Luận văn đã nghiên cứu một cách tổng thể những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân góp phần thống nhất về nhận thức trong việc hiểu và áp dụng các quy định về TNHS của pháp nhân. Luận văn đã nghiên cứu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới khi họ lựa chọn và quy định TNHS của pháp nhân trên cơ sở phân tích các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, có liên hệ với thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm hình sự nói chung; đồng thời tham khảo các ý kiến góp ý của các chuyên gia về những bất cập của Bộ luật hình sự quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại. Luận văn đã đề xuất bổ sung một số quy định về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong BLHS năm 2015.
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: TS Trần Văn Dũng
Trang 3HÀ NỘI - 2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét
để cho tôi có thể bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn.
NGƯỜI CAM ĐOAN
Lý Thị Tường Nga
Trang 5Chương 2: CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ NĂM 2015 VỀ
TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
38
2.1 Các quy định thuộc phần chung của Bộ luật hình sự nhằm
đảm bảo tính thống nhất trong sự so sánh với trách nhiệm
hình sự của cá nhân
38
2.1.1 Cơ sở của trách nhiệm hình sự của pháp nhân (Điều 2) 392.1.2 Vấn đề hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với pháp nhân
thương mại nước ngoài thực hiện tội phạm ngoài lãnh thổ
Việt Nam (Điều 6)
40
Trang 62.1.3 Khái niệm tội phạm (Điều 8) 402.2 Các quy định đặc thù đối với pháp nhân thương mại thuộc
phần chung Bộ luật hình sự
42
2.2.1 Nguyên tắc áp dụng (Điều 74) 422.2.2 Điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương
trong những quy định thuộc phần các tội phạm
63
Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH
SỰ VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN THƯƠNG MẠI
66
3.1 Một số bất cập, hạn chế của các quy định của pháp luật về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
66
3.1.1 Về kỹ thuật lập pháp 673.1.2 Về khái niệm tội phạm (Điều 8 Bộ luật hình sự) 683.1.3 Về xác định tội phạm cụ thể đối với pháp nhân 683.1.4 Về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại 693.1.5 Về hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại 703.1.6 Về xác định đồng phạm đối với pháp nhân 723.1.7 Về mối quan hệ giữa trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân
thương mại và cá nhân (cá nhân trong pháp nhân) truy cứu
trách nhiệm hữu hạn của pháp nhân không loại trừ trách
nhiệm hữu hạn của cá nhân
73
Trang 73.1.10 Về điều kiện chịu trách nhiệm hình sự của pháp nhân 753.2 Một số kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định pháp luật về
trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
76
3.2.1 Về kỹ thuật lập pháp 763.2.2 Về xác định tội phạm cụ thể đối với pháp nhân 773.2.3 Về phân loại tội phạm đối với pháp nhân thương mại 773.2.4 Về thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự 783.2.5 Về hình phạt tiền áp dụng đối với pháp nhân thương mại 793.2.6 Về xác định đồng phạm đối với pháp nhân 80
pháp luật và người dân nhằm áp dụng thống nhất quy định của
pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại
83
3.3.1 Tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, tổ chức tập huấn
nghiệp vụ và tổng kết rút kinh nghiệm
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS : Bộ luật hình sự
BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sựTNHS : Trách nhiệm hình sựXHCN : Xã hội chủ nghĩa
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) cókhông ít pháp nhân, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế vì chạy theo lợi nhuận đãbất chấp pháp luật thực hiện hành vi nguy hiểm gây thiệt hại cho lợi ích của
cá nhân, nhà nước và xã hội Thực tiễn đấu tranh đối với các hành vi vi phạmcho pháp nhân thực hiện cho thấy, các lĩnh vực mà pháp nhân vi phạm chủyếu trong các lĩnh vực như: gây ô nhiễm môi trường, trốn thuế, buôn lậu hoặc
vi phạm trong lĩnh vực bảo quản, chế biến thức ăn Đặc biệt trong lĩnh vựckinh tế như trốn thuế, kinh doanh trái phép, đầu cơ, buôn lậu hoặc vì lợi íchcục bộ đã không thực hiện các biện pháp mà pháp luật đòi hỏi để bảo vệ môitrường, gây hậu quả nghiêm trọng Việc núp bóng dưới danh nghĩa pháp nhân
để phạm tội ngày càng tăng, tính chất nguy hiểm ngày càng cao Các hành vi
vi phạm pháp luật mang tính chất tội phạm do pháp nhân thương mại thựchiện trong thời gian qua diễn ra ngày càng tăng như buôn lậu, gian lận thươngmại, xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp; tội phạm trong các lĩnh vực chứngkhoán, môi trường, tài nguyên,… Đa số những trường hợp trên là do cơ quanlãnh đạo, người đại diện của pháp nhân thương mại thực hiện vì lợi ích củapháp nhân đó hoặc trong khuôn khổ hoạt động của pháp nhân thương mại vớinhững thủ đoạn ngày càng tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức cao và có nhữngtrường hợp mang tính quốc tế, gây thiệt hại nghiêm trọng cho kinh tế - xã hội
và cho đời sống của người dân, đòi hỏi cần phải có giải pháp mạnh để phòngngừa và đấu tranh Thời gian qua, dư luận trong nước rất bất bình và thế giớicũng rất quan tâm đến vụ Công ty trách nhiệm hữu hạn Gang thép Hưng NghiệpFormosa Hà Tĩnh-FHS có hành vi hủy hoại môi trường biển Việt Nam, bằngviệc xả chất thải có chứa độc tố là nguyên nhân làm hải sản và sinh vật biểnchết hàng loạt, nhất là ở tầng đáy Mà theo đó, qua thu thập, phân tích dữ liệu,
Trang 10đã xác định có nguồn thải lớn xuất phát từ khu vực Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh,chứa độc tố như Phenol, Xyanua,… kết hợp với Hydroxit sắt, tạo thành mộtdạng phức hỗn hợp (Mixel), có tỷ trọng lớn hơn nước biển, theo dòng hải lưu
di chuyển theo hướng Bắc-Nam từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế
Thực tiễn áp dụng pháp luật thời gian qua đã cho thấy, hình thức xửphạt vi phạm hành chính và bồi thường thiệt hại áp dụng đối với pháp nhân viphạm phần nào đã phát huy tác dụng, nhưng nhìn chung còn nhiều bất cập.Mặc dù quy trình xử phạt vi phạm hành chính đối với pháp nhân có ưu điểm
là nhanh, kịp thời nhưng lại thiếu tính chuyên nghiệp, minh bạch và khônggiải quyết được triệt để quyền lợi của người dân bị thiệt hại mà họ phải tựchứng minh thiệt hại để yêu cầu bồi thường Mặt khác, cơ quan có thẩmquyền xử phạt hành chính không có đội ngũ cán bộ chuyên trách để điều tra,chứng minh vi phạm cũng như hậu quả của vi phạm Hơn nữa, hành vi gâythiệt hại cho cá nhân, nhà nước, tổ chức thì rất lớn nhưng trách nhiệm pháp lý
áp dụng lại chưa tương xứng làm nảy sinh tư tưởng coi thường pháp luật củacác pháp nhân vi phạm Trong tình hình đó, trên cơ sở tham khảo kinh nghiệmlập pháp của nhiều nước trên thế giới (trong đó có các quốc gia ASEAN),ngày 27/11/2015, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã bổ sung vấn đềtrách nhiệm hình sự (TNHS) của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự(BLHS) Cùng với việc bổ sung này, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm
2015 cũng bổ sung trình tự, thủ tục điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đốivới pháp nhân phạm tội Như vậy, lần đầu tiên trong lịch sử hình thành vàphát triển của pháp luật hình sự nước ta, BLHS đã bổ sung một loại chủ thểtội phạm mới đó là pháp nhân thương mại Đây được coi là sự phát triển mớitrong tư duy lập pháp hình sự của Nhà nước ta nhằm phát huy tốt hơn vai tròcủa BLHS với tư cách là công cụ pháp lý sắc bén, hữu hiệu trong đấu tranhphòng, chống tội phạm; góp phần bảo vệ chủ quyền, an ninh của đất nước,
Trang 11đẩy nền kinh tế thị trường XHCN phát triển đúng hướng, đấu tranh chốngtham những có hiệu quả, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, tạo môi trường xãhội và môi trường sinh thái an toàn, lành mạnh cho mọi người dân, đồng thờiđáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế của đất nước [1].
Tuy nhiên, nghiên cứu các quy định của BLHS năm 2015 về TNHScủa pháp nhân thương mại cho thấy cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện đểđảm bảo thực thi có hiệu quả hơn trên thực tế như: (i) Vấn đề phân loại đốivới pháp nhân phạm tội; (ii) Loại pháp nhân phải chịu TNHS; (iii) Loại tộipháp nhân phải chịu TNHS; (iv) Các quy định khác liên quan như: việc xácđịnh thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân, về miễn TNHS đối với phápnhân, vấn đề đồng phạm, vấn đề lỗi Đây là các vấn đề mang tính học thuậtcao, nhưng việc nghiên cứu một cách nghiêm túc, bài bản là cần thiết để từ đó
đề xuất các phương án sửa đổi, bổ sung BLHS năm 2015, nhất là trong thờiđiểm hiện nay, BLHS đang được các cơ quan chức năng tiến hành rà soát,chỉnh lý khắc phục một số sai sót để sớm áp dụng trên thực tế
Chính vì thế, học viên đã mạnh dạn lựa chọn "Trách nhiệm hình sự của pháp nhân" làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây, đã có nhiều công trình nghiên cứu về TNHS Cụ thể:
Ở Liên Xô trước đây đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về vấn
đề TNHS, điển hình là các công trình: "Trách nhiệm hình sự và cơ sở của trách
nhiệm hình sự trong luật hình sự Xô viết" (1963) của Brainhin Ia M; "Nhân thân người phạm tội và trách nhiệm hình sự" (1968) của Lêikina N X; "Trách nhiệm hình sự và cấu thành tội phạm" (1974) của Karpusin M P, Kurlianđxki V I;
"Trách nhiệm hình sự và hình phạt" (1976) của Bagri-Sakhmatôv L V; "Những
vấn đề lý luận của trách nhiệm hình sự" (1982) của Xantalôv A I
Ở nước ta, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu, phân tích
trong một số giáo trình và sách tham khảo như: Những vấn đề lý luận cơ bản
Trang 12về trách nhiệm hình sự, Chuyên khảo thứ hai (trong sách Các nghiên cứu chuyên
khảo về Phần chung Luật hình sự, Tập III, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội,
2000) của TSKH Lê Cảm; Tội phạm trong luật hình sự Việt Nam, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 1991; Một số hình thức đặc biệt của tội phạm (trong
sách Tội phạm học, luật hình sự và luật tố tụng hình sự Việt Nam, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1994); Cấu thành tội phạm - lý luận và thực tiễn, Nxb Tư pháp, Hà Nội, 2004 của PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa; Trách nhiệm hình sự và
hình phạt của tập thể tác giả do PGS.TS Nguyễn Ngọc Hòa chủ biên, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội, 2001; Trách nhiệm hình sự và hình phạt của TS Trương
Quang Vinh (trong sách Giáo trình Luật hình sự Việt Nam, Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2000; Trách nhiệm hình sự của
PGS.TS Trần Văn Độ (trong sách Giáo trình luật hình sự Việt Nam Phầnchung, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội,
2001); Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong Luật hình sự một số nước
trên thế giới, của PGS.TS Trịnh Quốc Toản; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự (Sách chuyên khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2011; Những vấn đề cơ bản trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật
hình sự một số nước, của PGS.TS Trịnh Quốc Toản năm 2005;
Bên cạnh đó, chế định TNHS cũng được nghiên cứu, đăng trên báo,
tạp chí như: Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự một số
nước trên thế giới và sự cần thiết phải quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong luật hình sự Việt Nam (Tạp chí Nghề luật, số 03/2012) của tác giả
Nguyễn Đức Lực; Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong điều kiện
phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (Tạp chí Khoa học, Đại
học Quốc gia Hà Nội, (Luật học), số 29, năm 2013, tr 142-150) của PGS.TS
Trịnh quốc Toản; Trách nhiệm hình sự của pháp nhân theo Luật hình sự của
Luxembourg (Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, (Luật học), số 27
Trang 13của hành vi chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt (Tạp chí Luật học, số
4/2002) của TS Lê Thị Sơn; Quy định về trách nhiệm hình sự đối với pháp
nhân thương mại trong Bộ luật Hình sự năm 2015 (Tạp chí Nhà nước và pháp
luật, Viện Nhà nước và pháp luật, 2016, số 5) của tác giả Nguyễn Văn Thuyết;
Khái niệm tội phạm và việc quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 2015 (Tạp chí Luật học, số
2/2016) của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa;
Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã đưa ra bàn luận và giảiquyết nhiều vấn đề bức xúc mà lý luận và thực tiễn áp dụng pháp luật hình sựđặt ra, trong đó có vấn đề TNHS của pháp nhân nói chung và pháp nhânthương mại nói riêng Tuy nhiên, việc đề cập một cách có hệ thống các luậnđiểm, quan điểm cũng như các quy định cụ thể về TNHS của pháp nhân củaNhà nước ta (trong BLHS năm 2015) cũng như những bất cập hạn chế trongcác quy định hiện hành về TNHS của pháp nhân thì chưa có công trình nào đềcập một cách hoàn chỉnh Đó chính là lý do mà tác giả luận văn lựa chọn đềtài này
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích
Mục đích của luận văn là nghiên cứu làm sáng tỏ một cách có hệthống về mặt lý luận những nội dung cơ bản của chế định TNHS của phápnhân theo luật hình sự Việt Nam, xác định những bất cập để đề xuất nhữnggiải pháp cụ thể, góp phần tiếp tục hoàn thiện chế định này trong BLHS năm
2015 Đồng thời, luận văn cũng nhằm giải quyết một số vướng mắc trong việc
áp dụng các quy phạm của chế định TNHS của pháp nhân, góp phần nâng caohiệu quả của cuộc đấu tranh phòng và chống tội phạm ở nước ta hiện nay
* Nhiệm vụ
Để đạt được những mục đích nghiên cứu của đề tài, các nhiệm vụ cơbản sau sẽ được thực hiện:
Trang 14- Nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn của chế định TNHScủa pháp nhân nói chung, TNHS của pháp nhân thương mại nói riêng;
- Nghiên cứu pháp luật quốc tế cũng như kinh nghiệm một số nướctỏng việc quy định TNHS của pháp nhân;
- Trên cơ sở các quy định hiện hành, có liên hệ với thực tiễn áp dụngcác quy định về TNHS nói chung; đồng thời tham khảo các ý kiến góp ý củacác chuyên gia về những bất cập của BLHS quy định TNHS của pháp nhânthương mại, tác giả đề xuất bổi sung một số quy định về TNHS của pháp nhânthương mại trong BLHS năm 2015
4 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các nội dung:
- Khái niệm, bản chất của TNHS của pháp nhân nói chung và phápnhân thương mại nói riêng;
- Cơ sở TNHS;
- Căn cứ (điều kiện truy cứu TNHS) đối với pháp nhân thương mại;
- Căn cứ phân loại tội phạm đối với pháp nhân;
- Các quy định liên quan đến việc quyết định hình phạt; miễn TNHSđối với pháp nhân;
- Thời hiệu truy cứu TNHS đối với pháp nhân;
- Xóa án tích đối với pháp nhân;
- Ngoài ra tác giả đi nghiên cứu chế định này trên phương diện lậppháp và việc áp dụng trên thực tiễn để từ đó đưa ra các kiến nghị hoàn thiện
5 Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của luận văn: là quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về con người, về xây dựng Nhà nước và pháp luật, đấutranh phòng, chống tội phạm; quan điểm của Đảng và Nhà nước về đấu tranhchống tội phạm cũng như thành tựu của các chuyên ngành khoa học pháp lý
Trang 15tụng hình sự, những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu,sách chuyên khảo và các bài viết đăng trên tạp chí của một số nhà khoa họcpháp lý chuyên ngành.
Các phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện mục đích nghiên cứu,
luận văn sử dụng một số phương pháp tiếp cận để làm sáng tỏ về mặt khoahọc từng vấn đề tương ứng, đó là các phương pháp nghiên cứu cụ thể như:lịch sử so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê, quy nạp và diễn dịch…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn.
Luận văn là một công trình vừa có ý nghĩa về mặt lý luận, vừa có ýnghĩa về mặt thực tiễn trong việc nghiên cứu và thực thi các chế định về TNHSnói chung và TNHS của pháp nhân nói riêng Để từ đó có những kiến nghịsửa đổi nhằm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật về TNHS ở nước ta hiện nay
Về mặt lý luận: Luận văn là một công trình nghiên cứu chuyên khảo
khá đồng bộ đề cập một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về TNHScủa pháp nhân trong Bộ luật hình sự Kết quả nghiên cứu của luận văn gópphần hoàn thiện hơn về chế định này trong pháp luật hình sự Việt Nam
Cụ thể, luận văn đã làm rõ các vấn đề lý và các quy định của BLHSnăm 2015; Đồng thời nghiên cứu các quy định về TNHS của pháp nhân củamột số quốc gia Qua đó chỉ ra những ưu điểm; tồn tại, hạn chế trong nhữngquy định của pháp luật về TNHS pháp nhân trong BLHS; trên cơ sở đó đưa ramột số giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện BLHS năm 2015 nói riêng và hệthống pháp luật nói chung
Về mặt thực tiễn: Luận văn góp phần bổ sung quy định chung về
TNHS của pháp nhân cũng như đưa ra các kiến nghị hoàn thiện các quy phạmpháp luật ở khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng Những phương hướng,giải pháp của luận văn có tính chất định hướng cho hoạt động của cơ quan cóthẩm quyền trong quá trình giải quyết Cùng với đó, luận văn còn là tài liệutham khảo cần thiết cho các nhà khoa học pháp lý, cán bộ thực tiễn đang côngtác tại các cơ quan bảo vệ pháp luật, các sinh viên và học viên cao học
Trang 167 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của pháp nhân Chương 2: Các quy định của Bộ luật hình sự năm 2015 về trách nhiệm
hình sự của pháp nhân thương mại
Chương 3: Hoàn thiện quy định pháp luật về trách nhiệm hình sự của
pháp nhân thương mại
Trang 17Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
1.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ BẢN CHẤT CỦA TRÁCH NHIỆM HÌNH
SỰ CỦA PHÁP NHÂN
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân nói chung và pháp nhân thươngmại nói riêng là một vấn đề mới và tương đối phức tạp trong nhận thức cũngnhư trong thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự Việt Nam, do vậy, để có thểtrình bày và phân tích những nội dung cơ bản về TNHS của pháp nhân nóichung và pháp nhân thương mại nói riêng cần làm rõ những nội dung cơ bảncủa TNHS nói chung trong khoa học luật hình sự Việt Nam hiện nay
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và bản chất của trách nhiệm hình sự
1.1.1.1 Các quan điểm khác nhau về khái niệm trách nhiệm hình sự
Trách nhiệm hình sự là một trong những vấn đề lý luận phức tạp, làmột thuật ngữ pháp lý được sử dụng đối với người có hành vi vi phạm phápluật hình sự Từ trước đến nay xung quanh khái niệm TNHS vẫn còn tồn tạinhiều quan điểm khác nhau Hiện, trong khoa học luật hình sự vẫn tồn tại cácquan điểm khác nhau như:
Quan điểm của PGS.TSKH Lê Cảm định nghĩa: "Trách nhiệm hình sự
là hậu quả pháp lý của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc ápdụng đối với người phạm tội một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhànước do luật hình sự quy định" [2, tr 122]
PGS.TS.Trần Văn Độ cho rằng: "Trách nhiệm hình sự là hậu quả pháp
lý của việc thực hiện tội phạm mà cá nhân người phạm tội phải gánh chịutrước Nhà nước về hành vi phạm tội của mình và được thực hiện bằng hình
Trang 18phạt và các biện pháp cưỡng chế hình sự khác theo quy định của Bộ luật hìnhsự" [13, tr 91].
Quan điểm của GS.TSKH Đào Trí Úc viết: "Trách nhiệm hình sự làhậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện ở chỗ người đã gây ra tội phảichịu trách nhiệm về hành vi của mình trước Nhà nước" [48, tr 41]
Quan điểm của GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa và PGS.TS Lê Thị Sơn cho rằng:
Trách nhiệm hình sự là trách nhiệm của người phạm tộiphải chịu những hậu quả bất lợi về hành vi phạm tội của mình.Trách nhiệm hình sự là một dạng của trách nhiệm pháp lý baogồm: nghĩa vụ phải chịu sự tác động của hoạt động truy cứu tráchnhiệm hình sự, chịu bị kết tội, chịu biện pháp cưỡng chế của tráchnhiệm hình sự (hình phạt, biện pháp tư pháp) và chịu mang ántích [18, tr 126]
Nghiên cứu các quan điểm trên cho thấy, mặc dù còn có những điểmchưa thực sự thống nhất, mỗi nhà khoa học đều đưa ra những luận điểm củariêng mình và ở góc độ nào đó đều có tính hợp lý nhất định Tuy nhiên, cácquan điểm đều thống nhất với nhau ở một điểm: đó chính là hậu quả pháp lýbất lợi và được áp dụng cho chính người phạm tội Theo đó, TNHS với tínhcách là một dạng của trách nhiệm pháp lý, không phải là nghĩa vụ pháp lý nóichung mà cụ thể hơn chính là việc người đó phải chịu hậu quả pháp lý bất lợicủa người phạm tội trước Nhà nước trong tình trạng bị cưỡng chế do việcngười đó đã thực hiện tội phạm Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu cácbiện pháp cưỡng chế, chịu TNHS do Nhà nước áp dụng Nhưng nghĩa vụ phảichịu TNHS của người phạm tội sẽ không được thực hiện trên thực tế nếu tộiphạm không bị phát hiện, tội phạm đã hết thời hiệu truy cứu TNHS hoặcngười phạm tội được miễn TNHS theo quy định của luật hình sự Như vậy,TNHS chỉ có thể áp dụng đối với người phạm tội nhưng không có nghĩa
Trang 19nghĩa vụ phải chịu TNHS với TNHS mà một người phải chịu trên thực tế doviệc thực hiện tội phạm.
Mặt khác, về quan điểm coi TNHS đồng nghĩa với việc thực hiện chếtài pháp lý hình sự, phát sinh từ khi áp dụng hình phạt đối với người phạm tội,qua nghiên cứu, cũng như ý kiến của nhiều nhà khoa học khác, tác giả chorằng, không thể đồng nhất TNHS với hình phạt bởi, khái niệm TNHS là kháiniệm rộng hơn khái niệm hình phạt TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạmtội được áp dụng đối với người thực hiện hành vi phạm tội, còn hình phạt chỉ
là một trong những biện pháp cưỡng chế chủ yếu của TNHS
Từ những phân tích trên, tác giả hoàn toàn đồng ý với khái niệmTNHS như sau: TNHS là một dạng trách nhiệm pháp lý, là hậu quả pháp lýbất lợi mà người phạm tội phải gánh chịu trước Nhà nước do việc người đóthực hiện tội phạm và là kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luậthình sự, được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hìnhphạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình sự [19]
1.1.1.2 Bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự
Theo quan điểm chung hiện nay, bản chất của TNHS là sự lên án củaNhà nước đối với hành vi phạm tội Bằng cách áp dụng các biện pháp cưỡngchế hình sự đối với người phạm tội, Nhà nước thể hiện thái độ của mình đốivới hành vi nguy hiểm cho xã hội và người thực hiện hành vi đó Như vậy,TNHS là biện pháp tác động hữu hiệu của Nhà nước lên người phạm tội vànhững người khác trong phòng chống tội phạm, bảo vệ trật tự pháp luật vàgiáo dục công dân ý thức tuân thủ pháp luật
Về đặc điểm của TNHS, trong các loại trách nhiệm pháp lí, TNHS làdạng trách nhiệm pháp lí nghiêm khắc nhất Như đã phân tích ở trên, hiện nayvẫn còn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau trong khoa học luật hình sự vềkhái niệm TNHS từ đó có sự khác nhau về đặc điểm của TNHS như: thời
Trang 20điểm bắt đầu TNHS, các yếu tố của TNHS nhưng tựu chung lại, đa số cácquan điểm đều phản ánh thống nhất một số đặc điểm của TNHS như sau:
Thứ nhất, TNHS là một dạng cụ thể của trách nhiệm pháp lý Vì vậy,
TNHS thoả mãn tất cả các dấu hiệu của trách nhiệm pháp lý nói chung đượchiểu theo nghĩa bị động và các dấu hiệu đó được cụ thể hoá trong luật hình sự
Thứ hai, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm Điều này được hiểu, việc thực hiện hành vi thỏa mãn
các dấu hiệu của cấu thành tội phạm được quy định trong luật hình sự Không
có việc thực hiện hành vi bị luật hình sự coi là tội phạm thì không thể cóTNHS Trong quá trình áp dụng pháp luật, người áp dụng pháp luật xác địnhđược hành vi của một người thỏa mãn các dấu hiệu của cấu thành tội phạmđược BLHS quy định thì mới có thể kết luận hành vi đó là tội phạm và mới cóthể buộc người thực hiện hành vi phải chịu TNHS Bởi lẽ, nguyên tắc khôngtránh khỏi TNHS khi thực hiện tội phạm là nguyên tắc cơ bản của luật hình sựnước ta Nguyên tắc này bảo đảm có sự công bằng và bình đẳng của mọi côngdân trước pháp luật Một người có năng lực TNHS và có lỗi khi thực hiệnhành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS thì phải chịu cáchậu quả pháp lý bất lợi theo quy định của pháp luật
Thứ ba, TNHS là trách nhiệm trước Nhà nước, kết quả của việc áp dụng các quy phạm pháp luật hình sự, được xác định và thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặc biệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định TNHS chỉ có
thể do Tòa án, nhân danh Nhà nước, áp dụng đối với người phạm tội Quátrình giải quyết vụ án cùng với việc áp dụng các biện pháp đó của các cơ quantiến hành tố tụng không phải là quá trình thực hiện TNHS mà chỉ là quá trìnhxác định những điều kiện cần và đủ để có thể truy tố người phạm tội và buộctội họ trước Tòa án Nếu có đủ cơ sở để kết án người phạm tội, Tòa án sẽ rabản án kết tội đối với người đó, bản án kết tội của Tòa án chính là sự thể hiện
Trang 21nước và việc phải chịu TNHS từ phía người phạm tội chỉ bắt đầu khi bản ánkết tội của Tòa án đối với bị cáo có hiệu lực pháp luật Nếu không có những
lý do đặc biệt, người phạm tội sẽ phải chấp hành toàn bộ hình phạt do Tòa ánquyết định trong bản án kết tội
Trách nhiệm hình sự được thực hiện theo một trình tự, thủ tục đặcbiệt do pháp luật tố tụng hình sự quy định như Điều 256 BLTTHS, thôngthường, sau khi bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật có kèm theoquyết định hình phạt tù đối với người bị kết án, người bị kết án sẽ phải chấphành hình phạt khi có quyết định thi hành án của cơ quan có thẩm quyền Tuynhiên, trong một số trường hợp, việc thi hành án phạt tù có thể bị hoãn nếungười bị kết án chưa chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hìnhphạt tù nếu người bị kết án đang phải chấp hành hình phạt tù khi có nhữngđiều kiện được quy định tại Điều 61 BLHS hay trong quá trình chấp hànhhình phạt người bị kết án có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt sovới mức hình phạt mà Tòa án đã tuyên khi có những căn cứ được quy định tạiĐiều 58, 59 BLHS hoặc người bị kết án có thể được miễn chấp hành hìnhphạt (miễn chấp hành toàn bộ hình phạt hoặc miễn chấp hành phần hình phạtcòn lại) theo Điều 57, khoản 2 Điều 58 Ngoài ra, tại khoản 2, 4, 5 Điều 57 vàkhoản 2 Điều 58, khoản 3 Điều 43 BLHS còn quy định về việc Tòa án có thểđưa người đang chấp hành hình phạt mà bị bệnh tới mức mất khả năng nhậnthức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình vào một cơ sở điều trịchuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh Sau khi khỏi bệnh, người bị áp dụng biệnpháp bắt buộc chữa bệnh phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý
do khác để miễn chấp hành hình phạt Tất cả các thủ tục đều được quy địnhmột cách cụ thể
Như vậy, có thể thấy bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật là
cơ sở pháp lý xác nhận một người đã phải chịu TNHS Việc chấp hành bản ánkết tội là thể hiện việc thực hiện TNHS của người bị kết án
Trang 22Thứ tư, TNHS là quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước và người thực hiện tội phạm Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, Nhà
nước có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án truy cứuTNHS và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với người phạm tội.Người phạm tội có nghĩa vụ phải chịu các hậu quả pháp lý bất lợi theo quyđịnh của pháp luật và có quyền đòi hỏi Nhà nước truy cứu TNHS đối với họtrong phạm vi quy định của pháp luật
Thứ năm, TNHS được thể hiện ở bản án kết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật, hình phạt và một số biện pháp cưỡng chế hình sự khác do luật hình
sự quy định TNHS là hậu quả pháp lý của việc phạm tội, thể hiện trước hết ở
việc Tòa án, nhân danh Nhà nước, kết án người phạm tội Nếu không có bản
án kết tội của Tòa án thì không thể nói đến TNHS đối với một người Bản ánkết tội của Tòa án có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý xác nhận người phạm
tội chính thức "bị coi là có tội" Đó chính là hậu quả pháp lý thể hiện một
trong những nội dung quan trọng của TNHS mà người phạm tội phải chịutrước Nhà nước
Đa số các trường hợp bản án kết tội của Tòa án đối với người phạm tội
đi kèm với việc Tòa án quyết định hình phạt đối với người đó Trong trườnghợp này, TNHS được thể hiện ở bản án kết tội và hình phạt Trong trường hợpkhác, bản án kết tội của Tòa án áp dụng đối với người phạm tội không gắn vớiviệc Tòa án quyết định hình phạt mà gắn với việc Tòa án quyết định miễnhình phạt đối với người đó
Trách nhiệm hình sự được thực hiện bằng biện pháp cưỡng chế nhànước đặc biệt là hình phạt Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắcnhất của Nhà nước so với các biện pháp cưỡng chế pháp lý khác Người chịuTNHS phải bị tước bỏ hoặc hạn chế các quyền và lợi ích hợp pháp về vật chấthoặc tinh thần và việc đó được bảo đảm thực hiện bằng bộ máy cưỡng chế
Trang 23Ngoài hình phạt, TNHS còn được thực hiện bằng các biện pháp cưỡngchế hình sự khác như: bắt buộc chữa bệnh (Điều 43 BLHS), tịch thu vật, tiềntrực tiếp liên quan đến tội phạm (Điều 41 BLHS), giáo dục tại xã, phường, thịtrấn hoặc đưa vào trường giáo dưỡng đối với người chưa thành thành niênphạm tội (Điều 70 BLHS) v.v Các biện pháp này có thể được áp dụng bổsung hoặc thay thế cho hình phạt.
Trách nhiệm hình sự được thực hiện chủ yếu bằng hình phạt Tuynhiên, trong trường hợp nhất định người phạm tội chịu TNHS nhưng khôngcần thiết phải áp dụng hình phạt đối với họ cũng đủ cải tạo, giáo dục họ trởthành người có ích cho xã hội, phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung
1.1.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự của pháp nhân
1.1.2.1 Các học thuyết khác nhau về trách nhiệm hình sự của pháp nhân và sự lựa chọn của các nhà lập pháp Việt Nam
a) Các học thuyết khác nhau về trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Theo quan niệm truyền thống, cơ sở của TNHS là việc người phạm tộithực hiện hành vi được luật hình sự quy định là tội phạm Nói cách khác, cơ
sở TNHS là việc thực hiện hành vi cấu thành tội phạm Để truy cứu TNHS đốivới một người, cơ quan tiến hành tố tụng phải chứng minh được hành vi phạmtội và yếu tố lỗi (cố ý hoặc vô ý) của người thực hiện hành vi đó Quan điểmtội phạm là một thể thống nhất giữa các yếu tố khách quan (khách thể, mặtkhách quan) và các yếu tố chủ quan (chủ thể, lỗi) đã được thừa nhận chungtrong lý thuyết truyền thống về tội phạm Điều này hoàn toàn đúng khi TNHSđược áp dụng đối với cá nhân một con người cụ thể
Trang 24Đặt vấn đề truy cứu TNHS của pháp nhân - con người pháp lý, khôngthể tự mình thực hiện hành vi như cá nhân theo nghĩa thông thường, mà hành
vi của pháp nhân luôn được thực hiện thông qua hành vi của con người cụ thểthuộc về pháp nhân Điều này đặt ra cần phải xem xét lại quan niệm về TNHStheo nghĩa thông thường Các vấn đề như: (i) hành vi phạm tội của pháp nhânđược thực hiện như thế nào; (ii) pháp nhân có thái độ tâm lý, có thể tính đếnyếu tố chủ quan, yếu tố lỗi như quan điểm truyền thống hay không; (iii) toàn
bộ pháp nhân có phải chịu TNHS đối với hành vi do một số cá nhân thực hiệnhay không đã và đang là chủ đề nghiên cứu của giới khoa học luật hình sựnói chung và Việt Nam nói riêng
Trong bối cảnh đó, để giải quyết những vướng mắc về mặt lý luậntrong việc áp dụng TNHS đối với tổ chức, pháp nhân, các nhà hình sự họctrên thế giới đã đưa ra các học thuyết làm nền tảng và luận giải cho vấn đềnày Tham khảo kinh nghiệm thế giới, Khoa học luật hình sự thế giới ghi nhậncác học thuyết cơ bản sau đây:
Thứ nhất, học thuyết trách nhiệm thay thế (Vicarious liability) Theo
học thuyết này, bất cứ điều gì mà người làm công, người làm đại lý cho tổchức, pháp nhân thực hiện trên cơ sở mối quan hệ giữa tổ chức, pháp nhân vớinhân viên theo quy định của pháp luật đều được coi là chính do tổ chức, phápnhân thực hiện Người làm công, làm đại lý phải thực hiện những công việc
mà người chủ (hoặc tổ chức, pháp nhân) giao, đồng thời phải tuân thủ nhữngnội quy, quy định mà người chủ (tổ chức, pháp nhân) đề ra Cho nên, khi cósai phạm của người làm công, người làm đại lý thì người chủ, tổ chức, phápnhân phải gánh chịu trách nhiệm
Trang 25Trách nhiệm thay thế được áp dụng không chỉ vì nó lý giải mang tínhhợp lý, gần gũi với pháp luật dân sự, pháp luật hành chính mà còn vì hiệu quảthực tế mang nó mang lại Việc buộc tổ chức, pháp nhân phải gánh chịunhững hậu quả pháp lý do hành vi phạm tội của người làm công, người làmđại lý (bao gồm hình phạt, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả ) sẽ có tínhhiệu quả hơn vì khả năng thực tài chính của tổ chức, pháp nhân Đồng thờitính phòng ngừa của học thuyết này cũng rất quan trọng, bởi vì việc áp dụngTNHS buộc pháp nhân phải có những biện pháp hạn chế, phòng ngừa hành vi
vi phạm pháp luật của nhân viên, nâng cao trách nhiệm trong quản lý, kiểmsoát nhân viên, đòi hỏi nhân viên thực hiện các hoạt động phù hợp pháp luật
Mặc dù vậy, học thuyết này có một nhược điểm là có phạm vi quárộng khi quy định tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS trong trường hợp bất
kỳ một nhân viên, đại lý nào (với chức vụ bất kỳ) có hành vi phạm tội vì lợiích tổ chức, pháp nhân Điều này càng bất cập trong thời đại công nghiệp,toàn cầu hóa với các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế có hàng vạn nhân cônghiện nay
Trang 26Thứ hai, học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (Identification liability) tư tưởng chính của học thuyết đồng nhất hóa
trách nhiệm thể hiện cơ bản ở chỗ học thuyết này coi hành vi và lỗi của nhữngngười quản lý (chỉ đạo, điều hành) tổ chức, pháp nhân như chính là hành vi,lỗi của tổ chức, pháp nhân Nói cách khác, hành vi, lỗi của tổ chức, pháp nhânđược đánh giá thông qua hành vi, lỗi của cá nhân những người chỉ huy, quản
lý, điều hành tổ chức, pháp nhân đó Ví dụ, Điều 47 Luật công ty của Israelnăm 1999 quy định: "Những hành vi và những ý định của một cơ quan hoặc
cá nhân quản lý cũng chính là hành vi, ý định của công ty" Vì vậy, khi nhânviên quản lý của công ty thực hiện hành vi phạm tội thì đồng thời, ngay lậptức và một cách trực tiếp, hành vi đó được coi là hành vi phạm tội của công
ty Hai điều kiện cần và đủ để truy cứu TNHS đối với tổ chức, pháp nhân là:
(1) Hành vi phạm tội do người chỉ huy, quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức,pháp nhân đó thực hiện nhân danh, thay mặt hoặc đại diện cho tổ chức, phápnhân; (2) Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân
Ưu điểm của học thuyết này là đơn giản hóa nhận thức và thủ tục truy cứuTNHS đối với tổ chức, pháp nhân Để truy cứu TNHS tổ chức, pháp nhân,người ta chỉ cần chứng minh hành vi, lỗi của các cá nhân và các cá nhân đó có
chức năng quản lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức, pháp nhân Điểm đáng lưu ý
nhất của học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm chính là xác định người quản
lý, chỉ đạo, điều hành tổ chức, pháp nhân Với rất nhiều loại hình tổ chức,pháp nhân với hình thức hoạt động, kinh doanh rất khác nhau, việc có đượcmột tiêu chuẩn cứng để xác định các chủ thể này là điều rất khó khăn mà phải
chấp nhận sự suy xét, đánh giá chủ quan Do đó pháp luật của một số quốc gia
đã cố gắng đưa ra các tiêu chuẩn mang tính quy tắc chung để xác định vấn đềnày
Trang 27Thứ ba, học thuyết hệ thống/ văn hóa (Systems/Culture Theory) Đây
là một trong những học thuyết xuất hiện muộn hơn trong giải quyết vấn đềTNHS đối với tổ chức, pháp nhân Khác với học thuyết trách nhiệm thay thếhay học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm khi đánh giá tội phạm thông quangười làm công hoặc người quản lý, chỉ huy, điều hành của tổ chức, phápnhân (tức chủ thể của hành vi phạm tội), học thuyết hệ thống/văn hóa xácđịnh tội của tổ chức, pháp nhân thông qua đánh giá vấn đề văn hóa của tổchức, pháp nhân và thực hiện các quy định đó trong thực tế Theo học thuyếtnày, tổ chức, pháp nhân được coi là đã ủy quyền hoặc cho phép nhân viên củamình thực hiện hành vi phạm tội nếu chứng minh được rằng văn hóa mà tổchức, pháp nhân đó đang duy trì đã tạo ta ở người thực hiện hành vi phạm tộitâm lý cho rằng tổ chức, pháp nhân khuyến khích, hoặc ít nhất là chấp nhậnnhững hành vi như vậy Nói cách khác, văn hóa mà pháp nhân đang duy trì vôhình chung đã thúc đẩy, tạo thuận lợi cho các nhân viên tổ chức, công ty thựchiện hành vi phạm tội hoặc ít nhất là không ngăn cản hình vi đó Vì vậy, để
truy cứu TNHS đối với tổ chức, pháp nhân, cần phải có ba yếu tố: Thứ nhất,
có hành vi phạm tội của nhân viên tổ chức, công ty; thứ hai, nhân viên đó
thực hiện hành vi trong phạm vi chức năng, thẩm quyền được giao hoặc ủy
quyền; thứ ba, thông qua văn hóa tổ chức, pháp nhân có chứng cứ cho thấy
rằng nhân viên thực hiện hành vi phạm tội đó nhận thức được rằng tổ chức,pháp nhân đã chỉ đạo, ủng hộ hay không phản đối hành vi mà họ thực hiệnhoặc có lỗi là đã không tạo ra và duy trì một kiểu văn hóa đòi hỏi sự thuân thủpháp luật trong phạm vi tổ chức, công ty Ví dụ, Điều 12.3 BLHS Australiaquy định rằng ý định, nhận thức hay sự khinh suất sẽ được quy kết cho phápnhân nếu chúng được thể hiện một cách rõ ràng hoặc ngầm hiểu trong việc ủyquyền hoặc cho phép thực hiện hành vi phạm tội
Trang 28So với học thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm (chỉ thông qua hành vicủa lãnh đạo, chỉ huy, người quản lý, nhân viên cấp cao), học thuyết văn hóapháp nhân xác định phạm vi TNHS của tổ chức, pháp nhân rộng hơn; bất kỳhành vi phạm tội nào của nhân viên tổ chức, pháp nhân cũng có thể được quykết cho tổ chức, pháp nhân Tuy nhiên, học thuyết này có hạn chế ở chỗ do
"văn hóa" pháp nhân được hình thành và ghi nhận có thể thành văn hoặc bấtthành văn, cho nên việc chứng minh rằng tổ chức, pháp nhân đã khuyếnkhích, động viên hoặc ngầm đồng ý, chấp nhận cho cá nhân thực hiện hành viphạm tội để trên cơ sở đó có thể truy cứu TNHS tổ chức, pháp nhân là mộtviệc làm rất phức tạp và khó khăn trong thực tiễn
Nghiên cứu các học thuyết này cho thấy chúng cũng rất gần với cáchọc thuyết đã phân tích trên về cách lý giải cũng như điều kiện áp dụng Cáchọc thuyết được phân tích trên chủ yếu được thực hiện ở các quốc gia theo hệthống thông luật (common law) vốn không thật chặt chẽ, cụ thể trong luật nộidung Các học thuyết trách nhiệm thay thế, đồng nhất trách nhiệm được ápdụng chủ yếu ở Hoa kỳ, Anh, Canada…; còn học thuyết văn hóa/hệ thống chủyếu được áp dụng tại Australia [29]
Nói tóm lại, dù có cách lý giải khác nhau về TNHS của tổ chức, phápnhân nhưng các học thuyết có ba điểm chung là:
Thứ nhất, tổ chức, pháp nhân bao giờ cũng phải chịu TNHS thông qua
hành vi phạm tội của cá nhân thuộc về pháp nhân Không có hành vi của cánhân thì không có TNHS của pháp nhân Từ luận điểm này, một số ý kiến chorằng: pháp nhân không thể thực hiện hành vi phạm tội nên không đặt vấn đềđối với hành vi phạm tội của pháp nhân và tư cách chủ thể của tội phạm củapháp nhân mà chỉ nói đến pháp nhân với tư cách là chủ thể của TNHS
Trang 29Về vấn đề này, tác giả cho rằng, không nên đồng nhất hóa một cáchtuyệt đối hành vi của cá nhân và hành vi của pháp nhân, vì nếu như theo quanđiểm trên, chúng ta khó có thể lý giải trường hợp hành vi phạm tội của phápnhan là tập hợp của rất nhiều hành vi của cá nhân Mặt khác, trong khoa họcluật hình sự, chỉ nói đến TNHS của một chủ thể khi chủ thể đó thực hiện hành
vi gây thiệt hại cho xã hội (dù đó là cá nhân hay pháp nhân)
Thứ hai, giữa tổ chức, pháp nhân và thể nhân bao giờ cũng tồn tại mối
quan hệ ràng buộc nhất định Tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS về hành viphạm tội của thể nhân khi người đó thực hiện hành vi nhân danh tổ chức,pháp nhân, thay mặt tổ chức, pháp nhân hoặc chịu sự giám sát và vì lợi íchcủa tổ chức, pháp nhân Đồng thời, thể nhân đó thực hiện hành vi trong phạm
vi chức năng, thẩm quyền và nhiệm vụ được tổ chức, pháp nhân giao Trongthuyết trách nhiệm thay thế - đó là người làm công, đại lý và ràng buộc vớinhau bằng hợp đồng; trong thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm - đó là người chỉhuy, quản lý, lãnh đạo, điều hành tổ chức, pháp nhân; trong thuyết văn hóa -
đó là bất kỳ nhân viên nào của tổ chức, pháp nhân và ràng buộc với nhaubằng văn hóa pháp nhân
Thứ ba, việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân thông thường không
loại trừ TNHS của cá nhân đã thực hiện hành vi cấu thành tội phạm cụ thể.Nói cách khác, đồng thời với việc truy cứu TNHS đối với pháp nhân, ngườihoặc cơ quan có thẩm quyền còn có thể truy cứu TNHS cá nhân đã có hành vi
mà vì nó tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS
b) Sự lựa chọn của các nhà lập pháp Việt Nam
Ở Việt Nam vấn đề TNHS của pháp nhân vừa mới được quy địnhtrong BLHS năm 2015 Tuy nhiên, có thể khẳng định rằng, tư tưởng quy địnhtrách nhiệm pháp lý của tổ chức, pháp nhân đã được thể hiện trong các vănbản pháp luật trước đó Qua nghiên cứu các văn bản pháp luật hình sự đượcban hành trước năm 1985 thấy rằng, tư tưởng coi "tổ chức" là chủ thể của tội
Trang 30phạm đã phần nào thể hiện qua quy định của pháp luật giai đoạn này Ví dụ:điểm c khoản 2 Điều 12 Pháp lệnh ngày 21 tháng 10 năm 1970 Trừng trị cáctội xâm phạm tài sản XHCN quy định tình tiết tăng nặng định khung là: "Cố ý
giúp cho những tổ chức hoặc cá nhân tiến hành kinh doanh, bóc lột, đầu cơ hoặc phạm những tội khác" Quy định này gián tiếp thể hiện tổ chức cũng có
thể thực hiện một số tội nhất định Tuy nhiên, tinh thần này không được cụ thểhóa qua các quy định về TNHS của chủ thể thực hiện tội phạm và do đó cũngkhông được áp dụng trong thực tiễn xét xử
Tư tưởng quy định TNHS của pháp nhân được đặt ra chính thức trongquá trình xây dựng BLHS năm 1999 Trong những dự thảo ban đầu của quátrình xây dựng Bộ luật, những người soạn thảo đã xây dựng một số quy phạmcho phép truy cứu TNHS đối với pháp nhân, tổ chức Tuy nhiên, trong quátrình thảo luận dự thảo cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề chưa được nghiêncứu sâu cho nên dự thảo đã không được chấp nhận ban hành chính thức Từ
đó, vấn đề TNHS của tổ chức, pháp nhân được tranh luận nhiều trong khoahọc luật hình sự và trở thành một trong những vấn đề cấp thiết trong khoa họccũng như thực tiễn lập pháp hình sự nước ta [1]
Việc lựa chọn học thuyết này hay học thuyết khác trong lý giải về cơ
sở TNHS đối với tổ chức, pháp nhân có ý nghĩa rất quan trọng đối với việcxác định phạm vi TNHS đối với tổ chức, pháp nhân (loại tội phạm phải chịuTNHS, loại tổ chức, pháp nhân phải chịu TNHS, loại tội mà pháp nhân phảichịu TNHS…) trong hoạt động lập pháp của các quốc gia Qua nghiên cứu kinhnghiệm của các nước trong việc quy định TNHS của pháp nhân, các nhà lậppháp Việt Nam cho rằng, việc áp dụng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm vớicách lý giải lỗi của tổ chức, pháp nhân đồng nhất với lỗi của cá nhân là ngườilãnh đạo, chỉ huy, chỉ đạo, điều hành đã có hành vi nhân danh, thay mặt, đạidiện vì lợi ích của tổ chức, pháp nhân trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ,
Trang 31quyền hạn được giao là hợp lý Quan điểm giải quyết này tuy có khác nhưngcũng khá gần gũi với nguyên tắc lỗi trong lý luận luật hình sự truyền thống.
Cùng với việc quy định TNHS đối với pháp nhân, vấn đề lý luận liênquan đến TNHS như khái niệm và các đặc điểm TNHS, nguyên tắc TNHS cánhân, các hình thức TNHS… cũng cần được nhận thức theo hướng mở rộnghơn so với trước đây Có như vậy vấn đề TNHS đối với pháp nhân mới được
lý giải rõ ràng về mặt lý luận, đáp ứng yêu cầu thực tiễn
Các hình thức TNHS, ở các nước có quy định TNHS đối với phápnhân, pháp luật hình sự quy định hệ thống hình phạt dành cho pháp nhân khácnhau cơ bản và độc lập với hệ thống hình phạt dành cho thể nhân Có nhữnghình phạt (như tử hình, tước tự do, tước quyền công dân, trục xuất…) chỉ ápdụng cho cá nhân, mà không thể áp dụng đối với pháp nhân; có những hìnhphạt (như giải thể, đóng cửa…) chỉ dành cho tổ chức, pháp nhân mà khôngthể áp dụng cho thể nhân; có hình phạt (như cảnh cáo, cấm hoạt động kinhdoanh…) có thể áp dụng đối với cá nhân và cả đối với pháp nhân
Trên cơ sở tham kháo nội dung các học thuyết và kinh nghiệm lậppháp hình sự của một số quốc gia về TNHS của pháp nhân, Đề án quy địnhTNHS của pháp nhân của cơ quan chủ trì soạn thảo BLHS (sửa đổi), việcđặt vấn đề truy cứu TNHS đối với tổ chức, pháp nhân và đã được Quốc hộikhóa XIII thông qua tại kỳ họp thứ 9 ngày 27/11/2015 Theo đó, (i) Phápnhân chịu TNHS thông qua hành vi của thể nhân ở dạng đại diện, được ủyquyền (thuyết trách nhiệm thay thế) chính là hành vi của tổ chức, phápnhân; (ii) Không phải mọi trường hợp người phải chịu TNHS phải trực tiếpthực hiện hành vi phạm tội; (iii) Pháp nhân chỉ phải chịu TNHS trong trườnghợp cá nhân thành viên pháp nhân (người đại diện) thực hiện hành vi trongphạm vi chức năng, nhiệm vụ, ủy quyền được giao Nói cách khác, có sựchỉ đạo hoặc tiếp tay của pháp nhân Như đã phân tích ở trên, mặc dù đãđược nghiên cứu từ trước đó gần 20 năm, nhưng việc xác định TNHS của
Trang 32pháp nhân được xác định là vấn đề mới, phức tạp, nên các nội dung như:
cơ sở chịu TNHS của pháp nhân, điều kiện pháp nhân phải chịu TNHS, loạitội, loại hình phạt áp dụng đối với pháp nhân cũng mới chi dừng lại ở bướcthử nghiệm
1.1.2.2 Khái niệm, bản chất và đặc điểm của trách nhiệm hình sự của pháp nhân
a) Khái niệm trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Như đã đề cập đến ở phần trên, trong pháp luật hình sự, không có địnhnghĩa lập pháp về khái niệm TNHS Khái niệm này chỉ được các nhà hình sựhọc đề cập đến trong khoa học luật hình sự Mặc dù các quan điểm cụ thể còn
có khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà hình sự học đều thống nhất về bản
chất của TNHS là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội Bằng
cách tuyên bố hành vi (có mức độ nguy hiểm nhất định) nào đó là tội phạm và
áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể đã thực hiện hành
vi Như vậy, TNHS là biện pháp tác động hữu hiệu của Nhà nước lên chủ thểcủa tội phạm Với tư cách là chủ thể của quan hệ pháp luật hình sự, Nhà nước
có quyền thông qua các cơ quan bảo vệ pháp luật và Toà án truy cứu TNHS
và áp dụng các biện pháp cưỡng chế hình sự đối với chủ thể của tội phạm
Trên cơ sở các lập luận khoa học trên, về bản chất TNHS của phápnhân cũng chính là sự lên án của Nhà nước đối với hành vi phạm tội mà phápnhân đã thực hiện Phản ánh mối quan hệ giữa nhà nước và pháp nhân đã thựchiện tội phạm thông qua việc Nhà nước có quyền tuyên bố hành vi nguy hiểm
mà pháp nhân thực hiện là tội phạm và có quyền áp dụng các biện pháp hình
sự (gồm hình phạt và các biện pháp tư pháp) đối với pháp nhân đó nhằm bảo
vệ trật tự pháp luật và giáo dục mọi người ý thức tuân thủ pháp luật Đó làhậu quả pháp lý bất lợi mà pháp nhân phải gánh chịu, được thực hiện bằnghình phạt, biện pháp tư pháp hình sự và án tích do Tòa án nhân danh Nhà
Trang 33nước quyết định áp dụng đối với pháp nhân vì pháp nhân đó đã thực hiện hành
vi nguy hiểm cho xã hội trong những trường hợp được quy định trong BLHS
Về cơ sở và nguyên tắc TNHS của pháp nhân: trên cơ sở phân tích
pháp luật hiện hành của Việt Nam và tham khảo kinh nghiệm của các nước,BLHS sử dụng thuyết đồng nhất hóa trách nhiệm để quy định TNHS của phápnhân Học thuyết này đã được sử dụng ở phần lớn các nước quy định TNHScủa pháp nhân Bằng cách đồng nhất hành vi, lỗi của cá nhân người lãnh đạo,chỉ huy, người đại diện với hành vi, lỗi của pháp nhân, học thuyết này lý giảiđơn giản và hợp lý cơ sở TNHS của pháp nhân Nói cách khác, hành vi, lỗicủa người lãnh đạo, chỉ huy, người đại diện cũng được coi là hành vi, lỗi củapháp nhân
Về loại pháp nhân phải chịu TNHS: về nguyên tắc, để đảm bảo tính
công bằng trong chính sách xử lý hình sự, việc quy định TNHS đối với mọiloại hình pháp nhân có hành vi phạm tội, dù đó là tổ chức có tư cách phápnhân hay không có tư cách pháp nhân (doanh nghiệp tư nhân), dù là phápnhân theo luật tư hay theo luật công là cần thiết Tuy nhiên, vấn đề TNHS củapháp nhân là vấn đề mới, nên trước mắt cần có quy định phù hợp với điều kiệnkinh tế xã hội và tổ chức Nhà nước ta Trên tinh thần đó, Điều 2 BLHS 2015quy định: "chỉ pháp nhân thương mại nào phạm một tội đã được quy định tạiĐiều 76 của Bộ luật này mới phải chịu trách nhiệm hình sự" Theo Điều 75
Bộ luật Dân sự năm 2015, "pháp nhân thương mại là pháp nhân có mục tiêuchính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận được chia cho các thành viên"
Về điều kiện áp dụng TNHS đối với pháp nhân thương mại: Trên cơ
sở tham khảo pháp luật hình sự và thực tiễn áp dụng pháp luật một số nước,
để bảo đảm tính khả thi và phù hợp với điều kiện của Việt Nam, Điều 75BLHS năm 2015 quy định ba điều kiện truy cứu TNHS của pháp nhân thương
mại gồm: thứ nhất, hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân;
thứ hai, hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân; thứ ba,
Trang 34hành vi phạm tội được thực hiện theo sự chỉ đạo hoặc có sự đồng tình củapháp nhân Trong đó, người đại diện hợp pháp của pháp nhân có thể là ngườilãnh đạo, người điều hành pháp nhân, người được pháp nhân ủy quyền thựchiện các hoạt động của pháp nhân trong phạm vi công việc của mình hoặcthậm chí ngoài phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn nhưng theo chỉ đạo của phápnhân hoặc được pháp nhân đồng ý, chấp thuận Vì lợi ích của pháp nhân kể cảtrong trường hợp lợi ích của pháp nhân không phải là duy nhất
Về loại tội phạm mà pháp nhân thương mại phải chịu TNHS: tham
khảo kinh nghiệm của một số nước thì thấy rằng, hầu hết đối với các quốc gia
lần đầu quy định TNHS của pháp nhân đều thể hiện "sự thận trọng cần thiết"
bằng cách khoanh một số tội phạm mà pháp nhân thường hay vi phạm (tínhphổ biến), có mức độ nguy hiểm nhất định và dễ chứng minh trên thực tế.Theo đó, Điều 76 BLHS năm 2015 quy định 31 tội danh mà pháp nhânthương mại phải chịu TNHS Đây là các tội phạm thuộc các nhóm tội phạm
về môi trường (chương XVIII BLHS); xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
Như vậy, TNHS của pháp nhân trước hết cũng là một hình thức TNHS,
do pháp nhân phải gánh chịu bởi hành vi phạm tội của pháp nhân gây ra cho
xã hội bị coi là tội phạm Do đó, có thể hiểu TNHS của pháp nhân (thươngmại) theo pháp luật hình sự Việt Nam như sau:
Trách nhiệm hình sự của pháp nhân (thương mại) trong pháp luật hình sự Việt Nam được hiểu là hậu quả pháp lý của việc người đại diện pháp nhân thương mại thực hiện một trong các tội phạm do BLHS quy định, vì lợi ích của pháp nhân và có sự điều hành, chỉ đạo của pháp nhân, được thể hiện bằng việc Nhà nước áp dụng các biện pháp điều tra, truy tố, xét xử và áp dụng hình phạt đối với pháp nhân do luật hình sự quy định
b) Bản chất, đặc điểm trách nhiệm hình sự của pháp nhân
Do TNHS của pháp nhân không vượt ra khỏi nội hàm của khái niệm
Trang 35cá nhân người phạm tội thì nay có thể áp dụng cho pháp nhân thương mại, do
đó đặc điểm của TNHS của pháp nhân cũng giống đặc điểm của TNHS chỉkhác về chủ thể
Theo Khoản 2 Điều 2 và Điều 8 BLHS năm 2015, pháp nhân thươngmại là một chủ thể tội phạm độc lập, tự thực hiện hành vi phạm tội (thông quahành vi của người đại diện) và tự chịu TNHS (chủ yếu là hình phạt tiền) bằngtài sản của chính pháp nhân Theo quan điểm chung hiện nay, mức dù hành viphạm tội của pháp nhân được thực hiện thông qua hành vi của cá nhân ngườiđại diện, nhưng không hành vi của pháp nhân được hiểu là hành vi "độc lập"với hành vi của cá nhân
Về vấn đề này, cho đến thời điểm hiện nay trong giới khoa học luậthình sự tồn tại hai quan điểm
Quan điểm thứ nhất cho rằng: chỉ có một chủ thể của tội phạm là cá
nhân và hai chủ thể của TNHS là cá nhân và pháp nhân Theo nghĩa này, chủthể của tội phạm chỉ có thể là cá nhân, còn pháp nhân chỉ là chủ thể củaTNHS Vấn đề TNHS của pháp nhân không phải được xác định thông quahành vi phạm tội của chính pháp nhân đó vì pháp nhân không thực hiện hành
vi phạm tội và hành vi đó không độc lập với hành vi phạm tội của cá nhân.TNHS của pháp nhân được đặt ra khi cá nhân đại diện thực hiện hành vi phạmtội nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của phá nhân và được pháp nhân chỉ đạo,điều hành hoặc chấp thuận Như vậy sẽ chỉ có một hành vi phạm tội nhưng cóhai chủ thể phải chịu TNHS Với cách hiểu như vậy, các vấn đề khác như giaiđoạn thực hiên tội phạm, thời hiệu truy cứu TNHS,… của pháp nhân sẽ dễdàng giải quyết thông qua các quy định đối với cá nhân phạm tội Tuy vậy,trong BLHS năm 2015 chưa có một điều luật nào ghi nhận cụ thể về vấn đềnày, vì vậy gây khó khăn cho việc áp dụng các quy định khác của Bộ luật liênquan đến pháp nhân
Trang 36Quan điểm thứ hai cho rằng, BLHS năm 2015 quy định TNHS của
pháp nhân thương mại, nghĩa là pháp nhân thương mại là chủ thể của TNHS,thì đồng thời cũng là chủ thể của tội phạm, vì một trong những nguyên tắc cơbản của luật hình sự là: chủ thể chỉ phải chịu TNHS về chính hành vi củamình đã thực hiện Mặc dù hành vi phạm tội của pháp nhân thương mại đượcthực hiện thông qua hành vi của cá nhân và bản thân cá nhân cũng khôngđược loại trừ TNHS, nhưng không vì thế mà đồng nhất hành vi của cá nhân vàpháp nhân Căn cứ vào quy định tại Điều 75 BLHS năm 2015, các cơ quan tốtụng vẫn phải tách hành vi phạm tội của cá nhân và hành vi phạm tội của phápnhân thương mại để cá thể hóa TNHS cho phù hợp Hơn nữa, nếu quan niệmrằng, TNHS luôn là TNHS của cá nhân, còn pháp nhân chỉ là chủ thể củaTNHS thì trong mọi trường hợp, muốn xử lý TNHS của pháp nhân, thì luônphải có con người cá nhân là tội phạm, có đủ dấu hiệu của tội phạm; trong khi
đó, thực tiễn cho thấy, có trường hợp cá nhân không phải chịu TNHS (vì hành
vi không cấu thành) nhưng pháp nhân phải chịu TNHS (vì hành vi phạm tộicủa pháp nhân là tập hợp của nhiều hành vi của cá nhân
Mặt khác, BLHS năm 2015 chỉ giới hạn chỉ pháp nhân thương mạimới phải chịu TNHS Theo đó, không phải với mọi pháp nhân đều là chủ thểphạm tội mà chỉ có pháp nhân thương mại thực hiện hành vi phạm tội mớiphải chịu TNHS Bộ luật dân sự năm 2015 quy định một tổ chức được côngnhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây: Được thành lập theo quyđịnh của Bộ luật dân sự, luật khác có liên quan; có cơ cấu tổ chức theo quyđịnh tại Điều 83 của Bộ luật dân sự; Có tài sản độc lập với cá nhân, pháp nhânkhác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình; nhân danh mình tham giaquan hệ pháp luật một cách độc lập Như vậy, pháp nhân không phải là conngười mà là một tổ chức hoạt động vì mục đích lợi nhuận, cần có nguyên tắc
xử lý riêng mang tính đặc thù cũng như áp dụng chế tài tương xứng, có tính
Trang 37Theo Điều 75 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: Pháp nhân thươngmại là pháp nhân có mục tiêu chính là tìm kiếm lợi nhuận và lợi nhuận đượcchia cho các thành viên; pháp nhân thương mại bao gồm doanh nghiệp và các
tổ chức kinh tế khác; việc thành lập, hoạt động và chấm dứt pháp nhân thươngmại được thực hiện theo quy định của Bộ luật dân sự, Luật doanh nghiệp vàquy định khác của pháp luật có liên quan
Với những đặc thù của pháp nhân thương mại thì pháp luật cũng quyđịnh các trình tự, thủ tục cụ thể đối với pháp nhân thương mại phạm tội, cácloại tội pháp nhân thương mại sẽ bị xử lý
1.2 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC QUY ĐỊNH TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA PHÁP NHÂN
Để hoàn thiện hơn pháp luật hình sự nói chung và chế định TNHS củapháp nhân nói riêng, tác giả mong muốn đối chiếu so sánh với quy định củamột số nước có nền pháp luật tiên tiến trên thế giới có quy định về TNHS củapháp nhân để rút ra một số bài học kinh nghiệm áp dụng cho hệ thống phápluật hình sự ở nước ta
Cụ thể tác giả chọn nghiên cứu quy định về TNHS của Trung Quốc,Pháp và Mỹ Nghiên cứu ba quốc gia điền hình thuộc ba châu lục khác nhau,hơn nữa, Trung Quốc là quốc gia có sự tương đồng về điều kiện kinh tế - xãhội cũng như những điều kiện về văn hóa xã hội, chính trị với nước ta, đồngthời là đất nước đông dân cư do đó hoạt động thực tiễn diễn ra hàng ngày hếtsức phong phú và đa dạng giúp cho các nhà nghiên cứu có điều kiện thửnghiệm về tính hợp lý của các quy phạm Pháp thì không có tương đồng vềvăn hóa cũng như nền tảng kinh tế với nước ta nhưng đây là đất nước có nềnlập pháp tương đối hoàn thiện, và cùng một hệ thống luật Civi Law Đối với
Mỹ, không tương đồng về văn hóa, kinh tế, cũng không cùng hệ thống phápluật với nước ta nhưng đây là đất nước có hệ thống pháp luật tương đối hoànchỉnh một nền kinh tế phát triển mạnh ở tầm mức cao, đồng thời cũng là đất
Trang 38nước điển hình của hệ thống luật Common Law cần nghiên cứu học tập kinhnghiệm của quốc gia này.
Như vậy, việc tiếp cận với hệ thống lập pháp nói chung, chế địnhTNHS của pháp nhân nói riêng tại cả ba quốc gia với ba đặc thù sẽ giúp việcnghiên cứu quy định về TNHS của pháp nhân được cụ thể, mở rộng hơn, tácgiả có thể rút ra nhiều kinh nghiệm và đưa ra được nhiều giải pháp hoàn thiệnchế định này tại nước ta
1.2.1 Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Trung Quốc
Điều 30 BLHS Trung Quốc quy định: "Công ty, xí nghiệp, đơn vị sựnghiệp, cơ quan, đoàn thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, pháp luậtcoi là đơn vị phạm tội và phải chịu trách nhiệm hình sự"
Theo đó thì công ty là tổ chức kinh tế tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh vì mục đích lợi nhuận, bao gồm công ty trách nhiệm hữu hạn
và công ty cổ phần trách nhiệm hữu hạn Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế - xãhội có tính lợi nhuận, hoạt động chủ yếu là sản xuất, lưu thông, nghiên cứuứng dụng khoa học kỹ thuật nhằm mục đích lợi nhuận, làm giàu cho xã hội.Đơn vị sự nghiệp bao gồm đơn vị sự nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp tậpthể là các tổ chức hoạt động công ích xã hội Cơ quan là các tổ chức thực hiệnchức năng lãnh đạo, quản lý nhà nước, gồm: cơ quan lập pháp, cơ quan hànhpháp, cơ quan tư pháp và cơ quan quân sự Đoàn thể là các tổ chức mang tínhquần chúng như công đoàn, đoàn thanh niên, hội liên hiệp phụ nữ, hiệp hội,hội khoa học,
Theo pháp luật hình sự Trung Quốc, để truy cứu TNHS đối với phápnhân phải thỏa mãn hai điều kiện:
Thứ nhất, tội phạm phải do cơ quan của pháp nhân hoặc lãnh đạo
pháp nhân thực hiện Cơ quan của pháp nhân được hiểu là tổ chức được hình
Trang 39nhân, tổ chức và hoạt động trên danh nghĩa các thực thể này Lãnh đạo phápnhân là những người đứng đầu, quản lý trực tiếp, những người đại diện chopháp nhân Người đại diện của pháp nhân không chỉ bao gồm duy nhất ngườiđại diện theo pháp luật của pháp nhân mà cả những người được ủy quyền,được giao nhiệm vụ, nhân danh pháp nhân để thực hiện một hoạt động hoặclĩnh vực hoạt động của pháp nhân Trường hợp người đại diện của pháp nhânthực hiện hành vi vượt quá thẩm quyền mà hành vi vi phạm này cấu thành tộiphạm, thì người thực hiện tội phạm phải chịu TNHS về tội phạm đó, phápnhân không bị truy cứu TNHS đối với hành vi vượt quá thẩm quyền củangười đại diện pháp nhân
Thứ hai, tội phạm được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân Lợi ích của
pháp nhân có thể là lợi nhuận tài chính hay nhằm bảo đảm cho tổ chức, hoạtđộng của pháp nhân hay những mục đích khác của pháp nhân
Tại phần riêng của BLHS Trung Quốc có 124 điều luật quy định vềpháp nhân phạm tội, liên quan đến 125 tội danh, trong đó có 7 nội dung liênquan đến các tội gây nguy hại cho an toàn công cộng, 78 nội dung quy địnhliên quan đến các tội phá hoại trật tự nền kinh tế thị trường XHCN, 1 nội dungliên quan đến các tội xâm hại quyền dân chủ, quyền nhân thân, 31 nội dungliên quan đến các tội xâm hại trật tự quản lý xã hội, 3 nội dung liên quan đếnquy định về các tội xâm hại an ninh quốc phòng và 5 nội dung liên quan đếncác quy định về tham ô, hối lộ
Trong đó, phạt tiền là hình phạt chính duy nhất dành cho pháp nhân.
Khác với cách quy định của nhiều quốc gia khác khi quy định tách biệt riêngmức phạt tiền dành cho pháp nhân và mức phạt tiền dành cho thể nhân, phápluật hình sự Trung Quốc quy định mức phạt tiền chung cho cả thể nhân và phápnhân trong một điều luật và khoảng cách giữa mức phạt tiền tối thiểu và tối đa
là khá cao Mức phạt tiền được quy định ở các mức cụ thể hoặc với số lầnnhất định so với số tiền chiếm đoạt bất chính Ví dụ: Điều 175 BLHS quy định:
Trang 40Người nào nhận bất hợp pháp tín dụng từ các tổ chức tiền tệrồi cho người khác vay với lãi suất cao để kiếm lời với số lượngtương đối lớn thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc giam hình sự và bị phạttiền từ một lần đến 5 lần số tiền lời bất chính; nếu số lượng lớn thì
bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm kèm theo phạt tiền từ một lần đến 5lần số tiền lời bất chính Đơn vị nào phạm tội nói tại khoản trên, thì
bị phạt tiền; người trực tiếp phụ trách hoặc người chịu trách nhiệmtrực tiếp khác thì bị phạt tù đến 3 năm hoặc giam hình sự [14].Hoặc Điều 176 quy định:
Người nào huy động bất hợp pháp hoặc trá hình tiền gửi củanhân dân gây hỗn loạn trật tự tiền tệ, thì bị phạt tù đến 3 năm hoặcgiam hình sự kèm theo phạt tiền bố sung hoặc chỉ bị phạt tiền từ20.000 đến 200.000 nhân dân tệ; nếu phạm tội với số lượng lớnhoặc có tình tiết nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ 3 năm đến 10năm kèm theo phạt tiền từ 50.000 đến 500.000 nhân dân tệ Đơn vịnào phạm tội nói tại khoản trên, thì bị phạt tiền; người trực tiếp phụtrách hoặc người chịu trách nhiệm trực tiếp khác thì bị phạt theoquy định tại khoản trên [14]
1.2.2 Pháp luật về trách nhiệm hình sự của pháp nhân của Pháp
Theo quy định của pháp luật hình sự Cộng hòa Pháp, phạm vi chủ thể
tổ chức, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự tương đối rộng, bao gồmcác tổ chức, pháp nhân theo luật tư và cả các tổ chức, pháp nhân theo luậtcông Điều 121-2 Bộ luật hình sự quy định các hiệp hội, các quỹ tài trợ, cácđảng phái, công đoàn, nghiệp đoàn, các công ty, nhà máy, xí nghiệp, trườnghọc, bệnh viện, đều phải chịu trách nhiệm hình sự vì họ sở hữu tài sản mà
có thể được sử dụng vào mục đích bất hợp pháp hoặc họ có thể sử dụng thôngtin từ các thành viên của họ vì mục đích bất hợp pháp Tuy nhiên, điều nàycũng loại trừ các ngoại lệ không phải chịu trách nhiệm hình sự bao gồm nhà