Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009 (Trang 36 - 39)

Bảng 1: Tình hình biến động của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007

2.2.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn là đánh giá sự biến động các loại nguồn vốn của công ty nhằm thấy được tình hình huy động, khai thác các loại nguồn vốn đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.

Bảng 3: Sự biến động về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn Hương Giang qua 3 năm 2007 – 2009 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh 2008/2007 2009/2008 GT % GT % GT % GT % GT % B. Nguồn vốn 413.607 100 442.404 100 369.630 100 28.797 6.96 -72.774 -16.45 1. Nợ phải trả 261.163 63.14 268.256 60.64 139.172 37.65 7.093 2.72 - 129.08 4 -48.12 _ Nợ NH 256.369 61.99 265.770 60.07 136.687 36.98 9.401 3.67 - 129.08 3 -48.57 _ Nợ DH 4.794 1.15 2.486 0.57 2.485 0.67 -2.308 48.14- -1 -0.04 2. VCSH 152.444 36.86 174.148 39.36 230.458 62.35 8.532 14.24 56.310 32.33 _ VCSH 143.201 34.63 160.976 36.38 216.983 58.7 1.775 12.41 56.007 34.79 _ Nguồn kinh phí, quỹ khác 9.243 2.23 13.172 2.96 13.475 3.65 3.929 42.51 303 2.3

Khách sạn Hương Giang là một trong những thành viên đặt dưới sự quản lý của công ty du lịch Hương Giang nên nguồn tài chính chủ yếu do công ty Du lịch Hương Giang cấp. Do đó khách sạn có được những thuận lợi lớn, tuy nhiên năm 2008 do sự lớn mạnh của công ty khách sạn Hương Giang được tách ra hoạt động một cách độc lập nhưng có một số chi phí chung của tổng công ty với vai trò là đơn vị chủ lực và là "người anh cả" trong gia đình tổng công ty nên khách sạn Hương Giang luôn là đơn vị chịu sự phân bổ chi phí nhiều nhất.

Qua số liệu về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn ta thấy nguồn vốn của khách sạn biến động không ổn định qua các năm, nguồn vốn năm 2007 là 413.607 triệu đồng, năm 2008 nguồn vốn tăng 28.797 triệu đồng tương ứng tăng 6.96 %, nhưng đến năm 2009 nguồn vốn lại giảm xuống 72.774 triệu đồng tương ứng giảm 16.45%, chúng ta phân tích các nguyên nhân cụ thể.

Nợü phải trả năm 2008 tăng nhanh, tăng 7.093 triệu đồng tương ứng tăng 2.72% so với năm 2007 nguyên nhân chủ yếu là do khoản phải trả cho người bán và phải trả đơn vị nội bộ đều tăng lên đáng kể. Trong cơ cấu nguồn vốn, tỷ trọng vốn chủ sở hữu ngày càng tăng, năm 2007 nguồn vốn CSH 152.444 triệu đồng năm 2008 tăng lên 21.704 triệu đồng tương ứng 14.24%, nhưng đến 2009 nguồn vốn CSH tăng nhanh hơn 56.310 triệu đồng hay tăng 32.33% so với năm 2008.

Để hiểu sâu hơn về cơ cấu nguồn vốn làm nỗi bật đặc điểm của khách sạn là một đơn vị thành viên trong một công ty du lịch lớn ta đi sâu tìm hiểu về các chỉ tiêu về cấu trúc nguồn vốn của khách sạn. Bao gồm hai chỉ tiêu sau:

Nợ phải trả Tỷ suất nợ = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = x 100 Tổng nguồn vốn

Tỷ suất nợ của khách sạn đã giảm một cách rõ rệt đặc biệt năm 2009 tỷ số nợ là 37.65%, năm 2007 là 63.14% đây là dấu hiệu phản ánh tình trạng tài chính lành mạnh, sở dĩ có được điều đó vì khách sạn chỉ có các khoản nợ

ngắn hạn mà không có các khoản nợ dài hạn do đó khách sạn cũng không phải chịu các khoản lãi phải trả hàng năm do vay vốn. Trái lại, tỷ suất tự tài trợ có xu hướng tăng, năm 2009 tỷ suất này chiếm tới 62.35%, tỷ suất này cao một mặt do được công ty cấp vốn hoạt động, mặt khác khách sạn làm ăn có hiệu quả nên hàng năm được bù đắp vào nguồn vốn kinh doanh từ lợi nhuận giữ lại. Tỷ suất tự tài trợ lớn thể hiện khả năng độc lập về tài chính cao, giúp cho khách sạn chủ động và dễ dàng đầu tư, mở rộng quy mô hoạt động và huy động vốn thực hiện các mục tiêu ngắn hạn. Nhìn vào chỉ tiêu này các chủ nợ đánh giá cao về tiềm lực và khả năng trả nợ của khách sạn do đó họ dễ dàng chấp nhận cho vay hơn khi khách sạn có nhu cầu.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009 (Trang 36 - 39)