1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009

64 403 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 403,5 KB

Nội dung

luận văn, khóa luận, chuyên đề, đề tài

Trang 1

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1 Lý do chọn đề tài

Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, các tổ chứcvà Doanh nghiệp Việt Nam, đang đứng trước nhiều cơ hộilẫn nguy cơ trong môi trường kinh tế xã hội mang tính toàncầu, đều có tính thách thức Điều này làm gia tăng sự liênkết trực tiếp giữa các doanh nghiệp của các nước, nhưngđồng thời cũng buộc các doanh nghiệp phải trực tiếp cạnhtranh với nhau ngày càng gay gắt Nhận thức được sựcạnh tranh đó các DN cần phải chủ động, sáng tạo, nắmbắt cơ hội, tìm kiếm thị trường và nâng cao hiệu quả sảnxuất kinh doanh của đơn vị làm cho sự cạnh tranh trên thịtrường ngày càng trở nên khốc liệt và ngành du lịch cũngkhông nằm ngoài xu thế chung đó Ngày nay, du lịch đã trởthành một ngành kinh tế quan trọng đối với nhiều quốc gia,nó là ngành kinh doanh dịch vụ tổng hợp lôi kéo nhiều hoạtđộng sản xuất kinh doanh khác cùng phát triển, đem lạinguồn thu lớn và được coi là ngành xuất khẩu tại chổ cóhiệu quả Du lịch không chỉ đơn thuần mang lại lợi ích kinhtế mà còn góp phần mang lại lợi ích chính trị, văn hoá xãhội Cùng với sự phát triển chung của đất nước, du lịchThừa Thiên Huế trong những năm qua đã có nhiều đổi mớivà đang ngày càng khởi sắc góp phần không nhỏ vào sựphát triển của địa phương cũng như cả nước Với tiềm năngvà thế mạnh riêng của vùng, du lịch đã được Tỉnh xác địnhlà một trong bốn mũi nhọn kinh tế cần được quan tâm đầu

tư khai thác Cơ hội và thách thức đều được các doanhnghiệp nhận thức một cách rõ ràng, để tồn tại và pháttriển đòi hỏi sự nổ lực rất lớn của mỗi thành viên trongdoanh nghiệp mà đặc biệt là bộ máy các nhà quản trị Mộttrong những công cụ quan trọng nhằm đưa ra những quyếtđịnh đúng đắn và hợp lý đó là phân tích tài chính doanhnghiệp Bởi qua phân tích tài chính cho phép chúng ta thấyđược thực trạng tài chính hiện tại, khả năng sinh lời, khảnăng trả nợ cũng như tiềm năng phát triển của doanh nghiệptrong tương lai

Trang 2

Thấy được tầm quan trọng của phân tích tài chính củadoanh nghiệp, trong thời gian thực tập tại Khách sạn Hương

Giang, chúng tôi chọn đề tài "Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn Hương Giang qua các năm 2007 - 2009"

làm chuyên đề tốt nghiệp

2 Mục tiêu của đề tài

- Một hệ thống cơ sở lý luận về phân tích tài chính làmnền tảng cơ sở cho việc thực hiện các vấn đề cần nghiêncứu

- Tìm hiểu một số đặc điểm của khách sạn HươngGiang liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu để làm rõ hơnbản chất của vấn đề

- Phân tích tình hình về hoạt động tài chính của kháchsạn Hương Giang trong 3 năm 2007, 2008 và 2009

- Làm rõ những ưu điểm đồng thời vạch ra được nhữngnhược điểm, nguyên nhân của nó để đề ra những hướnggiải quyết khắc phục hạn chế góp phần nâng cao hiệu quahoạt động tài chính của khách sạn Hương Giang trong nhữngnăm tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là các chỉ tiêu phản ánh tìnhhình tài chính và sự biến động của nó tại khách sạnHương Giang thông qua các thông tin từ bảng cân đối kế toán,bảng kết quả kinh doanh và các thông tin liên quan khác củakhách sạn

- Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động tài chính của kháchsạn trong 3 năm từ 2007 đến 2009

4 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp kế toán

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu

- Phương pháp phân tích hoạt động kinh tế

- Phương pháp thống kê, thu thập số liệu, so sánh, phỏngvấn

5 Kết cấu đề tài

Trang 3

Kết cấu đề tài gồm 3 phần: Ngoài phần mở đầu và kếtluận chuyên đề gồm:

Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

Chương 2: Thực trạng về tình hình tài chính tại khách sạnHương Giang

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạtđộng tài chính tại khách sạn Hương Giang

PHẦN II NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái niệm doanh nghiệp

- Doanh nghiệp: Là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có

tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanhtheo quy định của pháp luật

- Doanh nghiệp du lịch: Là tổ chức kinh doanh một hoặc

một số dịch vụ du lịch có tư cách pháp nhân, hạch toánkinh tế độc lập, hoạt động theo pháp luật

- Doanh nghiệp khách sạn: Là đơn vị có tư cách pháp

nhân, hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động nhằm mụcđích sinh lợi bằng việc giao dịch lưu trú, ăn uống, vui chơigiải trí, bán hàng và các dịch vụ khác cho khách du lịch

1.2 Tài chính doanh nghiệp

1.2.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một hệ thống các quan hệkinh tế trong phân phối sản phẩm quốc dân dưới hình thứcgiá trị của cải vật chất thông qua việc tạo lập và sử dụngcác quỹ tiền tệ của doanh nghiệp để phục vụ sản xuấtkinh doanh, tăng trưởng kinh tế, các yêu cầu khác của xã hộivà thực hiện các chức năng của nhà nước Hay nói cáchkhác tài chính là các quan hệ trong phân phối gắn liền vớiquá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ

1.2.2 Bản chất của tài chính doanh nghiệp

Bản chất của tài chính doanh nghiệp được thể hiện quacác mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp Bản thân tài

Trang 4

chính doanh nghiệp là một khâu tài chính cơ sở trong hệthống tài chính nó bao gồm các quan hệ tài chính, cụ thể:

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với nhà nước: Đólà quan hệ về cấp phát vốn với các doanh nghiệp nhànước, các khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp cho Nhà nướcđối với mọi loại hình hoạt động doanh nghiệp Những quanhệ này được giới hạn trong khuôn khổ của luật định

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp và thị trường:Gồm thị trường hàng hoá, thị trường sức lao động, thịtrường tài chính Đây là các quan hệ mua bán trao đổi cácyếu tố phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu thụ sản phẩmdịch vụ của doanh nghiệp, tiền mua bán cổ phiếu, tráiphiếu, tiền vay

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp:Đây là các quan hệ giao lưu vốn giữa các doanh nghiệp vớinhau trong việc đầu tư liên kết kinh doanh, vay, cho vay, trảnợ lẫn nhau

- Quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các tổ chứctài chính trung gian Đây là quan hệ thông qua việc các tổchức tài chính trung gian đứng ra làm cầu nối giữa người cóvốn nhàn rỗi và những người cần vốn đầu tư.ì

- Quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp: Đó là nhữngquan hệ về phân phối, điều hoà cơ cấu vốn kinh doanh, phânphối thu nhập của các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp,các quan hệ về thanh toán hợp đồng lao động giữa chủdoanh nghiệp và công nhân viên chức

1.2.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì doanhnghiệp cần có vốn Việc tổ chức sử dụng vốn, lựa chọnvốn tính toán nhu cầu về vốn của doanh nghiệp là chứcnăng tài chính của doanh nghiệp Sau khi vốn được hìnhthành, vốn lại tham gia vào quá trình phân phối Trong trườnghợp này vốn lại cung ứng cho các nhu cầu kinh doanhnghiệp (đầu tư bên trong) hoặc cung ứng cho thị trường vốn(đầu tư bên ngoài) Lợi nhuận thu được lại tiếp tục đượcphân phối nhằm trang trãi chi phí bỏ ra, thực hiện nghĩa vụvới nhà nước nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất kinh

Trang 5

doanh Đây chính là chức năng quan trọng của tài chính doanhnghiệp.

Bên cạnh việc phân phối để đảm bảo sản xuất kinhdoanh thì tài chính doanh nghiệp có chức năng giám sát, dựbáo hiệu quả của quá trình phân phối bằng việc đo lườngcân nhắc giữa chi phí bỏ ra và hiệu quả thu được, chứcnăng giám đốc của tài chính doanh nghiệp có khả năng pháthiện ra những khuyết tật trong khâu phân phối, để từ đóđiều chỉnh quá trình phân phối riêng, phương hướng mục tiêuchiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung

1.3 Phân tích tình hình tài chính

1.3.1 Khái niệm phân tích tình hình tài chính

Phân tích tình hình tài chính là quá trình xem xét kiểm tra,đánh giá nội dung, thực trạng các chỉ tiêu trên báo cáo tàichính từ đó so sánh, đối chiếu, tổng hợp bản chất, đặcđiểm, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp nhằm xác lậpcác giải pháp khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn tàichính của doanh nghiệp

1.3.2 Nhiệm vụ và ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính

Nhiệm vụ phân tích tình hình tài chính là trên cơ sởnhững nguyên tắc về tài chính doanh nghiệp và phươngpháp để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng của hoạtđộng tài chính, vạch rõ những mặt tích cực và tiêu cựccủa việc thu chi tiền tệ, xác định rõ nguyên nhân và mức độảnh hưởng của từng yếu tố Từ đó đề ra các biện pháptích cực nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp Bởi vậy việc phân tích báo cáo tàichính có ý nghĩa quan trọng đối với nhiều phía (trong vàngoài doanh nghiệp)

Đối với các chủ doanh nghiệp và các nhà quản trị doanhnghiệp, mối quan tâm hàng đầu của họ là tìm kiếm lợinhuận và khả năng trả nợ Bên cạnh đó các nhà quản trịdoanh nghiệp còn quan tâm đến nhiều mục tiêu khác nhưtạo công ăn việc làm, nâng cao chất lượng sản phẩm, cungcấp nhiều hàng hoá và dịch vụ với chi phí thấp, đóng gópphúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường

Trang 6

Đối với các chủ ngân hàng và nhà cho vay tín dụng thìmối quan tâm chủ yếu của họ hướng vào khả năng trả nợcủa doanh nghiệp Vì vậy, họ đặc biệt chú ý đến sốlượng tiền và các tài sản khác có thể chuyển thành tiềnnhanh, từ đó so sánh với số nợ ngắn hạn để biết đượckhả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp Bên cạnh đóhọ còn quan tâm đến lượng vốn chủ sở hữu, khả năng sinhlời để đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp trước khiđưa ra quyết định cho vay của mình.

Đối với nhà đầu tư trong tương lai: Điều mà họ quan tâmđầu tiên là sự an toàn của vốn đầu tư, mức sinh lãi và thờigian hoàn vốn Vì vậy, họ cần những thông tin về tài chính,tình hình hoạt động kinh doanh, tiềm năng tăng trưởng củadoanh nghiệp

Đối với cơ quan chức năng (như cơ quan tài chính, cơ quanthuế ) thông qua thông tin trên báo cáo tài chính, xác định cáckhoản nghĩa vụ đơn vị phải thực hiện với nhà nước, cơ quanthống kê tổng hợp, phân tích hình thành số liệu thống kê,chỉ số thống kê

Đối với nhân viên là những người trong doanh nghiệp,nhưng họ cũng muốn biết thu nhập của mình, mức độ ổnđịnh của thu nhập đồng thời họ cũng quan tâm đến khả năngsinh lời của doanh nghiệp, tình hình thực hiện các chế độchính sách đối với người lao động

1.3.3 Nguồn số liệu dùng để phân tích tình hình tài chính

Hầu hết các quyết định về tài chính đều phải dựa vàođiều kiện hiện tại là các báo cáo tài chính và những dựđoán cho tương lai Các báo cáo tài chính cũng chính là đốitượng trực tiếp của các công ty kiểm toán độc lập để xácminh tính trung thực hợp lý của các thông tin trên báo cáonhằm phục vụ cho các đối tượng có liên quan Do thời giancó han nên đề tài của tôi chỉ nghiên cứu ba báo cáo tài chính

- Bảng cân đối kế toán

- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 7

- Thuyết minh báo cáo tài chính

* Bảng cân đối kế toán

- Khái niệm và ý nghĩa.

Bảng CĐKT là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánhtổng quát toàn bộ giá trị tài sản hiện có và nguồn hìnhthành tài sản của doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định(thời điểm lập báo cáo)

Bảng CĐKT có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quảnlý doanh nghiệp Số liệu trên bảng CĐKT cho biết giá trị tàisản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu tài sản, nguồnvốn và cơ cấu hình thành các tài sản đó Thông qua bảngCĐKT có thể nhận xét nghiên cứu và đánh giá khái quát vềtình hình tài chính của doanh nghiệp Đồng thời có thể phântích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sảnxuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Nội dung: Bảng CĐKT gồm hai phần:

+ Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánhtoàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thờiđiểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại củatài sản trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp

+ Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sảnhiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo Cácchỉ tiêu nguồn vốn phản ánh trách nhiệm pháp lý của doanhnghiệp đối với tài sản đang được sử dụng và quản lý tạidoanh nghiệp

* Báo cáo kết quả kinh doanh

- Khái niệm, ý nghĩa:

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báocáo tổng hợp phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinhdoanh trong một kỳ kế toán của doanh nghiệp được chi tiếttheo hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính vàhoạt động bất thường Ngoài ra, báo cáo kết quả hoạtđộng kinh doanh kết hợp phản ánh tình hình thực hiệnnghĩa vụ đối với ngân sách nhà nước về các khoản thuế và

Trang 8

các khoản phải nộp khác cũng như chi tiết các khoản thuếgiá trị gia tăng.

- Nội dung:

Báo cáo kết quả kinh doanh gồm 3 phần chính:

Phần I: Lãi, lỗ - phản ánh tình hình và kết quả hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động sảnxuất kinh doanh và các hoạt động khác Phần này bao gồmcác chỉ tiêu sau:

1 Doanh thu - Mã số 10 Chỉ tiêu này phản ánh số doanhthu bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã trừ thuế và cáckhoản giảm trừ trong kỳ báo cáo, làm căn cứ để tính kếtquả kinh doanh của doanh nghiệp

2 Giá vốn hàng bán - Mã số 11 Chỉ tiêu này phản ánhtổng giá trị mua của hàng hoá, giá thành sản xuất của sảnphẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ đã bán ra trong kỳ báocáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinhCó tài khoản 632 "Giá vốn hàng bán" trong kỳ báo cáo, sau khiđã trừ đi giá trị mua của hàng hoá, giá thành sản xuất sảnphẩm, chi phí trực tiếp của dịch vụ bị trả lại trong kỳ

3 Lợi nhuận gộp - Mã số 20 Chỉ tiêu này phản ánhchênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán phát sinhtrong kỳ báo cáo

4 Chi phí bán hàng - Mã số 21 Chỉ tiêu này phản ánhtổng chi phí bán hàng phân bổ cho hàng hoá, thành phẩm đãbán trong kỳ báo cáo

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinhCó tài khoản 641 "Chi phí bán hàng" với số phát sinh Có tàikhoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển", chi tiết phần chi phíbán hàng đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quảkinh doanh" trong kỳ báo cáo

5 Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 22 Chỉ tiêu nàyphản ánh tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ chosố hàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phátsinh Có tài khoản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" với sốphát sinh Có tài khoản 1422 "Chi phí chờ kết chuyển", chi tiết

Trang 9

phần chi phí quản lý doanh nghiệp đối ứng với Nợ tài khoản

911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo

6 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30.Chỉ tiêu này phản ánh kết quả tài chính trước thuế lợi tứccủa hoạt động sản xuất kinh doanh chính trong kỳ báo cáo.Chỉ tiêu này được tính toán trên cơ sở lợi tức gộp trừ chiphí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp phân bổ chohàng hoá, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ báo cáo

7 Thu nhập hoạt động tài chính - Mã số 31 Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản thu từ hoạt động tài chính

Số liệu ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinh Có tàikhoản 515 "Thu nhập hoạt động tài chính" trong kỳ báo cáo

8 Chi phí hoạt động tài chính - Mã số 32 Chỉ tiêu nàyphản ánh chi phí của hoạt động tài chính

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinhNợ tài khoản 635 "Chi phí tài chính" trong kỳ báo cáo

9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động tài chính - Mã số 40.Chỉ tiêu này phản ánh số chênh lệch giữa thu nhập và chiphí hoạt động tài chính trong kỳ báo cáo

10 Các khoản thu nhập khác - Mã số 41 Chỉ tiêu nàyphản ánh các khoản thu nhập bất thường, ngoài hoạt độngkinh doanh và hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ báo cáo.Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Có tàikhoản 711 "Thu nhập khác" trong kỳ báo cáo

11 Chi phí khác - Mã số 42 Chỉ tiêu này phản ánh cáckhoản chi phí khác ngoài hoạt động kinh doanh và hoạt độngtài chính phát sinh trong kỳ báo cáo

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là số phát sinh Nợ tàikhoản 811 "Chi phí khác" trong kỳ báo cáo

12 Lợi nhuận bất thường - Mã số 50 Chỉ tiêu này phảnánh số chênh lệch giữa các khoản thu nhập khác và chi phíkhác phát sinh trong kỳ báo cáo

13 Tổng lợi nhuận trước thuế - Mã số 60 Chỉ tiêu nàyphản ánh tổng số lợi tức trước khi trừ thuế lợi tức từhoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và các

hoạt động khác phát sinh trong kỳ báo cáo

Trang 10

14 Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp - Mã số 70.Chỉ tiêu này phản ánh tổng số thuế thu nhập doanh nghiệpphải nộp trong kỳ báo cáo.

Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là luỹ kế số phát sinhCó tài khoản 3334 "Thuế TNDN" trong kỳ báo cáo

15 Lợi nhuận sau thuê ú- Mã số 80 Chỉ tiêu này phản ánhtổng lợi tức thuần từ các hoạt động của doanh nghiệp saukhi đã trừ đi thuế lợi tức phát sinh trong kỳ báo cáo

Các chỉ tiêu này đều được trình bày theo các nội dungnhư tổng số phát sinh trong kỳ, số liệu của kỳ trước và sốliệu luỹ kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo

Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước

- Phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nước vềthuế, phí, lệ phí và các khoản phải nộp khác

Phần III: Thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT đượchoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nộiđịa - phản ánh số thuế GTGT được khấu trừ; còn đượckhấu trừ cuối kỳ; Thuế GTGT đã hoàn lại, còn được hoànlại cuối kỳ; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn đượcgiảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngânsách Nhà nước và còn phải nộp cuôí kỳ

* Thuyết minh báo cáo tài chính

- Khái niệm, nội dung:

Thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợpthành hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đượclập để giải thích và bổ sung những thông tin về hoạt độngsản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của doanh nghiệp báocáo tài chính khác không thể không trình bày rõ ràng và chitiết được

Thuyết minh báo cáo tài chính trình bày khái quát cáchoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nội dungmột số chế độ kế toán được doanh nghiệp lựa chọn đểáp dụng, tình hình và lý do biến động của một số đốitượng tài sản và nguồn vốn quan trọng, phân tích một sốchỉ tiêu tài chính chủ yếu và các kiến nghị của doanhnghiệp

1.3.4 Phương pháp phân tích

Trang 11

Có nhiều phương pháp phân tích tình hình tài chính củadoanh nghiệp nhưng trên thực tế người ta thường sử dụng

2 phương pháp đó là phương pháp so sánh và phương pháp tỷlệ

- Phương pháp so sánh

Gốc so sánh là gốc về thời gian hoặc không gian Kỳ sosánh được chọn là kỳ trước, kỳ báo cáo hoặc kỳ kếhoạch Giá trị so sánh có thể được chọn là số tương đối,số tuyệt đối hoặc số bình quân Nội dung so sánh bao gồm:+ So sánh giữa số thực hiện kỳ này với số thực hiệnkỳ trước

+ So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch

+ So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số trungbình ngành, của các doanh nghiệp khác để đánh giá tình hìnhtài chính của doanh nghiệp là tốt hay xấu, được hay chưađược

+ So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của từngchỉ tiêu so với tổng thể So sánh theo chiều ngang của nhiềukỳ để thấy được sự biến đổi cả về số tuyệt đối vàtương đối của một chỉ tiêu nào đó qua các niên độ kế toánliên tiếp

- Phương pháp phân tích tỷ lệ

Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chínhđược phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trưng, phản ánhnhững nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động củadoanh nghiệp Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán,nhóm tỷ lệ về cơ cấu và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về nănglực hoạt động kinh doanh , nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời

1.3.5 Nội dung phân tích tình hình tài chính và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá

- Phân tích tình hình tài sản

+ Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư vào tài sản ngắn hạn:

Tỷ suất đầu tư Tài sản ngắn hạn =

vào tài sản ngắn hạn Tổng tài sản

Ý nghĩa: Xem xét và đánh giá tình hình trang bị và nănglực kinh tế trong ngắn hạn của doanh nghiệp

Trang 12

+ Chỉ tiêu tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn:

Tỷ suất đầu tư Tài sản dài hạn

= vào tài sản dài hạn Tổng tài sản

Ý nghĩa: Xem xét và đánh giá tình hình trang bị cơ sở vậtchất kỹ thuật và thể hiện năng lực kinh tế dài hạn củadoanh nghiệp

Với cách đánh giá này sẽ thấy một cách tổng quátnhất về tình hình tài sản của đơn vị Để thấy rõ hơn ta đi sâuvào nghiên cứu biến động từng loại tài sản:

* TSNH

+ Các khoản phải thu: Sự chênh lệch các khoản phải thu là

sự thể hiện thành tích hoặc yếu kém của doanh nghiệptrong việc sử dụng các biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ Tổng doanh thu trong kỳ Số vòng quay nợ phải thu =

Số dư nợ phải thu bình quân trong kỳ

Số ngày trong kỳ (90, 360)

Số ngày của một vòng quay nợ phải thu =

Số vòng quay nợ phải thu

Vòng luân chuyển các khoản phải thu phản ánh tốc độübiến đổi các khoản phải thu thành tiền của doanh nghiệp.Số ngày của một vòng quay nợ phải thu phản ánh thờigian của một vòng

luân chuyển các khoản phải thu, nghĩa là để thu được cáckhoản phải thu cần một thời gian là bao lâu

+ Hàng tồn kho: Hàng tồn kho của doanh nghiệp là một

chỉ tiêu cần phải đánh giá, phải xem xét, sự tăng hay giảmhàng tồn kho thể hiện tình hình dự trữ hàng hoá vật tưcủa đơn vị

Giá vốn hàng bán trong kỳ

Số vòng quay hàng tồn kho =

Số dư hàng tồn kho bình quân trong kỳ

Số ngày trong kỳ Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =

Số vòng quay hàng tồn kho

Trang 13

Tốc độ quay vòng của hàng tồn kho càng cao cho thấyrằng:

 Doanh nghiệp hoạt động đang có hiệu quả trongchừng mực có liên quan

đến hàng dự trữ

 Giảm được lượng vốn đầu tư cho hàng dự trữ

 Rút ngắn được chu kỳ hoạt động liên quan đến việcchuyển đổi hàng tồn

kho thành tiền mặt

 Giảm bớt nguy cơ hàng dự trữ trở thành hàng ứđọng

* Đối với tài sản dài hạn

TSDH tăng có thể đánh giá là doanh nghiệp đã mở rộngđầu tư sản xuất kinh doanh vào TSDH Với sự tăng lên củachính TSDH mới thực sự chứng tỏ việc đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh

- Các chỉ tiêu phân tích cơ cấu tài chính

+ Tỷ suất tự tài trợ: nhằm đánh giá được khả năng

tự tài trợ về mặt tài chính của doanh nghiệp cũng nhưmức độ chủ động trong kinh doanh hay những khó khăn màdoanh nghiệp phải đương đầu

Nguồn vốn chủ sở hữu

Tỷ suất tự tài trợ = x 100%

Tổng nguồn vốn + Hệ số nợ

Tổng nợ phải trả Hệ số nợ =

Tổng nguồn vốn

Thông qua hệ số này ta sẽ biết được các khoản phải trảchiếm bao nhiêu trong tổng số nguồn vốn và do đó ta cũngbiết được doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trên vốn củamình hay đi vay, đi chiếm dụng của người khác Hệ số nàycàng nhỏ thể hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp ổnđịnh, doanh nghiệp không phải lo lắng nhiều đến việc trảnợ

* Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của công ty

- Phân tích tình hình công nợ

Trang 14

+ Phân tích tình hình các khoản phải thu

Để nghiên cứu các khoản phải thu có ảnh hưởng đếntình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào, cần sosánh tổng số các khoản phải thu với tổng số tài sản lưuđộng

Tỷ lệ các khoản phải thu so với vốn lưu động:

Tổng số các khoản phải thu

Doanh thu Vòng quay các khoản phải thu =

Số dư bình quân các khoản phải thu

( Số dư bình quân các khoản phải thu có thể tính bằngsố dư đầu kỳ cộng số dư cuối kỳ chia 2 hoặc đôi khi cóthể lấy luôn số dư cuối kỳ)

Vòng quay của các khoản phải thu càng cao, càng thểhiện doanh nghiệp thu hồi nợ nhanh Điều đó được đánhgiá là tốt vì số vốn bị chiếm dụng giảm

Thời gian vòng quay Thời gian một kỳ phân tích

= các khoản phải thu Số vòng luân chuyển các khoản phải thu

Thời gian vòng quay các khoản phải thu càng ngắn chứngtỏ tốc độ thu tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếmdụng vốn Ngược lại, thời gian các khoản phải thu càng nhỏ,chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền càng chậm, số vốn củadoanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều

+ Phân tích tình hình các khoản phải trả

Khi phân tích tình hình các khoản phải trả ta cũng cần tínhtỷ lệ các khoản phải trả so với các khoản phải thu:

Trang 15

Tổng số các khoản phải trả

Tổng số vốn lưu động

Tổng số các khoản phải trả

Tổng số tiền phaií thu

Để xem xét tốc độ chuyển đổi các khoản phải trả thànhtiền, ta xác định số vòng quay các khoản phải trả qua côngthức:

Doanh thu Vòng quay của các khoản phải trả =

Số dư bình quân các khoản phải trả

(Số dư bình quân các khoản phải trả có thể tính bằngsố dư đầu kỳ cộng với số dư cuối kỳ chia 2 hoặc đôi khilấy luôn số dư cuối kỳ)

Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dư cáckhoản phải trả và hiệu quả của việc thanh toán nợ

Thời gian vòng quay Thời gian một kỳ phân tích

=

các khoản phải trả Số vòng luân chuyển các khoản phải trả

- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán

+ Tỷ lệ thanh toán hiện hành.

Thể hiện quan hệ so sánh giữa giá trị TSNH và ĐTNH vớinợ ngắn hạn

+ Tỷ lệ thanh toán nhanh

Tiền và khoản tương đương tiền Tỷ lệ thanh toán nhanh =

Nợ phải trả ngắn hạn

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp có bao nhiêuđồng tiền và các khoản tương đương tiền để thanh toánngay cho một đồng nợ ngắn hạn

+ Tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn

Tỷ lệ thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSDHhình thành từ vốn

vay hoặc nợ dài hạn/Nợ dài hạn

Trang 16

Ý nghĩa: Chỉ tiêu thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêuđồng tài sản cố định để đảm bảo nợ dài hạn.

+ Tỷ lệ thanh toán lãi vay

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Tỷ lệ thanh toán lãi vay =

Lãi vay phải trả

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này thể hiện doanh nghiệp có bao nhiêuđồng lợi nhuận và lãi vay để thanh toán cho nợ lãi vay

+ Tình hình thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách Nhà nước

Thuế là một khoản nghĩa vụ mà công ty phải nộp choNhà nước Vì vậy, ở công ty thuế được xem là một khoảnphải thanh toán, đến thời hạn phải nộp Mức nộp thuếtrong một năm càng cao càng chứng tỏ doanh nghiệp làm ăncó hiệu quả, lợi nhuận lớn

* Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh

Hiệu quả là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánhhiệu quả của toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh củađơn vị, nó được xác lập bằng phần chênh lệch giữa phầngiá trị đơn vị thực hiện được trong kỳ và toàn bộ chi phítương xứng để tạo nên giá trị đó Hiệu quả càng cao, doanhnghiệp càng tự khẳng định vị trí và sự tồn tại của mìnhtrong nền kinh tế thị trường

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chung

Hiệu quả sử dụng vốn chung được tính toán bằngnhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:

Vốn đầu năm + Vốn cuối năm Vốn bình quân năm =

2

Vốn có thể được xác định căn cứ vào chỉ tiêu tổngcộng tài sản trên Bảng cân đối kế toán

Lợi nhuậûn thuần trước thuế

* Hiệu suất sinh lợi vốn =

Trang 17

Vốn bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn bình quânđem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần trước thuế Hiệusuất sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng caovà ngược lại

Vốn bình quân

* Suất hao phí vốn =

Doanh thu hay lợi nhuận thuần trước thuế

Ý nghĩa: Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có được một đơn

vị doanh thu hay lợi nhuận thuần trước thuế, doanh nghiệpcần phải có bao nhiêu đơn vị vốn bình quân Suất hao phícàng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng thấp

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Hiệu quả sử dụng vốn cố định được tính toán bằngnhiều chỉ tiêu nhưng phổ biến là các chỉ tiêu sau:

Tổng doanh thu

* Hiệu suất sử dụng vốn cố định =

Vốn cố định bình quân năm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị cố định bìnhquân đem lại bao nhiêu đơn vị doanh thu Hiệu suất sử dụngvốn cố định càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố địnhcàng tăng và ngược lại

Lợi nhuận thuần trước thuế

* Hiệu suất sinh lợi vốn cố định =

Vốn cố định bình quân

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn cố địnhbình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận thuần trướcthuế Hiệu suất sử dụng càng lớn thì hiệu quả sử dụngvốn càng cao và ngược lại

Vốn cố định bình quân

* Suất hao phí vốn cố định =

Doanh thu hay lợi nhuận trước thuế

Ý nghĩa: Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có được một đơn

vị doanh thu hay lợi nhuận thuần trước thuế, doanh nghiệpcần phải có bao nhiêu đơn vị vốn cố định bình quân Suấthao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn cố định càngthấp

- Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trang 18

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động thường được thểhiện qua các chỉ tiêu sau:

Tổng số doanh thu

* Số vòng quay của vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân năm

Ý nghĩa: Một đơn vị vốn lưu động bình quân đem lại baonhiêu đơn vị doanh thu Số vòng quay của vốn lưu động cànglớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng tăng vàngược lại

Lợi nhuận thuần trước thuế

* Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =

Vốn lưu động bình quân năm

Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đơn vị vốn lưu độngbình quân đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận trước thuế.Hiệu suất sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưuđộng càng cao và ngược lại

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA

KHÁCH SẠN HƯƠNG GIANG

2.1 Tổng quan về Khách sạn Hương Giang

2.1.1 Giới thiệu chung về Khách sạn Hương Giang

2.1.1.1 Lịch sử hình thành, phát triển

Khách sạn Hương Giang được xây dựng vào năm 1960,nằm tại vị trí khá đẹp ở phía Nam thành phố Huế, bên bờsông Hương Năm 1963 là Câu lạc bộ sĩ quan chế độ cũ Sauchiến thắng mùa xuân 1975 được tiếp quản và giao cho SởThương Mại Bình Trị Thiên cũ với tên gọi là khách sạn HươngGiang là một khách sạn chỉ thực hiện chức năng như mộtnhà khách của Tỉnh

Cùng với sự phát triển chung của đất nước, đến năm

1990 khách sạn được chính thức công nhận là một đơn vịhạch toán độc lập có đầy đủ chức năng kinh doanh các dịchvụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ khác có trụ sở giao dịchtại 51 Lê Lợi - Huế Qua quá trình hoạt động kinh doanh bâygiờ khách sạn là một trong những đơn vị trực thuộc củaCông ty du lịch Hương Giang, một doanh nghiệp Nhà nước ra đờitheo quyết định số 1500 QĐ/UBND ngày 03/10/1994 của Chủ tịchUBND Tỉnh Thừa Thiên Huế Đến tháng 7/1995 khách sạn

Trang 19

Hương Giang được Tổng cục du lịch ra quyết định công nhậnkhách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao Từ đó đến nay, khách sạnHương Giang thực sự trở thành khách sạn lớn có uy tín đốivới du khách trong và ngoài nước, những năm gần đây kháchsạn luôn giữ vững được chất lượng và được Tổng cục dulịch công nhận đạt danh hiệu khách sạn TOPTEN Nhìn lại quátrình từ khi mới hình thành, với cơ sở vật chất ban đầu kháchsạn chỉ có 44 phòng, hệ thống sân vườn và các trang thiết bịđã xuống cấp nghiêm trọng, dần dần khách sạn Hương Giangđã từng bước cải tạo nâng cấp, đến nay khách sạn đã tạonên được kiểu dáng hiện đại của một khách sạn quốc tế,nhưng vẫn giữ được nét đặc trưng của kiến trúc Huế, códiện tích trải dài dọc bờ sông trên 11.000 m2 Khách sạn vừatổ chức hoạt động kinh doanh vừa khắc phục và đổi mớinhiều loại hình dịch vụ, đầu tư thêm tài sản, trang thiết bịmáy móc, đến năm 1996 tổng số phòng của khách sạn đã lênđến 133 phòng, trong đó có 5 phòng đặc biệt, đến nay đa sốcác phòng ngủ đã được trang bị hoàn chỉnh, từ các vật liệuấn phẩm đặt phòng đến máy móc tiện nghị trong phòng ngủđều đạt tiêu chuẩn quốc tế, thay mới 100% điều hòa, Sopanhnước nóng trước đây đã quá lạc hậu, lắp đặt thêm hệ thốngCamera, hệ thống báo cháy, lắp đặt thêm 2 cầu thang máy,hệ thống sân vườn được cải tạo chỉnh trang, có sân bãi lớnthuận tiện cho việc đậu xe, cây cảnh trong khuôn viên kháchsạn thường xuyên được chăm sóc điều chỉnh phù hợp với quy

mô và kiểu dáng của khách sạn, xây mới thêm bể bơi, sânTennis, cải tạo lại toàn bộ nhà hàng đặc sản trước đây thànhnhà hàng Cung Đình, có khả năng phục vụ từ 500 đến 700khách, với phong cách phục vụ mang đậm bản sắc văn hóaHuế Song song với việc đổi mới nâng cấp các nhà hàng, kháchsạn còn mở rộng thêm nhiều loại hình dịch vụ, quầy Bar,phòng tập thể dục dụng cụ, phòng xông hơi, massage đápứng tối đa nhu cầu của du khách Vừa qua, một lần nữa đểghi nhận sự nổ lực phấn đấu và trưởng thành của kháchsạn Hương Giang, ngày 21/10/2002 TCDL Việt Nam đã chínhthức ra quyết định công nhận khách sạn Hương Giang đạt tiêuchuẩn 4 sao, liên tục từ năm 1999 đến năm 2009 Khách sạn

Trang 20

Hương Giang đã được Tổng cục du lịch Việt Nam bình chọnvà trao tặng cúp Topten

2.1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ

Là một đơn vị kinh doanh du lịch được đánh giá là cóhiệu quả của Thừa Thiên Huế, khách sạn Hương Giang trongnhiều năm qua đã nổ lực phấn đấu không ngừng trong việckhai thác thị trường, tạo nguồn khách, chủ động chọnphương án kinh doanh, đưa ra những định hướng, chiến lượcphát triển phù hợp với từng thời điểm, từng biến động củathị trường tất cả cũng vì những mục tiêu và chức năng,nhiệm vụ sau:

- Khách sạn thực hiện chức năng kinh doanh lưu trú, ănuống các dịch vụ bổ sung khác như giặt là, massage, bánhàng lưu niệm, tổ chức hội nghị, tiệc cho các cơ quan, đoànthể cá nhân có nhu cầu

- Hoạt động trong khuôn khổ hành lang pháp lý do Nhànước quy định

- Là đơn vị kinh doanh hoạt động theo nguyên tắc hạchtoán độc lập trực thuộc Công ty du lịch Hương Giang

- Thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và các khoản đóngkhác cho ngân sách Nhà nước

- Không ngừng nâng cao thu nhập cho nhân viên, trả lươngtheo chế độ tiền lương hiện hành, đào tạo nhân viên theođúng chính sách của luật lao động quy định, luôn quan tâmđến sức khỏe của nhân viên

- Phải có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các kế hoạchkinh doanh do công ty đề ra

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy

* Giám đốc khách sạn

Giám đốc khách sạn là người có quyền hành và tráchnhiệm cao nhất, điều hành trực tiếp hoạt động kinh doanhcủa khách sạn, theo dõi kiểm tra việc thực hiện mệnhlệnh của từng bộ phận Giám đốc có trách nhiệm vạch racác mục tiêu kinh doanh, tổ chức tốt hoạt động quản lýkhách sạn, thường xuyên nắm bắt thông tin chuẩn xác vềthị trường để có những quyết định tối ưu trong KD

* Phó giám đốc phụ trách nhà hàng

Trang 21

Giúp giám đốc điều hành hoạt động kinh doanh củakhách sạn, vạch ra phương hướng kinh doanh dịch vụ ănuống, đồng thời chịu trách nhiệm về hiệu quả kinh doanhcủa bộ phận này, đề ra các quy chế, điều lệ, quy trình vàtiêu chuẩn thao tác các dịch vụ ăn uống, kiểm tra đôn đốcviệc thực hiện nhiệm vụ của bộ phận này.

* Phó giám đốc phụ trách lưu trú

Chịu trách nhiệm điều hành, quản lý trực tiếp bộphận lễ tân, phòng buồng Haòng ngày, phó giám đốc phảinắm được tình trạng phòng và dự tính cho thuê trong tuầntới, nhận các thông tin từ các tổ chức gửi khách đồng thờicó trách nhiệm xác nhận các khoản thanh toán từ lễ tân.Liên hệ với khách hàng để giải quyết những khiếu nại

* Bộ phận văn phòng

+ Phòng tổ chức hành chính: Nắm bắt tình hình nhân

sự trong khách sạn, tổng hợp những số liệu cần thiết liênquan về số ngày công, tình hình hoạt động kinh doanh

+ Kế toán: Tổ chức thực hiện công tác tài chính kế

toán theo đúng pháp luật do Nhà nước ban hành, cập nhậtcác chứng từ về xuất nhập hàng hoá, các chi phí trong quátrình lưu chuyển hàng hoá để tiến hành kiểm tra, đối chiếughi chép và hạch toán kế toán, thực hiện các chế độ báocáo kế toán, tổng hợp và phân tích tình hình hoạt độngkinh doanh của khách sạn mỗi tháng, quý và năm tài khoá

* Bộ phận lễ tân

Đón tiếp khách, nhận đăng ký giữ chổ cho khách lưu trú,

kê khai tình trạng buồng, chịu trách nhiệm giải quyết cácphàn nàn, thắc mắc của khách trong phạm vi có thể, kếthợp thường xuyên với bộ phận nhà buồng nhằm đảm bảođón tiếp khách kịp thời đồng thời kiểm tra phòng trước khitiến hành thủ tục check - out, lập hoá đơn chứng từ thanhtoán, cung cấp những thông tin cần thiết mỗi khi khách cóyêu cầu

* Bộ phận nhà buồng

Phục vụ các yêu cầu cơ bản của khách, làm vệ sinhphòng, cung cấp các dịch vụ khách cần Đồng thời chăm sócvà bảo trì hàng ngày, quản lý tài sản, trang thiết bị vật tưtrong phòng cũng như khu vực thuộc bộ phận buồng ngủ

Trang 22

Lập hoá đơn thanh toán các dịch vụ mà khách đã tiêu dùngtrong thời gian lưu trú tại khách sạn để tiện cho liên hệviệc thanh toán tại bộ phận lễ tân, thực hiện công táckiểm tra sau khi khách chuẩn bị làm thủ tục trả phòng.

* Bộ phận nhà hàng

Phục vụ khách đến ăn uống tại nhà hàng cũng như cácnhu cầu ăn uống của khách, kiểm tra vệ sinh môi trường,tích cực nâng cao an toàn lao động Ngoài ra còn phục vụdịch vụ cơm vua khi có sự đặt trước hay các dịch vụ bênngoài khi có yêu cầu như cưới hỏi, hội nghị

* Bộ phận nhà bếp

Chuẩn bị và cung cấp cho khách lưu trú tại khách sạnthức ăn, đồ uống theo thực đơn và số lượng đã đặt hoặctừ yêu cầu trực tiếp của khách, bảo đảm chế biến thựcphẩm đúng quy định về số lượng, chất lượng, mức độ antoàn vệ sinh, hợp khẩu vị đưa đến cho khách cảm giác ngonmiệng

* Bộ phận bảo trì

Đảm nhận công việc duy tu bảo dưỡng máy móc, trangthiết bị để được sử dụng tối đa công suất tiết kiệm chiphí kinh doanh cho khách sạn Thực hiện

công tác kiểm tra hàng ngày nhằm phát hiện những sự cốđể kịp thời sữa chữa

* Bộ phận bảo vệ

Có trách nhiệm bảo vệ toàn bộ tài sản chung, tình hình

an ninh của khách sạn cũng như an toàn về tính mạng, tàisản riêng của khách lưu trú Trực tiếp hướng dẫn nơi giữcác phương tiện vận chuyển, mang vác hành lý cho khách khiđến và rời khách sạn

2.1.3 Đặc điểm công tác kế toán

2.1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng, nhiệm vụ của từng phần hành KT Khách sạn Hương Giang đã tổ chức bộ máy kế toán của đơn vị theo sơ đồ sau:

KẾ TOÁN TỔNG HỢP

KẾ TOÁN TRƯỞNG

Trang 23

Kế toán trưởng: Có trách nhiệm tổ chức tốt côngtác kế toán trong doanh nghiệp.

Kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ kiểm tra công việccủa kế toán NVL - CCDC - TSCĐ; kế toán thực phẩm; kế toánhàng hoá; kế toán công nợ; kế toán doanh thu; kế toán thanhtoán Để giảm nhẹ bộ máy kế toán kế toán tổng hợp phảikiêm nhiệm tất cả các công việc này Cuối tháng lập chứngtừ ghi sổ và lên các sổ sách kế toán

Kế toán NVL- CCDC - TSCĐ: Có nhiệm vụ theo dõi tìnhhình tăng giảm NVL, TSCĐ, CCDC và phân bổ khấu hao TSCĐ.Cuối mỗi tháng lập chứng từ ghi sổ, bảng tính giá thànhNVL- CCDC và phân bổ khấu hao TSCĐ rồi chuyển cho kế toántổng hợp

Kế toán thực phẩm, hàng hoá: Có nhiệm vụ kiểmtra, theo dõi tình hình nhập xuất thực phẩm, hàng hoá.Cuối mỗi tháng tổng hợp các chứng từ nộp lên kế toántổng hợp

 Kế toán doanh thu: Có nhiệm vụ theo dõi tình hìnhdoanh thu của toàn doanh nghiệp, phải tập hợp các chi phíphát sinh theo từng đối tượng để tính giá thành cho từngloại dịch vụ Từ đó lập bảng cân đối, tổng hợp chi phí đểxác định kết quả sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp

 Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoảnphải thu, phải trả tại khách sạn

 Kế toán thanh toán: Có nhiệm vụ theo dõi việc thu chitiền mặt khi có chứng từ và hoá đơn thanh toán hợp lệ,đồng thời theo dõi tình hình tăng giảm các loại quỹ tiền mặt,ngân phiếu và các loại vốn bằng tiền khác tại doanhnghiệp

2.1.3.2 Đặc điểm của hình thức kế toán đang áp dụng tại doanh nghiệp

- Doanh nghiệp đang áp dụng hình thức kế toán làchứng từ ghi sổ: Việc lập chứng từ ghi sổ cho phép giảmbớt số lần ghi sổ, cho phép kiểm tra, đối chiếu chặt chẽ,dễ ghi chép, không đòi hỏi nghiệp vụ kỹ thuật cao, do sử

Trang 24

dụng nhiều tờ rời nên dễ phân công công tác kế toán, dễtổng hợp số liệu.

Trang 25

Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức

CHỨNG TỪ GHI SỔ

Ghi chú:

Ghi hàng ngàyQuan hệ đối chiếu Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

- Hệ thống báo cáo kế toán

Doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính bắt buộc theođịnh kỳ là một niên độ kế toán (01/01- 31/12) bao gồm cácbáo cáo: Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt độngkinh doanh, thuyết minh báo cáo tài chính

CHỨNG TỪ

GỐC

BẢNG TỔNGHỢP CHỨNG

TỪ GỐC

CHỨNG TỪ GHI SỔ

SỔ

C

BẢNG CÂN ĐỐITÀI KHOẢN

BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀCÁC BÁO CÁO KẾ TOÁN

KHÁC

SỔ QUỸ,

THẺ KHO

CÁC SỔ,THẺ CHITIẾT

Trang 26

- Hệ thống sổ sách kế toán.

Khách sạn đã sử dụng tất cả các loại sổ kế toán bắtbuộc đối với hình thức chừng từ ghi sổ, đó là: chứng từghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái

Công tác kế toán tại khách sạn Hương Giang đượcthực hiện trên phần mềm máy tính hiện đại (tên phầnmềm kế toán Smile) không những đã giúp giảm nhẹ côngviệc của phòng kế toán mà còn đảm bảo kết quả mang lạiđược chính xác, hiệu quả và nhanh nhất

2.1.4 Một số lợi thế và nguồn lực chủ yếu của Khách sạn Hương Giang

2.1.4.1 Vị trí của khách sạn

Vị trí địa lý là một nguồn lực đồng thời là lợi thếcạnh tranh của khách sạn Hương Giang so với các khách sạnkhác Toạ lạc tại số 51 Lê Lợi bên bờ sông Hương thơ mộng,cùng với nét kiến trúc độc đáo, khách sạn Hương Giang đãtạo nên sự cuốn hút kỳ lạ đối với du khách Từ ban cônghay cửa sổ phòng ngủ du khách có thể ngắm nhìn những tianắng bình minh trên dòng Hương Giang hay có thể chiếmngưỡng màu tím Huế vào những buổi chiều tà

Khách sạn được bao quanh bởi một không gian thiênnhiên thơ mộng, hài hoà mà vẫn không bị tách biệt với trungtâm thành phố Việc đi lại vận chuyển của khách đến cácđiểm di tích, tham quan hay sân bay, ga tàu rất thuận lợi dokhách sạn nằm trên trục đường chính

2.1.4.2 Cơ sở vật chất kỷ thuật

* Bộ phận lưu trú

Dưới góc độ vật chất cụ thể, CSVC - KT của khách sạngồm nhiều loại khác nhau trong đó bộ phận chủ lực là cơsở lưu trú Nhu cầu thiết yếu mà du khách nào cũng cần lànhu cầu lưu trú Tìm được một chổ ở vừa ý, giá cả hợp lýgiúp cho chuyến đi của du khách thêm thành công Bởi vậy,mong muốn hàng đầu của khách sạn là làm thế nào đểcung cấp cho khách một chổ nghỉ ngơi phù hợp với khả năngthanh toán và nguyện vọng của họ

Trang 27

Trong những năm qua khách sạn không tiến hành nhiềuhoạt động xây dựng cơ bản chỉ tiến hành khắc phục tìnhtrạng xuống cấp của CSVC - KT nên nhìn chung tình hìnhbuồng giường qua 3 năm không có sự biến động lớn kháchsạn có 133 phòng với 133 giường trong đó có 17 phòng đơn và

116 phòng đôi

*Bộ phận ăn uống

Bộ phận ăn uống của khách sạn gồm có 3 nhà hànglớn nhỏ: Nhà hàng Cung Đình ở tầng trệt chuyên phục vụcác món ăn Huế, cơm vua với tổng số 350 chỗ ngồi nhưngcó thể phục vụ tối đa 500 thực khách Nhà hàng Hoa Mai cóthể phục vụ hơn 250 thực khách, còn nhà hàng Tre Xanhmới đưa vào phục vụ sau dịp Festival 2006 với tổng số 100chổ ngồi

* CSVC - KT các dịch vụ bổ sung

Ngoài cơ sở vật chất kỹ thuật 2 bộ phận kinh doanhchính là lưu trú và ăn uống, khách sạn còn có hệ thốngCSVC - KT phục vụ cho việc kinh doanh các dịch vụ bổ sunggồm:

+ 4 quầy bar

+ 8 phòng massage sauna

+ 2 quầy bán hàng lưu niệm

+ Bộ phận giặt là

+ Dụng cụ tập thể dục thẩm mỹ, bể bơi, sân tennis + Các dịch vụ bổ sung khác như bưu điện, điện thoại,Fax

2.1.4.3 Tình hình lao động

Đối với sản phẩm du lịch vấn đề lao động càng quantrọng vì tính trừu tượng của nó Một sản phẩm du lịch cóchất lượng phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ,cung cách phục vụ của cán bộ nhân viên tại khách sạn.Trong khách sạn dù cơ sở vật chất có được chuẩn bị tốtđến đâu, nếu đội ngũ phục vụ hạn chế về trình độ họcvấn, trình độ tay nghề, trình độ ngoại ngữ cũng sẽ ảnh

hưởng đến chất lượng chung của đơn vị Số lượng cán bộ

công nhân viên của khách sạn tăng lên qua các năm Việc tổchức đào tạo để hỗ trợ cho các đơn vị nội bộ cùng vớisự tăng lên một số dịch vụ đã làm tăng nhu cầu về lao

Trang 28

động từ năm 2007 là 193 lao động, năm 2008 là 200 lao độngđến năm 2009 là 206 lao động Như vậy, năm 2008 tăng 7 laođộng tương ứng 3,63% so với năm 2007, năm 2009 tăng 6 laođộng tương ứng tăng 3% so với năm 2008.

Trang 29

1 Phân theo giới tính

_ Lao động trực tiếp 181 93.7 8 184 92 18 8 91.2 6 3 1.66 4 2.17

Bảng 1: Tình hình biến động của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007

-2009

29

Trang 30

*Về giới tính

Số lao động nam và nữ chiếm tỷ lệ gần tương đươngnhau và không có sự biến động lớn qua các năm Lao độngnam được phân bổ vào các bộ phận đòi hỏi có sức khoẻ,mang tính kỹ thuật như bảo trì, bảo vệ Lao động nữ tậptrung nhiều ở bộ phận đòi hỏi sự khéo léo, tính hấp dẫntrẻ trung như lễ tân, bàn, buồng, bếp

*Về tính chất lao động

Trừ một số lao động nhỏ không trực

tiếp tiếp xúc và phục vụ khách, còn lại do tính chất vàđặc thù của ngành kinh doanh khách sạn là con người nên bộphận lao động trực tiếp hay bộ phận nghiệp vụ (lễ tân,buồng, bàn, bếp ) chiếm tỷ trọng lớn Bộ phận lao độnggián tiếp ở đây là bộ phận kế toán, quản lý hành chínhnhưng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ dao động từ 6,22% - 8,74%

* Về trình độ học vấn

Trình độ học vấn của cán bộ công nhân viên khách sạntương đối cao, năm 2007 số lao động đạt trình độ đại họctrở lên có 70 người chiếm 36,27%, sang năm 2009 có 77 ngườichiếm 37,38% trong tổng số lao động Những lao động nàytập trung chủ yếu ở 2 bộ phận: Bộ phận HC và bộ phậnkế toán và bộ phận lễ tân Lao động phổ thông chiếm tỷlệ nhỏ chủ yếu tập trung ở bộ phận bảo vệ, bảo trì, bếp Nói chung với cấp hạng 4 sao, có quy mô và khả năng đápứng như hiện nay, số lượng lao động của khách sạn nhưvậy là tương đối hợp lý, có sự cân đối giữa lao độngtrực tiếp và lao động gián tiếp cũng như sự hợp lý giữacác bộ phận, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng đã đưahoạt động các bộ phận vào quỹ đạo thống nhất, tạođược mối quan hệ dây chuyền trong phục vụ giữa các bộphận Để nâng cao chất lượng phục vụ khách, đảm bảochuyên môn tay nghề đòi hỏi nhân viên phục vụ phải đượcđào tạo cơ bản, không ngừng bồi dưỡng và nâng cao nghiệpvụ phục vụ

2.2 Phân tích tình hình tài chính tại Khách sạn Hương Giang

2.2.1 Phân tích tình hình tài sản

Trang 31

Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là đánh giáthực trạng và sự biến động của các bộ phận cấu thànhtổng số tài sản của doanh nghiệp nhằm thấy được sứcmạnh tài chính, mức độ hợp lý và xu hướng biến độngcủa tài sản để từ đó có được những biện pháp nhằm nângcao hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.

Trang 32

Bảng 2: Sự biến động về cơ cấu tài sản của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007

-2 11.17 -77.659- 42017_ Vốn bằng tiền 164.829 39.85 137.516 31.08 73.015 19.75

27.31

-3 16.57 -64.501- -46.9_ Khoản phải thu 39.326 9.5 30.026 6.79 31.379 8.49 -9.300 23.65- 1.353 4.51

_ TSNH khác 2.259 0.55 787 0.17 499 0.13 -1.472 65.16- -288 -36.59_ Đầu tư tài chính

2 TSDH 206.289 49.88 258.248 58.38 263.133 71.19 51.595 19.96 4.885 1.89

_ TSCĐ 103.997 25.14 124.899 28.24 137.297 37.14 20.902 20.1 12.398 9.93_ Đầu tư tài chính

DH 102.292 24.74 123.565 27.93 114.248 30.91 21.273 20.8 -9.317 -7.54

Ngày đăng: 27/09/2013, 21:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 3: Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Sơ đồ 3 Sơ đồ trình tự ghi sổ theo hình thức CHỨNG TỪ GHI SỔ (Trang 25)
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
BẢNG TỔNG HỢP CHỨNG (Trang 25)
1. Phân theo giới tính - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
1. Phân theo giới tính (Trang 29)
Bảng 2: Sự biến động về cơ cấu tài sản của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 - 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 2 Sự biến động về cơ cấu tài sản của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 - 2009 (Trang 32)
Bảng 2: Sự biến động về cơ cấu tài sản của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 - 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 2 Sự biến động về cơ cấu tài sản của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 - 2009 (Trang 32)
Bảng 3: Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 – 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 3 Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 37)
Bảng 3: Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Hương Giang qua 3 năm - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 3 Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Hương Giang qua 3 năm (Trang 37)
Bảng 5: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chung của khách sạn Hương Giang - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 5 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chung của khách sạn Hương Giang (Trang 45)
Cũng giống như tình hình chung về sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
ng giống như tình hình chung về sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua (Trang 47)
Bảng 7: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu õọỹng  cuía khạch sản - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 7 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu õọỹng cuía khạch sản (Trang 47)
Cũng giống như tình hình chung về sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
ng giống như tình hình chung về sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng giảm không ổn định trong 3 năm qua (Trang 48)
Bảng 8: Tình hình kết quả kinh doanh của khâch sạn qua 3 năm 2007 – 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 8 Tình hình kết quả kinh doanh của khâch sạn qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 50)
Bảng 8: Tình hình kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2007 – 2009 - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 8 Tình hình kết quả kinh doanh của khách sạn qua 3 năm 2007 – 2009 (Trang 50)
Bảng 9: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của - Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009
Bảng 9 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của (Trang 53)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w