Ngay từ khi bắt đầu tham gia lớpbồi dưỡng bản thân tôi ý thức rõ được lí do và mục đích theo học lớp học này là: Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; Nắm vững và
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
BÀI THU HOẠCH BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP
Cho Giáo viên THCS hạng II
Học viên : Bùi Thị Đượm
Nơi công tác : Trường THCS Lam Sơn
Địa điểm bồi dưỡng: HUYỆN THANH MIỆN – TỈNH HẢI DƯƠNG
HÀ NỘI - 2018
Trang 2I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong thời gian vừa qua Bộ GD&ĐT đã chuyển quản lý viên chức từ mãngạch sang hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên nhằm giúp cho các viên chứcnắm được vai trò và nhiệm vụ của mình một cách đảm bảo hơn Ngoài nhữngyêu cầu bắt buộc về trình độ chuyên môn và các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệpcần có của viên chức thì mỗi viên chức khi được xếp hạng hoặc thăng hạng phảiđược bồi dưỡng và cấp chứng chỉ chuẩn chức danh nghề nghiệp mình đang giữhoặc muốn thăng hạng Chính vì lí do đó Bộ giáo dục đã tổ chức mở các lớp bồidưỡng chuẩn chức danh nghề nghiệp nhằm tạo điều kiện để giáo viên theo họcnâng cao trình độ và đảm bảo về các loại chứng chỉ cần có khi giữ hạng viênchức Trong khóa học bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viênTHCS hạng II tôi đã được các thầy, cô giáo truyền đạt tất cả 10 chuyên đề baogồm các kiến thức về chính trị, quản lý nhà nước, các kiến thức về kỹ năng nghềnghiệp chuyên ngành và đạo đức nghề nghiệp Ngay từ khi bắt đầu tham gia lớpbồi dưỡng bản thân tôi ý thức rõ được lí do và mục đích theo học lớp học này là:
Có hiểu biết đầy đủ kiến thức lý luận về hành chính Nhà nước; Nắm vững vàvận dụng tốt đường lối, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt trong lĩnhvực giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng vào thực tiễn công tác giáodục; Cập nhật được các xu thế, chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam trongbối cảnh hiện nay; Cập nhật được quan điểm, mục tiêu và các giải pháp đổi mớicăn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo các xu hướng và bài kinh nghiệm trongcác hoạt động giáo dục ở các cơ sở giáo dục và chủ động phát triển các năng lựccốt lõi của người giáo viên; Thực hiện nhiệm vụ có tính chuyên nghiệp (quánxuyến, thành thạo và chuẩn mực) theo vị trí chức danh nghề nghiệp giáo viênTHCS hạng II, làm nòng cốt cho việc nâng cao chất lượng giáo dục ở cơ sở giáodục THCS
Vận dụng thành thạo những kiến thức về nghiệp vụ chuyên môn để thực hiệnnhiệm vụ phù hợp với chức danh nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II theo quyđịnh tại Thông tư liên tịch số 22/2015/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 16/9/2015 của
Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh
Trang 3nghề nghiệp giáo viên THCS công
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người quản lí,giáo viên giảng dạy trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác Với
10 chuyên đề đã giúp cho học viên nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận vàthực tiễn mới trong công tác dạy và học Qua một thời gian học tập bản thân đãtiếp thu được nhiều kiến thức bổ ích qua đó mạnh dạn đưa ra một số bài họcnhằm phục vụ cho quá trình công tác sau này tuy nhiên do thời gian hoàn thiệnngắn, việc nghiên cứu chưa được sâu và kinh nghiệm bản thân có hạn do đó dù
đã cố gắng rất nhiều nhưng bài viết này chắc chắn còn những hạn chế, rất mongđược sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và các bạn để bài viết được hoànchỉnh hơn
Trang 4II NỘI DUNG
1 Qua 10 chuyên đề mà thầy cô ĐHSP 2 đã bồi dưỡng tôi thấy mình đã nắm bắt được một số nội dung sau:
1.1 Với chuyên đề 1: Lý luận về nhà nước và hành chính nhà nước
Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, xuất hiện và tồn tạicùng với sự xuất hiện và tồn tại của nhà nước Đó chính là hoạt động quản lýgắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi quyền lực nhà nước - bộ phận quantrọng của quyền lực chính trị trong xã hội, có tính chất cưỡng chế đơn phươngđối với xã hội Quản lý nhà nước được hiểu trước hết là hoạt động của các cơquan nhà nước thực thi quyền lực nhà nước
Ở nước ta việc quản lí nhà nước thực hiện theo các nguyên tắc sau:
Thứ nhất nguyên tắc Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước: Hoạtđộng hành chính nhà nước luôn nằm dưới sự lãnh đạo của đảng cầm quyền.Đảng cầm quyền lãnh đạo hành chính nhà nước là để hoạt động của bộ máyhành chính nhà nước đi đúng đường lối, chủ trương của đảng, phục vụ cho mụctiêu hiện thực hóa đường lối chính trị của đảng cầm quyền trong xã hội Do đó,
sự lãnh đạo của đảng cầm quyền đối với hoạt động hành chính nhà nước là tấtyếu
Thứ hai là nguyên tắc pháp trị: nguyên tắc pháp trị trong hành chính nhànước là xác lập vai trò tối cao của pháp luật, là việc tiến hành các hoạt độnghành chính nhà nước bằng pháp luật và theo pháp luật, lấy pháp luật làm căn cứ
để tiến hành hoạt động công vụ
Thứ ba nguyên tắc phục vụ: bộ máy hành chính nhà nước là một bộ phận cấuthành không tách rời của bộ máy nhà nước nói chung nên hoạt động mang đặctính chung của bộ máy nhà nước với tư cách là công cụ chuyên chính của giaicấp cầm quyền Do đó, khi tiến hành các hoạt động, đặc biệt là các hoạt độngduy trì trật tự xã hội theo các quy định của pháp luật, các quyết định quản lýhành chính nhà nước tiềm ẩn khả năng cưỡng chế đơn phương của quyền lựcnhà nước và có thể sử dụng các công cụ cưỡng chế của nhà nước (như công an,nhà tù, tòa án, ) để thực hiện quyết định
Trang 5Thứ tư là nguyên tắc hiệu quả: hiệu lực của hoạt động hành chính nhà nước thểhiện ở mức độ hoàn thành các nhiệm vụ của bộ máy hành chính nhà nước trongquá trình quản lý xã hội, còn hiệu quả của hoạt động hành chính nhà nước phản ánhmối tương quan giữa kết quả của hoạt động so với chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó Ngoài ra nhà nước còn quản lí theo nguyên tắc hoạt động hành chính nhà nướcphải chịu sự giám sát chặt chẽ của công dân và xã hội và nguyên tắc tập trung dân chủ.
Từ thực tiễn công tác và nội dung đã học, bản thân tôi nhận thấy việc quản lí
cơ quan đơn vị phải thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể để đảm bảo sự thốngnhất trong các hoạt động và tạo sự hiệu quả cao trong công việc, cụ thể:
Một là nâng cao vai trò của Đảng trong đơn vị công tác qua một số nội dung:Lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, côngtác chuyên môn của đơn vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luậtcủa Nhà nước, hoàn thành nghĩa vụ của đơn vị đối với Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, đảng viên và quần chúng
Lãnh đạo cán bộ, đảng viên và quần chúng giám sát mọi hoạt động của đơn
vị theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề caotinh thần trách nhiệm, phát huy tính chủ động sáng tạo, không ngừng cải tiến lềlối, phương pháp làm việc, nâng cao hiệu quả công tác, hoàn thành tốt cácnhiệm vụ được giao
Lãnh đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huyquyền làm chủ của cán bộ, đảng viên và quần chúng, đấu tranh chống các biểuhiện tiêu cực
Hai là nguyên tắc tập trung dân chủ thể hiện: các kế hoạch, định hướng phát triển cơ quan do Hiệu trưởng xây dựng trên cơ sở thông qua lấy ý kiến thốngnhất của cán bộ giáo viên nhân viên trong đơn vị, Hiệu trưởng là người đưa ranhững quyết sách thực hiện các công việc trong đơn vị.Trong các hoạt động củanhà trường luôn công khai minh bạch, giáo viên và các tổ chức trong nhà trường
có quyền giám sát kiểm tra thông qua hoạt động của ban thanh tra nhân dântrong đơn vị, giáo viên nhân viên có quyền đưa ra ý kiến đóng góp các công việcchung trong khuôn khổ đúng vai trò trách nhiệm của mình
Trang 6Ba là xây dựng quy chế hoạt động của đơn vị đảm bảo: trong mỗi năm họcnhà trường phải tổ chức nghiêm túc Hội nghị công chức, viên chức đầu năm,thông qua Hội nghị để thông qua quy chế chi tiêu nội bộ Tập thể giáo viên nhânviên đóng góp, biểu quyết thông qua quy chế làm việc của cơ quan trong nămhọc Hiệu trưởng căn cứ kết quả của Hội nghị ban hành Quy chế hoạt động củađơn vị và thực hiện đảm bảo chế độ khen thưởng cá nhân xuất sắc đồng thời kỉluật nghiêm cá nhân vi phạm quy chế đã xây dựng, xây dựng vững chắc kỉcương của đơn vị.
Bốn là nguyên tắc hiệu quả trong công việc: nhà trường cần xây dựng kếhoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức, năng lực côngtác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao; Đánh giá và phân loại viênchức bảo đảm đủ năng lực, phẩm chất và uy tín đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đặt
ra Đồng thời đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quanliêu; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vịtrong phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Tăng cường kỷ luật, kỷ cương đối vớicán bộ, công chức, viên chức trong triển khai thực hiện nhiệm vụ
1.2 Trong chuyên đề 2 Chiến lược và chính sách phát triển giáo dục và đào tạo.
Cùng với sự phát triển chung của các lĩnh vực trong toàn xã hội trước tác động
của toàn cầu hóa, lĩnh vực giáo dục chịu ảnh hưởng trực tiếp của các tác động quátrình trên, do đó nền giáo dục của thế giới đang phát triển theo định hướng:
Thứ nhất giáo dục chú trọng tới việc phát triển năng lực của người học, đặcbiệt là năng lực vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề trong thựctiễn và tạo ra năng lực học tập suốt đời
Thứ hai giáo dục quan tâm đúng mức đến dạy chữ, dạy người và định
hướng nghề nghiệp cho từng đối tượng HS, quán triệt quan điểm tích hợp cao ởcấp tiểu học và thấp dần ở trung học và phân hoá sâu dần từ tiểu học lên trunghọc gắn bó chặt chẽ với định hướng nghề nghiệp trong tương lai
Thứ ba xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo yêu cầu tích cực hóa hoạtđộng học tập và phát triển năng lực người học đã tạo ra sự chuyển biến thực sự
Trang 7trong cách dạy và cách học
Thứ tư xu thế đổi mới phương pháp và hình thức đánh giá kết quả học tậpphù hợp yêu cầu phát triển năng lực người học, cho phép xác định/giám sátđược việc đạt được năng lực dựa vào hệ thống tiêu chí của chuẩn đánh giá Thứ năm Quan niệm đa dạng hóa theo hướng mở về nguồn tài liệu dạy họccung cấp thông tin cho việc dạy của GV và học của HS
Trong Văn kiện Nghị quyết 29NQ/TƯ ngày 04 tháng 11 năm 2013 củaBan chấp hành Trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo đápứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế với các điểm cụ thể sau:
Một là giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng,Nhà nước và của toàn dân Đầu tư cho giáo là đầu tư phát triển, được ưu tiên đitrước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Hai là đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn
đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung,phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sựlãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ
sở giáo dục- đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bảnthân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học
Ba là phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực,bồi dưỡng nhân tài Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiếnthức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học
Bốn là phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinhtế-xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quyluật khách quan
Năm là đổi mới hệ thống giáo dục theo hướng mở, linh hoạt, liên thônggiữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức GD, đào tạo Chuẩn hóa,hiện đại hóa giáo dục và đào tạo
Sáu là chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thịtrường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển giáo dục và đào
Trang 8tạo Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa cácvùng, miền Ưu tiên đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo đối với các vùng đặcbiệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa vàcác đối tượng chính sách
Bảy là chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục và đào tạo,đồng thời giáo dục và đào tạo phải đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế để phát triển đấtnước
Với các mục tiêu cụ thể trên Đảng và nhà nước đã đề ra chiến lược cụ thể để phát triển giáo dục đào tạo và phát triển giáo dục phổ thông giai đoạn 2011-2020 Để đạtđược những mục tiêu trên cần Đảng và nhà nước thực hiện các chính sách pháttriển giáo dục:
Đổi mới nhận thức về đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo hướngchuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế
Xác định rõ hai giai đoạn giáo dục cơ bản và giáo dục sau cơ bản địnhhướng nghề nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông
Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp dạy học và đánh giágiáo dục: xác định rõ mục tiêu của các cấp học cụ thể đối với các cấp quản lí,thay đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực Trong công tác đánh giángười học chú trọng đến việc đánh giá năng lực, sự sáng tạo và phù hợp vớitừng đối tượng học sinh
Bên cạnh đó chú trọng đến công tác đào tạo giáo viên phù hợp với các chínhsách đổi mới, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí chuẩn theo vị trí việc làm, chútrọng công tác tuyển dụng mới
Về chính sách đầu tư tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng cơ bản, ưu tiênvùng khó khăn, từng bước chuẩn hóa cơ sở vật chất kĩ thuật cho các nhàtrường
Trong thời gian qua chủ trương đổi mới giáo dục là vấn đề được đề cập rấtnhiều trong kế hoạch phát triển giáo dục của Đảng và nhà nước ta Bản thân tôicũng đã ý thức và thực hiện tốt nhiệm vụ đổi mới trong quá trình làm việc cụthể:
Trang 9Thứ nhất trong nhận thức ý thức rõ vai trò đổ mới phương pháp giảngdạy trong việc thực hiện chương trình dạy học mới, nhận thức rõ việc chuyển từdạy học thụ động sang dạy học chủ động đối với học sinh.
Thứ hai trong công tác giảng dạy bản thân tôi đang giảng dạy bộ môn Sinh họcmột bộ môn khoa học thực nghiệm rất coi trọng công tác thực hành thí nghiệm do đóthực hiện việc đổi mới giảng dạy là công việc cần thiết thông qua việc sử dụng các kĩthuật dạy học mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, thực hành thí nghiệm,trong công tác đánh giá học sinh chú trọng đến năng lực người học thông qua việc xâydựng hệ thống câu hỏi, bài tập có tính phân loại nhận thức người học
Thứ ba công tác bồi dưỡng tự nâng cao trình độ bản thân tôi cần luôn tựrèn luyện tự học tập cập nhật thong tin mới để làm phong phú bài giảng hơn
1.3 Trong chuyên đề 3: Quản lý giáo dục và chính sách phát triển giáo dục trong cơ chế thị trường định hướng XHCN
Quản lí nhà nước về giáo dục là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyềnlực nhà nước đối với các hoạt động giáo dục đào tạo do các cơ quan quản lý giáodục của Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ do Nhà nước trao quyền nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục, duy trì kỷ cương,thỏa mãn nhu cầu giáo dục của nhân dân, thực hiện mục tiêu giáo dục của quốc gia
Việc quản lí của nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước từ chính phủ,
bộ giáo dục cho đến các cơ quan ngang bộ và ủy ban nhân dân các cấp, trong đó
bộ giáo dục là cơ quan thực hiện chức năng quản lí nhà nước về giáo dục vàđào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và các cơ sở giáo dục khác về các lĩnhvực: mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch, chất lượng giáo dục và đàotạo; tiêu chuẩn nhà giáo, cán bộ quản lí giáo dục; quy chế thi, tuyển sinh; hệthống văn bằng, chứng chỉ; cơ sở vật chất và thiết bị trường học; Quản lí nhànước đối với các dịch vụ công thuộc lĩnh vực quản lí nhà nước của Bộ theo quyđịnh của pháp luật
Trong thời đại kinh tế thị trường sự tác động của quả trình toàn cầu hóa baophủ tất cả mọi lĩnh vực trong đó có cả lĩnh vực giáo dục đòi hỏi phải có sự đổimới để phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh mới Đổi mới căn bản, toàn diện
Trang 10giáo duc là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ tư duy, quan điểmđến mục tiêu, hệ thống, chương trình giáo dục, các chính sách, cơ chế và cácđiều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục; đổi mới ở tất cả các cấp học và trình độ
đào tạo
Trong việc đổi mới giáo dục phổ thông chú trọng đổi mới chương trình, sáchgiáo khoa: bao gồm đổi mới mục tiêu, nội dung phương pháp và đánh giá theo
quan điểm tiếp cận "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến
thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học"; Quản lý thực
hiện chương trình giáo dục phổ thông mới thực hiện dân chủ hóa, phân cấp
quản lí, giao quyền tự chủ để phát huy tính chủ động, sáng tạo phù hợp thực tế
của các nhà trường, địa phương.
Cùng với sự đổi mới trong giáo dục, nhà nước có nhiều cải cách về thủ tục hànhchính và tiền lương trong giáo dục
Song song với đó nhà nước ta thực hiện một số chính sách phát triển giáo dục:
- Nhà nước thực hiện chính sách phổ cập giáo dục tạo điều kiện cho mọi
người dân học tập Nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đượcmiễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập khi tham gia các chương trình phổ cậpgiáo dục giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở , xóa mù chữ theo quy định
- Chính sách tạo bình đẳng về cơ hội cho các đối tượng hưởng thụ giáo dục và cácvùng miền; nhà nước thực hiện chính sách hỗ trợ vùng khó khăn và chính sách dântộc là hệ thống chính sách tổng hợp về kinh tế, xã hội, văn hóa, quốc phòng, anninh…
- Chính sách chất lượng Nhà nước đã có các chủ trương chính sách và biệnpháp quan trọng về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáodục, đổi mới chương trình, sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy,tăng cường năng lực quản lý, giảng dạy, tăng cường cơ sở vật chất
- Chính sách xã hội hóa và huy động các lực lượng xã hội tham gia vào ̣ quá trình
giáo dục: Xã hội hóa giáo dục có thể được hiểu, một mặt là việc huy động các nguồn
lực khác nhau của xã hội và cả sự tham gia công sức, trí tuệ của cộng đồng để pháttriển sự nghiệp giáo dục; mặt khác, phải có chính sách để công bằng xã hội tốt hơn
Trang 11cùng với việc nâng cao khả năng “tiếp cận dịch vụ giáo dục” của toàn xã hội Xã hộihóa giáo dục bao gồm các nội dung: giáo dục hóa xã hội; cộng đồng trách nhiệm; đadạng hóa loại hình; đa dạng hóa nguồn lực; thể chế hóa chủ trương.
- Chính sách đầu tư cho phát triển giáo dục: Ngân sách nhà nước chi cho
giáo dục dành ưu tiên hàng đầu cho việc bố trí ngân sách giáo dục, bảo đảm tỷ lệtăng chi ngân sách giáo dục hằng năm cao hơn tỷ lệ tăng chi ngân sách nhànước Ngân sách nhà nước chi cho giáo dục phải được phân bổ theo nguyên tắccông khai, tập trung dân chủ; căn cứ vào quy mô giáo dục, điều kiện phát triểnkinh tế - xã hội của từng vùng; thể hiện được chính sách ưu tiên của Nhà nướcđối với giáo dục phổ cập, phát triển giáo dục ở vùng dân tộc thiểu số và vùng cóđiều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn
1.4 Nội dung được nghiên cứu tiếp theo là chuyên đề 4: Giáo viên với công tác tư vấn học sinh trong trường THCS
“Tư vấn học đường” là hoạt động của những người có chuyên môn nhằm trợ giúp học sinh, cha mẹ học sinh và nhà trường (dưới các hình thức: cố vấn,chỉ dẫn, tham vấn, ), để giải quyết những khó khăn của học sinh liên quan đếnhọc đường, như: về tâm – sinh lí, định hướng nghề nghiệp, về học tập, về địnhhướng giá trị sống và kỹ năng sống, về pháp luật…
Vai trò của tư vấn học đường: Hỗ trợ học sinh vượt qua khó khăn về tâmlý; hỗ trợ học sinh giải quyết những yếu tố nảy sinh trong quá trình học tập
Nội dung tư vấn học đường: Tư vấn học đường cho những học sinh gặpkhó khăn trong học tập; tham vấn học đường cho những học sinh có vấn đề vềcảm xúc và hành vi
1.5 Trong chuyên đề 5: Tổ chức hoạt động dạy học, xây dựng và phát triển
kế hoạch giáo dục ở trường THCS.
Trên cơ sở chương trình giáo dục chung, tổ chức xây dựng kế hoạch giáo dục củanhà trường phù hợp với đối tượng học sinh, điều kiện của địa phương và nhà trường
Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường đã được xây dựng Việc thựchiện chương trình và kế hoạch giáo dục được bắt đầu từ từng giáo viên, đến các tổchuyên môn và trong toàn trường Vì vậy, mỗi chủ thể phải có trách nhiệm thực hiện
Trang 12tốt phần chương trình và kế hoạch giáo dục của mình, mỗi cấp quản lý (cấp tổchuyên môn và cấp trường) phải tổ chức thực hiện chương trình theo phân cấp quản
lý Đánh giá chương trình, kế hoạch giáo dục đã thực hiện, trên cơ sở đó điều chỉnh
và hoàn thiện chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường
1.6 Chuyên đề 6: Phát triển năng lực nghề nghiệp giáo viên THCS hạng II
Đây là nội dung tôi nhận thấy mình đúng đắn khi tham gia học lớp này,chuyên đề đã giúp tôi định hướng đúng hơn nữa việc học tập và nghiên cứuphục
vụ cho công tác chuyên môn thời gian tới, nội dung chính của chuyên đề là:Trong bối cảnh đổi mới giáo dục đáp ứng nhu cầu xã hội như hiện nay, mỗigiáo viên cần không ngừng tự học, tự bồi dưỡng nhằm phát triển năng lực nghềnghiệp của chính mình, đặc biệt là phát triển những năng lực cơ bản phục vụcho việc dạy học của bản thân đó là: năng lực chuyên môn, năng lực tổ chứchoạt động dạy học, năng lực phát triển phẩm chất cá nhân và giá trị nghềnghiệp Bên cạnh đó, người giáo viên phải có năng lực phối hợp với gia đình vàcộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của họcsinh và góp phần huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển, mở rộngcác nguồn lực xã hội phục vụ dạy học và giáo dục
Bên cạnh chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên THCS cần có những tiêu chuẩnđạo đức như: luôn có ý thức trau dồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm,giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gương mẫu trước học sinh,thương yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ cácquyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp
Giáo viên THCS được xác định ở vị trí của đội ngũ cốt cán - là lực lượngnòng cốt tham gia vào các công việc chuyên môn quan trọng của tổ bộ môn vànhà trường ngoài nhiệm vụ dạy học và giáo dục thông thường Bên cạnh đó, cóthể thấy, giáo viên THCS hạng II phải tham gia hầu hết các hoạt động chuyênmôn trong phạm vi cấp trường như: thi giáo viên trung học cơ sở dạy giỏi hoặcgiáo viên trung học cơ sở chủ nhiệm giỏi, các hội thi của học sinh…Như vậy, từ
vị trí của một giáo viên hạng III, phạm vi hoạt động và ảnh hưởng chủ yếu
Trang 13trong tổ bộ môn và trong các lớp được giao dạy học, chủ nhiệm, người giáoviên THCS hạng II cần có những đóng góp mở rộng hơn, tới phạm vi toàntrường đồng thời cũng là phạm vi chuyên sâu hơn – đi vào các hoạt độngchuyên môn cấp cao hơn
Để đáp ứng được các nhiệm vụ nêu trên, đòi hỏi giáo viên phải có sự nỗ lựckhông ngừng, tự học tập, tự bồi dưỡng để đáp ứng yêu cầu, về trình độ phải cóbằng đại học sư phạm trở lên, có trình độ ngoại ngữ bậc 2 hoặc chứng chỉ tiếngdân tộc đối với những vị trí việc làm yêu cầu tiếng dân tộc, có trình độ tin họcđạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông
tư số 03/2014/TT-BTTTT
Giáo viên THCS hạng II là giáo viên cốt cán của đơn vị công tác và có vaitrò quan trọng trong việc xác định nhu cầu giáo dục và cải thiện chất lượng giáodục của trường THCS Giáo viên cốt cán là những giáo viên biết rõ những gìđang xảy ra trong trường học của họ Họ ở một vị trí đủ tốt và khách quan bởi lẽ
họ không chỉ làm việc với đồng nghiệp, với học sinh, mà họ còn tiếp xúc nhiềuvới phụ huynh, cộng đồng và những cơ quan, tổ chức có liên quan trong côngtác giáo dục học sinh
Giáo viên cốt cán còn là người truyền cảm hứng cho đồng nghiệp của mìnhtrước những thay đổi hoặc những đổi mới giáo dục nhất là trong bối cảnh xã hộihội nhập và phát triển như hiện nay
Do đó mỗi đơn vị trường học cần phải xác định rõ phát triển đội ngũ giáoviên cốt cán là việc làm hết sức quan trọng, là động lực phát triển nhà trường nóichung và phát triển năng lực nghề nghiệp mỗi giáo viên THCS nói riêng Nhiệm
vụ này không chỉ của riêng cán bộ quản lý nhà trường mà là của mọi giáo viên
và nhân viên trong nhà trường
Việc tổ chức các hoạt động dạy học và giáo dục của giáo viên cốt cán khôngchỉ tác động đến học sinh trong lớp của mình, vì sự tiến bộ của học sinh; màcòn là một kênh thông tin để đồng nghiệp cùng tham khảo, chia sẻ và học hỏikinh nghiệm Chính vì vậy, khi đội ngũ giáo viên cốt cán tổ chức dạy học cũngnhư tổ chức các hoạt động giáo dục, cần tạo cơ hội để có sự tham gia của bạn