Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ii
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VP BANK) VÀ CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT 2
1.1: Quy trình hình thành và phát triển Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng (VP Bank) và chi nhánh Hoàng Quốc Việt 2
1.2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh 3
1.3 : Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 3
1.3.1: Mô hình tổ chức 3
1.3.2 : Chức năng của các phòng ban trong chi nhánh 4
CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG VPBANK TỪ NĂM 2014-1016 5
2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong ba năm gần đây 5
2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 8
2.3: Tình hình huy dộng vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 11
2.3.1: Tình hình huy động vốn 11
3.2: Tình hình hoạt động cho vay 13
CHƯƠNG III: VỊ TRÍ THỰC TẬP VÀ MÔ TẢ CÔNG VIỆC 15
3.1 : Hoạt động của phòng dịch vụ khách hàng 15
3.2: Mô tả công việc của vị trí thực tập 15
CHƯƠNG IV: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN GIẢI QUYẾT VÀ HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 16
4.1: Vấn đề 1 : Khả năng huy động vốn của chi nhánh 16
4.2 : Vấn đề 2 : Quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh 16
4.3 : Vấn đề 3: Tình trạng nợ xấu tại ngân hàng 17 PHỤ LỤC
Trang 2DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của VPbank Hoàng Quốc Việt 3 Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2014-2016 8 Bảng 2.3.1: Bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng VP Bank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt 11 Bảng 2.4: Tình hình cho vay của ngân hàng VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt 13
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đã trải qua một quá trình phát triển ấn tượng trong hai thập niên gần đây Sự chuyển dịch dần từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung truyền thống sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN bắt đầu từ năm 1986 đã mang lại những cải thiện to lớn về hiệu quả kinh tế và mức sống dân cư
Ngày nay, nền kinh tế phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang giữ vị trí rất quan trọng trong sự phát triển đó.Tuy nhiên, để đảm bảo sự phát triển bền vững và hiệu quả nền kinh tế quốc dân đã đề ra, đồng thời để hội nhập với xu hướng hội nhập quốc tế, các thành phần kinh tế phải biết khai thác toàn diện và hiệu quả mọi nguồn lực, nhất là phải tận dụng được sự hỗ trợ của hệ thống ngân hàng Muốn vậy, ngành ngân hàng phải giải quyết hàng loạt khó khăn mà hiện nay doanh nghiệp đang gặp phải Để làm được điều đó đòi hỏi có sự thống nhất chung giữa bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng, đặc biệt, các giải pháp của ngân hành thương mại nhằm nâng cao chất lượng tín dụng mang tính chất quyết định
Sau một thời gian thực tập tại ngân hàng VP Bank CN chi nhánh Hoàng Quốc Việt – địa chỉ : 184 Hoàng Quốc Việt, Phường Nghĩa Đô , Quận Cầu Giấy , Hà Nội,
em làm báo báo cáo tổng hợp giới thiệu sơ lược về VP bank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt như sau: Bố cục báo cáo ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm 4 chương: Chương I : Giới thiệu tổng quan về VP bank
Chương II: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng
VP bank từ năm 2014-1016
Chương III: Vị trí thực tập và mô tả công việc
Chương IV: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết và hướng đề tài khóa luận
Trang 4CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG (VP BANK) VÀ CHI NHÁNH HOÀNG QUỐC VIỆT
1.1: Quy trình hình thành và phát triển Ngân Hàng TMCP Việt Nam Thinh Vượng (VP Bank) và chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VP Bank)
- Tên doanh nghiệp : Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng
- Trụ sở chính : Toà nhà số 89 Láng Hạ, Phường Láng Hạ, Quận Đống Đa, Hà Nội
- Loại hình đơn vị : Ngân hàng thương mại cổ phần
- Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) được thành lập ngày 12/8/1993 Sau gần 24 năm hoạt động, VPBank đã phát triển mạng lưới lên 215 điểm giao dịch với đội ngũ trên 18.000 cán bộ nhân viên Tính đến hết quý I /2017, vốn điều lệ của VPBank đã tăng lên mức 10.765 tỷ đồng
VPBank đang từng bước khẳng định uy tín của một ngân hàng năng động, có năng lực tài chính ổn định và có trách nhiệm với cộng đồng Để đạt được tầm nhìn đầy tham vọng, VPBank đã triển khai chiến lược tăng trưởng quyết liệt trong giai đoạn 2012 - 2017 với sự hỗ trợ của công ty tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey Với chiến lược này, VPBank nỗ lực tăng trưởng hữu cơ trong các phân khúc khách hàng mục tiêu, khẩn trương xây dựng các hệ thống nền tảng để phục vụ tăng trưởng, và luôn chủ động theo dõi các cơ hội trên thị trường
Bên cạnh đó, theo định hướng “Khách hàng là trọng tâm”, các điểm giao dịch
đã được thay đổi hoàn toàn về diện mạo, mô hình và tiện nghi phục vụ Các sản phẩm, dịch vụ của VPBank luôn được cải tiến và kết hợp thêm nhiều tiện ích nhằm gia tăng quyền lợi cho khách hàng Tất cả đã góp phần làm hài lòng khách hàng hiện tại và thu hút thêm khách hàng mới, mở rộng tập khách hàng của VPBank cả
về độ lớn và thời gian gắn bó với tốc độ nhanh chóng
- VP bank Hoàng Quốc Việt chính thức đi vào hoạt động ngày 10/08/2007
Trang 51.2: Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của chi nhánh.
Hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng trên cơ sở thực hiện các nghiệp vụ sau:
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức
- Tiếp nhận vốn uỷ thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước
- Vay vốn của NHNN và các tổ chức tín dụng khác
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình
- Chiết khấu giấy tờ có giá
- Thực hiện nghiệp vụ thanh toán giữa các khách hàng
- Thực hiện các dịch vụ chuyển tiền trong và ngoài nước dưới nhiều hình thức
1.3 : Mô hình tổ chức và bộ máy quản lý VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt
1.3.1: Mô hình tổ chức.
Mô hình tổ chức của chi nhánh được thể hiện ở sơ đồ dưới đây
Sơ đồ 1.1: Mô hình tổ chức của VPbank Hoàng Quốc Việt.
(Nguồn: phòng tổ chức hành chính)
Giám Đốc Chi Nhánh
Phòng
kế
hoạch
kinh
doanh
Phòng tín dụng
Phòng giao dịch
số 1
Phòng hành chính nhân sự
Phòng
kế toán ngân quỹ
Phòng giao dịch
số 2
Trang 61.3.2 : Chức năng của các phòng ban trong chi nhánh
- Phòng kế hoạch kinh doanh :
Đề ra các kế hoạch kinh doanh cho từng thời kỳ và thực hiện đa dạng hóa các nghiệp vụ như: huy động vốn, xác định chiến lược khách hàng, đánh giá tổng kết, tổng hợp báo cáo và các nghiệp vụ khác
- Phòng giao dịch
+ Huy động tiền gửi của các tô chức kinh tế, cá nhân
+ Thu hút tiền gửi trong dân cư
+ Cho vay
+ Thực hiện một số nghiệp vụ như : chuyển tiền nhanh, mua ngoại tệ kinh doanh, chiết khấu công khai, thanh toán visa và séc du lịch
- Phòng kế toán ngân quỹ : gồm quỹ nghiệp vụ và kho tiền
Trong đó quỹ nghiệp vụ bao gồm : Bộ phận thu tiền, bộ phận chi tiền, bộ phận kiểm ngân, bộ phận giao dịch Kho tiền bao gồm : quản lý toàn bộ tài sản có trong kho, thực hiện việc xuất nhập kho
- Phòng hành chính nhân sự
Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực và quản lý lao động , quản lý các bộ nhận nhân viên, bô phận quản lý trong toàn bộ chi nhánh
- Phòng tín dụng
Có nhiệm vụ phụ trách việc thẩm định, kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng Duy trì mối quan hệ giữa các tổ chức, cá nhân…để tìm hiểu nhu cầu sử dụng vốn của khách hàng Mở rộng và khai thác nguồn khách hàng mới, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng Kiểm tra định kỳ việc sử dụng vốn của khách hàng
và đôn đốc khách hàng trả lãi, vốn gốc đúng hạn, xây dựng kế hoạch tín dụng cho toàn chi nhánh Theo dõi cập nhật thông tin liên quan đến chính sách tín dụng của ngân hàng
Trang 7CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ TÀI CHÍNH CỦA NGÂN HÀNG
VPBANK TỪ NĂM 2014-1016
2.1 Bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt trong ba năm gần đây
Đơn vị tính : triệu VNĐ
2015/2014
Chênh lệch 2016/2015 Giá trị
Tỉ trọng (%)
Giá trị
Tỉ trọng (%)
Giá trị
Tỉ trọng (%)
Giá trị Tỉ lệ
(%) Giá trị
Tỉ lệ (%) A.Tài sản
1.Tiền mặt, vàng bạc, đá
3.Tiền gửi và cho vay tại
các tố chức tín dụng khác 158.674 16,37 151.478 13,84 112.348 9,82 (7.196) (5,73) (39.130) (25,83) 4.Cho vay khách hàng 634.521 65,48 754.291 68,92 811.690 70,9 119.770 18,88 57.399 7,61
B.Nợ phải trả và vốn chủ
sở hữu
Trang 81.Tiền gửi và vay các tổ
2.Tiền gửi của khách
3.Phát hành giấy tờ có giá 52.873 5,45 75.942 6,94 45.829 4,01 23.069 50,34 (30.113) (39,65)
4 Các khoản nợ khác 316.617 32,67 370.820 33,88 403.103 35,22 54.203 17,12 32.283 8,7
( Nguồn : Bảng cân đối kế toán của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt )
Trang 9Về tài sản trong giai đoạn 2014 – 2016, Tổng tài sản của VP Bank Hoàng Quốc Việt tăng mạnh Năm 2015 tổng tài sản là 1.094.427 tăng 12,93% so với năm
2014 tổng tài sản là 969.101, đến năm 2016 tổng tài sản là 1.144.423 tăng 4,57% so với năm 2015 Các khoản cho vay khách hàng tại chi nhánh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản (luôn chiếm hơn 60% tổng tài sản ) cụ thể năm 2015 các khoản cho vay khách hàng tăng 119.770 triệu đồng so với năm 2014 đạt tỷ lệ tăng 18,88% Năm 2016 các khoản vay khách hàng tăng 57.399 triệu đồng so với năm 2015 Nhìn chung các khoản vay của khách hàng tăng mạnh là do việc cung cấp sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa dạng cho tất cả các tầng lớp dân cư, tổ chức kinh tế, ngành nghề kinh doanh đáp ứng được nhanh chóng nhu cầu vay vốn của khách hàng đồng thời kèm theo thủ tục nhanh gọn,chính xác,
Về nguồn vốn, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất cụ thể năm
2014 số tiền mà khách hàng gửi là 439.516 triệu đồng chiếm 45,35% tổng nợ phải trả của khách hàng, đến năm 2015 đạt mức 480.729 triệu đồng chiếm 43,93% tổng
dư nợ, năm 2016 tiếp tục tăng lên 40.053 triệu đồng chiếm 45,5% tổng dư nợ Bên cạnh số tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn thì các khoản nợ phải trả khác cũng khá cao Điều này cho thấy năng lực huy động vốn của chi nhánh là rất tốt nhờ những chính sách thu hút khách hàng bằng những sản phẩm dịch vụ đa dạng và tiện ích cùng chính sách lãi suất phù hợp, hấp dẫn Vốn chủ sở hữu cũng biến đổi tăng đều qua các năm, chiếm tỷ trọng ổn định
Trong giai đoạn từ năm 2014-2016, dựa vào phân tích trên có thể thấy VP bank Hoàng Quốc Việt đang ngày càng cho thấy sự phát triển đồng bộ các sản phẩm làm tăng nhu cầu gửi tiền, cho vay tiền của khách hàng , quy mô ngày càng
mở rộng của ngân hàng, đồng thời cho thấy tiềm lực tài chính của chi nhánh đang ngày càng được mở rộng và phát triển trong tương lai
Trang 102.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả kinh doanh của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt giai đoạn 2014-2016.
( Đơn vị tính : Triệu VNĐ )
2015/2014
Chênh lệch 2016/2015
Tỷ lệ (%) 1
Thu nhập lãi và các khoản thu
2 Chi phí lãi và các chi phí tương
7 (Lỗ)/Lãi thuần từ hoạt động KD
12
Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng
Trang 1113 Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (18.928) (17.827) (22.837) (1.101) (5,8) (5.010) (28.1)
( Nguồn: báo cáo hoạt động kinh doanh của VP bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt )
Trang 12Qua bảng báo cáo trên , ta thấy lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng đều qua các năm cụ thể năm 2015 lợi nhuận sau thuế của chi nhánh là 146.977 tăng so với năm 2014 là 137.071 là 7,22%, sang năm 2016 lợi nhuận sau thuế tiếp tục tăng có
xu hướng tăng mạnh hơn so với năm 2015 và 2014 là 23,6% Qua đó ta thấy lợi nhuận tăng khá cao đó là dấu hiệu tốt của ngân hàng Thu nhập của ngân hàng có được chủ yếu qua các hoạt động kinh doanh chủ yếu bao gồm: cho vay, hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, hoạt động góp vốn mua cổ phần Trong đó, phần lớn thu nhập của chi nhánh đến từ hoạt động cho vay do đặc thù hoạt động kinh doanh của ngân hàng
Về các khoản chi phí, do nguồn vốn huy động có xu hướng tăng lên các khoản chi phí phải trả cũng theo đó tăng lên Giai đoạn từ 2014-2016, chi phí lãi và các chi phí tương tự có sự biến động tăng lên giảm xuống cụ thể năm 2014 chi phí lãi và chi phí tương tự chiếm tỷ trọng 34,02% so với năm 2015, đến năm 2015 chiếm tỷ trọng 12,13% so với năm 2016 Do nguồn vốn huy động của chi nhánh tăng dẫn đến chi lãi và chi phí lãi tăng lên
Các chi phí dự phòng rủi ro tín dụng chiếm tỷ trọng khá nhỏ dẫn đến tổng lợi nhuận sau thuế của chi nhánh tăng ổn định qua các năm đồng thời các chi phí cho các hoạt động khác của chi nhánh chiếm tỷ trọng khá nhỏ
Trang 132.3: Tình hình huy dộng vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng VP Bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
2.3.1: Tình hình huy động vốn.
Bảng 2.3.1: Bảng tình hình huy động vốn của ngân hàng VP Bank Chi nhánh Hoàng Quốc Việt.
(Đơn vị tính : Triệu VNĐ)
Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chênh lệch 2015/2014 Chênh lệch 2016/2015
Giá trị trọng Tỷ
(%) Giá trị
Tỷ trọng (%) Giá trị
Tỷ trọng
Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)
1 Phân theo khách hàng
- Tiền gửi của dân cư 328.918 62,67 356.019 67,56 425.918 69,58 27.101 8,24 69.899 19,55
- Tiền gửi của TCKT 196.000 37,33 170.899 32,44 186.183 30,42 (25.101) (12,8) 15.284 8,9
2 Phân theo kỳ hạn
- Tiền gửi không kỳ
hạn 105.829 20,16 96.819 18,37 124.928 20,4 (9.010) (8,51) 28.109 29,03
- Tiền gửi có kỳ hạn
- Tiền gửi có kỳ hạn >=
3 Phân theo loại tiền
- Tiền gửi nội tệ 490.028 93,35 367.928 69,82 352.817 64,18 (122.100) (24,92) (15.111) (4,1)
- Tiền gửi ngoại tệ 34.890 6.65 158.990 30.18 219.284 35,82 124.100 35,5 60.294 37,9
( Nguồn : báo cáo hoạt động kinh doanh VP Bank chi nhánh Hoàng Quốc Việt )
Trang 14Tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng VP Bank chi nhánh HQV tăng đều qua các năm tuy có những biến động nhưng không ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô nguồn vốn huy động của ngân hàng Năm 2014, tổng vốn huy động là 524.918 triệu đồng, năm 2015 là 526.918 tăng 0,38% so với năm 2014, năm 2016 là 612.101triệu đồng tăng 16,16% so với năm 2015
Về tiền gửi phân theo khách hàng:
- Tiền gửi từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn so với tiền gửi của các tổ chức kinh tế Năm 2014, tiền gửi từ dân cư là 328.918 triệu đồng, năm 2015 tăng lên 27.101 triệu đồng tăng 8,24% so với năm 2014, năm 2016 tăng lên 19,55% đạt 425.918triệu đồng Trong đó, tiền gửi từ các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng nhỏ hơn năm 2014 đạt 196.000 triệu đồng, năm 2015 đạt 170.899 triệu đồng giảm 12,8% so với năm
2014, năm 2016 đạt 186.183 triệu đồng tăng 8,9% so với năm 2015
-Tiền gửi của các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng lên về giá trị nhưng có giảm theo tỷ lệ sau đó lại tăng lên Đối tượng chủ yếu của nguồn tiền này là các khách hàng có thu nhập ổn định và thường xuyên, gửi tiền vì mục đích an toàn, sinh lợi
Về phân loại theo kỳ hạn: Nhóm tiền gửi có kỳ hạn < 12 tháng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các loại tiền gửi, các nhóm tiền gửi theo kỳ hạn đều có xu hướng giảm rồi tăng dần trong giai đoạn từ 2014-2016
Nguyên nhân nhóm tiền gửi không kỳ hạn giảm là do lãi suất của loại tiền gửi này kém hấp dẫn hơn so với tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn dưới 12 tháng nên không thu hút được khách hàng Mặt khác, đây là khoản mục huy động có thể gặp rủi ro khi khách hàng rút tiền trước kỳ hạn nên ngân hàng thường chú ý gia tăng tỷ trọng các khoản huy động khác nhiều hơn
Phân theo loại tiền thì tiền gửi nội tệ chiếm tỷ trọng lớn so với tiền gửi ngoại
tệ ( chiếm hơn 60% tổng số vốn huy động) Tuy nhiên trong giai đoạn từ
2014-2016, tiền gửi nội tệ có xu hướng giảm dần nhưng tiền gửi ngoại tệ lại có xu hướng tăng mạnh Năm 2014 tiền gửi nội tệ đạt 490.028 triệu đồng nhưng lại giảm 122.100 triệu đồng trong năm 2015,và đến năm 2016 lại có xu hướng giảm xuống còn 352.817 triệu đồng ( giảm 4,1% so với năm 2015) Tiền gửi ngoại tệ trong giai đoạn này có xu hướng tăng mạnh từ năm 2015 tăng 35,5% so với năm 2014 và 37,9% so với năm 2016