Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở cấp Trung học phổ thông và chất lượng Giáo dục và Đào tạo nói chung ở nước ta đã có sự khởi sắc, đã đạt được những thành tựu nhất định. Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của học sinh, sinh viên và giáo viên được nâng cao, đào tạo được đông đảo đội ngũ nhà giáo đã có những cống hiến quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội.Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, song hệ thống Giáo dục và Đào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực tế, trong thời gian qua không ít giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Một số giáo viên chưa thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Việc tiếp cận với ph¬ương pháp giảng dạy mới theo phư¬ơng tiện hiện đại ở một số giáo viên còn hạn chế. Việc nghiên cứu tài liệu tham khảo, học hỏi đồng nghiệp của một số ít giáo viên còn ngại còn chậm, chư¬a thực sự tận tâm với nghề nghiệp nên kết quả giảng dạy chư¬a cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.Xuất phát từ thực trạng trên, em chọn đề tài Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT X, huyện Y, tỉnh T làm tiểu luận tốt nghiệp khoá học Trung cấp Lý luận chính trị hành chính của mình, với hy vọng góp một phần nhỏ bé để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29NQTW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong thời đại ngày nay, chiến lược phát triển nhanh và bền vững nhất đốivới mỗi quốc gia, mỗi dân tộc đó là sự chú trọng hàng đầu của Chính phủ vềcông tác đổi mới hệ thống giáo dục & đào tạo(GD-ĐT), tạo tiền đề quan trọngcho sự phát triển nguồn nhân lực, nhân tài cho đất nước Việt Nam từ một nước
có nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, chuyển đổi sang cơ chế thị trường, có sựquản lý của Nhà nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay với tốc độ công nghiệphoá, hiện đại hoá đang diễn ra nhanh, mạnh, có phạm vi ảnh hưởng rộng lớn trên
toàn quốc, Đảng và Nhà nước ta hết sức chú trọng phát triển GD-ĐT, coi "Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân" Mục tiêu phát triển giáo dục đã nêu rõ: "Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các bậc học và trình độ đào tạo, phát triển đội ngũ nhà giáo nhằm đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa tăng chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục" Sự nghiệp giáo dục và đào tạo
ở Việt Nam nói chung và việc giảng dạy ở bậc Trung học phổ thông nói riêng làvấn đề được xã hội hết sức quan tâm Khi bàn đến vai trò của những người thầy
trong sự nghiệp giáo dục, Thủ tướng Phạm Văn Đồng viết: "Thầy giáo là nhân vật trọng tâm trong nhà trường, là người quyết định và tạo nên những con người mới xã hội chủ nghĩa Vậy thầy giáo phải không ngừng vươn lên, rèn luyện tu dưỡng về mọi mặt để thực sự xứng đáng là người thầy giáo xã hội chủ nghĩa" Đồng thời Thủ tướng còn chỉ ra rằng: "Vấn đề lớn nhất trong giáo dục của ta hiện nay là tạo điều kiện thuận lợi nhất để đội ngũ giáo viên dần dần trở thành một đội quân đủ năng lực, đủ tư cách để làm tròn sứ mạng của mình".
Trong những năm qua, chất lượng giáo dục ở cấp Trung học phổ thông vàchất lượng Giáo dục và Đào tạo nói chung ở nước ta đã có sự khởi sắc, đã đạt đượcnhững thành tựu nhất định Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới củahọc sinh, sinh viên và giáo viên được nâng cao, đào tạo được đông đảo đội ngũ nhàgiáo đã có những cống hiến quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội
Mặc dù đã đạt được những thành tựu đáng kể, song hệ thống Giáo dục vàĐào tạo nước ta vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập so với yêu cầu phát triển củađất nước trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá Thực tế, trong thời gianqua không ít giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.Một số giáo viên chưa thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ Việc tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới theo phương tiện hiệnđại ở một số giáo viên còn hạn chế Việc nghiên cứu tài liệu tham khảo, học hỏiđồng nghiệp của một số ít giáo viên còn ngại - còn chậm, chưa thực sự tận tâmvới nghề nghiệp nên kết quả giảng dạy chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu đổimới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay
Trang 2Xuất phát từ thực trạng trên, em chọn đề tài "Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT X, huyện Y, tỉnh T" làm tiểu luận tốt nghiệp
khoá học Trung cấp Lý luận chính trị - hành chính của mình, với hy vọng gópmột phần nhỏ bé để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng
11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về đổi mới căn bản, toàndiện Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trongđiều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
2 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Xác định được các giải pháp cơ bản, khả thi để nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên ở trường THPT X, huyện Y, tỉnh T
2.2 Nhiệm vụ
- Làm rõ cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ giáo viên;
- Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT X trongnhững năm gần đây, làm rõ nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại;
- Đề xuất các giải pháp cơ bản, khả thi nhằm nâng cao chất lượng đội ngũgiáo viên ở trường THPT X, huyện Y, tỉnh T
3 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở vận dụng phương pháp nghiên cứu khoa
học của chủ nghĩa Mác - Lê Nin là phương pháp duy vật biện chứng và phươngpháp duy vật lịch sử, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyênngành khác như điều tra, khảo sát, thống kê, phân tích, so sánh
4 Giới hạn nghiên cứu
- Đối tượng: Nghiên cứu chất lượng đội ngũ giáo viên;
- Không gian: Tại Trường THPT X, huyện Y, tỉnh T;
- Thời gian: Đánh giá thực trạng chất lượng đội giáo viên ở trường THPT
X, huyện Y, tỉnh T từ năm 2011 đến nay; xác định giải pháp nâng cao chất lượngđội giáo viên đến năm 2020
Trang 3PHẦN NỘI DUNG Chương 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN 1.1 Quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về đội ngũ nhà giáo
1.1.1 Quan điểm cơ bản chủ nghĩa Mác - Lênin về đội ngũ nhà giáo
Bất kỳ một giai đoạn lịch sử nào, Giáo dục và Đào tạo luôn đóng một vai tròhết sức quan trọng đối với sự phát triển của mỗi cá nhân, tập thể, cộng đồng, dân tộc
và cả nhân loại Từ xa xưa các học giả, các nhà lãnh đạo, quản lý ở trong nước vàtrên thế giới đã từng luận bàn rất nhiều xung quanh vấn đề này Theo C.Mác: Giáo
dục - đào tạo "Tạo ra cho nền kinh tế của một dân tộc những nhà khoa học, chuyên gia, kỹ sư trên các lĩnh vực kinh tế và nhờ đó những tri thức ấy mới có thể sáng tạo
ra những kỹ thuật tiên tiến, những công nghệ mới Nếu chúng ta không có đội ngũ ấy thì sự nghiệp xây dựng CNXH chỉ là lời nói huênh hoang, rỗng tuếch" Còn Ph.Ăngghen thì khẳng định: "Một dân tộc muốn đứng lên trên đỉnh cao của nền văn minh nhân loại, dân tộc ấy phải có trí thức" Như vậy cả C.Mác và Ăngghen đều coi
những nhà giáo dục là chìa khoá, là động lực đối với sự phát triển của xã hội, đặcbiệt là đối với quá trình xây dựng CNXH của một quốc gia, một dân tộc
Kế thừa quan điểm của C.Mác - Ăngghen và trên cơ sở thực trạng Giáo dục
và Đào tạo ở Nga trong những ngày đầu Cách mạng tháng 10 thành công, Lênin đãsớm khẳng định vai trò quan trọng của giáo dục trong việc đưa nước Nga thoát
khỏi nghèo nàn lạc hậu, tiến lên CNXH Theo Lênin: "Muốn tạo lập chủ nghĩa xã hội phải có một trình độ văn hoá nhất định", "Việc nâng cao năng suất lao động trước hết phải nâng cao trình độ học vấn và văn hoá của quần chúng nhân dân" và
"Nếu không có một mạng lưới giáo dục quốc dân ít nhiều phát triển thì tuyệt nhiên không thể giải quyết mọi vấn đề trên quy mô toàn dân" Trong quá trình lãnh đạo
công cuộc xây dựng CNXH, Lênin luôn coi sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo lànhiệm vụ hàng đầu, là điều kiện tiên quyết để nâng cao năng suất lao động, đểchiến thắng nghèo nàn lạc hậu Bàn về người thầy giáo xã hội chủ nghĩa, Lê Ninnhiều lần nhấn mạnh tất cả nhiệm vụ nặng nề của nhà trường Xô Viết chỉ có thểthực hiện tốt nếu có sự tham gia của đội ngũ giáo viên Người đánh giá cao vị trí xãhội, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ cũng như trong
cuộc cách mạng văn hoá, khoa học, kỹ thuật: " Giáo viên có nhiệm vụ truyền bá giáo dục to lớn, trước hết phải trở thành đội quân chủ yếu của sự nghiệp giáo dục
Trang 4xă hội chủ nghĩa, phải giải phóng cuộc sống, tri thức khỏi phụ thuộc giai cấp tư sản, khỏi sự đô hộ của giai cấp bóc lột " Từ đó Lê Nin khẳng định chế độ XHCN
phải thay đổi vị trí xã hội của người giáo viên, phải có trách nhiệm tạo mọi điềukiện thuận lợi cho người thầy giáo thực hiện nhiệm vụ của họ
Có thể nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về giáo dục đã đềcập một cách sâu sắc, toàn diện cả về lý luận và chiến lược xây dựng, phát triểnmột nền giáo dục quốc dân không chỉ đối với các nước đi lên CNXH mà với tất
cả các quốc gia và dân tộc trên thế giới
1.1.2 Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đội ngũ nhà giáo
Kế thừa truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá củanhân loại mà điển hình là Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn luônquan tâm và đề cao vai trò của nhà giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi con người
là vốn quý nhất, là nhân tố quyết định của sự nghiệp cách mạng Sự nghiệp giáo dụcđào tạo là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội nhưng người trựctiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo Theo Hồ Chủ tịch, vấn đề then chốt quyết địnhchất lượng giáo dục chính là đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáodục Bởi vì các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề là đào tạo cán bộ cho nước nhà; là
"người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hóa", thầy giáo có trách nhiệm truyền bácho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hóacủa dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lựcsáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ của xã hội Hồ Chủ tịch nhấn mạnh:
"Nhiệm vụ giáo dục là rất quan trọng và vẻ vang, nếu không có thầy giáo thì không
có giáo dục… không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hóa" Thầy giáo là người định hướng, dẫn dắt thế hệ trẻ từng bước nắm bắt chân lý
thời đại, cho nên mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến đâu nếu không có thầy giáohướng dẫn thì không phát huy hết tác dụng đối với thế hệ trẻ Tư tưởng của Hồ ChủTịch về giáo dục luôn thể hiện yêu cầu giáo dục toàn diện, đào tạo con người vừa cótài, có khả năng vươn lên chiếm lĩnh khoa học kỹ thuật lại vừa có đức; trong đó,Người coi đức là cái gốc của người cách mạng Người coi đạo đức như gốc của cây,
như nguồn của sông: "Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" Để
đảm bảo cho sự nghiệp giáo dục phát triển, đào tạo nên những lớp người vừa hồng,vừa chuyên, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vấn đề then chốt có ý nghĩa quyết địnhchất lượng giáo dục là phải xây dựng được một đội ngũ đông đảo người làm côngtác giáo dục thực sự yêu nghề, yêu người, hết lòng chăm sóc giáo dục học sinh,không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, xứng đáng
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
Trang 5Trong thư gửi hội nghị giáo dục toàn quốc (tháng 3-1965), Người chỉ rõ:
"Trách nhiệm nặng nề và vẻ vang của người dạy học là: Chăm lo dạy dỗ con em của nhân dân thành người công dân tốt, người lao động tốt, người chiến sĩ tốt, người cán bộ tốt của nước nhà" Người cho rằng sự nghiệp "Trồng người" là rất lâu dài,
khó khăn và rất quan trọng Do đó, trong một dịp đến thăm lớp bồi dưỡng chính trị
cho giáo viên toàn Miền Bắc (tháng 9-1958), Người căn dặn "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây; vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người" Trong bức thư cuối
cùng gửi cho ngành giáo dục nhân dịp khai giảng năm học 1968 -1969, Bác đã dạy
"Dù khó khăn đến đâu cũng phải tiếp tục thi đua dạy tốt và học tốt Trên nền tảng giáo dục chính trị và lãnh đạo tư tưởng tốt, phải phấn đấu nâng cao chất lượng văn hoá và chuyên môn nhằm thiết thực giải quyết các vấn đề do cách mạng nước ta đề
ra và trong một thời gian không xa, đạt những đỉnh cao của khoa học kỹ thuật".
Từ những phân tích trên có thể nói những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà giáo không những đã khẳng định vai trò, vị trí, tầmquan trọng của giáo dục và đào tạo đối với quá trình phát triển của mỗi quốc gia, dântộc mà còn là cơ sở để Đảng ta vạch ra đường lối chiến lược phát triển giáo dục - đàotạo trong thời kỳ đổi mới nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhântài đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đưa nước
ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020
1.2 Một số vấn đề lý luận cơ bản về chất lượng đội ngũ giáo viên
1.2.1 Giáo viên
* Khái niệm
Theo từ điển Tiếng Việt, giáo viên là "Những người làm nghề dạy học" Theo từ điển điện tử vi.wiktionary.org: Giáo viên là người giảng dạy chohọc trò, giáo dục, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và pháttriển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường Giáo viêncũng là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho học sinh để đánh gia chấtlượng từng học trò.1
Điều 70 Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã đưa ra
định nghĩa pháp lý đầy đủ về giáo viên: "Nhà giáo là những người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dục khác".
Trong hệ thống giáo dục quốc dân, những người làm nhiệm vụ giảng dạy,giáo dục trong hệ thống giáo dục nói chung được gọi là thầy giáo, ở bậc đại họcđược gọi là giảng viên, những giáo viên ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dụcnghề nghiệp, giáo dục phổ thông trong đó có giáo dục phổ thông được gọi làgiáo viên Như vậy, thầy giáo, giảng viên chính là giáo viên
1 https://vi.wiktionary.org/wiki/gi%C3%A1o_vi%C3%AAn
Trang 6* Nhiệm vụ và khả năng của giáo viên
Giáo viên có phải chuẩn bị đầy đủ các bài giảng dạy hàng ngày và cácchương trình giảng dạy lâu ngày theo cơ quan quản lý của trường Để giúp chohọc sinh nắm tốt kiến thức hơn, giáo viên sử dụng nhiều phương pháp như bàigiảng, thảo luận nhóm, các hoạt động thực tiễn, thí nghiệm, thực hành, bài tập,trả bài khi bắt đầu vào tiết học, dự án, hoạt động ngoại khóa và tìm hiểu hoàncảnh của từng em để tìm ra khuyết điểm mà giúp các em học tốt Giáo viên phảibiết sử dụng tốt công nghệ thông tin để dạy học bằng máy chiếu, máy tính hỗ trợcho việc học tốt hơn (nếu có điều kiện từng trường ) Giáo viên đặt ra các bàikiểm tra, bài thi, đáp án, bài tập, chấm điểm đối chiếu với kết quả trước Cầnbiết đánh giá và báo cáo tình hình học tập, hạnh kiểm của từng em học sinh vềcho phụ huynh xem mà có cách giải quyết Mỗi năm học, giáo viên thiết lậpđược các quy tắc, các thói quen, làm các việc tốt trong trường lớp Khi cô giáolớp khác vắng mặt, giáo viên có trách nhiệm giúp đỡ các giáo viên khác Giámsát học sinh trong lúc ăn cơm trưa và đi nghỉ (nếu học sinh học bán trú) Giámsát các em học sinh khi làm kiểm tra đặc biệt là kiểm tra học kỳ theo định kỳ củanhà trường Thực hiện các công việc hành chính khác Tham dự các buổi họp,các hội nghị giáo dục và các hoạt động hướng nghề cho học sinh và phối hợpcác chương trình thực tập với nhà trường để giúp các em định hướng nghề (chỉdành cho học sinh các ba) Tham gia các phong trào của nhà trường và xã hội.Trợ giúp trong việc tổ chức các sự kiện xã hội, thể thao, cắm trại và các hoạtđộng nội khóa khác Nếu có điều kiện , giáo viên cũng có thể tham gia chươngtrình dạy học từ xa cho học sinh trên TV, radio , trả lời thư và các phương tiệnthông tin khác Giữ liên lạc và liên hệ với các giáo viên khác khi gặp trường hợpkhó khăn thì nhờ giáo viên khác dạy giúp Đóng góp, thay đổi, sáng tạo ra kếhoạch giảng dạy, chương trình học tập và nhà trường, phản ánh nhu cầu học sinh
và sáng kiến của các cơ quan chức năng Tham khảo thêm kiến thức từ các giáoviên khác Nếu có đủ thời gian thì giáo viên có thể dạy bồi dưỡng cho nhữnghọc sinh yếu kém để nâng cao lên
* Yêu cầu đối với người giáo viên
- Nhiệt tình với các môn mình đã lựa chọn mà giảng dạy cho học sinh;
- Cần có nhiều tri thức, kinh nghiệm;
- Có khả năng truyền tải tri thức cho học sinh;
- Thích làm việc với học sinh;
Trang 7- Kiên nhẫn và bình tĩnh khi làm việc với những học sinh có năng lực khácnhau và những học sinh dân tộc đến từ các nơi khác nhau;
- Chấp nhận quyền lợi và nhu cầu của tất cả các cá nhân;
- Sẵn sàng làm việc ngoài giờ lên lớp;
- Tình cảm nhẹ nhàng, chân thành với học sinh;
- Làm việc dưới tác động căng thẳng và gặp khó khăn;
- Có nhân phẩm và đạo đức tốt
1.2.2 Đội ngũ giáo viên
Thuật ngữ "đội ngũ" được hiểu chung nhất là tập hợp một số đông ngườicùng đặc điểm, chức năng hoặc nghề nghiệp được tổ chức thành một lực lượng
xã hội
Như vậy, đội ngũ giáo viên là tập hợp những người làm nghề dạy học haynhững người làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong nhà trường, cơ sở giáo dụckhác, được tổ chức thành lực lượng và hoạt động theo mục đích của ngành giáo
dục đào tạo đề ra
1.2.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên
Giáo viên là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng giáo dục Điều 15 Luật
Giáo dục (năm 2005) ghi rõ: "Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục Nhà giáo không ngừng học tập, rèn luyện, nêu gương tốt cho người học Nhà nước tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, có chính sách đảm bảo các điều kiện cần thiết về vật chất, tinh thần để nhà giáo thực hiện nhiệm vụ của mình, giữ gìn và phát huy truyền thống quý trọng nhà giáo và tôn vinh nghề dạy học"
Với nhận thức hoạt động trung tâm của nhà trường là dạy học và giáo dục
Để phát triển toàn diện học sinh, thầy cô giáo là lực lượng trực tiếp thực hiệnchương trình giáo dục của cấp học Chất lượng giáo dục của nhà trường phầnlớn do đội ngũ giáo viên quyết định Do đó việc bồi dưỡng, phát triển đội ngũnhà giáo vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển nhà trường Tăng cường xâydựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện theohướng chuẩn hóa là nhiệm vụ vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa mang tínhchiến lược lâu dài nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển giáo dục vàchấn hưng đất nước Chất lượng đội ngũ giáo viên trong mỗi nhà trường thể hiện
ở nhiều mặt: Đủ về số lượng, hợp lý cơ cấu, đảm bảo về trình độ đào tạo và cóphẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.Thầy giáo, cô giáo phải là người hiểu sâu về kiến thức chuyên ngành, biết rộng
về các bộ môn khoa học liên quan và có vốn văn hóa nói chung
Trang 8Trong giai đoạn hiện nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học côngnghệ, loài người đang bước vào thời đại phát triển kinh tế tri thức mà khối lượng trithức đang gia tăng nhanh chóng Tri thức trở thành yếu tố quyết định sự phát triểnkinh tế - xã hội của mọi quốc gia Toàn xã hội là một xã hội học tập Cùng với sựthay đổi đó vị trí, vai trò và các chức năng của nhà trường nói chung và đội ngũ nhàgiáo, cán bộ quản lý giáo dục nói riêng đó có sự thay đổi rất lớn Người thầy khôngchỉ làm nhiệm vụ truyền đạt đơn thuần mà còn có nhiệm vụ dạy cho người họccách học, cách nghiên cứu, cách xử lý tình huống gặp phải trong cuộc sống.
Trên cơ sở những thay đổi đó có thể chỉ ra vai trò và năng lực của nhà giáotrong nền giáo dục hiện đại như sau:
1 Là người phát triển cộng đồng Hiểu rõ đặc trưng kinh tế - xã hội, văn hoá của cộng đồngtham gia cùng cộng đồng trong quá trình phát triển.
2 Là người điều tra, nghiên cứu Tìm hiểu các vấn đề thực tiễn nảy sinh trong cộng đồng Thuthập thông tin và phân tích các sự việc và vấn đề giải quyết.
3 Là người thúc đẩy học tập
Tạo các tình huống hoạt động có hiệu quả và hiệu xuất.Đặt kế hoạch và tổ chức các hoạt động thích hợp, xâydựng các biểu đồ, đồ dụng dạy học có hiệu quả
5 Là người học
Thu thập và học tập sách, trình bày thông tin thích hợpcho học sinh và cộng đồng sử dụng các nguồn tài liệu cóthể được Duy trì học tập suốt đời
6 Là người đánh giá Chỉ định, phân tích các kỹ năng đánh giá, xác định cáchành vi mong muốn.
7 Là người giới thiệu công việc
Giúp đỡ cộng đồng nhận thức và am hiểu các công nghệmới Giới thiệu chúng với học sinh và cộng đồng Xâydựng các tài liệu kỹ thuật công nghệ, liên hệ với các cơ sở
kỹ thuật và công nghệ điạ phương
Trang 91.2.4 Những nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên
* Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên
Để thực hiện được vai trò của người giáo viên trong nền giáo dục hiện đại,người giáo viên trước hết phải là người có kiến thức chuyên môn phù hợp vớiyêu cầu của vị trí công việc, cấp học Ngoài ra, giáo viên còn là nhà giáo dục,ngoài việc truyền đạt tri thức chuyên môn, phát triển kỹ năng cho học sinh,người giáo viên còn phải giáo dục nâng cao nhận thức cho học sinh, uốn nắnnhững nhận thức sai lệch, biết khơi gợi, động viên học sinh học tập, biết địnhhướng tương lai, giáo dục ý thức, đạo đức, hình thành nhân các học sinh Dovậy, trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượngđội ngũ giáo viên của nhà trưởng và qua đó, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượnggiáo dục, đào tạo trong nhà trường
* Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên
Trình độ đào tạo, xem xét một cách tương đối, là mức độ tri thức khoa học,
lý thuyết chuyên môn, năng lực tư duy về chuyên môn mà giáo viên thu nhậnđược từ nhà trường, từ các khoá học về chuyên môn, chuyên sâu Trình độ đàotạo là tiền đề quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực chuyên môn, nghiệp
vụ của giáo viên
Tuy nhiên, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên là năng lực tácnghiệp của giáo viên, là khả năng làm việc chuyên môn của giáo viên, nó đượchình thành qua thời gian, qua lao động thực tiễn, thể hiện mức độ thành thạonghề nghiệp của giáo viên, được phản ánh qua kết quả lao động, hiệu quả côngtác chuyên môn của giáo viên
Môi trường phát triển chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên chính là môitrường hoạt động chuyên môn của nhà trường Thông qua việc tổ chức lao độngchuyên môn nghiêm túc, khoa học của nhà trường, thông qua ý thức tu dưỡngnghề nghiệp, tinh thần lao động cống hiến và tấm lòng yêu người, yêu nghề mànăng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giáo vỉên không ngừng được bồi đắp vàphát triển
* Phẩm chất đạo đức của đội ngũ giáo viên
Nếu như trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ là yếu tố hìnhthành nên chất lượng cá nhân người giáo viên, thì phẩm chất đạo đức của ngườigiáo viên sẽ ảnh hưởng đến cách người giáo viên đó làm việc, công hiến như thếnào, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục và đào tạo Trong thực tế, chấtlượng người giáo viên là sự hoà quyện giữa trình độ, năng lực, chuyên môn
Trang 10nghiệp vụ với phẩm chất đạo đức của họ Trong đó, trình độ, năng lực, chuyênmôn nghiệp vụ giúp cho người giáo viên hiểu được giá trị của tri thức, của khoahọc, của lao động, của thực học, hiểu được con đường giáo dục và tự giáo dục,qua đó, người giáo viên xác định được đúng giá trị cuộc sống, giá trị của laođộng, giá trị của các chuẩn mực đạo đức trong xã hội, từ đó tự giác đi theo, tựgiác tu dưỡng, rèn luyện để trở thành người giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt.Ngược lại, khi xác định được giá trị sống chân chính, người giáo viên mới xác địnhđúng chức trách, nhiệm vụ của mình, mới tự giác, tâm huyết làm việc, cống hiến vô
tư, ứng xử đúng mực với học sinh, đồng nghiệp, qua đó góp phần quan trọng vàoxây dựng môi trường giáo dục thực sự trong học đường Việc tách rời trình độ,năng lực, nghiệp vụ với phẩm chất đạo đức nghề giáo là cực kỳ nguy hiểm, làmcho hai mặt đó triệt tiêu lẫn nhau, như Hồ Chí Minh từng nói “Có tài mà không cóđức là người vô dụng; có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”
Do vậy, phẩm chất đạo đức là một nhân tố cực kỳ quan trọng ảnh hưởngđến chất lượng người thầy và đội ngũ nhà giáo
* Số lượng của đội ngũ giáo viên
Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giáo viên nhàtrường là số lượng giáo viên
Số lượng giáo viên đảm bảo, phù hợp với quy mô học sinh, giúp cho nhàtrường bố trí thời gian dạy học, quản lý của giáo viên phù hợp, giúp người giáoviên đảm bảo điều hoà được giữa công việc dạy học, chủ nhiệm lớp với việcnghiên cứu, soạn giáo án để nâng cao chất lượng bài giảng
Số lượng giáo viên không đảm bảo sẽ dẫn đến tình trạng giáo viên tập trungnhiều thời gian cho giảng dạy, mà giảm thời gian soạn bài, quản lý học viên,xem nhẹ việc kiểm tra, đánh giá việc học tập cũng như rèn luyện của học sinh Theo xu hướng của nền giáo dục hiện đại, với phương pháp dạy học tíchcực, yêu cầu về số lượng học sinh trong lớp học ngày càng giảm và yêu cầu vềvai trò của giáo viên ngày càng tăng, đặc biệt cho việc rèn luyện kỹ năng sốngcho học sinh, trong điều kiện về kinh tế và trình độ giáo dục của Việt Nam, việcđảm bảo đủ số lượng giáo viên cũng như điều kiện về thu nhập và cuộc sống của
họ luôn là một khó khăn, thách thức
* Cơ cấu của đội ngũ giáo viên
Cơ cấu đội ngũ giáo viên cũng là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượngđội ngũ giáo viên Chỉ khi có cơ cấu giáo viên phù hợp, thì yếu tố số lượng giáoviên mới thực sự có ý nghĩa trong việc phản ánh chất lượng đội ngũ giáo viên
Trang 11Cơ cấu đội ngũ giáo viên thể hiện trên nhiều góc độ: Cơ cấu giáo viên phùhợp với cơ cấu môn học, cơ cấu giáo viên theo độ tuổi, cơ cấu giáo viên theogiới tính
Cơ cấu giáo viên theo chuyên môn cho phép việc bố trí hài hoà lao động,việc làm, thu nhập, từ đó tạo ra sự hoạt động ổn định về chuyên môn của nhàtrường Trong thực tế, luôn có tình trạng thiếu giáo viên tương đối, có môn họcthừa giáo viên, có môn học lại thiếu giáo viên, do việc thay đổi chương trình cácmôn học Việc thiếu giáo viên, việc giáo viên phải kiêm nhiệm giảng dạy một sốmôn học không thuận chuyên môn sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng độingũ giáo viên và chất lượng giáo dục, đào tạo
Cơ cấu độ tuổi ảnh hưởng đến sự kết hợp thể mạnh của các lứa tuổi giáoviên Giáo viên nhiều năm công tác có thế mạnh về kinh nghiệm giảng dạy, khảnăng xử lý các tình huống sư phạm, có chiều sâu về tư duy nghề nghiệp, chuyênmôn Giáo viên trẻ có sức bật về tư duy, giàu tính sáng tạo, sôi nổi, hăng hái vềphong trào và đại diện cho những tư duy mới mẻ, cập nhật thời đại Đảm bảo cơcấu độ tuổi còn tránh được sự hẫng hụt về chuyển giao thế hệ giáo viên, đảmbảo tính ổn định liên tục của đội ngũ
Cơ cấu giới tính đảm bảo việc phân công các công việc chuyên môn, quản
lý có sự hỗ trợ của thế mạnh giới tính, thế mạnh sức khoẻ, điều kiện làm việcthực tế, từ đó phát huy sức mạnh của tổng thể đội ngũ giáo viên với chất lượnggiáo dục, đào tạo trong nhà trường
Trang 12Chương 2:
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
Ở TRƯỜNG THPT X HIỆN NAY 2.1 Khái quát đặc điểm tình hình
Trường THPT X được thành lập theo Quyết định số 83/2002/QĐ-UBND,ngày 02 tháng 8 năm 2002, của UBND tỉnh Thái Bình Trường nằm trên địaphận xã V, huyện Y, tỉnh T Theo phân luồng đào tạo, Trường được phân côngphụ trách việc giáo dục học sinh ở trình độ THPT cho học sinh 13 xã khu vựcphía nam của huyện Y
Sau hơn 10 năm thành lập và đi vào hoạt động, nhà trường từng bước đượchoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiêt bị phục vụ dạy và học Đội ngũ giáo viêncũng từng bước được bổ sung đảm bảo yêu cầu về quy mô học sinh của nhà trường
Số lượng lớp thuộc các khối lớp của nhà trường trong 3 năm gần đây như sau:
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
Trang 13Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường (Số liệu tại thời điểm năm học 2015-2016):
Tổng
số Nữ Dân tộc
Trình độ đào tạo
Ghi chú
Đạt chuẩn chuẩn Trên Chưa đạt chuẩn
- Tổ chức Đảng, đoàn thể:
+ Đảng viên : 23 đồng chí; Trong đó nữ: 10 đồng chí
+ Công đoàn: 47 đồng chí; Trong đó nữ: 32 đồng chí
- Tổ chuyên môn: 5 tổ + Tổ Toán Tin 10 giáo viên
+ Tổ Văn Sử Địa 11 giáo viên+ Tổ Tự nhiên 13 giáo viên+ Tổ Xã hội 9 giáo viên+ Tổ Văn phòng 4 đồng chí
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ giáo viên ở trường THPT X trong giai đoạn hiện nay
2.2.1 Ưu điểm về chất lượng đội ngũ giáo viên
Một là, 100% đội ngũ giáo viên nhà trường có trình độ đại học, trong đó có 10/44 giáo viên (22%) có trình độ thạc sỹ; 04 giáo viên có trình độ trung cấp lý
luận chính trị Với trình độ đào tạo như vậy, đội ngũ giáo viên nhà trường đãđảm bảo yêu cầu về trình độ, bằng cấp để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy Cácđồng chí giáo viên đa số được đào tạo từ các trường đại học sư phạm có uy tínnhư Đại học sư phạm I Hà Nội, Đại học sư phạm II Hà Nội, Đại học sự phạm
Trang 14Quy Nhơn, Đại học Vinh Các giáo viên có trình độ thạc sỹ đều giữ vai trò chủchốt ở các tổ bộ môn làm nòng cốt về chuyên môn Do vậy, hoạt động chuyênmôn của các tổ khá đều tay, đảm bảo mặt bằng chung về chuyên môn giữa các tổ
bộ môn
Hai là, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên được xếp
loại khá trong hệ thống các trường THPT trên địa bàn huyện
Trường THPT X được thành lập khá muộn (năm 2002), Khi thành lập, nhà
trường được Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh bố trí bộ khung cán bộ quản lý và tổtrưởng các bộ môn là những cán bộ có chuyên môn vững từ một số trườngTHPT trên địa bàn huyện, do vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũgiáo viên khung khá đều tay Tiếp theo đó, nhà trường tuyển dụng đội ngũ giáoviên các bộ môn chủ yếu từ sinh viên mới tốt nghiệp Ban đầu, đội ngũ giáo viêntrẻ còn hạn chế về kinh nghiệm công tác, nên chất lượng dạy học còn nhiều hạnchế Tuy nhiên, dưới sự dìu dắt của các thế hệ giáo viên có trình độ, kinh nghiệmcông tác, cộng với sức trẻ và nền tảng chuyên môn lý thuyết vững, sau hơn 10năm học tập, rèn luyện, đến nay, đội ngũ giáo viên nhà trường đã khá cứng cáp
về chuyên môn, nghiệp vụ Đội ngũ giáo viên nhà trường đã cơ bản sử dụng cácphương pháp dạy học tích cực vào các bài giảng; đa số các buổi giảng bài cóứng dụng máy chiếu vào giảng dạy Hoạt động thao giảng, dự giảng được tổchức thường xuyên; hàng tuần các tổ hộ môn đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn
để kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm và có những chỉ đạo mới về chuyên môn,nghiệp vụ công tác Kết quả thi giáo viên dạy giỏi các cấp trong những năm vừaqua đã ít nhiều phản ánh được sự trưởng thành của đội ngũ giáo viên nhà trường
Bảng: Thống kê giáo viên dạy giỏi của nhà trường từ năm 2012-2015
Năm học 2012-2013
Năm học 2013-2014
Năm học 2014-2015
Trang 15Qua bảng trên cho thấy, tỷ lệ giáo viên nhà trường đạt danh nhiệu giáo viêndạy giỏi tăng liên tục qua từng năm Tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp cơ sở tăng
nhanh 12,8% (năm học 2012-2013), 17,9% (năm học 2013-2014), 18,6% (năm học 2014-2015); đặc biệt là tỷ lệ giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh tăng đột biến, từ 7,6% (năm học 2013-2014), lên 25,5% (năm học 2014-2015) Như vậy, đến năm
học 2014 - 2015, toàn trường đã có 4
1
số giáo viên đạt danh hiệu giáo viên dạygiỏi cấp tỉnh Đây là con số phản ánh rất rõ chất lượng đội ngũ giáo viên của nhàtrường hiện nay
Ba là, đội ngũ giáo viên nhà trường có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết,
yêu nghề, thương yêu học sinh
Đội ngũ giáo viên nhà trường đều tốt nghiệp từ các trường Đại học sưphạm lớn, các thầy cô đã được giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, đạo đứcnhà giáo
Từ khi thành lập trường đến nay, các thế hệ lãnh đạo, cấp uỷ nhà trường rấtchú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, đạo đức, trách nhiệmnghề nghiệp Hàng năm, Lãnh đạo nhà trường đều có kế hoạch giáo dục tưtưởng, đạo đức cho đội ngũ giáo viên thông qua việc quán triệt sâu sắc các vănbản chỉ đạo của ngành về chống tiêu cực trong dạy, học, thi cử; Lãnh đạo nhàtrường duy trì tốt nề nếp kiểm tra chuyên môn và trật tự trường lớp; định kỳ tổchức họp phụ huynh học sinh để nghe phản ánh về tình hình giảng dạy, chủnhiệm lớp, về các vấn đề tiêu cực trong trường học
Thực hiện cuộc vận động: "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ ChíMinh", nhà trường đã phát động và tổ chức rộng rãi, thường xuyên các hoạtđộng trong giáo viên và học viên, do vậy, đã nâng cao được nhận thức, tư tưởngcủa đội ngũ giáo viên về đạo đức nghề nghiệp
Trong hơn 10 năm hoạt động, nhà trường đã không để xảy ra các vụ việctiêu cực làm ảnh hưởng đến hoạt động và hình ảnh chung Hàng năm, trườngluôn được đánh giá là đơn vị trong sạch, vững mạnh, ngôi trường văn hoá