Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng phó của ngành thủy sản Trung Quốc đối với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ ...61 CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HO
Trang 1VIỆN HÀN LÂMKHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
LUẠN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Chu Đức Dũng
2 TS Nguyễn Quốc Toản
Hà Nội, 2020
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, khôngsao chép ở bất kỳ một công trình hoặc một luận văn, luận án của các tác giả khác.Các số liệu, kết quả nêu trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trongbất kỳ công trình nào khác Các trích dẫn, các số liệu và kết quả tham khảo dùng để
so sánh đều có nguồn trích dẫn rõ ràng Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và chịumọi hình thức kỷ luật theo quy định cho lời cam đoan của mình
Hà Nội, tháng 2 năm 2020 Tác giả luận án
Trần Minh Nguyệt
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới tập thể giảng viên hướng dẫnPGS.TS Chu Đức Dũng – Viện trưởng Viện kinh tế và Chính trị thế giới, TS.Nguyễn Quốc Toản – Phó cục trưởng thường trực Cục chế biến và Phát triển thịtrường nông sản, các thầy đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trìnhnghiên cứu để tôi hoàn thiện luận án này Ngoài ra tôi xin chân thành cảm ơn cácThầy, Cô trong Khoa kinh tế quốc tế, Học viện khoa học xã hội đã đóng góp những
ý kiến quý báu cho luận án
Nhân dịp này, tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ phận sau đại học, phòngđào tạo, các anh/chị chuyên viên văn phòng Khoa Kinh tế quốc tế, lãnh đạo và cácanh chị đang công tác tại Viện nghiên cứu Châu Mỹ đã tạo điều kiện và thời giancho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân, bạn bè đã luôn bên tôi, độngviên tôi hoàn thành luận án này
Trân trọng cảm ơn!
Trang 4DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Từ viết tắt Tiếng Việt
Từ viết tắt Tên đầy đủ
CBPG Chống bán phá giá
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
DNTS Doanh nghiệp thủy sản
GTGT Thuế Giá trị gia tăng
TSXK Thủy sản xuất khẩu
VASEP Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt NamVCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
Trang 52 Từ viết tắt Tiếng Anh
Từ viết tắt Tên đầy đủ Tiếng Anh Tên đầy đủ Tiếng Việt
ACC Aquaculture Certification Hội đồng chứng nhận nuôi trồng
FAO Food and Agriculture Tổ chức Lương thực và Nông
Organization of the United nghiệp Liên Hiệp QuốcNations
FDA Food and Drug Administration Cơ quan quản lý Thực phẩm và
GATT General Agreement on Tariffs Hiệp ước chung về thuế quan và
HACCP Hazard Analysis and Critical Phân tích mối nguy và điểm
Control Points kiểm soát tới hạn
Trang 6IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế
ITC International Trade Center Trung tâm thương mại quốc tếIUU Illegal, unreported and Khai thác thủy sản bất hợp pháp,
unregulated fishing không báo cáo và không theo
quy định
NOAA National Oceanic and Cục quản lý Đại dương và Khí
Atmospheric Administration quyển Quốc gia Hoa KỳNTBs Non-Tariff Barriers Rào cản Phi Thuế quan
NTMs Non Tariff Measures Các biện pháp phi thuế quanOECD Organization for Economic Tổ chức Hợp tác và Phát triển
Cooperation and Development Kinh tế
PECC Pacific Economic Cooperation Hội đồng Hợp tác kinh tế Thái
UNCTAD United Nations Conference on Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
Trade and Development Thương mại và Phát triển
UNIDO United Nations Industrial Tổ chức Phát triển Công nghiệp
Development Organization Liên hiệp quốc
USDA United States Department of Bộ nông nghiệp Hoa Kỳ
Trang 7MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 11
1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 11
1.1.1 Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế và rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ 11
1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 17
1.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu 22
1.2.1 Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan .22
1.2.2 Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam 23
1.2.3 Các nghiên cứu đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu và năng lực ứng phó của Việt Nam 23
1.3 Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án 24
1.3.1 Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam 24
1.3.2 Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của luận án 25
CHƯƠNG 2 27
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN 27
CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN 27
2.1 Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế 27
2.1.1 Khái niệm 27
2.1.2 Phân loại rào cản phi thuế quan 31
2.1.3 Tác động của rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu 36
2.2 Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản 44
Trang 82.2.1 Rào cản kỹ thuật 45
2.2.3 Rào cản chống bán phá giá ( rào cản tạm thời) 51
2.3 Kinh nghiệm của ngành thủy sản Trung Quốc trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ và Bài học cho Việt Nam 53
2.3.1 Khái quát tình hình xuất khẩu thủy sản của Trung Quốc sang Hoa Kỳ 54
2.3.2 Thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Trung Quốc vướng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ 55
2.3.3 Các biện pháp ứng phó của Trung Quốc 57
2.3.4 Một số bài học rút ra từ việc nghiên cứu kinh nghiệm ứng phó của ngành thủy sản Trung Quốc đối với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ 61
CHƯƠNG 3.THỰC TRẠNG RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VÀ CÁC BIỆN
PHÁP ỨNG PHÓ CỦA VIỆT NAM 64 3.1 Khái quát về hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ 64
3.1.2 Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang Hoa Kỳ 66
3.2 Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ và nh ng tác đ ng đối với hàng TSXK của Việt Nam 72
3.2.1 Thực trạng hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam vướng rào cản phi thuế quan của
Hoa Kỳ 72
3.2.2 Tác động của các rào cản phi thuế quan tại thị trường Hoa Kỳ đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam 87
3.3 Các ứng phó của Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ 92
3.3.1 Đối với rào cản kỹ thuật 92
3.3.2 Đối với rào cản chống bán phá giá 98
3.4 Đánh giá những thành công và hạn chế của Việt Nam trong việc ứng phó với các rào cản phi thuế quan đối với hàng thủy sản xuất khẩu sang Hoa Kỳ thời gian qua 105
3.4.1 Những thành công/Kết quả đạt được 105 3.4.2 Những hạn chế 108 3.4.3 Nguyên nhân hạn chế khả năng ứng phó với rào cản phi thuế quan của ngành thủy sản Việt Nam 111
Trang 9CHƯƠNG 4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ỨNG PHÓ VỚI RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN
XUẤT KHẨU VIỆT NAM 124
4.1 Xu hướng và mục tiêu phát triển xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ 124
4.2 Xu hướng áp dụng các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam 126
4.3 Một số giải pháp ứng phó với rào cản phi thuế quan tại thị trường Hoa Kỳ 131
4.3.1 Giải pháp ứng phó với rào cản kỹ thuật 131
KẾT LUẬN 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
Trang 10DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 0.1 Khung logic nghiên cứu 6
Sơ đồ 2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực ứng phó 47
Sơ đồ 2.2 Xu hướng nhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ các nước 63
Sơ đồ 4.1 Chuỗi cung ứng thủy sản Việt Nam 147
Trang 11DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1 Các biện pháp phân loại NTMs 30Bảng 2.2 Số lô hàng thủy sản của Trung Quốc bị trả lại tại
thị trường Hoa Kỳ 62Bảng 3.1: Kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 69Bảng 3.2: Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ 2009 – 2017 70Bảng 3.3 Kim ngạch xuất khẩu cá tra & basa Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ
2008 – 2018 73Bảng 3.4 Số lô hàng thủy sản của Việt Nam bị trả lại tại thị trường Hoa Kỳ 76Bảng 3.5 Nguyên nhân chủ yếu của các lô hàng tôm và cá da trơn bị cảnh báo tạithị trường Hoa Kỳ 77Bảng 3.6 Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
đối với cá tra Việt Nam 86Bảng 3.7 Thống kê số lần áp thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ
đối với tôm Việt Nam – đơn vị: % 87
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu về rào cản phi thuế quan chưa bao giờ trở nên cấp thiết như hiệnnay khi mà quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ Trongquá trình này, các nước trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển một mặt luôn đòihỏi phải mở cửa thị trường, tự do hóa thương mại, nhưng mặt khác lại luôn tìm kiếmnhững biện pháp phức tạp và tinh vi để bảo hộ sản xuất trong nước Theo quy định củaWTO, các nước không được đánh thuế quá cao vào mặt hàng nhập khẩu, do đó, tất cảcác nước, cả phát triển lẫn đang phát triển đang tích cực áp dụng các biện pháp phi thuếquan để thay thế các biện pháp thuế quan nhằm bảo hộ sản xuất nội địa
Tại Việt Nam cũng như các nước đang phát triển khác trên thế giới hiện nay, khinền kinh tế ngày càng phát triển thì ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan đến hoạtđộng xuất khẩu ngày càng phức tạp Một trong những nghành xuất khẩu chủ lực củaViệt Nam chịu tác động không nhỏ từ các rào cản phi thuế quan này là ngành thủy sản.Vốn được coi là một trong những ngành có lợi thế nhất của Việt Nam bởi được thiênnhiên ưu đãi với đường bờ biển dài hơn 3.260 km và khu đặc quyền kinh tế với diệntích hơn 1 triệu km2 Tiềm năng nguồn lợi thủy sản của Việt Nam vào khoảng 4,2 triệutấn Trong đó, sản lượng đánh bắt cho phép hàng năm là 1,7 triệu tấn Năm 2017, kimngạch XKTS nước ta ước đạt 8,3 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2016 và làmức cao nhất từ trước đến nay [113] Mặc dù tăng trưởng khả quan, ngành thủy sảnViệt Nam hiện nay vẫn đang phải đối mặt với rất nhiều rào cản từ những thị trườngnhập khẩu khó tính, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ được xem là một trong những thị trường trọng điểm đối với hàngTSXK của Việt Nam vì đây là thị trường đông dân cư, thị hiếu đa dạng và nhu cầutiêu dùng hàng thủy sản hàng năm rất lớn Trong nhiều năm gần đây, Hoa Kỳ vẫnduy trì được vị trí là thị trường NKTS hàng đầu Việt Nam, chiếm khoảng 20% tổnggiá trị xuất khẩu của mặt hàng này Năm 2017, thị trường Hoa Kỳ vẫn tiếp tục đứngđầu về kim ngạch, chiếm 16,9% trong tổng kim ngạch XKTS của cả nước, đạt 1,41
tỷ USD, giảm nhẹ 1,9% so với năm 2016 [147] Việc ký kết Hiệp định Thương mạisong phương với Hoa Kỳ đã mở ra cơ hội cho hàng hóa Việt Nam trong đó có hàngthủy sản thâm nhập thị trường này Tuy nhiên, vẫn còn nhiều rào cản đối với việc
mở rộng xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một trong những quốc gia tiêu dùng và nhập khẩu các sản phẩmthủy sản lớn nhất thế giới, nhập khẩu 86% tổng nguồn cung thủy sản để đáp ứng
Trang 13nhu cầu trong nước [247] Tăng trưởng nhập khẩu hàng thủy sản của Hoa Kỳ phầnlớn đến từ các nước đang phát triển [246], trong số đó nhiều quốc gia chưa có hệthống an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn, đã gây ra mối lo ngại về nguy cơ mất antoàn thực phẩm Hoa Kỳ đã phản ứng với tình huống này bằng cách thiết lập một sốtiêu chuẩn hạn chế nhập khẩu và thực thi các biện pháp giám sát chặt chẽ hơn gâykhó khăn cho các nhà xuất khẩu, đặc biệt là từ các nước đang phát triển Hầu hết cácsản phẩm cá và thủy sản khi thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ thường bị ảnh hưởngbởi các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm SPS, TBT và Kiểm tra trước khi giao hàng (babiện pháp này được gọi chung là các biện pháp kỹ thuật theo phân loại UNCTAD)
và các biện pháp bảo vệ tạm thời như chống bán phá giá, chống trợ cấp Ví dụ: tất
cả hải sản được nhập khẩu vào Hoa Kỳ phải đáp ứng tiêu chuẩn an toàn bắt buộc
“Hệ thống Phân tích mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn” (HACCP) Các tiêuchuẩn của HACCP tuân theo Thỏa thuận về các biện pháp Vệ sinh và Kiểm dịchthực vật (SPS) của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Bản chất bắt buộc của nhiều chính sách an toàn thực phẩm do Hoa Kỳ triểnkhai có thể đặt ra các rào cản thương mại phi thuế quan đối với các đối thủ nướcngoài, đặc biệt là đối với các nhà xuất khẩu ở các nước đang phát triển, những nướckhông có cơ sở hạ tầng phù hợp, dẫn đến thay đổi dòng chảy thương mại thủy sảnsong phương Các sản phẩm thủy sản nhập khẩu từ các nước đang phát triển nhưViệt Nam luôn xếp hạng cao nhất vì vi phạm các quy định nhập khẩu của Hoa Kỳ
do nhiễm tạp chất như hóa chất, thuốc trừ sâu, chất bẩn, vi khuẩn… [179] Gần đây,một số lượng đáng kể các sản phẩm nuôi trồng thủy sản Việt Nam đã bị từ chối tạicác cảng của Hoa Kỳ vì chúng không tuân thủ các quy định của Hoa Kỳ về tiêuchuẩn môi trường, an toàn thực phẩm, v.v., gây thiệt hại cho các nhà sản xuất vàxuất khẩu Việt Nam Bên cạnh đó, nhiều năm qua các mặt hàng cá tra và tôm củaViệt Nam không năm nào không phải chịu thuế CBPG và chống trợ cấp từ phía Hoa
Kỳ khiến các mặt hàng này bị giảm khả năng cạnh tranh so với các đối thủ
Trong thời gian tới với chính sách bảo hộ của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ sẽkhông ngần ngại gia tăng các biện pháp hành chính, phân biệt đối xử, trừng phạthay các tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn để ngăn chặn hàng nhập khẩu khi sản xuấtnội địa của họ bị đe dọa Đầu năm 2018, cùng với việc gia tăng thuế chống bán phá
Trang 14giá POR12 đối với tôm và POR13 đối với cá tra, thủy sản Việt Nam tiếp tục gặp
phải rào cản kỹ thuật mới tại thị trường Hoa Kỳ như: Chương trình thanh tra cá
da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) của NOAA Những vấn đề này đã và đang gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hại vềkinh tế cho các doanh nghiệp XKTS và ảnh hưởng đến mục tiêu chiến lược pháttriển ngành thuỷ sản của Việt Nam Trong bối cảnh này, nghiên cứu một cách toàndiện các rào cản phi thuế quan để cung cấp luận cứ khoa học cho việc đàm phán,yêu cầu đối tác Hoa Kỳ mở cửa thị trường và tìm ra các biện pháp thích hợp để vượtđược các rào cản, qua đó đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, là một côngviệc thực sự cần thiết cả về lí luận và thực tiễn hiện nay
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Một là, làm rõ những luận cứ khoa học về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
đối với hàng thủy sản; nghiên cứu kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng phóvới NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TS và rút ra các bài học cho Việt Nam
Hai là, phân tích thực trạng XK hàng TS của Việt Nam trong những năm gần
đây (2002 – 2018)
Ba là, phân tích hệ thống NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt
Nam từ năm 2002 -2018 và tác động của NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam
Bốn là, phân tích thực trạng ứng phó với NTBs của Việt Nam thời gian qua;
đánh giá những thành tựu đạt được, những bất cập và tìm ra những nhân tố hạn chếnăng lực ứng phó với NTBs của Nhà nước, doanh nghiệp đối với NTBs tại thịtrường Hoa Kỳ
Năm là, đánh giá, dự báo xu hướng tiến triển của rào cản phi thuế quan của
Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam trong thời gian tới [Có tính đến bối cảnhmới: bối cảnh quốc tế mới, nâng cấp quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ ]
Trang 15Sáu là, đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp ứng phó với
NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu rào cản phi thuế quan mà Hoa Kỳ đang áp dụng đối với hàngTSXK của Việt Nam
Phạm vi nghiên cứu
Hệ thống các rào cản phi thuế quan đối với hàng TSXK của Việt Nam tại thịtrường Hoa Kỳ có nội dung rất phong phú và đa dạng Do vậy, để đảm bảo tínhkhoa học và thực tiễn, Luận án sẽ chỉ tập trung vào một phạm vi nghiên cứu phùhợp với yêu cầu và mục tiêu đề ra cho một đề tài luận án tiến sỹ kinh tế
- Về phạm vi thời gian: luận án sẽ tập trung chủ yếu vào khoảng thời gian từ
năm 2002 tới năm 2018 Năm 2002 là thời điểm Việt Nam lần đầu tiên bị Bộthương mại Hoa Kỳ áp thuế CBPG đối với sản phẩm cá tra và tiếp đến 2003 là sảnphẩm tôm Kể từ thời điểm đó đến nay, các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam vẫnchưa thoát được loại thế này Không những bị áp thuế CBPG, Hoa Kỳ cũng ngàycàng đưa ra nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe hơn đối với các sản phẩm TSNK nhưChương trình thanh tra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩuthuỷ sản (SIMP) của NOAA Nghiên cứu NTBs trong giai đoạn 2002 – 2018 cũngđược thực hiện trên cơ sở so sánh đối chiếu với giai đoạn trước, để làm cơ sở tiếptục nghiên cứu xu hướng NTBs của Hoa Kỳ thời gian tới
- Về phạm vi không gian: Nghiên cứu NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK
của Việt Nam
+ Do tính chất đa dạng và phức tạp của NTBs, luận án sẽ tập trung vào (02)nhóm rào cản đang là điểm yếu của DN XKTS Việt Nam khi thâm nhập thị trườngHoa Kỳ là rào cản kỹ thuật và rào cản chống bán phá giá
Trang 16Hiện tại, các rào cản kỹ thuật đã phát triển thành dạng rào cản thương mại bímật và khó khăn nhất trong thương mại quốc tế, và là một trong những trở ngại lớnnhất đối với xuất khẩu ngoại thương của Việt Nam Kể từ khi cuộc khủng hoảng tàichính toàn cầu bùng nổ, chủ nghĩa bảo hộ thương mại đã bắt đầu gia tăng trên thếgiới, các nước châu Âu và Hoa Kỳ thường xuyên đưa ra các biện pháp bảo vệ mới
và thiết lập các rào cản kỹ thuật cho các sản phẩm nhập khẩu Ví dụ, Hoa Kỳ gầnđây đã thực hiện Chương trình thanh tra cá da trơn, Chương trình giám sát nhậpkhẩu thuỷ sản (SIMP) Rào cản kỹ thuật sẽ trở thành trở ngại quan trọng nhất đốivới các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường này
Rào cản chống bán phá giá được chính phủ nước NK sử dụng như một công
cụ bảo hộ nhằm chặn dòng thương mại của nước xuất khẩu, mang tính phân biệt đối
xử để loại trừ các đối thủ cạnh tranh, cho dù họ có tham gia vào các hoạt độngthương mại không công bằng hay không Các cuộc điều tra CBPG của Hoa Kỳ ngàycàng gia tăng trong những năm gần đây Hiện nay, đối với thủy sản Việt Nam, tôm
và cá da trơn (hai mặt hàng chủ lực của thủy sản Việt Nam) đều bị áp thuế CBPG
Do đó, cần phải nghiêm túc nghiên cứu xu hướng phát triển và chiến lược đối phó với các rào cản này.
4 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
Tóm lại, luận án giải quyết các câu hỏi nghiên cứu sau:
(1) Trong giai đoạn 2002 - 2018, các biện pháp phi thuế quan thường xuyênnhất và khó khăn nhất mà các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam gặp phải tại thịtrường Hoa Kỳ là gì?
(2) Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ tác động như thế nào đến hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam?
(3) Các doanh nghiệp XKTS của Việt Nam đã ứng phó như thế nào trướctác động của các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Nhà nước, các tổ chức hiệp hội
có vai trò gì trong việc ứng phó với các rào cản này?
(4) Những nguyên nhân nào hạn chế khả năng ứng phó của Việt Nam đối vớicác rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ?
Các câu hỏi này được trả lời trên cơ sở các giả thuyết
Giả thuyết 1 là: Trong giai đoạn 2002 - 2018, các doanh nghiệp xuất khẩu
thủy sản Việt Nam thường xuyên vấp phải các rào cản kỹ thuật (SPS, TBT) và cácrào cản tạm thời (CBPG) của Hoa Kỳ
Giả thuyết 2 là: Rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ làm tăng chi phi thích
ứng của các doanh nghiệp XKTS Hiểu biết đầy đủ mức độ tác động này, và nếuđược truyền thông hiệu quả, sẽ góp phần giảm thiểu tác động không tốt đến hoạt
Trang 17động xuất khẩu thủy sản và nâng cao khả năng ứng phó với rào cản phi thuế quancủa các doanh nghiệp Việt Nam.
Giả thuyết 3 là: Các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã có những biện pháp
ứng phó linh hoạt trước tác động của các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ Cácbiện pháp đó đã mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tại nhiều hạnchế, đặc biệt trong bối cảnh mới, cần phải có một số giải pháp mới hoặc điều chỉnhcác giải pháp cũ sao cho phù hợp với yêu cầu của tình hình mới Nhà nước, các tổchức hiệp hội có vai trò chỉ đạo, hỗ trợ các doanh nghiệp ứng phó với các rào cảnphi thuế quan
Giả thuyết 4 là: Các biện pháp ứng phó của chính phủ, hiệp hội và doanh
nghiệp XKTS Việt Nam đã mang lại một số kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn tồn tạinhiều hạn chế do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủquan, cả bên trong và bên ngoài Trong đó, nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhữngnhân tố chủ quan liên quan đến năng lực nội tại của các doanh nghiệp và môi trườngchính sách của Nhà nước Tìm ra những nguyên nhân dẫn đến việc hạn chế khảnăng ứng phó của ngành thủy sản Việt Nam đối với các rào cản phi thuế quan củaHoa Kỳ để làm cơ sở lý luận nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao khả năng ứngphó một cách thoả đáng, góp phần đẩy mạnh hoạt động XKTS của Việt Nam sangHoa Kỳ trong thời gian tới
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Phương pháp luận: Luận án sử dụng hệ thống các quan điểm chỉ đạo nghiên
cứu NTBs bao gồm:
Quan điểm duy vật biện chứng: Luận án sử dụng phương pháp này làm nền
tảng trong quá trình phân tích để làm rõ bản chất NTBs thông qua phân tích mối liên
hệ biện chứng giữa NTBs với hoạt động ngoại thương
Quan điểm hệ thống: luận án xem xét NTBs một cách toàn diện, nhiều mặt,
trong nhiều mối quan hệ liên hệ khác nhau để có một cách nhìn nhận khách quan,toàn diện về NTBs, từ đó xác định được các con đường tổng hợp, tối ưu để nâng caokhả năng ứng phó với rào cản
Quan điểm lịch sử: Khi nghiên cứu NTBs phải tìm hiểu, phát hiện sự nảy sinh,
phát triển của rào cản trong những thời gian và không gian cụ thể với những điềukiện hoàn cảnh cụ thể cho phép ta nhìn thấy toàn cảnh sự xuất hiện, sự phát triển,tác động, hệ quả của NTBs Vấn đề luận án đang nghiên cứu ở đây cần được đặttrong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tình hình kinh tế nước ta hiện nay để thấy rõhơn ảnh hưởng của tình hình thế giới, tình hình trong khu vực, tình hình trong nướcđối với việc phân tích NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam
Trang 18Phương pháp thu thập số liệu
Luận án sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp dựa trên cơ sở dữ liệu
và số liệu thống kê của Việt Nam và Hoa Kỳ về cơ sở lý luận NTBs, tình hình thịtrường, kim ngạch xuất nhập khẩu thủy sản, các quy định về NTBs của Hoa Kỳ
Cơ sở số liệu thống kê của Việt Nam:
- Các báo cáo phân tích ngành thủy sản của chính phủ, Hiệp hội chế biến vàxuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), Bộ Thương Mại, Tổng cục Thủy sản, Tổngcục hải quan
- Các báo cáo nghiên cứu của cơ quan, viện, trường đại học
- Các bài viết đăng trên báo hoặc các tạp chí xuât khẩu thủy sản và thương mạithủy sản
- Các tài liệu giáo trình về hệ thống lý luận về NTBs của các tổ chức quốc tế đặc biệt là các quy định trong khuôn khổ WTO
Cơ sở số liệu thống kê của Hoa Kỳ:
- Các báo cáo của Hiệp hội thủy sản Hoa Kỳ (NFI), Bộ thương mại Hoa Kỳ, Cục điều tra dân số Hoa Kỳ
- Các sách báo, tạp chí từ các nhà xuất bản của Hoa Kỳ…
- Sử dụng Dữ liệu từ chối nhập khẩu “IMPORT REFUSAL REPORT” được
Cơ quan quản lý Thực phẩm, Dược phẩm (FDA) của Hoa Kỳ xây dựng để hệ thốnghóa rất nhiều dữ liệu thương mại sơ cấp và trình bầy dữ liệu dưới dạng tiện dụng,cung cấp thông tin từ chối nhập khẩu thủy sản vào Hoa Kỳ “Dữ liệu từ chối nhậpkhẩu” đưa thông tin dưới dạng cơ sở dữ liệu trong excel Người dùng có thể tra cứucác lô hàng bị cảnh báo và nguyên nhân vi phạm theo từng quốc gia, từng danh mụcsản phẩm qua từng năm, từng thời kỳ Luận án sử dụng “Dữ liệu từ chối nhập khẩu”tập trung vào sản phẩm tôm và cá tra xuất khẩu của Việt Nam cho phép nghiên cứu
về số lô hàng bị cảnh báo và phát hiện ra các nguyên nhân cảnh báo tại thị trườngHoa Kỳ Kết quả thu thập thông tin chủ yếu thể hiện dưới hình thức phân tích địnhtính
Phương pháp phân tích
Để thực hiện nghiên cứu, luận án sử dụng các phương pháp phân tích định tính sau:
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án sử dụng phương pháp phân tích
và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu Trong quátrình phân tích tổng hợp, luận án có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, cáccông thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quymô… của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu Phương pháp phân tích và tổnghợp được thực hiện qua các bước như sau:
Trang 19(1) Làm rõ cơ sở lý luận về NTBs: Sử dụng phương pháp phân tích để pháthiện ra những xu hướng, quan điểm lý thuyết về NTBs, từ đó lựa chọn những thôngtin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình Sau khi phân tích các thôngtin đã thu thập được, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp để liên kết, sắp xếp cáctài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được nhằm tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy
đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu
(2) Làm rõ thực trạng NTBs của Hoa Kỳ đối với XKTS và các ứng phó củaViệt Nam Trên cơ sở lý luận về NTBs, luận án đã soi chiếu vào các số liệu, dữ liệu
về NTBs của Hoa Kỳ đối với XKTS Việt Nam Sau khi phân tích các thông tin thuthập được, luận án tổng hợp các kết quả phân tích để đưa ra bức tranh tổng quan vềNTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK và các ứng phó của Việt Nam
(3) Trên cơ sở tổng quan về NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK và các ứngphó của Việt Nam, luận án tiến hành phân tích tại sao Việt Nam gặp những khókhăn đối với các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ? Những thành công cũng nhưnhững tồn tại trong việc ứng phó là gì?
+ Phương pháp so sánh: Các phương pháp so sánh cũng được vận dụng trong
luận án nhằm: (1) So sánh hoạt động XKTS của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ quatừng năm, từng thời kỳ để thấy rõ những ảnh hưởng của các rào cản phi thuế quan Hoa
Kỳ đến hoạt động XKTS Việt Nam (2) So sánh các quy định phi thuế quan của Hoa
Kỳ qua từng thời kỳ để thấy rõ những thay đổi trong chính sách bảo hộ của Hoa Kỳ
+ Phương pháp case study: Luận án sẽ sử dụng phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình về kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc ứng phó với NTBscủa Hoa Kỳ Ngoài ra, luận án cũng nghiên cứu một số trường hợp ứng phó điểnhình của Việt Nam trước tác động của NTBs tại Hoa Kỳ để thấy những ưu điểm vàhạn chế của Nhà nước, các DN XKTS Việt Nam trong việc nỗ lực ứng phó với cácrào cản thương mại tại thị trường Hoa Kỳ
+ Phương pháp kế thừa: Luận án kế thừa những công trình nghiên cứu về rào
cản phi thuế quan như đã nêu ở phần tổng quan và phụ lục tài liệu tham khảo kèmtheo
+ Phương pháp chuyên gia: luận án tận dụng những kinh nghiệm, lựa chọn
những ý kiến tối ưu của các chuyên gia nhằm phục vụ cho quá trình nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu của luận án được thể hiện trong sơ đồ sau:
Vấn đề nghiên cứu
Trang 20Cơ sở lý thuyết Phương pháp nghiên cứu
- Rào cản phi thuế quan
- Tác động của rào cản đến hoạt động - Phương pháp định tính: phân
- Kinh nghiệm của Trung Quốc
Phân tích thực trạng Phân tích các rào cản Tác động của các rào Các biện pháp ứngxuất khẩu thủy sản phi thuế quan của Hoa cản phi thuế quan đến phó với rào cản phiViệt Nam sang Hoa Kỳ đối với hàng thủy hoạt động xuất khẩu thuế quan của Việt
-Sơ đồ 0.1 Khung logic nghiên cứu
6 Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về
NTBs trong thương mại quốc tế và NTBs của Hoa Kỳ đối với hàng TS, đã luận giảikhái niệm về NTBs và thể hiện rõ quan điểm của mình trong sử dụng cách phân loạiNTBs chính đối với hàng TSXK;
Thứ hai, đưa ra cách tiếp cận mới về tác động của rào cản kỹ thuật (RCKT) trên
cả hai khía cạnh tích cực và tiêu cực đến ngành và quốc gia xuất khẩu Từ đó, rút ra kếtluận RCKT tác động tích cực đến nhóm ngành sản xuất và các nước phát triển Với cácnền kinh tế kém phát triển ( như Việt Nam) và trong lĩnh vực thực phẩm (cụ thể là thủysản) tác động tích cực ít hơn hoặc dễ bị tổn thương bởi các biện pháp này
Thứ ba, đề xuất mô hình xác thực các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng
phó với NTBs đối với hàng TSXK
Thứ ba, luận án đã phân tích thực trạng XK và thực trạng sử dụng NTBs của
Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam trong bối cảnh mới với đối tượng vàphạm vi nghiên cứu riêng Tập trung vào hai loại rào cản: (1) Chống bán phá giácủa Hoa Kỳ đối với cá tra và tôm của Việt Nam từ năm 2002 đến 2018; (2) Các ràocản kỹ thuật mới tại thị trường Hoa Kỳ thời gian gần đây như: Chương trình thanhtra cá da trơn của USDA, Chương trình giám sát nhập khẩu thuỷ sản (SIMP) củaNOAA
Thứ tư, dựa trên mục tiêu của chiến lược phát triển ngành thủy sản đến năm
2025, tầm nhìn đến năm 2030, xu hướng phát triển NTBs tại thị trường Hoa Kỳ đốivới hàng TS Việt Nam, và những đánh giá về thực trạng ứng phó với NTBs đối với
Trang 21biện pháp nâng cao khả năng ứng phó với NTBs của Nhà nước và cộng đồng doanhnghiệp nhằm gia tăng kim ngạch xuất khẩu và nâng cao hiệu quả XKTS Việt Namsang thị trường Hoa Kỳ thời gian tới.
7 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án là công trình khoa học có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, là tài liệu giúpcho các cơ quan nghiên cứu và quản lý Nhà nước, các DNTS xây dựng kế hoạchphát triển, đưa ra các quyết định hợp lý nhằm nâng cao khả năng ứng phó với NTBstrong thời gian tới
8 Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục,nội dung chính của Luận án được trình bầy theo 4 Chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và các vấn đề liên quan đến đề
tài luận án
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
đối với hàng thủy sản
Chương 3: Thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp ứng phó của Việt Nam
Chương 4: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm ứng phó với rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu Việt Nam
Trang 22CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1 Các công trình nghiên cứu quốc tế về rào cản phi thuế quan của Hoa
Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
1.1.1 Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế và rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ
Lịch sử nghiên cứu về NTBs đã được ghi nhận từ gần 50 năm qua và đặc biệtđược quan tâm nhiều từ cuối thập niên 1970 của thế kỷ XX, thể hiện trong các côngtrình của Edward John Ray (1981); Howard P Marvel và Edward J Ray (1983);Fred Lazar (1981); David Hanson (2010); Chad P Bown (2011); USAID (2013).Các công trình nghiên cứu về NTBs trên thế giới có nội dung rất phong phú và đadạng, với rất nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó khía cạnh này ảnh hưởng đếnkhía cạnh kia Để thuận lợi cho việc triển khai luận án, nghiên cứu sinh sẽ phân chiathành các hướng nghiên cứu cụ thể sau:
a Nghiên cứu về sự phát triển của rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
Sự hình thành và phát triển của NTBs có liên quan chặt chẽ tới tư tưởng bảo
hộ các ngành công nghiệp nhập khẩu nhạy cảm của chính phủ các nước Sau thếchiến thứ II, chính sách bảo hộ bằng thuế quan tại các nước công nghiệp phát triển
đã được cắt giảm, mặt khác các rào cản thương mại được biết đến như NTBs lại giatăng mạnh trong một số lĩnh vực cụ thể Ví dụ, năm 1956 Hoa Kỳ thuyết phục NhậtBản thông qua thỏa thuận “hạn chế xuất khẩu tự nguyện” đối với mặt hàng dệt bôngxuất khẩu vào Hoa Kỳ; Vương quốc Anh cũng ký kết một thỏa thuận tương tự vớiHong Kong
Theo Edward John Ray (1987) có 3 yếu tố góp phần giải thích sự thay đổi
trong chính sách thương mại của các nước sau thế chiến thứ II Thứ nhất, các nước
công nghiệp phát triển có một hệ thống thuế thu nhập hiệu quả hơn so với hầu hếtcác quốc gia đang phát triển, cho nên họ ít phụ thuộc vào nguồn thu thuế cho các
hoạt động của chính phủ trung ương Thứ hai, chính phủ các nước công nghiệp luôn
đặt ra các hàng rào bảo vệ ngành công nghiệp nhạy cảm trong nước, do đó các quốc
gia này là khởi nguồn của việc áp dụng các sáng kiến về NTBs Thứ ba, các nước
công nghiệp phát triển luôn luôn có một số lợi thế chính trị trong nước và quốc tế cóthể hỗ trợ cho các nhóm lợi ích đặc biệt một cách ít công khai nhất Đặc điểm củaNTBs là rất khó lượng hóa và tác động đến phúc lợi nói chung Vì những lý do này,
Trang 23các nước công nghiệp không cần phải sử dụng nguồn thu từ thuế cho các mục đíchphát triển kinh tế và họ thích sử dụng lợi thế chính trị của NTBs nhằm bảo hộ chocác nhóm lợi ích đặc biệt [199].
Kể từ vòng đàm phán Kenedy (1964 – 1967), GATT đã tiến hành công việcliệt kê NTBs của mọi quốc gia thành viên nhằm chuẩn bị dữ liệu cho các vòng đámphán tiếp theo Vòng đàm phán Kennedy đã thông qua các biện pháp cắt giảm thuếquan và biện pháp CBPG Đồng thời cho ra đời Hiệp định về CBPG và một số quiđịnh mở rộng Vòng đàm phán Tokyo (1973 – 1979), GATT đã liệt kê được hơn
800 loại hàng rào theo từng nước, nhưng chưa đưa ra được biện pháp tháo dỡ [97].Trên thực tế, sau những Vòng đàm phàn này, các quốc gia lại càng tự do thúc đẩyphát triển NTBs như một phản ứng bảo vệ lợi ích kinh tế - chính trị trong nước Nóicách khác, việc cắt giảm thành công thuế quan tại các nước công nghiệp hóa đãđóng một vai trò quan trọng thúc đẩy các nước tìm kiếm các biện pháp bảo hộ phứctạp và tinh vi hơn “các hàng rào phi thuế quan” để bảo hộ sản xuất trong nước Trừkhi các quốc gia đều trung thực và bình đẳng cùng tìm giải pháp tháo gỡ, tuy nhiêncác nước đều có lợi ích kinh tế và chính trị mạnh mẽ để tạo ra các hàng rào bảo hộ
mới thay vì nhất trí xóa bỏ hoặc hạn chế nó Như vậy, có thể thấy rào cản phi thuế quan là một biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ mới.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ điều này như nghiên cứu của Edward John
Ray (1981), Howard P Marvel và Edward J Ray (1983), Fred Lazar (1981).
Nghiên cứu của Edward John Ray (1981) cho thấy NTBs đã được sử dụng ở
Hoa Kỳ và các nước công nghiệp để thay thế cho công cụ bảo hộ thuế quan sauvòng đám phán Kennedy Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, NTBs được sử dụng mộtcách có hệ thống trong các ngành công nghiệp nhận được sự bảo trợ thuế quantương đối cao để bổ sung cho thuế quan đã bị cắt giảm sau vòng đàm phán Hơnnữa, giai đoạn cuối thập niên 1960 và 1970 NTBs không được tìm thấy trong cácngành công nghiệp có mức thuế thấp sau Vòng Kennedy; Nói chính xác hơn, NTBsđược tìm thấy trong các ngành công nghiệp được hưởng lợi nhiều nhất từ sự bảo hộthuế quan trước và sau Vòng đàm phán Kennedy [199]
Nghiên cứu của Howard P Marvel và Edward J Ray (1983) cho rằng NTBs
không được sử dụng để thay thế cho sự mất mát chung của bảo hộ thuế quan mà đểtăng cường bảo vệ cho các ngành công nghiệp bị ảnh hưởng nhất bởi sự cắt giảmthuế quan sau vòng đám phán Kennedy Do đó, nghiên cứu kết luận rằng Vòng đámphán Kennedy đã làm thay đổi hình thức của chủ nghĩa bảo hộ hơn là thay đổi mức
độ tương đối của chủ nghĩa bảo hộ [220]
Trang 24Nghiên cứu của Fred Lazar (1981) xem xét sự thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ
ngành công nghiệp non trẻ trong bối cảnh ra đời Hiệp định chung về thuế quan vàthương mại (GATT) Lazar cho rằng sự ra đời của Hiệp định này đã thúc đẩy chủnghĩa bảo hộ mới thông qua NTBs phức tạp và tinh vi để đối phó với GATT [207]
Các công trình này là những nghiên cứu tinh tế cả về mặt lý thuyết và thực
tế về sự phát triển của rào cản phi thuế quan trong bối cảnh tự do hóa thương mại cuối thế kỷ XX.
Những nghiên cứu bàn về rào cản phi thuế quan trong bối cảnh tự do hóathương mại đầu thế kỷ 21 có thể kể đến bài viết của David Hanson (2010) trong
cuốn “Limits to Free Trade: Non-Tariff Barriers in the European Union, Japan and United States” tác giả cho rằng thương mại tự do càng làm cho NTBs phát triển
mạnh mẽ và tinh vi hơn là có thể xóa bỏ được nó Những vấn đề này sẽ được phântích trong bối cảnh của các hiệp định thương mại WTO và thực tiễn tranh chấpthương mại tại các nước Mỹ, EU và Nhật Bản, bao gồm các chính sách quản lýthương mại, kiểm dịch động thực vật, hạn chế đầu tư, chính sách phòng vệ, tiêuchuẩn và yêu cầu kỹ thuật, hạn chế xuất nhập khẩu Tác giả kết luận rằng “rào cảnphi thuế quan" mang tính đặc hữu của hệ thống thương mại tự do và không phải dễdàng khắc phục [193]
Bên cạnh đó, lại có những nghiên cứu quan tâm đến vai trò các chính sáchbảo hộ tạm thời trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế như nghiên cứu của ChadP.Bown (2014) Trong bài viết này, tác giả áp dụng một phương pháp tiếp cận mớidựa trên dữ liệu rào cản thương mại tạm thời (TTBs) ở cấp độ sản phẩm, dòng chảythương mại và các chính sách thương mại khác để giải thích vai trò của TTBs trongcuộc đại khủng hoảng 2008 Tác giả cho rằng trong cuộc đại khủng hoảng 2008 –
2009 không có chủ nghĩa bảo hộ trên diện rộng, nhưng thực tế các nước đã có sựđiều chỉnh chính sách thương mại Tác giả nghiên cứu trường hợp 11 nền kinh tế,trong đó có 4 nền kinh tế phát triển và 7 nền kinh tế mới nổi, gia tăng trung bìnhkhoảng 25% TTBs đối với các sản phẩm nhập khẩu trong cuộc khủng hoảng Tuynhiên, kết quả giữa các quốc gia có sự khác biệt đáng kể Ví dụ, các nước đang pháttriển sử dụng thêm 39% TTBs đối với các sản phẩm nhập khẩu vào cuối năm 2009
so với năm 2007, trong khi các nền kinh tế phát triển bị ảnh hưởng nặng nề bởi suythoái lại chỉ gia tăng 4% TTBs [184]
Nghiên cứu của Ambassador Robert E Lighthizer (2018) cho thấy xu hướngNTBs của Hoa Kỳ đối với hàng NK trong bối cảnh hiện nay Báo cáo này là mộtphần song hành với Chương trình nghị sự chính sách thương mại năm 2018 củaTổng thống và Báo cáo thường niên năm 2017 do Văn phòng Đại diện thương mại
Trang 25Hoa Kỳ công bố vào tháng 3/2018 Báo cáo cho thấy xu hướng ngày càng gia tăngcác rào cản thương mại của Hoa Kỳ để bảo vệ, ủng hộ hoặc khuyến khích các ngànhcông nghiệp trong nước Báo cáo nêu bật bản chất ngày càng quan trọng của cácbiện pháp liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng (bao gồm kiểm tra, ghi nhãn và yêucầu chứng nhận) và các biện pháp kiểm dịch thực vật (SPS) trong chính sách thươngmại của Hoa Kỳ Các biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn chất lượng và SPS mộtmặt cho phép các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) tiếp cận thị trường nước ngoàinhiều hơn, đồng thời cho phép chính phủ theo đuổi các mục tiêu hợp pháp như bảo
vệ sức khỏe con người, thực vật và động vật, môi trường và ngăn chặn các hành vilừa đảo Tuy nhiên, các biện pháp liên quan đến tiêu chuẩn và SPS không mang tínhminh bạch và phân biệt đối xử có thể là rào cản quan trọng đối với thương mại củanước xuất khẩu Các biện pháp như vậy có thể gây ra rất nhiều khó khăn và thiệt hạicho các DNNVV, thường bị hạn chế về nguồn lực để giải quyết các vấn đề này[162]
Nghiên cứu của Nancy Williams (2019) cho rằng chủ nghĩa bảo hộ đã “ănsâu, bám rễ” trong hệ thống luật pháp và chính sách thương mại của Hoa Kỳ, bấtchấp việc Hoa Kỳ là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy chế độ tự do hóa thươngmại Luật chống bán phá giá và đối kháng là những ví dụ về cách chủ nghĩa bảo hộvẫn luôn tồn tại trong chính sách thương mại của Hoa Kỳ Cuộc bỏ phiếu Brexit ởVương quốc Anh và cuộc bầu cử tổng thống Donald Trump ở Hoa Kỳ đã gây ngạcnhiên cho nhiều người, đặc biệt vì sự phản đối mạnh mẽ của hai nhà lãnh đạo chínhtrị ở Hoa Kỳ và Anh quốc đối với hệ thống thương mại đa phương, trong đó haiquốc gia từng là những nước đề xướng quan trọng nhất Nhìn chung, nghiên cứunày lập luận rằng các sự kiện gần đây không thể hiện sự hồi sinh của chủ nghĩa bảo
hộ, mà chúng thể hiện khả năng phục hồi và tính liên tục của các chính sách bảo hộtrong chính sách thương mại của Hoa Kỳ [245]
b Các nghiên cứu về tác động của rào cản phi thuế quan tới hoạt động xuất khẩu
Vào cuối thế kỷ XX, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu vềNTBs và tác động của NTBs tới hoạt động xuất khẩu dựa trên các thông số đượclượng hóa như phương pháp tiếp cận dựa trên sự liệt kê (Inventory –basedapproach) của Henson và cộng sự (1999 – 2000), phương pháp tương đương thuếquan (Tariff equivalent) của Calvin and Krissoff (1998); mô hình hấp dẫn (Gravity– based approach) đối với thương mại song phương của Moenius (2006), phươngpháp tiếp cận dựa trên đánh giá mối nguy (Risk assessment – based cost –benefitmeasures) của Pouarlbery và Lee (1998), phương pháp xác định tần số (Frequency
Trang 26measures) của Alan V Deardorff và Robert Mitchell Stern (1997) Các nghiên cứunày tập trung vào thu thập các dữ liệu liên quan đến NTBs, từ đó thành lập mô hìnhđánh giá tác động của chúng Để làm được điều đó phải có một cơ sở dữ liệu tincậy, chi tiết, và được thu thập một cách có hệ thống nhờ sự phối hợp của rất nhiều
tổ chức, doanh nghiệp khác nhau Các phương pháp này đã chứng tỏ được tính ưuviệt trong việc đánh giá tác động của NTBs tới hoạt động ngoại thương, tuy nhiênmỗi phương pháp đều có những hạn chế nhất định
Nghiên cứu của Henson và cộng sự (1999 – 2000) đã sử dụng phương pháp
liệt kê số lượng các tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm của EU và Mỹ để đánh giátác động của những quy định này đến hoạt động ngoại thương của EU và Mỹ, dựatrên ba nguồn dữ liệu chính: (1) các quy định tiêu chuẩn trong ngành thực phẩm, (2)tần suất bị giữ lại và (3) sự than phiền của ngành công nghiệp gặp phải những quyđịnh phân biệt đối xử Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp so sánh để thấy rõ sựkhác biệt trong các quy định về chất lượng thực phẩm, chế độ đảm bảo an toàn thựcphẩm giữa EU và Mỹ Tuy nhiên, cách tiếp cận của các tác giả vẫn có hạn chế ở
một số điểm sau: Thứ nhất, các tiêu chuẩn về thực phẩm không thể đại diện cho
toàn bộ các biện pháp phi thuế quan đối với hoạt động thương mại, do đó ít mang
tính thuyết phục Thứ hai, số lượng các tiêu chuẩn được áp dụng không thể hiện mối tương quan chặt chẽ với ảnh hưởng của chúng tới hoạt động thương mại Thứ ba,
mỗi quốc gia có một cách đo lường khác nhau, dẫn đến sai lệch trong phương phápthống kê các rào cản [216]
Nghiên cứu của Calvin và Krissoff (1998) đã sử dụng phương pháp ước tính
mức tương đương thuế quan của các tiêu chuẩn kỹ thuật trong ngành táo, bằng cách
so sánh giá táo xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản với giá táo ở thị trường nướcngoài Nghiên cứu chỉ ra mức tương đương thuế quan của các tiêu chuẩn kỹ thuật làmột trong hai tác nhân (bên cạnh thuế quan) dẫn đến sự chênh lệch giá táo hàngtháng Tuy nhiên kết quả nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều vào các giả định đơn giảnhóa Một số giả định có thể dẫn đến phóng đại ước tính tương đương thuế quan vàtác động đến thương mại như: (1) các tác giả giả định rằng giá táo thế giới không bịảnh hưởng bởi chính sách nhập khẩu của Nhật Bản Tuy nhiên, nếu Nhật Bản giatăng kim ngạch nhập khẩu (bỏ qua yếu tố rào cản), rất có thể sẽ tác động vào giá thếgiới Điều này cho thấy giá táo tại Nhật Bản sẽ không giảm nhiều như chỉ ra trongnghiên cứu này Các tác giả có thể đã phóng đại quá mức chênh lệch giá giữa giátáo tại Nhật Bản và Hoa Kỳ (2) Sự chênh lệch giá cả cũng sẽ phản ánh sự khác biệtchất lượng chứ không phải chỉ là rào cản pháp lý; (3) khi tính toán các tác giả đã
Trang 27không phản ánh các chi phí giao dịch chuyển táo từ Mỹ nhập cảnh vào cảng NhậtBản đến thị trường bán buôn, dẫn đến mức chênh lệch giá bị phóng đại [182].
Nghiên cứu của Alan V Deardorff và Robert Mitchell Stern (1997) đã sử
dụng phương pháp tần số dựa trên tính toán chỉ số làm gia tăng NTBs Phương phápnày cho phép phân biệt cường độ các loại NTBs khác nhau Phương pháp tần sốđang được UNCTAD sử dụng rất nhiều do tính ưu việt là các kỹ thuật đo lường dễdàng có sẵn, minh bạch, và phổ quát Tuy nhiên, nhược điểm lớn của nó là thườngthiên lệch về một phía do sự cường điệu hóa các biện pháp hiện có, khó khăn trongviệc phân biệt vai trò của các rào cản cụ thể [160]
Nghiên cứu của Andriamananjara et al (2004) xác định tác động của các
biện pháp phi thuế quan đối với giá cả, thương mại và phúc lợi, sử dụng mô hìnhcân bằng tổng thể khả tính (computable general equilibrium CGE) Nghiên cứu sửdụng các dữ liệu giá bán lẻ và phương pháp kinh tế lượng, có tính đến những sailệch có hệ thống từ ngang giá sức mua nhằm xác định mối liên hệ giữa NTBs vớimức giá cao Các hiệu ứng giá ước tính này sau đó được sử dụng để hiệu chỉnh môhình CGE nhằm mô phỏng các hiệu ứng thương mại và phúc lợi của việc loại bỏNTBs [165]
c Các nghiên cứu về những nhân tố gây bất lợi cho các nước đang phát triển trong việc ứng phó với rào cản phi thuế quan
Một số nghiên cứu đã đề cập tới một vấn đề rất đáng quan tâm khi nghiêncứu về NTBs đó là những nhân tố gây bất lợi cho các nước đang phát triển trongviệc đáp ứng những yêu cầu, quy định phi thuế quan tại thị trường nhập khẩu, trong
đó có thể kể đến nghiên cứu của Henson S.J (1997), Unctad (2013)
Nghiên cứu của Unctad (2013) đã cho thấy một số khía cạnh cản trở khả
năng ứng phó với NTBs tại các nước đang phát triển và phản ứng chính sách củaChính phủ các nước và cộng đồng quốc tế để giải quyết một số vấn đề liên quan đếnNTBs Nghiên cứu cho rằng tính minh bạch là nhân tố quan trọng tác động đến khảnăng ứng phó với NTBs của các nước đang phát triển Thiếu minh bạch dẫn đến giatăng chi phí thương mại và là trở ngại lớn cho các nhà hoạch định chính sách thamgia đàm phán các hiệp định thương mại và cho các doanh nghiệp tìm kiếm các đốitác thương mại quốc tế Nghiên cứu cho rằng tính minh bạch sẽ dễ dàng được cảithiện hơn trong một bối cảnh đa phương hoặc khu vực bởi vì các nước sẽ có nhiềuđộng cơ để tiết lộ thông tin về khung pháp lý riêng của họ trong một bối cảnh có đi
có lại Nghiên cứu cũng nhấn mạnh một số vấn đề liên quan tới sự hài hoà tiêuchuẩn và sự công nhận lẫn nhau trong các hiệp định song phương và đa phương.Cuối cùng, nghiên cứu nhấn mạnh chính phủ các nước đang phát triển cần xây dựng
Trang 28một hệ thống quản lý hiệu quả để tăng khả năng cạnh tranh Thông điệp quan trọng
mà tác giả đưa ra là bất kỳ một cải cách hay biện pháp ứng phó với NTBs nên nhắmmục tiêu chính xác vào những thất bại thị trường mà họ đang cố gắng sửa chữa đểgiảm thiểu chi phí biến dạng đối với các nền kinh tế [281]
Nghiên cứu của Henson và cộng sự (1997) đề cập tới các nhân tố cản trở
doanh nghiệp trong việc đáp ứng những yêu cầu, quy định phi thuế quan tại thịtrường nhập Nghiên cứu chỉ ra vấn đề thường xuyên phải đối mặt nhất của cácnước đang phát triển liên quan đến những yếu tố bên trong như chuỗi cung ứng vàtrách nhiệm của chính quyền trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và kiểmdịch Các nhân tố mà tác giả đề cập trong nghiên cứu này thường đúng với các ràocản an toàn thực phẩm hơn, còn rất nhiều các loại rào cản phi thuế quan khác trongthương mại quốc tế chưa được tác giả xem xét
Nghiên cứu của Zsoka Koczan và Alexander Plekhanov (2013) lại cho rằng
cơ sở hạ tầng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBstrong thương mại quốc tế Nghiên cứu cho rằng năng lực ứng phó với NTBs phụthuộc rất nhiều vào năng lực cải thiện cơ sở hạ tầng của các đối tác thương mại.Hơn nữa, nghiên cứu cũng ước tính rằng lợi ích tiềm năng từ việc cải thiện cơ sở hạtầng là rất lớn và vượt xa những ảnh hưởng của việc giảm hàng rào thuế quan Bêncạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng hiệu quả ứng p hó với NTBs sẽ thấp hơn đối vớicác nước có mức độ tham nhũng phổ biến, và cao hơn đối với các nước có ít thamnhũng Nghiên cứu kết luận tầm quan trọng của việc cải tiến cơ sở hạ tầng thươngmại cũng như hành lang vận chuyển qua biên giới, đồng thời kiểm soát tham nhũng[291]
1.1.2 Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
a Các nghiên cứu về rào cản kỹ thuật
Bài viết của Neda Trifković (2014) tìm hiểu sự tương tác giữa các tiêu chuẩnthực phẩm và phối hợp dọc trong ngành cá tra Việt Nam Đối với nông dân và cácnhà chế biến, việc áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật xuất phát từ mong muốn cảithiện khả năng tiếp cận thị trường nhằm đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượngcao Thay vì khuyến khích áp dụng các tiêu chuẩn và hợp đồng canh tác, các công
ty chế biến thích tích hợp theo chiều dọc sản xuất phần lớn do lo ngại về nguồncung cá tra ổn định và chất lượng thỏa đáng Những xu hướng này làm tăng sựthống trị thị trường công nghiệp hóa nông nghiệp và làm xấu đi vị thế của các trangtrại, hộ nông dân nhỏ [248]
Trang 29Nghiên cứu của Tran Vang Phu (2017) phân tích cuộc chiến thương hiệu cá
da trơn catfish giữa Việt Nam và Hoa Kỳ Sự gia tăng mạnh về số lượng cá da trơnViệt Nam tại thị trường Hoa Kỳ đã khiến những người nuôi cá da trơn của Hoa Kỳ(CFA) phải hành động để bảo vệ thị trường cũng như lợi ích của họ Đầu tiên, CFA
đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo chống lại cá da trơn Việt Nam do vi phạmvấn đề vệ sinh và môi trường Sau đó, CFA chuyển sang chiến dịch thứ hai “tênthương mại cá da trơn” CFA cáo buộc rằng cá Tra và Basa (cá da trơn Việt Nam)không phải là cá da trơn, do đó, những con cá này không thể được bán với nhãn là
cá da trơn “catfish” và thuật ngữ cá da trơn “catfish” chỉ được phép sử dụng cho cácloại cá thuộc họ Ictaluridae được nuôi chủ yếu ở các bang miền Nam Hoa Kỳ.Nghiên cứu xem xét việc áp đặt quy định này của Hoa Kỳ có vi phạm các nguyêntắc của Tổ chức thương mại thế giới WTO về rào cản kỹ thuật hay không? [261]
Nghiên cứu của Sven Anders (2012) phân tích các xu hướng và mô hình các
vụ bắt giữ và từ chối nhập khẩu các sản phẩm thủy sản của Hoa Kỳ từ năm 2000đến năm 2010 Phân tích trong bài viết này cho thấy cách tiếp cận của FDA về quyđịnh an toàn thực phẩm đối với hải sản tại các cảng nhập cảnh của Hoa Kỳ khôngtuân theo các kiểm tra dựa trên lựa chọn ngẫu nhiên Thay vào đó, FDA sử dụng hệthống cảnh báo nhập khẩu và tự động bắt giữ không cần kiểm tra thể trạng đối vớicác quốc gia bị gắn cờ do vi phạm lặp lại nhiều lần Các tác giả tìm thấy bằng chứng
về mức độ gia tăng các vụ bắt giữ các lô hàng hải sản mà không cần kiểm tra thểtrạng nhắm vào các nước xuất khẩu thủy sản có thu nhập trung bình thấp, chiếmphần lớn nguồn cung thủy sản của Hoa Kỳ [273]
Nghiên cứu của Kristen E McCannon (2018) phân tích khả năng áp dụngHiệp định về các biện pháp vệ sinh và kiểm dịch thực vật (Hiệp định SPS) của Tổchức Thương mại Thế giới (WTO) đối với Đạo luật nông trại 2008 -2014 Năm
2008, Quốc hội Hoa Kỳ ban hành luật chuyển trách nhiệm kiểm tra cá da trơn nhậpkhẩu từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) sang Bộ Nông nghiệp Hoa
Kỳ (USDA) Kể từ khi thông qua dự luật này, Chính phủ Việt Nam đã cáo buộcchương trình thanh tra mới vi phạm nghĩa vụ của Hoa Kỳ trong khuôn khổ Hiệpđịnh SPS của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Bài viết này phác thảo các quyđịnh cụ thể của Hiệp định mà Việt Nam có thể sử dụng để thách thức chương trìnhthanh tra cá da trơn USDA tại WTO Bài viết kết luận rằng Hoa Kỳ đã vi phạm cácnghĩa vụ đó [232]
Trang 30b Các nghiên cứu về rào cản tạm thời (chống bán phá giá)
Nghiên cứu của BEN ZISSIMOS và JAN WOUTERS (2017) cho rằng cácnhà xuất khẩu tôm Việt Nam phải chịu thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ vì ViệtNam là quốc gia có nền kinh tế phi thị trường (NME) Các tác giả cho rằng Bộthương mại Hoa Kỳ (USDOC) áp thuế chống bán phá giá đối với các nhà sản xuấttôm Việt Nam là không phù hợp vì ngành này cho thấy dấu hiệu rõ ràng về việccạnh tranh hoàn hảo Chính điều này đã đặt ra câu hỏi làm thế nào USDOC có thểxây dựng thành công trường hợp bán phá giá mà Việt Nam không thể thoát được.Câu trả lời nằm ở việc sử dụng phương pháp ‘zeroing, kết hợp với trạng thái NMEcủa Việt Nam Phân tích này cũng liên quan đến tranh cãi hiện tại về tình trạngNME của Trung Quốc với một số đối tác thương mại của nó [174]
Nghiên cứu của Derrick Owusu-Kodua (2016) phân tích trường hợp thuếchống bán phá giá đối với tôm nhập khẩu vào Hoa Kỳ năm 2003 Nghiên cứu kiểmtra cơ sở kinh tế của các biện pháp chống bán phá giá đó cũng như sự phù hợp của
nó với các quy định của WTO Kết quả quan trọng của nghiên cứu là đánh giá hiệuquả tổng thể của các biện pháp chống bán phá giá mà Hoa Kỳ áp đặt đối với các
quốc gia [Error! Reference source not found.].
Nghiên cứu của Do Thanh Cong tìm hiểu những lợi thế mà một nước thànhviên WTO mang lại cho Việt Nam liên quan đến tranh chấp chống bán phá giá Cụthể, nghiên cứu này xem xét mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ,bao gồm tranh chấp về cá da trơn và tôm, trước khi Việt Nam gia nhập WTO.Nghiên cứu kết luận rằng tư cách thành viên của WTO và kinh nghiệm của ViệtNam đối với cá da trơn và tôm sẽ phục vụ tốt cho các nhà xuất khẩu khi có tranhchấp thương mại mới Các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ hiểu rõ hơn về các lựa chọncủa họ và sẽ được trang bị tốt hơn để tự bảo vệ mình trong các tranh chấp chống bánphá giá [187]
Các nghiên cứu về tác động của thuế chống bán phá giá đến ngành công nghiệp cá da trơn Hoa Kỳ có thế kể đến nghiên cứu của Nguyen M Duc (2009), Andrew Muhammad, Sammy J Neal và các cộng sự (2010) và Derrick Owusu- Kodua (2016)
Nghiên cứu của Nguyen M Duc (2009) sử dụng các mô hình kinh tế lượng
để xem xét tác động của luật pháp và chính sách của Hoa Kỳ đối với giá cả và dòngchảy thương mại Các mô hình cho thấy thuế chống bán phá giá đã làm tăng giá cá
da trơn chế biến trong nước của Hoa Kỳ và hạ giá xuất khẩu của Việt Nam Giá cá
da trơn Việt Nam giảm do thuế quan của Hoa Kỳ làm tăng nhu cầu thị trường bênngoài Hoa Kỳ và do đó đã thúc đẩy khối lượng xuất khẩu cá da trơn của Việt Nam
Trang 31Các mô hình thực nghiệm với dữ liệu hàng tháng từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 12năm 2005 đã xem xét các tác động của Hiệp Định Thương Mại Việt Nam - Hoa kỳ(BTA), thuế chống bán phá giá và luật ghi nhãn đến ngành công nghiệp cá da trơnHoa Kỳ Kết quả cho thấy BTA mang lại lợi ích cho người tiêu dùng Hoa Kỳ, cácbiện pháp chống bán phá giá không có lợi cho nông dân Hoa Kỳ Luật ghi nhãntrong thực tế đã gây tổn hại cho ngành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ [198].
Nghiên cứu của Andrew Muhammad, Sammy J Neal và các cộng sự (2010)đánh giá tác động của nhập khẩu và thuế quan đối với ngành công nghiệp cá da trơnHoa Kỳ, đặc biệt tập trung vào phán quyết của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳđối với Việt Nam năm 2003 Do tầm quan trọng của Việt Nam đối với thị trường cá
da trơn Hoa Kỳ, các tác giả cho rằng giá nhập khẩu cá da trơn sẽ tăng 35% nếu mứcthuế tối đa được áp dụng đối với cá da trơn từ Việt Nam Giá bán buôn cá da trơnnội địa sẽ tăng 0,06 đô la mỗi lb Doanh thu của nhà chế biến và nông dân sẽ tănglần lượt 4,4% và 5,8% Những kết quả này cho thấy mức tăng khiêm tốn đối vớingành công nghiệp cá da trơn của Hoa Kỳ [164]
Các nghiên cứu về tác động của thuế chống bán phá giá của Hoa Kỳ đối với ngành công nghiệp cá da trơn Việt Nam
Nghiên cứu của Ludo Cuyvers, Michel Dumont, Tu Van Binh (2008) sửdụng phương pháp kinh tế lượng và phân tích hồi quy để kiểm định tác động củacác biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ đến khối lượng và giá trị xuất khẩu cátra Việt Nam Dựa trên kết quả ước tính của phân tích hồi quy, các biện pháp chốngbán phá giá có tác động tiêu cực đáng kể đối với cả khối lượng và giá trị xuất khẩutrong khoảng thời gian tháng 1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2006 Ngoài ra, các tácgiả thấy rằng tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đáng kể và tích cực đến khối lượng và giátrị xuất khẩu cá tra của Việt Nam [238]
Nghiên cứu của Supanan Pittayapongsakorn (2012) sử dụng phân tích hồiquy để kiểm định biện pháp chống bán phá giá của Hoa Kỳ có tác động xấu đếnhiệu suất xuất khẩu tôm của mỗi quốc gia khởi kiện hay không Tương tự như cácrào cản thương mại khác, thuế chống bán phá giá có tác động tiêu cực tới giá trịnhập khẩu tôm của Hoa Kỳ từ các nước khởi kiện Tuy nhiên, ước tính hệ số thuếchống bán phá giá xuyên quốc gia cho thấy biện pháp này chỉ bị ảnh hưởng đến một
số quốc gia như Brazil và Trung Quốc nhưng không phải ảnh hưởng đến các quốcgia còn lại như Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ và Việt Nam Với mối quan hệ này,nghiên cứu kết luận rằng biện pháp phòng thủ là hữu ích trong việc giảm bớt tácđộng bất lợi của thuế chống bán phá giá Do đó, để duy trì vị trí xuất khẩu tôm hàng
Trang 32đầu tại thị trường Hoa Kỳ, sự phối hợp giữa chính phủ và ngành tôm là cần thiếttrong cuộc chiến chống lại bất kỳ rào cản phi thuế quan nào [272].
Nghiên cứu của Tu Van Binh, Nguyen Huu Huy Nhut (2014) sử dụngphương pháp kinh tế lượng và mô hình phân tích hồi quy với nguồn dữ liệu từ tháng
1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2011, để đo lường tác động của thuế chống bán phágiá của Hoa Kỳ đến khối lượng và giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam Theo kếtquả ước tính, nghiên cứu cho thấy mặc dù thuế chống bán phá giá áp đặt đối với cátra Việt Nam, nhưng nó không phải là vấn đề nghiêm trọng đối với các nhà xuấtkhẩu trong dài hạn Bởi vì các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam rất năng động trongviệc đa dạng hóa thị trường khi họ chuyển hướng thị trường xuất khẩu từ Hoa Kỳsang châu Âu Tuy nhiên, trong ngắn hạn, tranh chấp thương mại giữa Hoa Kỳ vàViệt Nam là một cảnh báo cho các nhà xuất khẩu cá tra Việt Nam Ngoài ra, nghiêncứu không đưa ra bất kỳ bằng chứng nào xác nhận rằng xu hướng tăng tỷ giá hốiđoái thực giữa VND và USD đang gây ra thay đổi về khối lượng xuất khẩu cá trahoặc giá trị xuất khẩu cá tra Ngoài ra, không có xác nhận về mối quan hệ đáng kểgiữa tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam và giá trị xuất khẩu [278]
Nghiên cứu của Chia-Lin Chang, Michael McAleer và Dang-Khoa Nguyen(2016), tìm hiểu khả năng cạnh tranh thương mại của bảy quốc gia xuất khẩu tômlớn là Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan, Ecuador, Ấn Độ, Indonesia và Mexico,sang Hoa Kỳ Cụ thể, các tác giả điều tra xem liệu các kiến nghị chống bán phá giácủa Hoa Kỳ có tác động đến các chỉ số lợi thế so sánh (RCA) song phương cho mỗitrong số bảy quốc gia xuất khẩu tôm với Hoa Kỳ hay không Dữ liệu hàng tháng từtháng 1 năm 2003 đến tháng 12 năm 2014 và mô hình dữ liệu bảng được sử dụng đểkiểm tra các yếu tố quyết định của RCA đối với các nước xuất khẩu tôm Kết quảthực nghiệm cho thấy các nước xuất khẩu tôm có khả năng cạnh tranh vượt trội sovới thị trường tôm ở Hoa Kỳ Hơn nữa, các chỉ số RCA bị ảnh hưởng tiêu cực đáng
kể bởi giá tôm và bị ảnh hưởng tích cực bởi thu nhập bình quân đầu người của Hoa
Kỳ Tuy nhiên, bệnh tôm EMS (Hội chứng tử vong sớm), số lượng tôm trong nước,
tỷ giá hối đoái và luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ được phát hiện là không có tácđộng đáng kể đến các chỉ số RCA Về ý nghĩa chính sách, Hoa Kỳ nên cố gắnggiảm chi phí sản xuất tôm ở thị trường Hoa Kỳ thay vì áp dụng các kiến nghị chốngbán phá giá, và các nước xuất khẩu tôm nên duy trì lợi thế so sánh và đa dạng hóavào các thị trường mới [186]
Trang 331.2 Các nghiên cứu của Việt Nam về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về rào cản phi thuế quan đã được đề cập đếnrất nhiều trong các công trình khoa học cấp Bộ, sách, tạp chí, các luận án, luận vănvới nội dung phong phú và đa dạng Để thuận lợi cho việc triển khai luận án, nghiêncứu sinh sẽ phân chia thành các hướng nghiên cứu cụ thể sau:
1.2.1 Các nghiên cứu lý luận về rào cản phi thuế quan.
Các nghiên cứu về chủ đề này đươc đề cập khá nhiều, điển hình là trong cáccông trình nghiên cứu của Đinh Văn Thành (2005), Vũ Thị Bạch Tuyết (2003),Nguyễn Hữu Khải (2005), Đào Thị Thu Giang (2009)
Nghiên cứu của Đinh Văn Thành và cộng sự (2005) đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu kinh tế như phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, khảo sátthực tế, phương pháp chuyên gia, hội thảo để giải quyết các vấn đề sau: (1) các tácgiả đã hệ thống lại và phân tích các quy định có liên quan đến rào cản thương mạiquốc tế trong các văn bản khác nhau để phục vụ tốt hơn cho công tác nghiên cứu,giảng dậy và thực tiễn hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước và các doanhnghiệp (2) các tác giả cũng nghiên cứu và dự báo về khả năng xuất hiện các loại ràocản này cũng như các giải pháp cho Việt Nam [95]
Nghiên cứu của Nguy n Hữu Khải (2005) đã tổng hợp và hệ thống hóa lại
những vấn đề lý luận liên quan tới NTMs và NTBs, các định nghĩa và quan điểmcủa WTO về NTBs Ngoài ra, tác giả còn phân tích kinh nghiệm của một số quốcgia lớn trên thế giới trong việc sử dụng NTMs, từ đó rút ra bài học cho Việt Namnhằm cải thiện hệ thống NTMs và bảo hộ ngành sản xuất trong nước
Nghiên cứu của Đào Thị Thu Giang (2009) cũng hệ thống hóa những luận cứ
khoa học về NTBs trong thương mại quốc tế từ bản chất tới phương thức tác động.Nghiên cứu cũng đưa ra được một định nghĩa và cách phân loại riêng về NTBs làm
cơ sở cho việc nhận thức rõ cơ chế tác động của hệ thống NTBs, từ đó phân tích vaitrò của chính phủ trong nỗ lực hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua các rào cản tại thịtrường nhập khẩu Trên cơ sở hệ thống lý luận và tình hình thực tiễn, nghiên cứu đã
đề xuất một số giải pháp và các kiến nghị cụ thể đối với các cơ quan quản lý nhànước và các doanh nghiệp Nghiên cứu cho rằng việc xây dựng năng lực vượt ràocản của các doanh nghiệp đòi hỏi phải có một sự phối hợp tổng thể của tất cả cácbên liên quan và một tầm nhìn chiến lược mới tạo ra được một sức mạnh tổng hợpđối phó một cách có hiệu quả đối với các rào cản này [32]
Trang 341.2.2 Các nghiên cứu về thực trạng rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam
Các nghiên cứu về chủ đề này cũng xuất hiện khá nhiều trong các công trìnhnghiên cứu của các tác giả Việt Nam, điển hình là các nghiên cứu của Bùi An Bình
(2013), Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng (2009),Trần Văn Nam (2005).
Nghiên cứu Bùi An Bình (2013) đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu
định tính cơ bản như: phương pháp thu thập thông tin thứ cấp, phương pháp tổnghợp, phân tích, thống kê, so sánh, đối chiếu nhằm giải quyết các vấn đề sau: (1)nghiên cứu thực trạng các rào cản trong thương mại đối với hàng TSXK của ViệtNam tại thị trường Hoa Kỳ, (2) chỉ ra những thành công và tồn tại của các hàngTSXK Việt Nam trong việc vượt qua các rào cản thương mại để thâm nhập đượcvào thị trường Hoa Kỳ trong khoảng thời gian (1994 – 2012) từ khi Hoa Kỳ xoá bỏlệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam; (3) đề xuất một số giải pháp giúpngành TSXK Việt Nam trong việc vượt qua các rào cản thương mại tại thị trườngnày [8]
Nghiên cứu của Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng (2009) cũng sử dụng các
phương pháp nghiên cứu định tính như tổng hợp, phân tích, so sánh để nêu kháiquát NTBs đối với hàng TSXK của Việt Nam tại một số thị trường lớn như Hoa Kỳ,
EU, Nhật Bản và phân tích thực trạng vượt NTBs của Việt Nam [9]
Nghiên cứu của Trần Văn Nam (2005) đã khái quát các thể chế và quy định
của Hoa Kỳ đối với ngành hàng TSNK, nhận dạng các loại rào cản kỹ thuật với cácsản phẩm thuỷ sản do Hoa Kỳ đang áp dụng trong giai đoạn 1994 - 2000 Tác giảcũng nghiên cứu trường hợp tranh chấp điển hình giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về vụkiến Catfish gần đây Để ứng phó với các rào cản kỹ thuật, tác giả đề xuất các nhàchế biến của Việt Nam cần chú trọng tăng cường các chương trình phòng chống rủi
ro thông qua việc đánh giá sự phù hợp với HACCP trong sản xuất và chế biến Để
hỗ trợ cho các nhà sản xuất trong nước đảm bảo an toàn thuỷ sản khi đưa vào thịtrường Mỹ, Chính phủ Việt Nam cần có định hướng và xúc tiến đàm phán với FDAHoa kỳ nhằm tranh thủ sự trợ giúp trong việc phổ biến và ứng dụng các tiêu chuẩn
an toàn thực phẩm của Mỹ cho các đối tượng có liên quan của Việt Nam [68]
1.2.3 Các nghiên cứu đánh giá tác động của các rào cản phi thuế quan đến hoạt động xuất khẩu và năng lực ứng phó của Việt Nam
Các nghiên cứu về chủ đề này chưa nhiều, chủ yếu dừng ở mức độ định tính
và định lượng đơn giản, trong đó có thể kể đến một số nghiên cứu tiêu biểu nhưnghiên cứu của Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng (2009), Trần Thanh Long, LưuMinh Trọng (2013)
Trang 35Nghiên cứu của Trần Thanh Long đã sử dụng phương pháp thống kê để mô
tả các cảnh báo thương mại và số lượng các vụ kiện nhằm làm rõ ảnh hưởng của ràocản thương mại đối với xuất khẩu, trong đó bao gồm cả những ảnh hưởng tích cựcnhư làm tăng chi phí, thủ tục khắt khe, làm chệch hướng hoạt động thương mại và
cả những ảnh hưởng tích cực như thúc đẩy doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tăngcường kinh nghiệm ứng phó với các rào cản Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứunày chỉ có được dựa trên kinh nghiệm và lập luận của tác giả, nghiên cứu chưa cónhững kết quả định lượng [64]
Nghiên cứu của Lưu Minh Trọng (2013) đã sử dụng phương pháp điều tra
khảo sát kết hợp với phỏng vấn sâu, nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng củaNTBs tại thị trường Hoa Kỳ và EU đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệpchế biến thủy sản tỉnh Khánh Hòa Nghiên cứu đã chỉ ra được NTBs mà doanhnghiệp đang phải đối mặt; ảnh hưởng của chúng đến chi phí, khả năng cạnh tranh,duy trì thị phần và cả những ảnh hưởng tích cực; mức độ cạnh tranh từ những công
ty khác, thị trường đang hướng đến, nhận thức của doanh nghiệp về NTBs Tuynhiên, phương pháp phân tích số liệu của tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ địnhtính đơn giản, chưa có phân tích định lượng
1.3 Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.3.1 Đánh giá chung các công trình đã công bố về rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam
Qua các công trình nghiên cứu của Hoa Kỳ và quốc tế đã công bố dựa trêncác chuyên đề như đã được nêu ở các phần trên và các công trình nghiên cứu của
Việt Nam, có thể tổng hợp thành những nội dung chủ yếu sau đây: Thứ nhất, các
công trình nghiên cứu nói chung đã khái quát được sự phát triển của NTBs trongthương mại của Hoa Kỳ, làm cơ sở cho chúng ta hiểu bản chất của NTBs là biểuhiện của chủ nghĩa bảo hộ mới, mang tính đặc hữu của hệ thống thương mại tự do
và không phải dễ dàng xóa bỏ nó Thứ hai, NTBs có tác động to lớn có thể bóp méo
và hạn chế thương mại quốc tế, tuy nhiên nó cũng có thể được sử dụng là một công
cụ hiệu quả để bảo hộ sản xuất trong nước trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế
Thứ ba, xu hướng gia tăng NTBs trên thế giới và tại thị trường Hoa Kỳ là một thực
tế khách quan, đi liền với sự phát triển của kinh tế thế giới, đồng thời do yêu cầubảo hộ sản xuất nội địa của các nước phát triển Do vậy, việc nhận thức rõ xu hướnggia tăng các rào cản phi thuế quan trên thế giới và tại thị trường Hoa Kỳ để chủđộng tìm những giải pháp ứng phó với NTBs là một công việc hết sức cần thiết
Trang 36Thứ tư, có rất nhiều nghiên cứu đo lường tác động của NTBs tới nhiều khía cạnh
của hoạt động xuất khẩu như kim ngạch xuất khẩu, mức giá của sản phẩm, mức độphúc lợi, chi phí phát sinh do rào cản thông qua các phương pháp định lượng.Những phương pháp được nêu ra đã chứng tỏ được tính ưu việt trong việc đánh giátác động của NTBs tới hoạt động ngoại thương, tuy nhiên những phương pháp trênchỉ phát huy tác dụng trong điều kiện nguồn dữ liệu sẵn có, mà điều này rất khó đạtđược ở những nước đang phát triển như Việt Nam Do vậy, luận án tiến hành đánhgiá tác động trên cơ sở phân tích, tổng hợp, kế thừa các kết quả nghiên cứu khác
Thứ năm, có rất nhiều nhân tố cản trở các nước đang phát triển ứng phó với NTBs
bao gồm: chính sách minh bạch, chuỗi cung ứng, trách nhiệm của chính quyền, cơ
sở hạ tầng, mức độ tham nhũng như đã được chỉ ra trong các nghiên cứu của Unctad(2013), Henson và cộng sự (1997), Zsoka Koczan và Alexander Plekhanov (2013).Tuy nhiên, rất ít các công trình nghiên cứu hệ thống hóa lại các nhân tố cản trở này,
nên đây cũng sẽ là nhiệm vụ luận án cần giải quyết Thứ sáu, các công trình nghiên
cứu đã giới thiệu một cách khái quát về NTBs của Hoa Kỳ, thực trạng các rào cảnthương mại của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Nam và các ứng phó của ViệtNam Luận án kế thừa kết quả trong các nghiên cứu này để góp phần hoàn thiện hệthống lý luận về rào cản phi thuế quan trong đề tài nghiên cứu của mình, làm rõthực trạng các rào cản phi thuế quan của Hoa Kỳ đối với hàng TSXK của Việt Namtrong giai đoạn 2002 – 2018, so sánh đối chiếu với các giai đoạn trước, nêu ra đượccác rào cản đối với hàng thủy sản của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ và tập trungphân tích sâu hơn phương thức và năng lực ứng phó của Việt Nam đối với NTBscủa Hoa Kỳ trong hoạt động XKTS [108]
1.3.2 Những vấn đề đặt ra và hướng nghiên cứu của luận án
Bên cạnh những kết quả nghiên cứu đạt được nêu trên, các công trình nghiêncứu liên quan đến đề tài luận án vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứumột cách thấu đáo, sáng tỏ Đó là:
Về lý luận: Có rất nhiều công trình nghiên cứu về “Rào cản phi thuế quan”,
tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có một định nghĩa chính thức về “rào cản phi thuếquan” ngay cả trong các văn bản chính thống của WTO Định nghĩa cũng như cáchphân loại của chúng phụ thuộc vào các nhà nghiên cứu, các quốc gia và các tổ chứcquốc tế Bên cạnh đó, rất ít công trình xây dựng khung lí thuyết toàn diện về NTBs.Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBs đối với hàng TSXK củaViệt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập Do đó, luận án cố gắng tiếp cận vấn
đề như sau: (1) Khái quát các xu hướng, quan điểm lý thuyết về NTBs của các họcgiả, các tổ chức, các quốc gia, từ đó đưa ra một cách định nghĩa và cách phân loại
Trang 37phù hợp làm cơ sở cho quá trình nghiên cứu của luận án (2) tác động của NTBs tớihoạt động xuất khẩu (3) các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng ứng phó với NTBsđối với hàng hóa XK của một quốc gia (4) Nghiên cứu kinh nghiệm của TrungQuốc về ứng phó với NTBs của Hoa Kỳ cho hàng TSXK trên cả hai góc độ Nhànước và doanh nghiệm, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ quan QLNN vàDNTS Việt Nam.
Về thực tiễn: các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án vẫn còn
nhiều khoảng trống gồm:
(1) Thiếu các công trình đề cập sâu sắc, đầy đủ về thực trạng và tác độngcủa rào cản phi thuế quan Hoa Kỳ đối với hàng TSXK Việt Nam thời gian gần đây(2002 -2018) Một số nghiên cứu phân tích về RCKT, CBPG đối với hàng TSnhưng thời gian nghiên cứu cách đây cũng khá lâu, NCS chỉ có thể tham khảo để xử
lý các vấn đề nghiên cứu của luận án Vì vậy, có thể nói, vấn đề nghiên cứu của luận
án có tính mới, tính hệ thống, chuyên sâu và cập nhập được những diễn biến và xuhướng mới nhất về NTBs (RCKT, CBPG) đối với hàng TSXK của Việt Nam
(2) Thiếu các công trình đánh giá về những nhân tố hạn chế khả năng ứng phó với NTBs của ngành TS Việt Nam;
(3) Các công trình nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện các giải phápứng phó với NTBs (RCKT, CBPG) của Hoa Kỳ cho hàng TSXK của Việt Nam cònrất ít
Do đó, luận án sẽ nghiên cứu thực trạng NTBs của Hoa Kỳ đối với hàngTSXK của Việt Nam giai đoạn 2002 – 2018 để nêu bật được các đặc trưng củaNTBs của Hoa Kỳ trong giai đoạn này và làm cơ sở cho việc dự báo xu hướngNTBs của Hoa Kỳ trong giai đoạn tới Luận án sẽ nghiên cứu tác động của các ràocản này đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố cản trở năng lựcứng phó của Việt Nam Luận án cũng đi sâu phân tích những biện pháp ứng phó cụthể, đánh giá kết quả và tồn tại trong quá trình thực hiện, để làm cơ sở cho việc đềxuất giải pháp Cuối cùng, luận án mong muốn đưa ra những giải pháp, chính sáchgiúp cho các doanh nghiệp, hiệp hội, nhà nước ứng phó với NTBs của Hoa Kỳnhằm đẩy mạnh XKTS của Việt Nam trong giai đoạn tới
Trang 38CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ RÀO CẢN PHI THUẾ QUAN
CỦA HOA KỲ ĐỐI VỚI HÀNG THỦY SẢN 2.1 Cơ sở lý luận về rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế
2.1.1 Khái niệm
Trong những năm qua, các cuộc đàm phán thương mại đa phương đã giúpgiảm đáng kể mức thuế quan Theo cơ sở dữ liệu Hệ thống Thông tin và Phân tíchThương mại của UNCTAD (TRAINS), mức thuế trung bình cho cả nông nghiệp vàphi nông nghiệp giảm từ 19,9% và 6,7% năm 1995 xuống 7,4% và 2,4% năm 2008[200] Mức thuế quan toàn cầu sụt giảm là do tám vòng đàm phán thương mại đaphương dưới sự bảo trợ của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại (GATT)/ WTO, cũng như các thoả thuận song phương và khu vực Tuy nhiên, sự suy giảmnày cũng đã làm tăng tầm quan trọng tương đối của NTBs, hiện đang được sử dụngnhiều hơn bao giờ hết với chức năng là các công cụ thương mại về bảo hộ và quản
lý để kiểm soát và cản trở sự lưu thông tự do thương mại quốc tế
Thuật ngữ này đang ngày càng thu hút sự chú ý của các nước trên thế giới kể
từ cuộc khủng hoảng tài chính và kinh tế toàn cầu năm 2009 Rõ ràng là cả các nướcphát triển và đang phát triển đều bắt đầu sử dụng các công cụ chính sách thương mạinhư là một phản ứng đối với khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu hiện nay chủyếu dưới dạng NTBs để bảo vệ các nhà sản xuất trong nước Cuộc khủng hoảngkinh tế toàn cầu đang diễn ra lại một lần nữa nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết đểgiải quyết các NTBs tinh vi và không tinh vi, đã được sử dụng với những lý dochính đáng khác nhau (như bảo vệ sức khoẻ và môi trường) Các nhà kinh tế thườngcho rằng các biện pháp này ảnh hưởng đến thương mại rõ ràng hơn nhiều so vớithuế quan Ví dụ, đa số NTBs được đưa ra trong hai năm kể từ khi bắt đầu cuộckhủng hoảng toàn cầu hiện nay chủ yếu phù hợp với WTO, chúng được coi là cácbiện pháp chính sách để hạn chế dòng chảy tự do hàng hoá và vận chuyển xuyênbiên giới [167]
Nhìn chung, thuật ngữ NTBs bao gồm nhiều công cụ chính sách, cả truyềnthống và mới, bao gồm các biện pháp SPS, TBT, hạn ngạch, giấy phép nhập khẩu
và xuất khẩu, hạn chế xuất khẩu, phụ thu hải quan và các biện pháp chống bán phágiá và tự vệ Với sự gia tăng số lượng các biện pháp chính sách thương mại đangđược thảo luận trên toàn cầu, rõ ràng các quy định hiện hành trong các hiệp định
Trang 39liên quan của WTO không đủ để điều chỉnh các quy định về SPS và TBT, các tiêuchuẩn (quốc tế, quốc gia và tư nhân) Hơn nữa, mặc dù NTBs có tầm quan trọng rấtlớn trong hoạt động thương mại quốc tế, nhưng rất ít doanh nghiệp hiểu biết về tácđộng chính xác của NTBs đối [271] với dòng thương mại, tăng trưởng xuất khẩu vàmục tiêu phát triển quốc gia nói chung và phúc lợi xã hội nói riêng Chính vì sự pháttriển ngày càng phức tạp và tinh vi của NTBs trong thương mại quốc tế đã đặt rayêu cầu nghiên cứu không chỉ bản chất mà thực tiễn áp dụng chúng để có các biệnpháp ứng phó thích hợp.
Rất nhiều nghiên cứu đã xây dựng định nghĩa và cách phân loại về NTBsnhư nghiên cứu của các học giả Baldwin (1970), Walter (1972), Mayer & Gevel(1973), Deardorff và Stern (1997), Maskus, Wilson và Otsuki (2000), (Beghin vàBureau, 2001), Bora, Kuwahara và Laird (2002) đến các tổ chức quốc tế nhưUNCTAD và GATT / WTO (2001) Tuy nhiên, do tính chất phức tạp, đa dạng vàrất khó lượng hóa nên cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa và cách phân loại rõràng về rào cản phi thuế quan Mỗi nhà nghiên cứu, mỗi tổ chức lại đưa ra một cáchđịnh nghĩa và cách phân loại riêng tùy thuộc vào quan điểm, nhận thức của họ Mỗicách tiếp cận đều có những ưu điểm và nhược điểm của nó, tùy theo tính chất cácrào cản phi thuế quan, các dữ liệu sẵn có, và các mục tiêu đo lường [262]
Deardorf và Stern (1997) tập trung vào tác động cản trở thương mại quốc tế
của NTBs và đưa ra định nghĩa tổng quát như sau: “NTBs là tất cả các rào cản thương mại không phải là thuế quan” [194] Đồng thời, các tác giả cũng lưu ý rằng
NTBs có thể bao gồm các quy định thương mại mở rộng (ví dụ như trợ cấp).Hillman (1991) dựa trên tính chất phân biệt đối xử của NTBs và đưa ra định nghĩa
như sau "NTBs là bất kỳ một biện pháp hay một hành động nào của chính phủ không phải là thuế quan làm cản trở hàng nhập khẩu vào một quốc gia và có phân biệt đối xử chống lại hàng nhập khẩu, nhưng không áp dụng với các lực lượng sản xuất hoặc phân phối trong nước" [217]
Walter (1972), Mayer & Gevel (1973) cũng thừa nhận các biện pháp phithuế quan (ví dụ TBT - rào cản kỹ thuật và SPS - các biện pháp vệ sinh và kiểmdịch thực vật, vv) có thể ảnh hưởng hoặc hạn chế thương mại nhưng với mục tiêu là
để sửa chữa các thất bại của thị trường (ví dụ cung cấp hàng hóa đảm bảo sức khỏecho con người và bảo vệ môi trường) [288][242]
Baldwin (1970) lại tập trung vào tác động phúc lợi của NTBs Baldwin
(1970) định nghĩa “rào cản phi thuế quan là bất cứ biện pháp (công hoặc tư) làm
Trang 40cho hàng hóa và dịch vụ kinh doanh quốc tế, hoặc nguồn lực dành cho việc sản xuất những hàng hóa và dịch vụ này được phân bổ theo cách làm giảm thu nhập thực tế tiềm năng” [170]. Theo định nghĩa này, một quy định của chính phủ gây ảnh
hưởng đến thương mại sẽ được coi là một rào cản phi thuế quan mang tính bảo hộnếu nó làm giảm phúc lợi xã hội trên thế giới Trên thực tế, phương pháp này đòihỏi phải tiến hành các nghiên cứu phân tích và tính toán toàn diện để xác định biếndạng của một quy định cụ thể có chính xác không
Maskus và Wilson (2001) xây dựng định nghĩa dựa trên các mục tiêu chínhsách hợp pháp đối với một số biện pháp phi thuế, bao gồm cả các rào cản kỹ thuật,
để tạo thuận lợi cho sản xuất và trao đổi, làm giảm chi phí giao dịch, đảm bảo chấtlượng và cung cấp hàng hóa công Cùng một lúc, các biện pháp này có thể được sửdụng như một công cụ bảo vệ sản xuất trong nước và cũng được sử dụng để phânbiệt đối xử chống lại hàng nhập khẩu, với chi phí tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật caohơn đối với các nhà sản xuất nước ngoài [241]
Hội đồng Hợp tác Kinh tế Thái Bình Dương (PECC) đưa ra định nghĩa về
rào cản phi thuế quan từ góc độ tác động của nó tới nền kinh tế trong nước “NTBs
là tất cả các công cụ phi thuế quan can thiệp vào thương mại làm biến dạng sản xuất trong nước” [260]
Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) (1997) dựa trên phạm vi áp
dụng các biện pháp phi thuế quan tại biên giới “Rào cản phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài phạm vi thuế quan được các quốc gia sử dụng, thông thường dựa trên cơ sở lựa chọn, nhằm hạn chế nhập khẩu” [237]
Tại Việt Nam, nhiều cơ quan, tổ cức và các nhà nghiên cứu cũng đưa ra cáchđịnh nghĩa riêng về NTBs, trong đó định nghĩa của Bộ Thương mại (nay là Bộ Côngthương) được xem là tổng quát nhất và thường được các nhà kinh tế sử dụng trong
quá trình nghiên cứu: “Rào cản phi thuế quan là tất cả các biện pháp khác, ngoài thuế quan ra, dù theo quy định pháp lý hay tồn tại trên thực tế, ảnh hưởng đến mức
độ và phương hướng nhập khẩu” [55] Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt
Nam (VCCI) cũng đưa ra định nghĩa tương tự về rào cản phi thuế quan trên website
như sau: “Hàng rào phi thuế quan là những biện pháp nằm ngoài thuế quan, có liên quan hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến sự luân chuyển hàng hóa giữa các nước, với mục tiêu cản trở đối với hàng hóa nhập khẩu mà không dựa trên cơ sở pháp lý khoa học hay bình đẳng” [138]