1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự việt nam (những vấn đề cơ bản của phần chung)

224 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 224
Dung lượng 1,52 MB

Nội dung

Trên cơ sở này Nhà nước ta đã xâydựng chính sách hình sự người chưa thành niên phạm tội viết tắt làNCTNPT, cụ thể được thể hiện qua quy định của BLHS đối với NCTNPTnhư quy định về nguyên

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

trÞnh thÞ yÕn

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHẦN CHUNG)

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

TRỊNH THỊ YẾN

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA PHẦN CHUNG)

Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số : 9380101.03

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH Lê Văn Cảm

HÀ NỘI - 2019LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệutrong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từngđược ai công bố trong bất cứ công trình nào khác

Trang 3

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trịnh Thị Yến

Trang 4

môc lôc

Trang

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 8

1.3

1.4

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu

3235

Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH

NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

37

2.1 Khái niệm và những đặc điểm trách nhiệm hình sự đối với

người chưa thành niên phạm tội

37

2.2 Cơ sở và ý nghĩa của việc quy định về trách nhiệm hình sự đối

với người chưa thành niên phạm tội

48

2.3 Nội dung của trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành

niên phạm tội

54

2.4 Mối quan hệ giữa trách nhiệm hình sự với miễn trách nhiệm

hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

65

Chương 3: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH

SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

69

3.1 Những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách

nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

69

3.2 Pháp luật quốc tế liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với

người chưa thành niên phạm tội

103

3.3 Pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới về trách nhiệm

hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

108

Chương 4: THỰC TIỄN ÁP DỤNG, GIẢI PHÁP HOÀN

THIỆN PHÁP LUẬT VÀ THỰC THI NHỮNG

120

Trang 5

QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

4.1 Thực tiễn áp dụng những quy định về trách nhiệm hình sự đối

với người chưa thành niên phạm tội

120

4.2 Sự cần thiết tiếp tục hoàn thiện những quy định của Bộ luật

hình sự Việt Nam năm 2015 về trách nhiệm hình sự đối với

người chưa thành niên phạm tội

142

4.3 Giải pháp hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự

đối với người chưa thành niên phạm tội của Bộ luật hình sự

Việt Nam hiện nay

146

4.4 Những giải pháp khác bảo đảm áp dụng quy định của pháp luật

hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội

152

KẾT LUẬN

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ

LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN

160

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

NCTN: Người chưa thành niên

NCTNPT: Người chưa thành niên phạm tộiTAND: Tòa án nhân dân

TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao

CƯQTE: Công ước quốc tế

Trang 7

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 4.1: Thống kê xét xử sơ thẩm hình sự về tội phạm NCTN

trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

120

Bảng 4.2: Tỷ lệ tổng số vụ và tổng số bị cáo đã đưa ra xét xử trên

tổng số vụ và tổng số bị cáo là NCTN bị đưa ra xét xửtrong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

122

Bảng 4.3: Thống kê số vụ án và số bị cáo là NCTN được xét xử sơ

thẩm trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

126

Bảng 4.4: Hình phạt cảnh cáo áp dụng đối với các bị cáo là NCTN

trong giai đoạn 10 năm ((2009-2018)

126

Bảng 4.5: Hình phạt tiền áp dụng đối với các bị cáo là NCTN trong

giai đoạn 10 năm (2009-2018)

127

Bảng 4.6: Hình phạt cải tạo không giam giữ áp dụng đối với các bị

cáo là NCTN trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

128

Bảng 4.7: Hình phạt tù có thời hạn và án treo được áp dụng đối với

các bị cáo là NCTN trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

130

Bảng 4.8: Việc áp dụng biện pháp tư pháp đối với các bị cáo là

NCTN trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

133

Bảng 4.9: Miễn TNHS, miễn hình phạt đối với các bị cáo là NCTN

trong giai đoạn 10 năm (2009-2018)

124

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài

Người chưa thành niên (viết tắt là NCTN) là người chưa phát triển đầy

đủ về thể chất cũng như về tâm sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệmsống còn hạn chế, dễ bị kích động, lôi kéo vào những hoạt động phiêu lưu,mạo hiểm nhưng cũng dễ thay đổi, thích nghi với hoàn cảnh mới, dễ giáo dụccải tạo, cho thấy ý thức phạm tội của NCTN chưa được hình thành một cách

rõ nét nên dễ uốn nắn, cải tạo, giáo dục Trên cơ sở này Nhà nước ta đã xâydựng chính sách hình sự người chưa thành niên phạm tội (viết tắt làNCTNPT), cụ thể được thể hiện qua quy định của BLHS đối với NCTNPTnhư quy định về nguyên tắc xử lý đối với NCTN; quy định về hình phạt; biệnpháp tư pháp áp dụng đối với NCTN; miễn hình phạt; miễn trách nhiệm hình

sự (viết tắt là TNHS) đối với NCTN … Những quy định này đã tạo ra cơ sở

pháp lí cho việc xử lý TNHS đối với NCTNPT Khi NCTN vi phạm pháp

luật, phạm tội thì việc áp dụng trách nhiệm pháp lí và trách nhiệm hình sựphải căn cứ vào đặc điểm tâm – sinh lý, trình độ nhận thức và kinh nghiệm

sống của NCTN và chính sách xử lý đối với NCTNPT của Nhà nước ta

Trong những năm gần đây, do nhiều nguyên nhân và điều kiện khácnhau, tình hình tội phạm NCTN diễn biến ngày một phức tạp Theo số liệucủa Cục Thống kê tội phạm - Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Báo cáo thống

kê liên ngành năm 2018, số NCTN bị khởi tố mới mỗi năm chiếm khoảng 7%đến 8% trong tổng số bị can và có chiều hướng gia tăng Độ tuổi thực hiệnhành vi tội phạm cao nhất từ 16 đến dưới 18 tuổi chiếm khoảng 80% đến 90%dao động theo từng năm Khi áp dụng TNHS đối với NCTNPT, trong thựctiễn xét xử đã đạt được những thành tích đáng kể trong việc đấu tranh, giáodục, cải tạo và phòng ngừa tội phạm NCTN Trung bình mỗi năm có khoảng

3.846 bị cáo là NCTN bị đưa ra xét xử (Vụ tổng hợp, TANDTC, năm 2018).

Tuy nhiên, đây mới chỉ là con số thống kê những vụ án đã được đưa ra xét xửcòn số lượng tội phạm ẩn không được đưa ra xử lý do nhiều nguyên nhânkhác nhau là tảng băng chìm lớn của thực trạng tội phạm NCTN

Trang 9

BLHS đầu tiên của Việt Nam được ban hành năm 1985 với nội dungcác chế định phù hợp với những chuẩn mực, yêu cầu của thực tiễn BLHSnăm 1999 đã sửa đổi cơ bản, toàn diện để phù hợp với các chuẩn mực quốc tế,trong đó có các chuẩn mực về tư pháp người chưa thành niên và bảo vệ ngườichưa thành niên [62, tr.10] Tuy nhiên, một số quy định còn bất cập nên khi

áp dụng vào thực tiễn còn bộc lộ những nhược điểm, hạn chế, chưa đáp ứngđược yêu cầu của xu thế hội nhập cũng như yêu cầu đấu tranh có hiệu quả đốivới tình trạng tội phạm NCTN, chưa đáp ứng yêu cầu của các chuẩn mựcpháp lý quốc tế hoặc chưa tương thích với quy định của Hiến pháp năm 2013

và các đạo luật khác của Việt Nam Unicef Việt Nam khi đánh giá khó khăn,vướng mắc trong thực tiễn xét xử các vụ án có bị cáo là NCTN để đưa ra sựcần thiết phải thành lập Tòa án chuyên trách đối với NCTN ở Việt Nam đãnhận định: “Một trong những nguyên nhân làm người chưa thành niên phạmtội tái phạm chính là vì luật còn thiếu cơ chế hỗ trợ, giúp người chưa thànhniên phạm tội nhận thức được lỗi lầm của mình để khắc phục được cácnguyên nhân, điều kiện phạm tội của mình Các chế tài không tước tự dohạn chế về giáo dục và giá trị phục hồi thấp nên đã khiến các Tòa án ngầnngại áp dụng trong thực tiễn” [65, tr.39] Với việc khắc phục nhiều hạn chếcủa BLHS năm 1999, BLHS năm 2015 đã có nhiều điểm nổi bật trong quyđịnh về TNHS đối với NCTNPT như: mục đích chủ yếu của việc xử lý là phảibảo đảm lợi ích tốt nhất của người dưới 18 tuổi, thu hẹp phạm vi chịu TNHScủa NCTN trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, bổ sung các biện phápgiám sát, giáo dục trong trường hợp NCTN được miễn TNHS Tuy nhiên,bên cạnh đó còn có một số vấn đề cần được tiếp tục hoàn thiện như: Trongkhoản 2 Điều 14 chưa nói rõ người chuẩn bị phạm tội theo khoản này phải làngười từ đủ 16 tuổi trở lên; khoản 2 Điều 91 lồng ghép nội dung các trườnghợp người dưới 18 tuổi phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự là chưa khoahọc và hợp lý; Điều 101 dùng từ “điều luật” mà không chỉ rõ khung hình phạt

áp dụng dễ gây hiểu nhầm và vận dụng không thống nhất; chưa có điều luậtquy định riêng trong trường hợp người dưới 18 tuổi được miễn hình phạt

Trang 10

Đặc biệt, BLHS năm 2015 chính thức có hiệu lực từ 01/01/2018 và việc áp dụngnhững quy định này trong thực tiễn xét xử là một “mảnh đất mới” để nghiên cứusinh có thể khai thác nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về lý luận vàthực tiễn quy định, qua đó làm rõ những vướng mắc, bất cập trong thực tiễnxét xử cũng như những nguyên nhân dẫn đến những vướng mắc, bất cập đó

để kiến nghị hoàn thiện BLHS và đưa ra giải pháp bảo đảm thực thi nhữngquy định của pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT

Những đòi hỏi về mặt lý luận, thực tiễn quy định và áp dụng pháp luậthình sự về TNHS đối với NCTNPT cho thấy việc nghiên cứu các quy địnhnày trong Luật hình sự Việt Nam là hoàn toàn cần thiết và cấp bách trong giaiđoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay ở Việt Nam Xuất phát từ lý do

trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Những vấn đề cơ bản của Phần chung)” để thực hiện luận án tiến sĩ

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục đích nghiên cứu

Hoàn thiện PLHS về TNHS đối với NCTNPT và các giải pháp thực thipháp luật đúng đắn khi áp dụng TNHS đối với NCTNPT nhằm đáp ứng yêucầu cải cách tư pháp, yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, yêu cầu đấu tranhphòng ngừa tội phạm và hội nhập quốc tế ở nước ta hiện nay

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Từ mục đích trên, Đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng cơ sở lý luận về TNHS đối với NCTNPT, trong đó làm sáng

tỏ những vấn đề cơ bản như: khái niệm, đặc điểm TNHS đối với NCTNPT; cơ

sở của việc quy định về TNHS đối với NCTNPT; nội dung của trách nhiệmhình sự đối với NCTNPT;

- Phân tích những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam, cũng như

PLHS một số nước trên thế giới về TNHS đối với NCTNPT dưới góc độ luậthọc so sánh để khẳng định những kế thừa và những kinh nghiệm có thể tiếpthu khi hoàn thiện PLHS trong tương lai về TNHS đối với NCTNPT;

Trang 11

- Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của những quy phạm PLHS

Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT từ giai đoạn Nhà nước Việt Nam dânchủ cộng hòa cho đến nay;

- Phân tích thực tiễn áp dụng những quy định của PLHS Việt Nam về

TNHS đối với NCTNPT;

- Xác định phương hướng, kiến nghị hoàn thiện pháp luật và giải pháp

bảo đảm thực thi những quy định của BLHS về TNHS đối với NCTNPT

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận về TNHS đối vớiNCTNPT; những quy định của PLHS Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT; thựctiễn áp dụng những quy định PLHS về TNHS đối với NCTNPT ở Việt Nam

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Thuật ngữ “người chưa thành niên phạm tội” được đề cập đến trong luận

án đồng nhất với thuật ngữ “người dưới 18 tuổi phạm tội” (quy định trong

BLHS năm 2015) Mặc dù tên gọi khác nhau nhưng bản chất nhằm chỉ cùngmột đối tượng là người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm Vì vậy, trong phạm

vi nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh thống nhất sử dụng thuật ngữNCTNPT khi nghiên cứu về đối tượng người từ đủ 14 tuổi đến chưa đủ 18 tuổithực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự quy định là tội phạm

Do tính chất đa dạng, rộng lớn và phức tạp của chế định TNHS đối với

NCTNPT nên trong khuôn khổ phạm vi nghiên cứu, luận án chỉ đề cập đến

những vấn đề cơ bản của Phần chung pháp luật hình sự về TNHS đối vớiNCTNPT đúng như tên gọi của Đề tài luận án tiến sỹ luật học, mà không nghiêncứu cấu thành các tội phạm cụ thể liên quan đến NCTNPT (Phần các tội phạm).Nghiên cứu quy định pháp luật quốc tế, pháp luật hình sự của một sốquốc gia và pháp luật hình sự Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT

Thực tiễn áp dụng TNHS đối với NCTN phạm tội ở Việt Nam trong giaiđoạn 10 năm (2009-2018)

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án

4.1 Phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận của luận án là dựa trên phương pháp luận củachủ nghĩa duy vật biện chứng và phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin, học thuyết về nhà nước pháp quyền, phương pháp tiếp cận quyền

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu cụ thểđược sử dụng bao gồm: phương pháp lịch sử, phân tích, thống kê, so sánh,tổng hợp, điều tra án điển hình của khoa học luật hình sự và tội phạm học

để luận chứng các vấn đề khoa học được nghiên cứu

Phương pháp lịch sử được sử dụng để khảo cứu các tài liệu và các nguồn

sử liệu khác nhau về nhà nước và pháp luật liên quan đến TNHS đối vớiNCTNPT trong Luật hình sự Việt Nam (Chương 1, 3);

Phương pháp so sánh luật học, được sử dụng để so sánh, từ đó chỉ ra

những điểm tương đồng và khác biệt về các quy phạm pháp luật tương ứng cóliên quan đến TNHS đối với NCTNPT ở Việt Nam với một số nước trên thếgiới và rút ra bài học kinh nghiệm, đưa ra đề xuất hoàn thiện PLHS Việt Nam

về TNHS đối với NCTNPT (Chương 2);

Phương pháp phân tích để làm rõ nội hàm những quy phạm pháp luật

hình sự về TNHS đối với NCTNPT Đồng thời, phương pháp này còn được

sử dụng để phân tích thực trạng áp dụng những quy phạm PLHS về TNHS đốivới NCTNPT ở Việt Nam, chỉ ra những mặt được và còn hạn chế của Tòa ántrong việc đưa ra các phán quyết về TNHS đối với NCTNPT (Chương 3,4);

Phương pháp thống kê được sử dụng để tổng hợp và xử lý số liệu liên

quan đến thực tiễn áp dụng TNHS đối với NCTNPT, phản ánh tính kháchquan của thực trạng này, làm cơ sở cho việc đánh giá cũng như đưa ra nhữnggiải pháp định hướng tiếp tục hoàn thiện pháp luật liên quan đến TNHS đốivới NCTNPT (Chương 4);

Phương pháp nghiên cứu điển hình được sử dụng để nghiên cứu các bản

án trong thực tiễn xét xử NCTNPT, làm cơ sở cho việc đánh giá thực tiễn ápdụng TNHS đối với NCTNPT (Chương 4);

Trang 13

Phương pháp tổng hợp để khái quát hóa những quan điểm khoa học về

TNHS đối với NCTNPT, chỉ ra những đặc điểm có tính quy luật của pháp luậtthực định cũng như thực tiễn áp dụng TNHS đối với NCTNPT (Chương 1,2)

5 Đóng góp mới về khoa học của luận án

Luận án sau khi bảo vệ thành công sẽ là công trình khoa khọc pháp lýđầu tiên ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học nghiên cứu một cách toàn diện và

chuyên sâu đối với đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam (Những vấn đề cơ bản của Phần chung) Luận án giải quyết những vấn đề quan trọng về lý luận và thực tiễn

liên quan đến TNHS đối với NCTNPT (Phần chung) trong luật hình sự ViệtNam với những đóng góp dưới đây:

1) Hệ thống hóa và đánh giá tổng quan về sự thể hiện, phát triển củanhững quan điểm về vấn đề TNHS đối với NCTNPT trong khoa học luật hình

sự trong và ngoài nước;

2) Hình thành cơ sở lí luận, khung lí thuyết về TNHS đối với NCTNPT,trong đó làm sáng tỏ những nhận thức lý luận về TNHS đối với NCTNPT;

3) Đánh giá một cách toàn diện, sâu sắc những khía cạnh thể hiện nộidung TNHS đối với NCTNPT trong PLHS Việt Nam trên cơ sở phân tíchnhững quy phạm pháp luật thực định, đối chiếu lịch sử, so sánh pháp luật;đánh giá sát thực thực tiễn áp dụng những quy định về TNHS đối vớiNCTNPT trong BLHS và xác định nguyên nhân của những hạn chế trong ápdụng những quy định này

4) Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu kể trên, luận án đạt được kếtquả quan trọng nhất là: kiến nghị hoàn thiện BLHS năm 2015 về TNHS đốivới NCTNPT và đưa ra giải pháp bảo đảm thực thi những quy định của phápluật hình sự Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Về mặt lý luận: Luận án là công trình chuyên khảo đầu tiên nghiên cứumột cách hệ thống và đồng bộ về vấn đề TNHS đối với NCTNPT (Phầnchung) ở cấp độ luận án tiến sĩ luật học Trong quá trình thực hiện luận án, tác

Trang 14

giả đã công bố một số công trình khoa học trên một số sách báo pháp lý nhằmđóng góp trong khoa học luật hình sự Việt Nam những tri thức lý luận, thựctiễn về TNHS đối với NCTNPT.

Về mặt thực tiễn: những phát hiện của luận án trong đánh giá thựctrạng và thực tiễn áp dụng những quy định về TNHS đối với NCTNPT trongluật hình sự Việt Nam; những kiến nghị của luận án về giải pháp hoàn thiện

và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định này có thể phục vụ đắc lực chocông tác lập pháp cũng như áp dụng pháp luật ở nước ta trong giai đoạn hiệnnay nhằm nâng cao hiệu quả trong việc đấu tranh phòng, ngừa tội phạm nóichung và tội phạm NCTN nói riêng

Ngoài ra, luận án còn có ý nghĩa làm tài liệu tham khảo cho những nhàkhoa học - luật gia, cán bộ giảng dạy, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinhviên thuộc chuyên ngành Tư pháp hình sự trong những cơ sở đào tạo đại học,sau đại học tại Việt Nam

7 Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, luận ánđược cơ cấu thành 04 chương, cụ thể:

- Chương 1 Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.

- Chương 2 Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự đối với người

chưa thành niên phạm tội

- Chương 3: Những quy định của pháp luật hình sự về trách nhiệm hình

sự đối với người chưa thành niên phạm tội

- Chương 4: Thực tiễn áp dụng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và thựcthi những quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sựđối với người chưa thành niên phạm tội

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước

NCTNPT và vấn đề xử lý NCTNPT là đề tài luôn được quan tâm nghiêncứu xuất phát từ những lí do sau: việc nghiên cứu trước hết xuất phát từ nhucầu thực tiễn xét xử những vụ án tội phạm NCTN mà kết quả là Tòa án phải

ra quyết định áp dụng những chế tài hình sự phù hợp để xử lý NCTNPTtương xứng với độ tuổi, tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành viphạm tội Đồng thời, quá trình nghiên cứu cũng định hình, đặt nền móng chokhoa học pháp lý hình sự Việt Nam về TNHS đối với NCTNPT

Trong phạm vi nghiên cứu đề tài của mình, tác giả chủ yếu đi sâu

nghiên cứu TNHS đối với NCTNPT với các hướng tiếp cận: thứ nhất, các

công trình nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến TNHS đối với

NCTNPT; thứ hai, các công trình nghiên cứu chính sách hình sự đối với NCTNPT; thứ ba, các công trình nghiên cứu các biện pháp xử lý đối với NCTNPT; thứ tư, các công trình nghiên cứu khác (tâm lý học, xã hội học, tội

phạm học) mà NCTN là đối tượng nghiên cứu cũng là những tài liệu màchúng tôi đề cập đến và sử dụng trong luận án

1.1.1 Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Trong khoa học Luật hình sự, có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau vềkhái niệm TNHS, song đại đa số đều thống nhất nội hàm khái niệm TNHS làhậu quả pháp lý bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước doviệc thực hiện tội phạm [7, tr.122], [44, tr.14], [61, tr.41] Ngoài quan điểmnày, còn có quan điểm khác đã đồng nhất TNHS với hình phạt, coi TNHS

phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội: “Trách nhiệm hình

sự là việc thực hiện chế tài pháp lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội” [28, tr.59].

Trang 16

Trong nghiên cứu chuyên sâu về TNHS, tác giả Phạm Mạnh Hùng đã đưa

ra định nghĩa: “Trách nhiệm hình sự là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả bất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đó thực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình

sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự quy định” [29, tr.46].

GS.TSKH Lê Văn Cảm cho rằng: theo nghĩa tích cực, “TNHS là trách nhiệm phải xử sự hợp pháp của một người trong việc ý thức được nghĩa vụ của mình là không được thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị luật hình sự cấm” (đây là cách hiểu không truyền thống, không có tính chất phổ biến), còn theo nghĩa tiêu cực, “trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật hình sự quy định là tội phạm và hậu quả pháp lý ấy được thể hiện trong việc Tòa án nhân danh Nhà nước kết án người đã bị coi là có lỗi trong việc thực hiện tội phạm đó, còn người bị kết án phải chịu sự tác động về mặt pháp lý hình sự theo một trình tự tố tụng riêng”

[10, tr.610] (cách hiểu theo quan điểm truyền thống, có tính chất phổ biến)

TNHS đối với NCTNPT là dạng đặc biệt của TNHS TNHS đối vớiNCTNPT là hậu quả pháp lý bất lợi mà NCTN phải chịu khi thực hiện tộiphạm Trong khoa học luật hình sự Việt Nam, căn cứ vào các quy định của

Bộ luật Hình sự (BLHS) hiện hành, thực tiễn đấu tranh phòng và chống tộiphạm do NCTN thực hiện trong nhiều năm, cũng như các đặc điểm liên quanđến tâm – sinh lý, điều kiện kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội, lịch sử, truyềnthống của nước ta, về cơ bản các nhà khoa học – luật gia đều thống nhấtkhái niệm NCTNPT trong luật hình sự Trên cơ sở khảo sát về tâm lý, đúc kếtkinh nghiệm thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm, cũng như căn cứ vàochính sách hình sự của Nhà nước đối với NCTN, đặc biệt là kết quả thốngnhất và đầy đủ của nhiều công trình nghiên cứu [29, tr.133], [38, tr.27], [40,tr.520], [44, tr.343], [56, tr.459]

Tác giả Trần Văn Dũng đã đưa ra khát quát về TNHS đối với NCTNPT

là một dạng trách nhiệm pháp lý, là trách nhiệm của người từ một độ tuổi nhất

Trang 17

định đến dưới 18 tuổi, thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội được luật hình

sự quy định là tội phạm TNHS của NCTNPT là TNHS giảm nhẹ bao gồmnghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu TNHS theo một trình

tự, thủ tục đặc biệt, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của TNHS vàchịu mang án tích [15, tr.15]

Nghiên cứu các công trình liên quan đến vấn đề cơ sở của TNHS trướcđây và hiện nay trong khoa học luật hình sự còn tồn tại nhiều quan điểm khác

nhau Chẳng hạn, GS.TSKH Đào Trí Úc cho rằng, cơ sở của TNHS là: “sự hiện diện của tất cả những dấu hiệu do luật định về tội phạm”; PGS.TS Trần Văn Độ quan niệm, cơ sở của TNHS là: “tội phạm – hành vi nguy hiểm cho

xã hội chứa đựng các yếu tố cấu thành tội phạm ” [22, tr.182], hay PGS.TS Nguyễn Mạnh Kháng cho rằng: “Suy cho cùng, thì cơ sở của trách nhiệm hình sự là cấu thành tội phạm và chỉ dấu hiệu đó mới là cơ sở của trách nhiệm hình sự” [31, tr.113].

Trong khi đó, tiếp cận theo một hệ thống đầy đủ, logic và chặt chẽ,GS.TSKH Lê Văn Cảm đã chỉ ra ba cách tiếp cận khác nhau về cơ sở của

TNHS tương ứng với ba bình diện: về mặt nội dung hay vật chất (khách quan);

về mặt hình thức (bên ngoài) và về mặt quy phạm (pháp lý) [10, tr.627-632].

Luật hình sự Việt Nam đã quy định khái niệm người chưa thành niên

phạm tội: Người chưa thành niên phạm tội chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị Luật hình sự quy định là tội phạm.

Bên cạnh đó trong khoa học luật hình sự còn có thuật ngữ “các hình thức của trách nhiệm hình sự” Nghiên cứu vấn đề này tác giả nhận thấy trong khoa

học luật hình sự cho đến thời điểm hiện tại chỉ có công trình của GS.TSKH Lê

Văn Cảm đề cập đến việc nêu khái niệm “hình thức thực hiện trách nhiệm hình sự”, cụ thể: “hình thức thực hiện TNHS là việc thể hiện nội dung TNHS của người phạm tội trong bản án có hiệu lực của Tòa án” và tác giả đã đưa ra các

hình thức thực hiện TNHS, đồng thời đưa ra các dạng bản án thể hiện nội dung

Trang 18

của TNHS: “1) Thực hiện TNHS có kèm theo việc quyết định hình phạt và; 2) Thực hiện TNHS không kèm theo quyết định hình phạt” [10, tr.617-620].

Hiện nay ở Việt Nam có các công trình nghiên cứu chung liên quan đến

TNHS đối với NCTNPT như: Mô hình lí luận về Bộ luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Đào trí Úc (chủ biên); Các nghiên cứu chuyên khảo

về phần chung luật hình sự, tập III và sách chuyên khảo sau đại học: Những vấn đề cơ bản trong khoa học luật hình sự (Phần chung) của GS.TSKH Lê Văn Cảm; LATS: Chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam của TS Phạm Mạnh Hùng; sách chuyên khảo: Người chưa thành niên phạm tội – đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý của TS Đặng Thanh Nga và TS Trương Quang Vinh; LVTh.S: Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam của tác giả Trần Văn Dũng; Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của các nhà khoa học viết sách liên

quan đến TNHS đối với NCTNPT như: GS.TS Đỗ Ngọc Quang, PGS.TS.Trịnh Quốc Toản, TS Võ Khánh Vinh Các kết quả nghiên cứu nêu trên đãgóp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về TNHS đốivới NCTNPT như thừa nhận khái niệm TNHS, cơ sở và các dạng của TNHSlàm nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu TNHS đối với NCTNPT; thừa nhậnNCTN là người dưới 18 tuổi – chưa phát triển một cách đầy đủ về thể chất vàtinh thần, khả năng nhận thức và khả năng kiểm soát hành vi của NCTN còn cóphần hạn chế, dễ bị tác động từ các điều kiện bên ngoài và dễ bị kích động.Thống nhất trong nhận thức chung về việc xử lý NCTNPT nhằm giúp họ sửachữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xã hội Việc quy định TNHS đốivới NCTNPT là hoàn toàn phù hợp với quy luật khách quan Tuy nhiên, cáccông trình mới chú ý vào những khía cạnh cụ thể hay từng vấn đề liên quan đếnTNHS đối với NCTNPT Chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách toàn diện, có hệ thống các quy định của Phần chung về TNHS đối vớiNCTN trong luật hình sự Việt Nam dưới cấp độ luận án tiến sĩ luật học Cónhững công trình đã đề cập đến TNHS đối với NCTNPT nghiên cứu từ khá lâu,nhiều vấn đề lý luận đã có quan điểm thay đổi, được lý giải sâu sắc hơn, chính

Trang 19

vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ “nhân thân, các quyền và tự do của con người vàcủa công dân, cũng như lợi ích của xã hội và lợi ích của Nhà nước ” [10,tr.43] Do đó việc nghiên cứu chính sách hình sự nói chung và chính sáchhình sự đối với NCTNPT nói riêng có ý nghĩa quan trọng trong việc địnhhướng xây dựng pháp luật, thi hành pháp luật và phòng ngừa tội phạm nóichung và tội phạm NCTN nói riêng.

Chính sách hình sự đối với NCTN (người dưới 18 tuổi) trong BLHSnăm 2015 với việc thể chế hóa các chủ chương của Đảng và Nhà nước vàđảm bảo sự phù hợp, tính tương thích với các điều ước quốc tế về tư phápNCTN mà Việt Nam là thành viên, qua đó “tăng cường sự bảo vệ, đề cao hiệuquả phòng ngừa và tính hướng thiện trong việc xử lý người phạm tội nóichung và người dưới 18 tuổi phạm tội nói riêng ” [76, tr.79-89]

Trong luận án “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam hiện nay” (bảo vệ năm 2016), tác giả Hoàng Minh Đức đã đưa

ra khái niệm, đặc điểm về chính sách hình sự đối với NCTNPT, từ đó đi sâuphân tích chính sách hình sự đối với NCTNPT, cũng như tình hình thực hiệnchính sách hình sự đối với NCTNPT ở Việt Nam hiện nay và đưa ra giải pháp

Trang 20

hoàn thiện chính sách hình sự đối với NCTNPT ở Việt Nam, cụ thể: Chínhsách hình sự đối với NCTNPT là hệ thống các quan điểm, phương hướng cótính chỉ đạo, chiến lược của Đảng và Nhà nước trong quá trình xây dựng vàhoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự đối với NCTNPT, trong việc sử dụng hệthống pháp luật hình sự đó vào thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tộiphạm cho NCTN thực hiện, nhằm phát hiện kịp thời, xử lý nhanh chóng, côngminh theo đúng pháp luật các loại tội phạm do NCTN thực hiện [23, tr.40-42].

Và đặc điểm chính sách hình sự đối với NCTNPT bao gồm: chính sách hình sựđối với NCTNPT là một phần của chính sách xã hội nói chung và là chính sáchpháp luật trong lĩnh vực tư pháp hình sự đối với NCTNPT nói riêng của mộtNhà nước; chính sách hình sự đối với NCTNPT góp phần tạo thành hệ thốngchính sách xã hội nói chung, là động lực, đường hướng chỉ đạo sự vận động vàphát triển của xã hội, nó có thể tạo ra sự tương tác thuận chiều thúc đẩy sự pháttriển của xã hội, phát huy và bảo đảm các giá trị, quyền cơ bản của con ngườitrong xã hội, ngược lại nó cũng có thể trở thành xung lực kìm hãm sự phát triểncủa xã hội và việc bảo vệ các giá trị cơ bản của con người; chính sách hình sựđối với NCTNPT là những phương hướng có tính chất chỉ đạo, chiến lược củaĐảng và Nhà nước Việt Nam trong cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm doNCTN thực hiện [23, tr.136- 147]

Luận án tiến sĩ luật học của tác giả Cao Thị Oanh với đề tài “Nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong luật hình sự Việt Nam” (bảo vệ năm 2007),

cũng đề cập đến nguyên tắc phân hóa TNHS đối với NCTNPT Tuy nhiên, đâymới chỉ là một nội dung nằm trong một tiểu mục nhỏ của luận án Theo tác giả,

về nguyên tắc, trong những trường hợp tương đương, TNHS đối với nhữngngười phạm tội phụ thuộc một phần vào độ tuổi của họ Theo đó, TNHS củanhững NCTNPT phải nhẹ hơn so với những người đã thành niên phạm tội; trongphạm vi những NCTNPT, TNHS của những người có độ tuổi lớn hơn phải nặnghơn so với những người có độ tuổi nhỏ hơn Yêu cầu này đòi hỏi đường lối xử lýNCTNPT phải thể hiện tính giáo dục cao nhằm giúp họ sửa chữa lỗi lầm, pháttriển hoàn thiện và có thể bắt đầu lại cuộc sống ở mức thuận lợi nhất có thể

Trang 21

Đường lối xử lý này cần được thể hiện một cách thống nhất trong tất cả các quyđịnh có liên quan đến TNHS của NCTNPT nhằm đảm bảo trong mọi trường hợpTNHS được xác định đối với NCTNPT cụ thể phải phù hợp với các yếu tố riêngbiệt của những người trong độ tuổi này [42, tr.90].

Bên cạnh đó còn có một số bài viết đề cập đến chính sách hình sự đối với

NCTNPT, như: bài viết “Chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Vũ Thị Thu Quyên [47, tr.18]; bài viết “Những điểm mới

về chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luậthình sự năm 1999 và những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong Bộ luật tố tụnghình sự cho phù hợp” của tác giả Trần Văn Luyện [34, tr.5-12] Các bài viếtnày đã khắc họa rõ nét chính sách hình sự - Chính sách nhân đạo của Đảng vàNhà nước ta đối với NCTNPT chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sailầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội

Về cơ bản, chính sách hình sự đối với NCTNPT “cho thấy rõ bản chấtnhân đạo và tính nhân văn” [11, tr.59] được thể hiện cụ thể trong mục đích xử

lý NCTNPT không mang tính trừng phạt mà chủ yếu mang tính giáo dục Hầuhết các nhà nghiên cứu luật học đều thống nhất về chính sách hình sự đối vớiNCTNPT Tuy nhiên, vẫn còn một số quan điểm khác nhau, cụ thể:

Quan điểm thứ nhất, NCTN cần được áp dụng các biện pháp thay thế,

biện pháp hành chính là phù hợp, không tán thành mở rộng phạm vi xử lýhình sự và cho rằng “nếu quy định xử lý hình sự quá rộng là sớm đưa các emvào vòng tố tụng thì đây không phải là phương án tốt nhất để giáo dục các emtrở thành người có ích cho xã hội” do vậy nên xây dựng chính sách hình sựđối với NCTNPT theo hướng giảm nhẹ hơn nữa như: nên thu hẹp phạm vichịu TNHS đối với NCTN [21, tr.20-25]; nên miễn hình phạt cho NCTNPTkhi có nhiều tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHSnăm 1999 và không có tình tiết tăng nặng TNHS nào quy định tại khoản 1Điều 48 BLHS năm 1999 [6, tr.20-26]

Quan điểm thứ hai, về cơ bản nhất trí xây dựng chính sách hình sự

mang tính khoan hồng, hướng thiện cho NCTN nhưng thực trạng NCTN vi

Trang 22

phạm pháp luật ngày càng nhiều và các biện pháp xử lý phi hình sự đối vớimột số hành vi trong thời gian dài không còn hiệu quả nên cần xây dựngchính sách hình sự theo hướng tăng cường ngăn chặn, phòng ngừa trẻ emphạm tội trên cơ sở hạ thấp độ tuổi chịu TNHS, mở rộng phạm vi chịu TNHScủa NCTN nhưng đồng thời hoàn thiện, mở rộng hơn nữa các biện pháp xử lýNCTNPT, xây dựng và hoàn thiện hệ thống tư pháp thân thiện cho NCTN.GS.TS Võ Khánh Vinh nhận định: quan điểm giảm nhẹ TNHS đối vớiNCTNPT tuy đã được thừa nhận và thể hiện một cách nhất quán trong BLHShiện hành, song không phải không còn gặp phải những ý kiến đối lập, như:trong xu thế trẻ hóa đội ngũ lao động quốc gia và việc phát triển sớm khảnăng nhận thức, tâm lý ở NCTN, thì cần hạ độ tuổi chịu TNHS đối với họ,bằng cách này sẽ xuất hiện xu hướng hình sự hóa một loạt các hành vi phạmtội của NCTN; có nên cho NCTNPT cùng lúc được hưởng quá nhiều ân huệcủa pháp luật hay chỉ cần giảm nhẹ hình phạt là đủ Những ý kiến nêu trên tuy

đã được đặt ra, nhưng đã không thuyết phục được quan điểm chính thống củacác nhà làm luật và như chúng ta thấy BLHS hiện hành đã đưa ra một loạtquy phạm hợp lý và tiến bộ, thể hiện được chính sách nhất quán của Đảng vàNhà nước ta đối với NCTNPT Đặc biệt, tác giả nhấn mạnh Điều 69 BLHSnăm 1999 ghi nhận những định hướng quan trọng cho cả quá trình truy cứuTNHS người chưa thành niên phạm tội [79, tr.520]

Ngoài ra cũng có một số đề tài khoa học các cấp triển khai nghiên cứunhằm cải thiện khung pháp luật, chính sách về NCTN vi phạm pháp luật,nâng cao nhận thức và tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ, viên chứclàm việc với các đối tượng; tăng cường chăm sóc về tâm lý xã hội cho NCTN

vi phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay nhằm góp phần hoàn thiện chính

sách, pháp luật về đối tượng này như đề tài khoa học: “Nghiên cứu, đánh giá, phân tích tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật và hệ thống xử

lý tại Việt Nam” của Viện nghiên cứu pháp lý – Bộ tư pháp (2003) Bên cạnh

đó có dự án “Tăng cường năng lực hệ thống tư pháp người chưa thành niên tại Việt Nam” của Viện khoa học pháp lý – Bộ tư pháp (2000) Căn cứ vào

Trang 23

quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tổ chức và hoạt động tưpháp, vận dụng quan niệm có tính chất hướng dẫn của LHQ trong quy tắc Bắckinh, dự án này đã tập trung phân tích, đối chiếu các chuẩn mực quốc tế về tưpháp đối với NCTN trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia vớithực tiễn lập pháp và thi hành pháp luật của Việt Nam trong lĩnh vực này.Trên cơ sở đó dự án đã đưa ra đánh giá tổng hợp về sự hài hòa giữa luật phápquốc gia và pháp luật quốc tế trong lĩnh vực tư pháp NCTN; những ưu điểm

và hạn chế của hệ thống tư pháp NCTN ở Việt Nam Đồng thời, dự án đã đềxuất những kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống tư phápNCTN ở Việt Nam Dự án chỉ rõ, việc hoàn thiện chính sách, pháp luật củanhà nước ta đối với NCTN vi phạm pháp luật tập trung chủ yếu vào việc hoànthiện ba yếu tố, đó là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức bộmáy của các cơ quan tư pháp và đội ngũ cán bộ, công chức tư pháp, đảm bảo

sự vận hành đúng đắn của từng mắt xích và những phương thức phối kết hợpchặt chẽ, hiệu quả trong cả hệ thống mắt xích đó

1.1.3 Nhóm các công trình nghiên cứu các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

Chính sách hình sự đối với NCTNPT ở Việt Nam được thể hiện rõ trongmục đích xử lý hình sự nhóm đối tượng này không phải mang tính trừng phạt

mà hướng đến giáo dục, phòng ngừa và mục tiêu phục hồi và tư pháp phụchồi của NCTN [5, tr.63], [43] Cũng chính bởi đặc điểm của NCTN với mức

độ trưởng thành chưa đầy đủ nên “họ không phải chịu hoàn toàn trách nhiệm

về hành vi của mình và họ là những con người có thể cải tạo, giáo dục được”[43, tr.17] Việc xử lý NCTNPT nhằm mục đích giáo dục, giúp đỡ họ sửachữa sai lầm, phát triển lành mạnh, trở thành công dân có ích cho xã hội [35,tr.225], [42, tr.89], [50, tr.8] Đánh giá các quy định đối với NCTNPT trongBLHS năm 1999, UNICEF Việt Nam đã nhận định “các quy định của BLHSthực sự đã phản ánh hướng tiếp cận không mang tính trừng phạt trong hoạtđộng tư pháp với NCTN so với người đã thành niên” [62, tr.28]

Trang 24

Trong luận án tiến sĩ luật học của tác giả Phạm Mạnh Hùng với đề tài

“Chế định trách nhiệm hình sự theo luật hình sự Việt Nam” (bảo vệ năm 2004), cũng đã đề cập đến TNHS đối với NCTNPT Tuy nhiên, đây chỉ là một

tiểu mục nhỏ nằm trong phần trách nhiệm hình sự trong một số trường hợpđặc biệt Trong tiểu mục này, tác giả đã trình bày sơ lược một số nội dung liênquan đến NCTNPT như: độ tuổi chịu TNHS; nguyên tắc xử lý NCTNPT; cácchế tài áp dụng đối với NCTNPT [29, tr.133-147]

Cuốn sách chuyên khảo “Tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên địa bàn HN – Thực trạng và giải pháp” [57, tr.2] do PGS.TS Trịnh

Quốc Toản chủ biên cũng đã đề cập đến những vấn đề lý luận về TNHS đốivới NCTNPT, trong đó đã nêu lên vấn đề TNHS của NCTNPT trong luật hình

sự Việt Nam bao gồm những nội dung như: khái niệm và những đặc điểm tâmsinh lý của NCTNPT; đường lối xử lý NCTNPT; các chế tài áp dụng đối vớiNCTNPT Tuy nhiên, trong cuốn sách này, tác giả mới chỉ phân tích sơ lượcnội dung các quy định của pháp luật hiện hành đối với NCTNPT

Bên cạnh đó cuốn sách chuyên khảo “Hoàn thiện các quy định của Phầnchung Bộ luật hình sự trước yêu cầu đổi mới của đất nước” của TS Trịnh TiếnViệt đã đi sâu phân tích và chỉ ra tồn tại, hạn chế của những quy định đối vớiNCTNPT như: nguyên tắc xử lý đối với NCTNPT; các biện pháp tư pháp áp dụngđối với NCTNPT; các hình phạt áp dụng đối với NCTNPT, từ đó đưa ra hướnghoàn thiện các quy định của BLHS liên quan đến NCTNPT [71, tr.285-356]

TS Dương Tuyết Miên cho rằng, quá trình vận dụng Điều 74 vào thựctiễn còn gặp vướng mắc, cụ thể: xét về kỹ thuật lập pháp, Điều 74 vẫn còn

hạn chế khi quy định “ nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình ” hoặc “ không quá ¾ mức phạt tù mà điều luật quy định” hoặc “ không quá ½ mức phạt tù mà điều luật quy định” Bởi vì

điều luật quy định về tội phạm cụ thể có thể có một hoặc nhiều khung hìnhphạt trong khi đó Điều 74 chỉ dùng từ chung chung là “điều luật” mà khôngchỉ rõ khung hình phạt áp dụng Mặt khác, cần hiểu rằng, nhà làm luật quyđịnh giảm nhẹ hình phạt cho NCTNPT so với người đã thành niên là so với

Trang 25

trong cùng một khung hình phạt (trong điều kiện các tình tiết tương đương).

Do đó, quy định chung chung như trên sẽ dễ gây hiểu nhầm và vận dụngkhông thống nhất Từ sự phân tích trên, tác giả cho rằng để việc quyết địnhhình phạt đối với NCTNPT được chặt chẽ cũng như hình phạt đã tuyên phùhợp với lứa tuổi của NCTN, phù hợp với khả năng cải tạo giáo dục của họ,Điều 74 nên sửa lại cho phù hợp [35, tr.233-234]

Ngoài ra, giáo trình cũng là ấn phẩm đáng kể đề cập đến nội dung liênquan đến các biện pháp xử lý đối với NCTNPT như: đường lối xử lýNCTNPT; hình phạt và các biện pháp tư pháp đối với NCTNPT được nêu

trong chương, mục giáo trình Chẳng hạn: “Chương XVIII – Những đặc thù về trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội”, trong sách:

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) do GS.TSKH Lê Cảm làm

chủ biên (Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003); “Chương XXIII – Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội”, trong sách: Giáo trình

Luật hình sự Việt Nam (Phần chung) của GS.TS Võ Khánh Vinh (Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội, 2014; “Bài 17 – Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội”, trong sách: Luật hình sự Việt Nam – Quyển 1 (Phần

chung) của TS Phạm Văn Beo (Nxb Chính trị Quốc Gia – Sự Thật, Hà Nội,

2013); “Chương XVI – Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội” trong sách: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam do GS.TS Nguyễn Ngọc

Hòa làm chủ biên (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2015)

Cũng tiếp cận vấn đề một cách tổng quát về các biện pháp xử lý đối vớiNCTNPT nhưng ở góc độ bình luận khoa học luật hình sự hoặc hướng dẫn ápdụng những quy định đối với NCTNPT, cuốn Bình luận khoa học Bộ luậthình sự (Phần chung) của tác giả Đinh Văn Quế [46, tr.313-324] và cuốn Bìnhluận khoa học Bộ luật hình sự (đã được sửa đổi, bổ sung) do GS.TS TrầnMinh Hưởng (chủ biên) [30], hay cuốn Bình luận khoa học Bộ luật hình sựnăm 2015 do TS Lê Đăng Doanh và PGS.TS Cao Thị Oanh (chủ biên) [13]

đã phân tích và làm sáng tỏ các nội dung theo thứ tự từng điều luật được quyđịnh trong BLHS Việc phân tích và giải thích các điều luật kết hợp với những

Trang 26

ví dụ từ thực tiễn sinh động đã giúp cho việc vận dụng những quy định này dễdàng hơn Song các tác giả lại chủ yếu tập trung giải thích khoa học đối vớitừng điều luật cụ thể chứ không tiếp cận vấn đề dưới góc độ lý luận về TNHSđối với NCTNPT.

Trong bài viết “Hoàn thiện những quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Cao Thị Oanh đã chỉ ra rằng về

cơ bản đường lối xử lý NCTNPT đã thể hiện các yêu cầu của nguyên tắc phânhóa TNHS Tuy nhiên, sự thể hiện đó vẫn chưa triệt để, cụ thể: (1) Quy địnhhình phạt tù có thời hạn đối với NCTNPT mới chỉ dừng lại ở mức khống chếmức hình phạt tối đa mà chưa xác định cụ thể mức hình phạt tối thiểu; (2)BLHS hiện hành không có những quy định thể hiện đường lối xử lý phân hóagiữa những trường hợp NCTNPT ở những giai đoạn phạm tội khác nhau; (3)Trong quy định về NCTNPT không có quy định về quyết định hình phạt nhẹhơn quy định của Bộ luật [41, tr.37] Để khắc phục hạn chế thứ nhất và hạnchế thứ hai nói trên trong BLHS năm 1999 có quan điểm cho rằng: “BLHSnên sửa theo hướng quy định rõ: trong trường hợp họ áp dụng hình phạt tù,sau khi quyết định hình phạt cho bị cáo theo Điều 74, nếu hành vi của bị cáothuộc trường hợp chuẩn bị phạm tội, tòa án sẽ giảm tiếp một phần hai củamức hình phạt nói trên mức hình phạt đã được xác định theo Điều 74 hoặcnếu hành vi của bị cáo thuộc trường hợp phạm tội chưa đạt, tòa án sẽ giảmtiếp một phần tư của mức hình phạt nói trên trường hợp này bị cáo chỉ phảichấp hành ba phần tư mức hình phạt áp dụng” [35, tr.235-236] Quan điểmkhác cho rằng cần sửa lời văn tại Điều 74 BLHS từ “mức hình phạt cao nhấtđược áp dụng” thành “mức hình phạt được áp dụng” để thể hiện nội dung tiếtgiảm của bộ khung hình phạt theo tỷ lệ luật định Đồng thời, bổ sung vào cuốiĐiều 68 BLHS nội dung: “Người phạm tội là người chưa thành niên đượcgiảm nhẹ đặc biệt về TNHS” [74, tr.53, 60]

PGS.TS Cao Thị Oanh cho rằng: xuất phát từ cơ sở khung hình phạtđược quy định đối với các tội phạm cụ thể là chuẩn mực được sử dụng để xácđịnh các mức giảm nhẹ theo tiêu chí khác nhau nên cần quy định mang tính

Trang 27

phân hóa về khung hình phạt, cụ thể là, tại Điều 69 BLHS trong các quy định

về nguyên tắc xử lý NCTNPT, nhà làm luật cần bổ sung quy định về khunghình phạt đối với NCTNPT Khung hình phạt được áp dụng đối với NCTNPTđược xác định trên cơ sở khung hình phạt được quy định trong điều luật về tộiphạm cụ thể [41, tr.37]

Ngoài ra còn có một số bài viết đề cập đến các biện pháp thay thế xử lýhình sự đối với NCTNPT Bài viết “Các biện pháp thay thế xử lý hình sự đốivới người chưa thành niên phạm tội” của tác giả Phạm Anh Tuyên [53, tr.20-23] hay bài viết “Hoàn thiện pháp luật về xử lý chuyển hướng đối với NCTN

vi phạm pháp luật” của tác giả Đỗ Thúy Vân [68, tr.13-17] Các bài viết này

đã phân tích bản chất, tính ưu việt của việc xử lý chuyển hướng và các yêucầu của chuẩn mực quốc tế và khẳng định, việc áp dụng xử lý chuyển hướngđối với NCTN vi phạm pháp luật có những ưu điểm nổi trội so với việc ápdụng các chế tài chính thức trong quy định của pháp luật Tác giả cũng chỉ rathực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng xử lý chuyển hướng đối với NCTN

vi phạm pháp luật ở nước ta Trên cơ sở đó đã đánh giá và đưa ra một số kiếnnghị trong việc thực hiện xử lý chuyển hướng đối với NCTN vi phạm phápluật ở Việt Nam, cụ thể tác giả Phạm Anh Tuyên đề xuất bổ sung các quyđịnh về biện pháp thay thế xử lý hình sự: (1) Sửa đổi chế định miễn tráchnhiệm hình sự tại khoản 2 Điều 69 theo hướng thu hẹp phạm vi áp dụng chỉđối với người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng, có nhiều tình tiết giảm nhẹ;(2) Bổ sung vào khoản 3 Điều 69 BLHS nguyên tắc xem xét áp dụng biện phápthay thế xử lý hình sự, theo đó, các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét việc ápdụng biện pháp thay thế xử lý hình sự trước khi quyết định việc truy cứu TNHSđối với người chưa thành niên; (3) Bổ sung các quy định về việc áp dụng biệnpháp thay thế xử lý hình sự như: nhắc nhở; hòa giải tại cộng đồng; giám sát,giáo dục tại gia đình hoặc giám sát, giáo dục tại cơ quan tổ chức

Bên cạnh đó, còn có một số tài liệu tập huấn của Ủy ban Dân số, Gia

đình và Trẻ em, UNICEF (2005), cụ thể: tài liệu tập huấn “Sự phát triển của trẻ em và hành vi vi phạm pháp luật của người chưa thành niên” đã cung cấp

Trang 28

thông tin về sự phát triển của NCTN, một số đặc điểm phát triển sinh lý, thểchất và đặc điểm tâm lý khác biệt với người đã thành niên và chỉ ra rằng trongnhững năm gần đây có một số lượng đáng kể các nghiên cứu đã được tiếnhành nhằm hiểu rõ hơn những yếu tố tác động đến tình trạng phạm pháp củaNCTN, những giải pháp có hiệu quả nhất giúp ngăn chặn tình trạng phạmpháp của NCTN, và những hoạt động cụ thể để phòng ngừa NCTN đã cóhành vi vi phạm pháp luật không tiếp tục vi phạm pháp luật nữa; tài liệu tập

huấn: “Tình hình người chưa thành niên vi phạm pháp luật ở Việt Nam” đã

chỉ ra tính chất, mức độ nghiêm trọng của loại hành vi vi phạm cũng như cácbiện pháp xử lý đối với NCTN vi phạm pháp luật, xác định được các yếu tố

nguy cơ dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật ở NCTN; tài liệu tập huấn: “Tư pháp phục hồi và xử lý theo hướng không giam giữ”, nghiên cứu khái niệm tư

pháp phục hồi và xử lý theo hướng không giam giữ, trên cơ sở các nguyên tắc

và các quyền được quy định trong Công ước quyền trẻ em Tư pháp phục hồi

là biện pháp phản ứng hiệu quả nhất đối với NCTN vi phạm pháp luật nhằmbuộc họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình, theo cách thức tạođiều kiện cho các em tái hòa nhập cộng đồng một cách thuận lợi, đồng thờilàm cho NCTN không có cảm giác bị cô lập và miệt thị “Xử lý theo hướngkhông giam giữ” là một thủ tục thay thế để xử lý NCTN phạm pháp theo cáchkhông chính thức, ngoài hệ thống tư pháp chính thống Tài liệu này còn đềcập đến việc chuyển hoặc đưa NCTN ra khỏi hệ thống tư pháp chính thức,theo nghĩa đen, để xử lý một thủ tục thay thế, dựa vào cộng đồng Trong quátrình này, xử lý theo hướng không giam giữ có thể lôi kéo sự tham gia củamột số thành tố tư pháp phục hồi, tùy thuộc vào tính chất của việc xử lý theo

hướng không giam giữ; tài liệu tập huấn: “Một số thuật ngữ và nguyên tắc cơ bản về tư pháp người chưa thành niên” là tài liệu cung cấp các thuật ngữ cơ

bản về tư pháp đối với NCTN được sử dụng trong pháp luật quốc tế và quốcgia Các thuật ngữ, khái niệm được biên soạn dựa theo pháp luật Việt Nam

Trong bài viết “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội – Một số vấn đề cần được nghiên cứu” của TS Lê Đăng Doanh, đưa ra các

Trang 29

vấn đề: (1) Giai đoạn chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thì TNHS được ápdụng như thế nào đối với NCTNPT; (2) Vấn đề quyết định hình phạt đối vớiNCTNPT đã hợp lý hay chưa Theo tác giả, cần quy định cụ thể trong BLHSđối với người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi không phải chịu TNHS về hành vichuẩn bị phạm tội; người từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi có hành vi chuẩn bị phạmtội thì cần thiết phải truy cứu TNHS Đối với NCTNPT chưa đạt, hiện nay cũngchưa có quy định cụ thể về quyết định hình phạt đối với NCTNPT chưa đạt Vìvậy, việc quyết định hình phạt đối với NCTNPT trong những trườn hợp trênvẫn còn vướng mắc Tác giả đưa ra kiến nghị, trong các quy định về NCTNPT,cần có quy định về trường hợp chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt; quyđịnh về quyết định hình phạt đối với NCTNPT trong trường hợp chuẩn bịphạm tội và phạm tội chưa đạt nhằm cụ thể hóa nguyên tắc cho NCTN đượchưởng mức hình phạt nhẹ hơn so với người đã thành niên phạm tội khi có cáctình tiết vụ án tương đương TS Lê Đăng Doanh cho rằng, đối với NCTNPTcũng cần có sự phân hóa mức độ hình phạt như quy định đối với người đãthành niên phạm tội Trường hợp phạm nhiều tội phải có mức hình phạt caohơn Theo nguyên tắc này, người dưới 16 tuổi phạm nhiều tội thì tổng hợp hìnhphạt không quá 16 năm (một tội không quá 12 năm) Người đủ 16 tuổi đếndưới 18 tuổi phạm nhiều tội thì không quá 24 năm (một tội không quá 18 năm).Như vậy, với kiến nghị này, Điều 74 BLHS cũng cần được sửa đổi, bổ sungtheo hướng chỉ áp dụng cho trường hợp NCTN phạm một tội [14, tr.25-29].Bài viết “Tổng hợp hình phạt trong các trường hợp có án treo và ngườichưa thành niên phạm tội” của tác giả Phạm Văn Thiệu đã đi sâu phân tíchnhững bất cập, chưa hợp lý tại Điều 75 BLHS năm 1999, từ đó đưa ra kiếnnghị, đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều 75 theo hướng: (1) Đối với người phạmnhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiệntrong khi đủ 18 tuổi trở lên thì hai mức tổng hợp hình phạt là khác nhau; (2)Trong trường hợp các tội đều được thực hiện khi người phạm tội chưa đủ 18tuổi được chia thành hai mức đó là nếu các tội hoặc tội nặng nhất được thựchiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và nếu các

Trang 30

tội hoặc tội nặng nhất được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14tuổi đến dưới 16 tuổi thì mức hình phạt áp dụng là khác nhau [50, tr.10-12].Tác giả khác đưa ra kiến nghị, trên tinh thần quy định của pháp luật hình

sự về tổng hợp hình phạt tù đối với người đã thành niên phạm tội tác giả kiếnnghị tổng hợp hình phạt tù đối với NCTN phạm nhiều tội trong độ tuổi từ đủ

16 đến dưới 18 tuổi không quá ba phần tư mức hình phạt đối với người đãthành niên phạm nhiều tội và trong độ tuổi từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khôngquá một phần hai mức hình phạt đối với người đã thành niên phạm nhiều tội.Tác giả đưa ra kiến giải lập pháp sửa đổi, bổ sung Điều 75 BLHS thành 04khoản quy định cụ thể về tổng hợp hình phạt trong trường hợp NCTN phạmnhiều tội: các tội đều được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14đến dưới 16 tuổi; các tội đều được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi từ

đủ 16 đến dưới 18 tuổi; các tội đều được thực hiện khi người phạm tội ở độtuổi dưới 18 tuổi trong đó có tội được thực hiện khi người phạm tội ở độ tuổi

từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi, có tội được thực hiện khi người phạm tội từ đủ 16đến dưới 18 tuổi; có tội phạm trước khi đủ 18 tuổi, có tội phạm sau khi đủ 18tuổi [80, tr.74-75]

1.1.4 Nhóm các công trình nghiên cứu khác liên quan đến người chưa thành niên phạm tội (tâm lý học, xã hội học, tội phạm học)

1.1.4.1 Tiếp cận trên phương diện tội phạm học

(1) Luận án tiến sĩ luật học với tên gọi: “Phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm của người chưa thành niên trong điều kiện ngày nay ở Việt Nam” của tác

giả Nguyễn Xuân Thủy (bảo vệ năm 1997) là một trong những công trình đầu tiênđánh giá tội phạm do NCTN thực hiện trong giai đoạn đất nước có nhiều biến đổiquan trọng về kinh tế xã hội trong giai đoạn 10 năm đầu của sự nghiệp đổi mới(1986-1996), kéo theo sự gia tăng nhanh chóng của số lượng tội phạm, trong đó

có tội phạm do NCTN thực hiện Tác giả đã đưa ra các quan điểm và giải phápquan trọng để phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm là NCTN [53, tr.2]

(2) Luận án tiến sĩ: “Nguồn gốc xã hội của việc vi phạm pháp luật ở người chưa thành niên hiện nay (Nghiên cứu trường hợp tại ba trường giáo dưỡng

Trang 31

người chưa thành đang bị áp dụng các biện pháp xử lý đưa vào các trường giáo dưỡng) của tác giả Hồ Diệu Thúy (bảo vệ năm 2002) đã đánh giá tình trạng vi

phạm pháp luật của NCTN như một hiện tượng khách quan của xã hội và chỉ racác nguyên nhân xã hội của hiện tượng này Tác giả cho rằng, xã hội phải chịutrách nhiệm nhất định của tình trạng NCTN vi phạm pháp luật, phải có chínhsách hình sự theo hướng nhân đạo hơn, thiên về tính giáo dục, cải tạo sâu hơn và

xã hội cũng phải có trách nhiệm cao hơn trong quá trình xử lý NCTNPT so vớiquá trình xử lý các trường hợp phạm tội của người đã thành niên [52]

1.1.4.2 Tiếp cận trên góc độ tâm lý học

Luận án tiến sĩ với đề tài: “Đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên

có hành vi phạm tội” của tác giả Đặng Thanh Nga (bảo vệ năm 2007) đã cung

cấp nhiều tri thức về tâm lý học tư pháp đối với đối tượng NCTN có hành viphạm tội qua các khảo sát về tâm lý NCTN trước, trong và sau khi phạm tội.Tác giả đã kiến giải các vấn đề: tại sao NCTN có nguy cơ cao bị lôi kéo, xúigiục phạm tội; tại sao NCTN có nguy cơ cao bị tổn thương bởi các biện phápcưỡng chế tố tụng hình sự và tại sao có khả năng thành công cao trong việcgiáo dục, cải tạo NCTNPT Đồng thời trong luận án cũng đã đưa ra một sốkhái niệm như: người chưa thành niên; người chưa thành niên phạm tội vàđưa ra một số đặc điểm tâm lý của người chưa thành niên phạm tội [37, tr.2]

1.1.4.2 Tiếp cận ở khía cạnh quyền của người chưa thành niên

Luận án tiến sĩ luật học với tên gọi: “Pháp luật về quyền của người chưa thành niên phạm tội ở Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Thu Quyên (bảo vệ

năm 2015) đã làm rõ các vấn đề sau đây: cơ sở lý luận của pháp luật về quyềncủa NCTNPT; quá trình phát triển và thực trạng pháp luật về quyền củaNCTNPT ở Việt Nam; quan điểm và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyềncủa NCTNPT ở Việt Nam [48, tr.2]

Như vậy, trong các luận án nêu trên liên quan đến TNHS đối vớiNCTNPT, các tác giả đã đưa ra các khái niệm NCTN, NCTNPT, đặc điểmtâm lý của NCTN Cũng như đi sâu phân tích quyền của NCTNPT; phân tíchchính sách hình sự, tình hình thực hiện chính sách hình sự đối với NCTNPT

Trang 32

Trong khoa học pháp lí Việt Nam, đã có nhiều nghiên cứu quan trọng vềvấn đề tội phạm do NCTN thực hiện và phòng ngừa NCTNPT từ những nămđầu đổi mới Các tác giả Vũ Đức Khiển, Bùi Hữu Tùng, Phạm Xuân Chiến,

Đỗ Văn Hãn, Trần Phàn, ngay từ năm 1987 trong cuốn chuyên khảo “Phòng ngừa người chưa thành niên phạm tội” được cho là một trong những nghiên

cứu ban đầu ở Việt Nam về vấn đề NCTNPT, đánh giá tác động của môitrường gia đình, nhà trường và xã hội với hiện tượng xã hội tiêu cực này Kếtquả nghiên cứu cho thấy quan điểm đúng đắn của C.Mác: “Con người là tổnghòa các mối quan hệ xã hội” - Trong trường hợp NCTNPT, môi trường xã hộichính là nguyên nhân, điều kiện dẫn tới quá trình phạm tội của NCTN Trên

cơ sở các nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra các biện pháp phòng ngừatình trạng NCTNPT [32]

Cuốn sách chuyên khảo: “Những khía cạnh tâm lý – xã hội về tình trạng phạm tội của người chưa thành niên” của A.I.Đôgôva do Lục Thanh Hải dịch

đã khái quát tình trạng phạm tội và những khía cạnh tâm lý – xã hội của tìnhtrạng phạm tội của NCTN, cũng như môi trường xã hội, đặc điểm về ý thứchoạt động của NCTNPT [1]

Bên cạnh đó có cuốn sách chuyên khảo: “Người chưa thành niên phạm tội – Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý” [38] của TS Đặng Thanh Nga và TS.

Trương Quang Vinh, tập trung làm sáng tỏ các vấn liên quan đến NCTNPT, nhưđưa ra một số khái niệm và nguyên tắc cơ bản về tư pháp NCTN; đặc điểm tâm

lý của NCTNPT; các biện pháp xử lý hình sự đối với NCTNPT

1.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Qua nghiên cứu, khảo sát các công trình nghiên cứu trực tiếp về TNHS đốivới NCTNPT trong luật hình sự Việt Nam ở ngoài nước nghiên cứu sinh nhận

thấy là chưa có công trình nào Tuy nhiên, ở một mức độ gián tiếp cũng có một

số công trình, sách chuyên khảo đề cập đến một hoặc một số chế định tương tựnhư các chế định được quy định trong BLHS năm 2015 (Chương XII)

1.2.1 Nhóm các công trình nghiên cứu những vấn đề chung liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Trang 33

Cuốn sách chuyên khảo “Criminal Law” (luật hình sự) của Kent Roach

(Published and bound in Canada by Love Printing Service Ltd, 1996) đã đưa

ra khái niệm rất mới về TNHS Theo Kent Roach TNHS là sự phản ứng hay

sự lên án của Nhà nước (và xã hội) đối với người thực hiện hành vi phạm tội

và thể hiện ở bản án mà trong đó họ bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế đểtước bỏ hay hạn chế các quyền và lợi ích nhất định Điểm mới trong quanđiểm này chỉ ra rằng, TNHS là sự phản ứng hay sự lên án của Nhà nước (hay

và xã hội) đối với người thực hiện hành vi phạm tội Tuy nhiên, sự lên án củaNhà nước cũng phản ánh sự phản ứng của xã hội đối với người thực hiện tộiphạm Đặc biệt, sự lên án của Nhà nước được thể hiện trong bản án mà trong

đó người phạm tội bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế để tước bỏ hoặc hạnchế các quyền hay lợi ích nhất định [88, tr.7-29]

Từ thế kỷ thứ XVI và thế kỷ thứ XVII hai thẩm phán người Anh là Hale vàWilliam Blackstone đã đặt ra vấn đề bảo đảm quyền cho NCTNPT bằng quyđịnh của pháp luật về độ tuổi chịu TNHS Nếu như Hale mới đặt vấn đề phânhóa các mức trong độ tuổi NCTN thì Blackstone đã đặt ra khái niệm “a defect ofunderstanding” nghĩa là thiếu khả năng hiểu biết Ông cho rằng khả năng chịuTNHS không chỉ dựa vào độ tuổi mà còn căn cứ vào cả yếu tố nhận thức vànăng lực phán đoán của NCTN [89, tr.9] Thế kỷ XVIII một số nhà tư pháp cấptiến đã đặt vấn đề NCTNPT phải được xử lý phù hợp mà không chỉ là trừng trịđối với NCTN Tính cấp tiến thể hiện ở chỗ họ đã đưa ra những tư tưởng vượtthời gian về việc hình thành một thể chế tư pháp hình sự đối với NCTN, đặt ravấn đề về thành lập một tòa án chuyên biệt xét xử tội phạm là NCTN, đặt rathuyết “parens patrie” với sự thay thế vai trò gia đình của Nhà nước trong nhữngphạm vi nhất định để giáo dục và xử lý NCTN, tạo cơ sở cho sự ra đời của các

cơ sở chăm sóc, giáo dục trẻ em của Nhà nước [89 tr.192]

Trong quá trình nghiên cứu các công trình nước ngoài cho thấy hầu hếtcác quốc gia trên thế giới đều tôn trọng các quy chuẩn quốc tế về độ tuổi tốithiểu chịu TNHS Thực trạng NCTNPT tồn tại ở mọi quốc gia trên thế giới và

vì vậy giữa các quốc gia có một điểm tương đồng là đều quy định độ tuổi bắt

Trang 34

đầu chịu TNHS Việc xác định độ tuổi phải chịu TNHS là vấn đề quan trọngtrong việc xác định NCTN có phải chịu TNHS hay không, “dựa trên mối quan

hệ giữa độ tuổi và khả năng chịu TNHS” [88, tr.128] mỗi quốc gia sẽ đưa ra

độ tuổi phải chịu TNHS của quốc gia mình trong phạm vi khuyến cáo củaLiên hợp quốc Hiện nay, các quốc gia đang phải đối mặt với thực trạng khókiểm soát tình hình gia tăng tội phạm NCTN Tuy nhiên, các nhà nghiên cứuluật học đều thừa nhận rằng cần có những quy định giảm nhẹ hơn đối vớiNCTNPT với những chủ thể khác Bởi lý do bắt nguồn từ đặc điểm tâm sinh

lý của NCTN và các điều kiện khác NCTN không phải phải chịu TNHS vềmọi tội phạm mà chỉ chịu TNHS đối với một số loại tội phạm nhất định.NCTN thực hiện hành vi vi phạm pháp luật có xu hướng trẻ hóa Vì vậy cácnhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “chúng ta không nên có ý định giảm độ tuổi tốithiểu chịu TNHS và tăng cường các biện pháp xử lý hình sự mà thay vào đócần tăng cường các biện pháp xử lý phi hình sự” [86, tr.215]

1.2.2 Nhóm các công trình nghiên cứu các biện pháp xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

Mỗi quốc gia trên thế giới đều xây dựng hệ thống các biện pháp xử lýhình sự đối với NCTN có những điểm tương đồng và khác biệt Tuy nhiênđều có cùng chung quan điểm biện pháp xử lý đối với NCTNPT nhẹ hơn sovới người đã thành niên phạm tội Các quốc gia đều thống nhất không ápdụng hình phạt tử hình đối với NCTNPT dù đó là tội đặc biệt nghiêm trọng.Tuy nhiên, hình phạt tù chung thân có áp dụng đối với NCTNPT hay khôngthì hiện nay vẫn tồn tại hai quan điểm:

Quan điểm thứ nhất, cho rằng không nên áp dụng hình phạt tù chung

thân đối với NCTNPT trong mọi trường hợp “để việc giáo dục, phục hồi cóthể được hiệu quả nhất” [86, tr.206]

Quan điểm thứ hai, cho rằng nên áp dụng hình phạt tù chung thân đối

với NCTNPT nếu hệ thống hình phạt có hình phạt tử hình nhưng hình phạt tửhình không được áp dụng đối với NCTNPT Các nhà nghiên cứu theo quanđiểm này cho rằng, nếu tội phạm mà họ thực hiện quy định là hình phạt tử

Trang 35

hình, dựa theo nguyên tắc giảm nhẹ TNHS đối với NCTN, thì việc thay bằngkhông áp dụng hình phạt tử hình mà áp dụng hình phạt tù chung thân thì vẫnthể hiện sự tôn trọng nguyên tắc giảm nhẹ cho NCTN, còn nếu áp dụng mộthình phạt khác nhẹ hơn hình phạt tù chung thân thì vô hình đã tạo ra “yêu cầuluật định khoan hồng cho NCTN sẽ được áp dụng hai lần và điều này khôngcông bằng cho NCTN phạm tội ít nghiêm trọng hơn” [86, tr.216] đồng thờicác nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng thực tế có tồn tại một số trường hợp tộiphạm do những NCTN thực hiện có đặc điểm gần như giống người đã trưởngthành thực hiện Trong những tội phạm đó, mang tính chất tàn nhẫn và gâyhậu quả đặc biệt nghiêm trọng Trong hoàn cảnh như vậy, “để bảo vệ lợi íchcủa xã hội và nạn nhân, để phản ánh chức năng trừng phạt trong việc ngănchặn tội phạm thì việc áp dụng hình phạt tù chung thân là hoàn toàn cần thiết

và hợp lý ” [81, tr.8]

Bên cạnh các biện pháp hình sự truyền thống là hình phạt, ngày nay, rấtnhiều quốc gia trên thế giới đang thử nghiệm các cách tiếp cận mới, đó là giảiquyết các vụ việc liên quan đến pháp luật gắn với cộng đồng, giải quyết cácđiều kiện cơ bản gây ra tội phạm và đưa họ tích cực tham gia cộng đồng Mụcđích của việc xử lý chuyển hướng là để đảm bảo NCTN không phải chịu cácthủ tục tố tụng chính thức của Tòa án Vì vậy, khi áp dụng xử lý chuyểnhướng phù hợp sẽ là công cụ có giá trị và đạt hiệu quả cao, giúp đưa nhữngngười phạm tội lần đầu, ít nghiêm trọng ra khỏi tòa án và áp dụng các biệnpháp giám sát” [81, tr 8] Các quốc gia trên thế giới có rất nhiều kinh nghiệmkhác nhau trong xây dựng hệ thống các chương trình xử lý chuyển hướng đối

với NCTNPT Chẳng hạn, chương trình kỹ năng sống cung cấp cho những

NCTNPT các khoản trợ giúp có giá trị giúp ngăn chặn hành vi tiêu cực (kinhnghiệm của Nam Phi, Ethiopia); dịch vụ cộng đồng đòi hỏi NCTNPT phảihoàn thành một số giờ dịch vụ mà không được thanh toán tiền công (kinhnghiệm của Nam phi, Namibia)

Cuốn sách “Juvenile Justice: A Guide to Theory, Policy, and Practice”

(Tư pháp vị thành niên: Chính sách, lý luận và thực tiễn) của tác giả Steven

Trang 36

M Cox, Jennifer M Allen, Robert D Hanser, John J Conrad (xuất bản bởi

SAGE publications, 2013) Cuốn sách này đề cập đến vấn đề tư pháp vị thànhniên bao gồm các nội dung chủ yếu như: lịch sử hình thành của hệ thống; cáccách thức thực hiện tội phạm; các lý thuyết nhân quả tội phạm; tiến trình tưpháp vị thành niên, vấn đề TNHS đối với NCTNPT, các biện pháp xử lý dựavào cộng đồng, cách thức xử phạt và cải tạo, các băng nhóm và tội phạm vịthành niên có tính chất quốc tế Cuốn sách này tái bản lần thứ 8 giúp cho độcgiả có một cách nhìn toàn diện về mối tương quan giữa lý luận, chính sách vàthế giới thực tiễn của tư pháp vị thành niên hiện nay [90]

Cuốn sách “American juvenle Justice” (Tư pháp NCTN của Hợp chủng

quốc Hoa Kỳ) của tác giả Franklin E.Jimring được Oxford University xuất bảnnăm 2005 Tác giả đã đề cập đến các giai đoạn phát triển của tư pháp NCTN,đặc biệt là đã đi sâu phân tích các quan điểm khác nhau về tư pháp NCTN, nhất

là những quan điểm đối lập Trên cơ sở các quan điểm, tác giả đi lý giải về sựcần thiết thiết lập tòa án NCTN, xử lý chuyển hướng đối với tội phạm NCTN.Trên cơ sở này tác giả đã xem xét vấn đề tư pháp NCTN trên góc nhìn đốichiếu giữa lý thuyết và thực tiễn, từ đó đặt ra những đòi hỏi phải hoàn thiện tưpháp NCTN trên cơ sở cân bằng lợi ích của xã hội, người giám hộ và NCTN

Cuốn sách “Justice for children: Detention as a Last Resort” Innovative

Initiatives in the East Asia and Pacific Region, UNICEF at Sweden (Tư phápcho trẻ em: Giam giữ là biện pháp cuối cùng– Các sáng kiến ở khu vực Châu

Á – Thái Bình Dương) đã khảo sát hệ thống tư pháp với NCTN ở 04 quốc gia(Philipin, Thái Lan, Campuchia, New Zealand) và quần đảo Palau và đưa rakết luận, trong hoạt động tư pháp đối với NCTN, việc giam giữ trẻ chỉ đượccoi là biện pháp cuối cùng và mục tiêu của hệ thống này của một quốc giakhông chỉ nhằm vào việc trực tiếp ngăn ngừa hành vi phạm tội mà còn giảiquyết những vấn đề gốc rễ đẩy trẻ em đến hoàn cảnh phạm tội [91]

1.2.3 Các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Trang 37

Trong cuốn sách chuyên khảo Identily: Youth and Crisis (Bản sắc:Thanh thiếu niên và khủng hoảng) của tác giả Erikson E H đã phân tích sâusắc những đặc điểm tâm sinh lý của thanh thiếu niên mà xuất phát từ cuộc vậnlộn nội tâm đi tìm bản sắc ở độ tuổi mới lớn Chính trong cuộc vận lộn đó, cónhững lúc thanh thiếu niên có tâm trạng “nổi loạn”, muốn phá bỏ, vượt quanhững quy tắc đạo đức và pháp lý trong xã hội Điều này giải thích cho tỷ lệphạm pháp cao trong nhóm xã hội này và là một yếu tố mà các nhà nướckhông thể bỏ qua khi xây dựng và thực thi pháp luật với NCTN [84].

Cuốn sách “International Handbook on Juvenile Justice” (Sổ tay quốc

tế về công lý đối với người chưa thành niên) của tác giả Donald J Shoemaker(xuất bản bởi Greenwood Publishing Group, 1996) Cuốn sách này là tài liệutham khảo quan trọng đầu tiên so sánh các hệ thống tư pháp về vị thành niêntại 19 quốc gia trên thế giới là đại diện cho các nguyên tắc, các chính sách,phong tục tập quán, các thể chế và các quy tắc pháp luật cũng như hoàn cảnhthực tiễn khác nhau ở các nước công nghiệp và nước đang phát triển Mộtnhóm nghiêm cứu liên ngành gồm các học giả và các chuyên gia pháp lý đãtiến hành một cuộc điều tra “cắt ngang” của các yếu tố khu vực, kinh tế, chínhtrị và xã hội Một số chuyên gia cũng mô tả tác động của môi trường xã hộikhác nhau lên quy định về TNHS, quy trình thủ tục xử lý và cải tạo các tộiphạm vị thành niên và xác định những ảnh hưởng khác nhau của một số quốcgia này đối với những quốc gia khác Cuộc khảo sát này thực sự có giá trị vàmang tính so sánh cao bởi nó được xây dựng dựa trên những phân tích về quátrình phát triển, các chính sách, các vấn đề nổi lên trong thời gian đó cũngnhư những bất cập, xu hướng và triển vọng tương lai của các quốc gia (cónhững tương đồng ở một số góc độ nhất định) Về vấn đề tội phạm vị thànhniên và cách thức xử lý với những hành vi phạm tội do vị thành niên gây racũng được đề cập cụ thể trong cuốn tài liệu này [83]

Bên cạnh đó, cuốn sách “Juvenile Justice: International Perspectives Models and Trends”(Vấn đề công lý người chưa thành niên: Các quan điểm

quốc tế, các mô hình và xu hướng) của tác giả John A.Winterdyk (được xuất

Trang 38

bản bởi CRC Press, 2014) Cuốn sách bắt đầu với một cái nhìn tổng quan toàndiện về các chủ đề và các tiêu chuẩn quốc tế khác nhau cũng như hướng dẫn

để làm rõ thực trạng của công lý NCTN Tiếp sau phần giới thiệu là cácchương về từng quốc gia độc lập được viết bởi các chuyên gia người bản địa,cho phép độc giả đánh giá một loạt các so sánh và phê bình phản ánh giá trịtương đối của các mô hình khác nhau Chủ đề này được trình bày trong mỗichương bao gồm: (1) quá trình phát triển của công lý NCTN tại mỗi đất nước;(2) bản chất và thực trạng của việc vi phạm pháp luật; (3) các quy phạm phápluật hiện hành liên quan đến NCTNPT; (4) các quy phạm pháp luật tươngthích với các quy định về chuẩn mực tối thiểu đối với vấn đề công lý NCTNcủa LHQ; (5) các mô hình tư pháp đối với NCTN; (6) giới hạn độ tuổi chịuTNHS đối với NCTNPT (nam và nữ); (7) các vấn đề xã hội và pháp lý để giảiquyết vấn đề NCTNPT Cuốn sách này trình bày tổng quan hoàn chỉnh các

mô hình và thực trạng công lý NCTN trên toàn thế giới Từ đó giúp người đọc

so sánh ưu điểm và nhược điểm của các mô hình/ hệ thống công lý vị thànhniên khác nhau và đánh giá quy định của tất cả các quốc gia trên thế giớitrong xử lý NCTN phạm pháp [87]

Trong cuốn sách “Juvenile Criminal Responsibility: Can Malicesupply the Want of Years ?” (Trách nhiệm hình sự đối với người vị thànhniên: Có phải ác tâm luôn dẫn tới ham muốn ?), của tác giả Craig S Lerner.Theo thông luật, NCTN thường được coi là không đủ năng lực về hành vihình sự, nhưng phải chịu TNHS trên cơ sở cá nhân, mức độ tội ác đượcchứng minh sẽ quyết định số năm tù giam Trong Graham V Florida, Tòa

án Tối cao Hoa Kỳ bác bỏ nguyên tắc này, và cho rằng người trong tuổi vịthành niên không thể bị kết án chung thân mà không được xét tha nếu phạmcác tội không phải tội giết người Cuốn sách này tập trung chủ yếu vào các

sự kiện trong một số vụ án Tội của bị cáo không thể được đánh giá nếukhông có sự xem xét một cách chính xác những gì họ đã làm [82, tr.2]

Các công trình nghiên cứu hiện có, đặc biệt là các công trình ở nướcngoài, đã cung cấp một góc nhìn khá toàn diện về hoạt động tư pháp đối với

Trang 39

NCTNPT ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới Pháp luật của hầu hết cácnước với mức độ và cách thức khác nhau, đều đã có những quy định riêng vềTNHS đối với NCTN Điểm nổi bật là các quy định về TNHS đối vớiNCTNPT có nhiều điểm khác biệt so với người đã thành niên phạm tội theohướng giảm nhẹ TNHS.

Như vậy, các công trình nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước đãhình thành hệ thống lý thuyết về TNHS và cơ sở của việc quy định TNHSđối với NCTNPT Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đượctriển khai làm cơ sở cho những nghiên cứu về TNHS đối với NCTNPT Mặc

dù, chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể, chi tiết về TNHS đối vớiNCTNPT nhưng các công trình nghiên cứu nêu trên thực sự là cơ sở đểnghiên cứu sinh triển khai đề tài của mình

1.3 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước và nước ngoài vềcác vấn đề liên quan đến đề tài: Trách nhiệm hình sự đối với người chưa thànhniên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam có thể rút ra một số kết luận sau:

1.3.1 Những công trình nghiên cứu có liên quan đến trách nhiệm hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong luật hình sự Việt Nam

Thứ nhất, những công trình nghiên cứu liên quan đến TNHS đối với

NCTNPT đã và đang diễn ra ở các nước theo các truyền thống pháp luật khácnhau theo hướng xích lại gần nhau, tiếp thu những yếu tố tích cực và phù hợptrên nền tảng các giá trị phổ biến của nhân loại Đặc biệt những nghiên cứu đó

có vai trò quan trọng và đóng góp tích cực của các nhà nghiên cứu, cácchuyên gia với các công trình khoa học và những luận điểm tiêu biểu

Thứ hai, ở Việt Nam các kết quả nghiên cứu liên quan đến TNHS đối

với NCTNPT đã góp phần quan trọng trong việc làm sáng tỏ những vấn đề lýluận về TNHS đối với NCTNPT như thừa nhận khái niệm TNHS, cơ sở vàcác dạng của TNHS làm nền tảng lí luận cho việc nghiên cứu TNHS đối vớiNCTNPT; thừa nhận NCTN là người dưới 18 tuổi – chưa phát triển một cách

Trang 40

đầy đủ về thể chất và tinh thần, khả năng nhận thức và khả năng kiểm soáthành vi của NCTN còn có phần hạn chế, dễ bị tác động từ các điều kiện bênngoài và dễ bị kích động Thống nhất trong nhận thức chung về việc xử lýNCTNPT nhằm giúp họ sửa chữa sai lầm và trở thành công dân có ích cho xãhội Việc quy định TNHS đối với NCTNPT là hoàn toàn phù hợp với quy luậtkhách quan Tuy nhiên, các công trình mới chú ý vào những khía cạnh cụ thểhay từng vấn đề liên quan đến TNHS đối với NCTNPT Chưa có công trìnhkhoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống các quy định củaPhần chung về TNHS đối với NCTN trong luật hình sự Việt Nam dưới cấp độluận án tiến sĩ luật học Có những công trình đã đề cập đến TNHS đối vớiNCTNPT nghiên cứu từ khá lâu, nhiều vấn đề lý luận đã có quan điểm thayđổi, được lý giải sâu sắc hơn, chính xác hơn Thực tiễn xét xử NCTN chưađược đánh giá, phân tích sâu, mới dừng lại ở mức độ khảo sát, điều tra hoặccác bản bản báo cáo, tổng kết năm.

Thứ ba, qua nghiên cứu các công trình nước ngoài có liên quan đến

TNHS đối với NCTNPT đã cung cấp một góc nhìn khá toàn diện về hoạt động

tư pháp đối với NCTNPT ở nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới Nhiều quanđiểm khoa học có giá trị, cần được tiếp thu trong nghiên cứu các vấn đề tươngứng ở Việt Nam

1.3.2 Cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu nêu trên

Cơ sở lý luận của các công trình nghiên cứu là các thành tựu của cácngành khoa học pháp lý, trong đó chủ yếu và cơ bản là khoa học pháp lý về tưpháp hình sự, cũng như các luận điểm khoa học tương ứng trong các côngtrình nghiên cứu, sách chuyên khảo, đề tài khoa học, các bài hội thảo, bài báođược đăng trên các tạp chí Ngoài ra để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, cáctác giả đã sử dụng số lượng lớn các văn bản pháp luật và các hướng dẫn, chỉđạo thống nhất áp dụng pháp luật của các cơ quan Tòa án và cơ quan bảo vệpháp luật, tương ứng với mỗi vấn đề đặt ra nghiên cứu

1.3.3 Phương pháp luận của các công trình nghiên cứu nêu trên

Những cơ sở phương pháp luận của các công trình nghiên cứu về

Ngày đăng: 04/05/2020, 12:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w