Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

121 1.5K 8
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Thực hiện đường lối của Đảng, trong những năm qua, sản xuất nôngnghiệp nước ta liên tiếp thu được những thành tựu to lớn Thành tựu lớn nhấtlà trong một thời gian không dài, từ một nền nông nghiệp tự cấp tự túc, lạchậu vươn lên trở thành một nền nông nghiệp hàng hóa, đảm bảo an toànlương thực quốc gia và có tỉ suất hàng hóa ngày càng lớn, có vị thế đáng kểtrong khu vực và thế giới Việt Nam trở thành một trong những nước xuấtkhẩu các sản phẩm nông nghiệp lớn trên thế giới.

Trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu hiện nay, gạo là một trong những mặthàng xuất khẩu thế mạnh của Việt Nam Gạo trở thành một trong 5 mặt hàngnông sản xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD Đây là thành tựu đáng kểcủa hoạt động sản xuất và kinh doanh gạo và lại càng đáng kể hơn khi cáchđây 20 năm nước ta vẫn còn phải nhập khẩu lương thực.

Tuy nhiên, sản xuất để đáp ứng “cái ăn” của hơn 80 triệu dân ViệtNam, khác với sản xuất lúa hàng hóa tham gia thị trường thế giới với tư cáchlà nước xuất khẩu Nhiều vấn đề khúc mắc cần phải giải quyết đối với sảnxuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập kinh tếquốc tế hiện nay.

Theo số liệu mới công bố vào tháng 12/2008 của Bộ Thương Mại, mặcdù số lượng gạo xuất khẩu của ta nhiều, đứng thứ hai trên thế giới về mặt khốilượng nhưng lại chỉ xếp thứ tư thế giới xét về mặt giá trị xuất khẩu Điều nàylà do chất lượng gạo không đảm bảo, từ khâu chọn giống lúa, bảo quản, vậnchuyển và chế biến đều thiếu và yếu Hơn nữa, cơ chế quản lý điều hành xuấtkhẩu gạo không hợp lý cùng với công tác dự báo thị trường kém nên thườngđể lỡ cơ hội xuất khẩu khi giá gạo lên cao và lại bán ra ồ ạt khi giá gạo xuốngthấp Đối với các loại gạo đã có thương hiệu, có chỉ dẫn địa lý thì giá cả ổnđịnh, có thể định giá cao mà người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua, trong khi đó

Trang 2

gạo xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã có mặt trên thị trường từ rất lâu xonghoàn toàn chưa có thương hiệu nên giá gạo thường xuyên biến động, khó dựđoán, khó có thể định một mức giá quá cao để bán Vì thế giá gạo Việt Namthường thấp, chỉ gần bằng 85% giá gạo xuất khẩu thế giới, thấp nhất trong 4cường quốc xuất khẩu gạo còn lại (Thái Lan, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Pakistan) Hạnchế về tiêu chuẩn và chất lượng sản phẩm nên Việt Nam cũng chưa thể thâmnhập vào các thị trường tiêu thụ gạo cao cấp, đem lại giá trị xuất khẩu cao.Với những lợi thế của mình Việt Nam hoàn toàn có thể cải thiện được chấtlượng gạo để bán với giá cao hơn

Để có thể phát huy hết tiềm năng của một nền nông nghiệp lúa nước,cần phải nhìn nhận lại thực trạng sản xuất lúa hàng hóa và việc xuất khẩu gạonhững năm vừa qua Việc xem xét đánh giá đó được đặt trong bối cảnh chungcủa thế giới nhất là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức thứ 150của tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO), có nghiên cứu, xem xét và so sánhvới những quốc gia có đặc điểm tương đồng với Việt Nam, từ đó tìm đếnnhững giải pháp nâng cao hiệu quả xuất khẩu gạo của Việt Nam

Đây cũng chính là mục đích nghiên cứu của em khi chọn đề tài “Xuấtkhẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” làm khóaluận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu chung :

Đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện thực trạng hoạt động xuất khẩugạo của nước ta trong giai đoạn gần 20 năm trở lại đây, từ đó đề ra nhữngđịnh hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động xuất khẩu lúagạo của Việt Nam trong thập niên tới.

- Mục tiêu cụ thể :

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu nóichung và xuất khẩu gạo nói riêng trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốctế.

Trang 3

 Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến sản xuất và xuất khẩugạo.

 Đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trongkhoảng thời gian từ 1989 đến 2008 trên các khía cạnh cơ chế điều hànhquản lý xuất khẩu gạo; khối lượng và kim ngạch xuất khẩu; giá gạoxuất khẩu; chất lượng gạo xuất khẩu; cơ cấu thị trường xuất khẩu củaViệt Nam

 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu gạo của ViệtNam

 Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của ViệtNam trong thời gian tới để phù hợp với những yêu cầu của hội nhậpkinh tế thế giới.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam trongbối cảnh hội nhập kinh tế thế giới

- Phạm vi nghiên cứu:

Không gian : xem xét hoạt động xuất khẩu gạo của Việt NamThời gian: Từ năm 1989 đến 2008

4 Kết cấu của đề tài

Đề tài nghiên cứu ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tàiliệu tham khảo, nội dung bao gồm 4 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động xuất khẩu trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế.

Chương 2: Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam và các vấn đề đặt ratrước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của ViệtNam

5 Phương pháp nghiên cứu

Trang 4

- Ngoài phương pháp chung là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và duy vật lịch sử, luận văn còn sử dụng tổng hợp các phương phápphân tích – tổng hợp, thống kê- so sánh

- Sử dụng các nguồn số liệu thứ cấp ( các số liệu đã qua xử lý, đượcthu thập từ trước và được ghi nhận ) của Tổng Cục Thống Kê, Bộ ThươngMại, Bộ Kế Hoạch Đầu Tư, Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (USDA), Tổ chứcNông Lương Liên Hợp Quốc (FAO)

Trang 5

1.1.1 Khái niệm toàn cầu hóa kinh tế

Toàn cầu hóa kinh tế, xét về bản chất, là quá trình gia tăng mạnh mẽ củanhững mối liên hệ, sự phụ thuộc lẫn nhau, tác động qua lại của các quốc gia,khu vực ở lĩnh vực kinh tế trên thế giới.

Đây là một quá trình phát triển kinh tế của các nước trên thế giới và cácquan hệ kinh tế quốc tế vượt khỏi biên giới quốc gia, hướng tới phạm vi toàncầu, trong đó hàng hóa, vốn, tiền tệ, thông tin, lao động vận động thôngthoáng; mối quan hệ kinh tế giữa các quốc gia và khu vực được vận hành theo"luật chơi" chung được xác lập qua hợp tác và đấu tranh giữa các thành viêntrong cộng đồng quốc tế; sự phân công hợp tác quốc tế ngày càng sâu rộng;các nền kinh tế ngày càng có quan hệ mật thiết với nhau và tùy thuộc lẫnnhau; tính xã hội hóa của sản xuất ngày càng tăng

Như vậy, toàn cầu hóa là giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hóađời sống kinh tế Nó đưa tới sự hình thành một thị trường thế giới thống nhấtvà một hệ thống tín dụng toàn cầu, nơi mà sự phân công lao động quốc tế diễnra theo chiều sâu, sự mở rộng giao lưu kinh tế và khoa học - công nghệ giữacác quốc gia trên phạm vi thế giới, đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế -

Trang 6

xã hội có tính toàn cầu, như vấn đề dân số, tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môitrường sinh thái

Tuy nhiên, toàn cầu hóa kinh tế là một quá trình khách quan phức tạp,chứa đựng nhiều mâu thuẫn, vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực.

Những khía cạnh tích cực là: Thúc đẩy rất nhanh, rất mạnh sự phát triển vàxã hội hóa lực lượng sản xuất, đưa tới sự tăng trưởng kinh tế nói chung ngàycàng cao; làm tăng thêm sự tùy thuộc, tác động và thúc đẩy lẫn nhau của cácnền kinh tế các nước; mỗi nước phải tự điều chỉnh chính sách và các phươngthức phát triển kinh tế, hình thành các mối quan tâm chung trong quan hệquốc tế; thúc đẩy quá trình cạnh tranh đối với mỗi nước và với từng doanhnghiệp trên thương trường, đòi hỏi phải cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất laođộng, tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh; mở ra những địa bàn và thị trườngmới, những đối tác mới cho tất cả các nước

Những tác động tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế có thể nhìn nhận theonhững góc độ sau: Quá trình toàn cầu hóa kinh tế càng được tăng cường thìchủ quyền quốc gia của mỗi nước càng bị hạn chế và thu hẹp một cách tươngđối; thúc đẩy các nguồn vốn đầu cơ tăng nhanh, hình thành các "bong bóng xàphòng" - nguyên nhân gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm virộng lớn; khoảng cách giàu nghèo trên thế giới và trong mỗi quốc gia ngàycàng mở rộng hơn; môi trường toàn cầu hóa là điều kiện thuận lợi cho cácnước phương Tây tiến hành chiến tranh kinh tế, chiến tranh tâm lý, "diễn biếnhòa bình" hòng buộc các nước đang và chậm phát triển theo sự áp đặt của họ;môi trường sinh thái suy giảm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sốngcủa nhân loại.

Mặc dù toàn cầu hóa kinh tế là con dao hai lưỡi, vừa có mặt tích cực vừacó mặt tiêu cực, nhưng nếu các nước đang phát triển chủ động nắm bắt đượccơ hội, tận dụng những thành quả khoa học - kỹ thuật tiên tiến trên thế giới,

Trang 7

biến đó thành sức mạnh của mình trong quá trình phát triển kinh tế thì tháchthức được vượt qua, tự nó sẽ trở thành thời cơ.

1.1.2 Hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế

Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình đi liền với toàn cầu hóa kinh tếmà trọng tâm là mở cửa kinh tế, tham dự phân công, hợp tác quốc tế tạo điềukiện kết hợp có hiệu quả nguồn lực trong nước với bên ngoài, mở rộng khônggian và môi trường để phát triển và chiếm lĩnh vị trí phù hợp nhất có thểđược trong quan hệ kinh tế quốc tế

Như vậy có thể thấy, bản chất của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đó là :- Có sự thống nhất giữa yếu tố chủ quan là sự chủ động tham gia của cácchính phủ, các quốc gia và yếu tố khách quan là xu thế toàn cầu hóa kinhtế.

- Sự chủ động điều chỉnh đường lối, chính sách kinh tế đối ngoại của cácchính phủ theo hướng mở cửa, thúc đẩy quá trình tự do hóa thương mại,dịch vụ và đầu tư, thực hiện sự luân chuyển vốn, kỹ thuật, công nghệ, laođộng giữa các nền kinh tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh, phát huy tối đalợi thế của từng nền kinh tế trong môi trường sản xuất kinh doanh bìnhđẳng, thống nhất

- Sự hợp tác và cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế trên mọi lĩnh vựcdưới tác động của các quy luật xã hội và phản ánh lợi ích của các giaicấp, dân tộc, đồng thời mang đậm những dấu ấn văn hóa - xã hội đadạng.

- Tính không đồng nhất, gián đoạn và diễn ra trong từng hoàn cảnh lịchsử cụ thể.

Từ những lý luận trên đây, có thể thấy mặc dù quá trình toàn cầu hóa kinh tếvà hội nhập kinh tế quốc tế luôn song hành với nhau nhưng giữa chúng có sựkhác nhau, đó là:

Trang 8

Do sự phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất, công nghệ thông tinvà vì lợi ích của chính mình mà các nước phát triển đã phát động toàn cầu hóakinh tế Vì toàn cầu hóa là đòi hỏi khách quan như vậy, các nước đang pháttriển mặc dù gặp vô vàn khó khăn cũng buộc mình phải tham gia vào quátrình toàn cầu hóa, nếu không sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi và bị phân biệt đốixử Như vậy toàn cầu hóa hoàn toàn là tất yếu khách quan Trong khi đó,nhận thức được bản chất của toàn cầu hoá, các quốc gia đã chủ động tham giavào quá trình này Do vậy hội nhập kinh tế quốc tế mang tính chủ quan trongnhận thức và hành động của từng quốc gia

Nếu toàn cầu hóa có mặt thuận và mặt nghịch thì hội nhập lại luôn mangtheo mình cơ hội và thách thức Đây chính là điều mà bất cứ quốc gia nàomuốn hội nhập kinh tế quốc tế thành công cũng phải nhận thức và hành độngđúng đắn.

1.2 Khái quát về hoạt động xuất khẩu 1.2.1 Khái niệm hoạt động xuất khẩu

Hoạt động xuất khẩu hàng hoá là việc bán hàng hoá và dịch vụ cho mộtquốc gia khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán Tiền tệ ởđây có thể dùng là ngoại tệ đối với một quốc gia hay đối với cả hai quốc gia

Thực tế cho thấy, đối với các quốc gia khác trên thế giới hoạt động xuấtnhập khẩu đóng vai trò không thể thiếu được do mục tiêu phát triển đất nước.Nếu mỗi quốc gia chỉ đóng cửa phát triển, áp dụng phương thức tự cung tựcấp thì không thể có cơ hội vươn lên củng cố thế lực của mình và nâng caođời sống nhân dân

Cơ sở của hoạt động xuất khẩu hàng hoá là hoạt động mua bán trao đổihàng hoá vượt ra ngoài biên giới một quốc gia Khi việc trao đổi hàng hoá

Trang 9

giữa các quốc gia có lợi thì các quốc gia đều quan tâm đến việc mở rộng hoạtđộng này

Hoạt động xuất khẩu là hình thức cơ bản của ngoại thương đã xuất hiện từrất lâu và ngày càng phát triển Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực,mọi điều kiện kinh tế từ xuất khẩu hàng hoá tiêu dùng cho đến hành hoá tưliệu sản xuất, từ máy móc thiết bị cho đến công nghệ kĩ thuật cao Tất cả cáchoạt động đó đều nhằm mục tiêu là đem lại ngoại tệ cho các quốc gia

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng cả về không gian và thời gian Nó cóthể chỉ diễn ra trong một hai ngày hoặc kéo dài hàng năm, có thể tiến hànhtrên phạm vi lãnh thổ một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau

1.2.2 Quan điểm về xuất khẩu trong các lý thuyết ngoại thương

Nền kinh tế mỗi nước đều có những nguồn lực nhất định ( đất đai, khoángsản, tiền vốn, kỹ thuật lao động…), tuy nhiên các nguồn lực này không phải làbất tận thậm chí là khan hiếm Để sản xuất ra mặt hàng nào đó với số lượngbao nhiêu thì nền kinh tế phải có sự lựa chọn để phân bổ các nguồn lực đómột cách hợp lý Dưới góc độ hiệu quả kinh tế, các nước sẽ lựa chọn nhữngmặt hàng có lợi thế so sánh để thông qua trao đổi thương mại tận dụng vàphát huy các lợi thế so sánh sẵn có và tiết kiệm được nguồn lực, nâng caohiệu quả sản xuất

Từ thế kỷ 18, các nhà kinh tế học người Anh là Adam Smith và DavidRicardo đã lần lượt đưa ra “Lý thuyết lợi thế tuyệt đối”, “Lý thuyết lợi thế sosánh” cho đến này vẫn được coi là những lý thuyết nền tảng của thương mạiquốc tế Cùng với đó lý thuyết về Lợi thế cạnh tranh được coi như vấn đề cótính chiến lược và sách lược của từng quốc gia nhằm phát huy các yếu tố vềlợi thế tuyệt đối và so sánh trong quá trình sản xuất và trao đổi thương mại

* Lý thuyết lợi thế tuyệt đối:

Trang 10

Thực chất của lợi thế tuyệt đối là việc so sánh chi phí sản xuất tuyệt đốicủa cùng một loại sản phẩm ở các nước khác nhau Nước có chi phí sản xuấtcao hơn sẽ nhập khẩu sản phẩm đó từ nước có chi phí sản xuất thấp hơn, mọinguồn lực sẽ được tập trung cho việc sản xuất sản phẩm mà nước đó có chiphí sản xuất thấp hơn để xuất khẩu Theo Adam Smith thì chi phí sản xuất

tuyệt đối thấp bắt nguồn từ việc quốc gia đó có lợi thế về nguồn lực sẵn cónhư đất đai, khí hậu, lao động.

Ở các nước đang phát triển với nguồn tài nguyên dồi dào thì lý thuyết nàyhoàn toàn có ý nghĩa, nhưng tại các nước phát triển khi mà nguồn tài nguyênđã bị khai thác hoặc không có tài nguyên thì chỗ đứng trong phân công laođộng quốc tế ở đâu? thương mại quốc tế diễn ra thế nào ? Vì thế cần phải xemxét lợi thế so sánh

* Lý thuyết lợi thế so sánh (lợi thế tương đối):

Thương mại quốc tế đã ra đời từ rất lâu và đóng vai trò quan trọng trongquá trình phát triển kinh tế Mỗi quốc gia đều có nguồn lực và khả năng sảnxuất giới han, việc trao đổi buôn bán quốc tế sẽ cho phép mở rộng khả năngtiêu dùng của một nước

Lý thuyết lợi thế so sánh được hình thành dựa vào việc xem xét chi phí sảnxuất so sánh để sản xuất ra cùng một loại sản phẩm ở các nước Lợi thế sosánh được thực hiện trên nguyên tắc chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm cóchi phí so sánh thấp hơn sau đó trao đổi lấy sản phẩm có chi phí so sánh caohơn nhằm thu lợi từ mức giá tương đối rẻ hơn so với sản xuất trong nước

Chẳng hạn :

- Nhật: Nếu tập trung toàn bộ nguồn lực để sản xuất: tivi thì có thể sản xuấtđược 180 triệu tivi; nếu tập trung toàn bộ nguồn lực sản xuất lúa thì được 120tấn lúa.

Trang 11

- Việt Nam: Nếu tập trung toàn bộ nguồn lực để sản xuất: tivi thì có thể sảnxuất được 60 triệu tivi; nếu tấp trung toàn bộ nguồn lực sản xuất lúa thì được120 tấn lúa ( Bảng 1.1.)

Bảng 1.1 Số liệu khả năng sản xuất ti vi và lúa ở Nhật Bản và ViệtNam

* Khi không có thương mại :

Giả sử nước Nhật chọn sự kết hợp sản xuất và tiêu dùng tại điểm A (90 tivi và60 lúa) trên đường giới hạn khả năng sản xuất của họ Việt Nam chọn sự kếthợp tại điểm E (40 tivi và 40 lúa).

Trang 12

Đồ thị 1.1 Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia Nhật bảnvà Việt Nam khi không có thương mại

Nhật Bản muốn sản xuất 1 tivi phải hi sinh 2/3 lúa và Việt Nam phải hisinh 1 lúa Như vậy chi phí sản xuất tivi tương đối của Nhật là 2/3 và của ViệtNam là 1 Như vậy chi phí sản xuất tivi tương đối của Nhật thấp hơn của ViệtNam và ngược lại đối với việc sản xuất ra lúa Vì thế Nhât sẽ có lợi thế sosánh về sản xuất ti vi, Việt Nam có lợi thế so sánh về sản xuất gạo Do vậy,Nhật sẽ tập trung sản xuất ra tivi còn Việt Nam sẽ tập trung sản xuất lúa sauđó hai nước sẽ tiến hành trao đổi với nhau

* Khi có thương mại:

Nhật chuyên môn hóa vào sản xuất tivi (sản phẩm mà Nhật có lợi thế sosánh ) và sản xuất tại điểm B(180 tivi và 0 lúa) trên đường giới hạn khả năngsản xuất.

Tương tự vậy, Việt Nam sẽ chuyên môn hóa sản xuất lúa và sản xuất tại điểmB’(0 tivi và 120 lúa) Giả sử căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng trong nước, nướcNhật sẽ trao đổi 70 tivi lấy 70 lúa với Việt Nam

Tiêu dùng của Nhật sẽ chuyển tới điểm A’(110 tivi và 70 lúa), của Việt Namchuyển tới điểm E’(70 tivi và 50 lúa).

Ti viLúa

Ti vi

0 60

Trang 13

So sánh điểm A’ với điểm A và điểm E’với điểm E, ta thấy rõ ràng tiêu dùngcủa 2 nước đã tăng lên, biểu hiện của lợi ích do thương mại mang lại Nguyênnhân sâu xa là mỗi nước đã chuyên môn hóa sản xuất sản phẩm mà họ có lợithế so sánh và trao đổi với cá nước khác

Đồ thị 1.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất của hai quốc gia NhậtBản và Việt Nam khi có thương mai

Như vậy, thương mại dựa trên cơ sở chuyên môn hóa sản xuất sản phẩmcó lợi thế tương đối làm cho mọi nước đều có lợi khi tham gia vào quá trìnhphân công lao động quốc tế bất kể nước đó có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn cácnước khác, hoặc kém lợi thế tuyệt đối so với các nước khác trong sản xuấtmọi sản phẩm vì mỗi nước có một lợi thế so sánh nhất định về một số mặthàng và kém lợi thế so sánh nhất định về các mặt hàng khác

Lý thuyết đã được xây dựng trên một loạt các giả thiết được đơn giản hóanhư chỉ có hai quốc gia hai loại sản phẩm, thương mại tự do, không có chi phívận chuyển, chi phí sản xuất là cố định, lao động được di chuyển hoàn toàntrong phạm vi một quốc gia nhưng không có khả năng di chuyển giữa cácquốc gia và dựa trên lý thuyết tính giá trị bằng lao động.Do vậy, mặc dù quyluật của lợi thế so sánh là nguyên lý cơ bản quan trọng của kinh tế học nhưngvẫn hạn chế vì nó chủ yếu dựa vào lý luận giá trị lao động, cho rằng lao động

Ti viLúa

Ti vi

0

Việt NamA

ENhật Bản

B

Trang 14

là yếu tố đầu vào duy nhất Trong thực tế lao động không phải là đồng nhất,những ngành khác nhau sẽ có cơ cấu lao động khác nhau, hơn nữa đầu vàocủa sản xuất còn bao gồm đất đai, vốn, khoa học công nghệ.

* Lợi thế cạnh tranh:

Ngày nay xu thế hội nhập và tự do hóa thương mại diễn ra mạnh mẽ, nótạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế nhưng nó cũng đặt ra thách thức rất lớn vềsự cạnh tranh giữa các nền kinh tế Về nguyên lý, lợi thế tuyệt đối và lợi thếso sánh được xét và đánh giá bởi các yếu tố tự nhiên, kinh tế và nó thuần túyở dạng tiềm năng Các tiềm năng này sẽ không tạo thành sức mạnh đột phánếu không có một kế hoạch khai thác hiệu quả, điều này cũng giống như mộtnước với tiềm năng tự nhiên rừng vàng biển bạc nhưng vẫn nghèo đói nếukhông có một giải pháp hữu hiệu để khai thác các tiềm năng đó Muốn khaithác các tiềm năng, chúng cần được đặt trong mối quan hệ với các vấn đềchính trị và các chính sách kinh tế Chỉ trên cơ sở khai thác hiệu quả các điềukiện tự nhiên, kinh tế xã hội gắn với cục diện chính trị và các định hướngchiến lược mới tạo ra sức mạnh tổng hợp trong sản xuất và xuất khẩu Điềunày đặc biệt quan trọng trước sự phát triển như vũ bão của khoa học côngnghệ, lợi thế so sánh không thể tồn tại cố định mà sẽ có sự chuyển hóa thayđổi qua các giai đoạn Do vậy việc xác định lợi thế cạnh tranh sẽ làm cho mỗiquốc gia có thể chủ động khai thác lợi thế và tiềm lực của nền kinh tế trongsản xuất và xuất khẩu.

Như vậy lợi thế cạnh tranh là sự biểu hiện tính trội của mặt hàng đó vềchất lượng và cơ chế vận hành của nó trên thị trường tạo nên sức hấp dẫncho sản phẩm và thuận tiện cho khách hàng Ngoài ra lợi thế cạnh tranh còn

được thể hiện trên các mặt: giá sản phẩm, khối lượng sản phẩm, thời gian giaohàng, tính chất về sự khác biệt của sản phẩm hàng hóa Lợi thế cạnh tranh cònbao gồm chi phí cơ hội và năng suất lao động cao, chất lượng sản phẩm tốt,

Trang 15

đạt tiêu chuẩn quốc tế và thị hiếu tiêu dùng trên các thị trường cụ thể, nguồncung cấp ổn định, môi trường thương mại thông thoáng, thuận lợi Do vậy lợithế cạnh tranh của một đất nước là những nội dung mang tính giải pháp vềchiến lược và sách lược của một đất nước trong qua trình sản xuất trao đổi vàthương mại, nó giúp phát huy những lợi thế sẵn có của chính mình để tạothành ưu thế hàng hóa trong cạnh tranh nói chung và trong hoạt động ngoạithương nói riêng

1.3 Vai trò của hoạt động xuất khẩu gạo đối với nền kinh tế quốc dân

* Xuất khẩu gạo mang lại ngoại tệ cho quốc gia, có ngoại tệ để nhập khẩunhằm phục vụ cho công cuộc công nghiệp hoá đất nước

Hiện nay gạo chiếm giá trị kim ngạch lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩucủa đất nước Trong khi đó cán cân thanh toán ngoại tệ của Việt Nam luôn bịthâm hụt, do đó cần có một khoản ngoại tệ bổ sung sự thâm hụt đó

Công nghiệp hoá đất nước theo những bước đi thích hợp là con đường tấtyếu khắc phục tình trạng nghèo nàn và chậm phát triển của nước ta Để côngnghiệp hoá đất nước trong thời gian ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn đểnhập khẩu máy móc thiết bị kĩ thuật công nghệ tiên tiến

Nguồn vốn để nhập khẩu hình thành từ nhiều nguồn: đầu tư nước ngoài, đivay, viện trợ và xuất khẩu Các nguồn đầu tư nước ngoài, đi vay, viện trợ tuyquan trọng nhưng cũng phải trả dù cách nay hay cách khác Nguồn quan trọngnhất chỉ có thể trông chờ vào là xuất khẩu mà trong đó xuất khẩu gạo chiếmvị trí quan trọng

* Xuất khẩu gạo đóng góp vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế góp phầnthúc đẩy sản xuất phát triển

Quan điểm coi thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuấtvà xuất khẩu đã tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩysản xuất phát triển:

Trang 16

- Xuất khẩu gạo sẽ tạo điều kiện cho các ngành khác cùng cơ hội phát triển - Xuất khẩu gạo tạo điều kiện, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm góp phầnổn định sản xuất

- Tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất gạo mởrộng khả năng tiêu dùng của một quốc gia

Thông qua xuất khẩu gạo Việt Nam sẽ có điều kiện tham gia vào cuộccạnh tranh trên thị trường thế giới cả về giá cả và chất lượng Cuộc cạnh tranhnày có tác dụng ngược trở lại buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải tổ chức,xem xét lại khâu sản xuất, hình thành một cơ cấu sản xuất thích hợp, cácdoanh nghiệp cũng cần phải nhìn lại chất lượng sản phẩm của mình để thíchnghi với những biến động của thị trường thế giới

* Xuất khẩu gạo có tác dụng tác động tích cực đến việc giải quyết công ănviệc làm và cải thiện đời sống nhân dân

- Tác động của xuất khẩu gạo đến đời sống nông dân được thể hiện trênnhiều phương diện Một mặt sản xuất gạo là nơi thu hút nhiều lao động vàviệc làm có thu nhập khá ổn định Mặt khác xuất khẩu gạo tạo ra ngoại tệ đểnhập khẩu sản phẩm tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng phong phúcủa nhân dân

- Giải pháp xuất khẩu là sự đòi hỏi nhất thiết của thực trạng kinh tế Khithực hiện xuất khẩu một lượng mặt hàng gạo dư thừa trong thị trường nội địasẽ được giải quyết lập lại cung cầu ở giá cao hơn Nông dân không những bánđược hàng mà còn được giá Từ những điều này mang lại cho nông dân thunhập cao hơn và đây chính là động lực thúc đẩy sản xuất trong nước pháttriển

- Ngoài ra thông qua xuất khẩu gạo chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về yêucầu của thị trường đối với mặt hàng gạo Mối quan hệ giữa thị trường nước

Trang 17

ngoài và sản xuất trong nước được thực hiện qua xuất khẩu là cách tốt nhất đểnâng cao trình độ và hiệu quả của nền công nghiệp.

1.4 Hệ thống chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sản phẩm trongthương mại quốc tế.

Trong nghiên cứu về lý luận, các nhà kinh tế đã đưa ra chỉ tiêu Lợi thế sosánh để đánh giá (đo lường) sức cạnh tranh của hàng hóa Tập hợp những lợithế so sánh tạo nên sức cạnh tranh của một chủ thể gọi là Lợi thế cạnh tranhcủa hàng hóa đó

Về mặt định lượng, trong số các chỉ tiêu đánh giá sức cạnh tranh của sảnphẩm trong thương mại quốc tế, có thể sử dụng 2 chỉ tiêu sau là Hệ số chi phítài nguyên nội địa (DRC) và Hệ số lợi thế so sánh hiển thị để lượng hóa sứccạnh tranh của sản phẩm của quốc gia đó

* Hệ số lợi thế so sánh hiển thị (RCA):

Phản ánh vị trí đạt được của một sản phẩm quốc gia trên thị trường thếgiới Xét trong tương quan so sánh lợi thế tương đối, RCA của 1 sản phẩmnào đó ở nước nào lớn hơn, càng chứng tỏ vị trí đạt được của sản phẩm đócó lợi thế so sánh cao hơn so với vị trí của sản phẩm cùng loại tại các quốcgia có hệ số RCA nhỏ hơn Vì RCA cho biết tương quan so sánh thị phần củamột loại hàng hóa nào đó (của một quốc gia) trong tổng thị phần bình quânloại hàng hoá đó của thế giới Có nhiều cách tính RCA

- Cách thứ nhất: Hệ số lợi thế so sánh hiển thị được xác định bằng cách

lấy tỉ trọng một sản phẩm trong tổng xuất khẩu của một quốc gia chia cho tỉtrọng sản phẩm đó trong tổng xuất khẩu của thế giới Điều này được thể hiệnbằng công thức:

RCA xij /Xit

Xwj /Xwt

Trang 18

Ý nghĩa của công thức (1): nếu tỉ trọng xuất khẩu của nước i về mặt hàng j

lớn hơn tỉ trọng sản phẩm đó trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn thếgiới, tức là hệ số RCA ≥1, thì nước i được cho là có lợi thế so sánh về sảnphẩm j Hệ số này càng cao thì chứng tỏ lợi thế so sánh càng cao Nếu RCA <1 thì nước i được cho là không có lợi thế so sánh về sản phẩm j – bất lợi thếso sánh trông thấy Chỉ số này đã được áp dụng cho nhiều quốc gia trên thếgiới

- Cách thứ hai: Hệ số lợi thế so sánh hiển thị được xác định bằng tỷ số

giữa mức chênh lệch xuất và nhập khẩu của một mặt hàng nào đó với tổngxuất và nhập khẩu của mặt hàng đó hay còn gọi là tỷ số thương mại ròng.Điều này được thể hiện bằng công thức:

(2)

Trong đó:

Xi : giá trị xuất khẩu của mặt hàng iNi : giá trị nhập khẩu của mặt hàng i

Ý nghĩa của công thức (2): Đối với mặt hàng nào đó, nếu một nước chỉ có

nhập khẩu mà không có xuất khẩu thì RCA = -1, khi đó nước này bất lợi thếso sánh hoàn toàn đối với mặt hàng được xem xét Nếu một nước chỉ có xuất

RCA

NiXi

Ni

Trang 19

khẩu mà không có nhập khẩu thì RCA = +1, khi đó nước này có lợi thế sosánh hoàn toàn đối với mặt hàng được xem xét.

Hoàn toàn không có lợi thế so sánh (-1) < RCA < (1) Có lợi thế so sánh rõrệt

Hệ số lợi thế so sánh hiển thị có thể sử dụng để đánh giá sơ bộ khả năngcạnh tranh của một ngành sản xuất của nền kinh tế này so với nền kinh tếkhác Vì vậy, phương pháp này cho phép so sánh khả năng cạnh tranh ở phạmvi quốc tế

* Hệ số chi phí tài nguyên nội địa (DRC):

DRC là hệ số chi phí nguồn lực trong nước của một sản phẩm (hay ngànhsản phẩm), tính chi phí sản xuất theo giá trị của các đầu vào trung gian ởmức giá thế giới và các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội Ý nghĩa của hệsố DRC là nó phản ánh chi phí thật sự mà xã hội phải trả trong việc sản xuấtra một hàng hóa nào đó Như vậy, DRC cho biết hiệu quả sử dụng các nguồnlực nội địa để tạo ra giá trị xuất khẩu ròng Nói cách khác, DRC cho phépxác định hiệu quả sử dụng nguồn tài nguyên nội địa để sản xuất hàng xuấtkhẩu.

- Thuế quan và các rào cản phi thuế quan làm tăng giá của các đầu vàotrung gian, làm cho chí phí sản xuất đối với từng nhà sản xuất riêng lẻ khácvới chi phí sản xuất chung mà xã hội phải gánh chịu Do đó, việc loại bỏ cácảnh hưởng của thuế quan và phi thuế quan là nhằm để ước lượng chi phí thậtsự mà xã hội phải trả trong việc sản xuất ra hàng hóa đó Trong các nghiêncứu ứng dụng, việc định lượng các ảnh hưởng của phi thuế quan thường rấtkhó khăn, nên việc định lượng chỉ dừng lại với các ảnh hưởng thuế quan.

- Chi phí cơ hội của một nhân tố sản xuất được định nghĩa là thu nhập củanhân tố đó khi tham gia vào một hoạt động sản xuất thay thế khác gần nhất

Trang 20

Hệ số chi phí nguồn lực trong nước (DRC) là tỉ lệ giữa chi phí các nhân tốsản xuất theo chi phí cơ hội so với giá trị gia tăng theo giá quốc tế

Công thức tính DRC:

DRCj = (DCj)/IVAj (3) Trong đó:

DCj : chi phí trong nước cho các nhân tố sản xuất theo chi phí cơ hội để sảnxuất ra sản phẩm j

IVAj : giá trị gia tăng của sản phẩm j theo giá thế giới (là giá trị ròng thu đượcqua xuất khẩu 1 đơn vị hàng hóa j)

Ý nghĩa công thức (3): DRC cho biết tiềm năng xuất khẩu của một lọai

hàng hóa nào đó hay lợi thế xuất khẩu của hàng hóa đó khi so sánh nó với 1.Hệ số DRC càng cao có nghĩa là càng tốn nhiều các nhân tố sản xuất trongnước để tạo ra 1 đồng trị giá gia tăng theo giá thế giới, nên không hiệu quả.

+ DRC > 1 chứng tỏ việc sản xuất hàng hóa để xuất khẩu là không có hiệuquả, vì chi phí sản xuất trong nước lớn hơn giá xuất khẩu ra nước ngoài

+ Ngược lại nếu DRC < 1: hàng hóa có tiềm năng xuất khẩu Nếu DRCcàng nhỏ thì sản xuất trong nước để xuất khẩu hàng hóa đó càng có hiệu quả

1.5 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới và kinh nghiệm xuất khẩu gạo củamột số nước

1.5.1 Thị trường xuất khẩu gạo thế giới

Trước đây, lúa gạo sản xuất ra thường được tiêu thụ tại chỗ thì từ nửa sauthế kỷ XX trở đi, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật làm cho năngsuất lúa bình quân toàn cầu ngày càng tăng Sự nỗ lực của các quốc gia khiếndiện tích đất trồng lúa ngày càng được mở rộng và đặc biệt các quốc gia đãbiết phát huy lợi thế so sánh của mình Từ đó gạo bắt đầu trở thành mặt hàng

Trang 21

xuất khẩu chiến lược và là nguồn thu nhập chính của hàng triệu nông dân trêntoàn thế giới

Biều đồ 1.1 Biến động xuất nhập khẩu gạo trên thế giới 1990-2008

xuất khẩu nhập khẩu

triệu tấn

Nguồn : USDA, Rice Yearbook 2008

Trong gần hai thập kỷ trở lại đây, lượng gạo xuất khẩu của thế giới luôn cóxu hướng tăng qua các năm (Hình 1.4) Giai đoạn từ 1990 -1999, lượng gạoxuất khẩu luôn trên mức 10 triệu tấn Trong đó, lượng gạo xuất khẩu đặc biệttăng vọt trong hai năm 1994 (đạt 21,010 triệu tấn, tăng 32,83% so với năm1993), và năm 1998 ( đạt 27,648 triệu tấn, tăng 46,63% so với năm 1997).Đợt tăng mạnh thứ nhất là vì trong năm 1992, sản lượng tiêu thụ của thế giớităng cao do sự bùng nổ dân số Lượng cầu về gạo vượt quá cung dẫn đến dựtrữ gạo thế giới cũng giảm xuống mức 123,324 triệu tấn (giảm 2,8%) Trướctình hình đó, các nước tăng cường nhập khẩu, làm cho nhu cầu nhập khẩu gạonăm 1993 còn tăng mạnh hơn cả lượng xuất khẩu Tuy nhiên chỉ đến năm1994, sau khi lúa được mùa, sản lượng gạo tăng mạnh ở các nước xuất khẩu

Trang 22

gạo chủ chốt thì hoạt động xuất khẩu gạo mới thực sự sôi động trở lại, đạtmức xuất khẩu cao nhất kể từ năm 1990

Giai đoạn 1994-1998, nhập khẩu gạo có xu hướng giảm xuống Điều nàylà do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính ở Châu Á làm giảm khảnăng thanh toán cũng như thương mại giao dich gặp khó khăn, gạo cũng làmặt hàng bị ảnh hưởng trực tiếp.Tuy nhiên đến cuối năm 1998, do hiện tượngEl Nino khắc nghiệt và kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu hoạch

lương thực tại nhiều nước ở Nam bán cầu dẫn đến nhập khẩu ồ ạt với khối

lượng lớn ở một số nước như: Indonesia, Banglades, Philipines, Nigeria Nên

số lượng gạo buôn bán trên toàn cầu đạt mức cao Đây chính là nguyên nhân

dẫn đến sự tăng vọt trong xuất khẩu gạo thế giới năm 1998.

Năm 2000, năm thế giới bắt đầu bước vào đợt sốt lạnh giá gạo lần thứnhất xuất khẩu gạo lại có một đợt sụt giảm lớn xuống mức 22,757 triệu tấn.Kể từ đó trở đi thì tình hình xuất khẩu gạo trên thế giới lại bắt đầu tăng liêntục do dự trữ gạo trên thế giới giảm mạnh, cần một lượng gạo lớn để bổ sung.Năm 2007, các nước xuất khẩu gạo chủ chốt nhìn chung đều phải đối mặt vớisự hạn hẹp về nguồn cung, giá gạo tăng cao Tuy vậy, mậu dịch gạo thế giớinăm 2007 vẫn đạt mức cao kỷ lục, hơn 30 triệu tấn , tăng 3,4% so với năm2006 Lượng gạo dự trữ giảm xuống mức thấp nhất trong gần 2 thập kỷ dẫnđến nhu cầu nhập khẩu tăng mạnh, được coi là động lực chính dẫn đến sự giatăng khối lượng mậu dịch gạo của thế giới trong năm này Vì thế xuất khẩugạo đã đạt mốc kỷ lục mới 29,046 triệu tấn năm 2007.

Mặc dù đã có sự khôi phục về nguồn cung nhưng xuất khẩu gạo thế giớinăm 2008 giảm so với năm 2007 Hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này,thứ nhất là do một số nước có kế hoạch giảm xuất khẩu gạo, trong số 8 nướcxuất khẩu gạo lớn nhất thế giới thì có tới 4 nước có kế hoạch cắt giảm lượnggạo xuất khẩu trong năm 2008 là Trung Quốc, Việt Nam, Ai Cập, Ấn Độ, vớimột loạt các chính sách hạn chế xuất khẩu gạo được áp dụng như áp dụng giáxuất khẩu tối thiểu, thuế xuất khẩu gạo, hạn ngạch Riêng đối với Myanmar,

Trang 23

do sức tàn phá của bão Nargis, từ một nước xuất khẩu gạo Myanmar trở thànhnước nhập khẩu gạo trong năm này Nguyên nhân thứ hai là diễn biến giá gạothế giới tăng mạnh, giá gạo bình quân cả năm trên 700 USD/tấn được cho làhiện tượng bất bình thường của năm 2008 và cũng là của nhiều thập kỷ qua,một số nước nhập khẩu gạo lớn có xu hướng cắt giảm lượng gạo nhập khẩu,trong đó cắt giảm mạnh nhất là Indonesia và Bangladesh Cuối năm 2008, giágạo bắt đầu suy giảm nhưng vẫn ở mức cao 20%-30% so với năm trước

Đến đầu năm 2009 giá gạo giảm, sản lượng lúa dự tính năm nay tăng tuynhiên xuất khẩu gạo sẽ có nhiều thay đổi, khó khăn hơn năm 2008 và "sẽ làmột năm cạnh tranh quyết liệt" Nguyên nhân là do kinh tế suy thoái từ khủnghoảng tài chính toàn cầu và tín dụng sẽ bị thắt chặt, ảnh hưởng đến thươngmại, trong đó có mặt hàng gạo Bên cạnh đó, lượng gạo tạm trữ, tồn kho khálớn cũng góp thêm gánh nặng cho việc tiêu thụ năm 2009

1.5.2 Cơ cấu xuất khẩu gạo thế giới:

Những năm qua , các nước đang phát triển vẫn chiếm 80% tổng lượng xuấtkhẩu gạo toàn thế giới

Bảng 1.2 Các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới

Đơn vị: triệu tấnNước

(%)Thái Lan 5,311 46,2

5,454 29% 10,137

37% 10,016

34%Việt Nam 1,420 12,4

3,003 16% 4,295 15% 4,649 16%Hoa Kỳ 2,061 17,9

2,640 14% 3,090 11% 3,500 11,7%Ấn Độ 0,422 3,7% 2,512 13% 3,172 11% 3,300 11,1

%Pakistan 0,854 7,4% 1,601 8% 1,986 7% 3,000 10,1

%TrungQuố 0,384 3,3% 0,357 1,9% 0,880 3% 0,945 3,2%

Trang 24

Uruguay 0,266 2,3% 0,603 3,2% 0,804 3% 0,775 2,6%Campuchi

0,3% 0,300 1% 0,500 1,6%Ai Cập 0,33 0,3% 0,328 1,7% 0,826 3% 0,450 1,51

0,8% 0,260 1,4% 0,249 1% 0,450 1,51%Các nước

0,636 5,5% 2,288 12% 2,710 10% 2,102 7%Thế Giới 11,48

100% 19,102

100% Nguồn : USDA, Rice Yearbook 2008

Trong phạm vi khu vực thì trung bình lượng gạo xuất khẩu của Châu Áchiếm tỷ trọng 75%, tiếp đến Châu Mỹ chiếm 20%, Châu Phi, Châu Âu, ChâuĐại Dương cộng lại chiếm khoảng 5% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới.Đứng trên góc độ quốc gia thì Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Pakistan, TrungQuốc, Ai Cập, Hoa Kỳ là 7 nước đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo Giữacác nước này luôn diễn ra sự cạnh tranh hết sức gay gắt, Hoa kỳ và Thái Lancạnh tranh nhau trên thị trường gạo hạt dài chất lượng cao Trên thị trườnggạo hạt dài chất lượng thấp và trung bình là sự chạy đua giữa Trung Quốc,Thái Lan, Pakistan và Việt Nam.

1.5.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của một số nước trên thế giới trong bốicảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc là 3 quốc gia có những điểm tương đồngvới Việt Nam Trên con đường phát triển của mình, các nước này đã khắcphục được những khó khăn tồn tại để vươn lên trở thành những nhà xuất khẩunông sản hàng đầu thế giới Kinh nghiệm của các quốc gia này là chính nhữngbài học quý giá đối với Việt Nam trên con đường hội nhập kinh tế quốc tế.

1.5.3.1 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Thái Lan

Trang 25

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới Từ một nước nôngnghiệp lạc hậu đầu những năm 1970, đến nay hàng nông sản của Thái Lan đãtạo được uy tín và được tiêu thụ trên 100 quốc gia trên khắp thế giới Trongđó, gạo là mặt hàng xuất khẩu chiến lược và tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớnnhất trong số 12 mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của quốc gia này Nhữngnăm gần đây, lượng gạo xuất khẩu trung bình của Thái Lan đạt từ 8,8 triệutấn/ năm, giá trị xuất khẩu gần 2 tỷ USD, lượng gạo và kim nghạch xuất khẩugạo của Thái gấp 2 lần so với nước đứng ở vị trí thứ hai là Việt Nam

Để đạt được những thành tựu trên trước hết là nhờ vào chính sách đổi mớicủa chính phủ Thái Lan đối với ngành nông nghiệp nói chung và ngành gạonói riêng, thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp theo hướng công nghiệpvà xuất khẩu, hình thành những khu vực công nghiệp chế biến nông sản Quátrình phát triển sản xuất nông nghiệp sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,thúc đẩy ngành công ngiệp chế biến nông sản tăng mạnh, nâng cao giá trịhàng nông sản Đối với mặt hàng lúa gạo, chính phủ Thái Lan đã dành sựquan tâm hàng đầu tới việc hỗ trợ sản xuất và giữ giá lúa gạo sao cho có lợicho người sản xuất Trong các chính sách nông nghiệp của chính phủ thìchính sách phát triển nông nghiệp, bảo hộ và khuyến khích xuất khẩu mangtính quyết định đến sự tăng trưởng của nông nghiệp Thái Lan, cụ thể cácchính sách sau đã được áp dụng:

* Chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Chính phủ Thái Lan không cạnh tranh với các thương nhân xuất khẩu gạovà các thương nhân này được tự do tham gia thị trường xuất khẩu gạo thế giớithông qua các biện pháp khuyến khích như: không thu thuế xuất khẩu, bỏ chếđộ hạn nghạch, xuất khẩu chỉ phải nộp thuế lợi tức nếu có, khi cần thiết chínhphủ có thể tham gia định hướng thị trường chủ yếu, can thiệp để ký đượcnhững hợp đồng lớn…

Trang 26

* Chính sách trợ cấp xuất khẩu:

Trong lịch trình đàm phán gia nhập WTO, Thái Lan không đưa ra vấn đềtrợ cấp xuất khẩu hàng nông sản, tuy nhiên với tư cách là một nước đang pháttriển, Thái Lan vẫn được phép tiến hành các hoạt động trợ cấp trong phạm vicho phép để giảm bớt các chi phí vận tải nội địa và quốc tế, các chi phíMaketing Ngoài ra, trong hoạt động xuất khẩu, chính phủ áp dụng 2 giảipháp quan trọng:

 Đối với một số nước nhập khẩu gạo Thái Lan có khả năng thanh toánhạn chế, chính phủ Thái Lan cấp tín dụng xuất khẩu dưới dạng nhậpkhẩu gạo trả tiền chậm cho các tập đoàn xuất khẩu của Thái Lan.

 Trong trường hợp cần đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng, chínhphủ cho phép Ngân hàng nhà nước và hợp tác xã ứng trước tiền cho cácnhà xuất khẩu với điều kiện các nhà xuất khẩu phải cam kết có đủ hànggiao trong một thời gian ngắn để đẩy nhanh tiến độ xuất khẩu gạo

* Chính sách trợ giá nông sản:

Để đảm bảo lợi ích cho người sản xuất, chính phủ định hướng giá sàn bằngchi phí sản xuất cộng 20% lợi nhuận và công bố công khai để toàn dân biết.Để duy trì được mức giá sàn này chính phủ phải áp dụng các biện pháp nhưgiảm cung lúc giá xuống thấp hơn giá sàn, bằng cách mua một phần lúa gạovới giá mua phát ra thường cao hơn giá sàn khoảng 5 – 6% nhằm tạo tâm lýthực hiện chính sách của chính phủ Giá cả do vậy mà sẽ có sự thay đổi linhhoạt, tuy nhiên vẫn nhằm thực hiện những mục tiêu chủ yếu của chính sáchnày, đó là:

 Bảo đảm giá nơi sản xuất có lợi cho người sản xuất và giá bán lẻ thấpcó lợi cho người tiêu dùng.

 Ổn định giá nông sản thị trường trong nước

Trang 27

 Hạn chế sự ảnh hưởng của biến động giá nông sản trên thị trường thếgiới đối với giá trên thị trường nội địa.

Bên cạnh những chính sách khuyến khích và hỗ trợ người nông dân nângcao tính cạnh tranh của nông sản trên thị trường thế giới thì vấn đề liên quanđến “tính mềm” như đào tạo kỹ thuật, nâng cao nhận thức người nông dânđược coi trọng hướng đến Có thể nhận thấy trong những năm qua, nhiềutrường đại học, cao đẳng và các khóa học tại chỗ về kỹ thuật canh tác, chuyểngiao công nghệ được mở rộng với nhiều ưu đãi nhằm thu hút và nâng caotrình độ nguồn nhân lực nông nghiệp Một số trường đại học của Thái Lan đãđầu tư thiết bị thí nghiệm, mời chuyên gia từ những nước đi đầu trong nghiêncứu nông nghiệp đồng thời tạo cơ chế đãi ngộ cho nhiều nghiên cứu sinh trẻsang các trường đại học ở Mỹ, Nhật và Châu Âu Chính những con người nàyđang tạo nên những biến chuyển mạnh mẽ và sắc thái mới đối với nền nôngnghiệp nước này, nhờ những hướng đi đúng đắn trong đào tạo nguồn nhân lựcđó nên những vùng đất hoang, địa hình đồi núi dốc và cả những vùng khô cằnkhông chỉ dành cho cây ngô, lúa nương mà nhiều loại lúa cao sản đã đượctriển khai và cho năng suất lúa cao

Nhân tố quyết định tạo nên thương hiệu cho hạt gạo Thái trên thị trườngthế giới đó chính là chất lượng gạo với các ưu điểm như hạt dài trong suốt,không bạc màu, cho cơm mềm, thơm ngon và chất lượng khá đồng nhất Cóđược điều đó, Thái Lan đã có chiến lược và thực hiện việc chọn lọc giốngthuần trên cơ sở những giống lúa ngon đặc sản địa phương từ gần 30 nămnay, 50% diện tích trồng lúa đều sử dụng các loại giống tiêu chuẩn này và đềusản xuất theo hướng cho lúa hàng hóa chất lượng cao Tuy nhiên, do diện tíchđất nông nghiệp có hạn nên Thái Lan không thể mãi tiếp tục theo đuổi pháttriển nông nghiệp theo hướng mở rộng đất canh tác, mà thay vào đó, đưa côngnghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật cải tạo đất trồng, lai tạo các giống

Trang 28

cây trồng mới siêu năng suất có khả năng thích ứng với những vùng đất canhtác bạc màu, khô hạn Hữu cơ hóa đất nông nghiệp thông qua sử dụng các loạiphân bón hữu cơ, phân vi sinh và thuốc trừ sâu sinh học cải tạo đất thoái hóa,nâng cao độ màu mỡ đã triển khai trong nhiều năm qua Điều này vừa giúpsử dụng quỹ đất hiệu quả, giảm nhập khẩu phân bón lại nâng cao xuất khẩunông sản hữu cơ sạch

Như vậy, có thể nói bí quyết thành công của nông dân Thái Lan chính làsự kết hợp khéo léo giữa kinh nghiệm canh tác truyền thống với việc áp dụngtiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới Bởi do điều kiện tự nhiên nhưđịa lý, địa chất, tính chất đất trồng trọt nên nhiều vùng cần phải có nhữngcông nghệ và kỹ thuật canh tác đặc thù Bên trong các viện nghiên cứu,trường đại học trên khắp đất nước Thái Lan, nhà khoa học đang nghiên cứunhững thế hệ cây trồng siêu năng suất, cải thiện chất lượng giống thông quakỹ thuật chuyển gene; kỹ thuật chọn tạo, công nghệ di truyền và công nghệnuôi cấy mô Những “nút thắt cổ chai” trong việc nâng cao chất lượng nôngsản theo hướng phát triển bền vững đã được các nhà khoa học tháo gỡ bằngcông nghệ sinh học Trong tương lai, Thái Lan được xem là đi đầu sản xuất vàxuất khẩu vi sinh vật cho nông nghiệp Với việc cơ giới hóa nông nghiệp, đẩymạnh nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học đã đáp ứng được tôn chỉ màchính phủ Thái đặt ra là sản xuất nông sản sạch, chất lượng bằng công nghệsinh học thay vì chạy theo số lượng

1.5.3.2 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Ấn Độ

Với diện tích 2 triệu km² nhưng lại phải nuôi số dân hơn 1,1 tỉ người, ẤnĐộ không những cung cấp đủ lương thực nuôi dân mà còn vươn lên từ chỗthiếu ăn trở thành quốc gia xuất khẩu gạo đứng thứ tư trên thế giới

Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Ấn Độ đã đề ra cuộc “cách mạngxanh” lần thứ nhất, tập trung vào việc tăng khối lượng lương thực Cuộc cách

Trang 29

mạng này đã diễn ra đồng bộ bao gồm: tạo giống mới năng suất cao, sử dụngphân bón rộng rãi, cải cách ruộng đất và cải tạo hệ thống thuỷ nông Kết quảlà Ấn Độ đã cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu trong nước vào năm 1984 và

10 năm sau đó, năm 1995 trở thành nước xuất khẩu gạo.

Năm 1983, Ấn Độ tiến hành cuộc “cách mạng xanh” lần thứ hai, với mục

tiêu tiếp tục nghiên cứu, tạo ra các giống cây trồng có năng suất cao; áp dụngđồng bộ các biện pháp kỹ thuật tiên tiến; mở rộng việc cung cấp các yếu tốđầu vào và dịch vụ cho nông dân.

Tuy nhiên, nhu cầu về lương thực vẫn là một đòi hỏi gay gắt, trong khidiện tích đất canh tác thì hạn chế, thiên tai và thời tiết thất thường Vì thế, từ

năm 1991 Ấn Độ bắt đầu công cuộc cải cách toàn diện, lấy nông nghiệp làm

trung tâm, một số các biện pháp được áp dụng trong cải cách đó là:

- Chính Phủ khuyến khích tăng diện tích đất canh tác lúa Basmati và lúathường nhằm phục vụ tốt hơn nữa nhu cầu tiêu dùng trong nước lẫn nâng caokhả năng xuất khẩu.

- Các thủ tục xuất khẩu được đơn giản hóa một các tối đa, giảm bớt các thủtục hành chính Điều này sẽ khuyến khích nhiều nhất thương nhân tham giaxuất khẩu gạo.Các chính sách tín dụng với lãi suất thấp cũng được tung ranhằm đảm bảo cho họ có đủ nguồn vốn để tiến hành hoạt động xuất khẩu mặthàng này.

Bên cạnh đó, Ấn Độ còn đặc biệt quan tâm đến vấn đề tri thức con người.Tại tất cả 25 bang và 7 lãnh thổ trực thuộc trung ương trên đất nước Ấn Độđều có trường đại học nông nghiệp, những học viện nông nghiệp uy tín và lâuđời Nơi các nhà nghiên cứu khoa học không ngừng tìm tòi, lai tạo ra cácgiống lúa mới chất lượng

Không phải là đất nước có được những ưu đãi về điều kiện tự nhiên chosản xuất nông nghiệp, hơn nữa phải đáp ứng lương thực cho nhu cầu của một

Trang 30

đất nước đông dân Ấn Độ đã tiên phong trong việc vận dụng sự phát triểncủa công nghệ sinh học trong lĩnh vực sản xuất lúa nông nghiệp Điều này thểhiện rõ qua hai cuộc “cách mạng xanh”, thông qua việc lai tạo giống, biến đổigien, các nhà bác học Ấn Độ đã tìm ra những loại giống thích hợp với đồngđất của từng bang Bên cạnh đó, Ấn Độ còn áp dụng những thành tựu khoahọc tiên tiến trong sản suất lúa giống, nâng cao năng suất lúa và chất lượngcho hạt gạo Ấn Độ Một kinh nghiệm quý báu mang tính quyết định của ẤnĐộ đó là sớm nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề nguồn nhân lực trìnhđộ cao, có tầm nhìn xa về nông nghiệp, lo và thực hiện nghiêm túc trong cảnước từ 6-7 thập kỷ trước.

1.5.3.3 Kinh nghiệm xuất khẩu gạo của Trung Quốc

Sau 8 năm gia nhập WTO, nền nông nghiệp Trung Quốc đã đạt đượcnhững thành tựu phát triển to lớn, vượt qua nhiều khó khăn, quản ngại TrungQuốc từ một nước có nền nông nghiệp kém cạnh tranh đã khắc phục dầnnhững bất lợi do WTO đem lại Nguyên nhân cơ bản ở đây là do Trung Quốcđã kịp thời điều chỉnh và thực thi nhiều biện pháp chính sách thích hợp.

Trước thời điểm trở thành thành viên của WTO, nông nghiệp Trung Quốccòn tồn tại những khó khăn như: Giá cả nhiều loại sản phẩm nông nghiệp caohơn so với giá thế giới và thiếu sức cạnh trên thị trường quốc tế; Hàng nôngsản trong nước khó tiêu thụ, thu nhập của nông dân tăng chậm; các xí nghiệpsản xuất quy mô nhỏ với công nghệ và máy móc lạc hậu, đang trở nên kémhiệu quả

Bước vào giai đoạn đầu gia nhập WTO, những bất lợi cho ngành nôngnghiệp Trung Quốc bắt đầu xuất hiện:

Thứ nhất, khó khăn tăng thêm trong việc kinh doanh xuất khẩu các mặt

hàng nông sản do chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, tiêu chuẩn, giá

cả (cao hơn mức giá trên thị trường thế giới) và sức ép về hệ thống phân phối.

Trang 31

Hệ thống quản lý kiểu cũ không đủ sức đáp ứng trước tình hình mới sau khigia nhập WTO.

Thứ hai, khi các mặt hàng nông sản nước ngoài tràn ngập thị trường Trung

Quốc, nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng do giá cả của một số nôngsản giảm mạnh trên thị trường nội địa, dẫn đến giảm thu nhập của nông dân,họ nản chí và chuyển nghề, gây khó khăn cho nguồn cung xuất khẩu nôngsản

Trước thực trạng đó, Trung Quốc đã đề ra một số nhóm giải pháp lớntrong nông nghiệp để đối mặt với những thách thức trong thương mại nôngsản do gia nhập WTO:

Hình thành thị trường vốn cho sản xuất và xuất khẩu nông sản:

Chính Phủ thông qua các biện pháp như phát hành trái phiếu phát triểnxuất khẩu nhằm thu hút vốn xây dựng hạ tầng và mở rộng quy mô xuất khẩunhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của hàng nông sản Trung Quốc, khắcphục những tồn tại có sẵn trước khi vào WTO

Điều chỉnh các chính sách khuyến khích xuất khẩu:

Trung Quốc chủ trương hoàn thuế nông sản, giảm thuế đối với các đặc sảnnông nghiệp xuất khẩu, cấp tín dụng cho doanh nghiệp xuất khẩu, mở rộngquyền tự do xuất khẩu nông sản.

Tiếp tục chính sách hỗ trợ sản xuất trong nước, tăng cường chính sách trợcấp đối với nông dân:

Áp dụng “giá sàn” đối với gạo; miễn toàn bộ thuế đất nông nghiệp trongcả nước, tăng trợ cấp cho nông dân mua vật tư nông nghiệp và hạt giống đểsản xuất, đồng thời nâng giá thu mua ngũ cốc của nông dân

Đặc biệt trong các nhóm giải pháp đó Trung Quốc tập trung vào giảipháp: tái cơ cấu nông nghiệp cũng như việc xuất nhập khẩu nông sản

Trang 32

Trung Quốc thực hiện kế hoạch phát triển lương thực trồng trọt trên qui môlớn nhằm nâng cao khả năng sản xuất nông nghiệp, từ đó tăng nguồn cungphục vụ xuất khẩu Mặc dù, nguồn lao động dồi dào nhưng lại không có đượcdiện tích đất trồng tương ứng Vì thế để thực hiện được điều này, Trung Quốcđã quy hoạch lại ngành nông nghiệp, theo hướng ưu tiên dành nguồn lực chonhững mặt hàng có lợi thế xuất khẩu như rau quả, hoa màu và các sản phẩmrau quả có tỉ trọng lao động cao và cần ít đất đai hơn Ngược lại, tăng nhậpkhẩu lúa mì, ngũ cốc, bong… những mặt hàng đòi hỏi để có năng suất cao cầnphải có diện tích lớn và cơ giới hóa.

Chính những đường lối hoạch định hợp lý, kịp thời đó mà giờ đây, sau 8 nămgia nhập WTO, tình trạng nhập khẩu ồ ạt đã không diễn ra, thậm chí nông sảnnhập khẩu quả thực không dễ dàng xâm nhập vào thị trường TrungQuốc.Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu nông sản đứng thứ 8 thế giới vàtham vọng trở thành “nông trại của thế giới”.

1.5.3.4 Bài học kinh nghiệm xuất khẩu gạo cho Việt Nam

* Từ thực tiễn phát triển nông nghiệp nói chung và xuất khẩu gạo nói riêngcủa Thái Lan, Ấn Độ, có thể rút ra những kinh nghiệm để áp dụng cho ViệtNam như sau :

Đối với những hỗ trợ từ phía chính phủ: nên chuyển từ hỗ trợ sản xuấthàng nông sản thông qua trợ giá qua khâu thu mua sang hỗ trợ trực tiếp chongười sản xuất một số nông sản chính Trong các biện pháp bảo hộ, chính phủluôn quan tâm tới chính sách đối với gạo, đặc biệt là chính sách giá cả nhằmđảm bảo lợi ích cho người nông dân và người tiêu dùng Trong chính sách tíndụng hỗ trợ cho người sản xuất, nguồn vay không chính thức giữ vai trò đặcbiệt trong thời kỳ đầu, khi nguồn vốn của Nhà nước và các ngân hàng, cáchợp tác xã còn khan hiếm.

Trang 33

Tiến hành các biện pháp đồng bộ đồng bộ từ khâu chọn giống, tạo giống,đến kỹ thuật canh tác, chế biến sau thu hoạch gạo xuất khẩu Trong đó, đặcbiệt quan tâm tới yếu tố quan trọng gây hạn chế chất lượng gạo và công nghệsau thu hoạch Thóc chủ yếu được phơi nắng nên chất lượng kém, tỷ lệ hạtgẫy vỡ trong xay xát cao, ở Thái Lan, hong khô thóc được tách thành một giaiđoạn riêng trong công nghệ sau thu hoạch do đó tỷ lệ hạt gãy vỡ cao nhất chỉlà 25% Công nghệ sau thu hoạch của Việt Nam kém hiệu quả do quá tậptrung vào công đoạn xay xát mà chưa quan tâm đến các công đoạn khác vàmột phần do việc đầu tư nâng cấp công nghệ không đem lại lợi tức cao, đây làkhâu rất yếu hiện nay vì vậy trong những năm tới cần tập trung giải quyếttheo các hướng : đầu tư cơ sở hạ tầng thoàn thiện công nghệ sau thu hoạchnhằm giảm tỷ lệ tổn thất xuống thấp nhất đồng thời tăng cường quản lý chấtlượng gạo xuất khẩu

* Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ150 của tổ chức thươngmại thế giới (WTO) Sau hơn một năm thực thi các cam kết gia nhập WTO,đã cho thấy còn không ít các hạn chế trong thực tiễn Từ thực tiễn những tácđộng tới nông nghiệp Trung Quốc sau 5 năm gia nhập WTO, có thể rút ra mộtsố kinh nghiệm đối với Việt Nam - một nước có nhiều điểm tương đồng vớiTrung Quốc:

Một là, cần đánh giá đúng mức độ tác động đối với các lĩnh vực sản xuấtvà tránh gây tâm trạng hoang mang cho nông dân.

Nông nghiệp là một lĩnh vực quan trọng và nhậy cảm đối với Việt Namnên việc mở của thị trường và thực hiện cam kết trong WTO hàm chứa nhiềurủi ro như mất cân đối thu nhập, nguy cơ ô nhiễm môi trường, mất an ninhlương thực… Do đó, cần có những đánh giá đúng mức tác động của việc gianhập WTO đối với sản xuất nông nghiệp Đồng thời, cũng cần tăng cường hỗ

Trang 34

trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trườngnông sản cho nông dân.

Hai là, chính sách phát triển nông nghiệp nên hướng vào sản xuất nhữngnông sản Việt Nam có lợi thế so sánh

Gia nhập WTO đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải tham gia vào mộtcuộc cạnh tranh mà thực chất là cuộc cạnh tranh giữa nông nghiệp nhỏ vànông nghiệp lớn, nông nghiệp truyền thống với nông nghiệp hiện đại, nôngnghiệp tập trung nhiều lao động với nông nghiệp có hàm lượng vốn và kỹthuật cao Đứng trước thực tế khi không còn bảo hộ sản xuất cho một nôngsản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế sosánh hoặc ngay từ bây giờ chúng ta phải tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại vàphát triển.

Ba là, coi trọng hơn nữa tới hỗ trợ cho việc phát triển công nghiệp chếbiến

Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao, và tạo đầu ra ổnđịnh hơn cho ngành trồng trọt Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng đượcnhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giới sẽ gíup ta giành được thị phầncho hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế

Bốn là, hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông nghiệp cũngcần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơcấu sản xuất, xuất khẩu …

Khi gia nhập WTO, việc phát triển các ngành có lợi thế so sánh sẽ đóngvai trò quyết định sự phát triển nông nghiệp trong tương lai Chính phủ cầnphải quan tâm hơn việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp, và có sự cânđối lợi ích giữa các ngành, các khu vực để đảm bảo cho nông dân tiếp cận vớiđầu vào quan trọng như thủy lợi, điện, phân bón với chất lượng cao và giáthấp

Trang 35

Năm là, thành lập và củng cố các Hiệp hội ngành hàng là nông nghiệp.

Nông nghiệp có đặc điểm là sản xuất được bởi nhiều nhà sản xuất có quymô nhỏ lẻ khác nhau Vì thế đây sẽ là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kếtcác doanh nghiệp kinh doanh nông sản nhằm gia tăng năng lực cạnh tranhtrên thị trường quốc tế

1.6 Các cam kết quốc tế của Việt Nam liên quan đến nông nghiệp, sản xuất và xuất khẩu gạo

* Những cam kết trong khuôn khổ AFTA

Khi tham gia AFTA, Việt Nam sẽ phải tự do hóa thuế quan (giảm thuếnhập khẩu xuống 0% ) của đại đa số các mặt hàng Hiệp định Ưu đãi thuếquan có hiệu lực chung (CEPT) là nội dung quan trọng nhất của AFTA và làvăn kiện mà Việt Nam tham gia ngay khi gia nhập ASEAN Theo lộ trìnhthực hiện CEPT 6 nước ASEAN cũ đến 2003, Việt Nam đến 2006 và cácnước Lào, Myanmar, Campuchia đến 2008 sẽ giảm thuế nhập khẩu của tất cảcác hàng hoá xuống 0-5% và loại bỏ hạn chế định lượng cho hàng hoá củacác nước thành viên ngay khi các mặt hàng tham gia chương trình thuế quancó hiệu lực chung (CEPT) và các hàng rào phi thuế khác sẽ bỏ dần trong 5năm sau đó.

Riêng đối với các nông sản trong Danh mục nông sản chưa chế biến nhạycảm (SEL) như đường, trứng thương phẩm, trứng gia cầm làm giống, gạo lứcvà thóc, một số loại hoa quả, có thời hạn cắt giảm thuế quan và hàng rào phithuế chậm hơn Lộ trình giảm thuế bắt đầu từ 1/1/2006 và đến năm 2013, mứcthuế suất đối với các mặt hàng này chỉ còn 0% - 5% (riêng đường sẽ giảm vàonăm 2010).

Việt nam có thể cấm hoặc hạn chế nhập khẩu các nông sản thuộc Danhmục loại trừ hoàn toàn (GEL) bao gồm các loại cồn êtilic nồng độ dưới 80%,rượu mạnh và thuốc lá, xì gà và các chất thay thế liên quan.

Trang 36

Như vậy, đối với nông nghiệp Việt nam, ngoại trừ một số mặt hàng trongdanh mục hàng nông sản nhạy cảm (51 dòng thuế) sẽ có thuế suất 0-5% vàonăm 2010 và 27 dòng thuế trong Danh mục loại trừ hoàn toàn không đưa vàocắt giảm, còn lại tất cả các mặt hàng khác đều phải cắt giảm thuế suất nhậpkhẩu xuống 0-5% vào năm 2006.

* Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ

Hiệp định Thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ được xây dựng trên cơ sở pháttriển quan hệ kinh tế -thương mại bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng độc lập vàchủ quyền của nhau Hiệp định có nội dung rất cụ thể, phạm vi điều chỉnhrộng, bao gồm thương mại hàng hoá lẫn sở hữu trí tuệ, thương mại dịch vụ vàphát triển đầu tư.

Theo cam kết trong Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, ngay sau khi hiệpđịnh có hiệu lực, Hoa Kỳ sẽ dành cho hàng hoá VN mức thuế suất thuế nhậpkhẩu tối huệ quốc trung bình khoảng 3% Trong quá trình thực thi hiệp định,nếu Hoa Kỳ giảm thuế cho các nước khác do kết quả đàm phán trong khuônkhổ WTO thì cũng dành cho Việt Nam ưu tiên như vậy, dù lúc thời điểm đóViệt Nam chưa phải là thành viên của WTO Hoa Kỳ cũng cam kết sẽ xemxét kh năng dành cho VN quy chế thuế quan phổ câp (GSP) với thuế suấtbằng 0 đối với một số mặt hàng

Riêng hàng nông sản đã cam kết giảm thuế đối với 195 dòng thuế, chủ yếulà nông sản chế biến, mức thuế giảm từ 35,5% xuống 25,7% Ngoài ra, Việtnam còn cam kết loại bỏ dần các hàng rào phi thuế, mở rộng quyền kinhdoanh, quyền phân phối cho thương nhân Mỹ trong vòng từ 3 đến 5 năm saukhi Hiệp định có hiệu lực; thực hiện các biện pháp vệ sinh dịch tễ theo đúngquy định của WTO; Tham gia các công ước quốc tế về bảo vệ giống câytrồng,…

* Những cam kết trong khuôn khổ WTO

Trang 37

Hiệp định nông nghiệp

Nông nghiệp bao giờ cũng là lĩnh vực nhạy cảm và khó giải quyết trongquan hệ thương mại giữa các nước Sau 8 năm đàm phán tại vòng đàm phánUrugoay, Hiệp định Nông nghiệp đã được ký kết (năm 1994) Hiệp định nôngnghiệp đã tăng cường các quy định và luật lệ để điều chỉnh chính sách nông

nghiệp - nông thôn của các nước thành viên theo 3 nội dung chính sau:

- Mở cửa thị trường: thực hiện thuế hóa các biện pháp phi thuế và cam kết

thuế, coi thuế là biện pháp duy nhất để bảo hộ sản xuất trong nước

Việt Nam đã cam kết cắt giảm thuế bình quân là 10,6% đối với nông sảnnhập khẩu so với MFN hiện hành Mức giảm thuế đối với nhóm nông sản chếbiến như thịt, sữa, rau quả chế biến ) sẽ giảm nhiều hơn so với nông sản thô(gạo, cà phê, cao su, hạt tiêu) Nhóm nông sản thô giảm thuế rất ít hoặc khônggiảm Tổng số dòng thuế cắt giảm là 1185, trong đó số dòng giảm so vớiMFN là 500 (thịt trâu, bò ), số dòng tăng so với MFN là 150 (thuốc lá,trứnggia cầm…), số dòng giữ nguyên là 535( gạo, chè…)

- Trợ cấp xuất khẩu: Việt Nam phải cam kết từ bỏ tất cả các trợ cấp xuất

khẩu đối với nông sản từ thời điểm gia nhập Tuy nhiên Việt Nam vẫn bảolưu quyền được hưởng một số quy định riêng của WTO dành cho nước đangphát triển trong lĩnh vực này Đối với loại hỗ trợ mà WTO quy định phải cắtgiảm nhìn chung Việt Nam duy trì được ở mức không quá 10% giá trị sảnlượng Ngoài mức này, Việt Nam còn bảo lưu thêm một số khoản hỗ trợ nữavào khoảng 4.000 tỷ đồng mỗi năm

- Trợ cấp trong nước: Tất cả các thành viên kê khai mức độ trợ cấp của

Chính phủ đối với sản xuất nông nghiệp Các chính sách thuộc diện đầu tưphát triển nông nghiệp, không mang tính bóp méo thương mại (nghiên cứukhoa học, đào tạo, khuyến nông, cơ sơ hạ tầng,…) đều được khuyến khích ápdụng Các loại trợ cấp khác làm bóp méo thương mại, nếu mức trợ cấp của

Trang 38

Chính phủ dành cho mỗi mặt hàng vượt quá 5% (đối với nước phát triển) và10% (đối với các nước đang phát triển) giá trị của mặt hàng đó thì sẽ phảicam kết cắt giảm Hiệp định quy định, các nước phát triển sẽ cắt giảm 36%trong 6 năm và các nước đang phát triển sẽ giảm 24% trong 10 năm trợ cấptrong nước

Hiệp định về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT)

Việt Nam cam kết tuân thủ hiệp định TBT ngay từ khi gia nhập: không ápdụng các tiêu chuẩn kỹ thuật một cách quá mức như một công cụ nhằm gâycản trở hoặc phân biệt đối xử trong thương mại trong đó bao gồm cả thươngmại nông sản.

Điều này không có nghĩa là loại bỏ tất cả các hàng rào kỹ thuật mà là camkết loại bỏ những hàng rào kỹ thuật yêu cầu quá mức cần thiết để bảo vệ sứckhoẻ con người, bảo vệ vật nuôi cây trồng, môi trường mà không có căn cứkhoa học, chỉ mang tính cảm tính vì chúng cản trở thương mại với các nướcthành viên khác Mà cũng không chỉ cản trở thương mại với các thành viênkhác mà còn đối với chính thương mại trong nước Theo quy chế đối xử quốcgia của nguyên tắc không phân biệt đối xử của WTO, những yêu cầu caokhông cần thiết, không có căn cứ khoa học đó đương nhiên cũng được ápdụng cho các doanh nghiệp trong nước Các hàng rào như vậy có thể gọi làrào cản thương mại để phân biệt với các hàng rào kỹ thuật cần thiết.

Hiệp định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động thực vật (SPS)

Mục đích của hiệp định này là nhằm bảo vệ sức khỏe con người trướcnhững nguy cơ có thể gây ra bởi các chất phụ gia, chất độc, chất gây ô nhiễmhoặc các vi khuẩn gây bệnh, các bệnh lan truyền từ động vật, thực vật…Hiệpđịnh này công nhận quyền của các nước thành viên WTO được áp dụng cácbiện pháp kiểm dịch động, thực vật mà tác động của nó có thể làm hạn chếnhập khẩu hàng nông sản.

Trang 39

Việt Nam cam kết tuân thủ hiệp định SPS ngay từ khi gia nhập, không ápdụng các biện pháp kiểm dịch quá mức cần thiết gây cản trở thương mại Tuynhiên, đối với hiệp định này WTO cho phép phân biệt đối xử về các biện phápSPS nhưng phải có bằng chứng khoa học Đông thời hiệp định này cũngkhông không phải cam kết về sản phẩm biến đổi gen (GMO)

Hiệp định SPS cũng đưa ra một loạt các nguyên tắc khác nhằm loại bỏ cácrào cản thương mại như: nguyên tắc hài hoà với tiêu chuẩn quốc tế; chấp nhậncác quy định, yêu cầu của các thành viên khác là tương đương với quy định,yêu cầu của mình nếu chúng đáp ứng mục tiêu của nước mình; sử dụngphương pháp xác định nguy cơ, rủi ro khi muốn đưa ra quy định, yêu cầu vềSPS; hình thành các khu vực không có hoặc ít có bệnh và sâu hại; kiểm tra,kiểm dịch tại cửa khẩu; công khai, minh bạch đối với các quy định, yêu cầuSPS

Như vậy, giữa việc xây dựng, duy trì các hàng rào kỹ thuật, các biện phápkiểm dịch cần thiết và loại bỏ những rào cản kỹ thuật, biện pháp không cầnthiết trong thương mại nhiều khi rất khó xác định ranh giới Để thực thi Hiệpđịnh TBT và Hiệp định SPS, điều quan trọng là Việt Nam phải học hỏi kinhnghiệm của chính các thành viên WTO là các đối tác thương mại, xem họ ápdụng các hàng rào kỹ thuật nào, loại bỏ những rào cản kỹ thuật gì để có thểtừng bước nghiên cứu áp dụng ở Việt Nam Với cách tiếp cận như vậy ViệtNam sẽ thực thi được đầy đủ các cam kết gia nhập WTO, đồng thời bảo vệđược lợi ích chính đáng với chính sách hội nhập để mà phát triển.

Trang 40

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA VIỆT NAM VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRƯỚC YÊU CẦU HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ2.1 Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam giai đoạn 1989 - 2008

2.1.1 Cơ chế điều hành quản lý xuất khẩu gạo

Xét cả quá trình trong những năm vừa qua, nếu tính từ năm 1989, năm đầutiên nước ta tham gia thị trường buôn bán gạo thế giới với tư cách là nướcxuất khẩu, có thể tóm lược trước hết về cơ chế điều hành đối với từng thời kỳ

cụ thể như sau năm 1990 chưa có cơ chế rõ ràng.

Năm 1991 – 1992, với chủ trương là mở rộng để tiêu thụ hàng hoá nên

khuyến khích nhiều doanh nghiệp tham gia xuất khẩu Thời gian này sản xuấtnông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phát triển mạnh, trong khichúng ta thiếu bạn hàng và thị trường.

Năm 1993 – 1996, do tình hình giá gạo thị trường thế giới giảm mạnh, các

công ty lương thực ở các địa phương kinh doanh xuất nhập khẩu gạo bị lỗ,không làm được Các tỉnh đề nghị chỉ lo khâu sản xuất và cung ứng, tạo chânhàng, tức là thu mua, xay xát, chế biến, vận chuyển nội địa; còn việc xuấtkhẩu chủ yếu do các doanh nghiệp khối các Bộ, ngành của Trung ương đảmnhiệm Cơ chế này thực hiện trong cả giai đoạn 1993 – 1996 là một thời giankhá dài.

Đến năm 1997, tình hình tiêu thụ của thế giới trở lại thuận lợi, việc kinh

doanh xuất khẩu gạo có lời Tuy nhiên tình trạng mua ép giá người sản xuất lànông dân phát sinh, xuất hiện nhiều tiêu cực trong khâu kí kết hợp đồng vớithương nhân nước ngoài như việc hoàn giá, độn giá….Chính phủ đã chỉ đạochấn chỉnh lại việc xuất khẩu gạo và huy động nguồn hàng bằng cách chỉ định

Ngày đăng: 25/10/2012, 16:25

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1. Số liệu khả năng sản xuất tivi và lúa ở Nhật Bản và Việt Nam - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Bảng 1.1..

Số liệu khả năng sản xuất tivi và lúa ở Nhật Bản và Việt Nam Xem tại trang 11 của tài liệu.
Bảng 1.2. Các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Bảng 1.2..

Các nước xuất khẩu chủ yếu trên thế giới Xem tại trang 23 của tài liệu.
Hình 2.1. Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo xuất khẩu củaViệt Nam - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Hình 2.1..

Tỷ trọng phẩm cấp các loại gạo xuất khẩu củaViệt Nam Xem tại trang 59 của tài liệu.
Hình 2.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạoViệt Nam giai đoạn 1989- 2006  - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Hình 2.2..

Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạoViệt Nam giai đoạn 1989- 2006 Xem tại trang 65 của tài liệu.
Hình 2.3. Tỷ trọng xuất khẩu gạoViệt Nam theo các thị trường khu vực 2007-2008  - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Hình 2.3..

Tỷ trọng xuất khẩu gạoViệt Nam theo các thị trường khu vực 2007-2008 Xem tại trang 66 của tài liệu.
Bảng 2.2. Lợi thế so sánh hiển thị của gạoViệt Nam giai đoạn 2001- 2008  - Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.doc

Bảng 2.2..

Lợi thế so sánh hiển thị của gạoViệt Nam giai đoạn 2001- 2008 Xem tại trang 81 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan