Câu 1: Viêt chương trình cho PLC S7300 và mô phỏng trên PLC SIM, trên SPS – VISU cho hệ thống đóng mở của tại cổng công ty, hoạt động theo nguyên tắc sau: Chế độ bằng tay: Đặt công tắc chọn chế độ ở vị trí “MAN”. Nhấn các nút “MỞ CỬA” để mở cổng, nút “ĐÓNG CỬA” để đóng cổng. Động cơ sẽ dừng khi nhấn nút “DỪNG” Hoặc gạt vào các công tắc hành trình báo đóng hếtmở hết. Chế độ tự động: Đặt công tắc ở vị trí “AUTO”. khi phát hiện có người hoặc xe vào công ty (Sensor quang phát hiện), cổng tự động được mở ra cho đến khi gạt vào CTHT báo mở hết. Khi không có người, cổng tự động được đóng lại cho đến khi gạt vào CTHT báo đóng hết. Trong quá trình đóng cổng, nếu gặp người đi vào, sẽ tự động đảo chiều để mở cổng. Trong quá trình cửa đóng hoặc mở cổng, đèn báo luôn sáng. SV tự thêm địa chỉ vàora, địa chỉ trung gian (nếu cần thiết)
Trang 1Câu 1: Viêt chương trình cho PLC S7-300 và mô phỏng trên PLC SIM, trên SPS – VISU cho hệ thống đóng mở của tại cổng công ty, hoạt động theo nguyên tắc sau:
* Chế độ bằng tay: Đặt công tắc chọn chế độ ở vị trí “MAN” Nhấn các nút “MỞ
CỬA” để mở cổng, nút “ĐÓNG CỬA” để đóng cổng Động cơ sẽ dừng khi nhấn nút “DỪNG” Hoặc gạt vào các công tắc hành trình báo đóng hết/mở hết
* Chế độ tự động: Đặt công tắc ở vị trí “AUTO” khi phát hiện có người hoặc xe vào
công ty (Sensor quang phát hiện), cổng tự động được mở ra cho đến khi gạt vào CTHT báo mở hết Khi không có người, cổng tự động được đóng lại cho đến khi gạt vào CTHT báo đóng hết Trong quá trình đóng cổng, nếu gặp người đi vào, sẽ tự động đảo chiều để mở cổng
Trong quá trình cửa đóng hoặc mở cổng, đèn báo luôn sáng SV tự thêm địa chỉ vào/ra, địa chỉ trung gian (nếu cần thiết)
SENSOR QUANG I0.5
CTHT MỞ HẾT I0.6
CTHT ĐÓNG HẾT I0.7
Trang 2Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in cho mạch điều khiển led 7
thanh, giao tiếp với cổng P0 Yêu cầu:
- Nguồn cấp vào mạch 5Vdc
- Mạch in 1 lớp Dây nguồn 1mm, dây tín hiệu 0.7mm, khoảng cách giữa các dây 0.7mm
- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm
- Viết tên lên lớp Top Overlay
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 3Câu 1: Viêt chương trình cho PLC S7-300 và mô phỏng trên PLC SIM, mô phỏng trên SPS – VISU (Sử dụng băng tải và các đèn báo trạng thái) cho bàn máy phay theo yêu cầu:
- Khi ấn nút khởi động START thì bàn máy di chuyển về hướng phải Khi bàn máy gặp công tắc hành trình S2 thì tự động quay ngược trở lại Trong chiều chạy ngược, nếu bàn phay đụng công tắc hành trình S3 thì tự động đảo chiều Quá trình cứ thế lặp đi lặp lại
- Khi ấn nút dừng STOP thì bàn phay tiếp tục quay cho hết chu kỳ và chỉ dừng lại khi trở
về vị trí cơ bản (giới hạn trái)
Sơ đồ nguyên lý
Câu 2: Thiết kế mạch điều khiển giàn phơi quần áo tự động như hình vẽ Yêu cầu:
+ Mạch 1 lớp, có đổ đồng, phủ mass Khoảng cách giữa các dây là 0.5mm Giữa đổ đồng
và dây là 1.5mm
+ Độ rộng dây thường là 0.3mm Dây nguồn cấp động cơ +12V, GND là 1mm
+ Viết chữ lên mạch: “GIAN PHOI TU DONG – DESIGN BY …” lên mặt trên Viết chữ lên cầu đấu để thuận tiện cho việc đấu dây
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 43
Trang 5Câu 1: Hãy lập trình cho PLC S7 300 và mô phỏng trên SPS VISU điều khiển hệ thống khuấy
trộn nguyên liệu hoạt động như sau:
- Khi ấn nút Start , van cấp nước V1 mở Sau 5s van cấp bột V2 mở, đồng thời động cơ khuấy bắt đầu chạy Hai sensor S1 và S2 để báo mức cao và mức thấp của nguyên liệu trong bình
- Khi nguyên liệu trong bình đạt đến mức cao S1 thì van V1, V2 đóng, động cơ khuấy dừng lại Sau đó 1s van xả V3 mở ra bắt đầu quá trình tháo nguyên liệu Khi nguyên liệu trong bình tụt xuống mức thấp S2 báo thì van xả V3 khóa lại Sau 5s, quá trình làm việc được lặp lại
- Nút Stop là nút ấn dừng tại mọi thời điểm Quá trình trộn sẽ tự động dừng lại khi đã trộn được 3
mẻ, khi đó đèn báo hết ca sẽ sáng lên Khi nào nút Start được ấn đèn báo sẽ tắt và hệ thống làm việc lại từ đầu
Tên thiết bị Địa chỉ PLC Tên thiết bị Địa chỉ PLC
Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ Modul điều khiển động cơ bước và
động cơ 1 chiều:
- Mạch in 1 lớp, dây nguồn và Tải: 1mm các dây còn lại 0.5mm khoảng cách giữa các dây 0.7mm
Trang 6- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm
- Viết tên thí sinh lên lớp Top Overlay
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 7Câu 1: Hãy lập trình cho PLC S7 300 và mô phỏng trên SPS VISU điều khiển hệ thống đóng
chai tự động
- Khi ấn nút Start hệ thống bắt đầu làm việc: Động cơ 1 hoạt động làm băng tải chuyển động theo Khi cảm biến S1 hoặc cảm biến S2 phát hiện có chai đến Động cơ 1 phải dừng lại để thực hiện rót nguyên liệu vào chai hoặc dập nắp chai:
- Nếu cảm biến S1 phát hiện có chai đến, van rót mở ra đến khi chai đầy van tự động đóng lại, biết rằng để rót đầy chai mất 5 giây
- Nếu cảm biến S2 phát hiện có chai đến, Piston đóng nắp hoạt động đến khi dập nắp xong thì dừng lại, biết để thực hiện xong việc đóng nắp chai mất 4 giây
- Động cơ 1 tự động hoạt động lại khi đã rót xong hoặc dập nắp chai xong Hệ thống sẽ ngừng làm việc khi ấn nút Stop hoặc hệ thống đã đóng nắp được 12 chai, lúc này đèn báo hết ca sáng
Tên thiết bị Địa chỉ PLC Tên thiết bị Địa chỉ PLC
Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in cho chuyển đổi A/D và D/A
Yêu cầu
- Mạch in 1 lớp, dây 0.5mm khoảng cách giữa các dây 0.7mm
Piston đóng nắp
Trang 8- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm
- Viết tên thí sinh lên lớp Top Overlay
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 9Câu 1: Viêt chương trình cho PLC S7-300 và mô phỏng trên PLC SIM và trên SPS – VISU điều
khiển công đoạn xếp táo vào thùng theo yêu cầu sau:
- Ấn START ĐC1 chạy để kéo băng tải thùng chạy đưa vỏ thùng táo vào Khi vỏ
thùng vào đến vị trí S2 thì ĐC1 dừng
- Khi ĐC1 dừng được 2s, thì ĐC2 chạy để kéo băng tải táo hoạt động đưa táo rơi vào
thùng Táo được đếm bởi một cảm biến hồng ngoại S1
- Khi số táo đưa vào thùng đủ 10 quả (mỗi hộp chứa 10 quả) thì ĐC2 dừng Sau khi ĐC2 dừng được 2s thì ĐC1 chạy lại để đưa thùng táo thành phẩm ra ngoài đồng thời đưa vỏ thùng khác vào
- Hệ thống tự động hoạt động như trên cho đến khi ấn STOP thì dừng Ấn nút START, hoạt động trở lại
Tên thiết bị Địa chỉ PLC Tên thiết bị Địa chỉ PLC
Cảm biến S1 I0.1 ĐC 1 – Băng tải thùng Q0.1
Cảm biến S2 I0.2 ĐC 2 – Băng tải táo Q0.2
Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in cho mạch Rơle bảo vệ dòng 1
pha:
Trang 10- Mạch in 1 lớp, dây nguồn 220Vac và Tải: 2mm các dây còn lại 1mm khoảng cách giữa các dây 0.7mm
- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm
- Viết tên lên lớp Top Overlay
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 11Câu 1: Hãy lập trình cho PLC S7 300 và mô phỏng trên SPS VISU điều khiển hệ thống phân loại
sản phẩm theo chiều cao
- Khi bấm nút START hệ thống bắt đầu làm việc, đèn báo chạy sáng, băng tải 1 chạy đưa sản phẩm vào Chiều cao của sản phẩm được phân biệt bằng các Sensor 1 và Sensor 2
- Khi sản phẩm chạm vào Sensor 3, băng tải 1 dừng Khi sản phẩm rơi xuống và chạm vào sneesor 4 thì băng tải 2 bắt đầu chạy
+ Nếu là sản phẩm thấp, băng tải 2 chạy ngược đưa vào thùng chứa sản phẩm thấp + Nếu là sản phẩm cao, băng tải 2 chạy thuận đưa vào thùng chứa sản phẩm cao
- Khi các sản phẩm chạm vào Sensor 5 hoặc Sensor 6 thì băng tải 1 lại khởi động trở lại để đưa sản phẩm tiếp theo vào phân loại
- Khi bấm nút STOP hệ thống sẽ dừng lại
SENSOR 6 I0.6
Trang 12Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in cho mạch điều khiển sáng đèn
Yêu cầu:
- Mạch in 1 lớp, dây nguồn 220Vac và Tải: 2mm các dây còn lại 1mm khoảng cách giữa các dây 0.7mm
- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm, Viết tên lên lớp Top Overlay
R8
QUANG TRO
0
J1
12V-AC
1
2
J2
TAI
1 2
R1 27K
R7
10K
Q1 T2323
R4
4.7K
R6 150K
R5 22K
R2 2.2K
R3 10K
Q5 2N3904
Q2 2N3904
+ C1 220uF
D2 10V
D1
RB152
1
4
Q3 2N3904 Q4
2N3904
J3
220V-AC
1 2
0
Ghi chú:
1 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo
Trang 13Câu 1: Viết chương trình, mô phỏng trên SPS – VISU cho 1 công đoạn của dây chuyền đóng gói
10 sản phẩm Bao gồm một băng tải M1 và một cảm biến SS1 để đếm sản phẩm hoạt động theo nguyên tắc sau:
- Nhấn nút S2 (START) băng tải hoạt động vận chuyển sản phẩm vào thùng chứa, khi đủ
10 sản phẩm băng tải dừng và tự khởi động lại sau 10s (số sản phẩm đếm được dạng BCD cất vào
ô nhớ MW10)
- Khi nhấn nút S1 (STOP) băng tải dừng lại nhưng không RESET Hệ thống, nhấn S2 lại hoạt động tiếp
- Khi có sự cố nhấn nút dừng khẩn cấp S3 (EMEG) hệ thống dừng tức thời và RESET, và chỉ hoạt động trở lại khi khôi phục trạng thái S3 và nhấn nút S2
Câu 2: Sử dụng Atium, thiết kế sơ đồ nguyên lý và sơ đồ mạch in cho mạch điều khiển 8 led đơn,
giao tiếp với cổng P1 Yêu cầu:
- LED sáng khi bit diều khiển bằng 1 (sử dụng điện trở thanh để nâng công suất cho cổng ra)
- Nguồn cấp vào mạch 6Vac (điện xoay chiều) cần có thêm mạch chỉnh lưu cầu Diot và IC 7805
- Mạch in 1 lớp Dây nguồn 1mm, dây tín hiệu 0.7mm, khoảng cách giữa các dây 0.7mm
- Khoảng cách giữa dây dẫn và đổ đồng là 1.5mm
- Viết tên lên lớp Top Overlay
Ghi chú:
Trang 141 Mỗi thành viên của nhóm làm 1 file (không làm chung) SV không có bài báo cáo, 0 điểm
2 Chuẩn bị máy tính cá nhân để báo cáo Các thành viên của nhóm nên Copy các file vào chung 1 máy tính, chủ động thử máy chiếu, mở sẵn để chờ báo cáo