Không chỉ là hiện thân của tinh thần dân tộc, Người và tư tưởĩig của Người còn là hiện thân sinh động, là niềm tin cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế g
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIẠ.HÀ.NÔÌ „
ĐAI H Ọ C Q U O C G IA HÀ NỘ' TRUNG TÂM ĨH Ổ N G TIN ĨHƯ VIÊN
or/coĩxỉ
HÀ NỘI, THÁNG 7 NÁM 2006
Trang 2MỤC LỤC
PHẦNI MỞ ĐẦU 3
1 Đặt vấn đề 3
2 Ý nghĩa khoa học của đề tà i 5
3 Mục tiêu nghiên cứu .6
4 Phương pháp nghiên cứu 6
4.1 Cơ sở phương pháp luận 6
4.2 Các phương pháp cụ thể .7
5 Các khái niệm cơ s ở 7
5.1 Tư duy xã hội h ọ c 7
5.2 Tổ chức xã h ộ i 11
5.3 Xã hội hoá cá nhân 17
PHẦN II NỘI D U N G 2 4 Chương 1 Quá trình hình thành tư duy xã hội học của Chủ tịch Hổ Chí M inh 24
Chương 2 Tư duy XHH của Chủ tịch Hổ Chí Minh về tổ chức xã hội 33
2.1 Tư duy của Chủ tịch Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa tổ chức và xã hội 33
2.1.1 Vai trò của tổ chức xã hội đối với sự phát triển của xã hội 34
2.1.2 Tính quyết định của xã hội với tổ chức 42
2.2 Tư duy của chủ tịch Hổ Chủ tịch về cấu trúc và các nguyên tắc cấu trúc, hoạt động của tổ chức 61
2.2.1 Về cấu trúc của tổ chức 61
2.2.2 Các nguyên tắc cơ bản cho cấu trúc và hoạt động của tổ chức 66
- Vấn đề đoàn kết trong tổ chức 66
- Nguyên tắc tập trung dân chủ 71
- Nguyên tắc tự phê bình và phê bình 77
2.2.3 Hồ Chí Minh với vấn đề cán bộ trong tổ chức 86
1
Trang 3- Vai trò của cán bộ trong tổ chức 87
- Nhũng yêu cầu với người cán bộ 90
- Tuyển chọn và sử dụng cán bộ 99
Chương 3 Tư duy XHH của Chủ tịch Hồ Chí Minh về quá trình xã hội hoá 105
3.1 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bản chất của xã hội hoá cá nhân 105
3.1.1 Về cá nhân con người và nội dung của khái niệm xã hội hoá 105
3.1.2 Các đặc trưng của quá trình xã hội hoá 114
3.2 Các giai đoạn của quá trình xã hội hoá 121
3.3 Các môi trường xã hội hoá 133
K Ế T LUẬN V À K IẾN NGHỊ 1 3 9 Tài liệu tham khảo 147
2
Trang 4PHĂN I MỞ ĐẦU
1) ĐẶT VẤN ĐỂ
Trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc
ta, thời kỳ nào cũng có những anh hùng, hào kiệt làm rạng rỡ non sông đất nước Chủ tịch Hồ Chí Minh là một trong những vị anh hùng lớn nhất trong lịch sử đấu tranh giành độc lập tự do của dân tộc Không những chỉ là một anh hùng, một lãnh tụ kiột suất của dân tộc, Người còn là một nhà tư tưởng lớn, một hiện thân sáng ngời về đạo đức cách mạng, một nhà văn hoá lớn
Khi nhận xét về Người, TS A Met, giám đốc UNESCO khu vực châu Á Thái Bình Dương đã viết: “Chỉ có ít nhân vật trong lịch sử trở thành một bộ phận của huyền thoại ngay khi còn sống và rõ ràng Hồ Chí Minh là một trong số đó Người sẽ được ghi nhớ không phải chỉ ỉà người giải phóng cho tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là một nhà hiền triết hiện đại mang lại một viễn cảnh và hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để loại bỏ bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất” (Theo Đinh Xuân Lâm - Bùi Đình Phụng, 2001, v ề danh nhân văn hoá Hổ Chí Minh, tr 8) Trong suốt cuộc đòi hoạt động của minh, Người đã để lại cho nhân dân ta và nhân loại một kho tri thức lớn, một di sản tinh thần vô giá: tư tưởng Hổ Chí Minh
Biết kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống của dân tộc với tinh hoa của nhân loại, giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với chủ nghĩa Mác-Lê nin, Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, đưa cách mạng Việt Nam đi
từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nước ta đã trở thành một quốc gia độc lập, có uy tín và vị thế ngày càng cao trên trường quốc tế Nhân dân ta từ thân phận tôi đòi, nô lệ, đã bước lên làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình Đất nước ta từ một nền kinh tế nghèo nàn, lạc hậu đã, đang bước vào xây dựng nền kinh tế phát triển với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa Tư tưởng của Người, mơ ước của Người ngày càng được hiện
3
Trang 5thực hoá trẽn đất nước ta Không chỉ là hiện thân của tinh thần dân tộc, Người và tư tưởĩig của Người còn là hiện thân sinh động, là niềm tin cho cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc bị áp bức trên toàn thế giơí.
Là một bộ phận cấu thành trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, tư duy của Người về các chiều cạnh khác nhau trong đời sống của xã hội, của cộng đổng, của con người cũng đã đang được hiện thực hoá Điểu đố cho thấy trong tư duy xã hội của Người tính lý luận, tính thực tiễn luôn luôn được gắn kết chặt chẽ với nhau
Với việc vận dụng một cách sáng tạo những quy luật khách quan do Mác, Anghen, Lê nin chỉ ra trong việc giải quyết thành công các vấn đề thực tế của xã hội Việt Nam càng cho thấy tính khoa học sâu sắc trong tư duy của Người Rõ ràng, đó không phải là những tư duy mang tính kinh nghiệm chủ nghĩa, hoặc máy móc, giáo điều Không những thế từ thực tế của cách mạng Việt Nam và nhiểu nước trên thế giới mà Người đã được chứng kiến, lý luận của khoa học Mác Lê nin cũng đã được Người và các đồng chí của Người bổ xung và làm cho ngày càng phong phú và hoàn thiện hơn
Như vậy, có thể nói rằng tư duy mang đặc tính xã hội học của Người
vể hàng loạt những vấn đề khác nhau của đời sống xã hội càng chứng tỏ tính khoa học sâu sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về những khía cạnh khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh và những đóng góp của người với sự phát triển của khoa học xã hội ở Việt Nam Đối với lĩnh vực xã hội học những nghiên cứu tương tự còn khá khiêm tốn, mặc dù Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên truyền bá tư tưởng xã hội học Mác xít vào nước ta (Vũ Khiêu, 1972)
Đề tài mà chúng tôi lựa chọn, muốn đi sâu phân tích một cách có hệ thống những tư duy mang tính xã hội học của người về hai ỉĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội: tổ chức xã hội và xã hội hoá cá nhân Đó cũng là hai vấn đề trọng tâm của xã hội học và rất có ý nghĩa đối với mục tiêu cơ bản cùa Đảng và nhân dân ta hiện nay là xây dựng một xã hội công nghiệp, hiện
Trang 6đại, đồng then nâng cao hơn nữa chất lượng nguồn nhân lực ở nước ta cho tương lai Nghiên cứu cũng không chỉ cho thấy những đống góp to lớn của
Hồ Chí Minh với sự hình thành và phát triển xã hội học Mác xít ở Việt Nam, mà còn giúp cho việc khẳng định hơn nữa về tính khoa học trong tư tưởng của Người
2) Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THựC TIEN c ủ a đ ể t à i
4.1 Ý nghĩa khoa hoc của đề tài
Đế tài sẽ là sự bổ xung kiến thức quan trọng cho môn lịch sử xã hội học, trong phần sự hình thành và phát triển của xã hội học ở Việt Nam, nhất
là ở khía cạnh về sự xâm nhập của tư tưởng xã hội học Mác xít vào Việt Nam Đề tài cũng là sự bổ xung có ý nghĩa đối với sự phát triển lý thuyết xã hội học liên quan đến các lĩnh vực: tổ chức xã hội và xã hội hoá con người Ngoài ra, đề tài còn là sự đóng góp đáng kể với sự phát triển của bộ môn tư tưởng Hồ Chí Minh, khi đưa ra các bằng chứng về tính lý luận và tính thực tiễn trong tư duy, quan điểm của Người về một số vấn đề xã hội quan trọng.Qua nghiên cứu đề tài chúng ta không những chỉ thấy được sự vĩ đại, tính khoa học trong tư tưởng Hồ Chí Minh, mà điều quan trọng còn cho chúng ta những bài học, những kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện
và triển khai tư tưởng của Người trong cuộc đấu tranh nhằm xây dựng một
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và giàu mạnh
Tư tưởng Hổ Chí Minh đã và sẽ là ngọn cờ, là nền tảng tư tưởng, là kim chỉ nam cho mọi hành động của Đảng và nhân dân ta, vì vậy với việc làm phong phú hơn, đa dạng hơn, khẳng định thêm tính khoa học trong đó, càng làm cho chúng ta vững tin hơn vào sự thắng lợi tất yếu của công cuộc đổi mới, công nghiệp hoá và hiện đại hóa đất nước, vào con đường mà Đảng
và nhân dân ta đã lựa chọn
4 1 Ý nshĩa thưc tiễn của đề tài
Nghiên cứu cung cấp tài liệu học tập, tham khảo cho sinh viên ngành
xã hội học và một số ngành khoa học xã hội nhân văn khác Đề tài còn
5
Trang 7cung cấp tài liệu tham khảo cho cán bộ giảng dạy, cán bộ nghiên cứu về lịch sử xã hội học, xã hội học tổ chức xã hội, quá trình xã hội hoá cá nhân, cũng như các vấn đề khác liên quan đến tư tưởng Hồ Chí Minh.
3) MỤC TIÊU NGHIÊN cứ u
Thông qua các tác phẩm, các bài báo, các bài phát biểu, các bức thư của chủ tịch HỒ Chí Minh, cũng như các sự kiện liên quan đến hoạt động của Người, thông qua những lời kể, những tác phẩm, những bài báo, những công trình khoa học của nhiều cá nhân, tác giả khác về Hồ Chủ tịch, về tư tưởng của Người, chúng tôi muốn phân tích, tìm hiểu rõ hơn hai vấn đề cơ bản sau:
1 Tư duy xã hội học của Hồ Chủ tịch về vấn đề tổ chức xã hội
2 Tư duy xã hội học của Hồ Chủ tịch về quá trình xã hội hoá cá nhân
4) PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚƯ.
4.1 Cơ sở phương pháp luân
Cơ sở triết học Mác xít cho việc xem xét một vấn đề của thực tiễn hoặc nhận thức cần xuất phát từ chính cái mà chúng tồn tại trong thực tế, chứ không phải như cái mà ta mong muốn và một số cơ sở triết học khác được chúng tôi vận dụng đầy đủ trong suốt quá trình hình thành khung phân tích cũng như khi tiến hành phân tích các công trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các tác giả khác
Lý thuyết xã hội học ở các mức độ nhận thức khác nhau được coi như
cơ sở phương pháp luận quan trọng để giúp chúng tôi hình thành khung phân tích và tiến hành phân tích những vấn đề được nêu ra trong đề tài Trước hết, ở phạm vi lý thuyết xã hội học chung nhất, việc xác định lĩnh vực đối tượng nghiên cứu của xã hội học, đặc biệt cách thức mà xã hội học
sử dụng để tiếp cận, giải thích, phân tích đối tượng nghiên cứu của mình được chúng tôi áp dụng triệt để trong suốt quá trình nghiên cứu, phân tích các vấn đề của để tài Ở phạm vi xã hội học chuyên biột, lý thuyết xã hội
6
Trang 8học về tổ chức xã hội và quá trình xã hội hoá cá nhân được chúng tôi coi là
cơ sở quan trọng để hình thành khung phân tích cho việc tìm kiếm, phát hiện và lý giải các vấn đề
4.2 Các phươns pháp cu thể
Với một khối lượng đồ sộ các công trình, sách báo, các đồ vật mà Hồ Chủ tịch để lại thể hiện tư duy sắc sảo của Người, cũng như với khối lượng rất lớn các công trình nghiên cứu, sách báo của các tác giả khác viết về Người thì phương pháp được chúng tôi sử dụng chủ yếu ở đây là phương pháp phân tích tài liệu Để phù hợp với mục tiêu là tìm kiếm, phát hiộn những chiều cạnh khác nhau trong tư duy xã hội học của Hổ Chủ tịch về hai vấn đề xã hội cơ bản đã nêu, việc phân tích tài liộu chủ yếu sẽ là phân tích định tính
Phương pháp phỏng vấn cũng được thực hiện với một số nhân vật đã từng có những kỷ niệm nhất định với Hồ Chủ tịch, một số tác giả đã có những công trình nghiên cứu về Người, một số cá nhân đã đang làm việc trong các bảo tàng, nhà lưu niệm Hồ Chí Minh để giúp hiểu sâu hơn về thân thế và sự nghiệp của Người
Ngoài ra các phương pháp phân tích thứ cấp, nghiên cứu tiểu sử, so sánh lịch sử cũng được chúng tôi sử dụng trong nghiên cứu này
5) CÁC KHÁI NIỆM C ơ SỞ.
5.1 Tưduv xã hôi hoc.
Để làm rõ khái niệm quan trọng này, trước hết chúng ta cần lý giải cụm từ xứ hội học và những cách hiểu biết khác nhau về nó Tuy nhiên, cần
thừa nhận trong hẩu hết các cách hiểu biết sơ lược nhất thì xã hội học là khoa học về xã hội Điều đó cũng có nghĩa xã hội học không bao giờ được quên “cái xã hội” trong đối tượng nghiên cứu của mình Như một môn khoa học, xã hội học ra đời trên cơ sở đáp ứng những nhu cầu khách quan trong hiểu biết của con người về những quy luật tất yếu trong đời sống xã hội.Với tư cách là một khoa học xã hội, Xã hội học được thể hiện trước hết trong lĩnh vực đối tượng nghiên cứu đặc thù của mình Ngoài ra nó còn
7
Trang 9được thể hiện như một cách thức cho quá trình nhận thức và giải thích về xã hội của con người.
“Xã hội học ià gì ?”, hơn một thế kỷ nay nó luôn là vấn để mà các nhà xã hội học cố gắng tìm câu trả lời rõ ràng, nhưng lại không dễ dàng chút nào Trong cuốn sách X ã hội học khái luận của các tác giả ở Đại học
Bắc Kinh đã giới thiệu hệ thống 9 kiểu định nghĩa về xã hội học của các học giả tờ giữa thế kỷ XIX đến đầu những năm 30 thế kỷ XX Theo đó xã hội học là khoa học nghiên cứu: (1) hiện tượng xã hội, (2) hình thức xã hội, (3) tổ chức xã hội, (4) văn hóa nhân loại, (5) tiến bộ xã hội, (6) quan hệ xã hội, (7) quá trình xã hội, (8) quan hệ giữa các hiện tượng xã hội, (9) hành vi
xã hội
Có nhà xã hội học Mĩ đã thống kê ở Mỹ trong 20 năm (1951- 1971),
16 cuốn sách giáo khoa xã hội học xuất bản ở Mĩ đã đưa ra 8 nội dung về đối tượng nghiên cứu của xã hội học, đó là : (1) tương tác xã hội, (2) quan
hệ xã hội, (3) cấu trúc xã hội, (4) hành vi xã hội, (5) đời sống xã hội, (6) quá trình xã hội, (7) hiện tượng xã hội, (8) con người trong xã hội (Theo
Xã hội học khái luận, bản dịch của Trung tâm Trung Quốc học)
Có thể thấy định nghĩa xã hội học tuy nhiều nhưng chủ yếu được phân làm ba loại lớn:
Một là, lấy xã hội và hiện tượng xã hội làm đối tượng nghiên cứu
Đại diện tiêu biểu cho quan điểm này trong xã hội học là A Comte, H Spencer, E Durkheim từ đó hình thành nên Chủ nghĩa thực chứng trong
xã hội học E Durkheim đã xác định xã hội học là khoa học nghiên cứu các
sự kiện xã hội (Social facts) và các sự kiện xã hội cần được xem xét như các
sự vật Có như vậy xã hội học mới thực sự tách ra khỏi triết học Từ loại định nghĩa này, một số tác giả khái quát về một trong các cách tiếp cận đến đối tượng nghiên cứu của xã hội học: tiếp cận vĩ mô, hoặc tiếp cận từ góc
độ “xã hội” trong mối quan hệ: con người và xã hội
Hai là, lấy cá nhân và hành động xã hội làm đối tượng nghiên cứu
Từ đây hình thành nên Chủ nghĩa phản thực chứng trong xã hội học Đại điện tiêu biểu cho quan điểm này là nhà xã hội học người Đức Max
Trang 10Weber Khi xem xét ở góc độ vi mô M Weber cho rằng xã hội học là
“một ngành khoa học muốn hiểu biết một cách có giải thích hành động xã hội, tức là qua đó giải thích tận gốc tiến triển và tác dụng của nó” Từ cách định nghĩa này, một số tác giả khái quát về một cách tiếp cận khác đến đối tượng nghiên cứu của xã hội học: tiếp cận vi mô, hoặc tiếp cận từ góc độ
“con người” trong mối quan hệ: con người và xã hội
Hai quan điểm này có ảnh hưởng rất sâu sắc tới các tác giả, rất nhiều định nghĩa sau này là sự biến dạng hoặc kết hợp lẫn lộn của hai quan điểm trên T Parson tuy là đại diện tiêu biểu cho trường phái lý thuyết cơ cấu- chức năng, song ông cũng rất tiêu biểu cho việc giải quyết mối quan hệ
giữa hành động xã hội và cơ cấu xã hội R Merton cũng là một trong những nhà xã hội học rất quan tâm đến việc xem xét hành động xã hội trong mối liên hệ chặt chẽ với cơ cấu xã hội và hê thống xã hội Một số nhà xã hội học của xã hội học Mác xít vừa chủ trương quan điểm thứ nhất, vừa tán thành quan điểm thứ hai Nhưng họ đều lấy sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội làm chỉ đạo, đều tán thành với quan điểm sau đây của Mác: cá nhân là vật tồn tại của xã hội, không nên coi xã hội là cái đó gì trừu tượng đối lập với
cá nhân; trái lại, xã hội lại là sản phẩm của sự tác dụng qua lại giữa mọi người, là tổng hòa quan hệ xã hội của các cá nhân để sản xuất
Thứ ba, là các loại định nghĩa xã hội học khác không thuộc hai cách
định nghĩa trên, trong đó có một số quan điểm có ảnh hưởng không nhỏ, nhưng đều chưa trở thành dòng chảy chính của phát triển xã hội học (Xã hội học khái luận - Sđd).
Ở nước ta, trong một số sách về xã hội học cho sinh viên vẫn phổ biến cách tiếp cận mang tính “tích hợp” giữa quan điểm thứ nhất và quan điểm thứ hai Họ trích đẫn quan điểm của các nhà xã hội học Nga trước đây: “xã hội học là khoa học về những quy luật, tính quy luật xã hội chung, đặc thù của sự phát triển và vận hành của các hệ thống xã hội xác định về mặt lịch sử, ỉà khoa học về các cơ chế tác động và các hình thức biểu hiện của các quy luật đó trong hoạt động của các cá nhân, các nhóm xã hội, các
Trang 11giai cấp và các dân tộc” (Theo G Osipov, 1992, Xã hội học và thời đại, t.3,
số 23/1992, trang 8)
Xét ở góc độ các đối tượng nghiên cứu thì xã hội học là khoa học xã
hội đề cập tới chủ thể xã hội, các quá trình xấ hội và các chất xúc tác xã hội Nó là ngành khoa học xã hội thực nghiệm về hiện thực cuộc sống Gốc
rễ của nó luôn chỉ là hiện thực (G Endruweit và G Trommsdorff, Từ điển
xã hội học, NXB Thế giới, 2002, Tr 580, 581)
V Dovrenkov, A.Kravshenco cho rằng đối tượng của xã hội học là tổng thể những khái niệm cơ bản và những vấn đề mà với sự giúp đỡ của chúng hiộn thực xã hội được mô tả và hình thành được các đề tài cho nghiên cứu thực nghiệm (V Dovrenkov, A.Kravshenco, Xã hội học-Phương pháp luận và lịch sử, tl, M 2000, tr.70)
Những cách tiếp cận khác nhau cho những lý giải khác nhau về đối tượng nghiên cứu của xã hội học Song một cách chung nhất vẫn nhấn mạnh: đối tượng của xã hội học là hiện thực xã hội Lý thuyết xã hội học phản ánh quy luật, tính quy luật của các hiện tượng, các quá trình, các mối quan hệ xã hội Xã hội học nghiên cứu hiện thực xã hội, từ đó khái quát lên các quy luật của xã hội
Như mỗi một khoa học xã hội, xã hội học cho chúng ta một cách giải thích, một cách nhìn về xã hội, mà qua đó ta có thể phân biệt nó với các khoa học khác Xã hội học là “sự giải thích khoa học về xã hội bằng xã hội” Theo đó sự giải thích xã hội cần phải có căn cứ khoa học, phải sử dụng các phương pháp thực nghiệm để quan sát các hiện tượng xã hội và phải xuất phát từ chính xã hội Hay nói theo cách khác là giải thích một hiện tượng xã hội bàng một hiện tượng xã hội trên cơ sở phương pháp quan
Như vậy, để giải thích hiện tương xã hội và cao hơn là hình thành cơ sở
lý thuyết về nó, nhà xã hội học cần phải xuất phát từ việc quan sát nó và mối quan hệ phụ thuộc của nó với hiện tượng xã hội khác, nghĩa là quan sát hiện thực xã hội Lý thuyết xã hội học, như thế, đã được xây dựng, được xuất phát từ chính hiện thực xã hội Lý thuyết xã hội học khi đã được hình
Trang 12thành lại quay trở lại hướng dẫn cho việc quan sát, cho nghiên cứu thực nghiệm, cho việc giải thích và dự báo xu hướng của các hiện tượng xã hội trong thực tế Quá trình nhận thức xã hội học là một quá trình liên tục, trong đố các quy luật xã hội được khái quát lên từ các quan sát hiện thực xã hội, sau đó quay trở lại giúp cho viộc lý giải hiện thực và được làm sáng tỏ hơn trên đó (Phạm Văn Quyết, Nguyễn Quý Thanh, 2001, Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội).
Tư duy xã hội học, đó là tư duy manh tính khoa học về đời sống xã hội,
về các hiện tượng và các quá trình xã hội Đó không phải là những tư duy giáo điều hoặc kinh nghiêm chủ nghĩa, mà là tư duy phản ánh những quy luật, tính quy luật tất yếu của các hiên tượng, các quá trình xã hội Điều đó
có nghĩa những lý thuyết xã hội học về xã hội, về các quan hệ xã hội, về sự ứng xử của con người với con người, con người với xã hội, vể sự tồn tại và phát triển của các nhóm, các tổ chức, các thiết chế xã hội đều được thể hiện trong quan điểm, trong suy nghĩ, trong hoạt động của chủ thể tư duy
Tư duy xã hội học là tư duy không chỉ phản ánh những quan điém của
lý thuyết xã hội học về đời sống xã hội của con người, mà đó là tư duy gắn trực tiếp với hiện thực xã hội, phản ánh tính tất yếu trong quá trình nhận thức xã hội học Những vấn đề, những hiện tượng xảy ra trong thực tế xã hội phải được lý giải theo quan điểm xã hội học, phải được xem xét trong mối quan hệ biện chứng với những vấn đề, những hiện tượng xã hội khác, phải có bằng chứng khoa học từ chính xã hội
5.2 Tổ chức xã hôi.
Thuật ngữ tổ chức thường được các tác giả sử dụng theo ba cách:
1) Tổ chức như là hoạt động (công việc tổ chức);
2) Tổ chức như là tính chất của hình thể xã hội (tính tổ chức);
3) Tổ chức như là kết quả của việc tổ chức, tức là một loại hình thể nhấtđịnh
(G Endruweit và G Trommsdorff, Từ điển xã hội học, NXB Thế giới,
2002, Tr 835)
1]
Trang 13Ở đây, chúng tôi quan tâm nhiều hơn đến nghĩa thứ 3 trong các cách
sử dụng của thuật ngữ Điều đó cố nghĩa tổ chức xã hội được coi như hệ thống xã hội nhất định, nhóm xã hội đặc thù trong cơ cấu xã hội Trong nghĩa này cũng có thể có 2 cách lý giải: thứ nhất, theo nghĩa rộng là chỉ tất
cả các quẩn thể con người cùng chung sống, bao gồm cả các quần thể sơ cấp như gia đình, làng, gia tộc ; thứ hai, theo nghĩa hẹp là hình thức quần thể thứ cấp, là đoàn thể xã hội được hình thành do sự kết hợp hài hoà hành
vi của mọi người vói nhau để đạt mục tiêu chung nào đó Cụ thể tổ chức bao gồm: có mục tiêu chung; có sự tác động qua lại giữa các thành viên, từ
đó tạo nên cấu trúc tâm lý nhất định; có hoạt động theo cấu trúc của hệ thống, nghĩa là các thành viên phải hoạt động theo quy tắc và nhiệm vụ của
tổ chức Trong phạm vi đề tài này chúng tôi quan tâm hơn đến cách lý giải theo nghĩa hẹp của khái niệm
TỔ chức đó là hộ thống của các quan hộ xã hội được xếp đặt một cách trật tự, nhằm tập hợp, liên kết các chủ thể xã hội để đạt đến mục tiêu nhất định của hệ thống Đó là cấu trúc nhằm phối hợp hoạt động của hai hay nhiều người qua sự phân công lao động và thứ bậc quyền lực cho sự đạt được mục tiêu chung (V Dovrenkov, A.Kravshev, Xã hội học - Các thiết chế và các quá trình xã h ộ i, 3, Mos 2000, tr 165-tiếng Nga)
Để làm rõ hơn khái niệm tổ chức xã hội, chúng ta cần phân biệt tổ chức xã hội với nhóm xã hội Vì cả tổ chức xã hội và nhóm xã hội đều là những tập hợp người nhất định, có chung hành động nhằm đạt đến mục tiêu chung của nhóm Tuy nhiên, tổ chức xã hội theo cách hiểu này là nhóm xã hội, nhưng không phải bất kỳ nhóm xã hội nào cũng là tổ chức xã hội Nhóm xã hội chỉ trở thành tổ chức xã hội khi nó đáp ứng những điêù kiện sau:
Thứ nhất, trong nhóm xã hội đó tồn tại mối quan hệ quyền lực xã hội
theo trục quan hệ trên-dưới, cao-thấp, lãnh đạo-phục tùng Nấc thang quyền lực đó xác định trong cơ cấu nhóm có vị trí nhiều quyền lực hơn và có vị trí
ít quyền lực hơn
Trang 14Thứ hai, hộ thống các vị trí đó cũng tạo nên tập hợp các vị thế và các
vai trò Mỗi thành viên của tổ chức đều có vị thế nhất định, từ đó xác định một vai trò tương ứng
Thứ ba, trong mỗi tổ chức luôn xác định những nguyên tắc, quy tắc phù
hợp nhằm để điểu chỉnh mối quan hệ giữa các vị thế và các vai trò Những nguyên tắc, quy tắc này quy định và phối hợp hành động của các thành viên trong nhốm, tạo nên sự nhịp nhàng, ngăn nắp trong nhóm, làm cho nhóm có tính tổ chức để hướng đến mục tiêu chung Ba điều kiện trên đồng thời cũng
là ba đặc trưng cơ bản của tổ chức xã hội
Khái niệm “tổ chức” có gốc gác từ Pháp đã rất nhanh chóng được hiện thực ở Đức và nhiều nơi khác Lúc đầu chỉ vận dụng cho cơ cấu các đoàn thể có tính tổ chức, sau đó được mở rộng cho các hình thể xã hội như cơ quan quản lý, trường học, hiệp hội Chủ nghĩa tư bản hiện đại đòi hỏi tháo
bỏ những quan niệm truyền thống đối với đoàn thể, thay vào đó là tự đo liên kết qua hợp đổng (G Endruweit và G Trommsdorff, Sđd, tr 834)
Trong các nghiên cứu lý thuyết về tổ chức và các loại tổ chức xã hội trong lịch sử, người ta cũng đã chỉ ra khá nhiều dạng tổ chức
Theo mối quan hệ trong tổ chức, có thể nói về ba dạng tổ chức sau: Trong các tổ chức quyền uy toàn bộ mọi quyền lực đều tập trung trong tay thủ lĩnh Thủ lĩnh toàn quyền quyết định các vấn đề liên quan đến
tổ chức, không cần tham khảo ý kiến của các thành viên Vai trò của các thành viên không được xác lập theo các quy tắc khách quan mà chủ yếu theo mối quan hệ cá nhân với thủ lĩnh Do vậy những ràng buộc này thường kém bền vững, cấu trúc tổ chức lỏng lẻo, dễ tan vỡ
Trong tổ chức khu biệt thường đặt ra rất nhiều luật lệ, quy tắc và thường cùng các hình phạt nghiêm khắc để duy trì trật tự, đồng thời tạo ra
sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên Quan hệ quyền lực trên - dưới được phần hoá chặt chẽ (Nguyễn Quý Thanh, Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội, trong Xã hội học, Sđd, tr 173, 174)
Tổ chức quan liêu dựa trên sự phân công lao động và chuyên môn hoá cao; các thành viên thường hiểu rõ và nắm chắc vị trí công viộc và nhiệm vụ
Trang 15của mình Địa vị, vai trò và mối quan hệ của họ trong tổ chức đựơc xác lập một cách khách quan và được thiết chế hoá Trong mối quan hệ quyển lực
tổ chức quan liêu có thể đặt các thành viên vào các vị trí đa dạng trong bậc thang quyền lực với nhiều cấp độ khác nhau Trong xã hội hiện đại các cá nhân được đặt ở các vị trí đó đều phải có tri thức và mức độ đào taọ tương ứng (Nguyễn Quý Thanh, Tổ chức xã hội và thiết chế xã hội, trong Xã hội học, Sđd, tr 177,178)
Ở góc độ quản lí, có thể phân ra 2 kiểu cấu trúc sau:
(1)- TỔ chức theo chế độ gia trưởng Nó nảy sinh trong xã hội nồng nghiệp, là sản phẩm của kinh tế tiểu nông, có quan hệ rất chặt chẽ với quần thể xã hội sơ cấp (gia đình, dòng họ) Phương thức quản lí này có các đặc trưng sau:
Thứ nhất, quyền lực trong tổ chức tập trung trong tay người lãnh đạo
cao nhất Tất cả mọi hoạt động của tổ chức đều do một mình người lãnh đạo quyết định
Thứ hai, phân công không rõ ràng, trách nhiệm cũng không rõ ràng
giữa các thành viên của tổ chức Thường có hiện tượng hễ gặp chuyện là đùn đẩy trách nhiệm, không chịu trách nhiệm, cãi vã nhau, và không có quy tắc nào để xác định rõ sự phân công và trách nhiệm
Thứ ba, dùng người chỉ căn cứ vào quan hệ thân cận, vì người mà đặt
ra chức vị Lấy người lãnh đạo làm trung tâm hình thành vòng tròn quyền lực, những ai gần với người quyền lực trung tâm thì thường có quyền lực tương đối lớn Đây là nguyên nhân chính tạo thành cơ cấu tổ chức cồng kềnh, chức vị đan chéo
Thứ tư, làm việc không có quy tắc, pháp luật Khi giải quyết sự việc
hàng ngày, thành viên tổ chức chỉ có thể dựa vào tập quán trước kia dựa vào trực giác, kinh nghiệm và tình cảm cá nhân, mang tính chủ quan rất lớn
Thứ năm, chế độ suốt đời Việc giữa chức vị của người lãnh đạo
không dựa theo nhu cầu quản lí tổ chức, mà dựa theo nhu cầu của thành
14
Trang 16viên trong quẩn thể lợi ích Đây chính là nguyên nhân tạo thành chế độ suốt đởi của người quản lí theo chế độ gia trưởng.
(2)" TỔ chức theo chế độ quan liêu là một dạng tổ chức lấy quy tắc chính thức làm chủ thể, tổ chức này có sự phân công lớn và hệ thống chế độ quy tắc phức tạp Đây là kiểu tổ chức điển hình của quản lí tổ chức xã hội hiện đại Nó có những đặc trưng chủ yếu là:
Một là, sự phân công rõ ràng Chức trách được quy định chính thức
cho thành viên, tức là xác định rõ quyền lực và trách nhiệm của mỗi người, đồng thời coi quyền lực và trách nhiệm đó là chức vị chính thức, hợp pháp hóa chúng
Hai là, có sự quy định đẳng cấp chức quyền rõ ràng và tuân theo
nguyên tắc cấp bậc thứ tự
Ba là, hệ thống chế độ quy tắc rõ ràng, ổn định Ở đây, chế độ quy
tắc của tổ chức có quyền uy cao nhất, nó quy định trình tự quyền lực, trách nhiộm và hoạt động của thành viên
Bốn là, tách biệt quan hệ cá nhân và quan hệ công việc Trong khi xử
lí công việc, thành viên phải làm việc theo quy tắc, tức là theo tinh thần phi nhân cách hóa nghiêm túc và chặt chẽ, không lẫn lộn với yêu ghét tốt xấu của cá nhân
Năm là, tùy tài năng mà dùng người, Dạng tổ chức này tuyển dụng
nhân viên theo trình độ kỹ thuật, tùy tài năng mà sử dụng và phải qua huấn luyện chuyên môn, nhân viên gánh vác một chức vụ nào đó, cần bảo đảm tính ổn định và tính lâu dài của công tác đó
Sấu là, quyền lực quản lí phụ thuộc vào chức vị, không phụ thuộc
vào cá nhân Có chức ắt có quyền, không chức thì không quyền Điều này khiến cho quá trình thay đổi người quản lí tổ chức sẽ không ảnh hưởng đến
sự vận hành bình thường của tổ chức, bảo đảm tính lâu dài và tính ổn định cho chính sách của tổ chức (Xã hội học khái luận - Sđd).
Ưu điểm của kiểu tổ chức này là sự phân công rõ ràng, trách nhiệm rõ ràng, dùng người căn cứ vào tài, có thể nâng cao hiệu suất công việc, bảo
15
Trang 17đảm sự phát triển của hoạt động tổ chức Do đó, các tổ chức xã hội hiện đại
áp dụng dạng tổ chức này
Dạng tổ chức xã hội được nhận thức khá sâu sắc trong xã hội học tổ chức và ngày càng được vận dụng rộng rãi là một hình thể xã hội tương đối mới Nó ra đời trong xã hội tư bản và đuợc xác định qua ba đặc điểm quyết định: 1) nguyên tắc tự do gia nhập và từ bỏ tổ chức của các thành viên; 2) nguyên tắc có thể tổ chức tự do các cơ cấu và quá trình trong phạm vi của tổ chức tuỳ theo cơ hội và hoàn cảnh; 3) nguyên tắc tự do đề ra mục tiêu định hướng theo một đặc thù chức năng Ba đặc điểm đó được đặc trưng bởi tính tập trung của các quá trình quyết định Điều này cho phép tính hợp lý của các tổ chức cũng như quan hệ giữa tổ chức và môi trường (G Endruweit và
G Trommsdorff, Sđd, tr 832)
Các lý thuyết xã hội học về tổ chức đã hướng đến xem xét hai khía cạnh chủ yếu: phân tích cấu trúc của tổ chức và mối quan hệ của tổ chức với xã hội Trong hướng thứ nhất, bên cạnh nghiên cứu xuất sắc của Michels về những xu thế thiểu quyền hoá trong tổ chức, lý thuyết của Max Weber về chủ nghĩa quan liêu đã tạo thành đỉnh cao của lý luận tổ chức xã hội học (G Endruweit và G Trommsdorff, Sđd, tr 834) Còn ở hướng khác,
sự chú ý tập trung chủ yếu vào việc phân tích chức năng xã hội của tổ chức,
sự tác động của xã hội đến tổ chức và mối quan hệ giữa cơ cấu, mục tiêu, phương thức của tổ chức với điều kiện môi trường bên ngoài
Trong xu hướng “tiếp cận tình huống” người ta thường xem xét tổ chức như các mối liên hệ về hành động được xây dựng theo thế giới của cuộc sống với những nền văn hoá và tiểu văn hoá đặc thù riêng Các tổ chức không có hay không chỉ có một cách sơ đẳng một cấu trúc được vật thể hoá Các tổ chức không ổn định lâu dài mà chủ yếu chúng luôn luôn vận động; chúng thay đổi từng ngày, thông qua thay đổi các đòi hỏi xây dựng mới hoặc đặt lại vấn đề quyền lực Các tổ chức không phải là những khối mục tiêu, nguyên khối được kế hoạch, mà là các hệ thống tự nhiên, trong đó các quy tắc tổ chức nguồn lực và các giơí hạn được cung cấp cho những trò chơi
16
Trang 18quyền lực Các tổ chức không đựơc đặc trưng bởi tính hợp lý (G Endruweit
và G Trommsdorff, Sđd, tr 839)
Như vậy, trong lý thuyết xã hội học về tổ chức xã hội, các nhà xã hội học thường hướng đến nghiên cứu các chiều cạnh chủ yếu sau: mối quan hệ giữa tổ chức với xã hội (tính quyết định xã hội với tổ chức và vai trò của tổ chức với xã hội); mối quan hệ trong tổ chức (mối quan hệ dọc và mối quan
hệ ngang trong tổ chức, quan hệ quyền lực của tổ chức, các các nguyên tắc cấu trúc, vấn đề nhân sự của tổ chức)
Từ các quan niêm trên có thể hình thành một cách khái quát sơ đồ
khung phân tích cho nội dung tư duy xã hội học về tổ chức xã hội như sau:
5.3 Xã hôi hoá cá nhân.
Khái niệm cá nhân Dưới góc độ xã hội học cá nhân được xem xét
như những con người-những thành viên riêng biệt đơn lẻ của cộng đồng, của nhóm, của xã hội Khi mới được sinh ra mỗi con người riêng biệt chỉ là
“con người tự nhiên”, “con người sinh vật”, không phải là người xã hội; nó không có các kỹ năng xã hội, hành vi của nó thuần túy mang tính bản năng sinh lý cơ bản Con người chỉ có thuộc tính tự nhiên và bản năng sinh vật thì không thể tồn tại trong xã hội Để tổn tại con người phải học các kỹ nâng xã hội, phải hòa nhập vào xã hội và trở thành con người xã hội Con
OAI H O C Q U Ò C G IA HẠ NO TRUNG TÂM THÕNG TIN THƯ VIÊN
j) r /005 £3
Trang 19người xã hội lrhflng chỉ mang thuộc tính tự nhiên, mà còn có cả thuộc tính
xã hội
Các tác giả trong cuốn Xã hội học khái luận (Sđd) cho rằng mỗi một
con người trước hết phải thông qua con đường xã hội hóa để tiếp thu văn hóa xã hội, học tập và nắm bắt các kỹ năng, phương thức sống của xã hội mới có thể thích ứng với xã hội, tồn tại trong môi trường xã hội Nếu mỗi con người không tải qua giáo dục xã hội hóa cần thiết, không nắm được các
kỹ năng, quy phạm cần thiết của cuộc sống xã hội thì không thể tổn tại trong xã hội Cá nhân muốn trở thành một thành viên của xã hội, sống bình thường trong xã hội thì nhất thiết phải qua quá trình xã hội hóa
Mỗi cá nhân đều mang trong mình đặc trưng tâm lý tổng hợp và ổn định được thể hiện qua tính cách, còn gọi là nhân cách Nó do hai phương diện cấu thành: thứ nhất là khuynh hướng cá tính, nghĩa là đặc trưng tính tích cực của hanh vi và thái độ của con người với môi trường xã hội như nhu cầu, động cơ, hứng thú, quan niệm, thái độ thói quen ; thứ hai là đặc trưng tâm lý cá tính, thể hiện đặc điểm tâm lý con người như tính cách, khí chất, năng lực Sự hình thành và phát triển của cá tính được thực hiện thông qua quá trình xã hội hóa Nó là sản phẩm của quá trình xã hội hóa, vì vậy nếu
cá tính có xu hướng thống nhất với tiêu chuẩn xã hội và giúp con người tham gia đời sống xã hội có hiệu quả hơn thì được gọi là cá tính điều hòa thích hợp Nếu cá tính tách rời tiêu chuẩn xã hội, không giúp con người tham gia đời sống xã hội hiệu quả, thì có thể coi nhân cách “giải thể”
Nội dung trọng tâm và tiêu chí của sự hình thành, trình độ phát triển
cá tính là cái tôi Cái tôi còn gọi là quan niệm cái tôi hay ý thức về cái tôi,
nó là sự phát giác của cá thể về sự tồn tại hay trạng thái tồn tại của bản thân, là sự nhận thức của bản thân về tình trạng tâm lí, sinh lí và đặc trưng con người thuộc về mình, trong đó bao gồm một loạt những hoạt động nội tâm liên quan đến nhận thức bản thân như tự phê bình, tự cảm giác, lòng tự trọng, lòng tin, khả năng kiểm chế, tính độc lập, tính tự ti Cái tôi không
có nghĩa là ích kỷ, ích kỷ là quan niệm giá trị và thái độ của chủ nghĩa cá nhân Việc hình thành và phát triển cái tôi không phải là chuyện của đơn
Trang 20thuẩn cá nhân Cái tôi là trạng thái tâm lí cá thể tồn tại khách quan, hình thành thông qua sự tác động lẫn nhau giữa chủ thể và người khác trong môi trường văn hoá xã hội nhất định, là kết quả tất yếu của quá trình xã hội hoá.
Xã hội hóa cá nhân Trước hết thuật ngữ xã hội hoá trong đa số các
trường hợp được hiểu là quá trình iàm tãng dần sự phụ thuộc vào xã hội của đối tượng được xã hội hoá Trên thực tế người ta hay sử dụng theo hai nội dung sau: Thứ nhất, chỉ sự tăng cường chú ý quan tâm nhiều hơn nữa của xã
hội đến những vấn đề cụ thể nào đó trong đời sống xã hội mà trước đây chỉ một nhóm, một thiết chế hoặc một bộ phận nhất định của xã hội quan tâm, đảm trách theo chức năng Thứ hai, chỉ quá trình chuyển biến từ chỉnh thể
sinh vật có bản chất xã hội với các tiền đề tự nhiên đến một chỉnh thể đại diên của xã hội loài người Đây là quá trình xã hội hoá các nhân (Nguyễn Quý Thanh, Xã hội hoá, trong Xã hội học (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, chủ biên, Nxb đại học quốc gia, Hà nội, tr 257)
Trong lĩnh vực xã hội học, việc giải thích khái niệm xã hội hóa đã trải qua quá trình phát triển từ nghĩa hẹp đến nghĩa rộng Nhìn chung, việc nghiên cứu xã hội hóa trước những năm 50 chủ yếu theo nghĩa hẹp, tức là lấy đối tượng nghiên cứu chỉ trong phạm vi thiếu niên nhi đổng Bắt đầu từ những năm 50, việc nghiên cứu vấn đề xã hội hóa đã mở rộng Nó nghiên cứu không chỉ trong phạm vi thời kỳ còn nhỏ mà còn bao gồm tất cả các quá trình học đóng các vai trò Xã hội hóa là quá trình thống nhất giữa nội hóa, học tập các vai trò và các chuẩn mực giá tri giành được
Việc nghiên cứu xã hội hoá ở nghĩa rộng phát triển toàn diện vào những năm 60 Thúc đẩy trực tiếp việc nghiên cứu này là thuyết cấu trúc- chức năng trong xã hội học với đại diện là T Parson Trong khi đưa ra quan điểm xã hội hoá là học đóng vai trò, ông đã nghiên cứu xã hội hóa nhi đồng
và xã hội hóa thành niên, tức là xã hội hoá sơ cấp và xã hội hoá thứ cấp Theo ông, quá trình xã hội hoá sơ cấp không có tính đặc thù, chỉ là giai đoạn quá độ của việc đóng vai trò, quá trình sau mới là giai đoạn thực sự có ích cho toàn hệ thống xã hội
Về vấn đề này, nhà xã hội học nổi tiếng A Inkers cho rằng việc nghiên cứu xã hội hoá phải được cải tiến trên 2 mặt: thứ nhất, việc tăng
19
Trang 21cường vai trò tương hỗ giữa cha mẹ và con cái, xem xét kỹ càng những ảnh hưởng của nhan tố xã hội Thứ hai, khi nghiên cứu sự hình thành cá tính ở trẻ em và nguời lớn phải nghiên cứu nội dung người trưởng thành đóng các vai trò xã hội quan trọng.
A Inkers còn phân tích cụ thể ảnh hưởng của bốn phương diện cấu trúc xã hội đối với quá trình xã hội hoá Đó là ảnh hưởng của tổ chức kinh
tế, chính trị xã hội; ảnh hưởng của sự phân chia tầng cấp xã hội theo kinh
tế, quyến lực và địa vị đối vói qua niệm cái tôi của con người và ảnh hưởng thông qua sự khác biệt văn hóa và địa vị nghề nghiệp đối với quá trình xã hội hóa của con người; ảnh hưởng của “nhân tố sinh thái” như loại hình và qui mô gia đình, xã khu và hoàn cảnh bên trong, bên ngoài của gia đình.Các quan điểm này đã nhận được sự ủng hộ rộng rãi, nghĩa là nghiên cứu xã hội hoá không chỉ liên quan đến các vấn đề xã hội hoá trong thòi kì còn nhỏ và thiếu niên, mà cả trong thời kì thanh niên, trưởng thành thậm chí
về già, quá trình xã hội hóa xuyên suốt cả đời người Chính vì sự biến đổi này, hàm nghĩa xã hội hoá cũng mở rộng hơn, nó không chỉ chỉ quá trình
người sinh vật trở thành ' người xã hội , mà đổng thời còn bao gồm toàn
bộ qúa trình cá nhân thích ứng với cuộc sống xã hội (Xã hội học khái luận - Sđd).
Các tác giả trong cuốn Xã hội học khái luận (Sđd) cũng đã chỉ ra rằng
trong lĩnh vực nghiên cứu xã hội học hiện nay, sự giải thích quá trình xã hội hóa với nghĩa rộng đã xuất hiện hai quan điểm m ớ i:
Thứ nhất, đa số mọi người cho rằng, xã hội hoá cần nghiên cứu vấn
đề có ý nghĩa xã hội Điều đó có nghĩa là, cho dù nghiên cứu xã hội hóa là nghiên cứu quá trình trưởng thành của cá thể, song việc nghiên cứu cần chú trọng vào mối quan hệ giữa sự trưởng thành của cá thể vói sự phát triển hài hoà của xã hội, đặc biệt là trong giai đoạn xã hội hiện đại biến đổi và phát triển khá nhanh
Thứ hai, sự mở rộng khái niệm cá thể Để tạo thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu vấn để xã hội hoá mang ý nghĩa xã hội, những lý giải của mọi người về việc cá thể bước vào và trải qua quá trình xã hội hóa đã có những thay đổi Việc giải thích và sử dụng khái niệm cá thể hiện nay vừa chỉ cá nhân, vừa chỉ cá thể xã hội và nhóm mang ý nghĩa xã hội Ví dụ như một
20
Trang 22thế hệ người, một cộng đổng văn hoá, truyền thống văn hóa trong trình độ phát triển nào đó đểu có thể coi là đơn nguyên xã hội mang ý nghĩa xã hội.
Như vậy, một cách chung nhất có thể thấy xã hội hoá quá trình thích ứng và cọ sát của cá nhân với các giá trị, chuẩn mực và các khuôn mẫu hành vi xã hội, qua đó cá nhân duy trì được khả năng hoạt động xã hội Đó
là quá trình “xẩy ra qua sự chuyển giao các vai trò xã hội” Xã hội hoá là quá trình cá thể ngưcd sinh vật trưởng thành thành người xã hội và dần dần thích ứng với cuộc sống xã hội Nhờ có quá trình này, văn hoá xã hội được tích luỹ, cấu trúc xã hội được duy trì và phát triển, cá tính con người được hình thành và hoàn thiộn
Tuy nhiên, trên thực tế có khá nhiổu cách nhìn nhận khác nhau vể khái niệm này Căn cứ vào quan niệm về vai trò chủ thể - khách thể giữa hai đối tượng chủ yếu của quá trình xã hội hoá: cá nhân và xã hội, người ta thường nói về ba nhóm định nghĩa chủ yếu như sau: thứ nhất, nhấn mạnh
vai trò chủ động của cá nhân trong quá trình xã hội hoá; thứ hai, nhấn mạnh
vai trò chủ động của xã hội trong quá trình này; thứ ba, nhấn mạnh vai trò
chủ động của cả cá nhân và của cả xã hội trong xã hội hoá
Cách phát biểu của nhóm thứ ba được đông đảo các nhà xã hội học ủng hội hơn Theo đó, xã hội hoá là quá trình tương tác giữa cá nhân và xã hội, trong đó cá nhân con người lĩnh hội một hệ thống nhất định những giá trị, chuẩn mực, quy tắc xã hội, nhờ đó cá nhân có thể hội nhập được vào xã hội, trở thành thành viên của xã hội Đó là quá trình con người tiếp nhận nền văn hoá xã hội, là quá trình con người học cách đóng vai trò của mình.Theo quan niệm này, xã hội hóa là quá trình diễn ra thường xuyên liên tục trong suốt cuộc đời của một con người từ khi sinh ra cho đến khi chết đi Trong quá trình đó cá nhân vừa là khách thể vừa là chủ thể Là chủ thể khi cá nhân tự sàng lọc, tự học hỏi lấy những gì được cho là cần thiết, phù hợp để hội nhập vào xã hội Bên cạnh đó cá nhân còn tham gia tích cực vào việc sáng tạo ra các kinh nghiệm xã hội Là khách thể khi cá nhân bị chi phối bởi những giá trị, chuẩn mực xã hội, cá nhân buộc phải tiếp nhận chúng, bởi chỉ vậy cá nhân mới có thể hội nhập được vào cộng đồng, mới được cộng đồng chấp nhận Quá trình xã hội hoá diễn ra nhanh hơn nếu có
Trang 23sự Ichfianh vùng, hạn chế sự lựa chọn, đưa vào một số sự lựa chọn nhất định, nghĩa là qua sự giáo dục cố định hướng.
Chứng ta cũng cần phân biệt khái niệm xã hội hoá vói khái niệm giáo dục TTiông thơờng khái niệm giáo dục được hiểu theo hai nghiã: theo nghĩa hẹp, giáo dục là quá trình tác động có định hướng đến cá nhân từ chủ thể giáo dục nhất định như gia đình, nhà trường, hệ thống thông tin đại chúng Các chủ thể này có mục đích truyền đạt cho cá nhân các giá tri, chuẩn mực
và những kinh nghiệm xã hội mà hoàn toàn phù hợp với nền văn hoá chung của xã hội
Theo G Endraweit và G Trommsdorff (Sđd) giáo dục là các hành vi
và biện pháp mà qua đó con người cố gắng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người khác, để thúc đẩy nó phát triển theo những thước đo giá trị nhất định Giáo dục chỉ là một phần của ảnh hưởng mà xã hội tác động lên sự phát triển nhân cách, tức là ảnh hưởng có ý thức, có hoạch định Hiện nay khái niệm xã hội hoá trong một vài trường hợp đã được sử dụng thay thế cho khái niệm giáo đục Xét về mặt logic khái niệm thì giáo dục xếp dưới khái niệm xã hội hoá, nó là các hành vi và biện pháp mà qua đó con người cố gắng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của người khác.Theo nghĩa rộng thì giáo dục là sự tác động đến cá nhân từ toàn bộ hệ thống các quan hệ xã hội Cá nhân có thể tiếp nhận những giá trị, chuẩn mực và những kinh nghiêm xã hội ở mọi nơi, trong mọi nhóm xã hội khác nhau Nếu theo nghĩa hẹp thì giáo dục chỉ là một một bộ phận của quá trình
xã hội hoá hay như một số tác giả cho rằng đó là quá trình xã hội hoá chính thức Còn theo nghĩa rộng thì giáo dục đồng nhất với quá trình xã hội hoá.cá nhân (Nguyễn Quý Thanh, Xã hội hoá, trong Xã hội học (Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng, chủ biên) sđd, tr 259)
Quá trình xã hội hoá được thực hiện chủ yếu thông qua các môi trường vi mô như gia đình, nhà trường, các cơ quan đoàn thể, các tổ chức xã hội và các nhóm thành viên khác Đó là những môi trường mà cá nhân thực hiện những giao tiếp trực tiếp thường xuyên Trong những môi trường này gia đình, nhà trường như những môi trường xã hội hoá chính thức có một
Trang 24vai trò đặc biệt quan trong, nhất là trong xã hội hiện đại với nền sản xuất phát triển đã đạt ra những yêu cầu cao cho sự hội nhập về nghề nghiệp của các nhân Ngoài ra, các môi trường khác như hệ thống thông tin đại chúng, chế độ chính trị xã hội.v.v cũng có một ý nghĩa đặc biệt trong quá trình xã hội hoá cá nhân.
Mỗi một thời kỳ trong quá trình trưởng thành của cá nhân thích ứng với một giai đoạn nhất định của quá trình xã hội hóa G Andreeva đã dựa vào những hoạt động chủ đạo của các nhân trong những thòi kỳ nhất định
để chia quá trình xã hội hoá thành ba giai đoạn chủ yếu như sau: giai đoạn thơ ấu ứng với hoạt động chủ đạo của cá nhân là vui chơi và học tập; giai đoạn trưởng thành ứng với hoạt động chủ đạo là lao động đé tạo ra của cải vật chất và tinh thẩn cho xã hội; giai đoạn sau lao động ứng với quá trình nghỉ ngơi, hưu trí
Từ những phân tích trên có thể hình thành sơ đồ khung phân tích cho
nội dung tư duy xã hội học về quá trình xã hội hoá cá nhân như sau:
23
Trang 25Sinh ra và lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan “đời nô lệ”, cậu bé Nguyễn Tất Thành đã phải tận mắt chứng kiến cảnh sống đen tối của người dân Việt Nam trong bóng đêm nô lệ do bọn thực dân và phong kiến gây lên bằng rượu cồn, thuốc phiện và các chính sách ngu dân Sau này, đã có lúc Người phải thốt lên trong lỗi nghẹn ngào đầy bức xúc: Lúc đó, trong
1000 làng đã có 1500 đại lý rượu và thuốc phiện, mà trường học chỉ vẻn vẹn
có 10 cái” {Đông Dương tập đoàn kẻ cướp, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập
1, tr 385) và “Người dân Việt Nam chúng tôi là những người nông dân bị nhấn chìm trong bóng đêm hết sức tối tăm Không một tờ báo nào, không ai hiểu bầy giờ trên thế giới đương diễn ra những gì, đêm tối, thực sự là đêm tối” (Thăm một chiến sỹ Quốc tế Cộng sản, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập
1, tr 477)
Tác phẩm Bản án c h ế độ thực dân Pháp nổi tiếng mà Người đã viết
trong nhũng ngày đầu sống và hoạt động cách mạng trên đất Pháp đã nói lên tất cả những gì vể sự áp bức bóc lột dã man, sự bất công tàn bạo đến mất hết tính người của bọn thực dân da trắng, cũng như bao cảnh lầm than khổ cực đến nghẹt thở của người dân Đông Dương và các dân tộc thuộc địa khác mà Người đã từng được chứng kiến
24
Trang 26Rên xiết, lầm than trước cảnh sưu cao, thuế nặng, “một cổ hai tròng”, hàng chục cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra trên khắp mọi miền đất nước Song các cuộc khởi nghĩa đó đều nhận được những kết cục đau xót
Từ phong trào Cẩn Vương đến phong trào Đông Kinh nghĩa thục, từ phong trào Duy Tân theo xu hướng tư sản đến các cuộc khởi nghĩa của quần chúng nông dân ở Nam kỳ, Bắc kỳ, Trung kỳ và của nhiều vị anh hùng dân tộc đầy lòng yêu nước, nghĩa hy sinh và tinh quả cảm đều có chung số phận của sự thất bại cay đắng
Nguyên nhân của những thất bại đó, ngoài những nhân tố chủ quan, khách quan như lịch sử đã ghi nhận, cần nhấn mạnh là các cuộc khởi nghĩa này đã không đáp ứng được những đòi hỏi có tính tất yếu của thời đại, của cách mạng Việt Nam khi đó: vừa đánh đuổi thực dân xâm lược Pháp, vừa xoá bỏ chế độ phong kiến mục ruỗng thối nát Nghĩa là phải đổng thời thực hiện hai cuộc cách mạng dân tộc và dân chủ nhân dân
Không cam chịu chung số phận thất bại đắng cay với các cuộc khởi nghĩa của các bậc nghĩa liệt đi trước và cũng muốn tìm ra được lời giải đáp đúng cho bài toán cách mạng Việt Nam, đồng thời cũng nhằm hiểu biết kỹ hơn về xã hội, đất nước của những kẻ áp bức, bóc lột dân tộc ta, người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành đã sớm có những quyết định đúng đắn trên con đường đi tìm chân lý
Có thể nói, chính đời sống thực tế xã hội Việt Nam đầy tối tăm, cay đắng nhưng cũng rất oanh liệt ở nửa cuối thế kỷ XIX và những năm đầu của thế kỷ XX đã tạo nên vốn kiến thức xã hội phong phú ở Hồ Chí Minh Thực
tế xã hội cũng đặt ra nhõng yêu cầu đầy bức xúc đòi hỏi các thế hệ người Việt Nam khi đó phải tìm ra được lời giải đáp đúng Chủ tịch Hồ Chí Minh, một trong những người Việt Nam yêu nước đã cảm nhận được một cách đầy
đủ các yêu cầu và nỗi day dứt bức xúc đó của lịch sử và cũng đã kiên quyết
đi tìm lời giải đáp mà các thế hệ trước đó chưa tìm ra Đây chính là một trong những cơ sở không thê thiếu được để hình thành nên tư duy xã hội học của chủ tịch Hổ Chí Minh
25
Trang 27Sinh ra ở một vùng quê xứ Nghệ giàu truyến thống yêu nước, bất
khuất trung kiẽn, lại sớm được rèn dũa trong một nền giáo dục Nho giáo từ ông ngoại và cha cùng các cụ đồ nho nổi tiếng trong vùng, Nguyễn Tất Thành đã sớm có những suy nghĩ về các vấn đề xã hội, sớm ý thức được lịch sử dân tộc, sớm làm quen với truyền thống yêu nước thương dân, căm thù sự bất công tàn bạo và cũng sớm lĩnh hội được những tri thức phù hợp với truyền thống dân tộc của những tư tưởng xã hội học phương đông
Cha Người, cụ Nguyễn Sinh sắc là nguời ham học, có lòng thương người, yêu nước và có vốn học vấn về Hán học và Nho giáo đã để lại dấu ấn rất sâu đậm của một người cha, người thày học ở Nguyễn Tất Thành Ông ngoại Người cũng là một nhà nho có uy tín thường cùng các cụ đổ nho trong vùng đàm đạo về các bậc hiền tài trong giói nho giáo, về nhân tình thế thái
Cũng như bao thanh niên trong các gia đình nhà nho như thế Nguyễn Tất Thành đã sớm được tiếp xúc với các tư tưởng xã hội học của Khổng tử, Mạnh tử Sau này Người nhớ lại: “Tôi sinh ra trong một gia đình nhà nho
An Nam Những gia đình như thế ở nước chúng tôi không phải làm việc gì Thanh niên trong các gia đình ấy thường học Khổng giáo Khổng giáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức và phép ứng xử Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về “thế giới đại đồng” (Thăm một chiến sỹ quốc tế cộng sản, trong Hồ Chí Minh toàn tập,
tập 1 tr 477)
Chính môi trường gia đình và các mối quan hệ xã hội Việt Nam khi
đó đã giúp Nguyễn Tất Thành sớm có điều kiện tiếp xúc với các tư tưởng nho giáo, phạt giáo phương Đông Điều đó cũng giúp sớm hình thành ở
Người những suy nghĩ và các quan điểm về các vấn đề xã hội, về phép ứng
xử, về sự giàu nghèo, bất công và trên hết vể một “xã hội đại đổng” không
có áp bức, bóc lột và sự công bằng, bình đẳng được tôn trọng
Như vậy ngay từ bé, Nguyễn Tất Thành đã được giáo dục trong môi trường của một gia đình đầy ắp những quan điểm, tư tưởng mang màu sắc
xã hội học của những nhà hiền triết trong giới Nho giáo, Phật giáo phương
Trang 28Đông, những tin tức vể các cuộc khởi nghĩa, về áp bức bóc lột, về sự khốn cùng của nguời dân lao động.v.v Nhung trên tất cả Người luôn nhận được
sự giấo dục vể tình thương người, thương nòi giống, tính cần cù, lương thiện, căm ghét sự bất công, ngang trái trên cơ sở các quan điểm, tư tưởng Nho giáo kết hợp với đạo lý vãn hoá của dân tộc
Chính đây là cơ sở để các bài nói, bài viết của Người về “đạo” của Khổng Tử, Lão Tử, Mạnh Tử sau này luôn luôn chứa đựng một kiến thức xã hội học uyên thâm với một cái nhìn phê phán sâu sắc mang tính cách mạng Ngay từ năm 1921 trên đất Pháp, khi mới bước chân vào con đường hoạt động cách mạng, Nguyễn ái Quốc đã khái quát một cách ngắn gọn nhưng
rõ ràng, chính xác học thuyết của Khổng tử, Mạnh Tử về xã hội, về sự bất bình đẳng về tổ chức xã hội Người viết: “ Khổng Tử vĩ đại (551 trước CN) khởi xướng thuyết thế giới đại đồng và truyền bá sự bình đẳng về tài sản Ông từng nói: Thiên hạ sẽ thái bình khi thế giới đại đồng Người ta không
sợ thiếu, chỉ sợ có không đều Bình đẳng sẽ xoá bỏ nghèo nàn.v.v
Học trò cùa Khổng Tử là Mạnh Tử, tiếp tục tư tưởng của thày và vạch
ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ, sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và lao động cưỡng bức với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ăn bám, sự nghỉ ngơi của người già, không
có điều gì đề án của ông không để cập đến Việc thủ tiêu bất bình đẳng vẻ hưởng thụ, hạnh phúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người” {Phong trào cộng sản quốc tế trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr
33)
Vài năm sau khi đã tiếp xúc và nắm bắt được tinh thần cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, nhất là chủ nghĩa Lênin về cách mạng của các dân tộc thuộc địa, Người đã có cái nhìn phê phán đầy sắc cạnh với học thuyết của Khổng Tử Điều đó nói lên rằng Người đã rất am hiểu về Khổng Tử và thời cuộc Theo Người, học thuyết của Khổng Tử đã không tán thành và phê phán mạnh mẽ cách mạng xã hội và những người cách mạng, Khổng Tử đã
là “người phát ngôn bênh vực những người bóc lột và chống lại người bị bóc lột” Tuy nhiên Người viết: “Nếu Khổng Tử sống ở thời đại chúng ta và
Trang 29nếu ông Ichmig khăng giữ những quan điểm ấy, thì ông sẽ trở thành phần tử phản cách mạng Cũng cố khả năng là siêu nhân này chịu thích ứng với hoàn cảnh và nhanh chóng trờ thành người kế tục trung thành của Lênin"
(Khổng Tử trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tr 454).
Rõ ràng, những tư duy xã hội hợc của Người, nhũng mong ước của Người sau này về một xã hội độc lập, dân chủ, bình đẳng, không có áp bức bóc lột và người dân “ai cũng có cơm ãn áo mặc, ai cũng được học hành” không thể không bị ảnh hưởng bởi những quan điểm tư tưởng về một “thế giới đại đổng” của Khổng Tử và Mạnh Tử Có một tác giả đã nhận xét:
“Những người ở phương Đồng lại thấy trong tư tưởng Hổ Chí Minh những nét gần gũi, phù hợp với “chủ nghĩa tam dân” của Tôn Trung Sơn, tinh thần yêu nước, khắc khổ hy sinh vì dân của M Gãng-đi, cũng như sự tu dưỡng đạo đức của học thuyết Khổng Tử, đức từ bi của Phật Thích Ca” (Nguyễn Xuân Thông, Những giá trị văn hoá Hổ Chí Minh, trong Tạp chí Cộng sản,
số 700, tr 42)
Tuy nhiên, những nhà tư tưởng xã hội vĩ đại của Nho giáo, Phật giáo phương Đông đã không đáp ứng sự mong mỏi và nhu cầu hiểu biết của Người về một xã hội bình đẳng, không có áp bức, bóc lột và đặc biệt là con đường để có được một xã hội như thế Sau này, vào năm 1925 khi nhận xét
về tình trạng trì trệ của cách mạng Trung Quốc, Người cũng đã có những nhận xét rất sâu sắc Người viết: “ tinh thầữ của lối sống đồng quê, thiếu tinh thần tháo vát đặc trưng cho người Trung Quốc thì chúng ta dễ hiểu rõ nguyên nhân của tình trạng trì trệ của Trung Quốc Toàn bộ đời sống trí tuệ của người Trung Quốc đều thấm đượm tinh thần triết học và giáo lý của Khổng Tử Lòng tôn kính cha mẹ, tình anh em, tình bạn trung thành, sự hoà thuận giữa mọi người đều được rút ra từ quan điểm của Phật” (Trung Quốc
và thanh niên Trung Quốc, trong Hổ Chí Minh toàn tập, tập 2, tr 372).
Cách nhìn nhận này có một số điểm khá gần gũi với cách lý giải của nhà xã hội học nổi tiếng người Đức Max Weber vể tôn giáo Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở đất nước đông dân nhất hành tinh này Tuy nhiên, ở đây có sự khác biệt lớn: trong khi Max
Trang 30Weber chỉ dơn thuần là sự lý giải thực tế để nhằm phát triển một lý thuyết, thì ở Hổ Chủ tịch cũng sự lý giải nhưng hướng đến phê phán những hạn chế của Khổng giáo, Phật giáo đối với cuộc đấu tranh giải phống của nhân dân lao động khỏi mọi gồng xiềng, áp bức bóc lột.
Như vậy, từ đây có thể nói chính những quan điểm, tư tưởng xã hội học của Khổng Tử, Lão Tử và Mạnh Tử và của các bậc hiền triết phương Đông khác mà Người tiếp nhận được trong các môi trường giáo dục khi còn nhỏ, cũng như trong suốt quá trình hoạt động cách mạng sau này đã có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành và phát triển tư duy xã hội học của Người về các vấn đề khác nhau của đời sống xã hội
Khi theo cha đến Huế, Người được vào học ở trường tiểu học Pháp Việt Đông Ba và trường Quốc học Huế Tại đây, mặc dù bị cấm đoán mạnh
mẽ từ phía chính quyền thực dân, nhưng Người cũng bắt dầu được tiếp xúc với một phần nào đó của nền văn hoá Pháp Đặc biệt được tiếp xúc với đỉnh cao tư tưởng xã hội của nhân loại khi đố mà đại diện là các nhà khai sáng Pháp như Mongtexkiơ, Rútxô, Vonte v.v Những khái niệm như tự do, bình đẳng, bắc ái và nhất là là cuộc cách mạng tư sản Pháp vĩ đại đã giành được sự quan tầm đặc biệt của Người Sau này Người đã giải thích: “ vào trạc tuổi 13 lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp: tự do, bình đẳng, bác ái- đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được coi là người Pháp - thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy” (Thăm một chiến sỹ quốc tế cộng sản, trong Hổ
Chí Minh toàn tập, tập 1 tr 477)
Có thể chính những truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái cùng những
tư tưởng xã hội tiến bộ và nền văn minh của Pháp mà Người đã được nghe, cũng như sự tàn bạo của chủ nghĩa Thực dân Pháp ở Việt Nam mà Người được chứng kiến hàng ngày đã thu hút sự quan tâm của Người đến với nước Pháp chứ không phải đến nước Nhật hay một nước nào khác Hành trang mang theo của Người đến nước Pháp là lòng yêu nước thương nòi vô bờ bến
và ý chí quyết tâm tìm ra chân lý để trở về cứu dân cứu nước khỏi kiếp đoạ
29
Trang 31đầy, nô lê (Phạm Xanh, Nguyễn ấi Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác Lênin vào Việt Nam, 2001, tr 11).
Nước Pháp, nơi người đặt chân đến đầu tiên, từng là quê hương của phong trào công nhãn và các cuộc cách mạng vĩ đại chống phong kiến, chống tư sản vào thế kỷ XVIII, XIX cùng với việc thiết lập lên Công xã Pari
và cũng tùng là quê hương của những nhà tư tưởng xã hội vĩ đại như Monteskio, Saint Simon, Auguste Comte , mà sau này được thừa nhận như những người đặt nền móng trực tiếp cho sự ra đời của xã hội học
Đến nước Pháp tiếp xúc với thực tế xã hội Pháp, với người lao động Pháp, Người đã nhận ra rằng bên cạnh một nước Pháp của bọn thực dân quý tộc, giàu có, dã man, tàn bạo, hống hách, còn có một nước Pháp khác của ngưòi lao động cũng bị đàn áp, bóc lột đến cùng cực Người hiểu sâu hơn về
xã hội và đất nước Pháp, nơi sản sinh ra những tư tưởng xã hội nổi tiếng với
“chủ nghĩa tự do, bình đẳng” mà bọn thực dân đã lợi dụng nó để áp bức, bóc lột người lao động và các dân tộc khác, nơi lần đầu tiên đã diễn ra các cuộc cách mạng vĩ đại chống phong kiến và chống tư sản của giai cấp vô sản mà người gọi là cách mạng Cộng sản (1871)
Cũng chính từ cuộc cách mạng Pháp, Người đã nhanh chóng rút ra bài học quý giá cho giai cấp vô sản và các dân tộc đang đấu tranh cho tự do, bình đẳng là: “1) Dân chúng công nông là gốc cách mạng, tư bản là hoạt đầu, khi nó không lợi dụng được dân chúng nữa, thì nó phản cách mạng 2) Cách mạng phải có tổ chức rất bền vững mới thành công 3) Đàn bà trẻ con cũng giúp làm việc cách mạng được nhiều 4) Dân khi cách mạng thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại 5) Ta muốn làm cách mạng thì không sợ hy sinh” (Cách mạng Pháp, trong Hổ Chí Minh toàn tập, tập 2
tr 271) Những bài học lý luận được rút ra từ kinh nghiệm thực tế quý giá này đã rất có ích cho quá trình hoạt động sau này của Người, đặc biệt trong việc lãnh đạo cách mạng Việt Nam và Đông Dương
Mới đây trong bài những giá trị văn hoá Hồ Chí Minh, tác giả
Nguyễn Xuân Thông đã nhận định: “Những người phương Tây có thể tìm thấy trong tư tưởng Hồ Chí Minh tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo thời kỳ
Trang 32Phục Hung, tư tưởng dân chủ của thế kỷ ánh sáng Tư tưởng tự do- bình đẳng- bác ái của cách mạng Pháp” (Nguyễn Xuân Thông, Sđd, tr 41,42).
Có thể nói ban đầu là sức thu hút và sau đó là sự hiểu biết về những tư
tưởng xã hội tiến bộ và nền văn minh của Pháp, cũng như thực tế đời sống
và cuộc đấu tranh anh dũng của giai cấp vồ sản Pháp đã là nền móng quan trọng để Người dân tiếp cận đến với chủ nghĩa Mác-Lênin Đó cũng là một trong những cơ sở không thể thiếu hình thành tư duy xã hội học của Hồ Chí Minh
Bên cạnh những yếu tố đó, cần nói thêm rằng trong quá trình đấu tranh cách mạng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, Hồ Chí Minh đã đi rất nhiều vùng, nhiều quốc gia, nhiều lãnh thổ, đã tiếp xúc với nhiều tư tưởng, nhiều quan điểm, nhiều học thuyết, đã tận mắt chứng kiến đời sống lầm than cơ cực, sự bất công tàn bạo và cuộc đấu tranh anh dũng chống lại cường quyền, áp bức của nhiều dân tộc cả da trắng, da vàng
và da đen trên khắp các lục địa Chính những kinh nghiệm quý giá đó cùng với trí thông minh sắc sảo hiếm có, tinh thần ham hiểu biết, sự làm viộc không biết mệt mỏi và ý chí sắt đá cho cuộc đấu tranh vì độc lập tự do của
tổ quốc đã là cơ sở vững chắc cho sự hành thành và phát triển tư duy xã hội học của chủ tịch Hồ Chí Minh
về tư tưởng Hồ Chí Minh
Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nhà nho nghèo, nghĩa tình nhân đức và thiểt tha yêu nước Chứng kiến sự tàn bạo của thực dân, phong kiến và bàn thân lớn lên trong khổ đau, hoạn nạn, Hồ Chí Minh sớm có lòng yêu nước thương dân Tuy rất khâm phục tinh thần x ả thân vì nước của các bậc tiền bối trong cuộc khởi nghiã của Hoàng Hoa Thám, trong phong trào Đông Du của Phan Bội Châu, phong trào Duy Tân của Phan Chu T rin h , nhưng với nhãn quan chính trị độc lập và sáng suốt, Người không tán thành con đường cứu nước của các cụ vì mỗi con đường đó đều có hạn chế căn bản, khỏ có thể đi đến thành công Hồ Chí Minh đi tìm con đường cứu nước mới với hành trang chỉ là chù nghĩa yêu nuớc truyền thống và một trí tuệ mẫn tiệp Trải qua gần mười năm bôn ba khắp bốn biển năm châu, nung nấu chí hướng cứu nước cứu dân, vừa lao động cùng những người anh em chung cảnh ngộ, vừa hoạt động cách mạng, vừa học hỏi các tư tưởng m ới , nhận thức của Hồ Chí Minh chuyển biến từng bước.
31
Trang 33Qua quan sát thực tiễn xã nội ở các nước tư bàn, Hô Chí Minh có được nhận thức mới đầu tiên là trong chế độ tư bản, chi có bọn tư sản là giàu có sung sướng, còn những người lao động từ chính quốc đến thuộc địa đều bị bóc lột bị thống trị cực khổ Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc, Bản yêu sách của nhân dân An Nam cùa Người không được hội nghị cá c nước đế quốc ở V écxây đếm xỉa đến, Hồ Chí Minh hiểu được chủ nghĩa để quốc, “chủ nghĩa Ưynxơn chỉ là một trò bịp lớn” Mùa thu năm 1920, Hồ Chí Minh đọc Sơ thảo lần thú nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin Luận cương chì rõ, cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sàn Đó là chân lý cùa thời đại, là giải đáp tuyệt vời cho điều
mà Hồ Chí Minh đang trăn trở, tìm tò i
Tư tưởng Hồ Chí Minh là kết quả cùa sự vận dụng và phát triển sáng lạo chù nghĩa M ác - Lênin vào điều kiện cụ thể cùa nước ta, kế thừa và phát triển các giá trị truyền thống tốt đẹp cùa dân tộc, tiếp thu tinh hoa vãn noá nhân loại Đó là tư tường về giải phỏng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người; về độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh đân tộc với sức mạnh thời đại; về sức mạnh của nhân dân, của khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chù cùa nhân dân, xây dựng Nhà nước thật sự của dân, do dân, vi dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng
vũ trang nhân dân; về phát triển kinh tế và văn hoá, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cùa nhân dân; về đạo đức cách mạng, cần, kiệm, liêm, chính, chí công
vô tư; về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đàng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành cùa nhân dân
PGS TS Vũ Bá Khôi Trên trang www.cpv.org.vn
32
Trang 34CHUƠNG 2
T ư DUY XÃ HỘI HỌC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỂ T ổ CHỨC XÃ HỘI
2 1 T Ư D U Y X Ã HỘI HỌC C Ủ A CHỦ TỊCH
HỒ CHÍ M IN H VỀ MỐI QUAN H Ệ GIỮA T ổ CHỨC VÀ X Ã HỘI.
Về nguyên tắc tổ chức xã hội là nhóm xã hội đặc thù, là hệ thống của các quan hê xã hội nhằm tập hợp liên kết các chủ thể xã hội, hướng đến phối hợp hoạt động giữa họ, tạo ra sự nhịp nhàng, ngăn nắp trong nhóm Tổ chức xã hội là tập hợp các vị thế, các vai trò cùng hệ thống các quy tắc, nguyên tắc nhằm xếp đặt trật tự thứ bậc giữa các vị thế và ấn định các vai trò tương ứng cho các vị thế đó Các yếu tố chính cấu thành nên tổ chức là các quy tắc, các địa vị, vai trò và quyền uy
Tổ chức luồn là một bộ phận lớn của cấu trúc xã hội Giữa các tổ chức có sự khác biệt về mục tiêu, chức năng và hàng loạt đặc trưng khác Sự khác biệt giữa các tổ chức do xã hội tạo lên
- Theo chức năng và mục tiêu (cách phân loại của Parson) có thể phân chia các tổ chức thành các loại như sau: tổ chức sản xuất kinh tế, tổ chức mục tiêu chính trị, tổ chức hội nhập và tổ chức duy trì mô thức
TỔ chức sản xuất kinh tế: là tổ chức chế tạo sản phẩm hoặc tiến hành sản xuất Điển hình của tổ chức kiểu này là công ty công thương nghiệp Mỗi một tổ chức đều lấy phương thức nào đó làm chức năng chủ yếu để tạo
ra cống hiến Tổ chức kiểu này đặt chức năng kinh tế lên hàng đầu
Tổ chức mục tiêu chính trị: tôn chỉ của nó là bảo đảm cho xã hội thực hiện mục tiêu của mình là chỉnh thể Định hướng của tổ chức kiểu này là thực hiện mục tiêu có giá trị, hình thành và bố trí quyền lực xã hội, chủ yếu
là chỉ cơ quan chính phủ
Tổ chức hội nhập: Tổ chức kiểu này có tác dụng tốt trong các tầng lớp xã hội, nó liên quan tới việc điều hòa mâu thuẫn và chỉ đạo động cơ, giúp cho các bộ phận xã hội phối hợp tốt với nhau
Trang 35Tổ chức duy trì mô hình: chỉ những tổ chức có chức năng “văn hóa”,
“giáo dục” và “truyền tải giá trị” Như giáo hội và trường học.(Xã hội học khái luận, Sđd)
Mỗi tổ chức xã hội được sinh ra, tổn tại và phát triển đều nhằm đáp ứng những nhu cầu nhất định của xã hội Sự ổn định và lớn mạnh của nó bị ảnh hưởng và bị chi phối mạnh mẽ từ những điều kiện xã hội cụ thể Mỗi một thay đổi trong xã hội đều có thể dẫn đến những biến đổi trong tổ chức Đến lượt mình tổ chức xã hội lại tác động lên xã hội, tham gia vào việc tạo
ra những biến đổi của xã hội
Qua các hoạt động xã hội thực tế của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chứng
tỏ Người là nhà tổ chức tài ba của phong trào cách mạng nước ta nói riêng
và phong trào công nhân quốc tế nói chung Sự vững mạnh và sự phát triển không ngừng của nhiều tổ chức chính trị, xã hội do Người tham gia sáng lập, rèn luyện và lãnh đạo mà tiêu biểu là Đảng Cộng sản Pháp, Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, Đoàn thanh niên cộng sản Việt Nam, Mặt trận tổ quốc Việt Nam và nhiều tổ chức chính trị-
xã hội khác là những bằng chứng hùng hồn xác nhận điều đó
Chính sự thành công trong hoạt động và sự lớn mạnh của các tổ chức
đó còn là bằng chứng không thể phủ nhận về khả năng sáng tạo trong tư duy xã hội học của người, cũng như khả năng vận đụng mộ! cách linh hoạt các lý thuyết về tổ chức và xây dựng tổ chức ở Người vào thực tế xã hội Việt Nam
2.1.1 Vai trò của tổ chức xã hôi đối với sư phát triển của xã hôi.
Vai trò hết sức quan trọng của việc tổ chức và các tổ chức chính trị xã hội đối với việc tập hợp quần chúng nhân dân lao động trong cuộc đấu tranh giải phóng họ khỏi mọi áp bức, bóc lột, vì sự tiến bộ xã hội đã được Hồ Chủ tịch nhận thức từ rất sớm Tư duy của Người được thể hiện qua các bài báo, những bức thư, những bài phát biểu trên các diễn đàn hội nghị, trong các bài giảng giành cho các thế hệ chiến sỹ cách mạng kế tục hay qua các hoạt
34
Trang 36động thực tế tữ những năm hai mươi của thế kỷ trước luôn luôn phản ánh rất rõ khía cạnh này.
Trong nhỉểu bài báo của Người từ đầu những năm hai muơi về ách áp bức bóc lột của Thực dân Pháp, nỗi thống khổ của người dân ở xứ Đông dương và ở các xứ thuộc địa khác cũng như cuộc đấu tranh kiên cường của
họ chống lại áp bức, bạo quyền song đều thất bại, vì một nguyên nhân cơ bản mà Người đã chỉ rõ là thiếu sự lãnh đạo, thiếu tổ chức
Có thể dẵn ra đây một vài ví dụ: bài Cuộc bạo động ở Đahômây trên
báo L Humanité năm 1923 nói về cuộc đình công sau đó dẫn đến cuộc bạo động đầy quả cảm của công nhân thành phô' Pooctô-Nôvô Hay bài Khởi nghĩa ở Đahômay trên báo La Vie Ouvriere tháng 3 năm 1923 viết về sự
vùng lên của người dân bản xứ chống lại áp bức bóc lột, bạo hành của chủ nghĩa thực dân da trắng, nhưng do bột phát, không đuợc chuẩn bị, không được tổ chức, phối hợp giữa các lực lượng nên đều bị thất bại trước “lưỡi lê
và dùi cui”, trước “súng liên thanh, súng cối và tầu chiến” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1 tr 170-173)
Người cho rằng thợ thuyền hay nông dân nếu được tổ chức lại dù là những tổ chức chỉ nhằm đấu tranh cho quyền lợi kinh tế, nhưng biết tập hợp, đoàn kết họ lại, hướng hành động của họ theo mục tiêu của cuộc đấu tranh đều có thể giành thắng lợi Từ những bằng chứng về thắng lợi của các cuộc đình công của thợ thuyền thuộc Liên hiệp hải viên công hội Hồng Cồng tháng 12 năm 1921, của thợ thuyền thuộc Liên hiệp hải viên công hội Thượng Hải tháng 7 năm 1922, của thợ dệt Nam Kinh v.v Người đã đi đến kết luận: “ Mặc dầu bọn tư bản nước ngoài và tư bản bản xứ cố hết sức dập tắt hoặc ngăn cản mọi phong trào giải phóng nhưng những người công nhân Trung Quốc được sự giúp đỡ mạnh mẽ của những người trí thức tận tuỵ, đã
tổ chức lại một cách nhanh chóng và hành động tốt đẹp” (Những người làm công tổ chức lại, chống bóc lột của chủ nghĩa rư bản, trong Hồ Chí Minh
toàn tập, tập 1, tr 167)
Vẫn với lối tư duy trong sáng, khúc triết, logic mang đậm tính xã hội học, khi đưa ra các bằng chứng thực tế xã hội sống động và đầy tính thuyết
Trang 37phục, ngay từ những buổi đầu tham gia các hoạt động chính trị xã hội, Hồ Chủ tịch đã chỉ ra rằng tổ chức có một vai trò rất lớn đối vói cuộc đấu tranh giải phóng của cấc dân tộc thuộc địa Hơn thế nữa qua việc trình bầy các dẫn chứng thực tế cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa cũng như thợ thuyền của các nước đế quốc, Người còn cho thấy nếu tổ chức càng mạnh, càng chặt chẽ, mục tiêu, điều lệ rõ ràng thì thắng lợi của cuộc đấu tranh của người lao động sẽ càng lớn.
Trong bài Phong trào cách mạng ở Ấn Độ, trên tạp chí La Revue
Communiste số 18 - 19 tháng 8, 9 năm 1921, Người cũng đã cho thấy tổ
chức “Xamiti” có vai trò rất quan trọng trong cuộc đấu tranh giải phóng của nhân dân Ân Độ Tổ chức đó có những quy tắc điều lệ rõ ràng, chặt chẽ, khi hoạt động bí mật, khi hoạt động công khai và phong trào cách mạnh của nhân dân Ân Độ khi thăng, khi trầm, nhưng cuối cùng đã giành được thắng lợi (HỔ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr 40-45)
Nói chung, cùng với nhiều bài viết ngay từ những năm đầu của thập
kỷ XX, trong bước khởi đầu sự nghiệp cách mạng của mình trên đất Pháp cũng như trong các bài Tình cảnh nông dân An Nam (1924), Tình cảnh nông dân Trung Quốc (1924), Nông dân Bắc Phi (1924), Người đã chỉ rõ ở
các nước thuộc địa nông dân đã nhiều lần nổi dậy chống chủ nghĩa thực dân, nhưng đều bị thất bại, vì thiếu tổ chức và thiếu sự lãnh đạo Vì vậy trong các bài phát biểu tại Đại hội V Quốc tế Cộng sản Người luôn kêu gọi:
“ Quốc tế Cộng sản cần phải giúp đỡ họ cổ chức lại, cần cung cấp cán bộ lãnh đạo cho họ và chỉ cho họ con đường đi tới cách mạng giải phóng” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1, tr XXVIII)
Đặc biệt, trong tác phẩm Đường cách mạng xuất bản năm 1927, vấn đề
tổ chức và vai trò của tổ chức đối với sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp đã được Người khái quát ở tầm lý luận với sự nhấn mạnh đặc biệt Ngưòi cho rằng người dân ở các nước thuộc địa muốn được giải phóng khỏi ách áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân và nói chung nhân dân lao động trên toàn thế giới muốn được giải phóng khỏi bóc lột, bất
36
Trang 38Cồng thi cần phải tiến hành “dân tộc cách mệnh” và “giai cấp cách mệnh”
Đé làm cách mạng thì mọi người phải đồng tâm hợp lực, chung lòng, chung sức, khỡng bạo động mà phải biết tổ chức nhau lại, phải học cách tổ chức.Chỉ có một tổ chức chính trị mạnh biết giảng giải “lý luận và chủ nghĩa” làm cho dân giác ngộ, hiểu biết tình hình trong nước và thế giới, có
kế hoạch, cố sách ỉược, biết hành động, biết lãnh đạo và tập hợp sức mạnh của toàn dân thì mới có thể làm cách mạng thành công Còn nếu không có
tổ chức như đũa không thành bó, làm sức yếu đi dễ thất bại Người viết:
“Dân khổ quá hay làm bạo động, như dân An Nam ở Trung Kỳ kháng thuế,
Hà Thánh đầu độc, Nam Kỳ phá khám; không có chủ nghĩa không có kế hoạch, đến nỗi thất bại mãi” “Dân thường chia rẽ phái này bọn kia, như dân ta người Nam thì nghi người Trung, người Trung thì khing người Bắc, nên nỗi yếu sức đi, như đũa mỗi chiếc mỗi nơi” (Hổ Chí Minh toàn tập, tập
Để nhân lên sức mạnh từ lòng căm thù của nhân dân, tránh sự chiâ rẽ nghi kỵ nhau, tạo ra sự đồng tâm nhất trí làm cách mạng thì sự xuất hiện của một tổ chức chính trị, một đảng cách mạng là sự cần thiết khách quan Người đi đến kết luận: “Vậy nên sức cách mạng phải tập trung, muốn tập trung phải có đảng cách mạng” và cách mạng “trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy” (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 1)
Công tác tổ chức và các tổ chức chính tri đã có một ý nghĩa to lớn đối với việc lãnh đạo và tập hợp quần chúng lao động trong cuộc cách mạng giải phóng khỏi mọi áp bức bóc lột ở Việt Nam Vượt ra ngoài tầm cách mạng Việt Nam trong Đường cách mạng, Người đã nâng ý nghĩa của nó lên
mức khái quát lý luận chung cho cách mạng của các dân tộc trên thế giới.Thông qua các bằng chứng thực tế từ cuộc cách mạng tư sản Mỹ, đặc biột là thông qua các cuộc cách mạng Pháp vào thế kỷ XVIII, XIX, Người
đã chỉ rõ đối với thợ thuyền Pháp sở đĩ cách mạng ở Pháp năm 1871 đã
Trang 39thiết lập nẽn Công xã Paris và nhà nước của nhân dân và cũng như hai cuộc cách mạng trước đó đều không thành công vì “trong ba lần cách mệnh
1789, 1848, 1870, đều vì dân can đảm nhiều, nhưng trí thức ít, cho nên tư bản nó lợi dụng Pari Công xã vì tổ chức không khéo và vì không liên lạc với dân cày, đến nỗi thất bại” Từ đó Người đã đưa ra kết luận có tính khái quát cao “Cách mệnh thì phải có tổ chức rất vững bền thì mới thành công”
(Đường cách mệnh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tr 273, 274).
Từ thực tế của cách mạng Nga vào năm 1905 và 1917, Người cũng đã chỉ rõ sở dĩ cách mạng 1905 bị thất bại là do tổ chức chưa vững vàng, tổ chức Đảng của giai cấp công nhân còn thiếu kinh nghiệm, chưa đủ mạnh, chưa phối hợp được sức mạnh của công nhân với nông dân và binh lính Người viết “cách mạng 1905 thua vì thợ thuyền vói dân cày không nhất trí Khi thợ thuyển nổi lên thì dân cày không theo ngay Thợ thuyền thua rồi thì dân cày mới nổi lên Thợ thuyền chưa có kinh nghiệm nhiều và tổ chức chưa hoàn toàn, chưa vận động lính và súng ống khí giới của dân ít quá” (Đường cách mệnh, trong Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, tr 278).
Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn sê vích giai cấp công nhân Nga đã làm nên cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 Từ sự thành công của cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại, Người đã phân tích vể vai trò tổ chức và lãnh đạo của Đảng, sự vững mạnh, sáng suốt trong đánh giá tình hình, những bài học kinh nghiệm mà Đảng tích luỹ được trong cuộc cách mạng 1905 và cuối cùng Người đưa ra kết luận: “muốn cách mệnh thành công thì phải
có Đảng vững bền, phải bền gan, phải hy sinh, phải thống nhất Nói tóm lại phải theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư và Lênin” (Đường cách mệnh, trong Hồ
Chí Minh toàn tập, tập 2, tr 280)
Với cách diễn đạt ngắn gọn dễ hiểu, thông qua những bằng cứ thực tê' sống động không thể bác bỏ, Người đã đi đến đến một tầm khái quát cao có tính lý luận về vai trò của tổ chức và tổ chức Đảng Cộng sản với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam nói riêng và các dân tộc trên thế giới nói chung Trong tư duy của Người giữa lý luận và thực tế xã hội có mối quan
hệ chặt chẽ với nhau Lý luận đã được khái quát lên từ chính thực tế xã hội
Trang 40của Vỉệt Nam và cùa nhiều dân tộc trên thế giói Và chính lý luận cũng đã quay trở lại giúp cho việc giải thích thực tế xã hội.
Sau này, với tư cách là người sáng lập, lãnh đạo và tổ chức của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà và nhiểu tổ chức đoàn thể chính trị xã hội khác, Hổ Chủ tịch luôn đánh giá cao vai ưò của các tổ chức đó đối vdi từng giai đoạn cụ thể của cách mạng nước ta nói riêng và với cả quá trình phát triển của xã hội Việt Nam nói chung Tư duy
đó của Người được thể hiên trong rất nhiều bài viết, bài phát biểu về vai trò của Đảng, của Đoàn, của các tổ chức chính trị xã hội ở Viột Nam
Một vài ví dụ, với tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản, trong bài nói tại lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn năm 1966, Người cho rằng vai trò của Đoàn là rất lớn trong viộc tổ chức, tập hợp thanh niên đi theo Đảng:
“Đoàn thanh niên là cánh tay đắc lực và đội hậu bị tin cậy của Đảng” Trong Ba mươi năm hoạt động của Đảng Lao động Việt Nam (I960) người
lại nhấn mạnh: Đoàn là “cánh tay đắc lực của Đảng trong viộc tổ chức và giáo dục thế hệ trẻ thành những chiến sỹ tuyệt đôí trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội” (Theo Dương Tự Đam, Những tư tưởng cơ bản của chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn, 2002, tr 60)
Sự quan tâm và sự nhấn mạnh đặc biệt của Hồ Chủ tịch giành cho vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam, Người tổ chức mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam Ngay từ cuối những năm hai mươi hướng tới thành lập Đảng Cộng sản Việt nam trong chương trình tóm tắt của Đảng Người đã
viết “Đảng là đội tiền phong của đội quân vô sản gồm một số lớn của giai cấp công nhân và làm cho họ có đủ năng lực lãnh đạo quần chúng” (Hổ Chí Minh toàn tập, tập 3, tr 4) Khi Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập Người lại nhấn mạnh “Đó là Đảng của giai cấp vô sản Đảng sẽ dìu dắt giai cấp vồ sản lãnh đạo cách mạng An nam đấu tranh nhằm giải phóng cho toàn thể anh chị em bị áp bức bóc lột chúng ta” (Hổ Chí Minh toàn tập, tập
3 tr 10)
Như vậy, ngay từ khi Đảng còn trong trứng nước Người đã xác định Đảng sẽ có vai trò quyết định đối với việc tổ chức lãnh đạo quần chúng