Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giải quyết xét xử các vụ án trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tuyêntruyền,
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới toàn diệnnhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, hội nhập cùng thếgiới, xây dựng cơ chế kinh tế thị trường tự do và phát triển bền vững Để đápứng một xã hội mới với nhiều thành phần kinh tế khác nhau, tham gia vào cáchoạt động kinh tế, văn hoá - xã hội, cần phải xây dựng môi trường pháp lýthông thoáng, lành mạnh và tiến bộ, đáp ứng các yêu cầu của công cuộc hộinhập vào nền kinh tế thế giới, thúc đẩy nền kinh tế thị trường phát triển theođịnh hướng xã hội chủ nghĩa Để ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội góp phần vào sự phát triển chung của đất nước phải kể đến hoạtđộng của các cơ quan tư pháp gồm Công an, Viện kiểm sát và Tòa án
Trước nhiệm vụ phát triển và bảo vệ đất nước, yêu cầu xây dựng nhànước pháp quyền XHCN Việt Nam Bộ Chính trị đã ban hành nhiều Nghị
quyết về" cải cách Tư pháp " Mục tiêu của các Nghị quyết này là xây dựng nền
Tư pháp trong sạch, vững mạnh, dân chủ, nghiêm minh, bảo vệ công lý, từngbước hiện đại, phục vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Việt Nam XHCN Trong
đó trung tâm là công tác Tòa án và trọng tâm là "hoạt động xét xử" của Toà án
phải được tiến hành một cách có hiệu quả và hiệu lực cao Trong những nămqua, thực hiện các Nghị quyết của Đảng và Nhà nước, nhất là Nghị quyết số
08- NQ/ TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị "Về một số nhiệm vụ trọng tâm công tácTư pháp trong thời gian tới, Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/ 6/
2005 của Bộ chính trị "về cải cách tư pháp đến năm 2020" công cuộc cải cách
Tư pháp đã được các cấp uỷ, Đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyếttâm cao, đạt được nhiều kết quả Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác
Tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực, chất lượng hoạt động Tư pháp
đã được nâng lên từng bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự antoàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế,xây dựng và bảo vệ tổ quốc
Tuy nhiên, những kết quả đó mới chỉ là bước đầu và mới tập trung giảiquyết những vấn đề bức xúc nhất Công tác tư pháp còn bộc lộ nhiều hạn chế.Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật về tố tụng tư phápcòn nhiều bất cập chưa được sửa đổi bổ sung Tổ chức bộ máy, chức năngnhiệm vụ, cơ chế hoạt động của các cơ quan tư pháp còn bất hợp lý đội ngũcán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp còn thiếu; trình độ nghiệp vụ và bản lĩnh chínhtrị của một bộ phận cán bộ vẫn chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ,thậm chí có một số cán bộ sa sút về phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghềnghiệp, vẫn còn tình trạng oan sai trong điều tra, bắt, giam, giữ, truy tố, xét
xử Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện làm việc của các cơ quan tư
Trang 2Trong bối cảnh chung đó, hệ thống toà án của tỉnh Điện Biên nói chung,toà án huyện Tủa Chùa nói riêng cũng phải đối mặt với không ít những khókhăn, bất cập Toà án huyện Tủa Chùa là một toà án thuộc huyện vùng cao củatỉnh Điện Biên được thành lập từ năm 1962 Hiện nay biên chế của cơ quanmới chỉ có 05 đồng chí trong đó có 02 Thẩm phán, 02 thư ký và 01 kế toán.
Cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của đơn vị còn thiếu thốn, chật hẹp chưađáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Bên cạnh đó điều kiện kinh tế - xã hội huyện TủaChùa chậm phát triển, cơ sở vật chất còn nghèo nàn, lạc hậu, kinh tế tự cung,
tự cấp là chủ yếu Địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân chíthấp, hiểu biết về pháp luật còn nhiều hạn chế Một số loại tội phạm có chiềuhướng gia tăng như: tội phạm Ma tuý, chiếm đoạt tài sản, các mâu thuẫn trongnhân dân vẫn còn nhiều và ngày càng phức tạp nhất là tranh chấp đất đai,tranh chấp về quyền sở hữu tài sản…
Trong những năm qua, mặc dù đã đạt được những kết quả nhất địnhđược cấp trên ghi nhận song xét cả về chủ quan và khách quan, có thể khẳngđịnh rằng Toà án nhân dân huyện Tủa Chùa chưa thể theo kịp những yêu cầuđặt ra trong cải cách tư pháp hiện nay Chính vì vậy nghiên cứu những vấn về
lý luận và thực tiễn nhằm tìm ra những giải pháp tích cực giúp Toà án TủaChùa bắt kịp và đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện naytrở thành vấn đề vô cùng bức xúc
Là một cán bộ công tác tại Tòa án nhân dân huyện Tủa Chùa Tôi chọn
đề tài:" Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giải quyết các loại án của Toà án nhân dân huyện Tủa Chùa" làm tiểu luận tốt nghiệp cuối khóa
của mình
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động giải quyết xét xử các vụ
án trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần tuyêntruyền, phổ biến giáo dục pháp luật cho nhân dân Mục đích của đề tài nghiêncứu những vấn đề lý luận cũng như thực tiễn về vị trí, vai trò, chức năng,nhiệm vụ, thẩm quyền của Toà án nhân dân nói chung, Toà án cấp huyện nóiriêng Làm rõ thực trạng chất lượng xét xử của Toà án nhân dân huyện TủaChùa Trên cơ sở đó đưa ra các kiến nghị, giải pháp có cơ sở khoa học và cótính khả thi để có thể vận dụng trong thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng xét
xử của Toà án nhân dân cấp huyện nói chung và của Toà án nhân dân huyệnTủa Chùa nói riêng trong giai đoạn hiện nay
3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài được nghiên cứu dựa trên những cơ sở về quan điểm của Chủnghĩa Mác- Lênin, Tư Tưởng Hồ Chí Minh, những quan điểm của Đảng vànhà nước ta về nhà nước và pháp luật nói chung và nhà nước xã hội chủ nghĩanói riêng
Trang 3Nội dung đề tài nghiên cứu về kết quả giải quyết cũng như chất lượnggiải quyết, xét xử của Toà án nhân dân huyện Tủa Chùa trong 3 năm (2010-2012) qua đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng xét xử củaToà án nhân dân huyện Tủa Chùa trong thời gian tới.
4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài
- Phương pháp nghiên cứu của đề tài: được thực hiện trên cơ sở phươngpháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử củachủ nghĩa Mác-Lênin, phương pháp lịch sử, phương pháp thống kê, phươngpháp điều tra, phân tích tổng hợp, xử lý tài liệu thông tin bám sát các quanđiểm mới của Đảng, kết hợp giữa phân tích lý luận và nghiên cứu thực tiễn xétxử
5 Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận Nội dung của tiểu luận được chia thành
- Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng xét
xử của Toà án nhân dân huyện Tủa Chùa
Trang 4Chương I.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT CỦA VẤN ĐỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG XÉT XỬ CỦA TOÀ ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1 Vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của Toà án nhân dân
1.1 Vị trí, vai trò của Toà án nhân dân
Hiến pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam quy định bộ máy Nhà nướcgồm 04 loại cơ quan: Cơ quan quyền lực Nhà nước, cơ quan hành chính Nhànước, cơ quan Viện kiểm sát và cơ quan xét xử (Toà án nhân dân) Mỗi cơquan đều có chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động và thẩm quyền khácnhau Trong quá trình thực hiện chức năng của mình, các cơ quan của bộ máyNhà nước có tính độc lập tương đối, nhưng hoạt động trong một chỉnh thểthống nhất, phối hợp chặt chẽ với nhau, nhằm đảm bảo thực hiện các chứcnăng nhiệm vụ chung của bộ máy Nhà nước
Nghị quyết Đại hội IX cuả Đảng Cộng sản Việt nam và Hiến pháp năm
1992 đã khẳng định: "Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công và
phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập
pháp, hành chính và Tư pháp” Cơ quan Toà án và Viện kiểm sát là các cơ
quan được Quốc hội phân công trực tiếp thực hiện quyền Tư pháp và được gọi
là cơ quan thuộc hệ thống Tư pháp Toà án là một cơ quan nhà nước, Toà ánnhân dân có một vị trí đặc biệt quan trọng, Nhà nước thông qua Toà án đểthực hiện quyền Tư pháp của mình Ở nước ta trong hệ thống các cơ quan Tưpháp, Toà án nhân dân là khâu trọng yếu, cơ bản, là bộ phận không thể thiếuđược của Bộ máy nhà nước
Hiến pháp 1992 và Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 đã mở rộngthẩm quyền của Toà án và thành lập thêm các Tòa chuyên trách khác nằmtrong hệ thống Toà án nhân dân như: Toà Kinh tế, Toà Lao động, Toà Hànhchính (ở Toà án nhân dân tối cao,Toà án nhân dân cấp Tỉnh) và Toà án nhândân Tối cao quan lý các Toà án địa phương về mặt tổ chức có sự phối hợp chặtchẽ với Hội đồng nhân dân địa phương Điều 40 Luật tổ chức Tòa án quy
định:"Thẩm phán các Toà án nhân dân địa phương, Toà án Quân sự khu vực
do Chánh án Toà án nhân dân Tối cao bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức theo
đề nghị của các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán".
Điều này đã làm cho công tác quản lý và công tác xét xử của Toà ánđược đảm bảo hiệu quả hơn và thống nhất hơn
Đồng thời tại Điều 170-Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2003 quy định:
Việc tăng thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án Quân sự khu vực được xét xử các vụ án hình sự mà khung hình phạt tù từ 15 năm tù trở xuống Đây là chủ trương về cải cách, tổ chức và đổi mới hoạt động các cơ
quan Tư pháp đã được đề ra trong Nghị quyết Trung ương 8 khoá VII, Nghị
Trang 5quyết Trung ương 3, Nghị quyết Trung ương 7 khoáVIII; Nghị quyết Đại hộiĐảng lần thứ IX và Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/1/2002 của Bộ Chính
trị"về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới".
Đặc biệt là Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày02/6/2005 của Bộ Chính trị
về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đã ghi rõ:"Trọng tâm là xây
dựng, hoàn thiện tổ chức hoạt dộng của Toà án nhân dân"
Với tư cách là một cơ quan bảo vệ pháp luật, hoạt động xét xử của Toà
án được thực hiện thông qua việc áp dụng pháp lụât để giải quyết các tranhchấp xảy ra trong đời sống xã hội buộc mọi người phải tuân theo Điều 12 luật
Tổ chứcToà án nhân dân năm 2002 quy định:" Bản án, quyết định của Toà án
đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị,
tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân và mọi người tôn trọng.
Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án, quyết định của Toà án phải nghiêm chỉnh chấp hành”.
Chính vì vậy, Toà án có vị trí trung tâm là "Cầu nối" giữa pháp luật của
Nhà nước với đời sống xã hội, làm cho pháp luật được thực thi Bằng kết quảhoạt động xét xử, Toà án đã góp phần quan trọng phục vụ sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chế độ củng cố chính quyền nhân dân Thực hiệndân chủ và công bằng xã hội, góp phần giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy sựphát triển kinh tế- xã hội của đất nước
1.2 Chức năng, nhiệm vụ của Toà án
Điều 127 Hiến pháp 1992 quy định: "Toà án nhân dân tối cao, Toà án nhân dân địa phương, các Toà án quân sự và các Toà án khác do luật định là những cơ quan xét xử của nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Như
vậy chỉ có Toà án mới có quyền xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân vàgia đình, kinh tế, hành chính và lao động Ngoài Toà án ra không có một cơquan nhà nước nào có chức năng xét xử Toà án nhân dân thực hiện chức năngxét xử nhân danh Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bảo vệ pháp chế
xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền và lợi ích hợp phápcủa công dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, bảo vệ tính mạng, tài sản, tự do,danh dự và nhân phẩm của công dân Chính bằng hoạt động xét xử Toà án đãgóp phần giáo dục công dân trung thành với tổ quốc, tôn trọng pháp luật, đấutranh phòng và chống tội phạm, bảo vệ lợi ích của nhân dân của xã hội
Khi thực hiện chức năng xét xử, Toà án phải căn cứ vào các quy địnhcủa pháp luật, cả pháp luật nội dung và pháp luật tố tụng Toà án thực hiệnchức năng xét xử của mình bằng việc ra bản án, quyết định Các bản án, quyếtđịnh của Toà án đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, các
tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dânphải tôn trọng, nghiêm chỉnh chấp hành
Trang 6Điều 72 Hiến pháp 1992 và điều 9 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy
định: "Không ai bị coi là có tội và chịu hình phạt khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”.
Hoạt động xét xử của Toà án có một vai trò và ý nghĩa to lớn trong hệthống các cơ quan nhà nước Toà án nhân danh nhà nước giải quyết đến cậncùng mọi tranh chấp trong xã hội Bản án, quyết định của Toà án là quyết địnhcuối cùng, thay thế tất cả các quyết định giải quyết của các cơ quan nhà nước
và các tổ chức xã hội khác Chính vì vậy thông qua hoạt động xét xử của Toà
án mà kỷ cương phép nước được giữ vững, quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân được đảm bảo
Điều 126 Hiến pháp 1992 qui định:"Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân nước Cộng hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; trong phạm vi chức năng của mình, có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể; bảo vệ tính năng, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của nhân dân” Đây cũng là các
nhiệm vụ chính của Toà án nhân dân trong thực hiện chức năng của mình Làmột trong những cơ quan tiến hành tố tụng, Toà án phải đảm bảo cho mọi hoạtđộng tố tụng của mình được tiến hành theo đúng qui định của pháp luật tốtụng, luật tổ chức Toà án nhân dân năm 2002 cũng như các qui định của Hiếnpháp về chức năng, nhiệm vụ của Toà án nhân dân Ngoài ra Toà án còn phốihợp với các cơ quan nhà nước như: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chứcchính trị-xã hội Tuyên truyền giáo dục pháp luật trong nhân dân thông quacác phiên toà xét xử, nhất là các phiên toà xét xử lưu động tại cơ sở địaphương nơi xảy ra tội phạm cũng như các tranh chấp dân sự, hôn nhân và giađình… đồng thời kết hợp với các cơ quan trong khối nội chính thực hiện tốtcác chủ trương chính sách của Đảng, Pháp luật của Nhà nước, có nhiều biệnpháp hữu hiệu phòng ngừa tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật khác.Ngoài chức năng xét xử ra, theo qui định của Pháp luật, trong quá trìnhgiải quyết các vụ án về dân sự, kinh tế, hành chính và lao động thì Toà án còn
có một chức năng nữa đó là "Người trung gian" tham gia vào việc hoà giải giữa
các bên đương sự với nhau trước khi mở phiên toà, vì hoà giải là nguyên tắcbắt buộc đối với Toà án (Trừ một số trường hợp luật qui định không được hòagiải) Trong quá trình hoà giải giữa các bên đương sự với nhau ngoài vai trò làngười trung gian phân tích, hướng dẫn, giải thích pháp luật cho các bên đương
sự hiểu được việc đúng sai của mình mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọngđược thực hiện nhằm mục đích phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân,tương ái trong cộng đồng dân cư, nâng cao kết quả giải quyết những tranhchấp trong nhân dân Đồng thời làm tốt hoà giải sẽ hạn chế những tốn kém vềtiền bạc, thời gian của Nhà nước, công sức của cán bộ Nhà nước cũng như củacông dân, hạn chế được khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp
2 Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân
Trang 7Toà án là một trong những cơ quan trong bộ máy Nhà nước thuộc hệthống các cơ quan Tư pháp, cho nên hoạt động của Toà án cũng phải tuân thủnhững nguyên tắc hoạt động chung của bộ máy Nhà nước như: Nguyên tắcĐảng lãnh đạo, nguyên tắc tập trung dân chủ, nguyên tắc tất cả quyền lực Nhànước thuộc về nhân dân và nguyên tắc pháp chế XHCN…
Tuy nhiên với chức năng của mình là cơ quan xét xử, nên nguyên tắc tổchức và hoạt động của Toà án mang tính chất đặc thù riêng và được quy địnhngay trong Hiến pháp năm 1992 cũng như Luật tổ chức TAND năm 2002 đềuquy định những nguyên tắc cơ bản trong hoạt động xét xử của Toà án nhândân như sau:
Một là : "Việc xét xử của Toà án nhân dân có hội thẩm nhân dân, của
Toà án Quân sự có cơ hội thẩm quân nhân tham gia theo qui định của pháp luật Khi xét xử, Hội Thẩm ngang quyền với Thẩm phán" (Điều 129 Hiến pháp
1992; Điều 4 Luật tổ chức Toà án nhân dân 2002),
Thực tiễn công tác xét xử của Toà án đã chứng minh rằng: Sự tham giacủa Hội thẩm vào công việc xét xử của Toà án là rất cần thiết, giúp cho Toà
án xét xử công minh, chính xác, khách quan và phát huy tác dụng giáo dục củaphiên toà Nguyên tắc này còn khẳng định vị trí, vai trò của Hội thẩm trongviệc xét xử sơ thẩm bất kỳ một vụ án nào thuộc thẩm quyền của Toà án đềuphải có hội thẩm nhân dân tham gia Tại điều 185 - Bộ luật tố tụng hình sự
năm 2003 quy định: "Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một thẩm phán và hai Hội thẩm Trong trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp, thì Hội đồng xét xử có thể gồm haiThẩm phán và ba Hội thẩm.
Hai là: " Khi xét xử,Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo
pháp luật" (Điều 130 Hiến pháp 1992; Điều 5 Luật tổ chức Toà án nhân dân
2002)
Nguyên tắc này có ý nghĩa quan trọng trong tổ chức hoạt động của Toà
án bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế XHCN, bảo đảm sự tuân thủ của phápluật củaThẩm phán và Hội thẩm cũng như bảo đảm cho việc xét xử đượckhách quan, toàn diện đúng pháp luật, không một cơ quan tổ chức hoặc cánhân nào được can thiệp trái pháp luật vào hoạt động xét xử của Thẩm phán
và Hội thẩm Giữa Thẩm phán và Hội thẩm cũng không có sự rằng buộc lẫnnhau trong quá trình giải quyết các vấn đề của vụ án Khi xét xử Hội thẩm vàThẩm phán có quyền ngang nhau trong việc giải quyết cả các vấn đề của vụ
án
Ba là : " Toà án nhân dân xét xử công khai, trừ trường hợp do luật định.
Toà án nhân dân xét xử tập thể và quyết định theo đa số".
Việc Toà án xét xử công khai, một mặt đảm bảo cho nhân dân thực hiệnquyền kiểm tra, giám sát đối với hoạt động xét xử của Toà án; Mặt khác pháthuy được tác dụng giáo dục nâng cao hiểu biết pháp luật của công chúngthông qua phiên toà Đồng thời việc xét xử công khai của Toà án còn nhằm
Trang 8mục đích tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với nhân dân nhằmphòng ngừa và chống tội phạm cũng như các hành vi vi phạm pháp luật khác.Toà án xét xử tập thể và quyết định theo đa số là sự thể hiện nguyên tắctập trung dân chủ trong hoạt động xét xử của Toà án nhân dân.
Bốn là: "Quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo Bị cáo có thể tự bào
chữa, hoặc nhờ ngườ ibào chữa cho mình " (Điều 132 - Hiến pháp 1992).
Nguyên tắc này là thể hiện tính dân chủ và nhân đạo Xã hội chủ nghĩacủa pháp luật nước ta Điều 11- Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng qui
định:"Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”
Năm là : "quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước Toà
án" Nguyên tắc này bảo đảm quyền bình đẳng cho mọi công dân trước pháp
luật, không phân biệt thành phần dân tộc, khi tham gia tố tụng có quyền dùngtiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trong trường hợp này phải có phiêndịch
Trên đây là những nguyên tắc Hiến định quan trọng nhất đối với hoạtđộng xét xử của Toà án Ngoài ra còn có nguyên tắc giám sát của cơ quanquyền lực nhà nước đối với hoạt động xét xử của Toà án nhân dân Điều 135Hiến pháp 1992 quy định: "Chánh án TANDTC chịu trách nhiệm và báo cáocông tác trước Quốc hội; Trong thời gian Quốc hội không họp thì chịu tráchnhiệm và báo cáo công tác trước Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịchnước
Chánh án Toà án nhân dân địa phương chịu trách nhiệm và báo cáo côngtác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp
Qui định này cũng là cơ sở nhằm bảo đảm cho việc xét xử của Toà ánmột cách chính xác và đúng theo quy định của Pháp luật
3 Thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Toà án cấp huyện)
a Các tội xâm phạm an ninh quốc gia.
b Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh:
Trang 9c Các tội qui định tại các điều 93, 95, 96, 172, 216, 217, 218, 219, 221,222, 223, 224, 225, 226, 263, 293, 294, 295, 296, 322 và 323 của Bộ luật hình sự.
Như vậy,Toà án nhân dân cấp huyện, Toà án quân sự khu vực được xét
xử sơ thẩm những vụ án hình sự về những tội phạm ít nghiêm trọng là tộiphạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến ba năm tù, tộiphạm nghiêm trọng là tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt đối vớitội ấy là đến bảy năm tù; tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có mức caonhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù
3.2 Về giải quyết vụ, việc dân sự, Hôn nhân và gia đình, kinh tế, lao động
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định thẩm quyền của Toà án cáccấp trên cơ sở của các qui định của pháp luật về tố tụng trước đó theo hướng
mở rộng Thẩm quyền cho Toà án cấp huyện
Điều 33 - Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 quy định:
1 Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh (sau đây
gọi chung là Toà án nhân dân cấp Huyện) cóThẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a Tranh cấp về dân sự, hôn nhân và gia đình qui định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này:
b.Tranh chấp về kinh doanh, thương mại qui định các điểm a,b,c,d,đ, e,
g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;
c Tranh cấp về lao động qui định tại khoản 1 Điều 31 của Bộ luật này;
2 Toà án nhân dân cấp Huyện cóThẩm quyền giải quyết những yêu cầu
sau đây:
a Yêu cầu về dân sự quy định tại các khoản 1,2,3 và 4 Điều 26 của Bộ luật này;
b Yêu cầu về hôn nhân và gia đình qui định tại khoản 1,2,3,4 và 5 Điều
28 của Bộ luật này;
3 Những tranh chấp, yêu cầu qui định tại khoản1 và khoản 2 Điều này
mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải uỷ thác cho cơ quan lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, cho Toà án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện.
Việc mở rộng thẩm quyền cho Toà án cấp huyện trong việc giảiquyết các vụ, việc dân sự, hôn nhân và gia đình xuất phát từ yêu cầu cải cách
tư pháp được thể hiện trong các Nghị quyết của Đảng, bảo đảm thực hiện tốtnguyên tắc hai cấp xét xử,Toà án cấp huyện chủ yếu giải quyết theo thủ tục sơthẩm, Toà án nhân dân cấp tỉnh chủ yếu giải quyết theo thủ tục phúc thẩm và
Trang 10Toà án nhân dân Tối cao tập trung làm tốt nhiệm vụ giám đốc thẩm, tổng kếtthực tiễn xét xử, hướng dẫn các Toà án áp dụng thống nhất pháp luật
3.3 Về vụ án hành chính
Toà án nhân dân cấp huyện giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếukiện hành chính đối với quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước từ cấphuyện trở xuống trên cùng lãnh thổ và quyết định hành chính, hành vi hànhchính của cán bộ, viên chức của cơ quan Nhà nước đó ở các lĩnh vực: khiếukiện quyết định xử phạt hành chính, quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo
rỡ công trình xây dựng trái phép đối với nhà ở, công trình vật kiến trúc kiên
cố khiếu kiện Quyết định hành chính, hành vi hành chính trong việc cấp giấyphép, thu hồi giấy phép trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hoạt động sản xuất,kinh doanh, quản lý đất đai
4 Chất lượng xét xử và các tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động xét xử
4.1 Khái niệm chất lượng xét xử
Qua nghiên cứu lý luận khoa học pháp lý và thực tiễn công tác xét xử có
thể hiểu: Chất lượng xét xử là mức độ đạt được về yêu cầu giải quyết các vụ
án phải đảm bảo được nguyên tắc đúng thời gian qui định của pháp luật xét
xử đúng người, đúng tội, đúng qui định của pháp luật, không để lọt tội phạm, không làm oan sai cho người vô tội Đảm bảo tính nghiêm minh khách quan,
vô tư Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà nước, của tập thể và của mọi công dân Đảm bảo tính giáo dục, thuyết phục cao, luôn giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Theo tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì xét xử đúng là đúng luật,đúng người và đúng tội là cơ bản nhất Điều đó có nghĩa là đối với xã hội việc
xét xử đúng có sức thuyết phục, ai cũng cảm thấy "thấu tình đạt lý" Đối với bị cáo, các đương sự, luật sư bào chữa phải "tâm phục, khẩu phục" trước mọi
phán quyết của Toà án
Xét xử là hoạt động có tính chất đặc thù của Toà án, là chức năng riêngcủa Toà án Ngoài Toà án ra không một cơ quan đơn vị nào được thực hiệnchức năng xét xử Kết quả hoạt động xét xử của Toà án có trách nhiệm pháp lýrất cao đối với bị cáo, các đương sự Hậu quả pháp lý là rất nghiêm trọng đốivới những người bị kết án như tước một số quyền nhất định về vật chất cũngnhư tinh thần của họ, thậm trí cả tính mạng Vì vậy việc giải quyết bất kỳ một
vụ án nào được coi là chất lượng thì phải tuân thủ một cách nghiêm ngặt quyđịnh của pháp luật cả về luật nội dung lẫn luật hình thức
4.2 Tiêu chí để đánh giá chất lượng xét xử của Toà án nhân dân
Với nội dung khái niệm đã nêu ở trên, có thể hiểu rằng các tiêu chí đánhgiá chất lượng xét xử bao gồm yếu tố việc xét xử phải đúng người, đúng tội,đúng quy định của pháp luật Cụ thể:
Trang 11Thứ nhất: xét xử đúng người (đối với án hình sự): Tại Điều 2 Bộ luật
hình sự năm 1999 quy định:"Chỉ người nào phạm một tội đã đượcBộ luật hình
sự qui định mới phải chịu trách nhiệm hình sự" Nghĩa là chỉ người nào do cố ý
hay vô ý thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội và đủ các yếu tố cấu thànhtội phạm đã được quy định trong trong Bộ luật hình sự thì mới phải chịu tráchnhiệm hình sự và chịu hình phạt Còn những người tuy có thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội nhưng không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đượcquy định trong Bộ luật hình sự thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự vàkhông phải chịu hình phạt
Thứ hai: Yếu tố xét xử đúng tội (Đối với án hình sự).
Phải căn cứ vào những quy định của Bộ luật hình sự về mặt khách quancủa từng loại tội và ý thức chủ quan của người phạm tội, để xem xét, đánh giá
bị cáo phạm tội gì Nghĩa là phải định tội danh đúng với hành vi phạm tội của
bị cáo Việc định tội đúng với hành vi phạm tội là cơ sở pháp lý vững chắc và
là tiền đề cho việc quyết định hình phạt đúng pháp luật Việc định tội danhđúng có ý nghĩa quyết định đối với việc đánh giá đúng về mặt pháp lý vàquyết định hình phạt vì luật hình sự qui định hình phạt đối với từng loại tộiđều dựa trên cơ sở đánh giá tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội tương ứng Việc định tội danh sai sẽ dẫn đến quyết định hìnhphạt không tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội đã được thực hiện và đương nhiên hình phạt đó hoặc là quánặng, hoặc là quá nhẹ đối với bị cáo Như vậy không có tác dụng răn đe ngườiphạm tội cũng như phòng chống tội phạm
Thứ ba: Yếu tố xét xử đúng pháp luật.
Đối với các loại vụ án yêu cầu xét xử đúng pháp luật là yếu tố quantrọng trước hết để đánh giá chất lượng xét xử của Toà án Vì đối với từng loại
án cụ thể đều có luật điều chỉnh riêng Căn cứ vào đó mà xác định cho đúngquan hệ pháp luật cần điều chỉnh mức độ và trách nhiệm pháp lý của từng loạiquan hệ pháp luật Tránh tình trạng hình sự hoá quan hệ dân sự, hành chínhhoá quan hệ hình sự dẫn đến làm oan sai người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm.Trong mỗi loại vụ án có quy định mức độ và trách nhiệm pháp lý cụ thể đểbuộc các đối tượng liên quan phải chấp hành
Khi giải quyết các vụ án phải nghiên cứu kỹ toàn bộ hồ sơ vụ án trongmột thể thống nhất, toàn diện, đầy đủ và các tình tiết khác của vụ án để xácđịnh sự thật khách quan của vụ án để từ đó ra bản án, quyết định đảm bảo chấtlượng xét xử như đã nêu ở trên Các yếu tố xét xử đúng người, đúng tội, đúngquy định của pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, không thể tách rờinhau, đảm bảo cho hoạt động xét xử của Toà án có chất lượng
5 Những quan điểm của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của
cơ quan Tư pháp trong giai đoạn hiện nay
Trang 12Để nâng cao chất lượng công tác tư pháp trên cơ sở quy định của phápluật như việc, bắt giam, giữ, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các hoạtđộng bổ trợ Tư pháp Đồng thời để tránh việc lạm dụng bắt khẩn cấp, hình sựhoá các quan hệ kinh tế, dân sự cũng như việc truy tố xét xử oan sai, ngày
17/3/2003 Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ra Nghị quyết 388/ UBTVQH11 về bồi thường thiệt hại cho người bị kết án oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra Và ngày 18/6/2009 Quốc hội đã thông qua
luật bồi thường nhà nước
Ngày 02/6/2005 Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 49- NQ/TW"Về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020" Nghị quyết đã đưa ra các quan điểm chỉ
đạo đối với công tác cải cách tư pháp như sau:
* Cải cách tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, bảođảm sự ổn định chính trị, bản chất nhà nước pháp quyền XHCN Việt Namcủa nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, quyền lực nhà nước là thống nhất, có
sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện cácquyền lập pháp, hành pháp và tư pháp
* Cải cách tư pháp phải xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội,xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; góp phần thúc đẩy sự pháttriển kinh tế xã hội, bảo vệ vững chắc tổ quốc; gắn với đổi mới công tác lậppháp, cải cách hành chính
* Phát huy sức mạnh tổng hợp của Toàn xã hội trong quá trình cải cách
tư pháp, các cơ quan tư pháp, các cơ quan bổ trợ tư pháp phải đặt dưới sựgiám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân
* Cải cách tư pháp phải kế thừa truyền thống pháp lý dân tộc, nhữngthành tựu đã đặt được của nền tư pháp XHCN Việt Nam; tiếp thu có chọn lọcnhững kinh nghiệm của nước ngoài phù hợp với hoàn cảnh nước ta và yêu cầuchủ động hội nhập quốc tế, đáp ứng được xu thế phát triển của xã hội trongtương lai
* Cải cách tư pháp phải được tiến hành khẩn trương, đồng bộ, có trọngtâm, trọng điểm với những bước đi vững chắc
Nghị quyết cũng nêu lên phương hướng trong chiến lược cải cách tưpháp đến năm 2020 như sau:
- Hoàn thiện chính sách pháp luật hình sự và dân sự phù hợp với nềnkinh tế thị trường định hướng XHCN xây dựng nhà nước pháp quyền XHCNcủa nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; hoàn thiện các thủ tục tố tụng tưpháp, bảo đảm tính đồng bộ, dân chủ, công khai, minh bạch, tôn trọng và bảo
vệ quyền con người
- Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý,khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện phương tiện làm việc;trong đó xác định Toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trung tâm;
xã hội hoá mạnh mẽ hoạt động bổ trợ tư pháp