Quagần 15 năm hoạt động và phát triển từ năm 1995, công ty đã tìm cho mình một vịtrí khá ổn định trên thị trường với các chi nhánh đặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.Tuy nhiên, hiện nay c
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 3
CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 5 1 Khái quát về khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 5
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty trong lĩnh vực sản xuất thiết bị thực phẩm 5
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 6
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty 10
1.3.1 Những nhân tố khách quan 10
1.3.2 Những nhân tố chủ quan 14
2 Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 20
2.1 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty 20
2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 23
2.2.1 Đầu tư tài sản cố định 24
2.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 27
2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ 29
2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 31
2.2.5 Đầu tư cho hoạt động maketing 35
3 Đánh giá hoạt động đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 36
3.1 Các kết quả đã đạt được 36 3.3 Những nét nổi bật của kết quả hoạt động trong năm ( lợi nhuận, tình hình tài chính của công ty tại thời điểm cuối năm) và so với kế hoạch năm đặt ra 46
Trang 23.4 Những hạn chế và nguyên nhân trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 49
CHƯƠNG II: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ THỰC PHẨM 54
1 Phương hướng hoạt dộng và nhiệm vụ của công ty trong thời gian tới 54
1.1 Mục tiêu và nhiệm vụ trong thời gian tới 54
1.2 Phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 54
1.2.1 Công ty cần tận dụng và phát huy thế mạnh của mình 55
1.2.2 Công ty cần nhận ra những khó khăn, thách thức và khắc phục điểm yếu 56
1.2.3 Công ty cần tận dụng cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh 57
2 Giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty 58
2.1 Giải pháp về huy động vốn đầu tư 58
2.2 Giải pháp về nâng cao chất lượng đầu tư nguồn nhân lực 59
2.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tài sản cố định 60
2.4 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư cho hoạt động Marketing 61
2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nghíên cứu thị truờng 61
2.6 Giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ 62
2.7 Những giải pháp khác 63
2.7.1 Nâng cao công tác tài chính 63
2.7.2 Nâng cao công tác kỹ thuật an toàn và chất lượng sản phẩm 63
2.7.3 Nâng cao công tác quản lý, điều hành 63
3 Một số kiến nghị với Nhà Nước 64
3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 64
3.2 Kiến nghị với công ty 65
KẾT LUẬN 66
Trang 3DANH MỤC BIỂU, BẢNG
Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn hoạt động của công ty 24
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định. 26 6
Biểu đồ 3: Tỉ trọng vốn đầu tư bổ sung hàng tồn trữ 29
Biểu đồ 4: Tỷ trọng vốn đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ so với tổng vốn đầu tư. 31 1
Bảng 1: Qui mô vốn đầu tư qua các năm 22
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty qua các năm 23
Bảng 3: Đầu tư tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm 26
Bảng 4: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty 29
Bảng 5: Tình hình đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ 31
Bảng 6: Chi phí đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua 33
Bảng 7: Chất lượng cán bộ nhân viên 34
Bảng 8: Tổng quỹ lương và thu nhập bình quân hàng tháng 34
Bảng 9: Quỹ khen thưởng và phúc lợi cho người lao động 35
Bảng 10: Vốn đầu tư cho hoạt động Marketing của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm 37
Bảng 11: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm từ năm 2007-2009 38
Bảng 12: Giá bán vỏ bình gas qua các năm 41
Bảng 13: So sánh vốn đầu tư, doanh thu và lợi nhuận của công ty từ năm 2007-2009 43
Bảng 14: Số lượng đối tác của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm qua các năm 45
Bảng 15: Danh sách khách hàng của Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm đến thời điểm năm 2010 46
Bảng 16: Khấu hao, lợi nhuận sau thuế và thu nhập ròng qua các năm 49
Bảng 17: Chi phí đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 53
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Nước ta đang trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế thị trường có sự quản
lý của Nhà Nước Việc tham gia nền kinh tế thị trường đã đem lại nhiều cơ hội cũngnhư những thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp tại ViệtNam Vận động theo cơ chế thị trường nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp phảogắn liền với cơ chế thị trường, tuân thủ theo các quy luật kinh tế trong đó có quyluật cạnh tranh Mỗi doanh nghiệp phải thích nghi với thị trường, cạnh tranh gay gắtvới nhau để tồn tại và phát triển Trong những cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệpnào biết thích nghi với thị trường, tận dụng được mọi cơ hội, phát huy được khảnăng của mình sẽ giành thắng lợi Ngược lại, những doanh nghiệp yếu thế khôngthích nghi được sẽ bị đào thải khỏi thị trường
Bắt đầu từ ý tưởng này, sau một thời gian tìm hiểu và thực tập tại công ty Cổ
Phần Thiết Bị Thực Phẩm, em quyết định chọn đề tài: “Thực trạng hoạt động đầu
tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.”
cho đề tài chuyên đề tốt nghiệp
Công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm là một doanh nghiệp chuyên sản xuấtbình chứa khí gas hóa lỏng, thiết bị phòng cháy chữa cháy, bình chứa bia inox Quagần 15 năm hoạt động và phát triển (từ năm 1995), công ty đã tìm cho mình một vịtrí khá ổn định trên thị trường với các chi nhánh đặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.Tuy nhiên, hiện nay công ty đang phải đương đầu với sự cạnh tranh mạnh mẽ từnhiều phía trên thị trường sản xuất vỏ bình chứa khí gas hóa lỏng Sự cạnh tranh củacác doanh nghiệp mới thành lập và các đối thủ cũ cùng sản xuất mặt hàng này đãlàm cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp nhiều khó khăn và quyết liệt Để tiếptục phát triển và mở rộng thị trường công ty cần phải nghiên cứu tìm ra những biệnpháp phù hợp để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Có nâng cao khả năngcạnh tranh, công ty mới có thể chiến thắng được các đối thủ cạnh tranh, đứng vữngtrên thị trường cạnh tranh khốc liệt này
Do thời gian nghiên cứu và khả năng có hạn nên chuyên đề của tôi khôngtránh khỏi có những sai sót nhất định, rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn đểbài viết của tôi được hoàn thiện hơn
Trang 5Em xin chân thành cám ơn cô giáo Đinh Đào Ánh Thủy đã tận tình giúp đỡ
em trong quá trình lựa chọn và hoàn thiện đề tại này Đồng thời em cũng xin gửi lờicảm ơn tới toàn thể cán bộ trong công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm nói chung vàcác cô chú, anh chị trong phòng kế toán và phòng kinh doanh nói riêng đã giúp đỡ
em trong quá trình thực tập tại đơn vị
Kết cấu chuyên đề thực tập gồm 2 chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Chương II: Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư tại công ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Trang 6CHƯƠNG I THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ
Năm 1995, Công ty xây dựng dự án đầu tư một dây chuyền thiết bị đồng bộ
để sản xuất bình chứa khí gas hoá lỏng (Bình Gas) với công suất thiết kế 150.000sản phẩm/năm Năm 2000, dự án đầu tư hoàn thành và đưa vào khai thác sử dụng.Sản phẩm bình gas đầu tiên đưa ra thị trường cuối năm 2000
Năm 2002, Công ty xây dựng dự án đầu tư bổ sung nâng công suất sản xuấtlên 350.000 bình gas/năm Dự án đầu tư kết thúc trong năm Tính đến hết năm
2008, Công ty đã đưa vào thị trường trên 2 triệu vỏ bình gas các loại
Năm 2007, Công ty đưa dây truyền sản xuất thiết bị chữa cháy bao gồm bìnhchứa cháy xách tay các loại, bình chữa cháy xe đầy, bình chứa khí không hàn vàohoạt động và đã bước đầu đưa sản phẩm ra thị trường, được khách hàng chấp nhận
Tính đến thời điểm cuối năm 2008, ngành nghề sản xuất kinh doanh củacông ty đã mở rộng ra nhiều lĩnh vực Các sản phẩm chính của công ty gồm có 3nhóm sản phẩm chính: bình chứa khí gas hoá lỏng; thiết bị phòng cháy chữa cháy;bình chứa bia inox Ngoài ra công ty cũng tham gia với tư cách nhà thầu cung cấpmáy móc, thiết bị cho một số dự án, công trình trong nước Các hoạt động chính củacông ty bao gồm: Sản xuất các sản phẩm từ gỗ, composit sản xuất thùng, bể chứa
và dụng cụ chứa bằng kim loại (sản xuất, kinh doanh và tái kiểm định bình, bồnchứa chịu áp lực, chứa các loại ga hóa lỏng, bình cứu hỏa, bình ôxi dùng cho dân
Trang 7dụng và công nghiệp) Sản xuất sắt, thép định hình (sản xuất khuôn mẫu kim loại vàcác chi tiết máy có độ chính xác cao dùng cho ngành) Chuẩn bị mặt bằng, san lấpmặt bằng Xây dựng công trình, hạng mục công trình dân dụng, công nghiệp giaothông, thủy lợi Lắp đặt trang thiết bị cho các công trình xât dựng Hoàn thiện cáccông trình xây dựng Buôn bán phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của xe có động cơ.Buôn bán sắt, thép, ống thép, thép hình kim loại màu (kết cấu thép, sắt thép xâydựng, ống kim loại, tôn và thép lá, dây kim loại) Xuất nhập khẩu các mặt hàngcông ty kinh doanh Vận tải hàng hóa bằng đường bộ Dịch vụ khách sạn, nhàkhách, nhà nghỉ Đại lý du lịch (du lịch trong nước) Dịch vụ hỗ trợ liên quan đếnquảng bá và tổ chức tour du lịch Cho thuê nhà phục vụ mục đích kinh doanh.
1.2 Sự cần thiết phải đầu tư nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty
Qua hơn 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, chuyển đổi nền kinh tế
từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường đã mở ramột thời kỳ mới đầy những cơ hội và thách thức lớn lao cho các thành phần kinh tếnói chung và các doanh nghiệp nói riêng Vận động theo cơ chế thị trường có nghĩa
là các doanh nghiệp phải hoạt động gắn liền với thị trường, tuân thủ các qui luậtkinh tế trong đó qui luật cạnh tranh Mỗi doanh nghiệp phải biết thích nghi với thịtrường, cạnh tranh nhau để tồn tại và phát triển Trong cuộc cạnh tranh này, doanhnghiệp nào biết thích nghi với thị trường, tận dụng mọi cơ hội, phát huy được khảnăng sẽ giành thắng lợi, ngược lại những doanh nghiệp yếu thế không tận dụng cơhội, không thích nghi với môi trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường
Giành thắng lợi trong cạnh tranh tức là doanh nghiệp sẽ thu dược nhiều lợinhuận muốn thế phải thu hút được nhiều khách hàng về phía mình bằng mọi cáchvượt trội hơn các đối thủ khác Trong hoạt động kinh doanh không phải doanhnghiệp nào cũng thành công, có những doanh nghiệp tồn tại phát triển phát triểnsong có những doanh nghiệp làm ăn sa sút và dẫn tới phá sản Bởi vậy, mỗi doanhnghiệp phải vạch ra cho mình những chiến lược khác nhau để duy trì sự tồn tại vàphát triển của mình và dễ thấy rằng các chiến lược này đều có một điểm chungnhằm vào việc tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Có thể nói rằng khôngcòn con đường nào khác buộc các doanh nghiệp phải cạnh tranh để tồn tại và pháttriển Do tầm quan trọng của yếu tố cạnh tranh trên thị trường công ty cần xác định
rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh như sau:
Trang 8Thứ nhất: vì mục tiêu lợi nhuận.
Là một chủ thể tham gia nền kinh tế, cũng như các doanh nghiệp khác thì lợinhuận là mục tiêu hoạt động của mọi doanh nghiệp, nó quyết định sự tồn tại và pháttriển của doanh nghiệp Thu được lợi nhuận cao đồng nghĩa với việc công ty làm ăn
có hiệu quả, công ty sẽ có thêm vốn để thực hiện tái đầu tư, nâng cao năng lực sảnxuất của mình Với những điều kiện cụ thể khác nhau, cơ chế vận hành hoạt độngkinh doanh khác nhau, thì kết quả lợi nhuận cũng khác nhau Mà muốn thu lợinhuận cao thì công ty phải nâng cao được lợi thế cạnh tranh của mình trên thịtrường để chiếm lĩnh được càng nhiều thị phần càng tốt Với việc thị trường sảnxuất vỏ bình gas đang ngày càng cạnh tranh gay gắt, công ty phải đưa ra các chiếnlược, các biện pháp để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng với chi phí cạnh tranhnhất Công ty cũng phải đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, không ngừng tìmkiếm và nắm bắt lấy những thị trường tiềm năng mới Và cùng với việc mở rộng thịphần tiêu thụ là lợi nhuận thu được của công ty sẽ ngày càng cao Do đó để thuđược lợi nhuận cao thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là hết sức cầnthiết
Thứ hai: vì sự cạnh tranh với các đối thủ cũ và đối thủ mới xuất hiện trên thị trường.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì môi trường cạnh tranh diễn ra ngàycàng gay gắt Cùng với nhu cầu sử dụng các sản phẩm gas của người dân ngày càngtăng là sự xuất hiện của các doanh nghiệp mới sản xuất mặt hàng này Khu vực phíaBắc đã và đang xuất hiện thêm nhiều nhà máy sản xuất vỏ bình gas như Bình An,Vạn Lộc, Hồng Hà, Tấn Phát Các doanh nghiệp trẻ mới thành lập này tuy chưa cónhiều uy tín nhưng có tham vọng chiếm lĩnh thị trường rất lớn với những chiến lược
rõ ràng Những doanh nghiệp mới thành lập đã và đang nghiên cứu, tham khảo kinhnghiệm của các doanh nghiệp đi trước, bên cạnh đó đẩy mạnh thu thập thông tin,tìm cách nắm bắt và mở rộng thị trường Dựa vào những điều học hỏi được họ liêntục cải tiến mẫu mã, chất lượng để thu hút khách hàng Sự tham gia của các doanhnghiệp mới này đang trở thành mối đe dọa chia sẻ thị phần tiêu thụ đối với công ty Ngoài những doanh nghiệp mới hoạt động thì những đối thủ cạnh tranh lâunăm cũng luôn là mối lo thường trực của công ty Khác với những doanh nghiệpmới xuất hiện, những đối thủ cạnh tranh lâu năm này có lợi thế về thương hiệu và
uy tín trên thị trường Trên thực tế, các đối thủ cạnh tranh này và công ty đã hình
Trang 9thành nên những thị trường tiêu thụ, những khách truyền thống của mình và cónhững biện pháp nhằm duy trì mối quan hệ truyền thống đó Nhưng trong điều kiệncạnh tranh hiện nay, các đối thủ cạnh tranh đó luôn để ý và chờ đợi thời cơ đểchiếm lấy nguồn khách hàng truyền thống của công ty Mà các khách hàng truyềnthống là nguồn tiêu thụ sản phẩm chính của công ty, do đó công ty phải luôn đềphòng và cảnh giác với các đối thủ này Nếu công ty không đáp ứng kịp thời cácyêu cầu của khách hàng thì họ sẵn sàng xen vào và nhận lấy nguồn cung ứng này.Bên cạnh đó họ cũng không ngừng nâng cao và hoàn thiện dây chuyền sản xuất củamình để mở rộng và chiếm lĩnh thị trường Đã và đang có thêm những đơn vị đầu tưdây chuyền để phục hồi vỏ bình gas như: TQT, công ty TNHH Đông Nam Á tạiPhủ Lý, Nam Hà Với những tính chất như vậy, sự canh tranh với các đối thủ này cóphần gay gắt hơn so với các đối thủ mới.
Bên cạnh những đối thủ cạnh tranh trong nước, công ty còn phải cạnh tranhvới cả công ty sản xuất nước ngoài Cụ thể ở đây là trên thị trường thiết bị phòngcháy chữa cháy nói chung và thị trường bình chữa cháy nói riêng đang được thốngtrị bởi hàng Trung Quốc Các mặt hàng phòng cháy chữa cháy của Trung Quốc với
ưu thế là giá rẻ hơn so với hàng trong nước từ lâu đã chiếm lĩnh được một thịtrường tiêu thụ lớn Thêm vào đó là tâm lý và thói quen của người tiêu dùng đối vớisản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy từ Trung Quốc chưa thể thay đổi ngayđược, kết hợp với một số vụ việc phát sinh gây hình ảnh xấu đối với sản phẩm sảnxuất trong nước làm cho việc mở rộng và phát triển thị trường thiết bị phòng cháychữa cháy của công ty là rất khó khăn trong thời gian tới
Việc xác định rõ các đối thủ cạnh tranh cũng như thế mạnh và điểm yếu của họ
là vô cùng quan trọng đối với công ty Dựa vào đó công ty phải có những chiếnlược đúng đắn để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình
Thứ ba: đáp ứng yêu cầu ngày càng cao từ phía khách hàng.
Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển thì đời sống của con người ngày càngđược cải thiện và nâng cao Kéo theo đó là những yêu cầu của khách hàng đối vớicác sản phẩm tiêu dùng hàng ngày nói chung và sản phẩm bình gas nói riêng ngàycàng cao Họ có những yêu cầu khắt khe về chất lượng, về mức độ an toàn, cácchứng chỉ chứng nhận của các cơ quan kiểm tra có uy tín, thời gian hoàn thành hợp
Trang 10đồng nhanh, các điều khoản ưu đãi kèm theo Có đáp ứng được những yêu cầu nàycủa khách hàng hay không chính là vấn đề sống còn của công ty
Đối với những khách hàng truyền thống, những khách hàng lớn có tiềm năngphát triển và có năng lực tài chính thì cần phải cố gắng củng cố và duy trì mối quan
hệ tốt đẹp đó Làm được điểu đó cũng chính là đảm bảo cho quá trình tiêu thụ đượcdiễn ra ổn định, liên tục
Đối với những khách hàng mới, công ty cũng cần chú trọng thực hiện tốt hợpđồng về thời gian giao hàng và chất lượng sản phẩm Cần gây ấn tượng tốt đẹp ngay
từ đầu với các khách hàng mới, không ngừng củng cố uy tín và thương hiệu củamình với khách hàng Thậm chí còn đưa ra một số những ưu đãi đối với nhữngkhách hàng mới đặt hàng với công ty Tạo được lòng tin và uy tín đối với nhữngkhách hành mới, giữ chân được các khách hàng tiềm năng sẽ hết sức có lợi cho sựphát triển lâu dài, bền vững của công ty trong tương lai Nhưng nếu công ty khôngđáp ứng được những yêu cầu đó thì khách hàng sẽ rời bỏ công ty và tìm đến nhữngcông ty khác đáp ứng được yêu cầu đó Vì thế, để tồn tại lâu dài và đáp ứng đượcnhững yêu cầu ngày càng cao của khách hàng công ty phải không ngừng nâng caonăng lực cạnh tranh của mình
Thứ tư: duy trì thương hiệu và uy tín của công ty
Công ty cổ phần thiết bị thực phẩm đã có một thời gian hoạt động kể từ lúcthành lập đến giờ có thể nói cũng là một khoảng thời gian khá dài Và để tạo đượcthương hiệu và uy tín trên thị trường như bây giờ công ty cũng phải trải qua sự nỗlực và phát triển không ngừng Đối với một doanh nghiệp thì để tạo ra uy tín vàthương hiệu đối với khách hàng trong một môi trường cạnh tranh như hiện nay làrất khó khăn và là cả một quá trình lâu dài Do đó việc duy trì thương hiệu và uy tíntrên thị trường là rất quan trọng
Ngay từ khi mới thành lập, công ty đã hoạt động theo phương châm “ chất lượng khởi đầu từ khách hàng và kết thúc vì khách hàng”, cùng với đó là triết lý hoạt động của công ty “Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm – Uy Tín - Tin Cậy – Cùng Phát Triển” Công ty luôn cam kết: thường xuyên cải tiến, duy trì, áp dụng
Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001: 2000 xuyên suốt trong mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty; luôn nâng cao uy tín và thương hiệu, đảm bảo lànhà sản xuất, thương mại, dịch vụ, cung cấp cho khách hàng những sản phẩm có
Trang 11chất lượng tốt nhất, ổn định nhất, với khả năng đáp ứng cao nhất ; luôn luôn coichất lượng hoạt động kinh doanh có tầm quan trọng bậc nhất, đảm bảo sự thỏa mãncao nhất cho khách hàng và sự tồn tại phát triển của công ty Bên cạnh việc hoànthiện hợp đồng đúng thời hạn, đủ số lượng và chất lượng để tạo uy tín đối với kháchhàng, công ty cũng phải không ngừng quảng bá hình ảnh và thương hiệu của mình
để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác
Nền kinh tế ngày càng phát triển, mở ra cho doanh nghiệp nhiều cơ hội nhưngcũng làm tăng thêm nhiều đối thủ cạnh tranh Trước những cơ hội và thách thức nhưvậy mỗi doanh nghiệp phải tìm cách vượt qua nếu không nguy cơ phá sản là rất lớn.Trong cơ chế thị trường, cạnh tranh là một quy luật tất yếu khách quan Các doanhnghiệp tham gia thị trường đều phải chấp nhận cạnh tranh Cạnh tranh, chấp nhậncạnh tranh và cạnh tranh bằng tất cả khả năng của mình mới có thể giúp doanhnghiệp tồn tại và phát triển Chính vì vậy tăng khả năng cạnh tranh là một điều tấtyếu đối với công ty trong cơ chế thị trường
1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công ty
1.3.1 Những nhân tố khách quan
Nhân tố kinh tế
Đây là những nhân tố quan trọng nhất của môi trường hoạt động kinh doanhcủa doanh nghiệp Khi một nền kinh tế phát triển với tốc độ cao dẽ kéo theo sự tăngthu nhập cũng như tăng khả năng thanh toán của người dân, do vậy nhu cầu hay sứcmua của người dân cũng tăng lên Mặt khác nền kinh tế phát triển mạnh có nghĩa làkhả năng tích tụ và tập trung tư bản lớn, như vậy tốc độ đầu tư phát triển sản xuấtkinh doanh sẽ tăng lên Đây chính là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp phát triển.Ngược lại, khi nền kinh tế gặp khủng hoảng, tình hình lạm phát tăng cao, giá cả mặtbằng chung tăng khiến cho chi phí đầu vào tăng thì doanh nghiệp phải có nhữngứng biến thích hợp để đối phó Doanh nghiệp phải đưa ra những chiến lược phù hợp
để tiết kiệm, giảm chi phí, giảm lượng hàng tồn đọng, tăng khả năng huy độngvốn…những giải pháp tình thế khéo léo sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được thời kìkhó khăn và trụ lại thị trường lâu dài
Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng nội tệ cũng có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạtđộng của doanh nghiệp, đặc biệt là trong nền kinh tế mở như hiện nay Nếu đồng
Trang 12nội tệ mà bị mất giá thì nó cũng ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của công tytrên thị trường Đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu nhập nhiều nguyên liệunước ngoài thì đây là khó khăn vì nó làm cho giá thực tế của hàng hoá nhập khẩutăng lên, làm ảnh hưởng tới giá thành sản phẩm và khả năng cạnh ttranh của côngty.
Lãi suất cho vay của ngân hàng cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp hạn chế về vốn phải vay củangân hàng Nếu tỉ lệ lãi suất cao, chi phí của doanh nghiệp tăng lên do trả lãi tiềnvay lớn, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ kém đi, nhất là so với các đối thủ
có tiềm lực mạnh về vốn
Trong quá trình hoạt động, công ty cũng phải trải qua các biến động cùng vớitình hình kinh tế chung cả nước Đối với những năm tình hình kinh tế ổn định thìcông ty vẫn có thể tiến hành duy trì sản xuất và mở rộng phát triển một cách bìnhthường Nhưng khi tình hình nền kinh tế trở nên bất ổn, nền kinh tế rơi vào khủnghoảng, lạm phát gia tăng, thì công ty cần phải có những biện pháp ứng phó phù hợp.Điển hình như năm 2008, lạm phát khiến cho nền kinh tế suy thoái trên diện rộng,làm sức mua trên thị trường giảm sút nghiêm trọng Giá vật tư, nguyên liệu, hànghóa trên thị trường giảm đột biến, trong khi lượng hàng tồn kho vật tư, nguyên liệu
dự trữ cho sản xuất ở mức cao và giá hàng tồn kho chủ yếu trước khi xảy lạm phát
đã làm cho giá thành sản xuất vượt giá bán Thêm vào đó, do ảnh hưởng trực tiếp từchính sách thắt chặt tài chính của Chính Phủ, các doanh nghiệp kinh doanh sản xuấtsản phẩm gas nói riêng và các doanh nghiệp vừa và nhỏ nói chung không thể tiếpcận nguồn vốn vay ngân hàng để đầu tư phát triển thị trường, làm cho thị trườngtiêu thụ bình gas vốn phải chịu nhiều sự cạnh tranh không lành mạnh nay lại càngthêm khó khăn, bế tắc
Đứng trước tình hình đó, công ty đã phải đưa ra những chiến lược tình thế Vềthị trường: công ty duy trì sản lượng sản xuất bình gas mới ở mức hợp lí, sàng lọcđối tượng khách hàng, chỉ duy trì quan hệ với những khách hàng lớn, có uy tín hoặcchỉ bán hàng khi khả năng thanh toán được đảm bảo Tăng cường sản lượng bìnhgas phục hồi nhằm giảm áp lực về nguồn vốn Tập trung phát triển thị trường bìnhchữa cháy, các thiết bị phòng cháy chữa cháy… Về tài chính: công ty mở rộng vàhợp tác theo chiều sâu với các tổ chức tín dụng, tài chính, phát hành cổ phiếu trênkênh thị trường chứng khoán để khai thác, đa dạng nguồn vốn phục vụ sản xuất
Trang 13kinh doanh và phát triển đầu tư Thắt chặt công tác tài chính, quản lý chặt chẽ cáckhoản phải thu, đảm bảo không có các khoản phải thu khó đòi, giảm thiểu lượnghàng tồn kho; giảm thiểu nguồn vốn sản xuất kinh doanh, giảm chi phí tài chính…Nhờ những chiến lược được ra kịp thời mà công ty đã vượt qua được tình hình khókhăn, tuy không đạt được các chỉ tiêu kết quả như kế hoạch đề ra đầu năm 2008nhưng vẫn đảm bảo có doanh thu vượt qua năm trước
Khi tình hình kinh tế trở nên khó khăn thì những chiến lược đưa ra lúc đó làkịp thời và phù hợp, nhưng khi nền kinh tế đã khởi sắc và đang trên đã phát triển thìnhững giải pháp tình thế đó đã không còn phù hợp, công ty lại cần có những chiếnlược mới để tận dụng được xu thế phát triển chung của nền kinh tế Điển hình lànăm 2009, nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi và vượt qua khủng hoảng, giánguyên vật liệu đầu vào đã giảm đáng kể so với năm 2008 và dần đi vào ổn định.Khi đó, nhu cầu tiêu dùng, sử dụng vỏ bình gas đột ngột tăng mạnh Nắm bắt thời
cơ này, công ty đã có những thay đổi hợp lý về các nguồn lực trong công ty đểtranh thủ cơ hội thị trường Công ty đã chủ động giảm sản lượng phục hồi bình gas,giảm sản lượng thiết bị phòng cháy chữa cháy và dừng hẳn việc sản xuất bình chứabia để chuyển hướng, tập trung cao độ máy móc thiết bị, nhân lực và nguồn lực tàichính cho sản xuất bình gas Có thời điểm công ty phải bố trí sản xuất 3 ca/ngày,liên tục trong 7 ngày/tuần mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng Nhờ tận dụng đượcthời cơ này mà trong năm 2009 công ty đã đạt được sản lượng và doanh thu lớnnhất từ trước đến nay Như vậy, nhờ nắm bắt được diễn biến và các thay đổi của nềnkinh tế, công ty đã có những chiến lược điều chỉnh kịp thời, đưa công ty vượt quakhó khăn và tận dụng cơ hội phát triển, tăng sức cạnh tranh trên thị trường
Doanh nghiệp nào có khả năng thích ứng cao hơn với nền kinh tế, nắm bắtđược nhiều cơ hội hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công
Trang 14thể đem lại những trở ngại, khó khăn thậm chí là rủi ro cho các doanh nghiệp Ta cóthể lấy ví dụ như các chính sách về xuất nhập khẩu, chính sách thuế, các khoản thungân sách…là những yếu tố tác động trực tiếp kìm hãm hay tạo điều kiện để nângcao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Năm 2008, khi nền kinh tế diễn ra khủng hoảng, Chính Phủ đã thực hiện chínhsách thắt chắt tài chính – tiền tệ để kiềm chế lạm phát Lãi suất vốn vay cùng tỷ giángoại tệ liên tục tăng cao từ những tháng đầu năm 2008 đến cuối năm Do ảnhhưởng trực tiếp từ chính sách tài chính mà doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăntrong việc tiếp cận nguồn vốn vay Kéo theo đó là sự làm tăng đột biến chí phí tàichính của công ty trong năm Năm 2008, chi phí hoạt động tài chính lên đến trên16,5 tỷ chiếm 7,08% doanh thu (233 tỷ)
Nhưng sang năm 2009, khi nền kinh tế dần trở nên sáng sủa hơn, có một sốthay đổi về pháp luật và chính sách của Nhà Nước đã giúp công ty đạt được nhữngthành tích tăng vọt Năm 2009, Nhà Nước đưa ra chính sách hỗ trợ lãi suất để giúpcác doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn, vực dậy sản xuất saukhủng hoảng Cùng với đó, năm 2009 hiệp hội gas được thành lập và có những tácđộng làm cho thị trường kinh doanh LPG dần trở nên lành mạnh Chính Phủ cũngcông bố nghị định số 107/2009/NĐ-CP về việc kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng đivào hiệu lực làm tăng nhu cầu vỏ bình gas trên thị trường Nhận định được nhữngthuận lợi về môi trường pháp luật cùng với những chính sách ưu đãi của Nhà Nước,công ty đã tranh thủ thời cơ khi cầu về mặt hàng vỏ bình gas lên cao để tạo ra mứcdoanh thu kỉ lục năm 2009
Các doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành
Tình trạng về cầu trong ngành là yếu tố tác động mạnh đến sự cạnh tranh.Tăng nhu cầu của người tiêu dùng tạo ra cơ hội cho việc mở rộng sản xuất, làm dịubớt cạnh tranh Ngược lại khi nhu cầu giảm, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trởlên mạnh mẽ hơn, một doanh nghiệp chỉ đạt đến sự tăng trưởng bằng cách lấy đi thịphần của những doanh nghiệp khác Mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệptrong ngành tùy thuộc vào số lượng, qui mô các doanh nghiệp trong ngành Khixem xét nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp phải đánh giá nghiên cứu kỹ lưỡngcác đối thủ của mình về: qui mô, khả năng tài chính, trình độ công nghệ, đặc điểmsản phẩm… để từ đó định ra mức độ cạnh tranh trên thị trường và đánh giá khả
Trang 15năng cạnh tranh của doanh nghiệp mình Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, công
ty cũng cần phải luôn quan tâm và theo dõi các động tĩnh của đối thủ cạnh tranh đểđưa ra các phương án thích hợp Công ty cần biết được điểm mạnh, điểm yếu củamình so với đối thủ, và những lợi thế của đối thủ cạnh tranh mà công ty chưa có.Trên cơ sở đó, công ty cần xem xét và đưa ra các phương án để phát huy điểmmạnh, khắc phục điểm yếu, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thị trường
1.3.2 Những nhân tố chủ quan
Cơ sở vật chất kĩ thuật của doanh nghiệp
Đầu tư vào tài sản cố định, cơ sở vật chất kỹ thuật đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động đầu tư của doanh nghiệp bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, chi phí cho các hạng mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn đầu tư.Thứ hai, đó là bộ phận cơ bản tạo ra sản phẩm - hoạt động chính của mỗi doanh nghiệp
Tài sản cố định bao gồm cơ sở hạ tầng xây dựng và máy móc thiết bị Đầu tưxây dựng cơ sở hạ tầng là một trong những hoạt động được thực hiện đầu tiên củamỗi công cuộc đầu tư (trừ trường hợp đầu tư chiều sâu) Hoạt động đó bao gồm cáchạng mục xây dựng nhằm tạo điều kiện và đảm bảo cho dây chuyền thiết bị sảnxuất, công nhân hoạt động thuận lợi an toàn Đó là các phân xưởng sản xuất chính,phụ, hệ thống điện nước, giao thông, thông tin liên lạc, các văn phòng, khu côngcộng khác… Để thực hiện tốt các hạng mục này thì phải tính đến các điều kiệnthuận lợi, khó khăn của vị trí địa lý, địa hình, địa chất… đồng thời căn cứ vào yếucầu về đặc tính kỹ thuật của máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất, cách tổ chứcđiều hành và các yêu cầu khác
Đầu tư máy móc thiết bị gắn bó chặt chẽ với chiến lược sản phẩm của cácdoanh nghiệp Đây là bộ phận chiếm tỷ trọng vốn lớn trong hoạt động đầu tư củadoanh nghiệp sản xuất Mặt khác, trong điều kiện phát triển của khoa học công nghệnên có nhiều tầng công nghệ, nhiều cơ hội để lựa chọn máy móc thiết bị phù hợp vềnhiều mặt Do đó, việc đầu tư cho máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ phảiđược thực hiện dựa trên các tiêu chuẩn sau:
- Cho phép sản xuất ra sản phẩm có tính cạnh tranh cao
Trang 16- Cho phép khai thác và sử dụng có hiệu quả các lợi thế so sánh của doanhnghiệp, của vùng như lao động, nguyên liệu.
- Giá cả và trình độ công nghệ phải phù hợp với năng lực của doanh nghiệp
và xu thế phát triển công nghệ của đất nước và thế giới
Khi đầu tư, doanh nghiệp cần phải có đội ngũ cán bộ am hiểu nhất định vềcông nghệ, biết định giá chính xác về thiết bị công nghệ Giá của công nghệ gồmnhiều thành phần: chi phí sản xuất, chi phí mua bằng sáng chế, bí quyết kỹ thuật,thương hiệu, chi phí huấn luyện chuyên môn Hơn nữa, doanh nghiệp sẽ bị thua lỗlớn nếu mua được thiết bị rẻ nhưng hoạt động không hiệu quả Để có được thiết bịnhư mong muốn thông thường các doanh nghiệp áp dụng phương thức đấu thầu
Hoạt động đầu tư vào máy móc thiết bị của doanh nghiệp có thể diễn ra dướihai hình thức: đầu tư chiều rộng (trình độ kỹ thuật và công nghệ như cũ) và đầu tưchiều sâu (hiện đại hoá công nghệ) Trong đó, đầu tư tăng cường khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp nhấn mạnh hình thức thứ hai Để đổi mới công nghệ, cácdoanh nghiệp có thể thực hiện bằng các con đường sau:
- Cải tiến, hiện đại hoá công nghệ truyền thống hiện có
- Tự nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ mới
- Nhập công nghệ tiến tiến từ nước ngoài thông qua mua sắm trang thiết bị
và chuyển giao công nghệ
Bất cứ một doanh nghiệp nào muốn quá trình sản xuất và kinh doanh diễn rathuận lợi, phát triển đều phải trang bị cho mình một hệ thống cơ sở hạ tầng nhấtđịnh Một hệ thống cơ sở vật chất khang trang với một môi trường làm việc an toàn,phù hợp với qui mô của doanh nghiệp chắc chắn sẽ làm tăng khả năng cạnh tranhcủa công ty lên rất nhiều Với một cơ sở vật chất tốt thì chất lượng dịch vụ đượcđảm bảo Chất lượng dịch vụ hợp lý sẽ giúp cho các nhân viên có một môi trườnglàm việc ổn định, thoái mái và phát huy được khả năng của mỗi cá nhân, doanhnghiệp tận dụng được tối đa công suất, qua đó hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm chiphí và tăng khả năng chiến thắng trong cạnh tranh của doanh nghiệp Thêm vào đó,một môi trường làm việc đảm bảo an toàn sẽ giảm thiểu tai nạn lao động, tai nạnnghề nghiệp giúp các công nhân yên tâm sản xuất Ngược lại, nếu một doanhnghiệp không trang bị đủ cơ sở vật chất cho quá trình sản xuất, môi trường làm việc
Trang 17không đầy đủ thì sẽ làm cản trở, trì hoãn quá trình sản xuất, giảm sức cạnh tranhtrên thị trường.
Nguồn nhân lực
Trong một doanh nghiệp thì nguồn nhân lực có vai trò đặc biệt quan trọng
Do đó phát triển nguồn nhân lực sẽ góp phần giúp cho công ty giành thắng lợi trongquá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, trong cạnh tranh và trong quátrình quản lí doanh nghiệp Trên cơ sở đầu tư đúng hướng và có hiệu quả, doanhnghiệp sẽ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng của người lao động, tạo ra cácđộng lực khuyến khích người lao động phát huy tối đa khả năng của mình trongcông việc Đầu tư cho nguồn nhân lực là một hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp trongviệc thực hiện mục tiêu cơ bản của mình là lợi nhuận
Trong thời đại ngày nay - thời đại mà khoa học đã thực sự trở thành lựclượng sản xuất trực tiếp với sự phát triển mạnh mẽ của nhiều ngành khoa học vàcông nghệ hiện đại, với hàm lượng chất xám ngày càng chiếm tỷ lệ cao trong mỗisản phẩm làm ra, con người càng tỏ rõ vai trò quyết định của mình trong quá trìnhsản xuất và phát triển Bên cạnh các yếu tố khác trong sản xuất kinh doanh như vốn,khoa học công nghệ, nguyên vật liệu…thì yếu tố quan trọng và quyết định nhất làcon người
Chúng ta cần hiểu rõ rằng nguồn nhân lực phát huy được vai trò của nókhông phải ở ưu thế về số lượng mà là ở chất lượng Khi nguồn nhân lực có quy môlớn nhưng chất lượng thấp, năng suất lao động thấp thì lại trở thành nhân tố hạn chế
sự phát triển Chính vì vậy, vấn đề đặt ra là phải thường xuyên nâng cao chất lượngnguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu phát triển của công ty Do đó mà nhiều doanhnghiệp đặt yếu tố này lên hàng đầu và luôn luôn chú trọng để đào tạo, nâng cao chấtlượng nguồn nhân lực Trong quá trình hoạt động, từ việc lên ý tưởng, kế hoạch trêngiấy tờ đến việc trực tiếp ra sản phẩm đều do yếu tố con người tác động Các thànhviên của công ty là người sẽ quyết định doanh nghiệp có phát triển được hay không?
có những chiến lược như thế nào? có đủ sức cạnh tranh với các doanh nghiệp kháckhông?… Quan tâm tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng chính là đảmbảo cho việc giành thắng lợi trong công cuộc cạnh tranh và đảm bảo cho sự pháttriển bền vững lâu dài của công ty
Trang 18Hoạt động quản lý nhân lực của doanh nghiệp bao gồm công tác tuyển dụng,đào tạo, sử dụng, đào tạo lại, đào tạo nâng cao… Trong đó phát triển chất lượngnguồn nhân lực tập trung ở công tác đào tạo Đào tạo quyết định phẩm chất chínhtrị, năng lực quản lý, trình độ tay nghề Đào tạo của doanh nghiệp có thể lựa chọnđào tạo bên ngoài do các tổ chức chuyên về đào tạo đảm trách hay tổ chức các khoáđào tạo nội bộ Về đối tượng đào tạo, ta có ba nhóm là:
- Đào tạo lực lượng quản lý, cán bộ chuyên môn
- Đào tạo đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học công nghệ
- Đào tạo và nâng cao tay nghề cho công nhân
Có thể nói rằng lực lượng cán bộ quản lý trong doanh nghiệp không đông
về số lượng nhưng lại có tính chất quyết định đối với sự thành bại của doanhnghiệp Người quản lý trong cơ chế thị trường không chỉ thực hiện những công việcthường ngày mà còn phải năng động sáng tạo trong những tình huống khó khăn, bấtngờ Do đó đòi hỏi họ không ngừng nâng cao nhận thức, trình độ Mặt khác, sự pháttriển như vũ bão của khoa học công nghệ đòi hỏi doanh nghiệp có sự đầu tư thíchđáng cho đào tạo cán bộ nghiên cứu và ứng dụng khoa học Họ sẽ là người đem trithức mới và tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh Và để vận hànhđược máy móc thiết bị hiện đại, bắt kịp với trình độ sản xuất tiên tiến thì nâng caotay nghề của công nhân cũng là một tất yếu khách quan
Khả năng tài chính của doanh nghiệp
Tình hình tài chính doanh nghiệp ổn định là một trong những điều kiện tiênquyết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng,đồng bộ, đạt hiệu quả cao Khả năng tài chính là yếu tố quan trọng quyết định khảnăng kinh doanh cũng như là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá qui mô của doanhnghiệp Bất cứ một hoạt động đầu tư, mua sắm trang thiết bị hay phân phối, quảngcáo…đều phải được tính toán dựa trên năng lực tài chính của doanh nghiệp Mộtdoanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ có khả năng trang bị các dịch vụ tốt,đảm bảo chất lượng, hạ giá thành, tổ chức các chiến lược marketing qui mô, nângcao sức cạnh tranh
Trang 19 Khả năng tổ chức quản lý.
Điều này được thể hiện thông qua cở cấu tổ chức, tác phong làm việc của cácthành viên, mối quan hệ của các bộ phận…Một bộ máy được vận hành một cáchnhịp nhàng, thông suốt chắc chắn sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh vàngược lại Để có được sự tổ chức quản lý tốt doanh nghiệp cần phải tạo ra được quychế làm việc Các quy định về trách nhiệm và quyền lợi cho các cá nhân, mối quan
hệ giữa các bộ phận trong doanh nghiệp một cách rõ ràng và được sự nhất trí củacác thành viên trong doanh nghiệp Khả năng tổ chức quản lý còn phụ thuộc rất lớnvào khả năng của người quản lý trong doanh nghiệp Do đó, đội ngũ quản trị viênphải được đào tạo một cách có hệ thống, phù hợp với các đặc điểm của doanhnghiệp
Hiện tại, công ty đang có một bộ máy tổ chức quản lý vẫn hoạt động nhịpnhàng, năng động, kịp thời ứng phó với các tình hình, diễn biến của nền kinh tế.Đứng đầu bộ máy quản lý này là Ban lãnh đạo, tiếp đến là bốn khối trực thuộc: khốinghiệp vụ, khối kỹ thuật, khối sản xuất, khối trực thuộc đảm nhiệm các văn phòngđại diện tại Bắc, Trung, Nam Tất cả các khối, các phòng, ban, lãnh đạo đều có mộtchức năng và nhiệm vụ cụ thể, có sự điều hành từ trên xuống dưới Các hoạt độngtrong công ty luôn diễn ra khá nhịp nhàng, ăn khớp, không có sự chồng chéo vềquản lý Khi ban lãnh đạo vạch ra các định hướng phát triển và chiến lược ngắn hạn,trung hạn, dài hạn cũng như tầm nhìn cho sự phát triển của công ty; các phương ánsản xuất, kinh doanh…thì các phương án này sẽ được công bố và chỉ đạo đến cáckhối trực thuộc Các khối trực thuộc có nhiệm vụ phổ biến đến các phòng ban vàtiến hành thực hiện các chiến lược đề ra Các định hướng chiến lược và mục tiêu sảnxuất kinh doanh đề ra đều được công bố cho các thành viên trong công ty nắm rõ và
cố gắng thực hiện Nhờ đó, công ty luôn có sự thống nhất từ trên xuống dưới, cùnghướng tới mục tiêu đề ra Trong quá trình thực hiện các phương án sản xuất, cácphòng ban luôn có sự chỉ đạo sát sao và kịp thời của ban lãnh đạo Bên cạnh việcđôn đốc, nhắc nhở, công ty cũng luôn có chế độ khen thưởng và đãi ngộ hợp lý vớicác thành viên tích cực, hăng hái sản xuất Nhờ có sự hoạt động nhịp nhàng, ănkhớp của bộ máy tổ chức quản lý mà công ty đã nhiều lần vượt qua được những khókhăn trong quá khứ và đang hướng tới một mục tiêu phát triển bền vững trongtương lai
Trang 20 Marketing và hệ thống phân phối sản phẩm.
Là một công ty vừa hoạt động sản xuất vừa hoạt động kinh doanh, do đó việctạo lập hệ thống marketing và phân phối là hết sức cần thiết Tiêu thụ sản phẩm làkhâu cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh, đây cũng là giai đoạn thực hiện
bù đắp chi phí và thu lợi nhuận Nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm thể hiện ở hai mặt:
Trước hết là phải lựa chọn các kênh phân phối để sản phẩm sản xuất ra tiêuthụ nhanh chóng, hợp lý và đạt hiệu quả cao Tiêu thụ nhanh với số lượng nhiều sẽtăng nhanh vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận, thúc đẩy sản xuất kinh doanh Xâydựng một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm đòi hỏi tính toán nhiều yếu tố, phảimất nhiều năm và không dễ gì thay đổi được nó Bù lại, doanh nghiệp có một nềnmóng vững chắc để phát triển thị trường, bảo vệ thị phần của doanh nghiệp có được
Bên cạnh việc tổ chức mạng lưới bán hàng, doanh nghiệp cũng cần đẩy mạnhcác hoạt động hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, một số chính sách phục
vụ khách hàng như chính sách thanh toán, các dịch vụ trước và sau bán hàng Đây làmột hình thức cạnh tranh phi giá, gây sự chú ý và thu hút khách hàng
Công tác tổ chức tiêu thụ tốt cũng là một trong những yếu tố làm tăng uy tíncủa doanh nghiệp trên thị trường Các hoạt động giao tiếp khuyếch trương nhưquảng cáo, tham gia hội chợ, tổ chức hội nghị khách hàng… là những hình thức tốtnhất để giới thiệu về các sản phẩm và doanh nghiệp của mình từ đó giúp cho doanhnghiệp tìm ra được nhiều bạn hàng mới, mở rộng thị trường nâng cao sức cạnhtranh của doanh nghiệp Chính hệ thông này sẽ giúp cho sản phẩm của doanhnghiệp có sức cạnh tranh hơn so với các đối thủ cạnh tranh Điều này giúp doanhnghiệp giải phóng được lượng hàng tồn đọng và giải quyết nhanh chu kỳ quay vòngvốn
Để thực hiện việc tiêu thụ sản phẩm, công ty đã tạo lập hệ thống phân phốirộng khắp thông qua các đại lý, các văn phòng đại diện trên cả 3 miền Bắc, Trung,Nam, trong đó có một số khu vực tiêu thụ chính ở miền Bắc và miền Trung Cácvăn phòng đại diện này có nhiệm vụ hỗ trợ các phòng chức năng quan hệ, giao dịchvới một số đối tượng khách hàng, bạn hàng, các nhà cung cấp, cũng như các cơquan, ban ngành có liên quan đến hoạt động của công ty Hỗ trợ phòng kinh doanh,phòng tài chính công ty thu hồi công nợ, thanh quyết toán, thanh lý một số hợpđồng bán sản phẩm, dịch vụ, mua vật tư, hàng hóa Quản lý và sử dụng hiệu quả tài
Trang 21sản, trang thiết bị của văn phòng, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, chứng từ có liên quan đếncác hoạt động của văn phòng đại diện và của công ty Hỗ trợ phát triển thương hiệuFSEC, giao dịch quan hệ khách hàng tiêm năng để cung cấp thông tin cho công ty.Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu, đề nghị từ các cá nhân, đơn vị tại công
ty, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ qui định tại qui chế này và nhu cầu sản xuấtcủa công ty Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và lớn mạnh theo từng giai đoạn củamình mà công ty cần mở rộng hơn nữa các chi nhánh của mình tới các tỉnh, thànhphố trên cả nước, chú ý tới các thành phố đang có tốc độ phát triển nhanh
Quy mô sản xuất và uy tín
Một doanh nghiệp có qui mô sản xuất lớn, sản xuất càng nhiều sản phẩm thìchi phí cận biên cho sản xuất đơn vị sản phẩm tiếp theo nhỏ dần, và như vậy gíathành đơn vị sản phẩm càng hạ Quy mô của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nghiệp có quy mô lớn có thuận tiện hơncác doanh nghiệp có quy mô nhỏ trong cạnh tranh, đặc biệt khi các doanh nghiệpnày sản xuất vượt công suất
Uy tín của doanh nghiệp được hình thành từ sự tin tưởng của khách hàng vàosản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp Uy tín của một doanh nghiệp được hìnhthành sau một thời gian dài hoạt động trên thị trường và là một tài sản vô hình màdoanh nghiệp cần thiết phải biết giữ gìn và làm giàu thêm tài sản đó Chính sự tintưởng của khách hàng sẽ đem lại cho doanh nghiệp món lợi nhuận kếch xù và bảo
vệ doanh nghiệp khỏi sự tấn công của các đối thủ cạnh tranh
2 Thực trạng hoạt động đầu tư nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công
ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm
2.1 Vốn và cơ cấu nguồn vốn của công ty
Công ty Công ty Cổ Phần và Thiết Bị Thực Phẩm là một công ty cổ phần,nên nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn góp của các cổ đông và vốn đi vay Xácđịnh được tầm quan trọng của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh và cả vốncho hoạt động đầu tư phát triển nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty,công ty luôn có kế hoạch huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chếmức tối đa sự lãng phí, thất thoát vốn
Ta có bảng qui mô vốn đầu tư theo các nội dung của công ty qua các năm:
Trang 22Bảng 1: Qui mô vốn đầu tư qua các năm
Đơn vị: triệu đồng
Tổng vốn đầu tư cả năm 29.513,036 24.342,822 33.589,9
Nguồn: phòng kế toán Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Qua bảng ta nhận thấy tổng vốn đầu tư có sự thay đổi qua các năm Nguyênnhân có sự thay đổi cơ cấu giữa các nguồn vốn là do tình hình huy động và sử dụngvốn của công ty bị phụ thuộc rất lớn vào tình hình phát triển của nền kinh tế trongnước cũng như ảnh hưởng bởi sự khủng hoảng của nền kinh tế thế giới trong thờigian qua Ta thấy tổng vốn đầu tư của năm 2008 còn ít hơn so với năm 2007 là5.170,214 triệu đồng Sở dĩ có sự giảm đáng kể vốn đầu tư của năm 2008 với năm
2007 như vậy là do vào năm 2007, công ty đã đầu tư một nguồn vốn lớn vào tài sản
cố định để mở rộng phân xưởng sản xuất ( lên đến 13.379 triệu đồng) Hơn nữa, vàonăm 2008, do tình hình bất ổn của nền kinh tế chung, nên công ty cũng gặp khókhăn trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Chính vì thế chi phí cho hoạt độngđầu tư đã bị cắt giảm một phần nhằm mục đích ổn định lại tình hình tài chính củacông ty, vượt qua thời kỳ khó khăn này Tuy vậy, nhưng nhìn chung tổng vốn đầu
tư cho các khoản mục nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty vẫn tăng và có sự
Trang 23chuyển biến rõ ràng qua các năm Và tổng vốn đầu tư cao nhất là vào năm 2009, vớimức tăng 9.247,078 triệu ( tương đương với 37,98%) so với năm 2008.
Về cơ cấu vốn cho hoạt động đầu tư của công ty gồm: nguồn vốn tự có vànguồn vốn bên ngoài Nguồn vốn tự của công ty chủ yếu là vốn góp cổ phần của các
cổ đông và lợi nhuận chưa phân bổ của công ty Còn nguồn vốn bên ngoài chủ yếu
là vốn vay của các ngân hàng, tổ chức tín dụng và chiếm dụng của các đối tác Đểthấy rõ hơn cơ cấu này ta có bảng cơ cấu nguồn vốn đầu tư của công ty từ năm2007-2009
Bảng 2: Cơ cấu vốn đầu tư của công ty qua các năm
Chỉ tiêu
Lượng(triệu đồng )
Tỷ lệ(%)
Lượng(triệu đồng )
Tỷ lệ(%)
Lượng(triệu đồng )
Tỷ lệ(%)
Trang 24Ta có thể biểu hiện cơ cấu vốn đầu tư của công ty thông qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn hoạt động của công ty 100
34,6 65,4
0 10
Nguồn vốn bên ngoài
Qua bảng và qua biểu đồ ta có thể thấy cơ cấu nguồn vốn tự có trong tổngvốn đầu tư của năm 2008 nhỏ hơn cả năm 2007 và năm 2009, giảm từ 34,6% năm
2007 xuống còn 25,2% năm 2008 Nguyên nhân của việc này là do tình hình kinh tếnăm 2008 bị khủng hoảng và lạm phát nên công ty đã phải cắt giảm vốn tự có đểsan sẻ cho các hoạt động khác nhằm giảm bớt áp lực tài chính cho công ty Sangnăm 2009, khi công ty đã có quá trình hoạt động và sản xuất bình thường thì tỷ lệnguồn vốn tự có trong tổng vốn đầu tư lại quay về ổn định ở mức 30,3% Tất cảnhững sự thay đổi về cơ cấu nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư của công ty đều nhằmmục đích đảm bảo quá trình sản xuất của công ty diễn ra bình thường và nâng caonăng lực cạnh tranh của công ty so với các đối thủ trên thị trường
2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty, công ty luôn chú trọng đầu tư
có trọng điểm các vấn đến mang tính cốt lõi nhất Những yếu tố đó là những yếu tốquyết định tới sự phát triển và thành bại của một công ty Trong những năm qua,công ty luôn nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động đầu tư phát triển, nókhông chỉ đem lại cho công ty năng lực sản xuất mới, làm cho doanh thu và lợinhuận của công ty không ngừng tăng lên, mà còn làm tăng khả năng cạnh tranh củacông ty so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Do đó công ty đã coi việc đầu
tư phát triển doanh nghiệp là hoạt động đầu tư nhằm làm tăng khả năng cạnh tranh
Trang 25của công ty Dưới đây là một số lĩnh vực chủ yếu công ty chú trọng đầu tư nhằmnâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
2.2.1 Đầu tư tài sản cố định
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của sản xuất kinh doanh,công ty đã liên tục nâng cấp và đổi mới trang thiết bị làm việc Với tính chất côngviệc là sản xuất vỏ bình gas, một mặt hàng nhạy cảm về cháy nổ, công ty luôn cónhững trang thiết bị phòng cháy để đảm bảo an toàn cho công nhân Bên cạnh đó,những người trực tiếp tham gia sản xuất sẽ được phát miễn phí hàng năm cácphương tiện bảo hộ lao động như: quần, áo, găng tay, kính hàn, mũ bảo hộ…Công
ty cũng đổi mới một số dây chuyền làm việc để đảm bảo cho quá trình làm việcđược diễn ra an toàn hơn, với các tiêu chuẩn chất lượng nâng cao hơn Ngoài racông ty còn nâng cấp một số máy móc thiết bị để kiểm tra độ bền và độ an toàn củasản phẩm như: máy kiểm tra áp suất, máy kiểm tra rò rỉ, kiểm tra van…Với những
cơ sở vật chất được trang bị đó, công ty đã và đang sản xuất ra những vỏ bình gasđạt tiêu chuẩn chất lượng và có uy tín trên thị trường, có khả năng cạnh tranh vớicác doanh nghiệp khác
Chi cho hoạt động này của công ty trong 3 năm từ năm 2007 đến 2009 nhưsau:
Trang 26Bảng 3: Đầu tư tài sản cố định của công ty cổ phần thiết bị thực phẩm
Đơn vị: triệu đồng
So sánh
2009 với2008
4 Đầu tư vào tài sản cố định
5 Tổng vốn đầu tư cả năm 29.513,036 24.342,822 33.589,9 138%
6 Tỉ trọng vốn đầu tư tài sản cố
định so với tổng vốn đầu tư 45,33% 22,67% 27,85%
-Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Biểu đồ 2: Tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản cố định.
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Tổng vốn đầu tư
Đầu tư vào tài sản
cố định
Trang 27Năm 2007 công ty có tỷ lệ vốn đầu tư vào tài sản cố định trong tổng nguồnvốn cao nhất trong các năm, chiếm đến 45,33% lên đến 13.379 triệu đồng Do trongnăm 2007 công ty đã tiến hành xây dựng và hoàn thiện một phân xưởng sản xuấtmới để phục vụ cho nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.Việc xây dựng thêm một phân xưởng nữa đánh dấu sự phát triển và ngày càng mởrộng của công ty Nhờ đó, công ty có khả năng sản xuất ra nhiều sản phẩm hơn, cóthể đáp ứng được nhu cầu và đơn đặt hàng của các khách hàng mới.
Năm 2008 là năm nằm trong chiến lược hạn chế đầu tư của công ty, bởi theo
xu hướng chung của thị trường cũng như của các doanh nghiệp cùng ngành, năm
2008 là năm nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, do đó công ty chỉ tiến hành tu sửa lạimột số máy móc và cơ sở hạ tầng cần thiết, hoàn thành nốt một số công trình phụtrợ cho phân xưởng mới mà trong năm 2007 chưa thể làm xong và bàn giao Vì thếtổng vốn đầu tư vào tài sản cố định trong năm chỉ là 5.518,5 triệu đồng, chiếm22,67% trong tổng vốn đầu tư cả năm
Năm 2009, tổng vốn đầu tư vào tài sản cố định của công ty là 9.356,6 triệuđồng, chiếm 27,85% trong tổng vốn đầu tư cả năm Tình hình sản xuất của công ty
đã đi vào ổn định và việc kinh doanh của công ty diễn ra rất thuận lợi, công ty nhậnđược một số lượng lớn đơn đặt hàng của các khách hàng nên công ty đã tập trungvào nguồn lực vào việc hoàn thành chỉ tiêu sản xuất để giao hàng đúng hẹn Do đó,trong năm 2009, ngoài việc bảo dưỡng và tu sửa định kỳ, công ty đã đầu tư xâydựng cải thiện và nâng cấp một số kho bãi để thuận tiện cho việc bốc dỡ hàng hóa.Bên cạnh đó, công ty là tiếp tục công tác đầu tư để hoàn thiện và đồng bộ hệ thốngmáy móc thiết bị sản xuất các sản phẩm (thiết bị nghiền và trộn bột chữa cháy, thiết
bị nạp khí CO2), tiến hành sửa chữa các máy móc thiết bị hiện tại (hệ thống máyCNC), tiến hành công tác bảo dưỡng định kỳ máy móc thiết bị, bổ sung một số máymóc thiết bị có nguy cơ hỏng hóc (máy phun bi, máy hàn) để đảm bảo cho quá trìnhsản xuất diễn ra liên tục và đảm bảo an toàn lao động
Công ty ngày càng phát triển thì quá trình tích lũy xây dựng và hoàn thiện cơ
sở hạ tầng của công ty ngày một khang trang, đáp ứng tiêu chuẩn kho bãi, bảo quảntốt trang thiết bị máy móc do đó hàng hóa của công ty luôn đáp ứng đầy đủ chấtlượng, độ chuẩn xác cao nên luôn được khách hàng tin tưởng và chọn mua sảnphẩm nhiều nhất so với các doanh nghiệp cùng ngành
Trang 282.2.2 Đầu tư bổ sung hàng tồn trữ
Hàng tồn trữ của doanh nghiệp là toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm,chi tiết, phụ tùng, thành phẩm được tồn trữ trong doanh nghiệp Đối với Công Ty
Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm, các mặt hàng tồn trữ chính của doanh nghiệp là: cácsản phẩm vỏ bình gas sản xuất ra chưa tiêu thụ, các vỏ bình gas cũ chờ được phụchồi, các bán thành phẩm là các vỏ bình gas chưa được sơn và lắp van, các phụ kiện,linh kiện máy móc thiết bị do công ty tự sản xuất để phục vụ quá trình sản xuất Cácnguyên vật liệu tồn trữ gồm: thép nguyên liệu nhập khẩu của Nhật Bản (công tyJFE, Nippon Steel) và Trung Quốc (công ty Baosteel), van an toàn, sơn, niken
Trước đây, người ta ít coi trọng đến đầu tư hàng tồn trữ và coi đây như làmột hiện tượng bất thường, không đưa lại kết quả như mong muốn của doanhnghiệp Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động của doanh nghiệp cho thấy rằngviệc đầu tư hàng tồn trừ là cần thiết, bởi hai lý do cơ bản sau:
Thứ nhất, nếu doanh nghiệp có thể dự đoán hay khẳng định giá cả sẽ tănghoặc giảm trong tương lai thì sẽ điều chỉnh lượng hàng tồn trữ cho phù hợp Ví dụdoanh nghiệp có thể dự trữ hàng thành phẩm không bán với hy vọng sẽ bán đượcgiá cao hơn trong tương lai gần
Thứ hai, các doanh nghiệp có ý định giữ lại hàng dự trữ là do nhiều quá trìnhsản xuất cần có thời gian để hoàn tất Một số hàng dự trữ có vai trò là khâu trunggian của các đầu tư vào trước khi chúng trở thành sản phẩm Nhưng còn một sốđộng cơ khác nữa là để đề phòng nhu cầu về sản phẩm của doanh nghiệp bất ngờtăng lên Do không thể thay đổi công suất nhà máy một cách nhanh chóng, doanhnghiệp có thể phải chi trả một khoản lớn cho việc làm ngoài giờ nếu doanh nghiệpmuốn đáp ứng được đơn đặt hàng tăng vọt, do vậy có thể sẽ ít tốn kém hơn nếu giữmột lượng hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu tăng đột ngột đó Tương tự, khi có suythoái tạm thời, việc tiếp tục sản xuất và tích trữ một số hàng không bán được có thể
rẻ hơn là phải những khoản trợ cấp tốn kém trả cho số lao động dôi thừa với mụcđích giảm bớt lực lượng lao động và cắt giảm sản xuất
Ngoài hai lý do trên thì đầu tư hàng dự trữ còn có tác dụng điều hoà sản xuất,đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục, hợp lý, hiệu quả
Trang 29Bảng 4: Tình hình đầu tư bổ sung hàng tồn trữ qua các năm của công ty
Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Biểu đồ 3: Tỉ trọng vốn đầu tư bổ sung hàng tồn trữ
Qua bảng và biểu đồ ta thấy, năm 2008, công ty có tỷ trọng hàng tồn trữ caonhất trong 3 năm, chiếm đến 73,94% trong tổng vốn đầu tư Lí do là trong năm
2008, việc sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm của công ty gặp nhiều khó
Trang 30khăn, do đó lượng hàng tồn kho của công ty lớn Quá trình tiêu thụ sản phẩm chậmcùng với việc khách hàng trì hoãn việc thanh toán nên công ty đã gặp nhiều sức ép
về việc giải quyết hàng tồn kho để quay vòng vốn cho sản xuất
Năm 2009, công ty cũng có tỷ trọng hàng tồn trữ khá cao, chiếm đến 69,19%trong tổng vốn đầu tư Đó là do trong năm 2009, nền kinh tế đi vào ổn định, nhu cầugas của người dân tăng đột biến khiến số lượng đơn đặt hàng của công ty tăng lênnhanh chóng Để phục vụ cho việc sản xuất được diễn ra liên tục và thuận lợi, công
ty phải nhập về một số lượng lớn thép nguyên liệu và các phụ kiện khác để phục vụsản xuất Thêm vào đó, số lượng sản phẩm làm ra nhanh nhưng chưa kịp giao chokhách hàng nên vẫn tồn lưu trong kho chứa đã làm tăng tỉ trọng hàng tồn trữ củacông ty
2.2.3 Đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học và công nghệ
Trong môi trường kinh doanh các nhân tố về khoa học công nghệ đóng vaitrò ngày càng quan trọng Nhất là trong thời đại ngày nay khi mà khoa học côngnghệ trên thế giới có sự phát triển mạnh mẽ Nó đóng vai trò quan trọng đến khảnăng cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp Mặc dù công ty đã có một hệ thống sản xuấtkhá đồng bộ và hoàn chỉnh để phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm chính của công
ty là vỏ bình gas, nhưng công ty vẫn tiếp tục đầu tư nghiên cứu triển khai khoa họccông nghệ trong lĩnh vực sản xuất bình cứu hỏa, các phương tiện phòng cháy chữacháy, bình chứa không hàn, đó là những mặt hàng có tiềm năng phát triển trongtương lai Tình hình đầu tư cho việc nghiên cứu khoa học công nghệ của công tyđược thể hiện qua bảng sau:
Trang 31Bảng 5: Tình hình đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ
Đơn vị: Triệu đồng
Đầu tư nghiên cứu triển khai
Tổng vốn đầu tư 29.513,036 24.342,822 33.589,9
Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm.
Biểu đồ 4: Tỷ trọng vốn đầu tư nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ
so với tổng vốn đầu tư.
Trong năm 2008, công ty đang có kế hoạch nghiên cứu và phát triển côngnghệ sản xuất bột BC/ABC, hoàn thiện và đưa dây chuyền sản xuất bột cứu hỏa vànạp khí CO2 vào khai thác Việc này sẽ giúp công ty chủ động nguồn nguyên liệu vàtăng sức cạnh tranh trên thị trường đối với sản phẩm bình cứu hỏa và bình chứakhông hàn Nhưng do trong năm 2008, tình hình tài chính của công ty không được
Trang 32thuận lợi do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, công ty đã chú trọng và tậptrung vào sản xuất mặt hàng vỏ bình gas nên không tập trung nhiều vào sản xuấtbình cứu hỏa và bình chứa không hàn Do đó quá trình nghiên cứu công nghệ nàyvẫn chưa hoàn tất và đưa vào ứng dụng được trong năm 2008
Sang năm 2009, công ty vẫn tiếp tục quá trình nghiên cứu để hoàn thiện côngnghệ nói trên Nhưng do các đơn đặt hàng của công ty trong năm 2009 vẫn chủ yếu
là mặt hàng vỏ bình gas với số lượng lớn, nên công ty đã phải tạm thời gác việc sảnxuất bình cứu hỏa, bình chứa không hàn để tập trung nhân lực, nguồn lực cho việcsản xuất sản phẩm chính là vỏ bình gas
Bên cạnh đó, công ty còn tập trung nghiên cứu, khảo sát thị trường, xác lậpphương án sản xuất sản phẩm mới, có định hướng đầu tư chuyển đổi sản phẩm bìnhgas bằng kim loại sang bình chứa gas, chứa khí bằng vật liệu phi kim loại đang có
xu hướng phát triển
2.2.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực
Nhận biết được tầm quan trọng của yếu tố này, nên trong thời gian qua công
ty luôn chú trọng tới việc nâng cao và phát triển nguồn nhân lực Chất lượng độingũ cán bộ của công ty ngày càng được nâng cao với những nhân viên mới có trình
độ đại học và trên đại học Công ty luôn quan tâm và mở những lớp nâng cao taynghề cho công nhân, nhất là các lớp hướng dẫn sử dụng các máy móc tiên tiến trongsản xuất để đảm bảo mức độ hỏng hóc là ít nhất Việc đào tạo cho nhân viên những
kỹ năng hoặc kiến thức mới không chỉ giúp họ hoàn thành công việc nhanh chóng
và hiệu quả hơn mà còn nâng cao mức độ thỏa mãn của họ trong công việc và cóđộng lực để tự gia tăng hiệu suất làm việc Các nhân viên được đào tạo để làm tốtcông việc, họ sẽ có thái độ tự tin, làm việc một cách độc lập và chủ động hơn
Chính vì lí do đó mà đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng là một vấn đề rấtđược quan tâm trong các nội dung đầu tư của công ty
Trang 33Bảng 6: Chi phí đào tạo nguồn nhân lực của công ty trong thời gian qua
Đơn vị: Triệu đồng
Tốc độ tăng liên hoàn
Tỷ trọng so với tổng
Nguồn: Báo cáo tài chính các năm của công ty
Tuy nhiên, ta có thể thấy, tỷ trọng đầu tư cho việc phát triển nguồn nhân lực
so với tổng vốn đầu tư là thấp Lý do là công ty mới chỉ đầu tư một số khóa họcnâng cao năng lực điều hành quản lý cho một số cán bộ chủ chốt và một số khóahọc về vận hành máy cho một số công nhân đứng máy chính Còn lại phần lớn laođộng của công ty là lao động phổ thông, việc nâng cao tay nghề chủ yếu được thôngqua các buổi truyền đạt kinh nghiệm của các công nhân lành nghề và nỗ lực của bảnthân người lao động, do đó chi phí đầu tư cho hoạt động này không phải là cao
Với quá trình đầu tư này chất lượng cán bộ công nhân viên của công ty tăng
dần qua các năm Nhờ những khóa đào tạo nâng cao tay nghề mà trình độ sản xuất
của công nhân ngày càng được cải thiện và đồng đều Bên cạnh đó, số lượng cáccán bộ công nhân viên có trình độ của công ty cũng tăng dần qua các năm, sộ lượngcán bộ có trình độ đại học và trên đại học ngày càng nhiều hơn
Trang 34Bảng 7: Chất lượng cán bộ nhân viên
Bên cạnh việc tổ chức các khóa học cho cán bộ, công nhân viên, xét trên góc
độ phát triển nguồn nhân lực thì việc trả lương đúng và đủ cho người lao động cũngđược coi là một hoạt động đầu tư phát triển Đây cũng là một nội dung đầu tư đượccông ty luôn quan tâm chú trọng Việc trả lương đều đặn hàng tháng và mức lươngxứng đáng với những đóng góp của các cá nhân cho công ty khiến toàn thể cán bộ
và nhân viên trong công ty rất yên tâm và cố gắng hết mình trong quá trình côngtác
Bảng 8: Tổng quỹ lương và thu nhập bình quân hàng tháng
Thu nhập bình quân hàng
Nguồn: phòng kế toán công ty Công Ty Cổ Phần Thiết Bị Thực Phẩm