tieu luan

14 290 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
tieu luan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHẦN MỞ ĐẦU Trong lịch sử 74 năm tồn tại và phát triển, Liên bang Xôviết đã trải qua những bước phát triển thăng trầm trước khi đi đến con đường tan rã và sụp đổ . Ngày nay, có rất nhiều nhận định khác nhau về Nhà nước Xôviết , nhưng những thành quả to lớn mà Nhà nước này là không thể phủ nhận được. Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, Liên bang Xôviết đã trải qua nhiều gai đoạn cầm quyền của nhiều nhà lãnh đạo từ Stalin đến Khơ-rup-xôp và sau cùng là Gorbachyov. Mỗi nhà lãnh đạo đều có những chính sách và đường lối khác nhau , thành tựu có và những sai lầm mà họ mắc phải cũng không kém . Trong các nhà lãnh đạo trên, Gorbachyov được xem như là người có nhiều ảnh hưởng làm chuyển biến trật tự hai cực Yalta , góp phần chấm dứt cuọc chiến tranh lạnh đã tồn tại hàng thập kỷ . Tuy nhiên cũng dưới thời gian lãnh đạo của ông , Nhà nước Liên Bang Xôviết đã đi vào con đường khủng hoảng trầm trọng và đi đến sụp đổ . Vậy Gorbachyov là ai ? Ông đã thi hành những chính sách và biện pháp gì ? Từ đó khiến cho Liên Xô đi vào con đường khủng hoảng và sụp đổ . Đây là những câu hỏi lý thú cho chúng ta khi tìm hiểu về lịch sử Liên Xô giai đoạn này . Điều này cũng đặt cho tôi nhiều câu hỏi và vấn đề cần tìm hiểu . Chính vì vậy tôi đã quyết định chọn đề tài : “Mikhail Sergeyevich Gorbachyov va công cuộc cải tổ ở Liên Xô ( 1985-1991) “ để làm đề tài tiểu luận của mình. Việc hoàn thành đề tài này sẽ góp phần lý giải những câu hỏi đã đặt ra ở trên đây. 1 NỘI DUNG 1. Tiểu sử Mikhail Sergeyevich Gorbachyov : Mikhail Sergeyevich Gorbachyov sinh nam 1931 trong một gia đình nông dân tại làng Privolnoye gần Stavropol. Là con trai của một công nhân cơ khí nông nghiệp Nga Alexi Gorbachov và Maria Pantelyeva, ông trải qua thời thơ ấu khó khăn dưới thời lãnh đạo độc tài của Iosif Vissarionovich Stalin; ông bà Gorbachyov bị trục xuất vì là những nông dân giàu có, thời ấy bị gọi là kulaks. Dù lý lịch không hoàn hảo, ông luôn tỏ ra xuất sắc trong lao động và học tập. Ông được coi là học sinh thông minh nhất lớp, đặc biệt trong môn lịch sử và toán học. Sau khi ra trường, ông cùng lao động và giúp gia đình có được sản lượng thu hoạch cao kỷ lục bên trong hợp tác xã. Nhờ thành tích này, ông được trao Huy chương lao động Cờ Đỏ khi mới 19 tuổi. Khá hiếm người ở độ tuổi ấy từng được vinh dự này. Chắc chắn rằng giải thưởng cùng với trí thông minh của ông đã giúp ông được vào học ngành luật tại Đại học Quốc gia Moskva. Cũng cần nhớ rằng để vào được một đại học danh tiếng như vậy, cần phải có khá nhiều ước vọng chính trị cũng như khả năng học tập thực sự. Trong thời gian sống tại Moskva, ông gặp người vợ tương lai, Raisa. Họ làm đám cưới tháng 9 năm 1953 và trở về quê hương của Gorbachyov ở Stavropol, phía nam nước Nga, sau khi ông tốt nghiệp năm 1955. Gorbachyov gia nhập Đảng Cộng sản Liên xô năm 1952 khi 21 tuổi. Năm 1966, ở độ tuổi 35, ông được Học viện nông nghiệp cấp bằng nông học-kinh tế học. Ông bắt đầu thăng tiến nhanh chóng trên con đường sự nghiệp, năm 1970 ông được chỉ định vào chức Thư ký thứ nhất phụ trách nông nghiệp và năm sau trở thành thành viên Ủy ban trung ương. Năm 1972, ông dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Bỉ và hai năm sau đó, năm 1974 trở thành đại biểu trong Sô viết tối cao, và Chủ tịch Ủy ban thường trực phụ trách các vấn đề thanh niên. 2 Năm 1979, Gorbachyov được vào Bộ chính trị. Ở đó, ông được Yuri Vladimirovich Andropov, lãnh đạo KGB, một người cũng xuất thân từ vùng Stavropol đỡ đầu và tiếp tục thăng tiến trong khoảng thời gian ngắn Andropov nắm quyền lãnh đạo đảng trước khi Andropov mất năm 1984. Chịu trách nhiệm quản lý nhân sự, cùng với Andropov, ông đã thay đổi 20% quan chức cao cấp, các bộ trưởng trong chính phủ cũng như các thống đốc địa phương bằng những người trẻ tuổi. Trong thời gian này Grigory Vasilyevich Romanov, Nikolai Ivanovich Ryzkov và Yegor Kuzmich Ligachev bắt đầu được cất nhắc. Ryzhkov và Ligachev là những đồng minh thân cận của Gorbachyov, Ryzhkov về vấn đề kinh tế, Ligachev phụ trách nhân sự. Ông cũng có quan hệ thân thiết với Konstantin Ustinovich Chernenko, người thay thế Andropov khi ông này còn giữ chức Thư ký thứ hai. Các chức vụ mới bên trong Đảng Cộng sản Liên xô khiến ông có nhiều cơ hội đi ra nước ngoài và nó đã gây ảnh hưởng to lớn tới những quan điểm chính trị, xã hội của ông sau này khi lãnh đạo đất nước. Năm 1975, ông dẫn đầu một phái đoàn tới Tây Đức, và vào năm 1983 dẫn đầu một đoàn đại biểu Xô viết tới Canada gặp gỡ với Thủ tướng Pierre Trudeau và các thành viên Hạ viện cũng như Thượng viện Canada. Năm 1984, ông tới Anh Quốc, tại đây ông đã gặp gỡ với Thủ tướng Margaret Thatcher. 2. Gorbachyov nắm vai trò Liên Xô : Sau khi Konstantin Chernenko qua đời hôm 10/3/1985, câu hỏi về nhà lãnh đạo mới của đảng Cộng sản Liên Xô được trả lời chóng vánh. Trong cuộc họp của Bộ Chính trị không đầy 24 giờ sau, Ngoại trưởng Andrey Gromyko đề nghị Mikhail Gorbachev làm tổng bí thư và toàn bộ 17 uỷ viên ủng hộ. Lựa chọn là rõ ràng. Hầu hết uỷ viên Bộ Chính trị không có cơ may trở thành tổng bí thư vì tuổi đã cao. Dưới thời Chernenko, Gorbachyov có quyền chủ toạ các hội nghị Bộ Chính trị khi Tổng bí thư vắng mặt. Nhưng mọi chuyện không đơn giản như vậy. Gorbachyov có một số người chống đối. Hai nhân vật quyền lực - Chủ tịch Hội đồng Xô viết Tối cao Nikolai Tikhonov và Chủ tịch đảng Cộng sản Ukrania Vladimir Shcherbitsky - rất lạnh nhạt với Gorbachev. Và bí thư thứ nhất thành ủy Matxcơva Viktor Grishin thậm chí còn soạn thảo danh sách Bộ Chính trị riêng, 3 trong đó không hề có tên Gorbachyov. Người đề xướng cải tổ Liên Xô gọi đây là "nhân tố con người" - cái quyết định diễn biến mọi sự việc. Có vẻ như "Chiến dịch kế nhiệm" được tiến hành với tốc độ nhanh chóng để những người chống đối không kịp trở tay. Luôn mỉm cười và tôn trọng người khác, Mikhail Gorbachyov được lòng nhiều uỷ viên Bộ Chính trị hơn đối thủ Grigory Romanov, 61 tuổi, khó tính. Romanov phụ trách các khu công nghiệp quốc phòng và được quân đội ủng hộ. Tuy nhiên, vị trí của ông bị suy yếu nghiêm trọng sau khi bộ trưởng Quốc phòng Dmitri Ustinov qua đời vào tháng 12/1984. Cách đó 3 tháng rưỡi, tham mưu trưởng Nikolay Ogarkov - một viên tướng quyền lực - bị cách chức. Điều này hoàn toàn bất ngờ với nhiều người, trong đó có bản thân ông, trong khi Romanov đang dẫn đầu đoàn đại biểu tới Ethiopia. Trước thềm hội nghị Bộ Chính trị chính thức, một loạt cuộc đàm phán ở hậu trường đã diễn ra, trong đó có con trai của Gromyko - Anatoly, giám đốc Viện nghiên cứu châu Phi. Ông này tiếp xúc với Gorbachev thông qua học giả Alexander Yakovlev, người về sau được biết đến là "kiến trúc sư cải tổ" và cố vấn thân cận của nhà lãnh đạo Liên Xô. Gromyko con nói với Yakovlev rằng cha mình đã quá mệt mỏi với công việc tại Bộ Ngoại giao và sẵn sàng đóng vai trò khởi xướng trong hội nghị Bộ Chính trị sắp tới, nếu đổi lại, ông có được vị trí quyền lực là chủ tịch đoàn chủ tịch Hội đồng Xô viết tối cao. Ông Gorbachev chuyển thông điệp lại cho Gromyko rằng ông biết cách giữ lời hứa. Theo Yakovlev, trong cuộc gặp trực tiếp diễn ra sau đó, Gromyko cha và Gorbachev đã đạt được thoả thuận. Kết quả là hội nghị Bộ Chính trị diễn ra ổn thoả mà không gặp bất cứ khó khăn nào. Ngay lập tức, hội nghị toàn thể Uỷ ban trung ương đảng được tổ chức. Trên thực tế, trong khi hội nghị Bộ Chính trị đang diễn ra, các nhà lãnh đạo được triệu tập ở ngay phòng bên cạnh. Uỷ viên Bộ Chính trị theo đường lối cứng rắn trong tương lai Yegor Ligachev, người sắp trở thành đối thủ của Gorbachev, thảo luận với các bí thư đảng uỷ khu vực để họ ủng hộ Gorbachev. Các bài diễn văn tại hội nghị toàn thể Uỷ ban trung ương đảng được in trên các tờ báo Liên Xô. Chính Gorbachev phát biểu khai mạc. Ông nói vài câu về tổn thất với đảng sau khi Chernenko qua đời rồi giới thiệu Gromyko lên bục. Đến lượt mình, Gromyko khẳng định chỉ định Gorbachev là ý kiến tập thể. Ứng viên có các phẩm chất tốt, có thể hiểu bản chất vấn đề nhanh chóng và chính xác. 4 Theo thủ tục, tân tổng bí thư đọc diễn văn đáp lại. Tuy nhiên, bài phát biểu này không có lấy một từ cảm ơn vì đã được chỉ định. Từ "cải tổ" cũng không xuất hiện. 3. Làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô : Ngay khi Chernenko qua đời, Mikhail Sergeyevich Gorbachyov, khi ấy 54 tuổi, được bầu làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô ngày 11 tháng 3 năm 1985. Ông trở thành lãnh tụ đầu tiên của đảng sinh ra sau cuộc Cách mạng Nga năm 1917. Trên thực tế là người nắm quyền lãnh đạo Liên bang Xô viết, ông đã tìm cách cải cách tình trạng trì trệ của đảng Cộng sản cũng như của nền kinh tế bằng cách đưa ra các mô hình glasnost ( "mở cửa" ), perestroika ( "tái cơ cấu" ) và uskoreniye ( "tăng tốc", phát triển kinh tế ), những chương trình này bắt đầu được đưa ra tại Đại hội lần thứ 27 Đảng Cộng sản Liên Xô tháng 2 năm 1986. 4. Cải cách trong nước : a) Giai đoạn 1985 : Trong nước, Gorbachyov áp dụng các cải cách kinh tế mà ông hy vọng qua đó cải thiện đời sống nhân dân, năng suất sản xuất của công nhân qua chương trình perestroika của ông. Tuy nhiên, nhiều biện pháp cải cách của ông bị những thành viên lãnh đạo cộng sản bên trong chính phủ Xô viết vào thời điểm ấy coi là cực đoan. Năm 1985, Gorbachyov thông báo rằng kinh tế Xô viết đang bị sa lầy và rằng việc tái tổ chức là cần thiết. Ban đầu, các cải cách của ông được gọi là "uskoreniye" ( tăng tốc ) nhưng sau này thuật ngữ "perestroika" (tái cơ cấu) trở nên phổ biến hơn. Gorbachyov không phải được tự do hành động. Dù kỷ nguyên Breznev thường được coi là một thời kỳ đình trệ kinh tế, một số thử nghiệm kinh tế (đặc biệt trong việc tổ chức các doanh nghiệp, và liên doanh với phương Tây) cũng đã diễn ra. Một số ý tưởng 5 của những nhà cải cách bị các giám đốc doanh nghiệp có tư tưởng kỹ trị, không đồng tình, họ thường sử dụng các cơ sở của Liên đoàn Cộng sản trẻ làm nơi bàn bạc. Cái gọi là "Thế hệ Komsomol" là những người dễ tiếp thu tư tưởng của Gorbachyov nhất, họ cũng là những người hình thành nên thế hệ nhà kinh doanh, nhà chính trị thời hậu Xô viết, đặc biệt tại Các nước vùng Baltic. Cải cách đầu tiên được đưa ra thời Gorbachyov là cải cách rượu năm 1985, có mục đích ngăn chặn chứng nghiện rượu đang ngày càng phát triển ở Liên bang Xô viết. Giá các loại vodka, rượu và bia tăng lên, và việc mua bán chúng cũng bị ngăn cấm. Những ai uống rượu tại nơi làm việc cũng như nơi công cộng sẽ bị truy tố. Uống rượu bia trên tàu tốc hành cũng bị cấm. Nhiều nhà máy rượu vang nổi tiếng bị đóng cửa. Những cảnh uống rượu bị cắt khỏi các bộ phim. Cuộc cải cách không mang lại một hiệu quả rõ rệt nào đối với chứng nghiện rượu trong nước, nhưng về mặt kinh tế, nó là một cú đánh mạnh vào ngân khố quốc gia (theo Alexander Nikolaevich Yakovlev con số thiệt hại khoảng 100 tỷ rúp) vì việc sản xuất rượu đã được chuyển sang cho nền kinh tế chợ đen. Cải cách rượu là một trong những hành động đầu tiên kéo theo một chuỗi sự kiện chỉ chấm dứt cùng với sự chấm dứt của Liên bang Xô viết và sự khủng hoảng kinh tế sâu sắc bên trong CIS mới được thành lập sáu năm sau đó. b) Giai doan 1986-1988 : Trong cuộc họp của Bộ chính trị vào tháng 4 năm 1986 Gorbachyov lần đầu thông báo về sự cần thiết tiến hành hội nghị toàn thể giải quyết các câu hỏi chuyên nghiệp. Chỉ có ở đó có thể nhận giải quyết quan trọng nhất theo thay đổi của chính trị chuyên nghiệp. Tháng 6 1986, trong buổi gặp gỡ với các thư ký và lãnh đạo các bộ phận của TW ĐCSLX, Gorbachyov đã nói: «Không có „cuộc cách mạng nhỏ“ trong đảng không có gì ra đời, bởi quyền lực thực sự — ở trong các tổ chức đảng. Nhân dân sẽ không kéo bên hông bộ máy không làm gì cho cải tổ». 6 Trong hội nghị XXVII ĐCSLX (tháng 2-3 năm 1986) Gorbachyov thông báo: «Câu hỏi là nguyên tắc đối với chúng ta là việc mở rộng công khai. Đây là câu hỏi chính trị. Không công khai thì không thể có dân chủ, các sáng tạo chính trị của các đại bộ phận, và sự tham gia của chúng trong điều hành. Các phương tiện truyền thông đại chúng đã nhận nhiều tự do trong mô tả các vấn đề hiện tại. Các tổng biên tập của một loạt các báo và tạp chí được thay thế, sau đó phát biểu một cách đối lập («Thế giới mới», «Tin tức Moskva», «Luận chứng và sự kiện»). Cuối năm 1986 các tác phẩm văn học bị cấm trước đây được xuất bản, chiếu các phim nằm trên giá (đầu tiên từ chúng là phim của Tengiz Abuladze «Sự xám hối»). Việc chuẩn bị hội nghị toàn thể giải quyết các câu hỏi chuyên nghiệp được bắt đầu vào mùa thu năm 1986. Sau nhiều tranh cãi đồng ý dài dòng trong bản cuối cùng kết luận của Gorbachyov tại hội nghị toàn thể là thông báo về sự cần thiết các bầu chọn trên trục toàn đảng từ vài ứng cử viên (việc phê chuẩn trên các ứng cử viên được đề cử là thực tập thông thường). Ngoài ra, còn nói rằng các người chức năng của đảng cần được báo cáo một cách hệ thống về việc làm của mình, ai đã chọn họ. 27 tháng 1 năm 1987 khai mạc hội nghị toàn thể đã được chuẩn bị dài hơi. Gorbachyov đọc báo cáo «Về cải tổ và nền chính trị chuyên chính của đảng». Trong đó đã xác định những hướng sau: + Bắt đầu chuyển đổi ĐCSLX từ cấu trúc quốc gia thành đảng chính trị thật sự + + + Cất nhắc những người không đảng vào các vai trò lãnh đạo; + Mở rộng «dân chủ nội đảng»; + Thay đổi các chức năng và các vai trò của các Xô viết, + Thực hiện bầu cử trong các Xô Viết trên cơ sở phải chọn một trong các ứng viên khác nhau (các cuộc bầu cử từ năm 1918 là những bầu cử cho một ứng viên duy nhất cho mỗi vị trí). 7 Các bầu cử chọn một trong các ứng viên khác nhau trong các Xô viết địa phương đã diễn ra thậm chí trong hè 1987 trong nhiều khu vực bầu cử, lần đầu tiên trong lịch sử Liê n Bang Xô Viết. Tháng 1 năm 1987, Gorbachyov kêu gọi dân chủ hoá: đưa ra các yếu tố dân chủ như các cuộc bầu cử nhiều ứng cử viên bên trong hệ thống chính trị Xô viết. Tháng 6 năm 1988, tại Hội nghị lần thứ hai bảy của đảng, Gorbachyov đưa ra các cải cách căn bản nhằm giảm sự kiểm soát của đảng đối với các cơ quan chính phủ. Luật Hợp tác xã được ban hành tháng 5 năm 1988 có lẽ là cải cách cấp tiến nhất trong số những cải cách kinh tế thời đầu kỷ nguyên Gorbachyov. Lần đầu tiên kể từ thời Chính sách kinh tế mới của Vladimir Ilyich Lenin, luật cho phép người dân sở hữu các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực dịch vụ, sản xuất và thương mại với nước ngoài. Ban đầu luật áp dụng mức thuế cao và hạn chế doanh nghiệp sử dụng nhân công, nhưng sau này nó đã được sửa đổi nhằm tránh cản trở hoạt động của lĩnh vực tư nhân. Nhờ điều luật này, các nhà hàng, cửa hiệu, các nhà máy sản xuất đã phát triển trở thành một thành phần trong xã hội Xô viết. tổ chức công nghiệp rộng lớn trên "Toàn Liên bang" bắt đầu được tái cơ cấu. Các doanh nghiệp tự chủ mới xuất hiện đó được khuyến khích tìm kiếm đầu tư nước ngoài để tái cơ cấu. Việc Gorbachyov đưa ra chương trình glasnost khiến người dân có nhiều quyền tự do hơn, như tự do ngôn luận. Đây là một thay đổi căn bản, bởi vị việc giám sát ngôn luận và đàn áp những kẻ chỉ trích chính phủ trước kia là một chính sách căn bản của hệ thống Sô viết. Báo chí ít bị kiểm soát hơn, và hàng ngàn tù nhân chính trị cũng như những nhân vật bất đồng được trả tự do. Mục đích của Gorbachyov khi thực hiện chương trình glasnost là muốn gây áp lực tới những thành viên bảo thủ bên trong Đảng Cộng sản Liên xô, những người phản đối các chính sách tái cơ cấu kinh tế của ông, và ông cũng hy vọng rằng thông qua những biện pháp tự do hoá, các cuộc tranh luận, người dân Xô viết sẽ ủng hộ các sáng kiến cải cách của ông. 8 Tháng 12 năm 1988, Xô viết tối cao đồng ý thành lập Đại hội các đại biểu do nhân dân ủy quyền, với những thay đổi hiến pháp để biến tổ chức này trở thành một cơ quan lập pháp. Các cuộc bầu cử Đại hội được tổ chức trên toàn Liên bang Xô viết trong tháng 3 và tháng 4 năm 1989. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, Gorbachyov được bầu làm Tổng thống hành pháp đầu tiên của Liên bang Xô viết. c) Khẳng định đường lối của cải tổ ( perestroika) : Gorbachov cho rằng những thuận lợi của cơ chế kế hoạch hóa sẽ kết hợp với những yếu tố kích thích của thị trường xã hội chủ nghĩa với mức độ ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, tất cả điều đó sẽ diễn ra trong phạm vi những mục tiêu và những nguyên tắc quản lý xã hội chủ nghĩa. Ông còn khẳng định tính ưu việt của cơ chế thị trường đã được biểu hiện trên quy mô quốc tế, và vấn đề giờ đây là, liệu có thể đảm bảo được an toàn về mặt xã hội ở một mức độ cao trong các điều kiện của cơ chế thị trường. Trên trường quốc tế, Gorbachyov tìm cách cải thiện các quan hệ và thương mại với phương Tây. Ông thiết lập những mối quan hệ thân thiết với nhiều nhà lãnh đạo phương Tây, như Thủ tướng Đức Helmut Kohl, Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Thủ tướng Anh Margaret Thatcher Ngày 11 tháng 10 năm 1986, Gorbachyov và Reagan gặp gỡ tại Reykjavík, Iceland đàm phán về việc giảm trừ vũ khí hạt nhân tầm trung ở Châu Âu. Hai người đã đồng ý trên nguyên tắc việc dỡ bỏ các hệ thống vũ khí hạt nhân tầm trung khỏi Châu Âu và cân bằng các giới hạn toàn cầu ở mức 100 đầu đạn vũ khí hạt nhân tầm trung. Thỏa thuận này được cụ thể hóa bằng việc ký kết Hiệp ước các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) năm 1987. Tháng 2 năm 1988, Gorbachyov thông báo việc rút các lực lượng Xô viết ra khỏi Afghanistan. Việc rút quân hoàn thành năm sau đó, dù cuộc nội chiến vẫn tiếp diễn khi 9 quân Mujahedin lật đổ chính quyền Najibullah thân Xô viết. Ước tính 15.000 lính Xô viết đã thiệt mạng trong khoảng thời gian từ 1979 tới 1989 trong cuộc xung đột này. Cũng trong năm 1988, Gorbachyov thông báo rằng Liên bang Xô viết sẽ từ bỏ Học thuyết Brezhnev, và cho phép các quốc gia Khối Đông Âu tự quyết các vấn đề bên trong của mình. Được người phát ngôn Bộ Ngoại giao chính quyền Gorbachyov, chính sách không can thiệp vào công việc nội bộ của các nước thuộc khối Hiệp ước Warszawa cho thấy những cải cách trọng yếu nhất trong chính sách đối ngoại của Gorbachyov. Việc Moskva từ bỏ Học thuyết Brezhnev dẫn tới một làn sóng cách mạng tại Đông Âu trong suốt năm 1989, dẫn tới sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. Việc Xô viết nới lỏng kiểm soát Đông Âu đã hoàn toàn chấm dứt Chiến tranh Lạnh, và vì thế, Gorbachyov được trao Giải Nobel Hòa bình ngày 15 tháng 10, 1990. 5. Đảo chính và sụp đổ : Trong khi những sáng kiến chính trị của Gorbachyov được các nước phương Tây cho là mang lại hiệu quả tốt cho tự do và dân chủ tại Liên bang Xô viết và Đông Âu, thì chính sách kinh tế của chính phủ này lại dần đưa đất nước tới bờ vực thảm hoạ. Tới cuối thập niên 1980, tình trạng khan hiếm các loại thực phẩm chủ yếu (thịt, đường) ở mức nghiêm trọng dẫn tới việc tái lập hệ thống phân phối thời chiến tranh sử dụng tem phiếu hạn chế mỗi người dân chỉ được tiêu thụ sản phẩm ở một mức nào đó mỗi tháng. So với năm 1985, thâm hụt ngân sách nhà nước tăng từ 0 lên 109 tỉ rúp; dự trữ vàng giảm từ 2.000 xuống 200 tấn; và nợ nước ngoài tăng từ 0 tới 120 tỷ dollar. Hơn nữa, quá trình dân chủ hóa Liên bang Xô viết và Đông Âu đã làm xói mòn nghiêm trọng quyền lực của Đảng Cộng sản Liên xô và chính Gorbachyov. Việc Gorbachyov nới lỏng hệ thống kiểm duyệt và những nỗ lực của ông nhằm mở cửa chính trị hơn nữa đã mang lại những hiệu ứng khó lường như sự phục hồi chủ nghĩa quốc gia từ lâu từng bị đàn áp và tình cảm chống Nga bên trong các nước Cộng hoà. Những lời kêu gọi giành lấy quy chế độc lập rộng lớn hơn nữa khỏi Moskva ngày càng tăng, đặc biệt tại Các 10

Ngày đăng: 13/09/2013, 21:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...