6 10 Bật súng tốc độ (lần /phút) 0.82 <0
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận:
Các sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh có tổng điểm kiểm tra đánh giá sức bền chuyên môn càng cao thì thành tích kiểm tra càng tốt, ngược lai những sinh viên đạt tổng điểm kiểm tra đánh giá sức bền chuyên môn thấp sẽ có thành tích kiểm tra thấp.
Như vậy qua kiểm tra, đề tài đã chứng minh tính hiệu quả của các test đã lựa chọn.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊKết luận: Kết luận:
Từ những kết quả nghiên cứu trên đề tài rút ra một số kết luận sau:
1. Thực trạng công tác đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh phần lớn còn theo kinh nghiệm chủ quan của các giáo viên. Có sử dụng test trong kiểm tra đánh giá trình độ sức bền chuyên môn cho sinh viên nhưng thực tế chỉ có 01 test: Năng lực thăng bằng tĩnh. Tuy nhiên cũng chưa được kiểm tra để xác định độ tin cậy, tính thông báo cho đối tượng nghiên cứu cũng như chưa được xây dựng tiêu chuẩn phân loại hay thang điểm đánh giá trình độ. Các test được sử dụng chung cho cả nam và nữ, cho mọi đối tượng tập luyện và lứa tuổi. đây là yếu tố góp phần làm cho công tác đánh giá trình độ sức bền chuyên môn của sinh viên còn thiếu chính xác.
2. Quá trình nghiên cứu đề tài đã lựa chọn được 06 test đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh bao gồm:
-Đánh giá độ ổn định trên máy bắn Laser (giây).
-Test giữ súng trên tay có thêm trọng lượng phụ 0,5kg (phút ổn định) -Test bắn chụm 30 viên tính độ chụm( 10 viên x 3 bia)(cm)
-Bắn tính điểm 30 viên(tốc độ 150s x 10 viên, tốc độ 20s x 10 viên, tốc độ 10s x 10 viên)
-Test đứng trên bệ cao 15cm giữ súng 1phút(giây ổn định) - Bật súng tốc độ (lần /phút)
3. Đề tài đã xây dựng được các tiêu chuẩn phân loại theo 5 mức và thang điểm đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh. Đồng thời tiến hành kiểm nghiệm các tiêu chuẩn lựa chọn trong thực tế. Kết quả thu được các tiêu chuẩn đã xây dựng có hiệu quả cao trên sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh theo cả hướng đánh giá thuận và đánh giá nghịch, phản ánh được trình độ tập luyện của sinh viên phù hợp với thực tiễn.
Kiến nghị
1. Các thang điểm và tiêu chuẩn đánh giá qua nghiên cứu có thể áp dụng là cơ sở đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên chuyên sâu Bắn súng K43 trường Đại học TDTT Bắc Ninh, nội dung súng ngắn tiêu chuẩn.
2. Cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng theo hướng này trên những đối tượng khác để hình thành một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá sức bền chuyên môn cho sinh viên bắn súng thể thao nói chung cũng như trong nội dung súng ngắn tiêu chuẩn nói riêng.