Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp...7 PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP..
Trang 1MỤC LỤC
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU iii
PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1
1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp 1
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 1
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp 1
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp 3
1.2 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp 4
1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp 4
1.2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp 5
1.3 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp 5
1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh doanh nghiệp 5
1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp 6
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 7
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ YẾU TẠI DOANH NGHIỆP 8
2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp 8
2.1.1 Chức năng hoạch định 8
2.1.2 Chức năng tổ chức 8
2.1.3 Chức năng lãnh đạo 8
2.1.4 Chức năng kiểm soát 9
2.1.5 Vấn đề thu thập thông tin và ra quyết định quản trị 9
2.2 Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược 9
2.2.1 Công tác phân tích tình thế môi trường chiến lược 9
2.2.2 Công tác nhận diện và phát triển lợi thế cạnh tranh 10
2.2.3 Công tác hoạch định và triển khai chiến lược 10
2.2.4 Đánh giá khái quát năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 11
Trang 22.3 Công tác quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp 11
2.3.1 Quản trị mua 11
2.3.2 Quản trị bán 11
2.3.3 Quản trị dự trữ hàng hóa 11
2.3.4 Quản trị cung ứng dịch vụ thương mại 12
2.4 Công tác quản trị nhân lực của doanh nghiệp 12
2.4.1 Phân tích công việc, bố trí và sử dụng nhân lực 12
2.4.2 Tuyển dụng nhân lực 13
2.4.3 Đào tạo và phát triển nhân lực 13
2.4.4 Đánh giá và đãi ngộ nhân lực 13
2.5 Công tác quản trị dự án, quản trị rủi ro của doanh nghiệp 13
2.5.1 Quản trị dự án 13
2.5.2 Quản trị rủi ro 14
PHẦN 3: ĐỀ XUẤT HƯỚNG ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN 15 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật 2
Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật năm 2015 – 2017 4 Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017) 5 Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017) 5 Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật 6 Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017) 7
Trang 4PHẦN 1: KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1 Giới thiệu khái quát về doanh nghiệp
1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Một số thông tin cơ bản:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật
Tên giao dịch: Công ty Cổ phần Thiên Nhật
Địa chỉ: Trụ sở chính đặt tại: Xóm Quán Trắng, Xã Thành Lập, Huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình
Mã số thuế: 5400273829, do Cục Thuế tỉnh Hòa Bình cấp ngày 02/06/2008
Thông tin liên hệ: Điện thoại: 0218-3822183 - Fax: 0936606056
Email: Thiennhatgroup@gmail.com
Quá trình hình thành và phát triển:
21/05/2008: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật được cấp giấy phép kinh doanh và bắt đầu hoạt động với vốn điều lệ 15 tỷ đồng
16/02/2017: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật thành lập văn phòng đại diện tại địa chỉ: Số 6 ngõ 122 đường Định Công, Phường Định Công, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Năm 2017: Công ty Cổ phần Thiên Nhật đã trở thành một trong những công ty
có mặt trong Top 500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) ( xếp hạng FAST500: 76(B2/2017))
1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp
Chức năng chính của doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật tổ chức khai thác mỏ để sản xuất ra các loại đá phục vụ việc xây dựng, điêu khắc đá ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi khai thác
đá như: đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…sản xuất vật liệu và cung ứng các dịch vụ liên quan theo đăng ký kinh doanh và mục đích thành lập công ty
Trang 5Nhiệm vụ của doanh nghiệp:
Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty
Làm tốt nghĩa vụ với Nhà nước về việc nộp đầy đủ các khoản tiền cho ngân sách Nhà nước dưới hình thức thuế thu nhập doanh nghiệp
Không ngừng mở rộng thị phần tiêu thụ, tăng doanh thu, tiết kiệm tối đa chi phí, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao giá trị công ty
Thực hiện tốt chính sách cán bộ, tiền lương, làm tốt công tác quản lý lao động, đảm bảo công bằng trong thu nhập, bồi dưỡng để không ngừng cho cán bộ công nhân viên của công ty
Thực hiện tốt những cam kết trong hợp đồng kinh tế với các đơn vị nhằm đảm bảo đúng tiến độ sản xuất Quan hệ tốt và tạo uy tín với khách hàng
Làm tốt công tác bảo vệ an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trường
1.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại
Thiên Nhật.
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÒNG
KINH
DOANH
PHÒNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
PHÒNG QUẢN LÝ KHO
CÁC XƯỞNG KHAI THÁC VÀ SẢN XUẤT
Trang 6Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật là công ty cổ phần đa hữu về vốn, hoạt động theo điều lệ công ty cổ phần; Hội đồng bổ nhiệm Tổng Giám Đốc Tổng giám đốc bổ nhiệm các Phó tổng giám đốc, Lãnh đạo các phòng ban chức năng và các đội trưởng khai thác sản xuất Trách nhiệm của từng vị trí, bộ phận
cụ thể như sau:
Tổng giám đốc : Là người đứng đầu công ty phụ trách chung mọi mặt của công ty
Hai Phó tổng giám đốc chịu trách nhiệm về việc quản lý và hoạt động của 4 phòng trước Tổng giám đốc và có nhiệm vụ hỗ trợ cho Tổng giám đốc trong công tác quản trị doanh nghiệp
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của công ty,
đề ra các hoạt động có hiệu quả nhất để phát triển công ty, tiếp cận, tìm kiếm khách hàng
Phòng tài chính kế toán: Tổ chức thực hiện công tác kế toán, tổng hợp báo cáo kế toán định kỳ và quyết toán cuối năm
Phòng hành chính nhân sự: Tham mưu cho giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy, tổ chức quản lý sản xuất, quản lý đội ngũ cán bộ công nhân trong công ty, điều động, sắp xếp xếp lao động
Phòng quản lý kho: Giám sát mọi hoạt động mua bán của công ty, ghi chép đầy
đủ số liệu hàng hoá nhập xuất kho, tạo điều kiện thuận lợi cho việc ghi chép sổ sách, chứng từ của phòng kế toán
Trong hoạt động khai thác - sản xuất, công ty giao cho các đơn vị, đội sản xuất khai thác đảm nhận thi công trực tiếp tại mỏ Công ty quản lý, giám sát về chất lượng, tiến độ, an toàn lao động và tài chính
1.1.4 Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp
Công ty Cổ phần Đầu Tư Xây Dựng và Thương mại Thiên Nhật đăng kí kinh doanh với 35 ngành, lĩnh vực khác nhau nhưng hiện nay công ty tập trung chủ yếu vào lĩnh vực: khai thác đá, cát, sỏi, đất sét… Trong đó, hoạt động khai thác mỏ để sản xuất
ra các loại đá, cho điêu khắc ở dạng thô đã được đẽo gọt sơ bộ hoặc cưa cắt tại nơi khai thác đá như: đá phiến cẩm thạch, đá granit, sa thạch…làm nguyên liệu thô phục
vụ cho sản xuất vật liệu xây dựng, làm đường, khai thác đá phấn làm vật liệu chịu lửa; khai thác đất sét làm đồ gốm
Trang 71.2 Tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp
1.2.1 Số lượng, chất lượng lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.1: Số lượng, chất lượng lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương mại Thiên Nhật năm 2015 – 2017.
ST
Theo trình độ
Theo phòng ban
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Hiện nay, công ty sử dụng cả lao động phổ thông, trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học Qua bảng 1.2.1, ta có thể thấy cơ cấu lao động biến đổi dần theo các năm,
tỷ lệ lao động đại học và sau đại học tăng từ 12,17% (năm 2015) lên 14,75% (năm 2017) và lao động trung cấp, cao đẳng cũng giảm nhẹ từ 6,75% (năm 2015) xuống 6,56% (năm 2017) Trong khi đó lao động phổ thông đã giảm từ 81,08% (năm 2015) xuống còn 78,69% (năm 2017) Điều này thể hiện rằng công ty đang dần có những nhân sự có trình độ cao Nhân sự được phân bố chủ yếu cho 2 phòng là Phòng kinh doanh và Xưởng khai thác - sản xuất, Phòng tài chính kế toán và Phòng hành chính nhân sự có số lượng nhân viên ít hơn Sự phân chia này là khá hợp lí theo yêu cầu, nhiệm vụ mà công ty đang làm, không lãng phí, dư thừa nhân lực ở các phòng ban nên
có thể thấy rằng chi phí cho nhân lực của công ty khá hiệu quả
1.2.2 Cơ cấu lao động của doanh nghiệp
Bảng 1.2: Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và
Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
Trang 8STT Chỉ tiêu đánh giá Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Theo giới tính
Theo độ tuổi
(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự)
Từ bảng 1.2 ta thấy: Tỷ lệ lao động nam và nữ trong công ty có sự chênh tương đối lớn, do đặc trưng của ngành nghề kinh doanh chính nên công ty ưu tiên sử dụng lao động nam Lao động trẻ chiếm tỷ lệ lớn khá lớn trong công ty, mặc dù số lượng lao động trẻ năm 2017 có giảm so với hai năm trước là 6,17% (so với năm 2015) và 5,49% (so với năm 2016) Việc sử dụng lực lượng lao động trẻ với sự nhiệt tình, năng động, ham hiểu biết, khám phá của họ giúp công ty phát triển nhanh chóng, dễ dàng tìm kiếm những cơ hội kinh doanh mới, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường
1.3 Quy mô vốn kinh doanh của doanh nghiệp
1.3.1 Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh doanh nghiệp
Bảng 1.3: Tổng mức và cơ cấu vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
(Đơn vị: Triệu đồng)
Năm
Chỉ tiêu
Số tiền Tỷ lệ
Tỷ lệ
Tỷ lệ (%)
Tài sản lưu động và
đầu tư ngắn hạn. 36.532,42 70,38 54.471,36 69,76 71.425,04 66,26 Tài sản cố định và
đầu tư dài hạn 15.374,56 29,62 23.617,13 30,24 36.373,55 33,74 Tổng tài sản 51.906,98 100 78.088,49 100 107.798,59 100
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu 1.3, ta thấy tổng tài sản của công ty năm 2017 tăng 55.891,61 triệu đồng so với năm 2016, điều này cho thấy công ty đã đạt được những kết quả tốt trong kinh doanh Nhìn chung, tài sản lưu động luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng dần qua các năm 2015 - 2017 cho thấy tốc độ vòng quay của vốn là khá nhanh, hiệu quả sử
Trang 9dụng vốn tốt, công ty hoạt động kinh doanh tương đối hiệu quả Đây cũng là một lợi thế lớn giúp công ty thực hiện các kế hoạch kinh doanh trong tương lai
1.3.2 Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.4: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu
tư Xây dựng và Thương mại Thiên Nhật
(Đơn vị: Triệu đồng)
Chỉ tiêu
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Nợ phải
Vốn chủ
sở hữu 10.430,66 16.374,03 28.709,05 5.943,37 157 12.335,02 175 Tổng
nguồn vốn 51.906,98 78.088,49 107.798,59 26.181,51 150 29.710,1 138
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Theo bảng 1.4, nhìn chung, công ty có tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhỏ hơn nợ phải trả
Nợ phải trả năm 2016 bằng 149% so với năm 2015 tức là tăng hơn 20 tỷ đồng, nợ phải trả năm 2017 tăng so với năm 2016 là 17375,08 triệu đồng Nợ phải trả của công ty chủ yếu là nợ các tổ chức tín dụng như ngân hàng, các quỹ tín dụng khác Nếu công
ty kinh doanh thuận lợi bằng việc sử dụng nguồn vốn của tổ chức khác để sinh lời cho mình là rất tốt tuy nhiên công ty càng phải thận trọng hơn với những rủi ro không may xảy ra.Vốn chủ sở hữu là do các thành viên trong công ty góp, có xu hướng tăng dần lên, đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công ty đang dần tự chủ về nguồn vốn tự có của mình, điều này sẽ tạo điều kiện để công ty mở rộng kinh doanh trong những năm tiếp theo
1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
Bảng 1.5: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng
và Thương mại Thiên Nhật (2015 – 2017)
(Đơn vị: triệu đồng)
Trang 10Năm Chỉ tiêu
2016/2015 2017/2016
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%) Doanh thu thuần 298.342,5 316.752,9 515.434,6 18.410,4 106 198.681,7 163 Giá vốn hàng
Chi phí tài chính 1.073,56 1.127,93 1.563,6 54,37 105 435,67 139
Chi phí bán
Chi phí quản lí
doanh nghiệp 1.938,54 2.089,6 2.436,16 151,06 108 346,56 116 Lợi nhuận thuần
từ hoạt động
kinh doanh
Lợi nhuận sau
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Từ bảng số liệu 1.5, có thể thấy rằng kết quả kinh doanh của công ty đã có những thay đổi trong 3 năm qua như sau:
Doanh thu của công ty không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước Doanh thu năm 2016 tăng 18.410,4 triệu đồng chiếm 106% so với doanh thu năm 2015, còn năm 2017 tăng lên so với năm 2016 số tiền là 198.681,7 triệu đồng chiếm 163%
Lợi nhuận của công ty trong 3 năm qua cũng có những chuyển biến tích cực Ta thấy lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2016 tăng 148,566 triệu đồng (chiếm 102% lợi nhuận so với năm 2015) Sang năm 2017 chỉ tiêu này tiếp tục tăng lên 76,822 triệu đồng (chiếm 126% so với năm 2016)
Nhìn chung, trong thời kì khó khăn của nền kinh tế đất nước nói chung và ngành khai thác đá,… nói riêng thì kết quả kinh doanh của công ty ở trên là khá tốt, có thể phần nào cho thấy được hiệu quả trong các công tác quản trị của công ty
PHẦN 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT NHỮNG VẤN ĐỀ TỒN TẠI CHÍNH CẦN GIẢI QUYẾT TRONG CÁC LĨNH VỰC QUẢN TRỊ CHỦ
YẾU TẠI DOANH NGHIỆP 2.1 Tình hình thực hiện các chức năng quản trị và hoạt động quản trị chung của doanh nghiệp
Trang 112.1.1 Chức năng hoạch định
Công tác hoạch định hiện đang được công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương Mại Thiên Nhật thực hiện khá tốt Mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty
là khá rõ ràng, công ty phấn đấu trong 5 năm nữa sẽ nằm trong top 20/500 doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng trưởng nhanh nhất Việt Nam (FAST500) Tuy nhiên, công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh của công ty còn khá đơn giản, chưa bài bản Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh được xác định thông qua một vài buổi họp của Ban lãnh đạo công ty
2.1.2 Chức năng tổ chức
Công ty hiện đang được xây dựng cơ cấu tổ chức theo chức năng với mỗi bộ phận phụ trách những nhiệm vụ riêng Tuy mô hình này dễ kiểm soát, tuân thủ nguyên tắc chuyên môn hóa và tương đối ngọn nhẹ nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập như: Công ty hiện nay chưa có bộ phận riêng biệt để tìm hiểu, đánh giá sự thay đổi của môi trường hoạt động kinh doanh của công ty, chưa có bộ phận nghiên cứu, thăm
dò thị trường, khách hàng
Việc phân quyền chưa thực sự phù hợp với năng lực và trình độ chuyên môn của nhân viên, công ty giao nhiệm vụ cho nhân viên thường dựa vào bằng cấp mà chưa chú ý tới sở trường và phẩm chất của họ do vậy chưa phát huy tối đa năng lực của nhân viên
Việc đề bạt cán bộ chủ yếu dựa trên kinh nghiệm và thời gian công tác trong công ty do hiện nay vẫn chưa có một văn bản nào quy định cụ thể về tiêu chuẩn của cán bộ quản trị các cấp
2.1.3 Chức năng lãnh đạo
Khả năng lãnh đạo của nhà quản trị các cấp trong công ty được phát huy khá tốt, tạo dựng được uy tín đặc biệt là Ban Tổng giám đốc luôn là tấm gương về tác phong
và thái độ nghiêm túc trong quá trình làm việc Ngoài sự am hiểu sâu sắc về mặt chuyên môn, nhà quản trị của công ty còn hiểu rõ những nhân viên dưới quyền và có những hình thức khen thưởng cũng như xử phạt công bằng tạo được môi trường làm việc thuận lợi, tạo động lực phấn đấu cho nhân viên
Tuy nhiên, việc lãnh đạo, tổ chức ở các phòng ban còn chồng chéo, chưa hiệu quả Ban Tổng giám đốc phải ôm đồm quá nhiều việc đôi khi dẫn đến quá tải
2.1.4 Chức năng kiểm soát