Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 90 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
90
Dung lượng
1,42 MB
Nội dung
1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tàiQuảntrịnguồnnhânlực là một lĩnh vực đặc biệt quan trọng, vì “mọi quảntrị suy cho cùng cũng là quảntrị con người”. Thật vậy, quảntrịnguồnnhânlựccó mặt trong bất kỳ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào, có mặt ở tất cả các phòng ban, các đơn vị. So với các yếu tố khác của quá trình sản xuất thì quảntrịnguồnnhânlực là vấn đề khó khăn phức tạp hơn nhiều vì mỗi con người có năng lực, kỹ năng, động cơ làm việc, hoàn cảnh sống …khác nhau, đòi hỏi quảntrị con người phải có tính khoa học và nghệ thuật. Ngày nay, với xu thế toàn cầu hóa và tính chất cạnh tranh ngày càng khốc liệt, con người đang được coi là nguồntài sản vô giá và là yếu tố cơ bản nhất quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để đứng vững trong môi trường cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ có chất lượng về năng lực, phẩm chất, trình độ chuyên môn để đáp ứng với tình hình của doanh nghiệp cũng như theo kịp với tiến bộ và trình độ khoa học – kỹ thuật của thế giới. Trường hợp của CôngtyCổphầnThiếtBịĐiện cũng không nằm ngoài ngoại lệ này. Là Côngty chuyên sản xuất và cung cấp sản phẩm máy biến áp các loại với trang thiếtbị khá hiện đại nên đòi hỏi doanh nghiệp cần có một đội ngũ nhânlựccó trình độ công nghệ cao. Do đó, nhu cầu hoànthiệncôngtácquản lý nguồnnhân sự nhằm thích ứng với tính chất sản xuất, tình hình hoạt động và sự nâng cao năng lực cạnh tranh của Côngty hiện nay là rất lớn. Nhận thấy được tầm quan trọng và sự cần thiết của côngtácquảntrịnguồnnhânlực trong một tổ chức, doanh nghiệp và cùng với sự cộngtác của đồng nghiệp trực tiếp làm việc tại doanh nghiệp, đã cung cấp cho tôi tư liệu tương đối đầy đủ, từ đó giúp tôicó thể tìm hiểu, nghiên cứu và đánh giá được ưu điểm, hạn chế về côngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCông ty, do đó tôi đã lựa chọn đề tài: “ GiảipháphoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBịĐiệntớinăm 2020” để làm đề tài nghiên cứu của mình. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về nhânlực và quảntrịnguồnnhânlựctạiCông ty. - Phân tích, đánh giá thực trạng côngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngty trong các năm qua. - Đề xuất định hướng và một số giảipháp cụ thể nhằm hoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhân lực, giúp cho Côngtycó được đội ngũ lao động chất lượng cao trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề về côngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBị Điện. - Phạm vi nghiên cứu: + Về không gian: TạiCôngtyCổphầnThiếtBị Điện. + Về thời gian: Số liệu tác giả khảo sát nghiên cứu qua các năm 2009, 2010, 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu tại bàn: bằng cách nghiên cứu lý thuyết về quảntrịnguồnnhânlực làm cơ sở lý luận cho đề tài, đồng thời từ những số liệu đã thu thập được tạiCôngty trong các năm, tác giả tiến hành thống kê, phân tích các số liệu thực tế, từ đó rút ra kết luận về hoạt động quảntrịnguồnnhânlựctạiCông ty. - Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này thu thập số liệu bằng bảng câu hỏi. - Đối tượng điều tra: CB-CNV trong Công ty. - Phương pháp phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn được sử dụng để thu thập thông tin về môi trường, các chính sách và giảipháphoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBị Điện, phỏng vấn tập trung vào các đối tượng: Ban giám đốc Công ty, Trưởng, Phó các phòng ban Công ty. - Trên cơ sở lý luận của tác giả Trần Kim Dung, và số liệu thực tế tạiCông ty, để có thêm thông tin khách quantác giả xây dựng bảng câu hỏi về côngtácquảntrị 3 nguồnnhânlực xung quanh các vấn đề: hoạch định, phân tích công việc, tuyển dụng, đào tạo và phát triển, đánh giá kết quả thực hiện công việc, tiền lương và đãi ngộ, quan hệ lao động. Trong đó tác giả khảo sát 100 CB-CNV ở các bộ phận phòng ban trong Côngty với 4 nội dung: đào tạo và phát triển, tiền lương và đãi ngộ, quan hệ lao động, đánh giá kết quả thực hiện công việc. Riêng các nội dung còn lại vì là côngtácquản lý dành cho những quảntrị cấp trung, cao nên tác giả lấy ý kiến của các chuyên gia (Ban giám đốc, Trưởng phó các bộ phận, cán bộ có kinh nghiệm lâu năm từ 10 năm trở lên ). - Phương pháp xử lý số liệu: Phần mềm Excel. 5. Những đóng góp của đề tàiTác giả đã nhận định, phân tích thực trạng về côngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCông ty, từ đó tác giả đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của Côngty và đề xuất giảipháp và kiến nghị nhằm hoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBị Điện. Những điểm hạn chế của đề tài: Do thời gian tiếp cận thực tế tạiCôngty không nhiều nên không tránh khỏi những sai sót trong việc phân tích và đưa ra giảipháp đề xuất hoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhânlực cho Công ty. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần lời mở đầu, phần kết luận, kiến nghị và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về côngtácquảntrịnguồnnhânlực Chương 2: Thực trạng côngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBị Điện. Chương 3: Một số giảipháphoànthiệncôngtácquảntrịnguồnnhânlựctạiCôngtyCổphầnThiếtBịĐiệntớinăm2020. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNGTÁCQUẢNTRỊNGUỒNNHÂNLỰC 1.1 KHÁI NIỆM, VAI TRÒ, CHỨC NĂNG QUẢNTRỊNGUỒNNHÂNLỰC 1.1.1 Khái niệm Tổ chức nào cũng được tạo thành bởi các thành viên là con người hay nguồnnhânlực của nó. Nguồnnhânlực của doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở các cá nhâncó vai trò khác nhau và được liên kết với nhau theo những mục tiêu nhất định. Theo định nghĩa của Liên Hiệp Quốc, nguồnnhânlực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ cuộc sống con người hiện có thực tế hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội trong một cộng đồng. Nguồnnhânlực của mỗi con người bao gồm thể lực và trí lực, khả năng của các giác quan bao gồm cả khả năng tiềm tàng về trí lực, năng khiếu cũng như quan điểm, niềm tin, nhân cách. Khái niệm quảntrịnguồnnhânlựccó thể được trình bày ở nhiều giác độ khác nhau. Quảntrịnguồnnhânlực bao gồm việc hoạch định, tổ chức, chỉ huy và kiểm soát các hoạt động nhằm thu hút, sử dụng và phát triển con người để có thể đạt được các mục tiêu của tổ chức. Đi sâu vào việc làm của quảntrịnguồnnhân lực, còn có thể hiểu quảntrịnguồnnhânlực là việc tuyển mộ, tuyển chọn, duy trì, phát triển, sử dụng, động viên và cung cấp tiện nghi cho nhânlực thông qua tổ chức của nó. Dù ở giác độ nào thì quảntrịnguồnnhânlực vẫn là hoạt động của một tổ chức để thu hút, xây dựng, phát triển, sử dụng, đánh giá, bảo toàn và giữ gìn một lực lượng lao động phù hợp với yêu cầu công việc của tổ chức cả về mặt số lượng và chất lượng. Đối tượng của quảntrịnguồnnhânlực là người lao động với tư cách là những cá nhân cán bộ, côngnhân viên trong tổ chức và các vấn đề có liên quan đến họ như công việc và các quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong tổ chức. 5 Thực chất của quảntrịnguồnnhânlực là côngtácquản lý con người trong phạm vi nội bộ tổ chức, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao động. Nói cách khác, quảntrịnguồnnhânlực chịu trách nhiệm về việc đưa con người vào doanh nghiệp giúp cho họ thực hiện công việc, thù lao cho sức lao động của họ và giải quyết các vấn đề phát sinh. Quảntrịnguồnnhânlực là một loạt những quyết định tổng hợp hình thành nên mối quan hệ về việc làm. Chất lượng của những quyết định đó góp phần trực tiếp vào khả năng của tổ chức và của các côngnhân viên đạt được những mục tiêu của mình. Quảntrịnguồnnhânlực là hệ thống các triết lý, chính sách và hoạt động chức năng về thu hút, đào tạo – phát triển và duy trì con người của một tổ chức nhằm đạt được kết quả tối ưu cho cả tổ chức lẫn nhân viên. 1.1.2 Vai trò của quảntrịnguồnnhânlực - Giai đoạn từ năm 1950-1960 người ta coi sản xuất là lợi thế cạnh tranh - Giai đoạn từ năm 1960-1970 thì tài chính được coi là yếu tố quyết định đến cạnh tranh - Giai đoạn từ năm 1970-1980 hoạt động Marketing là trọng tâm - Giai đoạn từ năm 1980-1990 Công nghệ thông tin giữ vai trò quan trọng - Giai đoạn từ năm 1990-nay, QTNNL hay yếu tố con người được coi là yếu tố quyết định đem lại lợi thế cạnh tranh. Ngày nay các hoạt động của QTNNL phong phú và đa dạng nhằm tối ưu hóa các quá trình quảntrị con người. Những đặc điểm của các tổ chức có hiệu quả có thể bao gồm khả năng sinh lời, lợi nhuận trên vốn đầu tư, thị phần, mức tăng trưởng, khả năng thích ứng và đổi mới, và có thể là cả mục tiêu tối thượng là: sống sót. Có thể nói rằng: một tổ chức hoạt động có hiệu quả, nếu nó cung cấp cho người tiêu dùng những dịch vụ và sản phẩm mong muốn một cách kịp thời với giá cả phải chăng và chất lượng hợp lý. Như vậy, hiệu quả là khả năng xác định các mục tiêu thích hợp. 6 Hiệu quả hoạt động của tổ chức phụ thuộc nhiều vào hiệu suất khi thực hiện công việc. Các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra bằng cách kết hợp các nguồntài nguyên và cung cấp giá trị gia tăng cho khách hàng. Nếu ta cho rằng tất cả các nguồntài nguyên của tổ chức như nguyên vật liệu, các dữ liệu, công nghệ, vốn và nguồnnhânlực – như là đầu vào và các sản phẩm cũng như dịch vụ được tạo ra như đầu ra, thì các tổ chức đều tìm cách tăng tối đa đầu ra đồng thời giảm đến mức tối thiểu đầu vào. Như vậy, hiệu suất được hiểu như là mối quan hệ giữa các đầu vào và đầu ra để tìm cách giảm thiểu các chi phí về nguồn lực. Những quyết định nhân sự sẽ giúp tổ chức quản lý hiệu suất của các nhân viên của mình. Bởi vì các nhân viên này lại ra các quyết định về quản lý tất cả những nguồntài nguyên khác, nên hiệu suất của nhân sự là một nhân tố quan trọng quyết định hiệu suất của tổ chức. - Mục tiêu cơ bản của bất kỳ tổ chức nào là sử dụng một cách có hiệu quả nguồnnhânlực để đạt được mục tiêu của tổ chức đó, quảntrịnguồnnhânlực nhằm cũng cố và duy trì đầy đủ số lượng và chất lượng lao động cần thiết cho doanh nghiệp để đạt mục tiêu đề ra. Quảntrịnguồnnhânlực giúp tìm kiếm và phát triển những hình thức, những phương pháp tốt nhất để người lao động có thể đóng góp nhiều sức lực cho việc đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp, đồng thời cũng tạo cơ hội để phát triển không ngừng chính bản thân người lao động. Không một hoạt động nào của doanh nghiệp mang lại hiệu quả nếu thiếu nhân sự, quảntrịnguồnnhânlực là bộ phận cấu thành và không thể thiếu của quảntrị kinh doanh, quảntrịnguồnnhânlực thường là nguyên nhân của thành công hay thất bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh. - Sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực: vốn, cơ sở vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật, người lao động, các yếu tố này có mối quan hệ mật thiết với nhau và tác động lại với nhau. Trong đó nguồn tiềm năng của con người là quyết định nhất. - Xuất phát từ vai trò của yếu tố con người trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, ở đó người lao động là yếu tố cấu tạo lên tổ chức. Bởi vậy mà nguồnnhânlực là một nguồn vốn quý giá. 7 1.1.3 Chức năng của quảntrịnguồnnhânlực Hoạt động quảntrịnguồnnhânlực liên quan đến tất cả các vấn đề về quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân viên nhằm đạt được hiệu quả cao cho cả tổ chức lẫn nhân viên. Do đó, có thể phân chia các hoạt động chủ yếu của quảntrịnguồnnhânlực theo các nhóm chức năng sau: Nhóm chức năng thu hút nguồnnhân lực: Để có thể tuyển được đúng người cho đúng việc, trước hết doanh nghiệp cần căn cứ vào kế hoạch sản xuất, kinh doanh và thực trạng sử dụng nhân viên trong doanh nghiệp nhằm xác định được những công việc nào cần tuyển thêm người. Nhóm chức năng thu hút nguồnnhânlực bao gồm các hoạt động như: Dự báo và hoạch định nguồnnhân lực, phân tích công việc, phỏng vấn, trắc nghiệm, thu thập, lưu trữ và xử lý các thông tin về nguồnnhânlực của doanh nghiệp. Nhóm chức năng đào tạo, phát triển: Nhóm chức năng này chú trọng việc nâng cao năng lực của nhân viên, đảm bảo cho nhân viên trong doanh nghiệp có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết để hoàn thành tốt công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nhóm chức năng này bao gồm các hoạt động như: Hướng nghiệp, huấn luyện, đào tạo kỹ năng thực hành cho công nhân, bồi dưỡng nâng cao trình độ lành nghề và cập nhật kiến thức quản lý, kỹ thuật công nghệ cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Nhóm chức năng duy trì và sử dụng nguồnnhân lực: Nhóm chức năng này chú trọng đến việc duy trì và sử dụng có hiệu quả nguồnnhânlực trong doanh nghiệp. Nhóm chức năng này gồm hai chức năng nhỏ hơn là kích thích và động viên nhân viên, và duy trì phát triển các mối quan hệ lao động tốt đẹp trong doanh nghiệp. 8 1.2 NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA CÔNGTÁCQUẢNTRỊNGUỒNNHÂNLỰC TRONG DOANH NGHIỆP 1.2.1 Hoạch định nguồnnhânlực Hoạch định nguồnnhânlực là quá trình nghiên cứu, xác định nhu cầu nguồnnhân lực, đưa ra các chính sách và thực hiện các chương trình, hoạt động đảm bảo cho doanh nghiệp có đủ số lượng lao động cần thiết với các phẩm chất, kỹ năng phù hợp để thực hiện công việc có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao. Quá trình hoạch định nguồnnhânlực cần được thực hiện trong mối liên hệ mật thiết với quá trình hoạch định và thực hiện các chiến lược và chính sách kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình hoạch định được thực hiện theo các bước sau: Hình 1.1 Quá trình hoạch định nguồnnhânlực “Nguồn: Trần Kim Dung (2011), Quảntrịnguồnnhân lực, NXB tổng hợp TP.Hồ Chí Minh”[7], [2], trang 44. Dự báo/phân tích công việc Phân tích hiện trạng quảntrịnguồnnhânlực Dự báo/xác định nhu cầu nhânlựcPhân tích cung cầu, khả năng điều chỉnh Chính sách Kế hoạch, chương trình Thực hiện: Thu hút - Đào tạo và phát triển - Trả công và kích thích- Quan hệ lao động Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện Phân tích môi trường, xác định mục tiêu, lựa chọn chiến lược 9 1.2.2 Phân tích công việc Phân tích công việc là quá trình nghiên cứu nội dung công việc nhằm xác định điều kiện tiến hành, các nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn khi thực hiện công việc và các phẩm chất, kỹ năng nhân viên cần thiết phải có để thực hiện tốt công việc. Khi phân tích công việc cần phải xây dựng được hai tài liệu cơ bản là bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc. Hình 1.2 Mô tả phân tích công việc “Nguồn: Trần Kim Dung (2011), Quảntrịnguồnnhân lực, NXB tổng hợp TP.Hồ Chí Minh”[7], [3], trang 72 Ý nghĩa của phân tích công việc: - Phân tích công việc cung cấp các thông tin về những yêu cầu, đặc điểm của công việc như các hành động nào cần được tiến hành thực hiện, thực hiện như thế nào và tại sao, các loại máy móc, trang thiết bị, dụng cụ nào cần thiết khi thực hiện công việc, các mối quan hệ với cấp trên và với đồng nghiệp trong thực hiện công việc. - Từ phân tích công việc cho phép xác định nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động nhằm giúp cho họ có đủ khả năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. - Phân tích công việc cho phép đánh giá những yếu tố có hại cho sức khỏe, tạo cơ sở xác định các điều kiện cần thiết để khắc phục, loại trừ những ảnh hưởng có hại, cung cấp trang thiếtbị bảo hộ lao động cần thiết cho người lao động. Tuyển dụng, chọn lựa Đào tạo, huấn luyện Đánh giá nhân viên Xác định giá trịcông việc Trả công, khen thưởng Phân tích công việc Bảng mô tả công việc Bảng tiêu chuẩn công việc 10 - Phân tích công việc tạo ra các thông tin cơ sở không thể thiếu để tính toán thù lao lao động, hiệu quả công việc, thành tích của người lao động khi thực hiện công việc. 1.2.3 Quá trình tuyển dụng nhân sự Tuyển dụng lao động đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong côngtácquảntrịnhânlực cũng như trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Trong tuyển dụng lao động cần phải làm tốt yêu cầu tuyển dụng, phải gắn với mục tiêu xuất phát từ kế hoạch lao động của người tuyển dụng. - Cần phải tuyển chọn được những người phù hợp với công việc cả về chuyên môn nghiệp vụ, tư cách đạo đức, sở thích, cá tính của người lao động, yêu thích công việc mình làm. - Quá trình tuyển dụng lao động sẽ giúp cho tổ chức tránh được những rủi ro, khi tuyển người không đúng việc sẽ gặp những khó khăn trong hoạt động tổ chức kinh doanh. Từ đó là điều kiện thực hiện có hiệu quả trong các hoạt động quản lý nguồnlực khác. - Côngtácquảntrịnhânlực được tiến hành qua các bước: + Dự báo và xác định nhu cầu tuyển dụng. + Phân tích những công việc cần người, đưa ra các tiêu chuẩn tuyển chọn. + Xác định tiềm năng, nguồn cung ứng nhân sự. + Tiến hành các bước tuyển chọn + Tiếp nhận người tuyển chọn. - Việc tuyển dụng nhânlực của doanh nghiệp dựa vào 2 nguồn, nguồn bên trong và nguồn bên ngoài. + Nguồn bên trong: Là những người đang làm trong doanh nghiệp nhưng muốn thuyên chuyển hoặc đề bạt vào những vị trícôngtác mới, để nắm rõ được nguồn nội bộ, các nhà quảntrị phải lập hồ sơ nhân sự, hồ sơ phát triển nhân sự, sắp xếp loại nhân sự, thông tin về mỗi nhân viên được thu thập, cập nhật dưới dạng các bảng tóm tắt và lưu trữ trong hồ sơ. Đó là các dữ liệu về trình độ học vấn, sở thích