1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Ths luat một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp giấy chứng nhận đầu tư

82 73 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 82
Dung lượng 563,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về đầu tư là lĩnh vực quan trọng của chuyên ngành luật kinh tế. Kể từ năm 2005 trở về trước, ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp luật về đầu tư, đó là pháp luật về đầu tư nước ngoài với văn bản chính là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và pháp luật về đầu tư trong nước, với văn bản chính là Luật khuyến khích đầu tư trong nước. Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Sau một thời gian thực thi, vào các năm 1990 và 1992, Quốc hội đã lần lượt ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhằm mở rộng cho các thành kinh tế có thể tham gia hợp tác với nước ngoài trong lĩnh vực đầu tư và bổ sung một số hình thức Đầu tư nước ngoài. Tiếp đó, ngày 12111996, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được Quốc hội thông qua theo hướng cải cách các thủ tục hành chính song giảm bớt một số ưu đãi cho các nhà đầu tư. Năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ra đời theo hướng mở rộng quyền tự chủ trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đồng thời bổ sung một số ưu đãi về thuế. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 là văn bản luật đầu tiên điều chỉnh các quan hệ về đầu tư trong nước. Tiếp đó, nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc huy động các nguồn vốn trong nước, ngày 3051998 Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) trong đó bổ sung một số hình thức, ưu đãi đầu tư. Do được ban hành ở các thời điểm khác nhau, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng khác nhau nên các quy định về đầu tư ở Việt Nam có chỗ chưa nhất quán, có tình trạng phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong việc huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội đất nước. Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị trường theo hướng đơn giản, minh bạch, nhất quán, từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài; xây dựng trình tự, thủ tục đơn giản, thuận lợi không chỉ cho nhà đầu tư mà cho cả cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo chính sách đến được nhà đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng nguồn lực của mình đầu tư, kinh doanh. Việc xây dựng Luật Đầu tư chung, thống nhất các quy định áp dụng cho hoạt động đầu tư trong nước và nước ngoài là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tế đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế. Việc ban hành Luật Đầu tư chung (Luật Đầu tư 2005) thay thế cho Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trong nước với phạm vi áp dụng chung cho hoạt động đầu tư trong nước, hoạt động đầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư nhà nước và hoạt động đầu tư tư nhân là một bước tiến quan trọng theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, về cơ bản tạo sân chơi bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Luật Đầu tư 2005 về cơ bản đã nhất thể hóa hệ thống pháp luật về đầu tư của Việt Nam, điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư, không phân biệt nguồn vốn đầu tư là đầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước hay đầu tư của tư nhân, đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đồng thời đơn giản hoá thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Để thi hành Luật Đầu tư, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiều văn bản hướng dẫn. Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư chung đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực trong lĩnh vực đầu tư tại Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay. Trong các quy định pháp luật về đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư là nội dung quan trọng. Đây là văn bản thay thế cho Giấy phép đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước. Trải qua hơn 4 năm sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư đã cấp hàng nghìn Giấy chứng nhận đầu tư. Tuy nhiên, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rà soát, tổng hợp, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể trên quy mô cả nước. Các quy định về cấp Giấy chứng nhận đầu tư khi áp dụng trong thực tế đã bộc lộ một số bất cập, không thống nhất giữa các địa phương, đặc biệt là vấn đề hậu kiểm sau khi cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Do đó, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật và kiện toàn công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực này là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn: Về lý luận, sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư; quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Về thực tiễn, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tư góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đồng thời đẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quản quản lý sau cấp phép, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả và bền vững.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật về đầu tư là lĩnh vực quan trọng của chuyên ngành luật kinh

tế Kể từ năm 2005 trở về trước, ở Việt Nam tồn tại hai hệ thống pháp luật vềđầu tư, đó là pháp luật về đầu tư nước ngoài với văn bản chính là Luật Đầu tưnước ngoài tại Việt Nam và pháp luật về đầu tư trong nước, với văn bản chính

là Luật khuyến khích đầu tư trong nước

Năm 1987, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam Sau một thời gian thực thi, vào các năm 1990 và 1992, Quốc hội đã lầnlượt ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoàitại Việt Nam nhằm mở rộng cho các thành kinh tế có thể tham gia hợp tác vớinước ngoài trong lĩnh vực đầu tư và bổ sung một số hình thức Đầu tư nướcngoài Tiếp đó, ngày 12/11/1996, Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đãđược Quốc hội thông qua theo hướng cải cách các thủ tục hành chính songgiảm bớt một số ưu đãi cho các nhà đầu tư Năm 2000, Luật sửa đổi, bổ sungmột số điều của Luật Đầu tư nước ngoài ra đời theo hướng mở rộng quyền tựchủ trong tổ chức quản lý của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoàiđồng thời bổ sung một số ưu đãi về thuế

Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1994 là văn bản luật đầutiên điều chỉnh các quan hệ về đầu tư trong nước Tiếp đó, nhằm thúc đẩymạnh mẽ hơn việc huy động các nguồn vốn trong nước, ngày 30/5/1998 Quốchội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khuyến khíchđầu tư trong nước (sửa đổi) trong đó bổ sung một số hình thức, ưu đãi đầu tư

Do được ban hành ở các thời điểm khác nhau, phạm vi điều chỉnh vàđối tượng áp dụng khác nhau nên các quy định về đầu tư ở Việt Nam có chỗchưa nhất quán, có tình trạng phân biệt đối xử, không bình đẳng giữa nhà đầu

Trang 2

tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài Điều này dẫn đến nhiều hạn chếtrong việc huy động các nguồn lực để phát triển kinh tế xã hội đất nước.

Yêu cầu đặt ra là phải tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyếnkhích đầu tư phù hợp với nền kinh tế thị trường theo hướng đơn giản, minhbạch, nhất quán, từng bước xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa đầu tư trong nước

và đầu tư nước ngoài; xây dựng trình tự, thủ tục đơn giản, thuận lợi không chỉcho nhà đầu tư mà cho cả cơ quan nhà nước nhằm đảm bảo chính sách đếnđược nhà đầu tư, tạo lòng tin cho nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế sửdụng nguồn lực của mình đầu tư, kinh doanh Việc xây dựng Luật Đầu tưchung, thống nhất các quy định áp dụng cho hoạt động đầu tư trong nước vànước ngoài là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong tiến trình đổi mới kinh tế đấtnước và hội nhập kinh tế quốc tế

Việc ban hành Luật Đầu tư chung (Luật Đầu tư 2005) thay thế choLuật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Luật Khuyến khích đầu tư trongnước với phạm vi áp dụng chung cho hoạt động đầu tư trong nước, hoạt độngđầu tư nước ngoài, hoạt động đầu tư nhà nước và hoạt động đầu tư tư nhân làmột bước tiến quan trọng theo hướng cải thiện môi trường đầu tư, về cơ bảntạo "sân chơi" bình đẳng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài LuậtĐầu tư 2005 về cơ bản đã nhất thể hóa hệ thống pháp luật về đầu tư của ViệtNam, điều chỉnh mọi hoạt động đầu tư, không phân biệt nguồn vốn đầu tư làđầu tư trong nước hay đầu tư nước ngoài, đầu tư của nhà nước hay đầu tư của

tư nhân, đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp đồng thời đơn giản hoá thủ tụcđầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốnđầu tư, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư

Để thi hành Luật Đầu tư, Chính phủ, các Bộ, ngành đã ban hành nhiềuvăn bản hướng dẫn Thực tế đã chứng minh việc ban hành Luật Đầu tư chung

đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra những chuyển biến tích cực tronglĩnh vực đầu tư tại Việt Nam kể từ năm 2006 tới nay

Trang 3

Trong các quy định pháp luật về đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư lànội dung quan trọng Đây là văn bản thay thế cho Giấy phép đầu tư theo quyđịnh của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và Giấy chứng nhận ưu đãiđầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

Trải qua hơn 4 năm sau khi Luật Đầu tư 2005 có hiệu lực, các cơ quanquản lý nhà nước về đầu tư đã cấp hàng nghìn Giấy chứng nhận đầu tư Tuynhiên, việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư chưa được rà soát, tổng hợp, đánh giámột cách toàn diện, tổng thể trên quy mô cả nước Các quy định về cấp Giấychứng nhận đầu tư khi áp dụng trong thực tế đã bộc lộ một số bất cập, khôngthống nhất giữa các địa phương, đặc biệt là vấn đề "hậu kiểm" sau khi cấpGiấy chứng nhận đầu tư Do đó, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng thi hànhpháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo Luật Đầu tư 2005 từ đó đề xuấtgiải pháp hoàn thiện pháp luật và kiện toàn công tác quản lý nhà nước tronglĩnh vực này là hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn:

Về lý luận, sẽ làm rõ vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư; quytrình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và các nhân tố ảnh hưởng đến côngtác cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Về thực tiễn, sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đầu tưgóp phần thúc đẩy cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư đồng thờiđẩy mạnh thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước, nâng cao hiệu quảnquản lý sau cấp phép, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển hiệu quả và bềnvững

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Đã có nhiều công trình nghiên cứu trước đây về địa vị pháp lý củadoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, vấn đề thu hút đầu tư trong phạm vi

cả nước hoặc ở một số địa phương , song có rất ít công trình nghiên cứu vềGiấy chứng nhận đầu tư, đặc biệt là chưa thấy có công trình nào nghiên cứu,

Trang 4

đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện và khảo sát kỹ hoạt động cấp Giấychứng nhận đầu tư trên phạm vi cả nước.

Do đó, đề tài này ngoài việc phân tích vai trò, ý nghĩa của Giấy chứngnhận đầu tư; quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư; đánh giá thựctrạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư ở Việt Nam còn phân tích các nhân tố tácđộng đến công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư, từ đó đề ra các giải pháp đểhoàn thiện, nâng cao hiệu quả công tác cấp Giấy chứng nhận đầu tư

3 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nhìn nhận, đánh giá một cách có hệ thống, toàn diện các quyđịnh về cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời đánh giá thực trạng thi hànhpháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư ở nước ta hiện nay, trong đó chỉ ranhững bất cập, tồn tại trong hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư Trên cơ

sở đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về cấp Giấychứng nhận đầu tư nói riêng, pháp luật về đầu tư nói chung hiện nay cũng nhưkhắc phục những hạn chế đang tồn tại trong quá trình xây dựng và thực thipháp luật liên quan đến lĩnh vực này

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, đánh giá cácquy định pháp luật, văn bản pháp quy về Giấy chứng nhận đầu tư theo LuậtĐầu tư 2005; thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư trên phương diện quyđịnh của luật và thực tiễn, chú trọng đề cập đến những hạn chế, bất cập củahoạt động này

Phạm vi nghiên cứu: Về mặt không gian, phạm vi nghiên cứu là ởViệt Nam nói chung và một số địa phương trọng điểm về thu hút đầu tư Vềmặt thời gian, đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng thi hành pháp luật về cấpGiấy chứng nhận đầu tư kể từ khi Luật Đầu tư có hiệu lực (01/7/2006) chođến nay

Trang 5

5 Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương phápphân tích tổng hợp, phương pháp thống kê, thu thập thông tin, tài liệu, số liệu

từ các Bộ, ngành trung ương (TƯ), Sở Kế hoạch và Đầu tư các tỉnh để xemxét những ưu điểm và hạn chế trong các quy định về cấp Giấy chứng nhậnđầu tư, thực tiễn cấp Giấy chứng nhận đầu tư từ đó đề xuất các giải phápnhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứngnhận đầu tư

6 Kết quả và đóng góp của luận văn

Luận văn phân tích các khía cạnh pháp lý có liên quan đến pháp luật

về cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại Việt Nam theo Luật Đầu tư 2005 đồng thờiđánh giá thực trạng cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời gian qua, chỉ ranhững hạn chế, tồn tại trong quy định của pháp luật và thực tiễn cấp Giấychứng nhận đầu tư

Trên cơ sở luận cứ khoa học và thực tiễn, luận văn đưa ra những giảipháp, kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật quy định về Giấy chứngnhận đầu tư, cấp Giấy chứng nhận đầu tư nói riêng và Luật Đầu tư 2005 nóichung

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các bảng, sơ đồ, tài liệu thamkhảo, phần nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu tư.

Chương 2: Thực trạng thi hành pháp luật về cấp Giấy chứng nhận đầu

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về cấp Giấy chứng

nhận đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Trang 7

Chương 1 PHÁP LUẬT VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI, VAI TRÒ, Ý NGHĨA CỦA GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

1.1.1 Khái niệm và phân loại Giấy chứng nhận đầu tư

1.1.1.1 Khái niệm Giấy chứng nhận đầu tư

Luật Đầu tư 2005 và các văn bản hướng dẫn không định nghĩa Giấychứng nhận đầu tư Do đó, việc làm rõ khái niệm, vai trò của Giấy chứngnhận đầu tư có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với cơ quan quản lý nhà nước

về đầu tư và cả nhà đầu tư, góp phần làm sáng tỏ các quy định của luật và đềxuất một quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư phù hợp với thực tiễn

Trước đây, dự án có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo Luật Đầu

tư nước ngoài tại Việt Nam, theo đó nhà đầu tư được cấp Giấy phép đầu tư.Trong khi đó, dự án có vốn đầu tư trong nước thực hiện theo Luật khuyếnkhích đầu tư trong nước, theo đó nhà đầu tư được cấp Giấy chứng nhận ưu đãiđầu tư Hai loại văn bản này có sự khác nhau về nội dung lẫn quy trình thủ tụccấp giấy và cả quan điểm của nhà nước đối với nhà đầu tư Khi Luật Đầu tư

2005 ra đời, cả hai loại Giấy trên đều đã được bãi bỏ, thay bằng một văn bảnchung thống nhất là Giấy chứng nhận đầu tư Quy trình cấp về cơ bản được ápdụng thống nhất đối với cả dự án có vốn đầu tư trong và ngoài nước Như vậy,Luật Đầu tư 2005 về cơ bản đã xóa bỏ sự khác biệt trong cấp phép giữa dự ánđầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài

Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc

vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy địnhcủa Luật Đầu tư và các quy định khác của pháp luật có liên quan Hoạt độngđầu tư là hoạt động của nhà đầu tư trong quá trình đầu tư, bao gồm các khâu

Trang 8

chuẩn bị đầu tư, thực hiện và quản lý dự án đầu tư Dự án đầu tư là tập hợpcác đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địabàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

Trên cơ sở các khái niệm liên quan đến hoạt động đầu tư, có thể định

nghĩa: Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản do cơ quan quản lý về đầu tư cấp cho nhà đầu tư, công nhận hoạt động đầu tư của nhà đầu tư đó đối với một

dự án đầu tư cụ thể Tùy theo quy mô và tính chất của dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư có thể là chứng chỉ ghi nhận các chỉ số nhà đầu tư đã đăng ký, cũng có thể là bằng chứng xác minh quá trình thẩm định của cơ quan nhà nước quản lý về đầu tư, đối với khía cạnh đăng ký thành lập doanh nghiệp, Giấy chứng nhận đầu tư có ý nghĩa tương tự và có giá trị như Giấy đăng ký thành lập doanh nghiệp.

1.1.1.2 Phân loại Giấy chứng nhận đầu tư

Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Quyết định1088/2006/QĐ-BKH, có 3 loại Giấy chứng nhận đầu tư:

- Loại Giấy chứng nhận đầu tư chỉ điều chỉnh dự án đầu tư (Phụ lục

II-1)

- Loại Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập Chi nhánh điều chỉnh

hoạt động của dự án đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký hoạt độngcủa Chi nhánh (Phụ lục II-2), gồm 4 nội dung hoạt động của Chi nhánh và 7nội dung về dự án đầu tư

- Loại Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc thành lập doanh nghiệp điều

chỉnh hoạt động dự án đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh củadoanh nghiệp (Phụ lục II-3), gồm 6 nội dung đăng ký kinh doanh và 7 nộidung về dự án đầu tư

Cụ thể:

Trang 9

Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án đầu tư hoặc gắn với thành lập chi nhánh có số Giấy chứng nhận đầu tư là dãy ký tự bằng số có 11 chữ

số Còn Giấy chứng nhận đầu tư để thực hiện dự án dự án đầu tư gắn với

thành lập doanh nghiệp (Phụ lục II-3) có số Giấy chứng nhận đầu tư, đồngthời là số đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, là dãy ký tự bằng số có 12chữ số

Giấy chứng nhận đầu tư chỉ để thực hiện dự án đầu tư không bị điều

chỉnh theo pháp luật về đăng ký kinh doanh, do đó việc ban hành bản gốc

Giấy chứng nhận đầu tư phụ thuộc vào số nhà đầu tư, có thể điều chỉnh, bổ

sung như cơ chế điều chỉnh Giấy phép đầu tư trước đây Còn Giấy chứng

nhận đầu tư gắn với thành lập Chi nhánh, hoặc gắn với thành lập doanh

nghiệp quản lý theo cơ chế Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà phápluật về đăng ký kinh doanh quy định, do đó cơ quan quản lý cấp bản gốc chodoanh nghiệp, việc bổ sung, sửa đổi theo cơ chế đổi (không điều chỉnh, sửađổi)

1.1.2 Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư

1.1.2.1 Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với cơ quan quản lý nhà nước

Mục tiêu các cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư là lựa chọn được

dự án đầu tư có hiệu quả đồng thời xây dựng một cơ chế phù hợp về quản lý,giám sát sau đầu tư Về mặt quản lý nhà nước, Giấy chứng nhận đầu tư làphương tiện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đầu tư, là cơ sở để theodõi, kiểm tra việc chấp hành thực hiện ưu đãi của các cơ quan liên quan Khiđăng ký đầu tư, nhà đầu tư phải giải trình về mục tiêu, quy mô và địa điểmthực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện dự án, nhu cầu sử dụng đất vv Cấp

Giấy chứng nhận đầu tư là công việc được tiến hành trong quy trình quản lý đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư là

văn bản làm căn cứ cho việc quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư trên các

Trang 10

khía cạnh như: tư cách pháp lý của nhà đầu tư; mục tiêu, quy mô và địa điểmthực hiện dự án đầu tư; vốn đầu tư, tiến độ thực hiện dự án đầu tư; ưu đãi đầu

tư (nếu có)…

Giấy chứng nhận đầu tư giúp cơ quan quản lý nhà nước "tiền kiểm",

tức kiểm tra, soát xét tính hợp pháp của hoạt động kinh doanh của nhà đầu tưtại thời điểm cấp phép, nhà đầu tư sẽ kinh doanh gì, ở đâu, nhà đầu tư thực sự

có năng lực hay không, trước khi dự án được tiến hành trên thực tế Theo đó,đối với mỗi mức vốn đầu tư hoặc lĩnh vực đầu tư, kinh doanh nhất định sẽ cónhững yêu cầu cụ thể về hồ sơ phải nộp cho cơ quan quản lý nhà nước

Giấy chứng nhận đầu tư còn là cơ sở để cơ quan quản lý nhà nước

"hậu kiểm" Luật Đầu tư quy định, nếu dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu

tư sau 12 tháng mà nhà đầu tư không triển khai hoặc không có khả năng thực

hiện theo tiến độ đã cam kết và không có lý do chính đáng thì bị thu hồi Giấy

chứng nhận đầu tư Do đó, Giấy chứng nhận đầu tư là một trong những cơ sở

để cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư thực hiện công tác kiểm tra, giám sátđầu tư

1.1.2.2 Vai trò, ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư

- Giấy chứng nhận đầu tư có ý nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh:

Trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế thì thủtục đầu tư được làm đồng thời với thủ tục đăng ký kinh doanh Trong Giấychứng nhận đầu tư bao gồm cả các nội dung đăng ký kinh doanh theo quyđịnh của Luật Doanh nghiệp Trong trường hợp này, Giấy chứng nhận đầu tư

là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và cũng được gửi cho cơ quan quản

lý kinh doanh để quản lý chung về đăng ký kinh doanh

Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy chứng nhận đầu

Trang 11

chỉ thực hiện thủ tục đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư theo quy

định của Luật Đầu tư 2005 và Nghị định 108/2006/NĐ-CP Nếu nhà đầu tưnước ngoài có dự án đầu tư mới gắn với việc thành lập pháp nhân mới thìthực hiện thủ tục thành lập tổ chức kinh tế và thủ tục đầu tư theo quy địnhnhư đối với nhà đầu tư trong nước

Ngoài ra, để đảm bảo tính linh hoạt của hoạt động đầu tư, pháp luậtquy định về chuyển đổi hình thức đầu tư của doanh nghiệp có vốn đầu tưnước ngoài Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài trong quá trình hoạt động củamình được tự do chuyển đổi giữa các hình thức đầu tư cho phù hợp với tìnhhình sản xuất kinh doanh mà không bị cấm hoặc hạn chế, từ hình thức công tytrách nhiệm hữu hạn (TNHH) sang công ty cổ phần hoặc ngược lại, từ công tyhợp doanh sang công ty cổ phần hoặc TNHH và ngược lại Trong các trườnghợp này, nhà đầu tư chỉ việc tiến hành một số thủ tục khá đơn giản theo mẫu

quy định và sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư mới (đối với doanh nghiệp

có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối vớidoanh nghiệp trong nước) phù hợp với loại hình doanh nghiệp đã chuyển đổi

Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh tạo thuận lợi nhất định cho nhà đầu tư nước ngoài trong quátrình tiến hành thủ tục về đầu tư Tuy nhiên, trên thực tế, hệ thống cấp Giấychứng nhận đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp và cấp Giấy chứng

nhận đầu tư theo Luật Đầu tư vẫn song song tồn tại đồng thời quy định đối

với dự án đầu tư trong nước và dự án đầu tư nước ngoài còn có những khácbiệt nhất định

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh xác lập địa vị pháp lý của chủ thể

kinh doanh, tức là doanh nghiệp, trong khi Giấy chứng nhận đầu tư chỉ xác lập

tính hợp pháp của một hành vi kinh doanh của doanh nghiệp Nghĩa là, Giấy

chứng nhận đầu tư gắn với một dự án còn Giấy chứng nhận đăng ký kinh

doanh gắn với một doanh nghiệp, trong khi một doanh nghiệp có thể có nhiều

Trang 12

dự án Việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh thực chất là đã đồng nhất một dự án với một doanh nghiệp

Do ý nghĩa của Giấy chứng nhận đầu tư vẫn khác Giấy chứng nhận

đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp dẫn đến tại các Sở

Kế hoạch và Đầu tư hiện nay, Phòng đăng ký kinh doanh (có Sở gọi là PhòngDoanh nghiệp) và Phòng Thẩm định các dự án và kế hoạch đầu tư (hoặcPhòng Đầu tư nước ngoài) vẫn tách làm hai

- Giấy chứng nhận đầu tư ghi nhận ưu đãi đầu tư:

Đối với dự án đầu tư trong nước thuộc diện không phải đăng ký đầu tư

và dự án thuộc diện đăng ký đầu tư, nếu nhà đầu tư yêu cầu xác nhận ưu đãiđầu tư thì làm thủ tục đăng ký đầu tư để cơ quan nhà nước quản lý đầu tư ghi

ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư Đối với dự án đầu tư trong nướcthuộc diện thẩm tra đầu tư đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơ quan nhànước quản lý đầu tư ghi ưu đãi đầu tư vào Giấy chứng nhận đầu tư Đối với

dự án có vốn đầu tư nước ngoài đáp ứng điều kiện được hưởng ưu đãi, cơquan nhà nước quản lý đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư vào Giấy chứngnhận đầu tư

Như vậy, Giấy chứng nhận đầu tư là chứng nhận ưu đãi đối với dự ánđầu tư Đây là một trong những cơ sở để cơ quan có thẩm quyền xem xét, xácđịnh mức ưu đãi cụ thể cho dự án Cơ quan có thẩm quyền sẽ căn cứ vào Giấychứng nhận đầu tư và sự đáp ứng trên thực tế của doanh nghiệp đối với cáctiêu chí hưởng ưu đãi để đưa ra mức ưu đãi áp dụng thực tế

Theo quy định, lĩnh vực đầu tư ưu đãi bao gồm các ngành sản xuất vậtliệu mới, năng lượng mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ tin học, côngnghệ thông tin; phát triển nuôi trồng, chế biến nông, lâm, hải sản, bảo vệ môitrường; nghiên cứu phát triển và ươm tạo công nghệ cao, đầu tư vào nghiêncứu phát triển, sử dụng nhiều lao động và phát triển các khu kinh tế, khu công

Trang 13

nghiệp…vv Địa bàn ưu đãi đầu tư được áp dụng cho các địa phương dựa trêncác tiêu chí về thu nhập kinh tế quốc dân, tỷ lệ đói nghèo, cơ sở hạ tầng, mức

độ tăng trưởng công nghiệp, v.v

- Giấy chứng nhận đầu tư xác định thời hạn hoạt động của dự án có vốnđầu tư nước ngoài Thời hạn hoạt động của dự án được ghi trong Giấy chứngnhận đầu tư

Theo quy định của Luật Đầu tư, thời hạn hoạt động của dự án có vốnđầu tư nước ngoài phù hợp với yêu cầu hoạt động dự án và không quá nămmươi năm; trường hợp cần thiết, Chính phủ quyết định thời hạn dài hơn đốivới dự án nhưng không quá bảy mươi năm

Như vậy, Giấy chứng nhận đầu tư không phải là giấy phép theo cách

hiểu cũ cho phép nhà đầu tư được kinh doanh ở Việt Nam, không còn là cơ chếxin cho mà là giấy chứng nhận hoạt động đầu tư Giấy này giúp nhà đầu tư làmcác thủ tục ưu đãi dễ dàng hơn Đây là cơ sở để các cơ quan chấp hành nhưthuế, hải quan, tài nguyên và môi trường,… tiến hành giải quyết ưu đãi chonhà đầu tư Nhà đầu tư chỉ phải đến một cửa là Sở Kế hoạch và Đầu tư thay vìphải đến rất nhiều cơ quan nắm quyền quyết định ưu đãi như hải quan, thuế,địa chính như trước đây

1.2 THẨM QUYỀN CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Một trong những điểm then chốt thể hiện sự thay đổi trong tư duyquản lý của Luật Đầu tư là việc thay đổi từ tư duy quản lý tập trung của thời

kỳ bao cấp sang tư duy tăng cường quyền tự chủ cho địa phương Sự thay đổinày thể hiện qua việc phân cấp mạnh cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý cácKhu công nghiệp (KCN), Khu chế xuất, Khu công nghệ cao, Khu kinh tế,Khu kinh tế mở (sau đây gọi chung là KCN) cấp Giấy chứng nhận đầu tưcũng như quản lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phảitrình Thủ tướng Chính phủ Những dự án quan trọng chưa có trong quy hoạch

Trang 14

hoặc chưa có quy hoạch mới phải trình Thủ tướng Chính phủ Đối với các dự

án đầu tư không nằm trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt hoặc ủy quyền phê duyệt hoặc dự án không đáp ứng điều kiện mở cửathị trường quy định tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, thì cơquan cấp Giấy chứng nhận đầu tư, lấy ý kiến bộ quản lý ngành, Bộ Kế hoạch

và Đầu tư và các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chính phủ quyết định

việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hoặc quyết định mở cửa thị trường Đốivới dự án đầu tư thuộc lĩnh vực chưa có quy hoạch, cơ quan cấp Giấy chứngnhận đầu tư lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan trình Thủ tướng Chínhphủ quyết định chủ trương đầu tư

Từ chỗ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối cấp phép cho hầuhết các dự án, theo quy định của Luật Đầu tư 2005, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đãkhông còn tham gia vào việc trực tiếp cấp Giấy chứng nhận đầu tư (trừ dự ánđầu tư ra nước ngoài và dự án đầu tư theo hợp đồng BOT, BTO và BT và một

số dự án kinh doanh có điều kiện)

Các dự án còn lại sẽ do UBND cấp tỉnh và Ban quản lý các KCN tựquyết định và cấp Giấy chứng nhận đầu tư Tức là những dự án đã có trongquy hoạch được duyệt và đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật

và điều ước quốc tế thì UBND cấp tỉnh và Ban quản lý các KCN cấp Giấychứng nhận đầu tư mà không phải trình Thủ tướng Chính phủ quyết định chủtrương đầu tư

Việc phân cấp cấp Giấy chứng nhận đầu tư về các UBND cấp tỉnh vàBan quản lý các KCN là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trongquản lý kinh tế, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và các Ban quản lýcác KCN thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước vàđầu tư nước ngoài tại địa phương Việc phân cấp mạnh cho UBND tỉnh và cácBan quản lý các KCN đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lý nhà nước tậptrung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát về

Trang 15

đầu tư, phân cấp quản lý cho chính quyền địa phương Mặt khác, quá trình phâncấp nhanh và lan rộng có thể tạo ra những lỗ hổng trong trách nhiệm cấp Giấychứng nhận đầu tư khi các cơ quan địa phương được phân quyền chưa đượcchuẩn bị về năng lực và thiếu sự giám sát của cơ quan nhà nước từ trung ương.

1.3 THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

* Dự án đầu tư trong nước không phải đăng ký đầu tư

Nhà đầu tư không phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước

có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu

tư có điều kiện Nếu nhà đầu tư có nhu cầu được xác nhận ưu đãi đầu tư hoặccấp Giấy chứng nhận đầu tư thì thực hiện đăng ký đầu tư để được cấp Giấychứng nhận đầu tư

* Đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước

Nhà đầu tư trong nước phải đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trongnước có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồngViệt Nam và thuộc thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện hoặc do Thủ tướngChính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầucấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan cấp Giấychứng nhận đầu tư căn cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư để cấp Giấychứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được vănbản đăng ký đầu tư hợp lệ

Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu

tư, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến

Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Côngthương), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộquản lý ngành và các cơ quan có liên quan

* Đăng ký đầu tư đối với dự án có vốn đầu tư nước ngoài

Trang 16

Hồ sơ đăng ký đầu tư gồm: Văn bản đăng ký đầu tư, Hợp đồng hợp táckinh doanh đối với hình thức đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh, Báo cáonăng lực tài chính của nhà đầu tư Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việcthành lập tổ chức kinh tế, nhà đầu tư phải nộp kèm theo: Hồ sơ đăng ký kinhdoanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật vềdoanh nghiệp và pháp luật có liên quan; Hợp đồng liên doanh đối với hình thứcđầu tư thành lập tổ chức kinh tế liên doanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhàđầu tư nước ngoài

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng kýđầu tư và hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu

tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư, hồ sơ đăng ký kinh doanh(đối với trường hợp thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư) và cấpGiấy chứng nhận đầu tư mà không được yêu cầu bổ sung thêm giấy tờ nàokhác Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đầu tư,

cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tư đến Bộ

Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ công thương),

Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ quản lýngành và các cơ quan có liên quan

Như vậy, Luật đầu tư năm 2005 và Luật Đầu tư nước ngoài tại ViệtNam trước đây đều có quy định thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư và Giấyphép đầu tư theo trình tự đăng ký Tuy nhiên, Luật đầu tư năm 2005 và LuậtĐầu tư nước ngoài tại Việt Nam có điểm khác nhau trên phương diện điềukiện và thủ tục hồ sơ đăng ký, thể hiện ở bảng sau:

Trang 17

Bảng 1.1: So sánh thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư

và Giấy phép đầu tư

Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Luật Đầu tư 2005

Điều kiện

- Có đủ 3 điều kiện: Không thuộc nhóm A; Phù hợp quy hoạch; Không thuộc danh mục lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường

- hoặc có 1 trong 3 điều kiện: Xuất khẩu tổi thiểu 80%; Đầu tư vào KCN, Khu chế xuất thuộc các lĩnh vực khuyến khích; Dự án sản xuất có quy

mô đến 5 triệu USD.

- Dự án có quy mô dưới 300 tỷ đồng Việt Nam thuộc trường hợp: Không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện; Không thuộc dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư.

Hồ sơ

Đơn đăng ký, Hợp đồng liên doanh, Điều lệ doanh nghiệp hoặc Hợp đồng hợp tác kinh doanh, Văn bản xác nhận

tư cách pháp lý.

Bản đăng ký, Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc hồ sơ theo loại hình doanh nghiệp, Báo cáo năng lực tài chính

Trang 18

Đối với trường hợp thực hiện thủ tục đầu tư đồng thời với thủ tụcđăng ký kinh doanh, ngoài hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều này, nhà đầu tưphải nộp kèm theo: Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình tổchức kinh tế theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liênquan; Hợp đồng liên doanh đối với hình thức thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

Nội dung thẩm tra bao gồm: Sự phù hợp với: quy hoạch kết cấu hạtầng - kỹ thuật; quy hoạch sử dụng đất; quy hoạch xây dựng; quy hoạch thăm

dò, khai thác, chế biến khoáng sản và các nguồn tài nguyên khác; Nhu cầu sửdụng đất: diện tích đất, loại đất và tiến độ sử dụng đất; Tiến độ thực hiện dựán: tiến độ thực hiện vốn đầu tư, tiến độ xây dựng và tiến độ thực hiện các mụctiêu của dự án; Giải pháp về môi trường: đánh giá các yếu tố tác động đến môitrường và giải pháp xử lý phù hợp với quy định của pháp luật về môi trường

* Thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện

Hồ sơ thẩm tra đầu tư tương tự hồ sơ đối với dự án đầu tư có quy môvốn đầu tư từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư cóđiều kiện, bổ sung thêm Giải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án đầu

tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu

tư có điều kiện

Nội dung thẩm tra gồm: Thẩm tra khả năng đáp ứng điều kiện quyđịnh tại Luật Đầu tư và pháp luật có liên quan; Các Bộ, ngành liên quan cótrách nhiệm thẩm tra khả năng đáp ứng các điều kiện mà dự án đầu tư phảiđáp ứng đối với dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện Trường hợp cácđiều kiện đầu tư đã được pháp luật hoặc điều ước quốc tế mà Việt Nam làthành viên quy định thì cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư quyết định việccấp Giấy chứng nhận đầu tư mà không phải lấy ý kiến thẩm tra của các Bộ,ngành liên quan

Trang 19

* Quy trình thẩm tra dự án đầu tư thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

Quy trình này được quy định như sau:

1 Nhà đầu tư nộp 10 bộ hồ sơ dự án đầu tư, trong đó ít nhất có 1 bộ

hồ sơ gốc

2 Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự ánđầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và gửi hồ sơ lấy

ý kiến thẩm tra của các Bộ, ngành liên quan Trường hợp hồ sơ không hợp lệ,

cơ quan tiếp nhận đầu tư thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư biết để sửađổi, bổ sung hồ sơ

3 Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự ánđầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm

về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình

4 Trong thời hạn 25 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ,

cơ quan cấp Giấy chứng nhận đầu tư lập báo cáo thẩm tra, trình Thủ tướngChính phủ quyết định về chủ trương đầu tư

5 Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo thẩmtra trình Thủ tướng Chính phủ của UBND hoặc Ban quản lý các KCN, Vănphòng Chính phủ thông báo bằng văn bản ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về

dự án đầu tư

6 Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến chấpthuận của Thủ tướng Chính phủ, UBND hoặc Ban quản lý các KCN cấp Giấychứng nhận đầu tư

7 Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, cơ quan tiếp nhận

hồ sơ dự án đầu tư gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó nêu

rõ lý do

Trang 20

8 Trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhậnđầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư sao gửi Giấy chứng nhận đầu tưđến Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Thương mại (nay là Bộ Côngthương), Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộquản lý ngành và các cơ quan có liên quan.

Tóm lại, theo quy định hiện hành, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể

từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký đầu tư hợp lệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhậnđầu tư kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký đầu tư và cấp Giấy chứng nhậnđầu tư Nếu dự án phải thẩm định thì quá trình này diễn ra không quá 45 ngàythay vì có thể kéo dài hàng tháng như trước đây Đối với dự án đầu tư trongnước dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiệnthì nhà đầu tư không phải làm thủ tục đăng ký đầu tư, cơ quan quản lý nhànước cũng không cấp Giấy chứng nhận đầu tư Đối với dự án đầu tư trongnước có quy mô đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Nam đến dưới 300 tỷ đồng ViệtNam mà không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng kýđầu tư theo mẫu trước khi thực hiện dự án mà không cần phải có Giấy chứngnhận đầu tư, trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu, cơ quan nhà nước quản lý đầu

tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đầu tư Đối với dự án đầu tư nước ngoài có quy

mô vốn dưới 300 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điềukiện, nhà đầu tư chỉ cần đăng ký đầu tư theo mẫu để được cấp Giấy chứngnhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận bản đăng ký hợp lệ

Dự án thuộc diện thẩm tra áp dụng chung cho cả đầu tư trong nước vàđầu tư nước ngoài, theo đó, các dự án thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điềukiện hoặc dự án có quy mô vốn từ 300 tỷ đồng Việt Nam trở lên thì phải làmthủ tục thẩm tra đầu tư

* Thủ tục đầu tư ra nước ngoài

Nhà đầu tư làm thủ tục đầu tư tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cụ thể là tạiCục Đầu tư nước ngoài

Trang 21

Quy trình cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài như sau:

- Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam:

Hồ sơ dự án đầu tư gồm: Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Vănbản đăng ký dự án đầu tư; Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhận đầu tư;hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minh thư nhândân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư; Hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuậnvới đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần hoặc hợp tác đầu tư đối với dự

án đầu tư có đối tác khác cùng tham gia đầu tư; Văn bản đồng ý của Hội đồngthành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng cổ đông về việc đầu tư trựctiếp ra nước ngoài

Thủ tục đăng ký và thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Trong thờihạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cóvăn bản đề nghị nhà đầu tư giải trình về nội dung cần phải được làm rõ (nếucó) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ

Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư, đồng thời sao gửi các Bộ,ngành và địa phương liên quan Trường hợp hồ sơ dự án đầu tư không đượcchấp thuận, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có văn bản thông báo và nêu rõ lý do gửinhà đầu tư

- Đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ 15 tỷ đồng Việt Namtrở lên:

Hồ sơ dự án đầu tư gồm: Dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài; Vănbản đề nghị thẩm tra dự án đầu tư; Bản sao có công chứng: Giấy chứng nhậnđầu tư; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; hoặc Giấy chứng minhthư nhân dân hoặc hộ chiếu; hoặc Giấy phép đầu tư; Văn bản giải trình về dự

án đầu tư gồm các nội dung sau: mục tiêu đầu tư; địa điểm đầu tư; quy môvốn đầu tư; nguồn vốn đầu tư; việc sử dụng lao động Việt Nam (nếu có); việc

sử dụng nguyên liệu từ Việt Nam (nếu có); tiến độ thực hiện dự án đầu tư;Hợp đồng hoặc bản thỏa thuận với đối tác về việc góp vốn hoặc mua cổ phần

Trang 22

hoặc cùng hợp tác đầu tư đối với trường hợp có đối tác khác cùng tham giađầu tư; Văn bản đồng ý của Hội đồng thành viên hoặc Hội đồng quản trị hoặcHội đồng cổ đông về việc đầu tư ra nước ngoài.

Thời gian thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Đối với các dự án đầu

tư phải được sự chấp thuận đầu tư của Thủ tướng Chính phủ: Trong thời hạn

25 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tưtrình Thủ tướng Chính phủ ý kiến thẩm định bằng văn bản kèm theo hồ sơ dự

án đầu tư và ý kiến bằng văn bản của các cơ quan có liên quan để Thủ tướngChính phủ xem xét, quyết định

Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được ý kiến chấp thuận củaThủ tướng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư.Đối với các dự án đầu tư không quy định phải được sự chấp thuận đầu tư củaThủ tướng Chính phủ: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơhợp lệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Đối với dự án quan trọng quốc gia thì Quốc hội quyết định chủ trươngđầu tư và quy định tiêu chuẩn dự án, Chính phủ quy định trình tự, thủ tụcthẩm tra và cấp Giấy chứng nhận đầu tư

* Thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế

1 Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu đầu tư vào Việt Nam phải có dự án đầu tư

và làm thủ tục đăng ký đầu tư hoặc thẩm tra đầu tư tại cơ quan nhà nước quản

lý đầu tư để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư đồngthời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

2 Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại Việt Nam nếu có

dự án đầu tư mới thì được làm thủ tục thực hiện dự án đầu tư đó mà khôngnhất thiết phải thành lập tổ chức kinh tế mới

3 Nhà đầu tư trong nước có dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh

tế thì thực hiện đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp,

Trang 23

pháp luật có liên quan và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầutư.

1.4 NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Như vậy, theo quy định của Luật Đầu tư 2005, Giấy chứng nhận ưuđãi đầu tư cho dự án có vốn đầu tư trong nước đã được bãi bỏ và các dự ántrong nước cũng theo một quy trình giống như quy trình của dự án có vốn đầu

tư nước ngoài để cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Mặt khác, quy trình thủ tục cấp Giấy chứng nhân đầu tư không phải làquy trình cấp phép mà là quy trình đăng ký và quy trình thẩm tra để cấp Giấychứng nhận đầu tư Theo đó, dự án được phân chia thành đăng ký đầu tư vàthẩm tra đầu tư

Có thể thấy, hiện nay, thủ tục đầu tư đã được quy định tương đối rõràng về quy trình, hồ sơ và thời hạn Đặc biệt, trong việc phân loại các thủ tục

về đầu tư thì sự phân biệt giữa dự án có vốn trong nước với dự án có vốn đầu

tư nước ngoài ngoài đã không còn lớn, hầu như chỉ tập trung vào tiêu chí vềvốn và vào lĩnh vực đầu tư Sự khác nhau giữa thẩm quyền và thủ tục đầu tưqua các thời kỳ thể hiện ở bảng sau:

Trang 24

Bảng 1.2: Thẩm quyền và thủ tục cấp phép đầu tư qua các thời kỳ

Thời kỳ Đầu tư trong nước Đầu tư nước ngoài

1986-1994

- Thẩm quyền: UBND cấp tỉnh cấp giấy phép, Trọng tài kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Thủ tục: Xin phép thành lập, đăng ký kinh doanh.

- Thẩm quyền: Ủy ban nhà nước

- Thủ tục: Đăng ký kinh doanh.

- Thẩm quyền: Bộ Kế hoạch và Đầu tư (có phân cấp một số loại

- Thủ tục: Đăng ký đầu tư/đăng ký kinh doanh.

- Thẩm quyền: Sở Kế hoạch và Đầu tư.

- Thủ tục: Đăng ký đầu tư/đăng ký kinh doanh.

Nhìn chung, Luật Đầu tư 2005 cùng với các văn bản dưới Luật tươngđối thông thoáng, hấp dẫn, về cơ bản phù hợp với thông lệ quốc tế Các nhàđầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có cùng một "sân chơi" tương đốibình đẳng trong việc tiếp cận và sử dụng các nguồn lực đầu tư, trừ những hạnchế đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định trong các điều ước quốc tế

mà Việt Nam là thành viên

Trang 25

Luật Đầu tư đã quy định rõ chính sách về đầu tư Theo đó, nhà nướcđối xử bình đẳng trước pháp luật đối với các nhà đầu tư thuộc mọi thành phầnkinh tế, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài (Khoản 2 Điều 4) Tuynhiên, trong một số quy định, Luật Đầu tư 2005 vẫn chưa hoàn toàn tạo rađược luật chung cho đầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước, vẫn còn sự phânbiệt đối xử giữa nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư trong nước Điều nàythể hiện trong nhiều quy định của Luật nói chung, trong quy định về Giấychứng nhận đầu tư nói riêng

Ví dụ: Luật quy định thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tưtrong nước và thủ tục đăng ký đầu tư đối với các dự án đầu tư nước ngoài làkhác nhau Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam để thànhlập doanh nghiệp dưới hình thức doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, haydoanh nghiệp liên doanh sẽ được cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án đầu

tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Trong khi đó, ngoại trừcác dự án đầu tư quy mô lớn hoặc dự án đầu tư có điều kiện, các nhà đầu tưtrong nước chỉ cần xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Nói cáchkhác, hiện đang tồn tại song song các thủ tục cấp phép đầu tư nước ngoài vàđầu tư trong nước

Quy định như vậy có thể hiểu là do có sự khác biệt về đặc điểm củađầu tư nước ngoài và đầu tư trong nước cũng như vấn đề an ninh trong quản

lý hoạt động đầu tư Nhà đầu tư nước ngoài mang vốn vào đầu tư và chuyểnlợi nhuận ra nước ngoài Hoạt động đầu tư là quan hệ có khả năng tác độngtới an ninh quốc gia, chính sách kinh tế… Do đó, nhà nước sẽ phải thận trọnghơn với các nguồn vốn từ nước ngoài, trong một số trường hợp cần một sựquản lý chặt chẽ, thậm chí là khắt khe hơn so với đầu tư trong nước Luật Đầu

tư quy định như vậy, trước mắt hoàn toàn phù hợp với quy định và lộ trìnhcủa WTO, tức là nhà đầu tư và doanh nghiệp nước ngoài vẫn phải thực hiệntheo một số quy định riêng thậm chí là khó khăn hơn trong việc gia nhập thị

Trang 26

trường cũng như đáp ứng một số quy định đặc thù về thủ tục, có những lĩnhvực, ngành, nghề và địa bàn các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoàikhông được làm hoặc chưa được làm một cách hạn chế.

- Hiện có 3 loại Giấy chứng nhận đầu tư, đó là: Giấy chứng nhận đầu

tư chỉ điều chỉnh dự án đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập Chi

nhánh điều chỉnh hoạt động của dự án đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận

đăng ký hoạt động của Chi nhánh, Giấy chứng nhận đầu tư gắn với việc thành

lập doanh nghiệp điều chỉnh hoạt động dự án đồng thời là Giấy chứng nhận đăng

ký kinh doanh của doanh nghiệp

- Giấy chứng nhận đầu tư có ý nghĩa quan trọng đối với cơ quan quản

lý nhà nước lẫn nhà đầu tư Giấy chứng nhận đầu tư là văn bản làm căn cứ

cho việc quản lý hoạt động đầu tư của nhà đầu tư Đối với nhà đầu tư, Giấy

chứng nhận đầu tư có ý nghĩa là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, là văn

bản ghi nhận ưu đãi đầu tư, xác định thời hạn tồn tại của dự án nếu là dự ánđầu tư nước ngoài

- Luật Đầu tư quy định đẩy mạnh phân cấp cho UBND cấp tỉnh vàBan quản lý các Khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư cũng như quản

lý hoạt động đầu tư, đồng thời giảm bớt những dự án phải trình Thủ tướng

Trang 27

- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư bao gồm các thủ tục: khôngphải đăng ký đầu tư (đối với dự án đầu tư trong nước có quy mô vốn đầu tưdưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện), đăng

ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong nước, đăng ký đầu tư đối với dự án cóvốn đầu tư nước ngoài, thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư từ

300 tỷ đồng Việt Nam trở lên và không thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện,thẩm tra đối với dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư dưới 300 tỷ đồng ViệtNam và thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện, quy trình thẩm tra dự án đầu tưthuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, thủ tục đầu tư ranước ngoài, thủ tục đầu tư gắn với thành lập tổ chức kinh tế Thủ tục đầu tưđược quy định tương đối rõ ràng về quy trình, hồ sơ và thời hạn Đặc biệt,trong việc phân loại các thủ tục về đầu tư thì sự phân biệt giữa dự án có vốntrong nước với dự án có vốn đầu tư nước ngoài ngoài đã không còn lớn, hầunhư chỉ tập trung vào tiêu chí về vốn và vào lĩnh vực đầu tư

Trang 28

Chương 2

THỰC TRẠNG THI HÀNH PHÁP LUẬT

VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

2.1 THÀNH CÔNG TRONG HOẠT ĐỘNG CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

Việc phân cấp cho UBND cấp tỉnh và Ban quản lý các KCN cấp Giấychứng nhận đầu tư, đặc biệt là đối với các dự án đầu tư nước ngoài là nhằmthực hiện chủ trương cải cách hành chính trong quản lý kinh tế Việc phân cấp

đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và các Ban quản lý các KCNthực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và đầu tưnước ngoài trên địa bàn đồng thời tạo điều kiện cho các Bộ, ngành quản lýnhà nước tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểmtra, giám sát Hiện các Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban quản lý các KCN là đầumối chính thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận đầu tư vàquản lý hoạt động triển khai dự án đầu tư

Cơ chế "một cửa" đã được hình thành tại tất cả các cơ quan quản lýhoạt động đầu tư, góp phần đem lại sự thuận lợi và đơn giản hóa các quytrình, thủ tục hành chính Thủ tục và điều kiện cấp Giấy chứng nhận đầu tưđược công bố công khai và xác định rõ thời hạn để cơ quan có thẩm quyềnxem xét, quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư Cơ quan có thẩmquyền xem xét và quyết định việc cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạnxác định Theo yêu cầu của người nộp hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền thựchiện thông báo tình trạng hồ sơ Nếu có yêu cầu bổ sung thông tin, cơ quan cóthẩm quyền thông báo, nêu rõ những thông tin cần bổ sung để người nộp hồ

sơ có thể hoàn thiện hồ sơ

Trang 29

Theo Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài sau 20 năm thực hiện LuậtĐầu tư nước ngoài và 2 năm gia nhập WTO của Ban cán sự đảng Bộ Kếhoạch và Đầu tư (Văn bản số 430-BC/BCSĐ-ĐTNN, ngày 12/4/2010), hệthống pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện theo hướng ngày một rõ ràng,minh bạch, gần hơn với các thông lệ quốc tế Các diễn đàn đối thoại chínhsách được tổ chức thường xuyên với sự tham gia của các cơ quan, tổ chức vànhà đầu tư nước ngoài góp phần không nhỏ cho việc xây dựng các văn bảnpháp quy, từ các ý tưởng, kinh nghiệm quốc tế đến các kỹ thuật xây dựng vănbản Để thu hút đầu tư nước ngoài, cùng với hoàn thiện hệ thống pháp lý, yêucầu về cải cách các thủ tục hành chính cũng được Chính phủ quan tâm Đề án

30 về cải cách thủ tục hành chính đã và đang được thực hiện từ TƯ đến địaphương và đã thành công bước đầu trong việc công bố công khai các bộ thủtục của các Bộ, ngành và địa phương trên mạng internet vào năm 2009

Nhìn chung, hiện công tác quản lý hoạt động đầu tư nói chung, đầu tưnước ngoài nói riêng ở các địa phương, nhất là các địa phương có nhiềudoanh nghiệp đầu tư nước ngoài đã được thực hiện theo trình tự hợp lý, đơngiản hóa, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của các địaphương Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thờigian qua đã tổ chức nhiều chương trình tập huấn, trao đổi nghiệp vụ và hỗ trợcác địa phương tổ chức các hội nghị, hội thảo xúc tiến kêu gọi đầu tư, xâydựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư… đưa hoạt động quản lý đầu tư nướcngoài ở các địa phương đi vào nề nếp

2.1.1 Thủ tục, trình tự cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại các địa phương, Ban quản lý các khu công nghiệp

Trong khả năng có hạn, tác giả luận văn đã tìm hiểu thực tiễn và khảosát trình tự, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư tại một số tỉnh, TP

* TP Hà Nội

Trang 30

Trên cơ sở Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn, UBND TP Hà Nội

đã ban hành các quyết định quản lý hoạt động đầu tư, mà gần đây nhất làQuyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010 ban hành Quy định Một

số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn TP Hà Nội Cụ thể:

Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Cơ quan đầu mối có tráchnhiệm tiếp nhận đăng ký đầu tư và trao giấy biên nhận ngay sau khi nhậnđược văn bản đăng ký đầu tư đối với các dự án thuộc diện đăng ký không phảithẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư Trường hợp nhà đầu tư có yêu cầu cấpGiấy chứng nhận đầu tư hoặc xác nhận ưu đãi đầu tư thì cơ quan đầu mối căn

cứ vào nội dung văn bản đăng ký đầu tư, tài liệu liên quan về đất đai báo cáoUBND TP để cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong thời hạn 15 ngày làm việc kể

từ ngày nhận được văn bản đăng ký đầu tư hợp lệ

Thẩm tra, cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Trong thời hạn 3 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự án đầu tư, cơ quan tiếp nhận hồ sơ kiểmtra tính hợp lệ của hồ sơ Trường hợp hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơgửi hồ sơ lấy ý kiến thẩm tra của sở, ngành liên quan; trường hợp cần thiết thìgửi hồ sơ lấy ý kiến các Bộ, ngành liên quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ dự ánđầu tư, cơ quan được hỏi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản và chịu trách nhiệm

về những vấn đề của dự án thuộc chức năng quản lý của mình

Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ(không bao gồm thời gian kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ), cơ quan đầu mốilập báo cáo thẩm tra, trình UBND TP (hoặc Ban quản lý các KCN và chếxuất) cấp Giấy chứng nhận đầu tư Trường hợp dự án đầu tư thuộc thẩmquyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ, trong thời hạn 25 ngày làm việc

kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đầu mối lập báo cáo thẩm tra báocáo UBND TP (hoặc Ban quản lý các KCN và chế xuất) xem xét ký trình Thủ

Trang 31

tướng Chính phủ quyết định về chủ trương đầu tư Trong thời hạn 5 ngày làmviệc kể từ ngày nhận được báo cáo thẩm tra của cơ quan đầu mối hoặc ý kiếnchấp thuận của Thủ tướng Chính phủ (đối với trường hợp dự án đầu tư thuộcthẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính Phủ), UBND TP (hoặc Banquản lý các KCN và chế xuất) cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho dự án

* TP Hồ Chí Minh

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh công bố quy định trình tự,thủ tục cấp Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nằm ngoài các KCN trênđịa bàn TP như sau:

- Đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thời gian xem xét cấp Giấychứng nhận đầu tư: 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thời gian xem xét cấp kể từngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ: 30 ngày làm việc nếu dự án đầu tư thuộc diệnthẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư; 45 ngày làm việc nếu dự án đầu tưthuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ

* TP Đà Nẵng

Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng công bố trình tự, thủ tục cấpGiấy chứng nhận đầu tư đối với dự án nằm ngoài các KCN trên địa bàn TPnhư sau:

- Trường hợp đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Thực hiện theoquy trình sau:

Trang 32

Sơ đồ 2.1: Quy trình tiếp nhận và xử lý hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đầu tư

đối với dự án nằm ngoài các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng

Các bước Trách nhiệm Thời gian hoàn thành

Thành viên trực Tổ "một cửa"

Chuyên viên thụ lý 03 ngày

- Văn bản trình Trưởng phòng 01 ngày

- Dự thảo Giấy chứng nhận đầu tư

Giám đốc 01 ngày

Chủ tịch UBND TP 03 ngày

Văn thư/Thành viên phụ trách lĩnh vực 01 ngày

Thành viên Tổ "một cửa" 01 ngày

Tổng thời gian thực hiện quy trình: 10 ngày

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng)

- Trường hợp thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư: Tổng thời gianthực hiện quy trình là 34 ngày làm việc Đối với các hồ sơ thẩm tra phải lấy ýkiến của Bộ, Ngành TƯ: thời gian cấp Giấy chứng nhận đầu tư là 43 ngày làmviệc

Trang 33

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận công bố quy định về thànhphần hồ sơ, thời gian tiếp nhận, cấp Giấy chứng nhận đầu tư như sau:

+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập doanh nghiệp:

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (trong đó có ít nhất 01 bộ chính)

- Thời gian: 15 ngày làm việc (thêm 07 ngày làm việc đối với dự ánchưa thuộc quy hoạch)

+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư gắn với thành lập chi nhánh

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (trong đó có ít nhất 01 bộ chính)

- Thời gian: 15 ngày làm việc (thêm 07 ngày làm việc đối với dự ánchưa thuộc quy hoạch)

+ Cấp Giấy chứng nhận đầu tư không gắn với thành lập doanh nghiệphoặc chi nhánh:

- Số lượng hồ sơ: 02 bộ (trong đó có ít nhất 01 bộ chính)

- Thời gian: 15 ngày làm việc (thêm 07 ngày làm việc đối với dự ánchưa thuộc quy hoạch)

* Tỉnh Nam Định

Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định công bố Quy trình thực hiện dự

án đầu tư tại các KCN tỉnh Nam Định như sau:

+ Đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Nhà đầu tư nộp 08 bộ hồ sơ tại Ban quản lý các KCN tỉnh Nam Định, trong

đó có ít nhất 01 bộ hồ sơ gốc

+ Hồ sơ đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư

- Bản đăng ký/đề nghị cấp Giấy chứng nhận đầu tư (theo mẫu);

- Văn bản xác nhận tư cách pháp lý của nhà đầu tư: quyết định thành lập hoặcGiấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng);

Trang 34

- Báo cáo năng lực tài chính của nhà đầu tư (do nhà đầu tư lập và chịu tráchnhiệm);

- Giải trình kinh tế - kỹ thuật;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở của dự án;

- Quyết định phê duyệt giải trình kinh tế - kỹ thuật của chủ đầu tư;

- Thoả thuận địa điểm và chứng chỉ quy hoạch (bản sao công chứng);

- Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường;

- Kết quả thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặcgiấy xác nhận đăng ký bản cam kết bảo vệ môi trường của Sở Tài nguyên vàMôi trường tỉnh Nam Định;

- Đối với trường hợp dự án đầu tư thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện theo quyđịnh tại điều 29 của Luật Đầu tư và Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định

số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ, nhà đầu tư phải nộp bảngiải trình khả năng đáp ứng điều kiện mà dự án phải đáp ứng theo quy địnhcủa pháp luật

- Đối với trường hợp dự án đầu tư gắn với việc thành lập tổ chức kinh tế, nhàđầu tư phải nộp kèm theo:

+ Hồ sơ đăng ký kinh doanh tương ứng với mỗi loại hình doanh nghiệp theoquy định của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật có liên quan

+ Hợp đồng liên doanh đối với hình thức đầu tư thành lập tổ chức kinh tế liêndoanh giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài

- Các giấy tờ khác theo hướng dẫn cụ thể của Ban quản lý các KCN tỉnh NamĐịnh tuỳ từng trường hợp

+ Thời gian giải quyết

- Sau 7 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ các hồ sơ hợp lệ, Ban quản lý cácKCN tỉnh Nam Định sẽ tổ chức hội nghị thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầutư

Trang 35

Căn cứ vào biên bản hội nghị thẩm tra, BQL các KCN tỉnh Nam Định sẽ yêucầu nhà đầu tư sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).

- Sau 2 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ sửa đổi bổ sung theo yêu cầu,BQL các KCN tỉnh Nam Định sẽ cấp GCNĐT cho nhà đầu tư

Trường hợp dự án đầu tư không được chấp thuận, BQL các KCN tỉnh NamĐịnh sẽ gửi thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư, trong đó có nêu rõ lý do

2.1.2 Tình hình các địa phương, Ban quản lý các khu công nghiệp cấp Giấy chứng nhận đầu tư

Từ việc quy định trình tự, thủ tục về cấp Giấy chứng nhận đầu tư, kếthợp với nguồn lực của mình, các địa phương trong cả nước đã cấp rất nhiềuGiấy chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong thời gian qua

Trên phạm vi cả nước, đến nay chưa có báo cáo, thống kê cụ thể về sốlượng Giấy chứng nhận đầu tư được cấp theo từng năm hay trong từng giaiđoạn Do vậy, trong khả năng của mình, tác giả luận văn đã tìm hiểu số liệu

về Giấy chứng nhận đầu tư (tính chung cả dự án đầu tư nước ngoài và dự ánđầu tư trong nước) tại một số địa phương, từ đó đưa ra nhận xét, đánh giá vềhoạt động cấp Giấy chứng nhận đầu tư

* TP Hà Nội

Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư năm 2007, 2008, 2009 và 9tháng đầu năm 2010 của TP Hà Nội như sau:

Trang 36

Bảng 2.1: Số lượng Giấy chứng nhận đầu tư do TP Hà Nội cấp từ năm

* Tỉnh Tuyên Quang

Theo báo cáo của Sở Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Tuyên Quang, từnăm 2007 đến nay, Tuyên Quang đã cấp 02 GCNĐT cho 02 dự án đầu tưnước ngoài là: Dự án chế biến bột đá của công ty TNHH Khoáng sảnALLIANCE Tuyên Quang và Dự án chế biến sữa của Công ty TNHH Sữacho tương lai Bên cạnh đó, tỉnh này còn cấp 123 Giấy chứng nhận đầu tư chocác dự án đầu tư trong nước

*Tỉnh Thái Bình

Theo báo cáo của ban quản lý các KCN tỉnh Thía Bình, tính đến ngày31/7/2010, các KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đã cấp 130 Giấy chứng nhậnđầu tư với số vốn đăng ký lên tới 8.836 tỷ đồng Trong đó KCN Phúc Khánh

có 47 dự án, KCN Nguyễn Đức Cảnh 38 dự án, KCN Sông Trà 1 dự án, KCNTiền Hải 34 dự án, KCN Cầu Nghìn 3 dự án, KCN Gia Lễ 7 dự án

Trang 37

*Tỉnh Thanh Hóa

Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Nghi Sơn, sau bốn nămthành lập (cuối năm 2006), đến hết tháng 6/2010, Khu kinh tế Nghi Sơn đãcấp tổng cộng 29 Giấy chứng nhận đầu tư với tổng số vốn đăng ký đầu tư trên8.5 tỷ USD Trong đó, Dự án Khu liên hợp lọc hóa dầu Nghi Sơn có vốn đầu

tư trên 6 tỷ USD là một trong những dự án đầu tư nước ngoài lớn nhất củaViệt Nam Ngoài ra còn có một số dự án lớn khác như: Nhà máy Xi măngNghi Sơn (liên doanh với Nhật Bản), Nhà máy xi măng Công Thanh, Nhàmáy Nhiệt điện, Nhà máy luyện cán thép Nghi Sơn…

2.1.3 Tình hình cấp Giấy chứng nhận đầu tư thuộc lĩnh vực đầu

tư nước ngoài trên phạm vi cả nước

Quá trình phân cấp cho các địa phương có quyền cấp Giấy chứngnhận đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài, cộng với việc "trải thảm đỏ" thuhút đầu tư của nhiều địa phương khiến cho hoạt động đầu tư nước ngoài vàoViệt Nam trở nên sôi động, số dự án và tổng số vốn được cấp phép đầu tưtăng mạnh trong 5 năm vừa qua Theo các báo cáo năm của Cục Đầu tư nướcngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình đầu tư nước ngoài nói chung, cấpGiấy chứng nhận đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài nói riêng như sau:

* Năm 2006

Năm 2006 cả nước đã thu hút được 800 dự án với trên 10,2 tỷ USDvốn đăng ký mới, tăng 57% so với năm 2005 và đạt mức cao nhất từ khi banhành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 Trong tổng vốn đầu tưnước ngoài đăng ký năm 2006 có gần 8 tỷ USD vốn đăng ký của hơn 800 dự

án mới và hơn 2,2 tỷ USD vốn tăng thêm của 440 lượt dự án đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh Vốn đăng ký của các dự án mới và vốn đầu tư mở rộngsản xuất đều tăng mạnh so với năm 2005, trong đó vốn đăng ký của các dự ánmới tăng tới 77%

Trang 38

Bảng 2.2: Số liệu FDI năm 2006

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So cùng kỳ năm 2005

và tăng vốn, so với kế hoạch vượt 56% (dự kiến 13 tỉ USD) và tăng 69,1% sovới năm 2006

Bảng 2.3: Số liệu FDI năm 2007

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So cùng kỳ năm 2006

Trang 39

Tổng số dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư trong năm 2008 là1.171 dự án Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký đạt 64,011 tỉ USD, tăng199,9% so với năm trước, cao nhất kể từ khi có hoạt động FDI Vốn giải ngânđạt 11,5 tỉ USD, tăng 43,2% so với năm trước

Bảng 2.4: Số liệu FDI năm 2008

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So cùng kỳ năm 2007

Năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu

tư với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD, bằng 24,6 % so với năm 2008 Có 215

dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷUSD, bằng 98,3% so với năm 2008 Tính chung cả cấp mới và tăng vốn,trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008

Trang 40

Bảng 2.5: Số liệu FDI năm 2009

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So với năm 2008

Bảng 2.6: Số liệu FDI năm 2010

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Thực hiện So cùng kỳ năm 2009

(Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài)

2.1.4 Tình hình đầu tư ra nước ngoài

Theo các báo cáo năm của Bộ Sở Kế hoạch và Đầu tư, tình hình đầu

tư ra nước ngoài qua các năm như sau:

Ngày đăng: 12/05/2020, 00:29

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2010), Báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài sau 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài và 2 năm gia nhập WTO, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tình hình đầutư nước ngoài sau 20 năm thực hiện Luật Đầu tư nước ngoài và 2 nămgia nhập WTO
Tác giả: Ban cán sự đảng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2010
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2006), Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10 về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày19/10 về việc ban hành mẫu các văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại ViệtNam
Tác giả: Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Năm: 2006
3. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9 quy định chitiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2006
4. Chính phủ (2007), Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6 của Thủ tướng chính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chỉ thị số 15/2007/CT-TTg ngày 22/6 của Thủ tướngchính phủ về một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư nước ngoàivào Việt Nam
Tác giả: Chính phủ
Năm: 2007
5. Đảng Cộng sản việt Nam (2007), Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8 của Ban chấp hành Trung ương về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết số 17-NQ/TW ngày 1/8 củaBan chấp hành Trung ương về đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng caohiệu lực, hiệu quả quản lí của bộ máy nhà nước
Tác giả: Đảng Cộng sản việt Nam
Năm: 2007
6. GTZ (2007), Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giấy phép và điều kiện kinh doanh ở Việt Nam
Tác giả: GTZ
Năm: 2007
7. Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh Chính (2009),“Thu hút FDI "sạch" cho sự phát triển bền vững nền Kinh tế Việt Nam”, Bản tin Kinh tế - Xã hội, tháng 12, Viện Nghiên cứu phát triển Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút FDI "sạch" cho sự phát triển bền vững nền Kinh tế Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hoa, Trần Phương Hồng Hạnh, Bùi Anh Chính
Năm: 2009
8. Nguyễn Thị Thu Hương (2006), Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằm phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác xúc tiến đầu tư nhằmphát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thu Hương
Nhà XB: Nxb Chính trịquốc gia
Năm: 2006
9. Hoàng Thị Bích Loan (2008), Thu hút đầu tư trực tiếp của các công ty xuyên quốc gia vào Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thu hút đầu tư trực tiếp của các công tyxuyên quốc gia vào Việt Nam
Tác giả: Hoàng Thị Bích Loan
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
10. Phạm Duy Nghĩa (2006), "Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005:Hai phản ứng khác nhau của nhà làm luật", Nhà quản lý, (37), tr. 23-25 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư năm 2005:Hai phản ứng khác nhau của nhà làm luật
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 2006
11. Phạm Duy Nghĩa (2008), "Góp ý xây dựng thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư", http://www.thongtinphapluatdansu.wordpress.com Sách, tạp chí
Tiêu đề: Góp ý xây dựng thông tư hướng dẫn thi hànhLuật Đầu tư
Tác giả: Phạm Duy Nghĩa
Năm: 2008
12. Nhiều tác giả (2009), Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốctế và phát triển bền vững
Tác giả: Nhiều tác giả
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2009
13. Hà Phan - Quang Long (2010), "Các siêu dự án của hai siêu tập đoàn và những dấu hỏi", http://www.tienphong.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các siêu dự án của hai siêu tập đoàn vànhững dấu hỏi
Tác giả: Hà Phan - Quang Long
Năm: 2010
16. Nguyên Tấn (2010), "Luật Đầu tư: rời rạc, thiếu liên kết", www.thesaigontimes.vn Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Đầu tư: rời rạc, thiếu liên kết
Tác giả: Nguyên Tấn
Năm: 2010
17. Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền (2004), Kỹ thuật đầu tư trực tiếp nước ngoài, Nxb Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỹ thuật đầu tư trực tiếpnước ngoài
Tác giả: Võ Thanh Thu, Ngô Thị Ngọc Huyền
Nhà XB: Nxb Thống kê
Năm: 2004
18. Lê Minh Toàn (2004), Tìm hiểu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Tác giả: Lê Minh Toàn
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2004
19. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thựctrạng và giải pháp
Tác giả: Trần Xuân Tùng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2005
20. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Một số nội dung về quản lý các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010, Hà Nội.TIẾNG ANH Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nội dung về quản lýcác dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theoQuyết định số 37/2010/QĐ-UBND ngày 20/8/2010
Tác giả: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội
Năm: 2010
21. Friedman Re (2005), The Trade- Investment promtion Effectiveness to Enterprises project, New publishing house, USA, pp. 21-22 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Trade- Investment promtion Effectiveness toEnterprises project
Tác giả: Friedman Re
Năm: 2005
22. GTZ (2007), Stock-taking of Business Licenses in Vietnam in 2007, Hanoi, pp. 17-19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Stock-taking of Business Licenses in Vietnam in 2007
Tác giả: GTZ
Năm: 2007

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w