1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HD làm đề tài, tiểu luận, SKKN

10 2,3K 5
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 103,5 KB

Nội dung

VĂN BẢN 1. HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài (hoặc Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu). Thực chất là trả lời câu hỏi: Tại sao chọn đề tài này? I.1.1. Cơ sở lý luận: Xuất phát từ vị trí, vai trò của vấn đề được nghiên cứu. - Các văn kiện của Đảng và Nhà nước; - Các văn bản của ngành; - Các văn bản chuyên môn; - … I.1.2. Cơ sở thực tiễn: - Thực tiễn vấn đề được nghiên cứu còn có những bất cập, … - Đề tài này chưa hoặc còn ít được nghiên cứu đầy đủ. Chọn nghiên cứu đề tài xuất phát từ các lý do trên. I.2. Mục đích nghiên cứu. Trả lời câu hỏi: nghiên cứu đề tài này để làm gì? I.3. Thời gian - địa điểm. I.3.1. Thời gian: I.3.2. Địa điểm: I.3.3. Phạm vi đề tài: I.3.3.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu (tức là giới hạn vấn đề được nghiên cứu) VD: “Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở trường DTNT X, tỉnh Y”, thì giới hạn: “Một số biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động dạy học ở trường DTNT X” (không có tỉnh Y). I.3.3.2. Giới hạn về địa bàn nghiên cứu: Nơi nghiên cứu cụ thể. I.3.3.3. Giới hạn về khách thể khảo sát: là con người cụ thể để khảo sát. Lưu ý: - Đối tượng nghiên cứu: là vấn đề được nghiên cứu. - Khách thể nghiên cứu: VD: Với nội dung Biện pháp quản lý … thì: - hoạt động của ai đó là khách thể; - biện pháp quản lý là đối tượng. I.4. Đóng góp mới về mặt lí luận, về mặt thực tiễn: + đã có cơ sở về lý luận, tức là những tri thức lý luận đã thu thập được ở những tài liệu có liên quan. + Cơ sở thực tiễn là dựa vào những quan sát, việc quan sát thực tế của nhà nghiên cứu hoặc dựa vào khảo sát thử để có cơ sở đề ra giả thuyết. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Chương 1. Tổng quan Cơ sở lý luận của đề tài (hoặc viết tên đề tài thay tên chương, ví dụ: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động dạy học của HT trường PTDT Nội Trú). II.1.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Thực chất viết của lịch sử vấn đề nghiên cứu là trả lời câu hỏi: Cùng hướng nghiên cứu với đề tài thì có những công trình nghiên cứu nào? Lưu ý: 1. Viết lịch sử vấn đề nghiên cứu cần chứng tỏ bề rộng của tri thức, của tầm hiểu biết cá nhân. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu chứng tỏ độ khái quát của khoa học (nhóm các đề tài): - Nhóm theo đối tượng nghiên cứu: Tài liệu nào xuất hiện trước nói trước, xuất hiện sau nói sau. Nhóm: Quản lý về trung học, XHH GD, hoạt động tự học, CSVC, ngoài giờ lên lớp. --> còn có vấn đề ít được nghiên cứu nên tôi nghiên cứu như sau. - Nhóm theo địa bàn nghiên cứu: 3. Khi viết lịch sử vấn đề nghiên cứu phải chứng tỏ cái mới của đề tài một lần nữa thay lý do chọn đề tài. (Chưa bộc lộ rõ chưa ai nghiên cứu, mình nghiên cứu) 4. Chú ý khắc phục một số lỗi của người đi trước. Hầu hết hay sai nói về ‘’Hoạt động dạy học’’ hoặc ‘’xã hội hoá giáo dục’’ (quản lý hoạt động giáo dục có bao nhiêu công trình chứ không phải hoạt động giáo dục có bao nhiêu công trình quản lý giáo dục, ) Trong đề cương nghiên cứu khoa học không có lịch sử vấn đề nghiên cứu, và trong luận văn chính thức thì lịch sử vấn đề nghiên cứu đặt ở đầu chương I (I.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu) không đặt ở phần mở đầu. II.1.2. Cơ sở lí luận: Gợi ý: - Trong tên đề tài có những thuật ngữ nào thì trong phần lý luận phải viết đủ thuật ngữ đó. - Thông thường chữ nào xuất hiện trước viết trước, xuất hiện sau viết sau. VD: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng PTDT Nội Trú tỉnh QN. - Quản lý: - Hoạt động dạy học. - Quản lý dạy học ở trường PTDT NT. - Hiệu trưởng và việc quản lý hoạt động ở trường PTDT NT. Kết luận chương 1 II.2.Chương 2: Nội dung vấn đề nghiên cứu II.2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Nhiệm vụ về lý luận: VD tên đề tài: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học của hiệu trưởng trường DTNT tỉnh QN. Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về hoạt động dạy học và quản lý hoạt động dạy học ở các trường PTDT nội trú (trên toàn quốc) - Nhiệm vụ thực tiễn: + Tìm hiểu (nghiên cứu hoặc khảo sát) thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT trường PTDT NT tỉnh QN. + Đề xuất vấn đề quản lý mới và khảo nghiệm tính khả thicủa vấn đề quản lý đề xuất (xin ý kiến chuyên gia). + Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT ở trường PTDT NT tỉnh QN. II.2.2. Các nội dung cụ thể trong đề tài: Nội dung 1: Nội dung 2: …… Kết luận chương 2. II.3. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu – kết quả nghiên cứu. II.3.1. Phương pháp nghiên cứu: trình bày những phương pháp nghiên cứu sử dụng trong đề tài. II.3.2. Kết quả nghiên cứu thực tiễn (hoặc thực trạng biện pháp quản lý hoạt động dạy học của HT trường PTDT Nội Trú tỉnh QN) II.3.2.1. Vài nét về địa bàn nghiên cứu II.3.2.2. Thực trạng. II.3.2.3. Đánh giá thực trạng. II.3.2.4. Đề xuất biện pháp. (phải đảm bảo tính đồng bộ, tính kế thừa, tính khả thi, cụ thể) II.3.2.5. Khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất. Kết luận chương 3 III. PHẦN KẾT LUẬN- KIẾN NGHỊ III.1. Kết luận. Cần có tính khái quát cao. III.2. Kiến nghị. Viết ngắn gọn dựa trên các nghiên cứu của mình. IV.PHẦN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC IV.1. Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Nguyên tắc xếp tài liệu tham khảo: - Đề tài sử dụng tài liệu tham khảo của nhiều thứ tiếng thì phải xếp tài liệu theo từng nhóm tiếng và đánh số thứ tự tài liệu chạy dọc qua các nhóm tiếng. Tiếng Việt trước sau đó đến ngoại ngữ phổ biến (phải lấy tài liệu tiếng nước ngoài khi có 2 quyển: một nguyên bản, một đã được dịch. Tài liệu dịch ra tiếng Việt gọi là tài liệu tiếng Việt). - Xếp danh mục tài liệu tham khảo theo chữ cái đầu của tên tác giả tài liệu theo vần A, B, C,… (nguyên tắc không lấy tên dịch giả, chỉ lấy tên tác giả) - Đối với những tài liệu tác giả là người nước ngoài thì lấy chữ cái đầu của họ để xếp cùng với tên chữ cái đầu tên Tiếng Việt VD: A.N. Leonnado Nguyễn Văn Linh - Đối với những tài liệu có nhiều tác giả thì lấy tên của người chủ biên để xếp. Còn những tài liệu có nhiều tác giả nhưng không có người chủ biên thì lấy tên của người đầu tiên để xếp. nếu 1 tác giả có nhiều tài liệu thì tài liệu nào in trước, xếp trước. - Đối với những tài liệu không có tên tác giả cụ thể thì lấy tên cơ quan ấn hành tài liệu xếp cùng với tên tác giả của những tài liệu khác. - Đối với những tài liệu không có tên tác giả, không có tên cơ quan ấn hành tài liệu thì lấy tên của tài liệu xếp cùng với tên tác giả của tài liệu khác. VD: Luật giáo dục (1998) NXB chính trị quốc gia, Hà nội. - Cấp trên xếp trước, cấp dưới xếp sau. VD: Nghị quyết Đảng bộ tỉnh xếp trước, huyện xếp sau (không tính năm). - Cách xếp tạp chí: lấy một bài nào đó trong tạp chí thì lấy tên tác giả, năm, nội dung, nhà xuất bản, nơi xuất bản. VD: Đặng Quốc Bảo (năm ), Bàn về giáo dục trong tạp chí giáo dục. NXB ., Hà Nội. Nếu lấy nguyên tạp chí thì thứ tự: tạp chí, năm, NXB, nơi xuất bản. VD: tạp chí GD 1997, Viện chiến lược và chương trình GD, Hà nội 2.Trật tự viết danh mục tài liệu tham khảo: Số thứ tự tên tác giả (năm xuất bản), tên tài liệu, nhà xuất bản, nơi xuất bản. Lưu ý: 1. Cách trích dẫn: ‘’ . ‘’ (6; 15) – trang 15 danh mục tài liệu tham khảo 6 (6 là số thứ tự trong danh mục tài liệu) 2. Cách đánh bảng số, biểu đồ, sơ đồ: - Đánh số bảng, số biểu số, sơ đồ riêng. - Đánh số bảng, số biểu trong mỗi bảng sơ đồ riêng chạy từ nhỏ đến lớn. IV.2.Phần phụ lục: Cách đánh mục trong luận văn: + Chỉ dùng số Ả rập, không dùng số La Mã, không dùng chữ in. + Số của chương là số đầu của các mục trong chương. V. Nhận xét, đánh giá, xếp loại của KH cấp trường, Phòng GD&ĐT… VĂN BẢN 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC HD VIẾT, TỔ CHỨC TRAO ĐỔI, ĐÁNH GIÁ ĐỀ TÀI, SKKN GD, QLGD Cấu trúc văn bản này: 1. Khái niệm nghiên cứu khoa học và các khái niệm liên quan. 2. Khái niệm về sáng kiến kinh nghiệm. 3. Cấu trúc bản viết Sáng kiến kinh nghiệm. 4. Quy trình viết và tổ chức trao đổi Sáng kiến kinh nghiệm trong GD và QLGD Mục tiêu Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Về kiến thức: - Xác định được các khái niệm cơ bản về NCKH, PP NCKH. - Xác định được yếu tố cơ bản cấu thành nên khái niệm sáng kiến kinh nghiệm. - Kể tên được các phần chính của bản sáng kiến kinh nghiệm Sau khi kết thúc bài học, học viên có khả năng Về kĩ năng: - Vận dụng khái niệm để xác định đúng tên đề tài NCKH, sáng kiến kinh nghiệm và các yêu cầu có liên quan. - Phân tích được thực trạng vấn đềđề ra được biện pháp giải quyết - Viết hoàn chỉnh được bản sáng kiến kinh nghiệm Về thái độ: Có ý thức tự giác tham gia làm đề tài nghiên cứu khoa học Luôn học hỏi, cầu thị và thường xuyên chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp Một số khái niệm liên quan Nghiên cứu khoa học: là một hoạt động đặc biệt của con người, có mục đích, có kế hoạch được tổ chức chặt chẽ của đội ngũ các nhà khoa học. Đề tài: phạm vi, nội dung nghiên cứu hoặc miêu tả trong tác phẩm khoa học hoặc tác phẩm văn hoá hoặc nghệ thuật. Khách thể nghiên cứu: là hệ thống sự vật tồn tại khách quan trong các mối quan hệ mà người nghiên cứu đang cần khám phá; là nơi chứa đựng những vấn đề mà người nghiên cứu cần tìm câu trả lời. Đối tượng nghiên cứu: là bản chất sự vật hoặc hiện tựơng cần được xem xét và làm rõ trong nhiệm vụ nghiên cứu; hoặc nói cách khác là một bộ phận đủ đại diện của khách thể nghiên cứu được người nghiên cứu lựa chọn để xem xét.(Không bao giờ người nghiên cứu có thể đủ quỹ thời gian và kinh phí để khảo sát trên toàn bộ khách thể). Giả thuyết nghiên cứu: là một nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ. Phạm vi nghiên cứu: trong đề tài nghiên cứu khoa học, không phải đối tượng nghiên cứu và đối tượng khảo sát được xem xét một cách toàn diện mọi khía cạnh trong mọi thời gian, mà nó được giới hạn trong một phạm vi nghiên cứu nhất định: phạm vi xét về mặt quy mô của đối tượng, phạm vi không gian thuộc tiến trình của sự vật và hiện tượng. Bản chất một đề tài nghiên cứu quản lí giáo dục là một câu hỏi kèm theo các giải pháp xuất phát từ việc nhận thức những mâu thuẫn trong hoạt động lí luận và thực tiễn mà trước đây chưa có ai khám phá, chưa có ai giải thích. Một số phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra. Khái niệm: Điều tra bằng phiếu hỏi là một phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm thường được áp dụng trong nghiên cứu khoa học xã hội. Thông qua việc phát và thu phiếu điều tra, nhà nghiên cứu thu được những thông tin từ khách thể về nhận thức, thái độ, hành vi, trạng thái tồn tại các sự kiện có liên quan đến tri thức và phạm vi nghiên cứu 2. Phương pháp khảo sát thực tiễn. Khái niệm: Phương pháp khảo sát thực tiễn là phương pháp thông qua thực tiễn để người nghiên cứu thu thập thông tin hoặc nảy sinh các ý tưởng nghiên cứu, có thể đề xuất sáng tạo phục vụ cho nhiệm vụ phát triển của thực tiễn. 3. Phương pháp xây dựng mô hình thử nghiệm, thực nghiệm. Khái niệm: Phương pháp xây dựng mô hình thử nghiệm, thực nghiệm là phương pháp tiến hành thử nghiệm hoặc thực nghiệm trên mẫu nghiên cứu những kiến nghị được đề xuất từ các kết quả nghiên cứu lí thuyết hay những nguyên lí và giải pháp ứng dụng. 4. Phương pháp thống kê. 5. Phương pháp tham vấn chuyên gia. 6. Phương pháp nghiên cứu tình huống. 7. Phương pháp trò chuỵện/đàm thoại. v.v Các bước thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Bước 1 - Tự đặt câu hỏi; Bước 2 - Giả định; Bước 3 - Chứng minh; Bước 4 - Quyết định. Mẫu đề tài NCKH (phụ lục 1) B. Khái niệm “Sáng kiến kinh nghiệm”. Sáng kiến: ý kiến mới, có tác dụng làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Kinh nghiệm: điều hiểu biết có được do tiếp xúc với thực tế, do từng trải. Sáng kiến kinh nghiệm: là những điều hiểu biết mới, những ý kiến mới có được do từng trải, do tiếp xúc với tài liệu và với thực tế . làm cho công việc tiến hành tốt hơn. Thực trạng việc viết SKKN hiện nay. 1. Ưu điểm. Nhiều bài viết có sáng tạo, có tính khoa học cao. Việc viết và trao đổi skkn có tác dụng tốt đến nhận thức và nâng cao năng lực tư duy, năng lực dự báo, khả năng tự học, tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu, ý thức học suốt đời. của nhiều giáo viên và cán bộ quản lý các trường học. 2. Những bất cập. Tên sáng kiến kinh nghiệm không được cân nhắc kỹ càng trước khi đăng ký, nên nhiều khi nội dung bản viết sáng kiến kinh nghiệm không phù hợp với tên đề tài. Nhiều bản viết còn sơ sài, vội vàng mang tính hình thức. Hình thức trình bày còn tuỳ tiện, kế hoạch nghiên cứu không được phân định rõ ràng (không gian, thời gian, phạm vi kiến thức .). Ở cấp cơ sở, hội đồng xét duyệt còn mang tính hình thức: nhiều khi giáo viên môn nọ lại chấm sáng kiến kinh nghiệm giảng dạy giỏi của môn khác, giáo viên chưa từng tham gia quản lý trường học bao giờ lại chấm sáng kiến kinh nghiệm quản lý giỏi.v.v. Sáng kiến kinh nghiệm hầu như không được phổ biến, trao đổi để nhiều người cùng vận dụng áp dụng, học tập, chia sẻ kinh nghiệm, . Có bản viết mang nặng lý thuyết hàn lâm, thiếu thực tế; Cũng có bài viết hoàn toàn thực tế, bài học rút ra từ thực tế chưa nâng được lên tầm lý luận của vấn đề Các bước thực hiện nghiên cứu và viết SKKN Bước 1 - Tìm tòi, phát hiện Bước 2 - Tìm giả thuyết khoa học Bước 3 - Chứng minh giả thuyết Bước 4 - Quyết định Cấu trúc bản SKKN Có thể thiết kế cấu trúc của sáng kiến kinh nghiệm theo 3 phần như sau: Phần I. Đặt vấn đề (hoặc mở đầu hoặc tổng quan, hoặc một số vấn đề chung .). Trong phần này cần nêu rõ lý do chọn chuyên đề để xem xét (Tại sao lại chọn chuyên đề ấy?) Lý do về mặt lý luận. Lý do về thực tiễn. Lý do về tính cấp thiết. .Lý do lựa chọn về năng lực nghiên cứu của tác giả. Xác định mục đích nghiên cứu (để làm gì?). Bản chất cần được làm rõ của sự vật (là gì?) Đối tượng nghiên cứu (nằm ở đâu?). Chọn phương pháp nghiên cứu nào (như thế nào?) Giới hạn về không gian của đối tượng khảo sát . (ở lớp/ khối / trường/ quận/ huyện). Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.v.v (thời gian nghiên cứu trong bao lâu? Khi nào bắt đầu? Khi nào kết thúc?) (phần I, chỉ nên viết không quá 2 trang. Viết thành đoạn luận đủ các ý nêu trên mà không phải gạch đầu dòng trả lời các gợi ý đó…) Phần II. Nội dung Phần này thường cần trình bày 3 vấn đề lớn (có thể gọi là các chương: chương 1; chương 2; chương 3,v.v ): 1. Cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu (mục tiêu, ý nghĩa - của vấn đề). 2. Phân tích thực trạng vấn đề nghiên cứu (ở địa phương, ở cơ sở giáo dục chứa đối tượng nghiên cứu .) 3. Mô tả giải pháp (hệ giải pháp, những cách giải quyết, một số biện pháp, một số ứng dụng, một số đổi mới .) mà tác giả đã thực hiện, sử dụng nhằm làm cho chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn. Các kết quả cụ thể chứng minh chất lượng, hiệu quả công việc cao hơn trước. (Phần II, chỉ nên viết không quá 5 - 7 trang). Phần III. Kết luận và khuyến nghị Phần này cần nêu: 1.Những kết luận quan trọng nhất của toàn bộ sáng kiến kinh nghiệm. 2.ý nghĩa quan trọng nhất. 3.Các khuyến nghị quan trọng nhất được đề xuất, rút ra từ sáng kiến kinh nghiệm. (phần III, chỉ nên viết không quá 2 trang). Phần IV. Tài lệu tham khảo Tên tác giả - tên tác phẩm, tên nhà xuất bản, năm xuất bản. (Tên tác giả xếp theo thứ tự A, B, C, không ghi học hàm, học vị, chức vụ) Cuối bài viết có Họ, Tên, chữ kí của tác giả Sau cùng là bảng điểm chấm sáng kiến kinh nghiệm của các cấp từ cơ sở đến cấp cao hơn như: Trường - Phòng - Sở. Những lưu ý khi viết SKKN * Yêu cầu về hình thức của bài viết sáng kiến kinh nghiệm: - Bìa chính và bìa phụ giống nhau (xem mẫu 1). - Khổ chữ: 14(hoặc 16,18 đối với tên phần, chương Cách dòng: 1,5 - Trình bày hệ thống, khái quát, cụ thể, hấp dẫn, diễn đạt truyền cảm, văn phong khoa học (thường được sử dụng ở thể bị động), độ dài thích hợp, hợp lí, cân đối từng nội dung. Trình bày khách quan kết quả nghiên cứu, không gò ép, "liệu" kết quả, tránh thể hiện tình cảm yêu, ghét đối với đối tượng nghiên cứu. - Tên chương bắt buộc ở đầu trang. - Tên tiểu mục không ở cuối trang. - Tên chương, mục không được viết tắt. Trong bản viết sáng kiến kinh nghiệm, lưu ý tối kị 3 đìêu sai: + Quan điểm đường lối của Đảng + Kiến thức chuyên môn + Lỗi chính tả, ngữ pháp. Đánh gía SKKN * Cách đánh giá: + Tiêu chí đánh giá: Tính mới trong khoa học sư phạm (sáng tao): 5 điểm Tính xác thực của các kết quả quan sát hoặc thí nghiệm (tính khoa học sư phạm): 5 điểm Tính hiệu quả: 5 điểm Tính phổ biến (phạm vi ứng dụng): 5 đỉêm. Tổng cộng: 20 điểm + Mức đánh giá: Loại giỏi: Từ 17 điểm đến 20 điểm. Loại Khá: Từ 14 điểm đến 16,5 điểm. Loại đat yêu cầu: Từ 10 điểm đến 13,5 điểm. Không đạt yêu cầu: điểm dưới 10. Một số định hướng nghiên cứu Cần tập trung vào một số hoạt động kỉ niệm những ngày lễ lớn trong năm học theo chủ đề (tổ chức và hướng dẫn đội viên tham gia kỉ niệm 3/2 ; 26/3 ; 19/5 ; 1000 năm Thăng Long - Hà Nội . Kinh nghiệm bồi dưỡng Ban chỉ huy chi đội, liên đội, phụ trách sao. Cải tiến sinh hoạt chi đội, cải tiến hồ sơ, sổ sách chi đội, liên đội. Hoạt động tự quản của "Đội Sao đỏ ". v.v. Công tác tổ chức bồi dưỡng thanh niên lớn lên Đoàn. Kinh nghiệm phối kết hợp các hoạt động giữa giaó viên chủ nhiệm với giáo viên Tổng phụ trách; Giữa giáo viên Tổng phụ trách với Ban giám hiệu nhà trường.v.v. Một số tên đề tài thường được quan tâm Một số phương pháp giáo dục truyền thống thông qua tiết sinh hoạt dưới cờ ở trường. Giáo dục lòng nhân ái của Đội viên thông qua các hoạt động xã hội từ thiện Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ sinh hoạt ngoài giờ lên lớp cuả học sinh trường. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động sinh hoạt giờ chào cờ của học sinh trường. Giáo dục quyền trẻ em thông qua các hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh. Biện pháp bồi dưỡng đội ngũ Ban chỉ huy Đội tự quản Biện pháp tổ chức họat động Sao nhi đồng tự quản ở cộng đồng dân cư . Bài tập thảo luận Mỗi cá nhân tự chọn một đề tài NCKH/SKKN: - Thảo luận tên đề tài. - Xây dựng đề cương chi tiết cho từng phần. - Dự kiến lựa chọn PPNC và tài liệu tham khảo. Nguồn: Internet. Ngọc Linh Sơn: Sưu tầm, chuyển đổi từ HTML/PowerPoint, chuyển mã Unicode, chuẩn hóa văn bản (tương đối), hiểu chỉnh một số nội dung (sau mỗi lần hiệu chỉnh sẽ up lại). . VĂN BẢN 1. HƯỚNG DẪN ĐỀ CƯƠNG TIỂU LUẬN, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1. Lý do chọn đề tài (hoặc Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu). Thực. trường PTDT NT tỉnh QN. + Đề xuất vấn đề quản lý mới và khảo nghiệm tính khả thicủa vấn đề quản lý đề xuất (xin ý kiến chuyên gia). + Đề xuất các biện pháp

Ngày đăng: 14/09/2013, 16:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w