Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 21 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
21
Dung lượng
38,87 KB
Nội dung
LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành bài nghiên cứu Tâm lý – Giáo dục này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng các thầy cô giáo trong hội đồng sư phạm trường THCS Nguyễn Du và tất cả các em học sinh của trường, đặc biệt là các em học sinh lớp 6/5 đã giúp tôi trong quá trình nghiên cứu bài tập nghiên cứu Tâm lý – Giáo dục. Trong quá trình thực tập sư phạm này, không thể tránh khỏi những sai sót kính mong quý thầy cô giáo cùng các em học sinh thông cảm và bỏ qua! Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn! LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do bản thân thực hiện tại Trường CĐSP TT Huế và Trường THCS Nguyễn Du trong thời gian từ tháng 10 đến tháng 04 năm 2013. Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi đã tuân thủ nghiêm túc các quy định. Các thông tin, số liệu trong đề tài là thực tế, khách quan, trung thực, không có sự gian lận. Nếu có gì sai trái, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Huế, ngày 02 tháng 04 năm 2013 Sinh viên thực hiện Hoàng Thị Thanh Thủy MỤC LỤC Trang Mục lục 1 Mở đầu 1 Chương I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Giới thiệu về thảo luận nhóm 5 2. Những ưu điểm của thảo luận nhóm 7 Chương II 8 THỰC TRẠNG THẢO LUẬN NHÓM Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU VÀ CÁCH VẬN DỤNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT HỌC 1. Thực trạng thảo luận nhóm ở trường THCS Nguyễn Du 8 2. Cách vận dụng thảo luận nhóm trong tiết học 9 Chương III 14 BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẢO LUẬN NHÓM 1. Một số kỹ thuật cơ bản của thảo luận nhóm 14 2. Giải pháp để kích thích quá trình thảo luận nhóm 14 3. Các chiến thuật làm việc nhóm hiệu quả 15 Chương IV 16 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận 16 2. Kiến nghị 16 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Sự phát triển của xã hội cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI đòi hỏi con người có một số phẩm chất và năng lực nổi lên hàng đầu như năng lực làm việc nhóm, năng lực hoạt động thực tiễn và giải quyết vấn đề do thực tiễn đặt ra, năng lực hợp tác, năng lực thích ứng Những yêu cầu trên đặt ra cho giáo dục phải đổi mới toàn diện để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giáo dục của xã hội và cá nhân, từ học chế đào tạo, cách thiết kế chương trình, tìm tòi những phương thức, cách thức giáo dục thích hợp hơn. Một số lý thuyết khoa học gần đây đã làm sáng tỏ bản chất việc học dưới những cách nhìn mới. Tâm lý học hoạt động, khi nghiên cứu bản chất tâm lý người đã chỉ ra rằng tâm lý hình thành trong hoạt động. Từ đó, GS.TS Phạm Minh Hạc nhấn mạnh: “Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động Thu hẹp sự cưỡng bức của nhà giáo thành sự hợp tác bậc cao”, “Phương pháp giáo dục bằng hoạt động là dẫn dắt học sinh tự xây dựng công cụ làm trẻ thay đổi từ bên trong Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, hoạt động hợp tác giữa trò và trò có một tác dụng lớn”. Từ đó có thể rút ra kết luận: “cần kết hợp hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm”; Dạy học là tổ chức các dạng hoạt động học tập khác nhau cho học sinh; Dạy học cần thay đổi phương thức cưỡng bức học sinh học tập bằng phương thức học tập hợp tác, làm việc cùng nhau. Theo quan điểm Tâm lý học lịch sử, L.X.Vưgôtxki cho rằng các chức năng tâm lý cao cấp xuất hiện trước hết ở mức độ liên nhân cách giữa các cá nhân, trước khi chúng tồn tại ở mức độ bên trong. Chính vì vậy, theo ông, trong một lớp học, cần coi trọng sự khám phá có trợ giúp hơn là sự tự khám phá. Từ đó cần rút ra một nguyên tắc là dạy học cần tổ chức cho học sinh học tập với sự trợ giúp, hỗ trợ của bạn học, học tập cùng nhau sẽ giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Ông bà ta đã dạy: “Một cây làm chẳng nên non Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” 4 Nhưng làm sao để tổ chức được một giờ dạy Sinh học tốt khi vận dụng phương thức thảo luận nhóm? Việc giảng dạy này được kéo dài trong các buổi học nên người dạy sẽ có cơ hội thiết lập và phát triển một không khí học tập năng động và hữu ích cho học sinh. Việc sử dụng phương pháp thảo luận nhóm là một kinh nghiệm vô cùng quý giá cho người giáo viên. Để thành công trong việc giảng dạy theo phương pháp thảo luận nhóm, người giáo viên cần chuẩn bị bài chu đáo và có kỹ năng quản lý nhóm. Người giáo viên không nên cho rằng việc thảo luận trong nhóm tất yếu sẽ xảy ra và dù điều này có diễn ra đi nữa thì nó thường mất trật tự, vô bổ và thường không đúng yêu cầu học tập. Để tránh tình trạng này, người giáo viên phải biết cách làm việc theo nhóm và có thể kết hợp các phương pháp dạy học để giờ dạy thành công. Nhận thức được sự cần thiết của việc thảo luận nhóm đối với việc giảng dạy và học tập của các em học sinh nói chung và học sinh khối 6 trường THCS Nguyễn Du nói riêng cùng với sự hướng dẫn tận tình về phía trường CĐSP TT Huế, quí thầy cô và các em học sinh trường THCS Nguyễn Du tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Vận dụng phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học môn Sinh học lớp 6 ở trường THCS Nguyễn Du”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý thuyết của dạy học thảo luận nhóm để xây dựng cách thức tổ chức bài học nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Sinh học 6 ở trường THCS Nguyễn Du. 3. Khách thể nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quá trình dạy học sinh học 6. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Dạy học thảo luận nhóm trong dạy học sinh học 6 ở trường THCS Nguyễn Du. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu cơ sở lý thuyết và thực tiễn của dạy học thảo luận nhóm. - Thiết kế và tổ chức bài học sinh học 6 theo phương thức thảo luận nhóm. 5 - Thăm nhập thực tế việc dạy và học theo phương thức thảo luận nhóm. 5. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý thuyết. - Phương pháp quan sát sư phạm. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê. 6. Tiến trình nghiên cứu Tôi nghiên cứu đề tài này từ 10/2012 đến 03/04/2013 với kế hoạch nghiên cứu như sau: Thời gian Hoạt động Kết quả dự kiến 10 - 12/2012 Giai đoạn chuẩn bị - Xác định tên đề tài nghiên cứu. - Xây dựng và thông qua đề cương nghiên cứu. - Đề tài được phép triển khai nghiên cứu. 12/2012- 2/2013 Thực hiện nghiên cứu - Nghiên cứu, thu thập lý thuyết đề tài. - Đề tài được hình thành trên cơ sở lý thuyết. 2/2012- 04/2013 Nghiệm thu đề tài - Nghiên cứu thực tiễn và hoàn thành đề tài. - Nộp đề tài nghiên cứu. - Đề tài được đánh giá, nghiệm thu và đưa vào thực tiễn. 6 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Giới thiệu về thảo luận nhóm 1.1. Khái niệm và nguồn gốc ra đời thảo luận nhóm Thảo luận nhóm là phương pháp trong đó nhóm lớn (lớp học) được chia thành những nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một chủ đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm mình về vấn đề đó. Phương pháp này có mầm mống từ những năm 70 của thế kỷ XX, ở trường đại học sư phạm của một số nước tiên tiến, bắt đầu từ môn học “Năng động tập thể” (Group dynanies) – một môn học dạy cho sinh viên kỹ năng làm việc tập thể. Dần dần, môn học này chuyên rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm, từ đó hình thành nên phương pháp thảo luận nhóm trong dạy học ở tất cả các cấp học. Ở Việt Nam, phương pháp này được áp dụng rộng rãi trong dạy học từ những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI. Thảo luận nhóm là một trong những phương pháp dạy học tích cực được sử dụng thường xuyên trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Để khắc phục lối truyền thụ tri thức một chiều, lối học thụ động, máy móc, cần phải sử dụng phối hợp nhiều phương pháp, phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp dạy học hiện đại, trong đó có phương pháp thảo luận nhóm. 1.2. Lý luận về thảo luận nhóm Jean Piaget (1896 – 1980) với thuyết mâu thuẫn nhận thức xã hội đã cho rằng: Trong khi tương tác cùng nhau, mâu thuẫn nhận thức xã hội xuất hiện đã tạo ra sự mất cân bằng về nhận thức giữa mọi người. Các cuộc tranh luận diễn ra liên tục và được giải quyết. Trong quá trình đó, những lý lẻ, lập luận chưa đầy đủ sẽ được bổ sung và điều chỉnh. Như vậy, học là một quá trình xã hội, trong quá trình đó, con người liên tục đấu tranh giải quyết các mâu thuẫn nhận thức. Hay như PGS.TS. Nguyễn Hữu Châu khái quát, học là quá trình cá nhân tự kiến tạo kiến thức cho mình nhưng đó là những kiến thức thông qua tương tác với các cá nhân khác, với xã hội và thực tiễn mà có. Từ quan niệm về học, quan niệm về hoạt động dạy và phương pháp dạy học cũng thay đổi. Hoạt động dạy là hoạt động 7 của giáo viên nhằm tổ chức và hướng dẫn hoạt động học của người học, để họ tự khám phá và thực hiện nhiệm vụ học tập. Học tập chịu sự tác động của các cá nhân nhận thức, xã hội, văn hóa, liên nhân cách do vậy dạy học phải tổ chức các dạng hoạt động đa dạng cho học sinh tham gia; phải tạo ra các tác động dạy học đa dạng như tác động nhận thức cá nhân (tự phát hiện, tìm tòi, tự lĩnh hội); tác động xã hội văn hóa (như gắn việc học với hoàn cảnh cụ thể, với bối cảnh văn hóa xã hội, thời đại); phải tạo ra các tác động tâm lý (sự hợp tác, gắn kết, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích). Trong số phương pháp dạy học đang được sử dụng, phương pháp dạy học nhóm có nhiều ưu thế trong thực hiện các mục tiêu giáo dục mới hiện nay. Hơn nữa, triết lý dạy học của phương pháp nhóm xuất phát từ những quan niệm mới về bản chất học tập nói chung và việc tổ chức học tập hiện nay. Một học giả đã nói, nếu bạn có một quả táo, tôi có một quả táo, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người cũng chỉ có một quả táo. Song nếu bạn có một ý tưởng, tôi có một ý tưởng, chúng ta trao đổi cho nhau thì mỗi người sẽ có hai ý tưởng. Tuy nhiên bên cạnh việc đề cao sự hợp tác, phối hợp trong học tập thì phương pháp dạy học nhóm lại nhấn mạnh về thực chất, học tập là một hoạt động cá nhân có tính tích cực cao, những kiến thức mà cá nhân thu nhận được không phải chỉ là kết quả hoạt động riêng biệt của cá nhân người học mà là những điều con người thu nhận được thông qua quá trình cọ sát, chia sẻ, hợp tác. Nếu không có quan hệ, không có sự thúc đẩy của hoàn cảnh sống, của xã hội, của bạn học, con người không có động lực học. Còn sự cạnh tranh, đấu tranh giữa những nhận thức trái ngược nhau đã tạo nên động lực thôi thúc sự tìm tòi chân lý của mỗi cá nhân, thúc đẩy cá nhân hoạt động để tự khẳng định mình. Như vậy, phương pháp dạy học nhóm một mặt vừa chú trọng phát huy tính tích cực cao, tính chủ thể của người học; mặt khác lại chú trọng sự phối hợp, hợp tác cao giữa các chủ thể đó trong quá trình học tập. Cần kết hợp tốt giữa năng lực cạnh tranh và năng lực hợp tác ở người học. Để sử dụng có hiệu quả phương pháp dạy học nhóm, giáo viên cần phải chú trọng xây dựng trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm nhỏ, xây dựng vị thế của mỗi người học trong nhóm và trong lớp, hình thành kỹ năng làm việc nhóm cho học sinh. 8 2. Những ưu điểm của thảo luận nhóm - Phương pháp này kích thích lòng ham mê học tập của học sinh, tránh lối học thụ động. - Giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề theo nhóm, có tinh thần đoàn kết cao. - Học sinh hợp tác hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình học tập, tự đánh giá, tự điều chỉnh vốn tri thức của bản thân bằng phương pháp tự học và khám phá thêm những kiến thức liên quan từ thực tiễn. - Khi nhóm thảo luận hoạt động dưới sự giám sát của thầy cô giáo, giúp hạn chế rất nhiều những thói quen xấu như nói chuyện riêng, thiếu tập trung, đùa giỡn - Đa số học sinh đều dùng phương pháp suy luận và tư duy để giải quyết vấn đề. Nên những tri thức khoa học mà các em thu thập được sẽ khắc sâu và dễ nhớ. - Làm việc theo nhóm là một cách học cho phép tất cả các thành viên trong nhóm giải quyết một cam kết làm việc được mô tả rõ ràng, không được giáo viên dẫn dắt trực tiếp mà chỉ nhờ vào sự hợp tác chặt chẻ và sự phân công công việc trong nhóm nhỏ. - Làm việc theo nhóm thỏa mãn nhu cầu học tập cá nhân, phù hợp với việc học hướng tới người học; khuyến khích sự độc lập tự chủ, người học có thể đưa ra những giải pháp, cách biểu đạt riêng cho vấn đề nào đó. Nếu trong phương pháp thuyết trình, người học chỉ có thể trao đổi với nhau được rất ít thì trong làm việc theo nhóm các thành viên tham gia có cơ hội đưa ra quan điểm của mình đối với chủ đề thảo luận, mặt khác ở đó cũng đòi hỏi tăng cường tư duy độc lập và trao đổi lẫn nhau trong nhóm. - Trong khi thực hiện phương pháp làm việc theo nhóm, giáo viên đóng vai trò là người chuyển giao kiến thức và hiểu biết, chuẩn bị, tổ chức, theo dõi việc thực hiện và đánh giá tổng kết kết quả làm việc của các nhóm. 9 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG THẢO LUẬN NHÓM Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU VÀ CÁCH VẬN DỤNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG TIẾT HỌC 1. Thực trạng thảo luận nhóm của học sinh lớp 6 trường THCS Nguyễn Du Trong chương trình Sinh học 6 có nhiều bài liên hệ thực tế, nếu chỉ dạy suôn theo sách giáo khoa học sinh sẽ cảm thấy rất nhàm chán, đòi hỏi người thầy phải linh hoạt vận dụng phương pháp dạy học sao cho làm sáng tỏ vấn đề, khám phá những tri thức mới có liên quan, tạo sự tích cực trong học sinh, tiết học trở nên hứng thú hơn. Theo một cuộc khảo sát của tôi trong quá trình thực hiện đề tài này với 31/180 học sinh của khối 6 trường THCS Nguyễn Du cho thấy: Câu 1: Em đã tham gia thảo luận nhóm trong một tiết học nào chưa? Vấn đề đặt ra Số lượng trả lời Tỷ lệ (%) Có 30 96.8 Kông 1 3.2 Câu 2: Khi tham gia thảo luận nhóm, em đã hoạt động tích cực chưa? Vấn đề đặt ra Số lượng trả lời Tỷ lệ (%) Rất tích cực 18 58.1 Tích cực 6 19.4 Ít tích cực 6 19.4 Không tham gia 1 3.1 Câu 3: Em có thấy hứng thú khi tham gia thảo luận nhóm không? Vấn đề đặt ra Số lượng trả lời Tỷ lệ (%) Có 28 90.3 Không 3 9.7 10 [...]... thảo luận nhóm trong môn Sinh học không? Vấn đề đặt ra Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Số lượng trả lời 2 25 4 Tỷ lệ (%) 6.4 80.6 13 Câu 5: Sau khi thảo luận nhóm em có nhận thấy mình hiểu bài hơn không? Vấn đề đặt ra Nhiều hơn Bình thường Ít hơn Số lượng trả lời 25 6 0 Tỷ lệ (%) 80.6 19.4 0 Câu 6: Khi thảo luận nhóm thì: Vấn đề đặt ra Các bạ khá giỏi đều làm hết Các thành viên trong nhóm đều... đề đặt ra Nhiều hơn Bình thường Ít hơn Số lượng trả lời 25 6 0 Tỷ lệ (%) 80.6 19.4 0 Câu 6: Khi thảo luận nhóm thì: Vấn đề đặt ra Các bạ khá giỏi đều làm hết Các thành viên trong nhóm đều tham gia thảo luận và làm bài tập nhóm cùng nhau Số lượng trả lời 12 19 Tỷ lệ (%) 38.7 61.3 Ở trường THCS Nguyễn Du cũng đã áp dụng phương pháp thảo luận nhóm trong các tiết dạy môn Sinh học 6 Tuy nhiên . thuyết đề tài. - Đề tài được hình thành trên cơ sở lý thuyết. 2/2012- 04/2013 Nghiệm thu đề tài - Nghiên cứu thực tiễn và hoàn thành đề tài. - Nộp đề tài nghiên cứu. - Đề tài được đánh giá,. tên đề tài nghiên cứu. - Xây dựng và thông qua đề cương nghiên cứu. - Đề tài được phép triển khai nghiên cứu. 12/2012- 2/2013 Thực hiện nghiên cứu - Nghiên cứu, thu thập lý thuyết đề tài. -. 1 Chương I 5 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1. Giới thiệu về thảo luận nhóm 5 2. Những ưu điểm của thảo luận nhóm 7 Chương II 8 THỰC TRẠNG THẢO LUẬN NHÓM Ở TRƯỜNG THCS NGUYỄN DU VÀ CÁCH VẬN DỤNG THẢO LUẬN NHÓM TRONG