-Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- Tuần 1: Thứ hai ngày 23 tháng 08 năm 2010 Chào cờ TẬP ĐỌC Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH A.Mục tiêu: - Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật. - Hiểu nội dung bài: Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé. (trả lời được các câu hỏi trong SGK) B.Chuẩn bị: -Tranh minh hoạ bài tập đọc. - Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn cần hướng dẫn luyện đọc. C.Hoạt động dạy học: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát 2. Mở đầu: - G/V giới thiệu khái quát nội dung chương trình phân môn Tập đọc của học kì I lớp 3. - 1 HS đọc thành tiếng tên của các chủ điểm. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: + Bức tranh vẽ cảnh gì? + Bức tranh vẽ cảnh 1 cậu bé đang nói chuyện với nhà vua, quần thần đang chứng kiến cuộc nói chuyện của hai người + Em thấy vẻ mặt của cậu bé thế nào khi nói chuyện với nhà vua? Cậu bé có tự tin không? + Trông cậu bé rất tự tin khi nói chuyện với nhà vua. - Muốn biết nhà vua và cậu bé nói với nhau điều gì, vì sao cậu bé lại tự tin được như vậy, chúng ta cùng học bài hôm nay, Cậu bé thông minh b) Luyện đọc: Đọc mẫu: - G/V đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. 1 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- phát âm. - Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. - HS đọc đoạn 1 + Tìm từ trái nghĩa với từ bình tĩnh. + Bối rối, lúng túng * Khi đươc lệnh vua ban, cả làng đều lo sợ, chỉ riêng mình cậu bé là bình tĩnh, nghĩa là cậu bé làm chủ được mình, không bối rối, không lúng túng trước mệnh lệnh kì quặc của nhà vua. + Nơi nào thì được gọi là kinh đô? + Kinh đô là nơi vua và triều đình đóng. - Theo dõi và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. - HS đọc đoạn 2. + Đến trước kinh đô, cậu bé kêu khóc om sòm, vậy om sòm có nghĩa là gì? + Om sòm là nghĩa ầm ĩ, gây náo động. - Tiếp tục hướng dẫn HS đọc đoạn 3. - HS đọc đoạn 3 + Sứ giả là người như thế nào? + Sứ giả là người được vua phái đi giao hiệp với người khác, nước khác,… + Thề nào là trọng thưởng? + Trọng thưởng nghĩa là tặng cho phần thưởng lớn. - 3 HS tiếp nối nhau đọc bài trước lớp. - HS luyện đọc theo nhóm. - HS cả lớp đọc đồng thanh. c) Tìm hiểu bài: - Gọi HS đọc đoạn 1. - HS đọc đoạn 1. + Nhà vua nghĩ ra kế gì để tìm người tài giỏi? + Nhà vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng nọ phải nộp một con gà trống. + Dân chúng trong vùng như thế nào khi nhận được lệnh của nhà vua? + Dân chúng trong vùng đều lo sợ khi nhận được lệnh của nhà vua. + Vì sao họ lại lo sợ? + Vì gà trống không thể đẻ được trứng mà vua lại bắt nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng. - Khi dân chúng cả vùng đang lo sợ thì lại có một bé bình tĩnh xin cha cho lên kinh đô để gặp Đức Vua. Cuộc gặp gỡ của cậu bé với Đức Vua như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu đoạn 2. - Gọi HS đọc đoạn 2. - HS đọc đoạn 2 + Cậu bé làm thế nào để gặp được nhà vua? + Cậu bé đến trước cung vua và kêu khóc om sòm. + Khi gặp được Đức vua, cậu bé đã nói với ngài điều vô lí gì? + Cậu bé đã nói với Đức vua là bố của cậu mới đẻ em bé. + Đức vua đã nói gì khi nghe cậu bé nói điều vô lí ấy? + Đức vua quát cậu bé và nói rằng bố cậu là đàn ông thì làm sao đẻ được em bé. 2 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- + Cậu bé đã bình tĩnh đáp lại nhà vua như thế nào? + Cậu bé hỏi lại nhà vua là tại sao ngài lại ra lệnh cho dân phải nộp 1 con gà trống biết đẻ trứng. - Như vậy từ việc nói với nhà vua điều vô lí là bố sinh em bé, cậu bé đã buộc nhà vua phải thừa nhận gà trống không thể đẻ trứng. * Đàn ông không thể đẻ → Gà trống không thể đẻ trứng - Gọi HS đọc đoạn 3. - HS đọc đoạn 3. + Trong cuộc thử tài lần sau, cậu bé yêu cầu điều gì? + Cậu bé yêu cầu sứ giả về tâu Đức vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. + Có thể rèn được một con dao từ một chiếc kim không? + Không thể rèn được. + Vì sao cậu bé lại tâu Đức vua làm một việc không thể làm được? + Để cậu không phải thực hiện lệnh của nhà vua là làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ. - Biết rằng không thể làm được ba mâm cỗ từ một con chim sẻ, nên cậu bé đã yêu cầu sứ giả tâu với Đức vua rèn cho cậu một con dao thật sắc từ một chiếc kim khâu. Đây là việc mà Đức vua không thể làm được, vì thế ngài cũng không thể bắt cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. * Từ một chiếc kim khâu không rèn được dao sắc → Từ một con chim sẻ không thể làm được ba mâm cỗ. + Sau hai lần thử tài, Đức vua quyết định như thế nào? + Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé và gửi cậu vào trường học để thành tài. + Cậu bé trong truyện có gì đáng khâm phục? + Cậu bé trong truyện là người rất thông minh, tài trí. + Câu chuyện này nói lên điều gì? + Ca ngợi sự thông minh và tài trí của cậu bé d) Luyện đọc lại bài: - G/V đọc mẫu đoạn 2 của bài - HS nghe. - HS chia thành các nhóm nhỏ thực hành luyện đọc theo từng vai. - Tuyên dương các nhóm đọc tốt. - 3, 4 nhóm thi đọc. 4. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại đại ý của bài. - Dặn dò: Về nhà coi lại bài và học bài; chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. KỂ CHUYỆN Tiết 1: CẬU BÉ THÔNG MINH A. Mục tiêu : - Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ. 3 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- B. Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát 2. Mở đầu: - Dựa vào nội dung bài tập đọc và quan sát tranh minh hoạ để kể lại từng đoạn truyện Cậu bé thông minh vừa được tìm hiểu. - G/V treo tranh minh hoạ 3. Hướng dẫn kể chuyện: a) Hướng dẫn kể đoạn 1: - Yêu cầu HS quan sát bức tranh 1. - HS quan sát kĩ bức tranh 1. + Quân lính đang làm gì? + Quân lính đang thông báo lệnh của Đức vua. + Lệnh của Đức vua là gì? + Đức Vua ra lệnh cho mỗi làng trong vùng phải nộp một con gà trống biết đẻ trứng. + Dân làng có thái độ ra sao khi nhận được lệnh của Đức Vua? + Dân làng vô cùng lo sợ. - Kể thành đoạn. - 1 HS kể lại nội dung của đoạn 1. - G/V nhận xét – sửa lời. - HS nhận xét. b) Hướng dẫn kể đoạn 2: + Khi gặp được vua, cậu bé đã làm gì, nói gì? + Cậu bé kêu khóc om sòm và nói rằng: Bố con mới sinh em bé, bắt con đi xin sữa. Con không xin được, liền bị đuổi đi. + Thái độ của Đức Vua như thế nào khi nghe điều cậu bé nói? + Đức vua giận dữ, quát cậu bé là láo và nói: Bố ngươi là đàn ông thì đẻ sao được. c) Hướng dẫn kể đoạn 3: + Lần thử tài thứ 2, Đức Vua yêu cầu cậu bé làm gì? + Đức Vua yêu cầu cậu bé làm ba mâm cỗ từ một con chim sẻ nhỏ. + Cậu bé yêu cầu sứ giả điều gì? + Về tâu với Đức Vua rèn chiếc kim khâu thành một con dao thật sắc để xẻ thịt chim. + Đức Vua quyết định thế nào sau lần thử tài thứ hai? + Đức Vua quyết định trọng thưởng cho cậu bé thông minh và gửi cậu vào trường học để luyện thành tài. - Theo dõi và tuyên dương. - HS kể lại chuyện (2 lần). Mỗi lần 3 HS 4. Củng cố, dặn dò: + Em có suy nghĩ gì về Đức Vua trong câu chuyện vừa học? + Đức Vua trong câu chuyện là một ông vua tốt, biết trọng dụng người tài, nghĩ ra cách hay để tìm được người tài. - Dặn dò: HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. 4 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- TOÁN ĐỌC, VIẾT, SO SÁNH CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ A. Mục tiêu : - Biết cách đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số. - Phát triển viết số theo thứ tự từ bé đến lớn và ngược lại từ lớn đến bé. - L m BT1,2,3,4.à B. Chuẩn bị : - Bảng phụ có ghi nội dung của bài tập 1. C. Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Trong giờ học này, các em sẽ được ôn tập về đọc, viết và so sánh các số có ba chữ số. b) Ôn tập về đọc viết số: - G/V đọc cho HS viết: 456, 227, 134, 506, 609, 780. - 4 HS viết số trên bảng lớp, cả lớp làm vào giấy nháp. - G/V viết lên bảng các số có ba chữ số (khoảng 10 số) - 10 HS nối tiếp nhau đọc. - Yêu cầu HS làm bài tập 1 trong SGK. - HS làm bài tập 1 c) Ôn tập về thứ tự số: - G/V treo bảng phụ có ghi sẵn nội dung của bài tập 2. - 2 HS lên bảng làm bài + Tại sao trong phần a) lại điền 312 vào sau 311? + Vì số đầu tiên là 310, số thứ hai là 311, đếm 310, 311 rồi thì đếm đến 312. - Đây là dãy các số tự nhiên liên tiếp từ 310 đến 319, xếp theo thứ tự tăng dần. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó cộng thêm 1 + Tại sao trong phần b) lại điền 398 vào sau 399? + Vì 400 – 1 = 399, 399 – 1 = 398 - Đây là dãy số tự nhiên liên tiếp xếp theo thứ tự giảm dần từ 400 đến 391. Mỗi số trong dãy số này bằng số đứng ngay trước nó trừ đi 1 d) Ôn luyện về so sánh số và thứ tự số: Bài tập 3: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - HS đọc đề bài 3. + Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì? + Bài tập yêu cầu chúng ta so sánh các số - Yêu cầu HS tự làm bài. - 3 HS lên bảng làm bài - 1 HS nhận xét. 5 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- + Tại sao điền được 303 < 330? + Vì hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 303 có 0 chục, còn 330 có 3 chục, 0 chục bé hơn 3 chục nên 303 bé hơn 330. - Hỏi tương tự với các phần còn lại - 2 HS trả lời. Bài tập 4: - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS cả lớp làm vào vở + Số lớn nhất trong các số đã cho là số nào? + Số lớn nhất trong các số đã cho là 735 + Vì sao nói số 735 là số lớn nhất trong các số đã cho? + Vì số 735 có số trăm lớn nhất. + Số nào là số bé nhất trong các số đã cho? Vì sao? + Số bé nhất trong các số đã cho là số 142. Vì số 142 có số trăm bé nhất. Bài tập 5 (Khá, giỏi): - Gọi HS đọc yêu cầu bài. - 1 HS đọc đề bài. - Yêu cầu HS tự làm bài. - HS tự làm bài, sau đó chữa bài. - Nhận xét, cho điểm. - 2 HS lên bảng làm bài. 3. Củng cố, dặn dò: - Dặn dò: HS về nhà ôn tập thêm về đọc, viết, so sánh các số có ba chữ số và làm bài tập số 5; chuẩn bị bài tiếp theo. - Nhận xét tiết học. ------------------------------------------------------------------- ĐẠO ĐỨC Tiết 1:KÍNH YÊU BÁC HỒ A. Mục đích yêu cầu : - Biết công lao to lớn của Bác Hồ đối với đất nước, dân tộc. - Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm của thiếu nhi đối với Bác Hồ. - Thực hiện theo năm điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng. - Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện năm điều Bác Hồ dạy. B. Chuẩn bị : - Một số bài thơ, bài hát, câu chuyện, tranh ảnh, băng hình về Bác Hồ, đặc biệt là về tình cảm giữa Bác Hồ với thiếu nhi. - Giấy khổ to, bút viết bảng (phát cho các nhóm). - Năm điều Bác Hồ dạy - Vở bài tập đạo đức 3. C. Hoạt động lên lớp : 6 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên, nhi đồng” nhạc và lời của Phong Nhã. 2. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Các em vừa hát một bài hát về Bác Hồ Chí Minh. Vậy Bác Hồ là ai? Vì sao thiếu niên, nhi đồng lại yêu quý Bác Hồ như vậy? Bài học đạo đức hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về điều đó. b) Hoạt động 1: Thảo luận nhóm - Chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu các nhóm quan sát các bức ảnh trang 2 tìm hiểu nội dung và đặt tên cho từng bức ảnh đó. - Tiến hành quan sát từng bức tranh và thảo luận nhóm - G/V thu kết quả thảo luận. - Đại diện các nhóm trình bày. - Nhận xét, bổ sung ý kiến của các nhóm + Ảnh 1: * Nội dung: Bác Hồ đón các cháu thiếu nhi thăm Phủ Chủ tịch. * Đặt tên: Các cháu thiếu nhi thăm Bác ở Phủ Chủ tịch. + Ảnh 2: * Nội dung: Bác đang cùng các cháu thiếu nhi múa hát. * Đặt tên: Bác Hồ vui múa hát cùng các cháu thiếu nhi. + Ảnh 3: * Nội dung: Bác Hồ bế và hôn cháu thiếu nhi. * Đặt tên: Bác Hồ và cháu thiếu nhi. + Ảnh 4: * Nội dung: Bác đang chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. * Đặt tên: Bác Hồ chia kẹo cho các cháu thiếu nhi. + Bác sinh ngày, tháng, năm nào? + Bác Hồ sinh 19 – 05 - 1890 + Quê Bác ở đâu? + Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An + Em còn biết tên gọi nào khác của Bác Hồ? + Bác Hồ còn có những tên gọi khác Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Sinh Cung. + Bác Hồ có công lao to lớn như thế nào với dân tộc ta? + HS trả lời. + Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi như thế nào? + Tình cảm giữa Bác Hồ và các cháu thiếu nhi rất yêu quý và thương yêu. 7 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- * Kết luận: Bác Hồ Chí Minh lúc nhỏ là Nguyễn Sinh Cung. Bác sinh ngày 19 – 05 – 1890. Quê Bác ở làng Sen, xã Kim Liên, Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bác Hồ là vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc ta và là người có công rất lớn đối với đất nước, với dân tộc ta. Bác là vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam, là người đã đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh ra nước ta – nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội ngày 2/9/1945. Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ đã mang nhiều tên gọi như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh, anh Ba, ông Ké,… - Nhân dân Việt Nam ai cũng kính yêu Bác Hồ, đặc biệt là các cháu thiếu nhi. Bác Hồ cũng luôn quan tâm và yêu quý các cháu. c) Hoạt động 2: Phân tích truyện “Các cháu vào đây với Bác”. - Kể chuyện: “Các cháu vào đây với Bác” - HS cả lớp lắng nghe. - 1 HS đọc lại truyện. + Qua câu chuyện, em thấy tình cảm của các cháu thiếu nhi đối với Bác Hồ như thế nào? + Các cháu thiếu nhi trong câu chuyện rất kính yêu Bác Hồ. Điều này được thể hiện ở chi tiết: khi vừa nhìn thấy Bác, các cháu đã vui sướng và cùng reo lên. + Em thấy tình cảm của Bác Hồ với các thiếu nhi như thế nào? + Bác Hồ cũng rất yêu quý các cháu thiếu nhi. Bác đón các cháu, vui vẻ quây quần bên các cháu, dắt các cháu ra vườn chơi, chia kẹo, căn dặn các cháu, ôm hôn các cháu,… * Kết luận: Bác rất yêu quý các cháu thiếu nhi, Bác luôn dành cho các cháu những tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, các cháu thiếu nhi cũng luôn kính yêu Bác, yêu quý Bác. d) Hoạt động 3: Thảo luận cặp đôi - Thảo luận cặp đôi, ghi ra giấy các việc cần làm của thiếu nhi để tỏ lòng kính yêu Bác Hồ. - Thảo luận cặp đội + Năm điều Bác Hồ dạy dành cho ai? + Dành cho thiếu nhi. + Những ai đã thực hiện được theo Năm điều Bác Hồ dạy và đã thực hiện như thế nào? + 2, 3 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. + 3, 4 HS trả lời, lấy ví dụ cụ thể cho bản thân. - Nhận xét, tuyên dương. - HS nghe. 3. Củng cố, dặn dò: - 1 HS đọc Năm điều Bác Hồ dạy. - Dặn dò: về nhà đọc lại Năm điều Bác Hồ dạy. Chuẩn bị tiết 2 - Nhận xét tiết học . 8 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- Thứ ba ngày 24 tháng 08 năm 2010 TẬP ĐỌC Tiết 2: HAI BÀN TAY EM A. Mục tiêu : -Đọc đúng, rành mạch, biết nghỉ hơi đúng sau mỗi khổ thơ, giữa các dòng thơ. -Hiểu nội dung bài: Hai bàn tay rất đẹp, rất có ích, rất đáng yêu. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK; thuộc 2 – 3 khổ thơ trong bài). -(HS khá, giỏi thuộc cả bài thơ). B. Chuẩn bị : - Tranh minh hoạ bài tập đọc trong sách TV3/1. - Bảng phụ có viết sẵn nội dung cần hướng dẫn luyện đọc. C. Hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Khởi động: - HS hát 2. Kiểm tra bài cũ: - Nhận xét – cho điểm. - 3 HS lên bảng kể lại câu chuyện “Cậu bé thông minh” và trả lời câu hỏi về nội dung của truyện. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: + Em có suy nghĩ gì về đôi bàn tay của chính mình? + 2 HS phát biểu ý kiến. - Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ được nghe những lời tâm sự, những suy nghĩ của bạn nhỏ về đôi bàn tay. Bạn nhỏ nghĩ thế nào về đôi bàn tay? Đôi bàn tay có nét gì đặc biệt, đáng yêu? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài thơ Hai bàn tay em. b) Luyện đọc: Đọc mẫu: - G/V đọc mẫu toàn bài. - HS theo dõi Hướng dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm. - HS tiếp nối nhau đọc từng câu trong bài. (Đọc từ 2 đến 3 lần). - HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ (3 lượt) - Theo dõi HS đọc và hướng dẫn ngắt giọng câu khó đọc. - Những HS đọc sai, tập ngắt giọng đúng khi đọc. - Giải nghĩa các từ khó. - HS đọc chú giải. - G/V giảng thêm từ thủ thỉ. - HS nghe và đặt câu. + Đêm đêm, mẹ thường thủ thỉ kể chuyện cho em nghe. 9 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- - Theo dõi HS đọc bài theo nhóm để chỉnh sửa riêng cho từng nhóm. - HS luyện đọc theo nhóm nhỏ (5 HS). - Cả lớp đọc đồng thanh. c) Tìm hiểu bài: - HS đọc thầm khổ thơ 1. + Hai bàn tay của bé được so sánh với gì? + Hai bàn tay của bé được so sánh với những nụ hoa hồng, những ngón tay xinh như những cánh hoa. + Em có cảm nhận gì về hai bàn tay của bé qua hình ảnh so sánh trên? + Hai bàn tay của bé đẹp và đáng yêu. - HS đọc thầm các khổ thơ còn lại. - Hai bàn tay của bé không chỉ đẹp mà còn rất đáng yêu và thân thiết với bé. Chúng ta cùng tìm hiểu tiếp các khổ thơ sau để thấy được điều này. - HS thảo luận nhóm. + Hai bàn tay thân thiết với bé như thế nào? + Buổi tối, khi bé ngủ, hai hoa (hai bàn tay) cũng ngủ cùng bé. Hoa thì bên má, hoa thì ấp cạnh lòng. + Buổi sáng, tay giúp bé đánh răng, chải tóc. + Khi bé ngồi học, hai bàn tay siêng năng viết chữ đẹp như hoa nở thành hàng trên giấy. → G/V chú ý: khi HS trả lời, sau mỗi hình ảnh HS nêu được, thầy nên cho cả lớp dừng lại để tìm hiểu thêm và cảm nhận vẻ đẹp của từng hình ảnh. * Khổ thơ 2: Hình ảnh Hoa ấp cạnh lòng. + Khi có một mình, bé thủ thỉ tâm sự với đôi bàn tay. * Khổ thơ 3: Tay bé đánh răng, răng trắng và đẹp như hoa nhài, tay bé chải tóc, tóc sáng lên như ánh mai. * Khổ thơ 4: Tay bé viết chữ làm chữ nở thành hoa trên giấy. * Khổ thơ 5: Tay là người bạn thủ thỉ, tâm tình cùng bé. + Em thích nhất khổ thơ nào? Vì sao? + HS phát biểu ý kiến. Ví dụ: - Thích khổ 1 vì hai bàn tay được tả đẹp như nụ hoa hồng. - Thích khổ 2 vì tay và bé luôn ở cạnh nhau, cả lúc bé ngủ tay cũng ấp ôm lòng bé thật thân thiết, tình cảm. - Thích khổ 3 vì tay bé thật có ích, tay giúp bé đánh răng, chải đầu. Tay làm cho răng bé trắng như hoa nhài, tóc bé sáng như ánh mai. - Thích khổ thơ 4 vì tay làm chữ nở hoa đẹp trên giấy - Thích khổ thơ 5 vì tay như người bạn biết tâm 10 [...]... sang hàng chục hoặc sang hàng trăm) - Tính được đợ dài đường gấp khúc - Củng cớ biểu tượng về tiền Việt Nam - Làm Được BT1( cột 1,2 ,3) BT2( cột1,2 ,3) BT3(a) BT4 B Hoạt đợng dạy học: Hoạt đợng của thầy Hoạt đợng của trò 1 Khởi đợng: - HS hát 2 Kiểm tra bài cũ: - Thầy giáo cho bài - 2 HS làm bài trên bảng x - 34 5 = 134 132 + x = 657 x = 134 + 34 5 x = 657 - 132 ... ḷn: Cơ quan thực hiện việc trao đởi khí giữa cơ thể và mơi trường được gọi là cơ quan hơ hấp Cơ quan hơ hấp bao gờm: mũi, khí quản, phế quản và hai lá phởi.Trong đó mũi, khí quản, phế quản làm nhiệm vụ dẫn khí, hai lá phởi làm nhiệm vụ trao đởi khí d) Hoạt đợng 3: Đường đi của khơng khí - Treo tranh minh hoạ (hình 3, trang - HS quan sát tranh 5 SGK)... nhẫm - HS tự làm bài tập câu a, c a./ 400 + 30 0 = 700 700 - 30 0 = 400 700 - 400 = 30 0 c./ 100 + 20 + 4 = 120 30 0 + 60 + 7 = 36 7 800 + 10 + 5 = 815 - HS ngời cạnh nhau đởi chéo vở kiểm tra Bài 2: - Gọi HS đọc u cầu bài - HS đọc u cầu của bài - 4 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm vào vở 35 2 732 418 39 5 + + 416 511 201 44 768 221 619 35 1 - HS nhận xét bài trên bảng - 4 HS vừa... mợt lần sang hàng chục hoặc sang hàng trăm) - HS biết cách quan sát và vẽ hình vào vở bài tập - Làm được BT 1,2 ,3, 4 B Hoạt đợng dạy học: Hoạt đợng của thầy Hoạt đợng của trò 1 Khởi đợng: - HS hát 2 Kiểm tra bài cũ: - Thầy giáo cho bài - 2 HS làm bài trên bảng 132 4 23 218 152 + + + + 259 258 547 4 63 - Nhận xét – chữa bài và cho điểm 39 1 681 765 615 3 Bài mới:... tự nhiên, các sớ hạng khơng bao giờ lớn hơn tởng, vì thế có thể tìm ngay được đâu là tởng, đâu là sớ hạng trong ba sớ đã cho - HS lập các phép tính 31 5 + 40 = 35 5 35 5 – 31 5 = 40 40 + 31 5 = 35 5 35 5 – 40 = 31 5 4 Củng cớ, dặn dò: - Dặn dò: HS về nhà ơn tập thêm về cợng trừ các sớ có ba chữ sớ (khơng nhớ) và giải bài toán về nhiều hơn, ít hơn - Nhận xét... cợng 435 +127 4 Lụn tập: a) Bài 1: - HS đọc đề bài toán - 3 HS lên bảng làm cợt 1, 2, 3 256 + 125 - Nhận xét, cho điểm b) Bài 2: 38 1 417 555 + 168 + 209 585 764 - HS đọc đề bài toán - 3 HS lên bảng làm cợt 1, 2, 3 256 + 182 - Nhận xét, cho điểm c) Bài 3: + Bài u cầu chúng ta làm gì? + Cần chú ý điều gì khi đặt tính? + Thực hiện tính từ đâu đến đâu? 438 452... cợng để lập phép tính trừ - Làm Được BT1( cột a,c) BT2 ,3, 4 B.Hoạt đợng dạy học: Hoạt đợng của thầy Hoạt đợng của trò 1 Khởi đợng: - HS hát 2 Kiểm tra bài cũ: 11 -Gi¸o ¸n líp 3- - G/V cho bài - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- - 3 HS làm bài trên bảng 30 7 > 30 2 219 < 220 4 13 > 4 03 740 < 741 - Nhận xét – chữa bài và cho điểm 3 Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Trong giờ học này,... Thực hiện tính từ đâu đến đâu? 438 452 166 + 2 83 361 8 13 449 + Bài toán u cầu chúng ta đặt tính và tính + Cần chú ý đặt tính sao cho đơn vị thẳng hàng đơn vị, chục thẳng hàng chục, trăm thẳng hàng trăm + Thực hiện tính từ phải sang trái - 2 HS lên bảng + - Nhận xét, cho điểm + 235 417 652 + 256 70 32 6 27 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- d) Bài 4: - HS đọc... trương tập hợp, quần áo gọn gàng, tích cực tập luyện chỉnh đốn trang phục 3 Trò chơi: Nhanh lên bạn ơi Ôn một số động tác đội hình đội ngũ C PHẦN KẾT THÚC 1 Hồi tónh: Đi thường theo nhòp 1,2 giáo viên và Học sinh cùng hệ thống bài 2 Nhận xét-Dặn dò: Nhận xét giờ học Giáo viên hô “Thể dục” HS đáp “Khoẻ” 2’ 3 Tập hợp 4 hàng dọc, quay phải 2x8 3 Tập hợp 4 hàng dọc 7’ 2’ 7’ 6’ 2’ 2’ Tập hợp hàng dọc, dóng... TỰ NHIÊN XÃ HỢI 23 -Gi¸o ¸n líp 3- - Gi¸o viªn: L· ThÞ Xu©n- Tiết 1: HOẠT ĐỢNG THỞ VÀ CƠ QUAN HƠ HẤP A.Mục tiêu: - Nêu được tên các bợ phận và chức năng của cơ quan hơ hấp - Chỉ đúng vị trí các bợ phận của cơ quan hơ hấp trên tranh vẽ - Biết được hoạt đợng thở diễn ra liên tục Nếu bị ngừng thở từ 3 đến 4 phút người ta có thể bị chết . hai số cùng có số trăm là 3 nhưng 30 3 có 0 chục, còn 33 0 có 3 chục, 0 chục bé hơn 3 chục nên 30 3 bé hơn 33 0. - Hỏi tương tự với các phần. trong ba số đã cho. - HS lập các phép tính. 31 5 + 40 = 35 5 35 5 – 31 5 = 40 40 + 31 5 = 35 5 35 5 – 40 = 31 5 4. Củng cố, dặn dò: - Dặn dò: HS về nhà