1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM (TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

103 498 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 586 KB

Nội dung

Trên cơ sở nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội tác giả làm rõ một số vấn đề lý luận về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam. Trong đó tập trung nghiên cứu khái quát về trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và thực tiễn xét xử người chưa thành niên phạm tội tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011. Từ thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh việc nghiên cứu đã góp phần hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam và là cơ sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn nhất về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội. Việc làm rõ trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội nhằm nâng cao tính khả thi, hiệu quả của pháp luật hình sự Việt Nam; góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên phạm tội. Kết quả luận văn đề ra một số sửa đổi bổ sung một số điều luật cho phù hợp với tình hình thực tế khi xét xử người chưa thành niên vi phạm pháp luật. Tác giả kiến nghị bổ sung hình phạt “Cưỡng chế lao động phục vụ cộng đồng” trong các quy định tại phần chung BLHS, bổ sung hình phạt cải tạo không giam giữ tại phần các tội phạm, sửa đổi bổ sung các quy định tại Điều 74, 75 BLHS,… nhằm thực hiện các yêu cầu đảm bảo về thực hiện trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội theo nguyên tắc có lợi cho người chưa thành niên phạm tội và “chỉ áp dụng hình phạt tù đối với trẻ em khi đó là biện pháp cuối cùng và trong thời gian thích hợp ngắn nhất” tại điểm b Điều 37 CRC, bảo đảm nguyên tắc “trong các vụ án liên quan đến người chưa thành niên cần căn cứ vào tuổi của họ” được quy định tại khoản 4 Điều 14 Công ước 1966, khoản 1 Điều 41 CRC. 12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Từ những đề xuất, kiến nghị trong luận văn, tạo cơ sở để các nhà lập pháp có thể nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số Điều của Bộ luật Hình sự hiện hành, nhằm tạo sự đồng bộ thống nhất giữa các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong thực tiễn thi hành pháp luật. 13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Tác giả sẽ tập trung nghiên cứu về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong phạm vi cả nước. Từ việc nghiên cứu trong đề tài “Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn thành phồ Hồ Chí Minh”, tác giả mong muốn tiếp tục sử dụng kết quả của đề tài làm tiền đề cho việc nghiên cứu trên phạm vi cả nước từ đó sẽ góp phần hoàn thiện việc thực thi chính sách hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự Việt Nam một cách khoa học, hoàn thiện và mang tính nhân văn hơn.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT

DƯƠNG THỊ NGỌC THƯƠNG

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

(TRÊN CƠ SỞ CÁC SỐ LIỆU ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)

Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự

Mã số: 60 38 01 04

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS CHU THỊ TRANG VÂN

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân th nh c m n! ành cảm ơn! ảm ơn! ơn!

NGƯỜI CAM ĐOAN

Dương Thị Ngọc Thương

Trang 3

SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM 8 1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ 81.1.1 Trách nhiệm pháp lý 81.1.2 Trách nhiệm hình sự và các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm

hình sự 81.1.3 Cơ sở của trách nhiệm hình sự 10

1.2 NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ TRÁCH NHIỆM

HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 111.2.1 Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên 111.2.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

phạm tội 15

1.3 SƠ LƯỢC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNHNIÊN PHẠM TỘI 181.3.1 Giai đoạn từ khi sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi

ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 181.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay 20

Trang 4

1.4 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH

NIÊN TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬTHÌNH SỰ CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 231.4.1 Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong pháp luật

Quốc tế 231.4.2 Quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên

phạm tội trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới 24

Chương 2: TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA

THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN TRUY TỐ, XÉT XỬ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỜI GIAN QUA 29 2.1 NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH

NIÊN PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAMNĂM 1999 (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009) 292.1.1 Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội

quy định tại Điều 69 BLHS 292.1.2 Các quy định cụ thể về trách nhiệm hình sự đối với người chưa

thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự hiện hành 36

2.2 TÌNH HÌNH TỘI PHẠM DO NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTHỜI GIAN QUA VÀ THỰC TIỄN TRUY TỐ, XÉT XỬ 542.2.1 Phân tích tình hình tội phạm do người chưa thành niên thực hiện trên

địa bàn thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011 542.2.2 Thực tiễn truy tố, xét xử NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố

Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2011 62

Trang 5

Chương 3: HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH

SỰ VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 68 3.1 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ HÌNH PHẠT ÁP DỤNG

ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 703.1.1 Hoàn thiện việc áp dụng các hình phạt đối với người chưa thành

niên phạm tội 703.1.2 Hoàn thiện việc áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối

với người chưa thành niên phạm tội 72

3.2 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH

PHẠT ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 743.2.1 Hoàn thiện việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người

chưa thành niên phạm tội 743.2.2 Hoàn thiện việc tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm

nhiều tội của người chưa thành niên: 753.2.3 Hoàn thiện quy định pháp luật hình sự trong trường hợp người

chưa thành niên phạm tội có nhiều bản án 803.2.4 Bổ sung điều luật quy định quyết định hình phạt trong trường

hợp người chưa thành niên phạm tội nhiều lần, phạm tội liên tục 823.2.5 Hoàn thiện quy định liên quan đến quyết định hình phạt cho

người chưa thành niên trong giai đoạn chuẩn bị phạm tội hoặcphạm tội chưa đạt 82

3.3 HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI HIỆU TRUY CỨU

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VÀ THỜI HIỆU THI HÀNH BẢN

ÁN ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI 84

3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ KHÁC 84

KẾT LUẬN 87

Trang 6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

DANH MỤC KÝ HIỆU VIẾT TẮT

BLHS: Bộ luật hình sự

BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự

NCTN: Người chưa thành niên

TNHS: Trách nhiệm hình sự

TAND: Toà án nhân dân

VKSND: Viện kiểm sát nhân dân

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Số lượng NCTN bị khởi tố theo hai nhóm tuổi tại thành phố

Hồ Chí Minh 56Bảng 2.2: Các nhóm tội phạm của NCTN thực hiện tại Thành phố Hồ

Chí Minh 57Bảng 2.3: Trình độ học vấn của NCTN phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh 58Bảng 2.4: Hoàn cảnh gia đình của NCTN phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh

59Bảng 2.5: Tỷ lệ NCTN mới tái phạm lần đầu tại thành phố Hồ Chí Minh

60Bảng 2.6: Đồng phạm với NCTN phạm tội tại thành phố Hồ Chí Minh

61Bảng 2.7: Phân tích tình hình áp dụng các biện pháp chế tài đối với

NCTN phạm tội 63Bảng 2.8: Thống kê một số tội danh do NCTN thực hiện do VKSND

thành phố Hồ Chí Minh truy tố 64Bảng 2.9: Các vụ án hình sự sơ thẩm có bị cáo là NCTN và áp dụng các

biện pháp tha miễn TNHS và hình phạt của TAND thành phố HồChí Minh 66

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

Ở nước ta trong những năm qua, hệ thống pháp luật và việc thực thipháp luật đã có những tác động rõ rệt đối với đời sống của toàn xã hội.Những quy định trong Hiến pháp, trong các luật và văn bản dưới luật luôn

đề cao tính nhân đạo và nhân văn bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của Nhànước Hệ thống pháp luật phục vụ cho việc thực thi các quyền và lợi ích cơbản của con người, của công dân, bảo vệ Nhà nước và chế độ xã hội chủnghĩa Trong đó, cùng với các ngành luật khác, pháp luật hình sự là mộttrong những công cụ hết sức quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong việcđiều chỉnh quan hệ xã hội khi phát sinh hành vi nguy hiểm cho xã hội Luậthình sự có vai trò bảo vệ các quan hệ xã hội được các luật khác thiết lập,đồng thời thực hiện vai trò bảo vệ thông qua việc trừng phạt nghiêm minhcác hành vi xâm hại đến các quan hệ xã hội

Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhậpquốc tế hiện nay, nền kinh tế nước ta phát triển theo kinh tế thị trường định

hướng xã hội chủ nghĩa đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc

thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ như: ứng phó có kết quả trước những diễnbiến phức tạp của kinh tế thế giới và trong nước; cơ bản giữ vững ổn địnhkinh tế vĩ mô, tốc độ phát triển đạt được mức khá cao, GDP trên đầu ngườinăm 2012 đã vượt mức 1.300 USD Đời sống của nhân dân tiếp tục được cảithiện; chính trị - xã hội ổn định; quốc phòng - an ninh được tăng cường; độclập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; hoạt động đốingoại, hội nhập quốc tế được mở rộng, vị thế, uy tín quốc tế của nước ta ngàycàng được nâng cao

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, nước ta vẫn còn

Trang 9

gặp nhiều khó khăn và thách thức to lớn như tiêu cực của quá trình toàn cầuhóa kinh tế đã tác động, ảnh hưởng nhất định đến đời sống kinh tế - văn hóa -

xã hội của nước ta Nguy cơ phá vỡ các nền văn hóa truyền thống của dân tộc,nhất là các truyền thống văn hóa nhân văn như: lối sống, đạo đức, nghệ thuật,

… bởi quá trình toàn cầu hóa đã tạo điều kiện cho các dòng văn hóa thác loạn,lối sống không tốt của các nước tràn ngập vào ồ ạt, bất khả kháng không thểchặn nổi Trong đó, thanh niên và NCTN là đối tượng dễ bị tác động nhất

Đối với mỗi quốc gia thanh niên bao giờ cũng giữ một vai trò hết sức tolớn, họ là sức sống hiện tại và tương lai của dân tộc Thanh niên luôn là lựclượng chiến lược mà mỗi quốc gia, dân tộc quan tâm đầu tư, phát triển Sinh

thời, Bác Hồ đã dạy “Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là

do các thanh niên” và tương lai đất nước “Việt Nam có được vẻ vang sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không chính là nhờ một phần rất lớn ở công học tập của các cháu”.

Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 Hội nghị lần thứ bảy BanChấp hành Trung ương khóa X về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối vớicông tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đã xác

định mục tiêu chung “Tiếp tục xây dựng thế hệ thanh niên Việt Nam giàu

lòng yêu nước, tự cường dân tộc; kiên định lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật, sống có văn hóa, vì cộng đồng; có năng lực, bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp trong lao động tập thể, trở thành những công dân tốt của đất nước…”.

Trong phạm vi cả nước thực tế vấn đề NCTN phạm tội đã gióng lênnhững hồi chuông cảnh tỉnh đáng báo động Cụ thể, theo số liệu thống kê của

Bộ Công an trong năm 2010, toàn quốc có 13.572 đối tượng phạm tội là thanhthiếu niên, tăng nhiều lần so với những năm trước về số lượng phạm tội và cả

Trang 10

các vụ trọng án Về độ tuổi, theo thống kê của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm

về trật tự xã hội thì tình hình tội phạm do NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18tuổi thực hiện có chiều hướng gia tăng và chiếm tỷ lệ cao nhất khoảng 60%;

từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi chiếm khoảng 32% và dưới 14 tuổi chiếm

khoảng 8% trong tổng số các vụ phạm tội do NCTN và trẻ em thực hiện.

Thành phố Hồ Chí Minh là một đô thị lớn của đất nước, là trung tâmkinh tế, khoa học, kỹ thuật, văn hóa của khu vực phía Nam, với dân số trên 8triệu người, hàng năm thu hút số lượng lớn người lao động, học sinh, sinhviên từ những tỉnh thành khác đổ về thành phố để tìm kiếm việc làm và họctập Do đó, đã tạo ra một áp lực lớn cho thành phố về mật độ dân cư, đời sốngvật chất, tinh thần của người dân và nhất là tình hình an ninh trật tự diễn biếnngày càng phức tạp Số lượng NCTN phạm tội có chiều hướng gia tăng trongnhững năm gần đây, theo thống kê của các cơ quan bảo vệ pháp luật, từ năm

2007 đến năm 2011 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đưa ra khởi tố và

xử lý 1.680 vụ phạm tội các loại, với 3.779 bị can Trong đó, cơ quan Cảnhsát điều tra Công an thành phố Hồ Chí Minh đã ra quyết định khởi tố 184 vụ

án do NCTN thực hiện, chiếm 10,9% trong tổng số vụ án Số bị can là NCTN

có 310 người, chiếm 8,2% trong tổng số bị can Về tính chất, mức độ phạmtội của NCTN ngày càng nghiêm trọng hơn, thủ đoạn hoạt động tinh vi, xảoquyệt hơn, đa dạng, sử dụng nhiều loại phương tiện công cụ nguy hiểm, gây

ra hậu quả rất nghiêm trọng

Từ các vấn đề trên, Tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “TNHS của

NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam trên cơ sở các số liệu địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh” làm đề tài luận văn tốt nghiệp Qua đó, nghiên cứu

một cách toàn diện về TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự ViệtNam, đồng thời kiến nghị những giải pháp khắc phục nhằm hướng tới một hệthống pháp luật hình sự ngày càng hoàn thiện hơn, nhân văn hơn

Trang 11

2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Trong thời gian gần đây đã có một số công trình nghiên cứu khoahọc trực tiếp hoặc gián tiếp nghiên cứu đến đề tài này, hoặc nghiên cứu ởtrong tương quan là một phần, một mục trong các sách giáo trình, sáchchuyên khảo, bình luận khoa học hoặc đề cập chung khi các nhà làm luậtnghiên cứu về TNHS

Về sách bình luận khoa học, sách chuyên khảo, sách giáo trình có các

nghiên cứu: “Chương XVIII – Những đặc thù về TNHS đối với NCTN phạm

tội” trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam (Phần chung), NXB Đại học quốc

gia Hà Nội, năm 2007, TS Trịnh Quốc Toản, TS Hoàng Văn Hùng;

“Chương XVI – TNHS đối với NCTN phạm tội”, trong sách giáo trình Luật

hình sự Việt Nam (Tập thể Tác giả do GS.TSKH Lê Văn Cảm chủ biên)

Đối với các công trình dưới dạng bài viết được đăng trên các tạp chí

khoa học pháp lý có thể kể đến các công trình như: bài viết “Tư pháp hình sự

đối với NCTN; Những khía cạnh pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học và so sánh luật học (Phấn thứ I, những khía cạnh pháp lý hình sự)” của

GS.TSKH Lê Văn Cảm và TS Đỗ Thị Phượng đăng trên Tạp chí Tòa án nhân

dân, số 20-10/2004; ThS Nguyễn Thanh Trúc có bài viết “Biện pháp miễn

chấp hành có điều kiện thời hạn còn lại của hình phạt tù đối với NCTN phạm tội” trên Tạp chí nghiên cứu lập pháp, số 20 (136) tháng 12/2008.

Một số đề tài luận văn thạc sĩ cũng đã khai thác nghiên cứu các khíacạnh của vấn đề về khoa học Luật hình sự hoặc Tội phạm học như: đề tài

“TNHS của NCTN phạm tội trong Luật hình sự Việt Nam” của Trần Văn

Dũng, trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2003; đề tài “Bảo đảm quyền con

người của NCTN phạm tội bằng các quy định về hình phạt trong Luật hình

sự Việt Nam” của Lê Vũ Huy, trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí

Minh, năm 2011

Trang 12

Các công trình nghiên cứu nói trên đã đóng góp không nhỏ vào hệthống khoa học pháp lý đối với NCTN nói chung cũng như khoa học pháp lýhình sự về NCTN nói riêng Các nghiên cứu đó hoặc tiếp cận dưới góc độkhoa học pháp lý chung, hoặc khoa học Luật hình sự, Luật tố tụng hình sựhoặc Tội phạm học Tuy nhiên, vẫn chưa có công trình nào đề cập có hệthống, toàn diện và đồng bộ về TNHS của NCTN phạm tội và được gắn trênphạm vi một địa bàn lớn của cả nước là thành phố Hồ Chí Minh, xét ở cấp độmột luận văn thạc sĩ Luật Do đó, với vai trò vừa là một cán bộ Đoàn, vừa làHội thẩm nhân dân được thường xuyên tham gia vào các phiên tòa để bảo vệquyền lợi hợp pháp của NCTN phạm tội, Tác giả lựa chọn đề tài này nghiêncứu Trong quá trình nghiên cứu, Tác giả cũng đã kế thừa, tiếp thu có chọnlọc được nhiều tri thức từ các công trình nghiên cứu trước đó trong việc hoànthiện nghiên cứu khoa học của mình.

3 MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.1 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống vềTNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành, trên cơ sở phântích, đánh giá số liệu tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2007 đếnnăm 2011 Xác định những hạn chế trong việc áp dụng các quy định về TNHScủa NCTN phạm tội, từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm góp phầnhoàn thiện chế định này trong BLHS Việt Nam hiện hành

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu:

Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm

tội trong Luật hình sự Việt Nam Trong đó tập trung nghiên cứu khái quát

về TNHS, TNHS của NCTN, các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

về TNHS của NCTN và thực tiễn xét xử NCTN phạm tội tại địa bàn thành

Trang 13

Thứ hai, nghiên cứu TNHS của NCTN phạm tội trong luật hình sự

Việt Nam hiện hành Trong đó làm rõ các nguyên tắc xử lý, quy định hìnhphạt và các biện pháp tư pháp áp dụng với NCTN phạm tội

Thứ ba, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật hình

sự Việt Nam và các biện pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định này

3.3 Phạm vi nghiên cứu

Để thực hiện mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu TNHS của NCTN phạmtội, luận văn có một số giới hạn về phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau:

Thứ nhất, về địa bàn nghiên cứu Tác giả chỉ tập trung vào nghiên cứu

trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh thông qua thực tiễn xét xử trong vòng 5năm từ năm 2007 đến năm 2011

Thứ hai, về số liệu thống kê dựa theo số liệu của VKSND thành phố

Hồ Chí Minh Tác giả giới hạn số liệu thống kê về tình hình các vụ án doNCTN thực hiện được đưa ra xét xử trên 24 Quận Huyện của thành phố HồChí Minh giai đoạn 5 năm (2007 – 2011) Số liệu được Tác giả thu thập từVKSND thành phố Hồ Chí Minh

4 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Cơ sở phương pháp luận

Cơ sở phương pháp luận được sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài

là Phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác Lê Nin và Chủ nghĩa duyvật lịch sử, tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật,các quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước về vấn đề thanh niên,giáo dục thanh niên

4.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu đặc thù, phổbiến của khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hình sự nói riêng như:phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, nghiên cứu sốliệu, nhằm làm sáng tỏ vấn đề cần nghiên cứu

Trang 14

5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ GIÁ TRỊ ỨNG DỤNG CỦA ĐỀ TÀI

Từ thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh việc nghiêncứu đã góp phần hoàn thiện các quy định của Luật hình sự Việt Nam và là cơ

sở cho việc nhận thức một cách đúng đắn nhất về TNHS của NCTN phạm tội

Đề tài làm rõ TNHS của NCTN phạm tội nhằm nâng cao tính khả thi,hiệu quả của pháp luật hình sự Việt Nam; góp phần bảo vệ quyền và lợi íchhợp pháp của NCTN phạm tội

Đề tài cũng có giá trị là công trình khoa học tham khảo cho các sinh viên,học viên trong ngành Luật học, chuyên ngành Luật hình sự, Tội phạm học

6 CƠ CẤU LUẬN VĂN

Cơ cấu Luận văn được quyết định bởi mục đích, nhiệm vụ và phạm vinghiên cứu nên ngoài Lời cám ơn; Danh mục ký hiệu viết tắt; Lời mở đầu;Danh mục tài liệu tham khảo; Mục lục luận văn được kết cấu thành 3 chươngnội dung như sau:

Chương 1: Một số vấn đề lý luận về TNHS của NCTN phạm tội trong

Luật hình sự Việt Nam

Chương 2: TNHS của NCTN phạm tội theo BLHS Việt Nam hiện hành

và thực tiễn truy tố, xét xử NCTN phạm tội trên địa bàn thành phố Hồ ChíMinh thời gian qua

Chương 3: Hoàn thiện các quy định của BLHS Việt Nam về TNHS của

NCTN phạm tội

Trang 15

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN

VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

PHẠM TỘI TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM

1.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

1.1.1 Trách nhiệm pháp lý

Trong đời sống xã hội, chính trị và pháp lý “trách nhiệm” được hiểu

theo hai nghĩa tương đồng, thống nhất như sau:

Một là, theo từ điển tiếng Việt “trách nhiệm” có nghĩa là điều phải

làm, phải gánh vác hoặc phải nhận về phía mình

Hai là, “trách nhiệm” là hậu quả bất lợi do hành vi của một người gây

ra, vi phạm bổn phận, nghĩa vụ và người đó phải gánh chịu trước người khác,trước Nhà nước

Trách nhiệm pháp lý được đặt ra tùy theo tính chất vi phạm của hành vi

đó đối với từng nhóm quan hệ xã hội khác nhau được pháp luật bảo vệ, baogồm các nội dung như: trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hành chính, trách

nhiệm dân sự, TNHS v.v… Dưới góc độ khoa học pháp lý “Trách nhiệm

pháp lý được hiểu là hậu quả bất lợi của một chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu và được thể hiện bằng một hay nhiều biện pháp cưỡng chế của Nhà nước được pháp luật quy định” [65, tr.41]

1.1.2 Trách nhiệm hình sự và các đặc điểm cơ bản của trách nhiệm hình sự

Thuật ngữ “TNHS” không được ghi nhận dưới dạng định nghĩa nhưng

tinh thần của chế định TNHS lại được ghi nhận trực tiếp tại Điều 2, Điều 8 vàĐiều 16 BLHS và gián tiếp như là sự liên kết xuyên suốt các quy định của phần

Trang 16

chung và phần các tội phạm trong BLHS hiện hành Theo quy định của pháp luậthình sự, một người chỉ có thể phải chịu TNHS khi có đầy đủ cơ sở và nhữngđiều kiện bao gồm cả chủ quan và khách quan Cơ sở của TNHS được hiểu làcăn cứ buộc một người vi phạm pháp luật hình sự phải chịu TNHS Việc nghiêncứu chính xác và nhận thức đúng đắn cơ sở của TNHS sẽ góp phần triển khai tốtchính sách hình sự và các nguyên tắc của Luật hình sự Việt Nam.

Với pháp luật Việt Nam việc áp dụng chính xác TNHS đối với người

phạm tội có ý nghĩa và mục đích rất quan trọng mang tính chất xã hội “…

nhằm từng bước hạn chế, đẩy lùi và tiến tới thủ tiêu tình trạng phạm tội và những nguyên nhân làm phát sinh tội phạm…” [42, tr 12]

TNHS còn bao gồm những đặc điểm riêng như sau:

Một là, TNHS là một phần của trách nhiệm pháp lý, nó mang tính

nghiêm khắc so với bất kỳ dạng trách nhiệm pháp lý khác

Hai là, TNHS là hậu quả pháp lý của việc thực hiện hành vi vi phạm

pháp luật hình sự Vì vậy, khi có hành vi thực hiện gây nguy hiểm cho xã hội,gây tổn hại đến các quan hệ xã hội được BLHS quy định là tội phạm thì cónghĩa là phát sinh TNHS

Ba là, TNHS chỉ được thực hiện trong phạm vi của quan hệ pháp luật

hình sự giữa hai bên Nhà nước và người phạm tội TNHS mang tính chấtcông, Nhà nước là cơ quan duy nhất mới có quyền buộc người phạm tộiphải chịu TNHS nhằm mục đích trừng trị, trừng phạt các hành vi gây nguyhiểm cho xã hội

Bốn là, TNHS mang tính chất cá nhân và chỉ được áp dụng đối với bản

thân người đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà trong BLHS quyđịnh là tội phạm

Từ những phân tích trên, dưới góc độ khoa học luật hình sự “TNHS

được hiểu là một dạng của trách nhiệm pháp lý và là hậu quả pháp lý bất lợi

Trang 17

của việc thực hiện tội phạm và được thể hiện bằng việc áp dụng một hoặc nhiều biện pháp cưỡng chế của nhà nước do luật hình sự quy định đối với người phạm tội” [ 65, tr 46]

1.1.3 Cơ sở của trách nhiệm hình sự

Cở sở của TNHS được hiểu là yếu tố nền tảng, những căn cứ chung dựavào đó, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mới có thể áp dụng TNHS đốivới người thực hiện hành vi phạm tội Như vậy, cơ sở của TNHS là nhữngvấn đề lý luận nhằm lý giải cho vấn đề là tại sao một người thực hiện hành viphạm tội phải chịu TNHS về tội phạm đã thực hiện của mình Việc tìm hiểu

về cơ sở của TNHS sẽ giúp chúng ta đi vào phân tích hai vấn đề cơ sở triếthọc và cơ sở pháp lý của TNHS đối với NCTN phạm tội

a Về cơ sở triết học

Các nhà làm luật nước ta buộc người thực hiện hành vi vi phạm phápluật phải chịu TNHS về hành vi tội phạm mà họ đã thực hiện, thông qua việcphân tích về cơ sở triết học của TNHS đối với người phạm tội Qua đó, giải

quyết mối quan hệ giữa tự do và trách nhiệm “Cơ sở của mọi trách nhiệm kể

cả trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm pháp lý trong đó có TNHS là sự tự do của con người Con người phải chịu trách nhiệm khi có tự do” [33, tr 90]

Trách nhiệm chỉ được đặt ra khi con người có tự do và ngược lại tự do là

cơ sở của trách nhiệm Hành vi của con người không phải là sự phản ánh trựcdiện đối với hoàn cảnh mà nó là sự phản ứng thông qua sự suy xét của lý trí và

sự quyết định của ý chí Chính vì thế, khi đặt trong cùng một hoàn cảnh, chịu sựtác động như nhau của những điều kiện bên ngoài nhưng mỗi người khác nhaulại có cách xử sự khác nhau Trong trường hợp họ lại chọn cách xử sự xâm hạiđến khách thể được luật hình sự bảo vệ thì họ phải chịu TNHS về chính hành viphạm tội của mình Vì vậy, cơ sở để quy kết TNHS đối với người phạm tộichính là do họ đã thể hiện sự tự do trong việc lựa chọn cách hành xử trái với quyđịnh pháp luật, trong khi họ vẫn có thể lựa chọn những cách hành xử khác phù

Trang 18

hợp với lợi ích của bản thân và lợi ích của cộng đồng, xã hội.

b Về cơ sở pháp lý

Cơ sở pháp lý của TNHS là những căn cứ có tính chất bắt buộcchung do luật hình sự quy định các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phảidựa vào đó mới có thể đặt vấn đề TNHS đối với người đã thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội

Theo tinh thần của nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa: “Những gì

có thể là cơ sở của TNHS đối với việc áp dụng hình phạt cũng như việc áp dụng hình thức TNHS với tính cách là hậu quả pháp lý của hành vi tội phạm đều phải do pháp luật hình sự quy định” [58, tr 235]

Cở sở pháp lý của TNHS được quy định cụ thể tại Điều 2 của BLHS

hiện hành “Chỉ người nào phạm một tội đã được BLHS quy định mới phải

chịu TNHS” Như vậy, cơ sở để truy cứu TNHS đối với một người chính là

hành vi có tính nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định là tội phạm.Ngoài BLHS không có văn bản pháp luật nào khác quy định về tội phạm Mộtngười chỉ có thể phải chịu TNHS về hành vi của mình nếu hành vi đó đượcBLHS quy định là tội phạm Việc kết luận hành vi nào là tội phạm, cấu thànhtội gì, chịu hình phạt như thế nào thì cần phải xác định hành vi đó đã thoảmãn những dấu hiệu cấu thành tội phạm được hợp thành bởi bốn yếu tố:khách thể, mặt khách quan, chủ thể và mặt chủ quan Nếu một hành vi đã thoảmãn hết dấu hiệu của cấu thành tội phạm tức là người đó đã thực hiện hành viphạm tội cụ thể được quy định trong BLHS hiện hành Vì vậy, cấu thành tộiphạm là cơ sở pháp lý của TNHS, là điều kiện cần và đủ của TNHS

1.2 NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI VÀ TRÁCH NHIỆM

HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.2.1 Khái niệm, đặc điểm của người chưa thành niên

a Khái niệm người chưa thành niên

Trang 19

NCTN là những đối tượng dễ bị tổn thương nên luôn được Nhà nước,cộng đồng xã hội quan tâm và bảo vệ Nghiên cứu khái niệm NCTN chính lànghiên cứu về phạm vi các đối tượng được xem là NCTN.

Dưới góc độ tâm sinh lý NCTN là những người đang trong giai đoạnđầu của quá trình phát triển Từ khi được sinh ra đến trưởng thành con ngườicần phải trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau từ sự phát triển toàn diện

về thể chất cũng như tinh thần Ở giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh niên, cùngvới sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể, đời sống tâm sinh lý của NCTN cũngbắt đầu có những biến đổi sâu sắc NCTN chịu sự tác động chủ yếu của môitrường sống và họ chịu sự chi phối có tính chất quyết định bởi nền giáo dụccủa gia đình, nhà trường và xã hội Chính vì vậy, có thể kết luận dưới góc độtâm sinh lý, NCTN là người chưa phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần

Dưới góc độ pháp luật Việt Nam theo hệ thống một số văn bản phápluật quy định về khái niệm NCTN cụ thể tại Điều 18 Bộ luật dân sự năm 2005

“Người từ đủ từ 18 tuổi trở lên là người thành niên…”, Điều 161 Bộ luật Lao

động năm 2012 “Người lao đồng chưa thành niên là người lao động dưới 18

tuổi”, Điều 68 BLHS hiện hành “NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi…”.

Việc xác định NCTN theo pháp luật Việt Nam có sự đồng nhất với cácCông ước của Liên hợp quốc Tuy nhiên, khái niệm NCTN trong pháp luậtViệt Nam không đồng nhất với khái niệm trẻ em như các Công ước của Liênhợp quốc Theo Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 Điều 1

quy định“Trẻ em là công dân Việt Nam dưới 16 tuổi”, quy định này không

trái với các Công ước của Liên hợp quốc vì tại Công ước về quyền Trẻ em.Như vậy, theo pháp luật Việt Nam khái niệm NCTN và trẻ em là hai kháiniệm khác biệt, NCTN là người chưa đủ 18 tuổi, còn trẻ em là người chưa đủ

16 tuổi Như vậy, thông qua các quy định trong các Công ước của Liên hợp

quốc và các văn bản pháp luật Việt Nam, chúng ta có thể kết luận: “NCTN là

Trang 20

người chưa đủ 18 tuổi”.

b Đặc điểm của người chưa thành niên

Lối sống, đạo đức và nhân cách của mỗi người được hình thành, pháttriển từ tuổi thơ và định hình rõ nét khi bước vào lứa tuổi chưa thành niên

Độ tuổi chưa thành niên hàm chứa trong nó rất nhiều những yếu tố vừa ghinhận, vừa loại bỏ, vừa định dạng, vừa biến động trong nhận thức, tâm lý,tình cảm, suy nghĩ của con người, từ đó trở thành khuôn mẫu nhân cáchcủa chính người đó sau này Đặc trưng cơ bản của NCTN từ những thayđổi thường xuyên, liên tục của các mặt như: thể chất, tình cảm, tâm lý,nhận thức và hành vi, cụ thể:

Thứ nhất, lứa tuổi chưa thành niên là giai đoạn có những sự thay đổi

mạnh mẽ nhất về thể chất Sự trưởng thành nhanh chóng gần như đột biến ấykhông chỉ gây ra sự ngạc nhiên cho những người xung quanh mà còn chochính bản thân của họ

Thứ hai, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về mặt thể chất, đời sống tâm

lý của NCTN cũng có những biến đổi sâu sắc Họ có tâm lý muốn khẳng địnhmình và muốn được người khác thừa nhận về khả năng của mình, những biếnđộng đó chịu sự tác động có tính chất quyết định bởi nền giáo dục của giađình, nhà trường và môi trường xã hội xung quanh

Thứ ba, từ sự thay đổi về thể chất và tâm lý, NCTN còn có những biến

đổi mạnh mẽ trong hành vi Họ sẵn sàng và dễ dàng hành động mà không cần

có sự cân nhắc, tính toán thiệt hơn, thường nhất thời, nông nỗi và ngẫu hứngnên dễ bị lôi kéo vào những hành vi xấu mà bản thân không nhận biết được.Chính vì thế, NCTN là đối tượng rất dễ bị lôi kéo vào những tệ nạn xã hội

c Cách tính tuổi chịu trách nhiệm hình sự

Xác định tuổi chịu TNHS là dấu hiệu bắt buộc khi xác định chủ thể củatội phạm Việc xác định chính xác tuổi của người thực hiện hành vi nguy

Trang 21

hiểm cho xã hội có vai trò quan trọng đối với việc xác định một người có phảichịu TNHS hay không Ngoài ra, việc xác định chính xác độ tuổi còn nhằmgiúp cho các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng đúng chính sách, chủ trương,nguyên tắc và đường lối xử lý hình sự đối với những người phạm tội ở cácnhóm tuổi khác nhau.

Vấn đề xác định tuổi theo quy định của luật hình sự là tính tuổi tròn,tuổi đủ, nghĩa là phải đủ ngày, đủ tháng Ví dụ: NCTN là người chưa đủ 18tuổi, như vậy 17 tuổi, 11 tháng 29 ngày vẫn được xem là người chưa đủ 18tuổi vẫn là NCTN

Việc tính tuổi của NCTN sẽ căn cứ trên những giấy tờ có ghi nhận ngàysinh mà trước hết chính là giấy khai sinh của họ Tuy nhiên, trên thực tế cónhững trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm sinh của bị can, bịcáo vì những lý do như: bị can, bị cáo không có giấy khai sinh, không có giấy

tờ tùy thân,… Điều này sẽ gây khó khăn cho các cơ quan tiến hành tố tụngtrong việc xác định tuổi của bị can, bị cáo Chính vì thế, Viện Kiểm sát nhândân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Lao động,thương binh và xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT –VKSTC – TANDTC – BCA – BTP – BLĐTBXH ngày 12/7/2011 về hướngdẫn thi hành một số quy định của BLTTHS đối với người tham gia tố tụng làNCTN, theo đó tuổi chịu TNHS sẽ được tính dựa vào Điều 6 của Thông tưliên tịch với những quy định rất cụ thể về xác định tuổi của bị can, bị cáo:

- Trong trường hợp xác định được tháng sinh cụ thể nhưng khôngxác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh của

bị can, bị cáo

- Trong Trường hợp xác định được quý cụ thể của năm, nhưng khôngxác định được ngày tháng nào trong quý đó thì phải lấy tháng cuối cùng vàngày cuối cùng của tháng đó trong quý làm ngày sinh của bị can, bị cáo;

Trang 22

- Trong trường hợp xác định được cụ thể nửa đầu năm hay nửa cuốinăm, nhưng không xác định được ngày tháng thì phải lấy ngày 30 tháng 6(Nửa đầu năm) hoặc ngày 31 tháng 12 (nửa cuối năm) làm ngày sinh của

bị can, bị cáo;

- Trong trường hợp xác định được năm sinh cụ thể nhưng không xácđịnh được ngày tháng sinh thì phải lấy ngày 31 tháng 12 của năm đó làm ngàysinh của bị can, bị cáo

- Trong trường hợp không xác định được năm sinh của bị can, bị cáo làNCTN thì phải tiến hành giám định để xác định tuổi của họ

- Nếu cơ quan tiến hành tố tụng không xác định được chính xác NCTNsinh vào ngày, tháng, năm nào thì phải suy đoán theo hướng tuổi thấp nhấtcho họ, đây là suy đoán có lợi

1.2.2 Khái niệm trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội

TNHS của NCTN phạm tội chính là trách nhiệm của người từ đủ 14tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm tội, hành vi của

họ ảnh hưởng đến các quan hệ xã hội mà pháp luật bảo vệ bằng BLHS, bảnthân họ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong BLHS

do Toà án áp dụng theo trình tự, thủ tục tố tụng nhất định Dựa trên nền tảngđặc điểm của TNHS Tác giả tập trung phân tích các đặc điểm của TNHS doNCTN phạm tội

Thứ nhất, TNHS của NCTN phạm tội là một phần của TNHS và nó

mang các đặc điểm giống TNHS đã phân tích trên

Thứ hai, TNHS là trách nhiệm cá nhân của NCTN trước Nhà nước và

cá nhân thực hiện thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội phải là NCTN khi

họ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật của mình và phải chịu sự trừng phạtcủa Nhà nước Căn cứ vào quy định về độ tuổi chịu TNHS, NCTN phạm tội

Trang 23

trong pháp luật hình sự Việt Nam chỉ bao gồm những người từ đủ 14 tuổi

nhưng chưa đủ 18 tuổi Tại Điều 12 BLHS quy định người đủ từ 16 tuổi trở

lên phải chịu TNHS về mọi tội phạm mà họ thực hiện, trong trường hợpngười từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tộiphạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng Bêncạnh đó, Điều 68 của BLHS cũng quy định giới hạn ở ngưỡng trên để xem xét

theo hệ thống áp dụng tư pháp“NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội

phải chịu TNHS theo những quy định của chương này, đồng thời theo những quy định khác của phần chung Bộ luật không trái với những quy định của chương này” Từ những phân tích trên, có thể định nghĩa NCTN phạm tội

“NCTN phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện hành vi

nguy hiểm cho xã hội được quy định trong BLHS là tội phạm”.

Thứ ba, cơ sở của pháp lý của TNHS của NCTN phạm tội được quy

định trong BLHS Việt Nam cụ thể được quy định tại chương X của BLHShiện hành và các văn bản pháp luật của Nhà nước về các nội dung liên quanđến NCTN phạm tội

Thứ tư, NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội Hành vi của

họ trái với quy định của pháp luật hình sự Việt Nam NCTN có quyền tự dolựa chọn cách xử sự của mình cho phù hợp với lợi ích của bản thân mình vàlợi ích chung của xã hội Tuy nhiên, họ lại chọn cách xử sự xâm hại đếnkhách thể được luật hình sự bảo vệ thì trong trường hợp này họ phải chịuTNHS về chính hành vi phạm tội của mình gây ra

Thứ năm, TNHS của NCTN mang tính chất công, chỉ có Nhà nước

mới có quyền buộc NCTN phạm tội phải chịu TNHS trước Nhà nước, bản

án kết tội đã có hiệu lực pháp luật của Toà án là cơ sở pháp lý quan trọngnhất để xác nhận NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội mà luật

hình sự quy định là bị cáo chính thức bị coi là “tội phạm” và“có tội” Theo

Trang 24

nguyên tắc hiến định quy định tại Điều 72 Hiến pháp năm 1992 và Điều 9

BLTTHS năm 2003 quy định “không ai bị coi là có tội khi chưa có bản án

kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp luật”, quy định này phù hợp với quy

định tại khoản 1 Điều 11 của Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền năm

1948 “Mỗi bị cáo dù đã buộc tội có quyền được coi là vô tội cho đến khi

được chứng minh là phạm tội theo luật pháp tại một phiên toà xét xử công khai với mọi đảm bảo biện hộ cần thiết”.

Thứ sáu, TNHS của NCTN phạm tội về mức độ có giảm nhẹ hơn so

với TNHS của người đã thành niên phạm tội Ở cùng một loại tội phạm đượcquy định trong BLHS thì NCTN có thể không bị xem phạm tội Căn cứ vàoquy định tại Điều 12 BLHS quy định thì người từ đủ 16 tuổi trở lên mới phảichịu TNHS về mọi tội phạm và người từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổichỉ chịu TNHS về loại tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng

Thứ bảy, NCTN phạm tội bị toà án áp dụng theo trình tự, thủ tục tố

tụng nhất định được quy định trong BLTTHS, họ phải gánh chịu hậu quảpháp lý bất lợi được quy định trong bộ luật hình sự Họ bị pháp luật hình sựViệt Nam trừng trị thì có nghĩa là phải chịu sự tước bỏ hoặc hạn chế quyền,

tự do nhất định; nhưng đồng thời cũng có quyền yêu cầu sự tuân thủ từphía Nhà nước đối với các quyền và lợi ích của con người theo đúng cácquy định của pháp luật

Từ các phân tích như trên, theo Tác giả khái niệm TNHS của NCTN

phạm tội như sau “TNHS của NCTN phạm tội là trách nhiệm của người từ đủ

14 tuổi đến dưới 18 tuổi tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, họ phải gánh chịu các hậu quả pháp lý bất lợi được quy định trong BLHS do Toà án áp dụng theo trình tự, thủ tục tố tụng nhất định”.

NCTN phạm tội là một dạng đặc biệt của người thành niên thực hiện

Trang 25

hành vi phạm tội nói chung, khi NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định trong luật hình sự là tội phạm thì họ phải gánh chịu TNHStrước Nhà nước Tính chất đặc thù TNHS của NCTN phạm tội thể hiện ở tínhchất, mức độ có giảm nhẹ hơn so với TNHS của người thành niên phạm tội,xét về hình thức TNHS của NCTN phạm tội thì căn cứ vào phần quy địnhchung của BLHS thì hình thức TNHS của NCTN phạm tội còn được áp dụng

ở một chương riêng biệt, độc lập đó là chương X của BLHS hiện hành Việcnày xuất phát từ tính đặc biệt của chủ thể thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội Nội dung này cũng xuất phát từ chính sách nhân đạo Nhà nước và phùhợp với những quy định tại các Điều ước, các Công ước quốc tế

1.3 SƠ LƯỢC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ

TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

1.3.1 Giai đoạn từ khi sau Cách mạng tháng 8 năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985

Cách mạnh tháng 8 năm 1945 thành công đã mở ra một thời kỳ mới củadân tộc Việt Nam, ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngônđộc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ cộng hoà Từ năm 1945 đến năm

1959, nước ta vẫn sử dụng các văn bản pháp luật được ban hành trong chế độthuộc địa trước năm 1945 Trong Sắc lệnh số 47/SL ngày 10/10/1945 của Chủ

tịch chính phủ lâm thời Việt Nam tại Điều 1 quy định: “Cho đến khi ban hành

những bộ pháp luật duy nhất cho toàn cõi nước Việt Nam, các luật lệ hiện hành ở Bắc, Trung và Nam bộ vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ, nếu những luật lệ ấy không trái với những điều thay đổi ấn định trong sắc lệnh này”.

Cùng với việc duy trì pháp luật của chế độ cũ như một giải pháp cấpthiết, chính quyền cách mạng đã khẩn trương xây dựng pháp luật của chế độmới nhằm đáp ứng các yêu cầu, đòi hỏi của cuộc kháng chiến cứu nước.Nguồn luật hình sự chủ yếu là các Sắc lệnh với số lượng tương đối lớn trênnhiều lĩnh vực khác nhau của đời sống, văn hoá xã hội Giai đoạn 1945-1959

Trang 26

có sự xuất hiện và phát triển của hệ thống án lệ mới.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc được giải phóng,Nhà nước ta đã ban hành Hiến pháp 1959 Từ đó không được sử dụng các vănbản pháp luật ban hành dưới chế độ cũ Vào ngày 30/6/1955, Bộ Tư pháp có

Thông tư số 19-VHH/HS thông báo đến các Toà án yêu cầu “không nên áp

dụng luật lệ của đế quốc và phong kiến nữa” Nếu trong giai đoạn trước, Sắc

lệnh là hình thức văn bản pháp luật hình sự phổ biến thì giai đoạn 1959

-1985, các Pháp lệnh và Sắc luật lại giữ vai trò quan trọng hơn trong việc điềuchỉnh quan hệ pháp luật hình sự

Trong giai đoạn này chưa có bất cứ văn bản nào quy định về chính sáchhình sự đối với NCTN phạm tội, các văn bản pháp luật chỉ quy định về TNHScủa một loại tội phạm cụ thể như: tội tống tiền, ăn cướp, bắt cóc, ám sát, bắtgiam người trái phép, nhũng nhiễu dân chúng hoặc lưu hành giấy bạc giả, hối

lộ và biển thủ tiền công quỹ, phá huỷ công sản v v Khái niệm NCTN chưa

được đề cập trong bất cứ văn bản nào trong giai đoạn này Trong các văn bảnpháp luật trong giai đoạn này nhằm chỉ đối tượng NCTN Nhà nước ta sử dụng

từ trẻ em và thanh thiếu niên Trong pháp lệnh số: 160-LCT ngày 14/11/1979

về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em thì quy định độ tuổi trẻ em gồm các

em từ mới sinh đến 15 tuổi (Điều 1) Nội dung của pháp lệnh là “Mọi trẻ em

đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, không phân biệt gái, trai, dân tộc, tôn giáo, thành phần xã hội của các em và địa vị xã hội của cha mẹ hoặc của người nuôi dưỡng” (Điều 3) chính sách pháp luật dành cho trẻ “Cha mẹ phải chịu trách nhiệm dân sự về những hành vi của con mình ở tuổi trẻ em đã gây thiệt hại cho người khác và những người lôi kéo, tổ chức, xúi giục trẻ em phạm pháp thì tuỳ mực độ nhẹ, nặng sẽ bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc bị truy tố và phạt về hình sự.” (Điều 26) Còn tại Thông tư của thủ

tướng chỉnh phủ số 8-TTg/VG ngày 13/7/1964 về việc thành lập trường giáo

Trang 27

dục thanh thiếu niên hư, chủ trương của thông tư này có nghĩa là nhằm giáodục thiếu niên nhi đồng, kém kỷ luật, lêu lổng, phạm trộm cắp, phạm phápluật nhiều lần, thông tư cũng xác định nguyên nhân là do những thiếu sóttrong việc giáo dục của gia đình và nhà trường, do ảnh hưởng của những thói

hư tật xấu còn sót lại của xã hội cũ, do ảnh hưởng của những phần tử xấu Từviệc xác định nguyên nhân trẻ hư hỏng thấy được chính sách hình sự của Nhànước ta trong giai đoạn này thừa nhận sự thiếu sót của gia đình, nhà trường và

xã hội cũ Việc đưa các em vào trường giáo dục cũng căn cứ vào lứa tuổi vàmức độ phạm pháp của các em, tổ chức thành 2 loại trường: loại trường chocác em từ 9 đến 13 tuổi và loại trường cho các em từ trên 13 đến 17 tuổi Nhànước sử dụng chính sách khoan hồng trong việc không áp dụng hình phạt tùđối với trẻ hư hỏng mà đưa các em vào các trường giáo dục

1.3.2 Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay

Năm 1985, BLHS Việt Nam đầu tiên và cũng là Bộ luật đầu tiên củachúng ta được ban hành Trong khoảng 15 năm tồn tại, BLHS năm 1985 đãđược sửa đổi, bổ sung 4 lần vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997 BLHSnăm 1985 ra đời có vị trí rất quan trọng, nó trở thành công cụ sắc bén của Nhànước chuyên chính vô sản để bảo vệ vững chắc những thành quả cách mạng,bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội,bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, đấu tranh phòng ngừa tộiphạm Bộ luật bao gồm 12 chương với 280 Điều luật Về chính sách hình sựđối với NCTN phạm tội, BLHS năm 1985 dành riêng một Chương VII -

“Những quy định đối với NCTN phạm tội” với 11 điều từ Điều 57 đến Điều 67,

thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự nước ta đối với NCTN Cụ thể tại

Điều 59 BLHS năm 1985 quy định: “Việc xử lý hành vi phạm tội của NCTN

chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội…” Điều này đã thể hiện việc truy cứu

Trang 28

TNHS đối với NCTN không phải nhằm để trừng phạt họ mà chủ yếu là cải tạo,giúp đỡ họ nhận ra những sai lầm, từ đó sửa chữa hoàn thiện bản thân để trở

thành người có ích cho xã hội Đồng thời, bộ luật cũng quy định “Không xử

phạt tù chung thân hoặc tử hình NCTN phạm tội Khi phạt tù có thời hạn Tòa

án cho NCTN phạm tội được hưởng mức án nhẹ hơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên” (khoản 4, Điều 59, BLHS năm 1985) BLHS năm 1985

thể hiện tinh thần chủ động trong công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tộiphạm; đồng thời thể hiện chính sách của Đảng và Nhà nước xử lý người phạmtội không chỉ nhằm trừng trị mà còn nhằm giáo dục, cải tạo họ trở thành người

có ích cho xã hội, thể hiện tinh thần nhân đạo xã hội chủ nghĩa và lòng tin vàokhả năng cải tạo con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa

Ngoài BLHS năm 1985 thì còn có nhiều văn bản khác do Chính phủban hành như: Nghị định số 141/HĐBT ngày 13/11/1986 của Hội đồng Bộtrưởng về chế độ buộc phải chịu thử thách của NCTN phạm tội Nghị định

này xác định độ tuổi của NCTN là “từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi” (Điều 1);

Chỉ thị số 135/ CT ngày 14/5/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng về tăngcường công tác bảo vệ trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới; Nghị định số149/HĐBT ngày 05/5/1992 của hội đồng bộ trưởng ban hành về chế độ tạmgiữ, tạm giam; Nghị định số 60/CP ngày 16/9/1993 của Chính phủ ban hànhquy chế trại giam; Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm ngày31/7/1998, chương trình quốc gia phòng chống ma tuý giai đoạn 1998 – 2000

và 2001 – 2005, v v

Trước yêu cầu của tình hình mới trong công tác đấu tranh, phòng ngừatội phạm, BLHS năm 1999 ra đời trên cơ sở kế thừa những nội dung hợp lý,tích cực của BLHS năm 1985 qua bốn lần sửa đổi, bổ sung và các văn bảnpháp luật trên So với BLHS năm 1985, BLHS năm 1999 có những thay đổi

cơ bản mang tính tương đối toàn diện thể hiện sự phát triển mới của Luật hình

Trang 29

sự Việt Nam BLHS năm 1999 được sửa đổi, bổ sung năm 2009 với việc bổ

sung nguyên tắc xử lí tội phạm “Mọi người phạm tội đều bình đẳng trước

pháp luật…”, “theo đó, việc xử lí tội phạm không bị ảnh hưởng bởi giới tính, bởi dân tộc, bởi tín ngưỡng, tôn giáo, bởi thành phần, địa vị xã hội của người

có hành vi phạm tội Mọi công dân đều bình đẳng trong việc phải chịu TNHS

về hành vi phạm tội đã thực hiện của mình” [34, tr 10].

Nguyên tắc này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, nó vừa thể hiện thái độkhông khoan nhượng trong xử lý tội phạm mà chủ thể thực hiện là người cóchức vụ, quyền hạn; nó vừa khẳng định việc xử lý về hình sự chỉ được đặt racho người có hành vi phạm tội được quy định trong luật mà không thể đượcđặt ra vì lý do khác Ngoài ra, BLHS năm 1999 còn có thêm điểm mới trongchính sách xử lý tội phạm đối với NCTN phạm tội, đó là sự thu hẹp phạm viNCTN phải chịu trách nhiệm hình sự theo đúng xu hướng chung của thế giới,

nhất là Công ước về quyền Trẻ em của Liên hợp quốc, Điều 37 “không được

áp dụng hình phạt tử hình hay tù chung thân không có khả năng phóng thích đối với những hành vi phạm pháp luật do người dưới 18 tuổi gây ra” Chính

sách này còn được thể hiện qua quy định mới về chính sách hình sự đối với

NCTN “NCTN phạm tội có thể được miễn TNHS, nếu người đó phạm tội ít

nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây thiệt hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục” (Điều 69 BLHS); và quy định về độ tuổi chịu TNHS “… người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi khi phạm tội… thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười tám năm tù… người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi khi phạm tội… thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù…” (Điều 74 BLHS) So với BLHS năm 1985, quy định tại Điều 74

BLHS năm 1999 đã giảm mức hình phạt từ 20 năm tù xuống còn 18 năm tùđối với NCTN từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi và giảm mức hình phạt từ 15

Trang 30

năm tù xuống còn 12 năm tù đối với NCTN từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

1.4 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

TRONG PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ PHÁP LUẬT HÌNH SỰ CỦA MỘT

SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI

1.4.1 Trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên trong pháp luật Quốc tế

Trong pháp luật quốc tế TNHS của NCTN cũng rất được quan tâm, thểhiện qua việc Công ước quốc tế về quyền Trẻ em (Unite Nations Convention

on the rights of the Child) đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông quangày 20/11/1989 Bên cạnh các nguyên tắc chung được đề cập trong Côngước, các chuẩn mực quốc tế về tư pháp NCTN còn bao gồm những yêu cầu vàhướng dẫn cụ thể về các hệ thống tư pháp NCTN Trong số những văn bảnchủ đạo liên quan đến hoạt động tư pháp NCTN như: Công ước quyền Trẻ

em, Quy tắc Bắc Kinh, Hướng dẫn Riyadh, Quy tắc Havana và Hướng dẫnVienna, các quốc gia có nghĩa vụ phải thực hiện những quy định của Côngước quyền Trẻ em, bởi vì đó là một văn bản ký kết có tính ràng buộc

Các văn bản quốc tế khẳng định rõ việc cấm tra tấn, đối xử hay trừngphạt tàn tệ, vô nhân đạo hay làm mất phẩm giá đối với trẻ em, đồng thời nêu

rõ là không được áp dụng hình phạt tử hình hay tù chung thân, hình phạt

không có khả năng phóng thích đối với những hành vi phạm pháp luật do

người chưa đủ 18 tuổi thực hiện Trong trường hợp NCTN bị tước quyền tự

do thì áp dụng các nguyên tắc cho việc xử lý cụ thể như sau:

Trẻ em khi bị tước quyền tự do phải được đối xử nhân đạo và tôn trọngphẩm giá của con người, đảm bảo các nhu cầu sinh hoạt của các em TrongCông ước quốc tế về quyền Trẻ em cũng đưa ra những biện pháp phù hợpnhằm bảo vệ quyền của NCTN vi phạm pháp luật, cụ thể: Trẻ em được giảđịnh vô tội cho tới khi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chứng minh rằng

Trang 31

trẻ đã phạm tội theo luật pháp Trẻ được thông báo nhanh chóng và trực tiếp

về những điều mà trẻ bị buộc tội và trong trường hợp trẻ vi phạm pháp luậtphải thông báo qua cha mẹ hay người giám hộ pháp lý, được trợ giúp về mặtpháp lý để chuẩn bị và trình bày sự biện hộ cho trẻ Vấn đề trẻ có phạm tộihay không phải được xác định không trì hoãn cơ quan có thẩm quyền độc lập

và vô tư trong một cuộc xét xử công bằng, minh bạch theo pháp luật Trẻ emkhông bị ép buộc phải làm chứng hoặc nhận tội, được thẩm vấn hoặc nhờngười thẩm vấn những người làm chứng chống lại mình, trẻ còn có quyềnđược tham gia và thẩm vấn của những người làm chứng cho mình trongnhững điều kiện bình đẳng Nếu trẻ bị coi là đã vi phạm luật hình sự thì cóquyền đòi hỏi quyết định và những biện pháp thi hành theo quyết định, trẻ cóquyền yêu cầu cơ quan tư pháp có thẩm quyền cao hơn xét xử lại theo hệthống pháp luật Trong trường hợp trẻ không biết, không hiểu ngôn ngữ được

sử dụng trong cơ quan tư pháp trẻ được giúp đỡ phiên dịch miễn phí Trongquá trình tham gia tố tụng và bị bắt giam mọi điều riêng tư của trẻ em đượchoàn toàn tôn trọng

Từ các quy định trên cho thấy được sự quan tâm của pháp luật quốc tếtrong việc áp dụng pháp luật đối với NCTN phạm tội Điều này thể hiện cáinhìn của Quốc tế về TNHS của NCTN thực hiện hành vi nguy hiểm cho xãhội vẫn được khoan hồng và xử lý một cách nhân văn nhất Việt Nam là quốcgia có hệ thống pháp luật tương đối hoàn thiện về các chính sách khoan hồng

và nhân đạo đối với NCTN vi phạm pháp luật

1.4.2 Quy định về trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên phạm tội trong Bộ luật hình sự của một số nước trên thế giới

Qua tham khảo luật hình sự của một số nước trên thế giới và chuyên đề

cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới, Tác giả nhận thấycác nước này đều có các quy định theo hướng giảm nhẹ TNHS của NCTN

Trang 32

phạm tội so với người đã thành niên phạm tội Nhằm làm rõ hơn vấn đề này,Tác giả xin trích dẫn một số quy định về TNHS của NCTN phạm tội đượcquy định trong BLHS của một số nước sau:

a Bộ luật hình sự của Liên Bang Nga

Pháp luật hình sự Nga hiện hành chính là BLHS năm 1996 của đấtnước này đây là nguồn duy nhất (trực tiếp) Từ ngày 24/5/1996 BLHS Nganăm 1996 được Đuma (Hạ nghị viên) của Quốc hội Liên Bang Nga thôngqua, được Hội đồng Liên bang (Thượng nghị viện) của Quốc hội Liên BangNga phê chuẩn ngày 5/6/1996 và được Tổng thống Liên Bang Nga lúc bấy

giờ (B.N Eltsin) ký luật của Liên Bang số 64 ngày 13/6/1996 “Về việc thi

hành BLHS của Liên Bang Nga” và có hiệu lực từ ngày 01/01/1997.

BLHS đầu tiên của nhà nước pháp quyền dân chủ Liên Bang Nga chính

là BLHS Nga năm 1996

Trong BLHS Nga năm 1996 các quy định về TNHS của NCTN đượcnhà làm luật điều chỉnh trong một Phần V bằng một chương 14 với 10 điềuluật (các Điều 87 – 96) và chương này có các quy phạm quan trọng dưới đâyphản ánh rõ nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự Nhà nước pháp quyền dânchủ Liên Bang Nga

Khái niệm NCTN quy định tại khoản 1, Điều 87 BLHS Liên Bang Nga

quy định “Những NCTN là những người khi thực hiện tội phạm đã tròn mười

tuổi, nhưng chưa tròn mười tám tuổi”.

Biện pháp cưỡng chế có tình chất giáo dục được điều chỉnh cụ thể bằngĐiều 90 BLHS Liên Bang Nga với các quy phạm cụ thể như sau:

Khoản 1 của Điều 90 BLHS quy định NCTN lần đầu phạm tội nghiêmtrọng không lớn hoặc trung bình có thể được miễn TNHS nếu nhận thấy rằng,việc cải tạo người này có thể đạt được bằng cách áp dụng các biện phápcưỡng chế có tính chất giáo dục

Trang 33

Tại khoản 2 có quy định về 4 biện pháp cưỡng chế tác dụng giáo dụcđược áp dụng đối với NCTN phạm tội mà nội dung của từng biện pháp đóđược nhà làm luật quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 91 – Cảnh cáo; khoản 2 làgiao cho cha mẹ hoặc người thay thế cha mẹ hay một cơ quan Nhà nướcchuyên trách giám sát, tại khoản 3 quy định buộc phải chịu trách nhiệm bồithường thiệt hại đã gây ra, tại khoản 4 quy định về nội dung hạn chế thời gianrỗi và quy định các yêu cầu riêng đối với việc xử sử của NCTN.

Các quy phạm thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự, có 6 loạihình phạt trong số 13 loại hệ thống hình phạt chung được quyết định đối vớiNCTN phạm tội và những điều kiện cụ thể riêng cho việc quyết định từng loạihình phạt này được quy định tại Điều 88 BLHS Nga Tại Điều 92 về các quyđịnh cụ thể riêng để áp dụng đối với những NCTN phạm tội việc miễn hìnhphạt quy định, Điều 93 về miễn chấp hành hình phạt trước thời hạn có điềukiện, Điều 94 là thời hiệu và Điều 95 thời hạn xoá án tích

Ngoài ra, thể hiện nguyên tắc nhân đạo của luật hình sự trong Nhà nướcpháp quyền dân chủ Liên Bang Nga, tại Điều 96 BLHS năm 1996 còn quyđịnh việc Toà án khi cân nhắc tính chất của tội phạm được thực hiện và nhânthân người phạm tội có thể áp dụng trong những trường hợp đặc biệt các quyđịnh của chương này đối với những người ở lứa tuổi từ 18 đến 20 tuổi đượcquy định tại Điều 96 BLHS năm 1996 của Liên Bang Nga

b Bộ luật hình sự của Trung Quốc

BLHS nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa được Quốc hội TrungQuốc (Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc) khoá 5, kỳ họp thứ hai thôngqua ngày 01/7/1979, bộ luật có hiệu lực từ ngày 01/01/1980 BLHS nướcCộng hoà nhân dân Trung Hoa được sửa đổi và bổ sung năm 1997 có hiệulực từ ngày 01/10/1997

Pháp luật của Trung Quốc đặt vấn đề bảo vệ trẻ em lên hàng đầu, điều

Trang 34

này được thể hiện rõ trong các luật như: Luật Bảo vệ trẻ em, Luật Giáo dụcnghĩa vụ, Luật Lao động Ngoài các bộ luật đó ra thì nước Cộng hoà nhân dânTrung Hoa còn xây dựng chính sách xử lý đối với NCTN phạm tội theohướng giảm nhẹ hơn so với người đã thành niên, góp phần bảo đảm quyềncon người Pháp luật hình sự Trung Quốc không áp dụng hình phạt tử hìnhhay áp dụng hình phạt chung thân đối với người dưới 18 tuổi vi phạm phápluật, điều này hoàn toàn phù hợp với Công ước quốc tế về quyền Trẻ em.

Trong BLHS của nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa năm 1997 có

quy định rất cụ thể tại Điều 49 “Không áp dụng hình phạt tử hình đối với

người chưa đủ 18 tuổi khi phạm tội… ” Điều này cũng phù hợp với nguyên

tắc xử lý của BLHS nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là việc xử lýNCTN tại Việt Nam là nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triểnlành mạnh và trở thành người công dân có ích cho xã hội

BLHS Trung Hoa năm 1997 không có quy định một chương riêng biệt

về TNHS của NCTN phạm tội, tuy nhiên tại Điều 17 thuộc Chương II Tội

phạm mục 1 “Tội phạm và TNHS” quy định:

“Người đủ 16 tuổi phạm tội phải chịu TNHS.

Người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu TNHS về tội giết người hoặc cố ý gây thương tích dẫn đến thương tích nặng hoặc chết người, hiếp dâm, cướp giật, mua bán chất ma tuý, đốt nhà, đặt bom, đầu độc.

Người đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi được hưởng hình phạt giảm nhẹ hoặc giảm khung hình phạt.

Trường hợp không xử phạt hình sự đối với người chưa đủ 16 tuổi, thì phải yêu cầu chủ gia đình hoặc người giám hộ quản giáo Trong trường hợp cần thiết có thể bị đưa vào trường giáo dưỡng”.

Từ những quy định trên của BLHS nước Cộng hoà nhân dân TrungHoa nhận thấy độ tuổi chịu TNHS của người thành niên là đủ 18 tuổi và

Trang 35

TNHS dành cho NCTN là những người từ đủ 14 tuổi cho đến chưa đủ 18 tuổi.BLHS Trung Hoa năm 1997 quy định rất cụ thể các loại tội phạm mà người

từ đủ 14 tuổi nhưng chưa đủ 16 tuổi chỉ phải TNHS là tội giết người hoặc cố

ý gây thương tích dẫn đến thương tích nặng hoặc chết người, hiếp dâm, cướpgiật, mua bán chất ma tuý, đốt nhà, đặt bom và đầu độc Khi NCTN vi phạmpháp luật bị truy cứu TNHS thì Toà án quyết định phạt giảm nhẹ hình phạtđối với NCTN phạm tội Hình phạt tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất,tước đi mạng sống của người phạm tội không được áp dụng đối với NCTNphạm tội tại nước Trung Quốc

Trang 36

Chương 2 TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI THEO BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH

VÀ THỰC TIỄN TRUY TỐ, XÉT XỬ NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

THỜI GIAN QUA

2.1 NGUYÊN TẮC XỬ LÝ ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

PHẠM TỘI TRONG BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM NĂM 1999 (SỬAĐỔI, BỔ SUNG NĂM 2009)

2.1.1 Các nguyên tắc xử lý đối với người chưa thành niên phạm tội quy định tại Điều 69 BLHS

Dựa trên quan điểm của Triết học Mác – Lênin, nguyên tắc được hiểu

là: “Những tư tưởng xuất phát điểm, có tính chủ đạo, định hướng, là quy tắc

cơ bản của hành động”[57, Tr 20 - 21], nguyên tắc của pháp luật có tính

khách quan, thể hiện các quy luật, các đòi hỏi của tự nhiên và của xã hội,không thể làm khác

Nguyên tắc xử lý đối với NCTN phạm tội là những quan điểm, tưtưởng chỉ đạo, mang tính chất định hướng, xuyên suốt trong quá trình xử lý

đối với NCTN phạm tội Hiện nay, BLHS 1999 quy định tại Điều 3 “Nguyên

tắc xử lý” qua đó đưa ra quan điểm định hướng xử lý tội phạm của Nhà nước

ta Riêng đối với NCTN phạm tội, ngoài các nguyên tắc xử lý chung, BLHS

1999 còn xây dựng một chương riêng; Chương X “Những quy định đối với

NCTN phạm tội”, trong đó tại Điều 69 đã ghi nhận nguyên tắc xử lý đối với

NCTN phạm tội Trong quá trình áp dụng pháp luật hình sự, các Cơ quan điềutra, Viện kiểm sát và Tòa án có trách nhiệm ngoài việc tuân thủ các quy định,

Trang 37

những nguyên tắc xử lý riêng biệt áp dụng với NCTN phạm tội được quy địnhtại Điều 69 BLHS có 6 nội dung có tính nguyên tắc, đó là những tư tưởng chỉđạo trong suốt quá trình xử lý NCTN phạm tội.

a) Nguyên tắc mục đích xử lý người chưa thành niên phạm tội

Việc xử lý NCTN phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sữachữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội.Đây là nguyên tắc đầu tiên, mang tính chất chung nhất, phản ánh mục đíchcủa việc xử lý, áp dụng hình thức TNHS đối với NCTN phạm tội

“Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm” (khoản 1 Điều 69 BLHS)

Do NCTN là người chưa phát triển đầy đủ về thể chất cũng như về tâmsinh lý, nên NCTN có những hạn chế nhất định trong quá trình nhận thức, từnhận thức dẫn đến hành vi và ngược lại Tại Việt Nam, NCTN phạm tội giớihạn từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi Dưới 14 tuổi đứa trẻ đó thực hiện mộthành vi khách quan (có dấu hiệu của một tội phạm hình sự) cũng không phảichịu TNHS mà thay vào đó là biện pháp xử lý khác

Trên cơ sở thừa nhận sự hạn chế về năng lực nhận thức và điều khiểnhành vi của NTCN Nhà nước ta đã quy định chính sách hình sự mang tínhgiảm nhẹ đối với NCTN khi họ phạm tội Các biện pháp xử lý không phải

là trừng phạt mà nhằm “giáo dục” các yếu tố tích cực trong nhận thức của

họ đang trong quá trình hoàn thiện, đồng thời uốn nắn các yếu tố tiêu cựcđang có xu hướng đi lệch quay về đúng quỹ đạo của nó Điều này khác vớimục đích chung của TNHS được thể hiện qua mục đích của hình phạt được

quy định tại Điều 27 BLHS “Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người

phạm tội…” Điều này có nghĩa là bên cạnh việc giáo dục người phạm tội

Trang 38

trở thành người có ích cho xã hội, hình phạt còn nhằm trừng trị người phạmtội và giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh phòng ngừa vàchống tội phạm Vì vậy, Nguyên tắc xử lý chung trong mọi trường hợp điềutra, truy tố, xét xử hành vi phạm tội của NCTN, các cơ quan Nhà nước cóthẩm quyền phải xác định rõ khả năng nhận thức của họ về tính nguy hiểmcho xã hội của hành vi do họ gây ra.

Thêm vào đó, việc làm rõ “Nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm”

của NCTN phạm tội giúp cơ quan tư pháp và người tiến hành tố tụng lựa chọnđúng các biện pháp cần áp dụng đối với NCTN phạm tội trong giới hạn luậtquy định, cũng như đưa ra được các biện pháp kiểm soát, phòng ngừa việcphạm tội của NCTN

b) Nguyên tắc miễn trách nhiệm hình sự cho người chưa thành niên phạm tội

Đây là nguyên tắc thứ hai trong xử lý NCTN phạm tội liên quan đến

việc miễn TNHS Nội dung nguyên tắc này là: “NCTN phạm tội có thể được

miễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và gia đình hoặc

cơ quan, tổ chức chứng nhận giám sát, giáo dục”.

Theo nguyên tắc này, phạm vi áp dụng chế định miễn TNHS đối vớiNCTN phạm tội rộng và khoan hồng hơn so với người thành niên phạm tội.Với mục tiêu Nhà nước ta đang hướng đến xây dựng Nhà nước pháp quyền

xã hội chủ nghĩa, vì vậy mọi chính sách của Đảng và Nhà nước trong đó cóchính sách pháp luật đều hướng đến xây dựng một Nhà nước pháp quyền,

đề cao và bảo vệ tối đa quyền con người Các biện pháp cưỡng chế hình sự,tiêu biểu hình phạt bên cạnh tính trừng trị còn nhằm mục đích giáo dụcngười phạm tội, giúp họ nhận ra sai lầm và tạo cho họ cơ hội để sửa chữa,sớm tái hoà nhập cộng đồng BLHS Việt Nam qui định chính sách nhân

Trang 39

đạo đối với NCTN, họ là đối tượng đặc biệt được pháp luật bảo vệ dưới cảhai góc độ, khi họ là người bị hại và cả khi họ là chủ thể của tội phạm,chính sách này của Nhà nước ta thể hiện rõ và nhất quán, đồng thời cũngphù hợp với Công ước quốc tế của Liên hợp Quốc về quyền Trẻ em năm

1989 mà Việt Nam đã tham gia ký kết

c) Nguyên tắc truy cứu trách nhiệm hình sự và áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tôi

Nội dung của nguyên tắc này là “Việc truy cứu TNHS của NCTN phạm

tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉ trong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội, vào những đặc điểm

về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm”.

Quy định này thể hiện tính nhân đạo của pháp luật hình sự Việt Nambằng việc đặc ra yêu cầu và giới hạn phạm vi những trường hợp cần truy cứuTNHS đối với NCTN phạm tội mà có thể áp dụng các biện pháp tư pháp,thậm chí miễn hình phạt cho họ nếu có những căn cứ phù hợp với quy địnhcủa pháp luật Truy cứu TNHS của NCTN phạm tội được xác định dựa trêncác căn cứ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội mà NCTN đãthực hiện; yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm; đặc điểm nhân thân củachính NCTN phạm tội

Nguyên tắc này bổ sung, tiếp nối cho nguyên tắc trên, khi mà NCTNphạm tội nhưng loại tội mà họ thực hiện không phải là tội ít nghiêm trọnghoặc nghiêm trọng và gây nguy hại không lớn, sự việc phạm tội không cónhiều tình tiết giảm nhẹ khi đó họ không đủ điều kiện để được miễn TNHS.Việc truy cứu TNHS đặt ra nhưng trong giới hạn và phạm vi xác định Nếubản thân họ là người có nhân thân tốt, tội phạm mà họ thực hiện có tính nguyhiểm không cao… thì chỉ cần áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác (phihình sự) hoặc áp dụng biện pháp pháp lý hình sự khác là đã bảo đảm xử lý

Trang 40

NCTN và phòng, chống tội phạm Chính vì vậy mà ngay trong BLTTHS cũngquy định các cơ quan tiến hành tố tụng khi điều tra, truy tố, xét xử mà thấy cócăn cứ áp dụng các biện pháp cưỡng chế khác, hoặc chuyển xử lý khác thì cần

ra văn bản áp dụng pháp luật, đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án hình sự(chấm dứt việc truy cứu TNHS) Điều này cũng được quy định tại Điều 309BLTTHS về chấm dứt việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn

chấp hành hình phạt “Người chưa thành niên bị kết án có thể được chấm dứt

việc chấp hành biện pháp tư pháp, giảm hoặc miễn chấp hành hình phạt khi

có đủ điều kiện quy định tại Điều 70 hoặc Điều 76 của BLHS” Trong điều

kiện nhất định NCTN sau khi bị Toà án kết án vẫn có thể chấm dứt việc chấphành các biện pháp tư pháp, hình phạt khi họ có sự tiến bộ rõ rệt, lập cônghoặc mắc bệnh hiểm nghèo… dựa vào các điều, khoản được quy định tại Điều

70 và Điều 76 BLHS hiện hành

d) Nguyên tắc áp dụng biện pháp thay thế hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội

Nội dung của nguyên tắc là: khi xét xử nếu thấy không cần thiết phải

áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội, thì Toà án áp dụng một trongcác biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của BLHS là áp dụng biệnpháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc áp dụng biện pháp đưa vàotrường giáo dưỡng

Đối với nguyên tắc này đòi hỏi Toà án phải lựa chọn việc có áp dụnghình phạt đối với NCTN phạm tội hay không, trong trường hợp có căn cứ

để Toà án không cần áp dụng hình phạt đối với NTCN phạm tội thì Toà án

áp dụng các biện pháp tư pháp Đây là căn cứ để Toà án lựa chọn việc có

áp dụng hình phạt đối với NCTN phạm tội hay không là tính chất của hành

vi phạm tội, những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừatội phạm NCTN

Ngày đăng: 10/11/2017, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w