Các giải pháp về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009 (Trang 57 - 59)

7. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ

3.2. Các giải pháp về sử dụng vốn

Qua quá trình phân tích hiệu quả sử dụng vốn của khách sạn Hương Giang ta thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định tương đối cao, còn hiệu quả sử dụng vốn lưu động khá cao nhưng có xu hướng giảm dần theo thời gian đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách sạn.

* Đối với vốn cố định

Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định tại khách sạn Hương Giang ta có các phương pháp sau:

+ Sử dụng chính sách giá linh hoạt nhằm khai thác tối đa công suất sử dụng buồng, giường, các công cụ máy móc, thiết bị quản lý của khách sạn.

+ Xử lý dứt điểm những tài sản cố định không cần dùng, hư hỏng, chờ thanh lý nhằm nhanh chóng thu hồi vốn cố định bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

+ Phân cấp rõ ràng trong việc quản lý tài sản, phải xác định rõ người quản lý, người sử dụng người chịu trách nhiệm vật chất đối với TSCĐ ở từng bộ phận. Khi có mất mát hư hỏng cần phải truy tìm nguyên nhân để tìm ra đối tượng phải chịu trách nhiệm trước những mất mát đó.

+ TSCĐ của khách sạn đã cũ nhiều nên cần tổ chức tốt công tác bảo quản, giữ gìn và tu bổ TSCĐ.

+ Phải đánh giá TSCĐ một cách thường xuyên và chính xác để làm cơ sở cho việc trích khấu hao thích hợp nhằm thu hồi vốn và bảo toàn vốn.

+ Hiện nay khách sạn đang tiến hành xây dựng lại khu nhà B do đó khách sạn cần khẩn trương tập trung để sớm đưa công trình đi vào hoạt động.

+ Nâng cao trình độ nói chung của CBCNV để có thể sử dụng và vận hành TSCĐ theo đúng quy trình kỹ thuật, nâng cao chất lượng quản lý sử dụng TSCĐ có hiệu quả.

+ Sau mỗi kỳ hoạt động khách sạn cần tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định thông qua các chỉ tiêu như: sức sản xuất vốn cố định, sức sinh lợi vốn cố định...Từ đó có thể rút ra những bài học về quản lý và bảo toàn vốn cố định nhằm đưa ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định.

* Đối với vốn lưu động

Nhìn chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động của khách sạn thấp hơn hiệu quả sử dụng vốn cố định. Để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ khách sạn cần tăng cường một số biện pháp sau:

+ Dự trữ mức tiền mặt hợp lý không quá lớn gây lãng phí nhưng đối với khách sạn Hương Giang dự trữ tiền mặt nhỏ sẽ không có tính chủ động trong việc thanh toán các khoản tức thời, nợ đối với nhà nước, nợ lương của CBCNV và những chi phí bất thường khác đặc biệt năm 2009 khách sạn tiến hành xây dựng cơ bản nên cần lượng vốn bằng tiền mặt lớn hơn.

+ Với các khoản phải thu ở khách sạn tương đối lớn do đó khách sạn cần thực hiện nguyên tắc: Chỉ cho nợ khi có nguồn thanh toán và điều kiện đảm bảo. Đẩy mạnh công tác thu hồi nợ bằng việc đòi nợ một cách nhã nhặn, khéo léo, tế nhị và phải giao cho người có kinh nghiệm thực hiện. Tốt nhất mỗi bộ phận có một người chuyên đòi nợ để quen với công việc và quen khách hàng thì công tác đòi nợ sẽ dễ dàng hơn.

+ Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư, nguyên vật liệu, thực phẩm ở từng bộ phận. Xác định rõ nhu cầu về loại vật tư, NVL trên cơ sở kế hoạch chi phí và định mức vật tư, NVL từng loại trước khi mua. Lựa chọn các nhà cung ứng trên cơ sơ chất lượng của vật tư hàng hoá, tính đều đặn đảm bảo cung ứng kịp thời.

+ Giảm đến mức tối thiểu việc dư thừa vật tư, NVL khi đáp ứng nhu cầu của khách .

+ Thường xuyên xác định phần chênh lệch giá giữa giá mua ban đầu với giá thị trường đối với hàng hoá tồn kho đêí có mức giá bán hợp lý.

+ Thường xuyên hoặc định kỳ đánh gía hiệu quả sử dụng vốn lưu động nhằm so sánh sự biến động qua các năm để thấy được ưu điểm nhằm phát huy những ưu điểm đó đồng thời hạn chế những khuyết điểm làm cho hiệu quả sử dụng vốn lưu động bị giảm sút.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình tài chính tại khách sạn hương giang qua các năm 2007 2009 (Trang 57 - 59)