Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu: Cấu trúc hình học của phân tử là một trong những yếu tố ảnh hưởng và quy định tính chất của phân tử đó như: độ bền, momen lưỡng cực,...Vì vậy vi
Trang 1PHẦN THỨ 1: MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
Cấu trúc hình học của phân tử là một trong những yếu tố ảnh hưởng và quy định tính chất của phân tử đó như: độ bền, momen lưỡng cực, Vì vậy việc dự đoán và giải thích cấu trúc phân tử là vấn đề quan trọng trong việc nghiên cứu một chất bất kỳ Đặc biệt trong giảng dạy, khi bắt đầu một hợp chất, ta thường tìm hiểu cấu tạo chất đó Rồi từ cấu tạo ta suy ra tính chất Vì vậy, nên tôi rất tâm đắc khi được giao đề tài
“Thuyết VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion) với việc giải thích cấu trúc phân tử ”.
Với việc nghiên cứu đề tài này, tôi đã hiểu sâu hơn về cấu trúc phân tử các chất
Từ đó tôi tích lũy thêm cho mình kiến thức về mặt chuyên môn trong việc giảng dạy Đồng thời mở ra những hướng mới trong việc nghiên cứu sau này
2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên thì chúng ta cần phải hoàn thành một số vấn đề sau:
Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và cơ sở thực tiễn của đề tài
Tìm hiểu ứng dụng của đề tài trong giảng dạy và nghiên cứu
Đề xuất phương pháp giải một số bài tập
3 Giới hạn của đề tài:
Điều kiện và khả năng còn hạn chế nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu một phần nhỏ hợp chất vô cơ và hữu cơ thường có trong chương trình hóa học phổ thông
và đại học
Trang 2PHẦN THỨ 2: NỘI DUNG
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
Năm 1939, Paolinh đưa ra thuyết VB đã giải thích được các tính chất của liên kết (độ dài liên kết, năng lượng liên kết, định hướng không gian) Thuyết này giải thích định hướng không gian của phân tử trên lý thuyết lai hóa
Ví dụ: Liên kết trong phân tử CH4
Như vậy trong phân tử CH4, góc liên kết là 109,50
Xét phân tử H2O và NH3: nguyên tử Oxi và Nito ở trạng thái lai hóa sp3 Như vậy góc liên kết phải là 109,50 Tuy nhiên, thực nghiệm cấu trúc phân tử H2O, góc liên kết HOH ,HNH
là nhỏ hơn 1090 Theo thuyết VB, sở dĩ có sự sai lệch góc liên kết trên là do tính không tương đương các obitan lai hóa
Và cũng để giải thích sự biến đổi cấu trúc phân tử các chất Năm 1940,
Sidgewick và Powell đưa ra thuyết về sự đẩy của các cặp electron hay còn gọi là mô hình VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion) và được Lenard – Jones,
Gillespie và Nyholm phát triển và bổ sung
Trang 3Chương II NỘI DUNG
Ý chính của thuyết này là sự sắp xếp các liên kết quanh một nguyên tử trung tâm phụ thuộc vào cách phân bố các cặp electron ở lớp vỏ ngoài của nguyên tử đó Cách phân bố tốt nhất phải đảm bảo cho năng lượng tương tác đẩy giữa các cặp electron là cực tiểu hay “khoảng cách” giữa các cặp electron là cực đại Hiển nhiên cách phân bố này phụ thuộc trước hết vào tổng số các cặp electron đó (những electron hóa trị của nguyên tử này bao gồm cảc electron liên kết và không liên kết) và những electron tham gia liên kết của các phối tử
Trước đây, chúng ta vẫn coi các cặp electron là tương đương Tuy nhiên, một
sự xem xét chi tiết đòi hỏi phải có sự phân biệt khác nhau giữa các cặp electron liên kết và không liên kết
Một cặp electron không liên kết chỉ bị hạt nhân nguyên tử trung tâm hút.Nó chiếm vùng không gian lớn hơn cặp electron liên kết Chính vì vậy tương tác đẩy giữa hai cặp electron không liên kết là lớn hơn cả Rồi đến tương tác đẩy giữa cặp electron không liên kết và cặp electron liên kết Nhỏ nhất là tương tác đẩy giữa hai cặp electron liên kết Từ đây suy ra rằng sự có mặt của electron tự do đã gây ra sự giảm góc giữa các trục của các obitan, nghĩa là giảm góc liên kết
Trang 41 Trường hợp phân tử AX n chỉ chứa các liên kết đơn
Xét phân tử AXnEm Trong đó:
A: nguyên tử trung tâm;
X: cặp electron tham gia liên kết;
E: cặp electron không tham gia liên kết
Khi đó, cấu trúc không gian của một số loại phân tử được trình bày như sau:
1.1 Cấu trúc không gian phân tử dạng AX n : (n = 2 - 6)
Số cặp
electron
hóa trị
quanh
nguyên
tử trung
tâm A
Sự phân bố các
cặp electron.
Số cặp electron liên kết
Dạng hình học và dạng phân
tử Ví dụ
2
Thẳng
2
Thẳng: AX2E0 BeH2,
BeCl2
3
Tam giác
3 Tam giác phẳng: AX3E0 BF3
Trang 5Tứ diện
4
Tứ diện: AB4E0 CH4,
CCl4
5
Lưỡng chóp
tam giác
5
Lưỡng chóp tam giác:
AX5E0
PCl5
6
Bát diện đều
6
Bát diện: AX6E0 SF6;
SiF6
Trang 6
1.2 AX n E m : Nguyên tử trung tâm A vừa có n đôi electron liên kết, vừa có m đôi electron riêng (E)
1.2.1 Sự thay đổi góc liên kết của dạng phân tử AX n E m
Trang 71.2.2 Cấu trúc không gian phân tử dạng AX n E m
Số cặp
electro
n hóa
trị
quanh
nguyên
tử trung
tâm A
Sự phân bố các
cặp electron.
Số cặp electron liên kết
Số cặp electron không liên kết
Dạng hình học và dạng
Góc: AX2E (gấp khúc)
SnCl2,
SO2
4
Chóp tam giác:
AB3E1
NH3,
NF3
Góc: AB2E2 H2O;
OF2
Trang 82 3
Thẳng: AB2E3 XeF2;
IF2
-6
Chóp vuông:
AB5E1
BrF5;
IF5; SbF5
Vuông phẳng:
AB4E2
XeF4; ICl4
-3
3
AX3E3
AX2E4
2 Trong phân tử, nguyên tử trung tâm tạo liên kết bội
Khi nguyên tử trung tâm tạo liên kết bội, thì chỉ các cặp electron δ quyết định phương liên kết Số các cặp electron Π không được kể đến
Số các cặp
electron
Sô các cặp electron không liên kết
Trang 9Ví dụ: HCN
3 Tam giác phẳng.
Ví dụ: NO3
-Góc
Ví dụ: NOCl
4 Vuông phẳng.
Ví dụ: SO4
2-Chóp
Ví dụ: IO3
-Góc
Ví dụ: ClO2
-5 Lưỡng chóp tam giác
Ví dụ: SOF4
Và tương tự, trong phân tử mà nguyên tử trung tâm vừa tạo liên kết đôi vừa tạo liên kết đơn thì góc liên kết giữa các liên kết đơn sẽ nhỏ lại, vì mây electron cồng kềnh của liên kết đôi buộc các cặp electron của các liên kết đơn xích lại gần nhau
Ví dụ: Trong phân tử andehit fomic (HCHO), góc liên kết HCH bằng 1160 , trong khi đó góc HCO bằng 1220
3 Trong phân tử mà liên kết đơn có cực
Xét phân tử NF3 và NH3 có cùng cấu trúc nhưng góc FNF bằng 1020, còn góc HNH bằng 107030’
Sở dĩ có trường hợp như thế là do ở các liên kết đơn có cực, mây electron sẽ bị biến dạng và chiếm một thể tích tương đối nhỏ ở gần nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn Nếu nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn lại là nguyên tử trung tâm thì mây electron của các liên kết đơn có thể bị nén lại bởi tác dụng của các mây electron cồng kềnh của một cặp electron không liên kết hay một liên kết đôi
Và cũng trên cơ sở đó ta lí giải trường hợp góc ClCCl trong photgen bằng 1120, trong khi đó góc HCH trong HCHO bằng 1160
Trang 10b) Góc liên kết XPX trong phân tử nào lớn hơn?
Cho biết: ZP = 15; ZAs = 33; ZO = 8; ZF = 9; ZCl = 17; ZB = 5; ZN = 7; ZSi = 14; ZS = 16
Bài 4:
Mô tả liên kết trong ion I3-, xác định dạng hình học và dạng lai hóa của nguyên
tử I trung tâm
Việc nghiên cứu thuyết về sự đẩy của các cặp electron hay còn gọi là mô hình VSEPR (Valence Shell Electron Pair Repulsion) phục vụ cho việc dự đoán, giải thích
cấu trúc không gian của phân tử là vấn đề rất cần thiết trong giảng dạy và nghiên cứu
Trên đây là phần trình bày về nghiên cứu của mình về thuyết VSEPR mà tôi đã tìm hiểu được Gồm:
Giải thích được sự thay đổi góc liên kết của phân tử
Đưa ra dạng hình học của một số dạng phân tử
Với phạm vi bài tiểu luận và có ít kinh nghiệm nghiên cứu nên tôi không tránh khỏi nhiều thiếu sót Việc dự đoán cấu trúc phân tử chỉ mang tính “dự đoán”, vì dự đoán trên cơ sở lý thuyết còn trên thực nghiệm thì có sự chênh lệch và việc giải thích cấu trúc phân tử là trên cơ sở thực nghiệm Do đó nhiều vấn đề mà phần nghiên cứu này còn chưa giải thích thỏa đáng Bản thân sẽ tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 111 Đặng Trần Phách, Bài tập hóa cơ sở, Nhà xuất bản Giáo dục 1985.
2 Thái Doãn Tĩnh, Giáo trình cơ sở lý thuyết hóa hữu cơ, Nhà xuất bản khoa
học – kỹ thuật
Trang 123 Giới hạn của đề tài……… 1
4 Phương pháp nghiên cứu……… 1
Phần thứ 2 Nội dung……… 2
Chương I : Cơ sở lý luận của đề tài……… 2
Chương II: Nội dung……… 3
1 Trường hợp phân tử AX n chỉ chứa các liên kết đơn……… 4
1.1 Cấu trúc không gian phân tử dạng AX n : (n = 2 - 6)……… 4
1.2 AX n E m : Nguyên tử trung tâm A vừa có n đôi electron liên kết, vừa có m đôi electron riêng (E)……… 6
1.2.1 Sự thay đổi góc liên kết của dạng phân tử AX n E m ……… 6
1.2.2 Cấu trúc không gian phân tử dạng AX n E m 7
2 Trong phân tử, nguyên tử trung tâm tạo liên kết bội………. 9
3 Trong phân tử mà liên kết đơn có cực……… 9
4 Một số bài tập………. 10
Phần thứ 3 Kết luận……… 10
Tài liệu tham khảo……… 11