cho các doanh nghiệp hiện tại Cácdoanh nghiệp hiện tại cần phải cố gắng ngăn cản các đối thủ tiềm năng muốn gia nhậpvào thị trường bởi vì càng nhiều doanh nghiệp gia nhập một nghành thì cạnh tranh sẽkhốc liệt hơn, thị trường và lợi nhuận sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp sẽ thay đổi

- Khách hàng

Khách hàng là các cá nhân, nhóm người, doanh nghiệp có nhu cầu và có khảnăng thanh toán về hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp mà chưa được đáp ứng vàmong muốn được thỏa mãn Và sự tín nhiệm của khách hàng là tài sản có giá trị nhấtđối với một doanh nghiệp Khách hàng với nhu cầu và khả năng mua của mình sẽquyết định đến quy mô, chiến lược kinh doanh và kết quả kinh doanh của doanhnghiệp Doanh nghiệp muốn thành công và chiếm lĩnh thị trường thì không được quênrằng khách hàng luôn đúng Hiểu được điều đó sẽ giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốthơn so với các đối thủ còn lại

- Nhà cung cấp

Các nhà cung ứng hình thành các thị trường cung ứng các yếu tố đầu vào khácnhau bao gồm người cấp vốn, nguyên vật liệu, dịch vụ vận chuyển, quảng cáo, chodoanh nghiệp Số lượng nhà cung cấp quyết định áp lực cạnh tranh, quyền lực đàmphán của họ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng Các doanh nghiệpnên tìm kiếm và gây dựng cho mình mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để đảm bảođược lợi thế cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro khi mua hàng Sức mạnh của nhà cung ứnglớn khi mà thị trường có ít nhà cung cấp mà lại có nhiều người mua hàng

- Những sản phẩm thay thế

Các sản phẩm thay thế hạn chế mức lợi nhuận tiềm năng của một ngành bằngcách đặt một ngưỡng tối đa cho mức giá mà các doanh nghiệp trong ngành có thể kinhdoanh có lãi Do các loại sản phẩm có tính thay thế cho nhau nên sẽ dẫn đến sự cạnhtranh trên thị trường Khi giá của sản phẩm chính tăng thì sẽ khuyến khích xu hướng

Trang 22

sử dụng sản phẩm thay thế và ngược lại Vì vậy, sự tồn tại của các hàng hóa thay thếlàm hạn chế khả năng tăng giá của doanh nghiệp trong cùng một nghành sản xuất nhấtđịnh, từ đó ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

- Năng lực tài chính

Năng lực tài chính ở đây là quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình nguồnvốn, đầu tư,… Một doanh nghiệp có tình hình tài chính tốt sẽ tạo cơ hội cho doanhnghiệp đó mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư, đổi mới máy móc, trang thiết bị, đầu

tư vào các chương trình quảng cáo marketing, giới thiệu sản phẩm, … từ đó nâng caochất lượng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên, trong thực tế không có doanhnghiệp nago có thể tự có đủ vốn để triển khai tất cả các mặt trong hoạt động sản xuấtkinh doanh của mình Vì vậy, điều quan trọng nhất là doanh nghiệp có kế hoạch huyđộng vốn phù hợp và phải có chiến lược đa dạng hóa nguồn cung vốn

- Trình độ lao động

Con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động, nguồn nhân lực rấtquan trọng với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp hay với khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Trình độ nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượngchất xám cao, thể hiện trong kết cấu kĩ thuật của sản phẩm, mẫu mã, chất lượng, và từtiền đề đó uy tín danh tiếng của sản phẩm sẽ ngày càng tăng, doanh nghiệp tạo ra được

vị trí vững chắc của mình trên thương trường và trong lòng người tiêu dùng, hướng tớimột sự phát triển bền vững

- Công nghệ

Công nghệ tác động đến tổ chức sản xuất của doanh nghiệp, nâng cao trình độ cơkhí hóa, tự động hóa của doanh nghiệp, Nếu một doanh nghiệp có trình độ khoa học kĩthuật hiện đại, phù hợp thì có điều kiện tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, từ đótăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường Công nghệ được thay đổi và pháttriển với tốc độ chóng mặt Vì vậy, nếu không muốn bị trở nên lạc hậu và lỗi thời thìcác doanh nghiệp cần cập nhật những công nghệ mới nhất và phù hợp nhất để nângcao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh

- Quy mô kinh doanh

Trang 23

Quy mô kinh doanh thể hiện sự phát triển của doanh nghiệp qua các nguồn lựctài chính, nhân lực và uy tín thương hiệu Mỗi doanh nghiệp có quy mô kinh doanhcàng lớn, được biết đến càng nhiều càng thể hiện được sức mạnh thương hiệu và uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường Từ đó việc tiếp cận với các khách hàng mới sẽ dễdàng hơn vì họ có sự tin tưởng nhất định về thương hiệu và về doanh nghiệp.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Thị phần

Đó là phần thị trường mà Doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thịtrường Để so sánh về mặt quy mô kinh doanh và vị thế trên thị trường thì việc so sánhthị phần các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp là chỉ tiêu quan trọng màdoanh nghiệp cần phải so sánh, phân tích và đánh giá Thị phần càng lớn thể hiện sứccạnh tranh của doanh nghiệp càng lớn Thị phần của doanh nghiệp được chia thành hailoại sau:

- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối (T): Là phần trăm kết quả tiêu thụ sảnphẩm của doanh nghiệp so với kết quả tiêu thụ sản phẩm cùng loại của tất cả cácdoanh nghiệp khác trên cùng một thị trường

T = Doan ht hu (l ượ ng b á n) c ủ a doan hng hi ệ p

T ổ ng doanh t hu (l ượ ng b á n) c ủ a t hịtr ườ ng ( % )Chỉ tiêu này phản ánh tình hình chiếm lĩnh và khả năng chi phối thị trườngcủa hàng hóa của doanh nghiệp Tuy nhiên chỉ tiêu này khá khó xác định vì khó biếtchính xác được hết tình hình kinh doanh của tất cả đối thủ

- Thị phần chiếm lĩnh thị trường tương đối (T ct): Là tỷ lệ giữa phần chiếm lĩnhthị trường tuyệt đối của doanh nghiệp so với phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối vềdoanh thu của đối thủ mạnh nhất trong nghành trên cùng thị trường

T ct = Doanh t h u đố i t hủ c ạ n h tranh m ạ n h n hấ t Doan h t h u doan h ng h iệ p (%)Chỉ tiêu này cho thấy thực tế khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đốithủ cạnh tranh mạnh nhất trên thị trường, Đây là chỉ tiêu đơn giản, dễ tính hơn so vớichỉ tiêu trên do các đối thủ cạnh tranh mạnh thường có nhiều thông tin hơn

Tỷ suất lợi nhuận

Trang 24

Lợi nhuận là phần dôi ra của doanh thu sau khi trừ đi các chi phí dùng vào hoạtđộng sản xuất kinh doanh Lợi nhuận là một chỉ tiêu tổng hợp, không chỉ phản ánh sứccạnh tranh của sản phẩm mà còn là sức cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Tỷ suấtlợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của công ty càng tốt và từ đó tạo ranăng lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp Một số chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận cơ bản :

- Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu: Là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ giữa lợinhuận sau thuế so với doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Lợi nhuận/Doanh thu *100%

Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kì nhất định, Doanh nghiệp thu được baonhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng Chỉ tiêu này càng cao thìhiệu quả kinh tế của Doanh nghiệp càng cao

- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn kinh doanh: Là chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lờicủa đông vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp

và nguồn gốc của vốn kinh doanh

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn kinh doanh = Lợi nhuận/Vốn kinh doanh *100%

- Tỷ suất lợi nhuận theo vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu phản ánh quan hệ tỷ lệ giữalợi nhuận và vốn chủ sở hữu trong một thời kì nhất định

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu *100%

Tỷ số phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu và được các nhà đầu tư đặcbiệt quan tâm khi họ quyết định bỏ vốn vào đầu tư doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết

100 đồng vốn chủ sở hữu mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu về bao nhiêu đồng lợi nhuận.Tùy vào yêu cầu và mục đích phân tích để lựa chọn chỉ tiêu thích hợp đánh giáchính xác hiệu quả hoạt động của công ty Có thể so sánh tỷ suất lợi nhuận của công tyqua các năm để thấy được sự gia tăng lợi nhuận một cách tổng quát hơn Nếu tỷ suấtlợi nhuận của doanh nghiệp tương đương hoặc cao hơn tỷ suất lợi nhuận của ngành thìchứng tỏ công ty đó có năng lực cạnh tranh cao hơn

Doanh thu

Trang 25

Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được khi bán hàng hóa và dịch vụ khidoanh thu càng lớn chứng tỏ hàng hóa dịch vụ của doanh nghiệp được cấp ra thịtrường càng nhiều, thị phần của doanh nghiệp ngày càng cao Doanh thu càng lớn thìtốc độ chu chuyển hàng hóa càng nhanh, đẩy mạnh quá trình tái sản xuất và mở rộngdoanh nghiệp, từ đó làm cho quy mô của doanh nghiệp càng lớn một chỉ tiêu về doanhthu luôn được các doanh nghiệp quan tâm tới đó là tỷ suất của doanh thu theo chi phí.

Tỷ suất của doanh thu theo chi phí là tỷ số hoặc tỷ lệ phần trăm so sánh giữa tổngdoanh thu đạt được và chi phí kinh doanh trong một thời kì nhất định (có thể là mộtnăm, một quý, một tháng)

Tỷ suất doanh thu trên chi phí = Tổng doanh thu/Chi phí kinh doanh *100%Chỉ tiêu này cho biết 100 đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra sẽ thu hồi về baonhiêu đồng doanh thu, chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh giữa các thời kì vơi nhatrong một doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp trong một thời kì nhất định

1.3.3 Nguyên tắc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp phải tuân thủ những nguyên tắcsau:

- Thứ nhất, doanh nghiệp phải đảm bảo chất lượng tuyệt đối với độ tin cậy cao

khi sử dụng sản phẩm và tính trung thực trong quan hệ mua bán

- Thứ hai, cạnh tranh lành mạnh, cạnh tranh theo đúng đạo đức xã hội, đạo đức

kinh doanh Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể bằng năng lựccạnh tranh của chính mình mà không dùng những thủ đoạn để triệt tiêu đối thủ Cạnhtranh dựa trên điểm mạnh của doanh nghiệp

- Thứ ba, cạnh tranh phải tuân thủ pháp luật, không thực hiện những hành vi trái

với pháp luật

- Thứ tư, thực hiện tốt các chính sách, nghị định của Nhà nước đề ra cho doanh

nghiệp, quyền cạnh tranh trong kinh doanh luôn được pháp luật Việt Nam bảo hộ

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THANH BÌNH

2.1 Tổng quan tình hình và các nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh doanh của Công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình

Trong những năm gần đây kết quả kinh doanh của công ty Cổphần Thiết bị Thanh Bình đã đạt được những thành quả nhất định.Thể hiện công ty đã đạt được lợi nhuận sau thuế ở những mức độnhất định kể cả trong giai hội nhập phát triển hội nhập với nhiềuquốc gia Để đánh giá về kết quả sản xuất kinh doanh ta sẽ xem xét

ba chỉ tiêu cơ bản doanh thu, chi phí và lợi nhuận

Ta có bảng số liệu về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanhcủa công ty trong 3 năm 2016 -2018 như sau:

Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm

Trang 27

Nhìn vào bảng số liệu trên, ta có thể thấy qua các năm tronggiai đoạn 2016 – 2018 các chỉ tiêu về doanh thu và chi phí của doanhnghiệp đều tăng lên nhưng mức tăng của doanh thu lớn hơn mứctăng của chi phí nên lợi nhuận của doanh nghiệp tăng đáng kể Tuycác chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng sự tăngtrưởng này không đều Cụ thể:

Bảng 2.2: Tốc độ tăng giảm của một số chỉ tiêu về kết quả

bán hàng của công ty trong 3 năm 2016-2018

Tăng/giảm(1000 VND) Tỷ lệ %

Tăng/giảm(1000 VND) Tỷ lệ %

3.019.235 9,844

Tăng3.818.196 11,334

3.007.862 9,821

Tăng3.795.930 11,287

2.563.961 9,215

Tăng3.648.267 12,006

443.901 15,844

Tăng147.663 4,549

(Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu từ bảng 2.1)

Giai đoạn 2016 – 2017, doanh thu năm 2017 tăng lên33.689.152 nghìn đồng, tương ứng tăng 3.019.235 nghìn đồng so vớinăm 2012; lợi nhuận năm 2017 là 3.245.634 nghìn đồng, tăng443.901 nghìn đồng so với năm 2012 Trong giai đoạn này, doanhthu và lợi nhuận tăng đáng kể là một dấu hiệu tích cực cho sự trưởngthành về quy mô kinh doanh của doanh nghiệp

Sang giai đoạn 2017 – 2018, các chỉ tiêu về doanh thu và lợinhuận có sự biến động, tăng trưởng về doanh thu nhanh hơn nhưng

về lợi nhuận lại chậm hơn so với giai đoạn 2016 – 2017, trong đódoanh thu năm 2018 tăng lên 37.507.348 nghìn đồng, tăng3.818.196 đồng so với năm 2017; lợi nhuận năm 2014 tăng lên3.393.297 đồng, tăng 147.663 nghìn đồng so với năm 2013

Cùng với xu hướng tăng của doanh thu, tổng chi phí kinh doanhcủa công ty cũng tăng qua các năm từ 2016-2018 Nguyên nhân là

do, giá vốn hàng bán và chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng Cụ

Trang 28

thể năm 2017 giá vốn tăng 2.563.961 nghìn đồng tăng 9,215% sovới năm 2016, năm 2017 tăng 12,006% so với năm 2017 tương ứngtăng tăng 3.648.267 nghìn đồng Chi phí quản lý doanh nghiệpchiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí kinh doanh của doanhnghiệp ( năm 2016 :8,575%; năm 2017 :8,879% và năm

2018 :8,128% ) và tăng nhẹ trong các năm gần đây

Trang 29

2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty Cổ phần Thiết bị Thanh Bình

Môi trường ngành

 Khách hàng

Khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu là các tổ chức, doanhnghiệp, đại lý phân phối cấp 1, cấp 2 và các nhà thầu xây dựng cónhu cầu về các loại máy móc xây dựng, đây là những khách hàng tậptrung ở khu vực Hà Nội và các tỉnh thành trọng điểm lân cận đangphát triển và có tốc độ đô thị hóa cao Những đơn vị này sẽ lấy hàng

từ công ty Thanh Bình sau đó phân phối sản phẩm đến tay người tiêudùng cuối cùng là các đơn vị, tổ chức, nhà thầu xây dựng có nhu cầu

về máy móc xây dựng, Nhóm khách hàng này có thể giao dịch trựctiếp với công ty Thanh Bình hoặc thông qua các kênh phân phối củacông ty Khách hàng ở đây không chỉ nhóm khách hàng hiện tại đang

có nhu cầu mà còn là nhóm khách hàng tiềm năng sắp có những dự

án, công trình cần đến sản phẩm của công ty, và đó cũng là nhómkhách hàng mà công ty đang cố gắng khai thác

Khách hàng là yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, là ngườimang lại lợi nhuận cho công ty,việc tạo lập, duy trì và lôi kéo kháchhàng là điều vô cùng quan trọng đối với công ty Công ty luôn bảođảm lợi ích khách hàng và không ngừng tìm kiếm các biện pháp thỏamãn nhu cầu của họ Tuy nhiên đối với hầu hết các khách hàng, đòihỏi của họ khá cao, luôn cần những sản phẩm tốt nhưng với giáthành rẻ Điều này tạo ra áp lực vô cùng lớn đối với các nhà cung cấpmáy xây dựng như công ty Thanh Bình Hiện nay trên Thị trường HàNội có rất nhiều nhà cung cấp các thiết bị máy móc xây dựng nhưcông ty Huy Độ, công ty Việt Phát, công ty Trí Việt,… nên sự lựa chọncủa khách hàng là rất nhiều Trong khi đó, chi phí chuyển đổi nhàcung cấp là rất ít nên quyền lực đàm phân nghiêng về khách hàng.Nắm bắt thị trường và thỏa mãn nhu cầu khách hàng là những điềucông ty đang hướng đến

 Nhà cung cấp

Ngày đăng: 15/05/2020, 18:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Hà (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thép Miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần ThépMiền Bắc
Tác giả: Nguyễn Thị Hà
Năm: 2017
2. Bùi Thị Huệ (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhật Minh, Khóa luận tốt nghiệp khoa Quản trị doanh nghiệp, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nhật Minh
Tác giả: Bùi Thị Huệ
Năm: 2017
3. Michael Porter (1998), Chiến lược cạnh tranh, Nhà Xuất Bản Trẻ Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael Porter
Nhà XB: Nhà Xuất Bản Trẻ Hà Nội
Năm: 1998
4. Nguyễn Thị Quỳnh (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cổ phần xây dựng và thương mại Thiên Hưng, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cổ phầnxây dựng và thương mại Thiên Hưng
Tác giả: Nguyễn Thị Quỳnh
Năm: 2017
5. Hà Văn Sự (2015), Giáo trình Kinh tế Thương mại đại cương, Nhà xuất bản Nguyên lý thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế Thương mại đại cương
Tác giả: Hà Văn Sự
Nhà XB: Nhà xuất bản Nguyênlý thống kê
Năm: 2015
6. Phạm Thị Trang (2018), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Hưng Thịnh Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp khoa Kinh tế - Luật, Đại học Thương Mại Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH HưngThịnh Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc
Tác giả: Phạm Thị Trang
Năm: 2018
7. Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lenin (2010), Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lenin (2010)
Tác giả: Giáo trình kinh tế chính trị Mác Lenin
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia
Năm: 2010
8. Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam tập 1, Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Bách Khoa toàn thư Việt Nam tập 1
Nhà XB: Nhà xuất bản từ điển Bách Khoa
9. Các trang Web tham khảo:https://www.gso.gov.vn https://www.weforum.org https://www.customs.gov.vn Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w