1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Biện pháp quản TIỂU LUẬN TRUNG CẤP CHÍNH TRỊ

28 4,5K 32
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 290 KB

Nội dung

Năm học 2009-2010 Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là “Năm học đổi mớiquản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ” Chính vì vậy , quản lí họat động dạy và học là một trong những yếu tố quan

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài :

Quản lí họat động dạy và học ở nhà trường phổ thông giữ một vị trí trung tâmbởi nó chiếm hầu hết thời gian ,khối lượng công việc của thầy và trò trong cả quátrình dạy và học ,nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường Họat động dạy vàhọc còn là họat động đặc thù của nhà trường phổ thông ,nó được qui định bởi tínhđặc thù của lao động sư phạm của người giáo viên Vì vậy , nó cũng qui định tínhđặc thù của công tác quản lí nhà trường nói chung và quản lí họat động dạy và họcnói riêng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban Chấp hành Trung ương (khoá VIII), đãđịnh hướng chiến lược phát triển Giáo dục- Đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá,hiện đại hoá Muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thắng lợi, phải phát triểnmạnh Giáo dục- Đào tạo, phát huy nguồn lực con người, yếu tố cơ bản của sự pháttriển mạnh và bền vững

Năm học 2009-2010 Bộ Giáo dục và đào tạo xác định là “Năm học đổi mớiquản lý và nâng cao chất lượng giáo dục ”

Chính vì vậy , quản lí họat động dạy và học là một trong những yếu tố quantrọng trong nhà trường phổ thông, trực tiếp góp phần nâng cao chất lượng dạy vàhọc , đồng thời là những chuẩn mực để đánh giá chất lượng của các cơ sở giáodục ,để thực hiện tốt mục tiêu đó cần tăng cường đổi mới phương pháp quản lí họatđộng dạy và học bằng nhiều hình thức nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chất lượnggiảng dạy trong nhà trường phổ thông một cách tốt nhất

Thực tế hiện nay việc quản lí họat động dạy và học ở một số trường còn nhiều bất cập , chậm đổi mới , hiệu quả chưa cao Chính vì thế để thực hiện tốt công tác quản lí họat động dạy và học trong các trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy và học , chất lượng hiệu quả đào tạo , cần phải tìm được những biện

pháp hữu hiệu nhất Đó là lí do bản thân tôi chọn đề tài : Biện pháp quản lý họat động dạy- học của Hiệu trưởng trường Trung học cơ sở Lê Lợi huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh

2 Mục đích nghiên cứu :

Đề xuất các biện pháp tăng cường công tác quản lí họat động dạy - học của Hiệu trưởng trường trung học cơ sở Lê Lợi huyện Gò Dầu tỉnh Tây Ninh , nhằm góp phầnnâng cao chất lượng giáo dục trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay

3 Giới hạn và phạm vi nghiên cứu đề tài :

3.1 Giới hạn đối tượng nghiên cứu :

Biện pháp quản lí họat động dạy - học của Hiệu trưởng

3.2 Giới hạn địa bàn nghiên cứu :

Phạm vi nghiên cứu trường trung học cơ sở Lê lợi

3.3 Giới hạn thời gian nghiên cứu :

Trang 2

Nghiên cứu quản lý hoạt động dạy- học trong trường Trung học cơ sở Lê lợi từ năm học 2004 – 2005 đến năm học 2008 – 2009

3.4 Khách thể nghiên cứu :

Quản lí họat động dạy học trong trường Trung học cơ sở

4 Đối tượng và khách thể nghiên cứu :

4.1 Đối tượng nghiên cứu :

Biện pháp quản lí họat động dạy học của Hiệu trưởng

4.2 Giới hạn khách thể khảo sát :

Cán bộ quản lí , giáo viên , học sinh trường trung học cơ sở Lê Lợi

5 Phương pháp nghiên cứu – Xử lý :

5.1 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp quan sát khách quan : Sử dụng phương pháp nầy nhằm tập hợp và ghi lại những sự kiện cần thiết cho việc nghiên cứu các biện pháp quản lí họat động dạy học

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm họat động : Thơng qua những sản phẩm của đối tượng tạo ra tơi cĩ thể nhận biết được năng lực cũng như tư tưởng của họ

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục : Sử dụng phương pháp nầy tơi dựa vàonhững cơ sở lý luận để phân tích thực tiển của quản lí họat động dạy- học từ đĩ rút

ra được những lý luận khái quát chung để vận dụng vào quản lí họat động dạy học

- Phương pháp thực nghiệm khoa học : Sử dụng phương pháp nầy tơi dùng để kiểm chứng tính cần thiết và khả thi của các biện pháp quản lí họat động dạy học

6 Kết cấu đề tài :

- Mở đầu

- Nội dung

- Kết luận – Kiến nghị

Đề tài nầy với hy vọng sẽ bổ khuyết được những hạn chế, thiếu sĩt trong cơng tác quản lí họat động dạy và học của hiệu trưởng Qua đĩ giúp người hiệu trưởng cĩ nhận thức đúng đắn hơn về tầm quan trọng của quản lí họat động dạy và học Trên

cơ sở đĩ cĩ những giải pháp và điều chỉnh hợp lý nhằm khơng ngừng nâng cao chất

lượng đội ngũ giáo viên,chất lượng đội ngũ học sinh.

Trang 3

Tôi chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo nhà trường , các thầy , cô giảng viên của trường Chính trị tỉnh Tây Ninh đã tận tình hướng dẫn , giúp đỡ và tạo điều kiện tốt

nhất cho chúng tôi hoàn thành khóa học nầy

Trang 4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

1.1 Một số khái niệm Quản lí :

Quản lí là một khoa học sử dụng tri thức của nhiều môn khoa học tự nhiên và

xã hội nhân văn khác như : toán học ,thống kê ,kinh tế , tâm lí học , xã hội học ….Nó còn là một nghệ thuật đòi hỏi sự khôn khéo và tinh tế cao để đạt tớimục đích Người ta có thể tiếp cận khái niệm quản lí nhiều cách khác

nhau Đó là : cai quản , chỉ huy ,lãnh đạo ,kiểm tra theo góc độ tổ chức Theo góc độ điều khiển từ quản lí là lái , điểu khiển ,điều chỉnh

Theo cách tiếp cận hệ thống thì quản lí là sự tác động của chủ thể quản lí đến khách thể quản lí (hay là đối tượng quản lí ) nhằm tổ chức , phối hợp họat động của con người trong các quá trình sản xuất – xã hội để đạt được mục đích đã định

Theo C.Mác : “ Quản lí là lọai lao động sẽ điều khiển mọi quá trình lao động phát triển xã hội ”

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều định nghĩa quản lí từ nhiều góc độ khác nhau :

- Quản lí là sự tác động của cơ quan quản lí vào đối tượng quản lí để tạo ra một

sự chuyển biến của tòan bộ hệ thống ,nhằm đạt được một mục đích nhất định ( Học viện chính trị quốc gia – 1976 )

- Quản lí là một cơ sở sản xuất kinh doanh với tư cách là một hệ thống xã hội , là khoa học và nghệ thuật tác động vào từng thành tố của hệ bằng các phương pháp thích hợp ,nhằm đạt các mục tiêu đề ra cho hệ và cho từng thành tố của hệ (Nguyễn Văn Lê – 1984)

- Quản lí là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí bằng một hệ thống các giải pháp nhằm thay đổi trạng thái của đối tượng quản

lí ,đưa hệ thống tiếp cận mục tiêu cuối cùng ,phục vụ lợi ích của con người (Nguyễn Bá Sơn – 2000 )

- Quản lí là sự tác động chỉ huy ,điều khiển ,hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi họat động của con người nhằm đạt tới mục đích đã đề ra (Nguyễn Minh Đạo –1997 )

- Quản lí là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào hệ

thống ,mà chủ yếu là vào những con người ,nhằm thành đạt các mục tiêu kinh tế–xã hội xác định ( AunaPu – 1983 )

Rất nhiểu định nghĩa khác nhau , chúng ta có thể hiểu một cách khái quát là : “ Quản lí một đơn vị ( cơ sở sản xuất ,cơ quan ,trường học ,địa phương

… ) với tư cách là một hệ thống xã hội là khoa học và nghệ thuật tác động vào

hệ thống ,vào từng thành tố của hệ thống bằng phương pháp thích hợp nhằm đạt được mục tiêu đề ra ”

1.1.1 Vai trò của quản lí :

Trang 5

-Yếu tố chất xám quản lí được xếp hàng đầu trong 5 yếu tố cơ bản tạo thành sức mạnh phát triển của một quốc gia ( Chất xám quản lí , tài nguyên , vốn , kỹ thuật công nghệ , lao động )

- Quản lí có vai trò nâng cao hiệu quả họat động của bộ máy

- Quản lí bảo đảm được trật tự ,kỷ cương

- Quản lí làm cho xã hội loài người hình thành , vận hành và phát triển

1.1.2 Chức năng của quản lí :

Chức năng quản lí là một dạng họat động quản lí ,thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định Có các chức năng cơ bản sau :

- Kế hoạch hóa

- Tổ chức ( bao gồm việc thu thập nguồn dự trữ và bố trí biên chế )

- Chỉ đạo (bao gồm cả việc động viên ,kích thích giám sát và phối hợp )

- Kiểm tra ( bao gồm cả tổng kết ,quyết toán và đánh giá )

1.2 Họat động dạy học :

1.2.1 Vị trí họat động dạy học :

- Họat động dạy học ở nhà trường phổ thông giữ vị trí trung tâm

- Nó chi phối các họat đông giáo dục khác , đồng thời nó quyết định kết quả đào tạo của nhà trường

- Là Họat động đặc thù của nhà trường phổ thông, nó được qui định bởi tính đặc thù của lao động sư phạm Vì vậy nó cũng quy định tính đặc thù của công tác quản lí nhà trường ,quản lí họat động dạy học

1.2.2.Nhiệm vụ họat động dạy học :

- Điều khiển học sinh nắm vững hệ thống tri thức khoa học phổ thông cơ

bản,hiện đại ,phù hợp với thực tiển Việt Nam, đồng thời rèn luyện cho các em

hệ thống kỹ năng ,kỹ xảo tương ứng

- Tổ chức học sinh hình thành phát triển năng lựcvà những phẩm chất trí tuệ,đặc biệt là năng lực tư duy độc lập ,sáng tạo

- Tổ chức điều khiển học sinh hình thành cơ sở thế giới quan khoa học ,những phẩm chất đạo đức nói riêng và phát triển nhân cách nói chung

1.3 Quản lí họat động dạy học :

Quản lí họat động dạy học là tổ chức chỉ đạo giáo viên và học sinh thực hiện quá trình dạy học theo những qui luật khách quan nhằm thực hiện mục tiêu dạy học

1.3.1.Đặc điểm của quản lí quá trình dạy học :

Theo Tiến sĩ Phan Thế Sủng ,quản lí quá trình dạy học có các đặc điểm sau :

- Mang tính chất quản lí hành chính sư phạm :

Tính chất hành chính : Quản lí theo pháp luật và những nội qui,qui chế các văn bản hướng dẫn của cấp quản lí cao hơn và của chính chủ thể quản lí …

Trang 6

Tính chất sư phạm : Chỉ sự qui định của các qui luật quá trình dạy học ,diễn ra trong môi trường sư phạm,lấy họat động dạy học làm đối tượng quản lí

-Mang tính chất đặc trưng của khoa học quản lí :

Quản lí họat động dạy học theo chu trình quản lí và thực hiện các chức năng quản lí

Quản lí họat động dạy học trên cơ sở vận dụng sáng tạo các nguyên tắc và phương pháp quản lí

Có tính xã hội hóa cao

- Hiệu quả của quản lí quá trình dạy học được tích hợp trong kết quả đào tạo và thể hiện qua các chỉ số :

Số lượng học sinh tốt nghiệp

Chất lượng giáo dục : Chất lượng giáo dục được đ1nh giá chủ yếu về hai mặt là học lực và hạnh kiểm của người học

Sự phát huy tác dụng kết quả giáo dục đối với xã hội

1.4 Hiệu trưởng với việc quản lí họat động dạy học trong trường Trung học cơ

sở :

1.4.1 Nhiệm vụ và quyền hạn của hiệu trưởng :

Điều 17 của Điều lệ Trường trung học ban hành ngày 17/7/2000 quy định nhiệm vụ

và quyền hạn của Hiệu trưởng :

Hiệu trưởng có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây :

a Tổ chức bộ máy nhà trường

b Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học

c Quản lý giáo viên ,nhân viên,học sinh , quản lý chuyên môn , phân công côngtác ,kiểm tra đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên ,nhân viên

1.4.2 Nội dung quản lí họat động dạy học của hiệu trưởng :

1.4.2.1 Xây dựng kế hoạch dạy học năm học :

Gồm các nội dung cơ bản :

-Mục tiêu công việc : Hiệu trưởng cần xây dựng các mục tiêu về qui mô , cơ cấu , chất lượng ,hiệu quả của họat động dạy học sẽ được tiến hành

- Tiến hành việc phân bố nguồn lực : Nhân sự, Tài chính ,cơ sở vật chất ,và phương tiện dạy học

- Kế hoạch thời gian : Hiệu truởng cần xây dựng kế hoạch thời gian cụ thể

1.4.2.2.Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ,thực hiện có hiệu quả kế họach dạy học năm học

:

-Hoàn thiện cơ cấu tổ chức chính quyền

- Xây dựng ,phát triển tổ chuyên môn,bộ môn

- Tuyển chọn giáo viên

- Phân công trách nhiệm, liên đới có trách nhiệm

1.4.2.3.Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu ,chương trình dạy học:

Trang 7

Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch chung cho cả tổ ,hướngdẫn giáo viên xây dững kế hoạch dạy học

Quản lí họat động giảng dạy của giáo viên ; theo dõi đôn đốc việc thực hiện

chương trình đủ và đúng tiến độ thời gian ;việc soạn bài và lên lớp của giáo viên Quản lí họat động kiểm tra và đánh giá kết quả học tập của học sinh

1.4.2.4.Hiệu trưởng chỉ đạo việc xây dựng nề nếp dạy học :

- Xây dựng tập thể nhà trường có ổn định cao về mặt tổ chức họat động sư phạm cũng như họat động tinh thần ,đời sống , có sự đoàn kết gắn bó ,cộng đồng hợp tác với nhau trong công việc một cách nhịp nhàng,thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học

- Xây dựng môi trường nhà trường xanh ,sạch đẹp ,làm sao cho mỗi nơi trong trường đều mang ý nghĩa giáo dục

- Xóa bỏ những nề nếp lạc hậu ,xây dựng những nề nếp mới cần thiết cho việc nâng cao chất lượng dạy học

1.4.2.5 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các họat động bồi dưỡng năng lực sư phạm của giáo viên :

Gồm các hình thức cơ bản :

- Thông qua phong trào sáng kiến kinh nghiệm trong dạy học

- Thi đua dạy tốt –Học tốt

- Họat động nghiên cứu khoa học

- Các khóa tập huấn ,bồi dưỡng

- Hình thức học tập chính qui

1.4.2.6 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn giáo viên chủ nhiệm lớp ,các tổ chức Đòan ,Đội ,cha mẹ học sinh hướng dẫn họat động của học sinh theo chức năng của mình :

Cụ thể cần giúp học sinh :

-Xây dựng kế hoạch tự học

-Nắm được phương pháp tự học

- Tự theo dõi ,tự kiểm tra ,tự đánh ,tự điều chỉnh họat động học tập

- Cha mẹ học sinh tạo điều kiện thời gian,cơ sở vật chất để học sinh tự học

- Các tổ chức đoàn thể tồ chức các phong trào thi đua ,xây dựng nề nếp tự học ,tạo động lực cho việc học tập

1.4.2.7 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tiến hành họat động kiểm tra đánh giá kết quả dạy học và việc thực hiện kế hoạch dạy học năm học :

- Xây dựng kế họach kiểm tra

- Tổ chức lực lượng kiểm tra

- Thực hiện họat động kiểm tra ,đánh giá

- Hòan thiện họat động dạy học

- Hòan thiện quản lí hoạt động dạy học

Trang 8

1.4.2.8 Hiệu trưởng chỉ đạo việc đổi mới phương pháp dạy học :

- Quan điểm về đổi mới phương pháp dạy học :

Theo Tiến sĩ Phan Thế Sủng :

+ Đổi mới giáo dục nói chung phương pháp dạy học nói riêng là qui luật tất yếu của mọi quốc gia

+ Đổi mới không phải thay cái cũ bằng cái mới

+ Đổi mới theo hướng khắc phục các phương pháp dạy học lạc hậu ,truyền thụ một chiều ,tăng cường sử dụng các phương pháp kích thích người học học họat động tích cực ,độc lập ,sáng tạo

+ Tăng cường vận dụng những thành tựu mới của khoa học kĩ thuật

+ Đổi mới phương pháp dạy học phải được tổ chức ,chỉ đạo có hệ thống ,đồng bộ,điều kiện khả thi

+ Đổi mới phương pháp dạy học phải thật sự góp phần nâng cao chất lượng dạy học

- Quản lí đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận hệ thống :

+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học trong mối quan hệ biện chứng với sự đổi mới mục tiêu,nội dung trong chương trình học tập

+ Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo hướng :

Phát huy triệt để tính tích cực chủ đi65ng sáng tạo của học sinh trong học tập Phân hóa dạy học theo đặc điểm đối tượng

Tăng cường dạy cách tự học ,tự hòan thiện cho học sinh

Tạo điều kiện cho học sinh thực hành

Sử dụng tối đa kinh nghiệm của người học

Tạo điều kiện cho thông tin phản hồi từ hai chiều

Hình thành năng lực tự quản cho học sinh

+ Chỉ đạo đầu tư và sử dụng tối đa các điều kiện cốt yếu phục vụ phục vụ cho họat động dạy học

+ Đổi mới cách tổ ,chức quản lí để tối ưu hóa quá trình dạy học

+ Chỉ đạo đổi mới cách kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập của học sinh trong trường học và trong toàn bộ hệ thống giáo dục và đào tạo để thực sự góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

1.5.Vai trò và trách nhiệm nhà giáo :

Luật giáo dục quy định Vai trò và trách nhiệm của nhà giáo :

Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo

Trang 9

Nhà giáo phải không ngừng học tập, rèn luyện nêu gương tốt cho người

học

Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo; có chính sách sử dụng,

đãi ngộ, bảo đảm các điều kiện cần thiết về vật chất và tinh thần để nhà giáo

thực hiện vai trò và trách nhiệm của mình; giữ gìn và phát huy truyền thống

quý trọng nhà giáo, tôn vinh nghề dạy học

1.6 Nhiệm vụ của học sinh Trung học :

Theo Điều lệ trường Trung học thì học sinh Trung học có những nhiệm vụ sau đây:

- Kính trọng thầy giáo, cô giáo, nhân viên nhà trường; đoàn kết giúp đỡ bạn bè; pháthuy truyền thống tốt đẹp của nhà trường; thực hiện điều lệ, nội qui nhà trường; chấp hành các qui tắc trật tự, an toàn xã hội;

- Hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, củanhà trường;

- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường;

- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiềnphong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, giữ gìn, bảo vệ tàisản của nhà trường; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động công ích và công tác xãhội

1 7 Kết luận :

Nâng cao chất lượng quản lí họat động dạy và học là một yêu cầu quan trọng trongnhà trường phổ thông Nhằm đạt được mục đích giáo dục đào tạo con người phát triển toàn diện , sáng tạo , thực sự có năng lực

Nâng cao chất lượng quản lí họat động dạy học sẽ góp phần thực hiện tốt có hệ thống đồng bộ các thành tố của quá trình dạy học cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục quốc dân , nâng cao vị trí , vai trò của giáo dục trong xã hội

Để tạo sự chuyển biến cơ bản về giáo dục đại hội X của Đảng đã nhấn mạnh : “ Đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán Từ mục tiêu , chương trình , nội dung, phương pháp đến cơ cấu và hệ thống tổ chức …” “ Ưu tiên hàng đầu cho việc nâng cao chất lượng dạy và học Đổi mới chương trình, nội dung , phương pháp dạy và học , nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường cơ sở vật chất nhà trường, phát huy khả năng sáng tạo và độc lập suy nghĩ của học sinh , sinh viên …”

Trang 10

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ THỰC TIỂN

2.1 Vài nét về địa bàn nghiên cứu :

2.1.1.Đặc điểm Về vị trí của trường :

Trường THCS Lê Lợi nằm trên địa bàn xã Cẩm giang thuôc huyện Gò Dầu tỉnh

Tây Ninh được thành lập vào năm 1971 ,với diện tích 1084 m2 Xã Cẩm Giang códiện tích 2428 hecta ,chia thành 4 ấp nằm dài theo quốc lộ 22B với số dân 14 890người với 3351 hộ , khu vực nông thôn địa bàn dân cư rộng đa số sống bằng nghềnông , một bộ phận tiểu thương và kinh doanh dịch vụ khác ,đời sống kinh tế tương

Dướichuẩn Đảng viên

Tổchuyênmôn

Từ năm học 2007-2008 đến nay giáo viên đều được phân công đúng bộ môn trừmôn công nghệ

2.1.3.Về học sinh :

Phần đông học sinh của trường là con em nông dân ,trình độ không đồng đều ,mặtkhác việc quan tâm đến học tập của học sinh của một số phụ huynh rất còn hạnchế

Trang 11

2.1.4.Về cơ sở vật chất :

Trường có đủ phòng học đảm bảo phục vụ cho việc dạy và học Năm học

2004-2005 đến năm học 2006-2007 nhà trường không có các phòng để bố trí thí nghiệmthực hành bộ môn ; thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập còn hạn chế Tuy nhiên từnăm học 2007-2008 đến nay nhà trường được trang bị đủ các phòng chức năng phục

vụ tốt cho thí nghiệm thực hành các bộ môn

Mặc dù có đủ các phòng chức năng Nhưng việc sử dụng để phát huy tốt tác dụngcủa nó còn rất nhiều bất cập.Vì thế ,cần phải có một phương pháp và cách tổ chứcviệc sử dụng có hiệu quả các thiết bị sẵn có phục vụ cho giờ dạy trên lớp , trên cơ sở

đó điều chỉnh định hướng cho phù hợp với thực tế trường ( vẫn giữ nguyên ýchính ,những yêu cầu cơ bản chuẩn của Bộ để thống nhất trong quản

- Tất cả giáo viên đều đạt trình độ chuẩn trở lên

-Các tổ trưởng chuyên môn đều có tay nghề vững và có nhiều kinh nghiệm trongcông tác lãnh đạo tổ

-Đội ngũ giáo viên nhiệt tình ,đoàn kết ,đa số trẻ và là dân địa phương

- Cơ sở vật chất đảm bảo học 2 ca

2.1.6 Khó khăn :

-Địa bàn dân cư rộng ,trình độ học sinh không đồng đều, ý thức học tập của họcsinh chưa cao ,nhận thức về giáo dục của một số bậc phụ huynh còn hạn chế ,ít quantâm đến việc học tập của con em,chỉ khóan trắng cho nhà trường

- Sự phối kết hợp giữa nhà trường và gia đình chưa chặt chẽ

-Thiết bị phục vụ giảng dạy tương đối đầy đủ ,tuy nhiên một số giáo viên chưaphát huy hết hiệu quả của các phòng chức năng , mặt khác một số thiết bị giảng dạy

có nhưng thiếu chính xác ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy của giáo viên và kếtquả học tập của học sinh ,học sinh khó phát huy hết tính tích cực hoá của mình ,giáo viên thì không thể hiện tốt được phương pháp giảng dạy của mình

- Cơ sở vật chất không phù hợp để học sinh học theo phương pháp mới hiện nay

2.2 Thực trạng họat động dạy - học của trường trung học cơ sở Lê Lợi năm học 2005-2006 :

2.2.1 Về học sinh :

Chất lượng hai mặt giáo dục từ năm học 2004-2005 đến năm học 2008-2009 :

Trang 12

Khối Giỏi KháHọc lực (%)Tb Yếu Kém Tốt Hạnh kiểm (%)Khá Tb Yếu

Trang 13

Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở bình quân đạt từ : 98 % trở lên

Tỉ lệ học sinh bình quân đỗ vào trường cấp 3 công lập : 70 %

2.2.2 Về đội ngũ giáo viên :

* Xếp loại chuyên môn giáo viên :

* Số giáo viên đạt hội giảng vòng trường, huyện , tỉnh qua các năm :

Năm học GVTS Đạt vòngtrường Đạt vònghuyện Đạt vòng tỉnh Ghi chú

2.3 Thực trạng biện pháp quản lí họat động dạy học :

2.3.1 Xây dựng kế họach dạy học năm học :

Đầu năm các mục tiêu công việc đều được hiệu trưởng lên kế hoạch và thựchiện khá đầy đủ Kế hoạch năm học được thông qua Ủy ban nhân dân xã và lãnhđạo phòng giáo dục Trong đó các chỉ tiêu ,nội dung thực hiện đảm bảo theo yêu

Trang 14

cầu của ngành Tuy nhiên kế hoạch về thời gian thực hiện các nội dung còn mangtính chất chung chung chưa cụ thể ,chỉ tiêu chất lượng để thực hiện chưa sát thực tếcủa trường còn mang tính áp đặt ,chưa quan tâm đến thực trạng trước đó của trường Vì thế trong việc xây dựng kế hoạch thiếu tính kế thừa ,chưa bám sát thực tiển.

2.3.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ,thực hiện có hiệu quả kế hoạch dạy học năm học:

Ngay từ đầu năm học hiệu trưởng đã tiến hành hoàn chỉnh cơ cấu tổ chức ,bộ máyhọat động của nhà trường ,quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ cốt cán ,trong đóĐảng viên là nồng cốt lãnh đạo các đoàn thể nhà trường Tuy nhiên trong công tác

bố trí cán bộ như thế chưa mang tính thuyết phục cao Vì năng lực chuyên môn củamột vài trưởng bộ phận là Đảng viên không hơn hẳn quần chúng trong tổ chức đó 2.3.3.Hiệu trưởng chỉ đạo việc thực hiện mục tiêu,chương trình dạy học :

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch năm học ,hướng dẫngiáo viên xây dựng kế hoạch dạy học ngay từ đầu năm học theo kế hoạch chungcủa nhà trường

Quản lí họat động giảng dạy của giáo viên chưa sâu sát ,Hiệu trưởng ít dự giờ ,ítthâm nhập thực tế ,đánh giá nghiệp vụ tay nghề giáo viên đôi lúc chưa chính xác Trong công tác kiểm tra đánh giá :

Ban giám hiệu nhà trường thường khóan cho các tổ chuyên môn trong quá trìnhtiến hành kiểm tra đánh giá chuyên môn giáo viên , kiểm tra chất lượng học sinh 2.3.4.Hiệu trưởng chỉ đạo xây dựng nề nếp dạy học :

Hiệu trưởng quan tâm chỉ đạo thực hiện nề nếp giảng dạy ,xây dựng được khốiđoàn kết nội bộ trong cơ quan tốt , chú trọng xây dựng nề nếp mới cần thiết choviệc nâng cao chất lượng dạy và học

2.3.5 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn tổ chức các họat động bồi dưỡng nănglực sư phạm cho giáo viên :

Hiệu trưởng có chỉ đạo và quan tâm các hình thức họat động bồi dưỡng năng lực

sư phạm cho giáo viên thông qua dự giờ ,thao giảng ,các khóa tập huấn bồi dưỡngchuyên môn nghiệp vụ , thực hiện các chuyên đề chuyên môn nhằm nâng cao taynghề ,năng lực giảng dạy của giáo viên Tuy nhiên trong công tác quản lí chưa sâusát Vì vậy , việc thực hiện các chuyên đề,bồi dưỡng thuờng xuyên ,dự giờ ,một sốgiáo viên thực hiện còn mang tính chất đối phó, chạy theo chỉ tiêu hiệu trưởng đã đề

ra mà chưa đặt nặng đến chất lượng và hiệu quả công việc , hiệu trưởng chỉ nắm kếtquả thông qua báo cáo từ các tổ

2.3.6 Hiệu trưởng chỉ đạo tổ chuyên môn,giáo viên,giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổchức Đoàn, Đội, cha mẹ học sinh hướng dẫn họat động của học sinh theo chưc năngcủa mình :

Trong kế hoạch đầu năm hiệu trưởng có chỉ đạo các tổ chuyên môn ,các đoàn thểkết hợp giáo viên chủ nhiệm xây dựng và tổ chức các phong trào thi đua học tập củahọc sinh,kiểm tra đánh giá họat động học tập của học sinh theo tuần ,tháng, tổ chức

Ngày đăng: 28/09/2013, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w