1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật việt nam hiện hành

87 153 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bảo vệ triệt để hơn các quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác Các số liệu, ví dụ, trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy, trung thực

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Tứ

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Được sự phân công của Khoa Sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội và sự

đồng ý của giáo viên hướng dẫn TS Trần Minh Ngọc về đề tài luận văn: "Hợp đồng

vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam hiện hành" Để

hoàn thành được luận văn này, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, động viên, giúp đỡ của quý thầy, cô giáo trong trường

Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn tới các thầy, cô giáo của Viện Đại học Mở Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, giảng dạy trong suốt quá trình tôi học tập, nghiên cứu tại Viện

Chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn khoa học TS Trần Minh Ngọc đã tận tình hướng dẫn tôi nghiên cứu thực hiện luận văn của mình

Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, Khoa đào tạo sau đại học, Viện Đại học Mở Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập Mặc dù đã có nhiều nỗ lực, cố gắng để thực hiện luận văn một cách hoàn chỉnh nhất, nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định mà tự bản thân không thể tự nhận thấy được Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý thầy, cô giáo để luận văn được hoàn chỉnh hơn

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã luôn bên tôi, động viên và khuyến khích tôi trong quá trình thực hiện luận văn, công trình nghiên cứu của mình

Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2018

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Văn Tứ

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

2.3.1 Quy định chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

2.3.3 Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng

2.4.1 Quy định chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

Trang 7

2.5.1 Phương thức giải quyết tranh chấp bằng thương lượng 53

2.5.4 Giải quyết tranh chấp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường

VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG

PHỤ LỤC

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biển là hệ thống kết nối của tất cả các vùng chứa nước của Trái Đất, bao gồm năm đại dương lớn: Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Ẩn Độ Dương, Nam

Băng Dương và Bắc Băng Dương Từ "biển" được sử dụng trong tên của một vùng

nước mặn cụ thể, nhỏ hơn, chẳng hạn như Biển Bắc hoặc Biển Đỏ Không có sự phân biệt rõ ràng giữa biển và đại dương, mặc dù vùng biển nhỏ hơn, và là một phần hoặc toàn bộ giáp với đất liền Công ước năm 1982 của Liên hợp quốc về Luật

biển khẳng định tất cả các đại dương là "biển" Biển và đại đương chiếm 71% diện

tích trái đất, chứa đựng nguồn tài nguyên phong phú, là con đường giao lưu huyết mạch hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của loài người Một trong những hướng đi của nhân loại ở thế kỷ XXI là tiến ra biển, tăng cường và mở rộng khai thác sử dụng tài nguyên biển Thực tiễn đã chứng minh, nhờ có biển mà nhiều quốc gia, dù lãnh thổ không lớn, dân số không đông, nhưng lại nằm trong hàng ngũ của các quốc gia có nền kinh tế phát triển (như Singapore) Sẽ không nói quá khi cho rằng, vị thế của một cường quốc thường gắn liền với điều kiện của quốc gia có biển bởi biển là hiện thân của những con đường giao thông hàng hải quốc tế - cơ sở quan trọng cho phát triển các quan hệ hàng hải - thương mại; Biển là nguồn tài nguyên thiên nhiên đáp ứng không ngừng cho các các nhu cầu vật chất và xã hội của con người

sáu biển lớn nhất thế giới, nối với hai đại dương là Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, có 11 quốc gia và thực thể bao bọc trong đó có Việt Nam Biển Việt Nam

số 157 quốc gia ven biển, các đảo quốc và các lãnh thổ trên thế giới), có nhiều vùng vịnh và cửa sông nối liền với biển Gần một nửa số tỉnh thành của nước ta với 117/631 huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh là địa phương có nền kinh tế gắn

Trang 9

bó với biển Các chỉ số tính biển (chiều dài bờ biển - diện tích đất liền) là 0.01 đứng đầu Đông Dương, trên Thái Lan và xấp xỉ Malaysia

Sử sách xưa ghi lại, người Việt cổ có truyền thống quen sông nước, giỏi đi thuyền, giỏi cấy lúa Người Việt cổ giỏi bơi lặn, khéo đóng thuyền, thạo nghề đi

biển từ rất sớm Trên trống đồng - tượng trưng cho tinh hoa văn hóa cũng như ý

chí quật cường của dân tộc ta, đều chạm khắc hình những con thuyền đang lướt sóng, thể hiện mối quan hệ gắn bó mật thiết của người Việt với sông, biển Trong cả chặng đường dài 4.000 năm dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, hàng hải nói chung và cảng biển, vận tải biển nói riêng luôn đóng vai trò quan trọng

Từ năm 1977, Việt Nam bắt đầu tham gia hội nghị Luật Biển quốc tế và ngày càng quan tâm đến quá trình phát triển của Luật Biển, kể cả tham gia soạn thảo Công ước Luật Biển Năm 1990, Quốc hội thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam, một Bộ luật chuyên ngành đầu tiên của nước ta, thể hiện tư duy quản lý Nhà nước bằng pháp luật đối với ngành hàng hải Sau 13 năm thực hiện Bộ luật Hàng hải Việt Nam, mặc dù thành tựu thu được cực kỳ to lớn, song Bộ luật đã bộc lộ nhiều thiếu sót không đáp ứng được đầy đủ yêu cầu điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực hàng hải trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, nhất thiết phải được sửa đổi bổ sung Sau một thời gian chuẩn bị chu đáo, ngày 14/6/2005 tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI đã thông qua Bộ luật Hàng hải Việt Nam sửa đổi, có hiệu lực thi hành từ 01/01/2006 Bộ luật năm 2005 điều chỉnh một cách hài hòa, sát với thực tiễn của nước ta cả hai mối quan hệ đối nội và đối ngoại mà Bộ luật năm 1990 chưa quy định hoặc có quy định nhưng không còn phù hợp với yêu cầu thực tế Tiếp đó, Bộ luật Hàng hải 2015 được ra đời thay thế cho Bộ luật Hàng hải năm 2005 nhằm hoàn thiện hơn về mặt pháp lý giúp điều chỉnh hiệu quả hơn thực tiễn ngày càng phong phú, đa dạng của các quan hệ hàng hải trong đó có quan hệ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Đây là cơ sở pháp lý quan trọng, đã và đang góp phần thúc đẩy phát triển nhanh, toàn diện, hiệu quả và bền vững các hoạt động hàng hải ở nước ta mà mỗi tổ chức, cá nhân khi tham gia đều có quyền áp dụng

Trang 10

Có thể nói rằng, hoạt động hàng hải là một hoạt động không thể thiếu trong phát triển kinh tế biển Một trong những chiến lược cơ bản của chúng ta hiện nay là phát triển mạnh đội tàu trong nước nhằm mục đích tăng thị phần vận tải biển của đội tàu biển Việt Nam và trên thế giới Chủ trương chủ động, tích cực trong hội nhập quốc tế được khẳng định trong nhiều văn kiện như Nghị quyết 07-NQ/TW ngày 27/1/2001 Bộ Chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế, Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 5/2/2007 của Ban Chấp hành Trung ương về một số chủ trương chính sách lớn

để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới, Nghị quyết sổ 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 24/5/2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Để làm tốt nhiệm vụ trên, việc làm cần chú ý đầu tiên đối với Việt Nam là cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh hoạt động dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển sao cho phù hợp hơn với thực tiễn, tương thích với pháp luật các nước trên thế giới và pháp luật quốc

tế trong lĩnh vực này Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp bảo vệ triệt để hơn các quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong các giao dịch hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại hàng hải của Việt Nam với các quốc gia khác trên thế giới Chính vì lý do như vậy, tôi xin lựa chọn đề

tài "Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam

hiện hành" để làm luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Nội dung đề tài luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam Có thể nói đây là một vấn đề tuy mang tính thời sự nhưng còn thiếu những nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống tại Việt Nam Trên thực tế, cũng đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu khoa học đã đề cập đến vấn đề này, có thể kể đến như:

Trang 11

- Tác giả Hoàng Văn Châu với cuốn sách: "Logistics và vận tải quốc tế",

Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2009; TS Hà Việt Hưng: "Những khía

cạnh pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường

biển", Tạp chí Khoa học, số 4/2015; Cuốn sách: "Carriage of Goods by Sea", của

John F.Wilson, 2008, đã tập trung phân tích khái niệm và đặc điểm của hợp đồng

vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

- Tác giả Nguyễn Vũ Hoàng, Hà Việt Hưng: "Về hợp đồng thuê tàu chuyến

trong hàng hải quốc tế", Tạp chí Luật học, số 3/2012; Hà Việt Hưng: "Một số vấn

đề pháp lý về vận đơn đường biển trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển", Tạp chí Luật học, số 5/2014; Tác phẩm của Francesco Berlingieri: "A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules, CIM - Colloquium on the Rotterdam Rules", Rotterdam,

September 21, 2009, đi sâu phân tích, bình luận các nội dung của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển

- Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam III (2011), tài liệu hội thảo

"Đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển" đề cập tới các giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam

về hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Đây là những giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam trước khi Bộ luật Hàng hải năm 2015 ra đời

Tuy nhiên, kể từ khi Bộ luật Hàng hải năm 2015 ra đời và đi vào áp dụng trên thực tế cho đến nay, chưa có công trình khoa học nào ở Việt Nam nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam hiện hành

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

- Mục đích

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận, phân tích đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành và so sánh với pháp luật quốc tế về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, để rút ra những điểm tích cực và hạn chế của pháp luật nước ta, từ

Trang 12

đó đề xuất các kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Nhiệm vụ

+ Làm rõ cơ sở lý luận về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển + Phân tích, đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành (có so sánh đối chiếu với pháp luật quốc tế) về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

+ Đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong mối tương quan với quy định của pháp luật quốc tế

- Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam hiện hành mà không phải hợp đồng vận chuyển bằng đường biển nói chung (bao gồm cả hợp đồng vận chuyển hành khách và hàng hóa)

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử, các quan điểm, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về các vấn

đề có liên quan Ngoài ra, các phương pháp chuyên ngành cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu như: Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Thông qua việc phân tích và chốt lại các vấn đề cơ bản như khái niệm, đặc điểm, lịch sử hình thành và phát triển của pháp luật về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển giúp cho người đọc có thể dễ dàng hình dung và tiếp cận đối với nội dung của

đề tài

Phương pháp tổng hợp nhằm liên kết, sắp xếp các tài liệu, thông tin lý thuyết đã thu thập được để tạo ra một hệ thống lý thuyết đầy đủ, sâu sắc về chủ đề nghiên cứu Trong luận văn, nó được sử dụng nhằm khái quát hóa và rút ra kết luận

Trang 13

đề xuất cơ bản về những đóng góp mới của luận văn với việc hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Phương pháp so sánh và liệt kê được sử dụng để làm nổi bật những điểm khác nhau giữa các chế định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của các hệ thống pháp luật trên thế giới và của các Công ước quốc tế điển hình Qua

đó góp phần làm rõ những điểm còn hạn chế bất cập của pháp luật Việt Nam và sự cấp thiết phải hoàn thiện trong tương lai

6 Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn

- Luận văn hệ thống hóa có bổ sung những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Làm rõ hơn và đánh giá đúng thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

- Đề xuất những kiến nghị có giá trị lý luận và thực tiễn hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa

bằng đường biển

Chương 2: Quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng vận chuyển hàng

hóa bằng đường biển

Chương 3: Một số bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về

hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN

VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

1.1 Khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Vận chuyển (tiếng Anh gọi là transport) là cách gọi việc di dời người hoặc vật từ một địa điểm này đến một địa điểm khác với nhiều hình thức, nhiều phương tiện chuyên chở khác nhau như: xe tải, tàu, thuyền, máy bay…trên các loại hình giao thông khác nhau như đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không [30, tr 10] Theo cách xác định chung về các loại hợp đồng thông dụng, hợp đồng vận chuyển tài sản được xác định bởi các yếu tố sau:

- Đây là hợp đồng có đối tượng là công việc, cụ thể là công việc vận chuyển tài sản

- Xuất phát từ sự thỏa thuận của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển

Sự thỏa thuận của các bên dẫn đến thống nhất về ý chí Qua đó hình thành các quyền và nghĩa vụ cho các bên

- Bên vận chuyển có nghĩa vụ chuyển tài sản đến địa điểm theo thỏa thuận

và giao tài sản đó cho người có quyền nhận

- Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả tiền cước phí vận chuyển

Khái niệm về hợp đồng vận chuyển tài sản xác định rõ các vấn đề sau:

Một là, bên cạnh chủ thể của hợp đồng vận chuyển (gồm bên vận chuyển và

bên thuê vận chuyển) thì hợp đồng này còn một số chủ thể khác mặc dù không phải

là chủ thể của hợp đồng nhưng có liên quan đến hợp đồng như bên có quyền Bên

có quyền được nhắc đến ở đây có thể là người thứ ba được hưởng lợi từ hợp đồng vận chuyển được xác lập hoặc là người được bên thuê vận chuyển ủy quyền tiếp nhận tài sản

Hai là, nghĩa vụ cơ bản của các bên trong hợp đồng đó là: chuyển tài sản

đến địa điểm đã định theo thỏa thuận; trả tiền cước phí vận chuyển

Trang 15

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trước hết được hiểu là một loại hợp đồng dân sự bởi nó được thể hiện ở sự thỏa thuận bình đẳng của các chủ thể về các nội dung cơ bản trong hợp đồng tạo nên quyền và nghĩa vụ tương xứng của các bên Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có thể diễn ra trong phạm vi lãnh thổ quốc gia nhưng cũng có thể diễn ra trên phạm vi lãnh thổ của hai hay nhiều quốc gia (được gọi là vận chuyển quốc tế) Tính quốc tế của một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn thể hiện ở một số yếu tố như: Chủ thể của hợp đồng là các bên có quốc tịch khác nhau hay có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; Hàng hóa là đối tượng của hợp đồng được dịch chuyển qua biên giới quốc gia hoặc chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được thiết lập ở các nước khác nhau; Đồng tiền thanh toán là ngoại tệ đối với ít nhất một bên trong quan hệ hợp đồng; Luật điều chỉnh hợp đồng là luật quốc gia, các điều ước quốc tế

và tập quán quốc tế về thương mại và hàng hải

Đã có khá nhiều công ước quốc tế về vấn đề hàng hải nhưng chỉ có hai bộ quy tắc tiên tiến đề cập trực tiếp đến hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Theo mục b, điều 1 Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển ký năm 1924 (còn gọi là Công ước Brussels

1924): "Hợp đồng vận chuyển được thể hiện bằng vận đơn hoặc một chứng từ sở

hữu tương tự trong chừng mực chứng từ đó liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, bao gồm bất kỳ vận đơn hoặc chứng từ tương tự nào như đã nêu

ở trên được phát hành trên cơ sở hoặc theo một hợp đồng thuê tàu kể từ thời điểm vận đơn hoặc chứng từ sở hữu tương tự đó điều chỉnh các mối quan hệ giữa một người chuyên chở với một người cầm vận đơn"

Theo mục 6 Điều 1 Công ước của Liên hợp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978 (Công ước Hamburg 1978), khái niệm hợp đồng vận

chuyển hàng hóa được hiểu "là bất kỳ hợp đồng nào mà theo đó người chuyên chở

đảm nhận việc chuyên chở hàng hóa bằng đường biển từ một cảng này đến một cảng khác để thu tiền cước Tuy nhiên, một hợp đồng bao gồm chuyên chở bằng đường biển

Trang 16

và cả bằng phương tiện khác, hợp đồng đó chỉ được coi là hợp đồng vận tải đường biển theo nghĩa trong Công ước này, nếu nó liên quan đến vận tải đường biển"

Các quốc gia khi tham gia vào điều ước quốc tế có nghĩa vụ chuyển hóa các quy định trong điều ước quốc tế vào pháp luật nội địa Điều này có tác dụng đáng

kể trong việc thống nhất hay hài hòa hóa các quy định trong pháp luật quốc gia Tuy nhiên ngay cả khi đã là thành viên của những điều ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, pháp luật nội địa cũng có những khác biệt khá lớn khi quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Ví dụ điển hình trong trường hợp này là Hoa Kỳ Luật về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (Carriage

of goods by sea act năm 1936) được ban hành trên cơ sở Công ước Brussels nhưng vẫn có những khác biệt quan trọng

Việt Nam là thành viên của tổ chức hàng hải quốc tế, đồng thời đã tham gia vào khá nhiều các điều ước quốc tế trong lĩnh vực hàng hải Tuy nhiên, trong lĩnh vực vận tải hàng hóa bằng đường biển, Việt Nam lại chưa tham gia vào Công ước Brussels hay Công ước Hamburg Mặc dù có tham gia vào quá trình đàm phán soạn thảo quy tắc Rotterdam, tuy nhiên Việt Nam cũng chưa tham gia quy tắc này

So với các lĩnh vực pháp luật khác, lĩnh vực pháp luật hàng hải của Việt Nam được pháp điển hóa tương đối sớm Bộ luật Hàng hải Việt Nam đầu tiên được ban hành vào năm 1990 Tuy nhiên, vấn đề vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được đề cập còn tương đối sơ sài Bộ luật Hàng hải tiếp theo được ban hành vào năm 2005, khi quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam được đẩy mạnh và đã đạt được những thành tựu đáng kể Các quy định về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã có những thay đổi cơ bản, khắc phục nhiều điểm tồn tại trong Bộ luật hàng hải 1990 [5, tr 42] Điều 70 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 quy định:

"1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu tiền cước vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng

Trang 17

2 Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, công-te-nơ hoặc công cụ tương tự

do người gửi hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

3 Cước vận chuyển là tiền công trả cho người vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển"

Như vậy, theo quy định này có thể thấy, trên cơ sở thỏa thuận dưới hình thức một hợp đồng cụ thể bằng văn bản, bên vận chuyển sử dụng tàu biển của mình

để chuyên chở hàng hóa cho bên thuê vận chuyển tới một địa điểm xác định để nhận cước phí Cước phí do người thuê vận chuyển chi trả sau khi hành trình đã kết thúc hoặc có thể trả trước tùy theo quy định trong hợp đồng

Gần đây nhất là sự ra đời của Bộ luật Hàng hải 2015 với nhiều thay đổi về nội dung theo hướng thiết thực hơn, phù hợp hơn với pháp luật và thông lệ quốc tế, đặc biệt là cách tiếp cận khái niệm hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trong bộ luật dựa trên quy định của quy tắc Hamburg và quy tắc Rotterdam Cụ thể

Bộ luật Hàng hải của Việt Nam đã định nghĩa hợp đồng này theo cách diễn tả quyền

và nghĩa vụ các bên là người vận chuyển và người thuê vận chuyển Điều 145 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định:

"1 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là thỏa thuận được giao kết giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển thu giá dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển

Trang 18

cách định nghĩa trên, hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một hoạt động chuyên nghiệp mang tính dịch vụ Hoạt động này được tiến hành bởi các doanh nghiệp chuyên cung cấp dịch vụ vận chuyển, trên cơ sở hợp đồng được ký kết họ sẽ

sử dụng tàu biển của mình để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng và trao nó cho người nhận tại cảng trả hàng Cước phí sẽ được người thuê vận chuyển thanh toán

Tóm lại, có thể hiểu rằng, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

là thỏa thuận giữa bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển hàng hóa theo đó bên vận chuyển thu phí dịch vụ vận chuyển do người thuê vận chuyển trả và dùng tàu biển để vận chuyển hàng hóa từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng

1.2 Đặc điểm của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là một hợp đồng dân sự vì thế nó có đầy đủ các đặc điểm cơ bản của một hợp đồng dân sự thông thường, tuy nhiên do tính chất và nội dung hợp đồng có sự khác nhau nhất định vì thế mà nó cũng có một sổ đặc điểm hết sức riêng biệt

Thứ nhất, về chủ thể của hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ký kết giữa người vận chuyển với người thuê vận chuyển hay người gửi hàng Chủ thể ký kết hợp đồng phải là người có đủ năng lực hành vi dân sự và đáp ứng một số yêu cầu khác theo quy định của pháp luật Họ có thể tự mình ký kết hợp đồng hoặc ủy quyền cho người khác thay mình giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Người vận chuyển còn có thể tự mình thực hiện toàn bộ công việc vận chuyển hoặc

ủy thác cho người khác thực hiện một phần công việc vận chuyển, người được ủy thác được coi là người vận chuyển thực tế theo quy định pháp luật

Thứ hai, đối tượng của hợp đồng là hoạt động vận chuyển từ cảng nhận

hàng đến cảng trả hàng thuộc lãnh thổ một quốc gia hoặc ở những quốc gia hay các vùng lãnh thổ khác nhau Hợp đồng này được ký kết trên cơ sở thỏa thuận của bên nhận dịch vụ và bên thuê dịch vụ vận chuyển với nội dung là chuyên chở một khối lượng hàng hóa nhất định và giao cho người nhận hàng theo chỉ dẫn và được nhận

Trang 19

tiền công được gọi là cước phí Đặc điểm giống nhau của hợp đồng vận chuyển hàng hóa với một số hợp đồng dân sự thông thường đó là, đều chuyển giao tài sản

từ chủ thể này sang chủ thể khác, song nó không giống như hợp đồng mua bán, trao đổi hàng hóa, tặng cho tài sản là chuyển giao nhằm mục đích sở hữu; cũng không giống hợp đồng thuê, mượn tài sản là chuyển giao nhằm mục đích sử dụng, khai thác công dụng của tài sàn; cũng không giống hợp đồng gửi giữ là việc chuyển giao tài sản chỉ nhằm mục đích trông coi, bảo quản Việc chuyển giao tài sản trong hợp đồng vận chuyển tài sản thực chất chỉ là tạm thời chuyển quyền chiếm hữu tài sản cho bên vận chuyển trong thời gian bên vận chuyển làm nghĩa vụ vận chuyển

Thứ ba, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là hợp đồng song

vụ, có đền bù Bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cần vận chuyển cho bên vận chuyển để bên vận chuyển chuyển dịch tài sản đó tới một địa điểm đã xác định theo thỏa thuận Việc vận chuyển được hiểu là sự chuyển dịch cơ học trong một không gian và thời gian xác định, bên thuê vận chuyển có nghĩa vụ trả cước phí vận chuyển Tiền cước phí trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không phải là một phần giá trị tài sản mà chính là tiền công lao động của bên vận chuyển sau khi hoàn thành nghĩa vụ theo thỏa thuận Cước phí vận chuyển có thể do các bên thỏa thuận hoặc đã được pháp luật quy định Theo thông

lệ thì bên thuê vận chuyển phải thanh toán đủ cước phí vận chuyển khi tài sản đã được chuyển lên tàu biển trừ khi có thỏa thuận khác

Thứ tư, về hình thức của hợp đồng là bằng văn bản Đối với một số hợp

đồng dân sự thông thường khác thì việc giao kết hợp đồng có thể bằng miệng hoặc bằng văn bản Các hợp đồng được pháp luật quy định được giao kết bằng lời nói thường là các hợp đồng đơn vụ hoặc hợp đồng có tính chất không quá phức tạp Tuy nhiên, đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, do nội dung hợp đồng này khá phức tạp, vì thế các nhà làm luật thường thiết kế quy định hình thức của hợp đồng phải được làm bằng văn bản mới có giá trị pháp lý [3, tr 24]

Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau: "Hợp đồng vận

Trang 20

chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận, hợp đồng vận chuyển theo chuyến phải được giao kết bằng văn bản" Như

vậy có thể thấy việc giao kết bằng văn bản sẽ làm rõ hơn quyền và nghĩa vụ của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển trong hợp đồng, qua đó, khi phát sinh tranh chấp thì sẽ căn cứ vào các điều khoản trong hợp đồng và quy định của pháp luật để giải quyết Tuy nhiên ngày nay cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc

giao kết bằng văn bản theo hình thức "giấy tờ" truyền thống đã trở nên lỗi thời vì

thế mà dẫn đến sự ra đời và chấp nhận rộng rãi các hình thức văn bản tương đương như: ký kết hợp đồng thông qua fax, telex, e-mail Ưu điểm của các hình thức này là nhanh gọn, thuận tiện, tiết kiệm được thời gian, chi phí khi hai bên giao kết hợp đồng có khoảng cách địa lý xa mà vẫn truyền đạt được đầy đủ nội dung cũng như nguyện vọng của bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển Giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển qua thư từ, điện tín, fax, telex, e-mail vẫn được pháp luật thừa nhận là giao kết bằng văn bản

Thứ năm, khác với các hợp đồng vận chuyển khác, hợp đồng vận chuyển

hàng hóa bằng đường biển thực hiện việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển Đây

là phương tiện vận tải có giá trị lớn, cấu tạo đặc biệt để đủ khả năng đi biển Để đảm bảo khả năng vận chuyển hàng hóa an toàn kể cả trong các điều kiện thời tiết khắc nghiệt, pháp luật thường đưa ra các quy định nghiêm ngặt về đăng ký cũng như vận hành, bảo hiểm đối với tàu biển

Thứ sáu, các tranh chấp về vận tải biển đặc biệt là vận tải biển quốc tế

thường được giải quyết bằng trọng tài hàng hải Đây là điểm khác biệt khá quan trọng của vận tải biển Nếu đối vớí các loại tranh chấp dân sự khác, trọng tài và tòa

án cùng đóng vai trò quan trọng như nhau, thậm chí trong một số trường hợp bắt buộc phải giải quyết bằng tòa án thì đối với vận tải biển, trọng tài hàng hải chiếm

một vị trí quan trọng Điều 50 Chapter party 1984 (NUVOY-84) quy định: "Bất kỳ

tranh chấp nào phát sinh từ hợp đồng này sẽ được giải quyết tại trọng tài được chỉ

ra tại Điều 15 theo thủ tục phù hợp với luật định, trừ trường hợp có thỏa thuận khác"

Trang 21

Thứ bảy, có hiện tượng xung đột pháp luật xảy ra trong hợp đồng vận

chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển Theo đó, do hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển luôn có yếu tố quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) nên phát sinh hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau cùng có thể được áp dụng để điều chỉnh hợp đồng Tư pháp quốc tế của đa số các nước trên thế giới đều có quy định giải quyết xung đột pháp luật từ hợp đồng này theo hướng xây dựng và thừa nhận cả quy phạm xung đột lẫn quy phạm thực chất trong điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và pháp luật quốc gia [12, tr 19] Điều 3 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có quy phạm xung đột xác định pháp luật áp dụng đối với một số vấn đề phát sinh từ hoặc có liên quan tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển như sau:

"1 Trường hợp quan hệ pháp luật liên quan đến quyền sở hữu tài sản trên tàu biển, hợp đồng thuê tàu biển, hợp đồng thuê thuyền viên, hợp đồng vận chuyển hành khách và hành lý, phân chia tiền công cứu hộ giữa chủ tàu cứu hộ và thuyền

bộ của tàu cứu hộ, trục vớt tài sản chìm đắm ở vùng biển quốc tế, các vụ việc xảy ra trên tàu biển khi tàu đang ở vùng biển quốc tế thì áp dụng pháp luật của quốc gia

mà tàu biển mang cờ quốc tịch

Trang 22

1.3 Phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Ngày nay trên thế giới có nhiều cách phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển dựa trên các tiêu chí như: loại tàu, khối lượng hàng hóa, loại hàng hóa, cước phí, yếu tố quốc tế - nội địa, quãng đường vận chuyển Tuy nhiên, cách phân loại phổ biển nhất hiện nay là dựa trên phương thức thuê tàu Thực tế hàng hải quốc tế hiện nay cho thấy có ba phương thức thuê tàu đó là: phương thức thuê tàu chợ, phương thức thuê tàu chuyến và phương thức thuê tàu định hạn [11, tr 26] Trong khuôn khổ của luận văn này chỉ đề cập đến loại hợp đồng mà đối tượng của

nó là hàng hóa được vận chuyển từ cảng nhận hàng đến cảng trả hàng nên không đề cập đến phương thức thuê tàu định hạn vì đối tượng của hợp đồng thuê tàu định hạn

là con tàu chứ không phải hàng hóa

Pháp luật Việt Nam hiện nay cũng phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa dựa trên cơ sở phương thức thuê tàu Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định hai loại hợp đồng thuê tàu Cụ thể:

Thứ nhất, khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:

"Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển"

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển hay còn gọi là hợp đồng thuê tàu chợ Hợp đồng này không phải dành cho người vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển Tàu chợ (Liner) hay còn gọi là tàu chạy định tuyến, tàu kinh doanh thường xuyên trên một tuyến hàng hải nhất định và ghé qua những cảng nhất định và theo một lịch trình đã định trước với một biểu cước, phí đã định sẵn [13, tr 16] Trong ngoại thương, việc vận chuyển hàng hóa bằng tàu chợ không có hợp đồng, nếu hiểu hợp đồng là một kết quả đàm phán và ghi thành văn bản, có chữ ký của người thuê chở và người chuyên chở Bằng chứng của hợp đồng

Trang 23

chỉ có đơn xin lưu khoang tàu chợ (Booking note) và vận đơn (Bill of lading- BL) Đơn lưu khoang thường là mẫu in sẵn cùa hãng tàu, được phát trực tiếp cho người thuê tàu điền khai Đơn lưu khoang khi được hai bên đồng ý ký thì trở thành một hợp đồng vận tải sơ bộ có giá trị ràng buộc hai bên Sau khi hàng hóa được xếp xuống tàu thì người chuyên chở cấp cho người gửi hàng một vận đơn đường biển Mọi quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc chuyên chở, bồi thường khi thiệt hại xảy

ra đều được giải quyết theo các điều đã ghi sẵn trong vận đơn Mặc dù bề ngoài có thể thấy nó đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian cho hai bên nhưng đây cũng đồng thời là một nhược điểm của hợp đồng thuê tàu chợ, bởi nó được định sẵn nên nhiều khi không có lợi cho người thuê vận chuyển bởi họ không thể thương lượng và đàm phán

Mặc dù có những hạn chế, tuy nhiên hiện nay hợp đồng vận chuyển theo phương thức này được khá nhiều các thương nhân ưa chuộng và sử dụng thường xuyên bởi tàu chạy đúng lịch trình, đảm bảo thời gian giao, nhận hàng một cách chủ động, cước phí ít thay đổi trong một thời gian nhất định, thuận tiện cho người thuê tàu trong việc gửi hàng là toàn bộ chi phí gửi hàng đã bao gồm trong tiền cước

Thứ hai, khoản 2 Điều 146 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định:

"Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể để vận chuyển hàng hóa theo chuyến"

Tàu chuyến (Tramp) hay tàu chạy rỗng, là tàu kinh doanh chuyên chở hàng hóa không theo một tuyến đường nhất định và không theo một lịch trình định trước Tàu chuyên chở theo phương thức chuyến thường có cấu tạo một boong, có miệng hầm lớn thuận tiện cho việc dỡ hàng Theo hợp đồng thuê tàu chuyến thì chủ tàu cho người thuê tàu thuê toàn bộ hay một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa và được hưởng tiền cước chuyên chở theo quy định của hợp đồng do hai bên thỏa thuận Văn bản điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của hai bên là hợp đồng thuê tàu và vận đơn đường biển [9, tr 35]

Trang 24

Hợp đồng thuê tàu chuyến là một loại hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, làm bằng văn bản trong đó người chuyên chở cam kết chuyên chở hàng hóa từ một hay nhiều cảng này và giao cho người nhận ở một hay nhiều cảng khác Người thuê tàu cam kết trả tiền cước đúng như hai bên thỏa thuận trong hợp đồng

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo phương thức thuê tàu chuyến có ưu điểm là cước vận chuyển khá linh hoạt và đôi khi rẻ hơn tàu chợ bởi nó phụ thuộc vào thị trường cung ứng tàu, giá nhiên liệu, khối lượng chuyên chở, độ dài tuyến đường Người thuê tàu không bị áp đặt bởi các điều khoản định sẵn trong vận đơn như hợp đồng thuê tàu chợ mà có thể tự do thỏa thuận về mọi vấn đề Tàu chạy thẳng từ cảng nhận đến cảng trả hàng nên hàng được vận chuyển nhanh chóng Người thuê tàu có thể tiết kiệm được thời gian cũng như các rủi ro trên biển Tuy vậy thuê tàu chuyến cũng có các nhược điểm như: giá cước thường xuyên biến động, người thuê tàu nếu không bám sát thị trường thì sẽ bị thuê đắt; Nhiều khi quá trình đàm phán hai bên không thống nhất được ý chí thì sẽ làm quá trình vận chuyển hàng hóa bị chậm trễ, nhất là đối với các loại hàng hóa dễ bị hư hỏng thì thiệt hại lớn có thể xảy ra Để hạn chế tình trạng này và cũng để giảm thiểu các tranh chấp, các tổ chức hàng hải quốc gia, quốc tế đã soạn thảo các hợp đồng mẫu dựa trên hợp đồng nói ở trên và khuyến nghị các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp vận tải và thuê vận tải biển nên sử dụng trong nghiệp vụ thuê tàu chuyến như: Mẫu GENCON dùng để thuê tàu chở hàng bách hóa; mẫu SCANCON dùng để chuyên chở hàng hóa có khối lượng lớn như: than, quặng, xi măng, ngũ cốc ; mẫu CEMECO của Hoa kỳ để chuyên chở xi măng; mẫu CUBASUGAR của Cuba để chuyên chở đường Ưu điểm của các mẫu hợp đồng này là nhanh chóng và được nghiên cứu kỹ càng nên dung hòa được lợi ích các bên Tuy nhiên, dù các bên tham gia hợp đồng vận chuyển đã lựa chọn hợp đồng mẫu cho họ thì các bên cũng không phải tuân thủ triệt để các điều khoản sẵn có của hợp đồng mẫu mà hoàn toàn có thể đàm phán và thỏa thuận khác đi nhằm đảm bảo lợi ích tốt nhất cho mình dựa trên cơ sở các điều khoản sẵn có

Trang 25

1.4 Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Trong hệ thống pháp luật Việt Nam, quy định pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nằm trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau bao gồm Bộ luật Dân sự 2015, Luật Thương mại năm 2005, Bộ luật hàng hải năm 2015 và các văn bản hướng dẫn thi hành các đạo luật này Tuy nhiên, do tính đặc thù của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là loại hợp đồng trong lĩnh vực hàng hải nên pháp luật điều chỉnh nó tập trung và rõ nét nhất trong các văn bản pháp luật về hàng hải mà chủ yếu là trong Bộ luật Hàng hải năm 2015 Do Bộ luật Hàng hải năm 2015 mới có hiệu lực từ ngày 1/7/2017 nên đến nay chưa có văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành nào liên quan tới hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được ban hành Chính vì lẽ đó, việc nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chỉ tập trung chủ yếu vào các quy định trong Bộ luật Hàng hải năm 2015

Bên cạnh các quy định trong nước, việc điều chỉnh hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn có thể dựa vào quy định trong các điều ước quốc tế

về hàng hải mà Việt Nam là thành viên Đây là trường hợp hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển có yếu tố quốc tế (hay yếu tố nước ngoài) do vậy có liên quan tới pháp luật của hai hay nhiều nước khác nhau, và để thống nhất hóa pháp luật điều chỉnh hợp đồng có yếu tố nước ngoài các nước đã cùng nhau ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về thương mại và hàng hải hoặc hàng hải chuyên biệt trong đó có quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Hiện nay

có những điều ước quốc tế điển hình về vận tải biển như: Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển (gọi tắt là Công ước Brussels 1924 - Quy tắc Hague); Công ước quốc tế về thống nhất một số quy tắc pháp luật liên quan đến vận đơn đường biển và các Nghị định thư bổ sung,

Trang 26

sửa đổi Công ước Brussels 1924 (gọi tắt là Quy tắc Hague-Visby); Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển (gọi tắt là Công ước Hamburg 1978 - Quy tắc Hamburg); Công ước của Liên hợp quốc về hợp đồng vận chuyển hàng hóa một phần hoặc toàn bộ bằng đường biển 2009 (Quy tắc Rotterdam 2009) Về nguyên tắc chung, khi có sự khác nhau về cùng một vấn đề điều chỉnh giữa điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và pháp luật Việt Nam thì phải ưu tiên áp dụng quy định trong điều ước quốc tế

Kết luận Chương 1

Hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đóng một vai trò quan trọng trong phát triển thương mại nói chung Chương 1 đã tập trung làm sáng tỏ các vấn đề lý luận cơ bản về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển trên các phương diện khái niệm, đặc điểm, phân loại Thông qua sự phân tích và đánh giá của luận văn, người đọc có thể hình dung được về những điểm nổi bật của một hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo quy định của pháp luật Việt Nam

và điều ước quốc tế, đồng thời làm rõ được sự khác biệt của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với các loại hợp đồng dân sự thông thường khác cũng như giữa các loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với nhau (hợp đồng thuê tàu chuyến và hợp đồng thuê tàu chợ)

Trang 27

Chương 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM

VỀ HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BIỂN

2.1 Đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Trong đời sống kinh tế - xã hội của con người, nhu cầu trao đổi hàng hóa trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia trên thế giới là một nhu cầu tất yếu và ngày càng phát triển Con người ngoài việc sản xuất ra các sản phẩm phục vụ cho chính bản thân mình, còn có nhu cầu đưa các sản phẩm đó vào giao lưu dân sự Để có thể trao đổi hàng hóa ở từng địa phương, từng quốc gia hoặc sang các địa phương, quốc gia khác, chủ sở hữu tài sản có thể tự mình vận chuyển tài sản đến những nơi khác nhau Tuy nhiên, việc tự vận chuyển như vậy khiến cho chủ sở hữu tài sản vừa tốn thời gian, công sức, vừa phải mua sắm các phương tiện vận tải Do vậy thay vì tự mình vận chuyển, chủ sở hữu tài sản có thể thực hiện công việc này qua phương thức ký kết hợp đồng với chủ phương tiện vận chuyển hoặc người thuê phương tiện

để thực hiện dịch vụ vận chuyển hàng hóa Như vậy, đối tượng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển không phải là một tài sản cụ thể như hợp đồng mua bán hay hợp đồng cho thuê mà là hoạt động vận chuyển hàng hóa mà bên vận chuyển phải thực hiện một công việc theo thỏa thuận đó là di chuyển hàng hóa từ cảng biển này đến cảng biển khác Mặc dù hàng hóa được giao cho người vận chuyển

để di chuyển từ người gửi hàng đến người nhận hàng, song nó không làm thay đổi chủ sở hữu của hàng hóa mà chỉ làm thay đổi vị trí của chúng Việc thay đổi chủ sở hữu trong trường hợp này chịu sự chi phối của một hợp đồng mua bán hàng hóa đã được ký kết giữa người mua và người bán trước khi tiến hành vận chuyển

Hàng hóa được chuyên chở trong các hợp đồng vận chuyển bằng đường biển chủ yếu là các vật đồng loại có giá trị và giá trị sử dụng Hàng hóa là đối tượng

của loại hợp đồng này, theo định nghĩa của quy tắc Hague-Visby là "của cải, đồ vật,

hàng hóa, vật phẩm bất kỳ nào, trừ súc vật sống và hàng hóa theo hợp đồng vận tải

Trang 28

được khai là trở trên boong và thực tế được trở trên boong" [4, tr 42] Như vậy có

thể thấy, phạm vi chuyên chở của hợp đồng này rất rộng, có thể là bất cứ vật phẩm

gì, thậm chí là các vật phẩm không có giá trị sử dụng Tuy nhiên hàng hóa được

chuyên chở lại bị giới hạn ở hai đối tượng đó là "súc vật sống" và "hàng hóa được

khai là trở trên boong và thực tế được trở trên boong" Sở dĩ các nhà làm luật quy

định như vậy là bởi hành trình vận chuyển của các hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thường rất dài, thậm chí có thể lên đến hàng tháng, như vậy súc vật sống không có điều kiện chăn thả thích hợp hoặc là phải đối mặt với các dạng thời tiết khắc nghiệt của các vùng miền khác nhau thì khó có thể tồn tại hoặc đảm bảo được về mặt số lượng khi giao hàng cho người mua Mặt khác, trên phương tiện vận chuyển, người vận chuyển chủ yếu chỉ đảm nhận duy nhất công việc vận chuyển, việc chăm sóc súc vật sống dường như nằm ngoài khả năng của họ Do đó người chuyên chở thường không phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa là súc vật sống khi có mất mát hay thiệt hại Đối với hàng hóa được ghi là được trở trên boong thì sẽ không thuộc đối tượng điều chỉnh của Quy tắc này nếu thỏa mãn hai điều kiện: hàng hóa được quy định trong hợp đồng là được đặt ở trên boong và thực tế nó đang được chuyên chở trên boong Việc chuyên chở hàng hóa trên boong luôn luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro, khi phương tiện vận chuyển gặp phải thiên tai thì hàng hóa dễ

bị hư hỏng do không được che chắn hợp lý hoặc thậm chí là rơi xuống biển do sự rung lắc của tàu Quy định trên là hoàn toàn hợp lý khi bảo vệ được quyền lợi của

người vận chuyển đối với một số mặt hàng có tính chất tương đối nhạy cảm

Tuy nhiên đến Công ước Hamburg 1978 "hàng hóa" gồm cả súc vật sống

nếu hàng hóa được đóng trong container, pallet hoặc công cụ vận tải tương tự Bộ luật Hàng hải Việt Nam Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc Công ước Hamburg khi cũng

quy định hàng hóa tương tự bao gồm: "Hàng hóa là máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu,

nhiên liệu, hàng tiêu dùng và các động sản khác, kể cả động vật sống, container hoặc công cụ tương tự do người giao hàng cung cấp để đóng hàng được vận chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển" (Khoản 2 Điều 145) Như

Trang 29

vậy, có thể thấy, các quy định trong Công ước Hamburg 1978 về hàng hóa là súc vật sống đã được pháp luật Việt Nam tiếp thu và hoàn thiện dần qua các bộ luật Động vật sống và container khi được bao gói miễn là do người thuê vận chuyển cung cấp, nếu xảy ra thiệt hại, người chuyên chở sẽ phải bồi thường Tất nhiên là khi người thuê vận chuyển hàng hóa là súc vật sống thì họ phải tính đến những hao tổn của súc vật trong quá trình vận chuyển mà không thể tránh khỏi

Ngoài ra, Điều 155 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 còn mở rộng hàng hóa vận chuyển là hàng hóa nguy hiểm Hàng nguy hiểm ở đây có thể hiểu là những hàng hóa dễ nổ, dễ cháy hoặc là hàng hóa độc hại khác có thể gây ảnh hưởng tới con người, môi trường và an ninh quốc gia Việc vận chuyển các loại hàng hóa này phải tuân theo một quy trình hết sức nghiêm ngặt như lựa chọn bao gói, phương tiện vận chuyển phù hợp, các vấn đề liên quan đến cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả Đây là một quy định hoàn toàn mới mẻ và phù hợp với điều kiện thực tế không chỉ của Việt Nam mà còn với nhiều quốc gia khác trên thế giới, thể hiện sự tiếp thu và phát triển có chọn lọc quy định trong các điều ước quốc tế điển hình về hàng hải của các nhà làm luật nước ta

2.2 Chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

Cũng giống với các hợp đồng vận chuyển thông thường, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cũng bao gồm hai chủ thể cơ bản đó là bên vận chuyển và bên thuê vận chuyển Đây là hai chủ thể chính tiến hành giao kết hợp đồng và là hai chủ thể không thể thiếu để hình thành nên một hợp đồng vận chuyển Ngoài ra hợp đồng này còn có một số chủ thể khác như: người làm công, người giao hàng, người nhận hàng

Theo khoản 1 Điều 147 Bộ luật Hàng hải 2015, người thuê vận chuyển là

"người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng

hóa bằng đường biển với người vận chuyển Trường hợp hợp đồng vận chuyển bằng chứng từ vận chuyển thì người thuê vận chuyển được gọi là người giao hàng"

Trong khi đó, khoản 4 Điều 147 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về người giao

Trang 30

hàng là "người tự mình hoặc được người khác ủy thác giao hàng cho người vận

chuyển theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển" Như vậy có thể thấy

người thuê vận chuyển (người giao hàng trong trường hợp vận chuyển bằng chứng từ) có thể là chủ sở hữu của hàng hóa hoặc không Chủ sở hữu hàng hóa có thể ủy quyền cho một người khác giao kết hợp đồng vận chuyển với người vận chuyển Quy định này là hoàn toàn hợp lý bởi nó không chỉ phù hợp với thực tiễn mà còn phù hợp với các quy định pháp luật khác về ủy quyền dân sự

Về người vận chuyển, khoản 2 Điều 147 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định:

"Người vận chuyển là người tự mình hoặc ủy quyền cho người khác giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với người thuê vận chuyển" Như vậy,

pháp luật tiếp tục thừa nhận việc ủy quyền khi ký kết hợp đồng vận chuyển, tuy nhiên điều này không ảnh hưởng đến việc xác định trách nhiệm đối với hàng hóa khi có thiệt hại xảy ra Ngoài ra, pháp luật hàng hải Việt Nam còn quy định thêm về người

vận chuyển thực tế "là người được người vận chuyển ủy thác thực hiện toàn bộ

hoặc một phần việc vận chuyển hàng hóa bằng đường biển." (khoản 3 Điều 147 Bộ

luật Hàng hải 2015) Người ký hợp đồng vận chuyển đôi khi không phải là người

trực tiếp tiến hành công việc vận chuyển mà họ có thể ủy thác cho một người khác, thông thường đó là người lái tàu Tuy nhiên, người ký hợp đồng vận chuyển vẫn là người chịu trách nhiệm chính đối với hàng hóa trong suốt chặng đường vận chuyển

Người vận chuyển hàng hóa là các tổ chức cá nhân có đăng ký kinh doanh

để thực hiện dịch vụ vận chuyển Ngày nay cùng với quá trình hội nhập mạnh mẽ của Việt Nam vào thị trường thế giới, công việc vận chuyển trở nên khó khăn và đòi hỏi yêu cầu cao hơn Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể đảm bảo được các điều kiện này Do đó việc thực hiện công việc vận chuyển cũng cần phải tiến hành đăng ký ngành nghề theo quy định của Luật doanh nghiệp Doanh nghiệp đủ điều kiện thực hiện dịch vụ vận chuyển mới được cấp phép thành lập và hoạt động

Bên cạnh người vận chuyển, người thuê vận chuyển, người giao hàng, trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển còn có chủ thể nữa có liên quan

Trang 31

đến hợp đồng đó là người nhận hàng Theo khoản 5 Điều 147 Bộ luật Hàng hải

2015 thì người nhận hàng là người có quyền nhận hàng khi hàng hóa tới đích theo quy định của hợp đồng vận chuyển và quy định của pháp luật

Việc xác định được chủ thể của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển có vai trò quan trọng đổi với khả năng thực hiện hợp đồng vận chuyển Trước khi ký kết hợp đồng thuê tàu, người thuê tàu cần phải tìm hiểu cặn

kẽ về đối tác Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được thực hiện hiệu quả hay không phụ thuộc không nhỏ vào chủ thể tham gia ký kết

2.3 Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển

2.3.1 Quy định chung về hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển

Khoản 1 Điều 146 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định về các loại hợp đồng

vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, trong đó xác định: "Hợp đồng vận chuyển

theo chứng từ vận chuyển là hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được giao kết với điều kiện người vận chuyển không phải dành cho người thuê vận chuyển nguyên tàu hoặc một phần tàu cụ thể mà chỉ căn cứ vào chủng loại, số lượng, kích thước hoặc trọng lượng của hàng hóa để vận chuyển

Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển được giao kết theo hình thức do các bên thỏa thuận"

Hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển còn được gọi là hợp đồng thuê tàu chợ Tàu chợ là tàu chạy thường xuyên trên một tuyến đường nhất định, ghé qua những cảng nhất định theo một lịch trình định trước Vì thế tàu chợ còn có tên là tàu định tuyến Lịch chạy tàu chợ thường được các hãng tàu công

bố trên các trang chính thức hoặc trên phương tiện truyền thông để khách hàng có nhu cầu chủ động liên hệ Còn thuê tàu chợ là việc chủ hàng trực tiếp hay thông qua người môi giới yêu cầu chủ tàu giành cho mình thuê một phần chiếc tàu để chuyên chở hàng hóa từ nơi này đến nơi khác Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu hoặc khi người chuyên chở đã nhận hàng để xếp lên tàu thì người chuyên chở đường biển

Trang 32

hoặc người đại diện của họ cấp cho người gửi hàng một chứng từ vận chuyển gọi là vận đơn đường biển (Bill of lading) Vận đơn chính là bằng chứng cho việc ký kết một hợp đồng vận chuyển giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển

Phương thức thuê tàu chợ thường được các thương nhân sử dụng vì đó là những tàu bách hóa, tốc độ tương đối nhanh (18-20 hải lý/ giờ); có trang bị xếp dỡ riêng; chạy giữa các cảng theo một lịch trình công bố trước nên khá thuận tiện cho việc theo dõi; điều khoản hợp đồng được ghi sẵn trên vận đơn nên không mất thời gian đàm phán; cước phí thì được tính theo biểu cước (Tariff) của hãng tàu nên khá

ổn định Tuy nhiên, do không được thỏa thuận mà phải đơn phương chấp thuận các điều khoản trên vận đơn nên nó tồn tại một số ưu điểm như: cước vận chuyển bị

áp đặt bởi người vận chuyển nên đôi khi đứng ở mức cao, điều kiện chuyên chở không thực sự có lợi cho chủ hàng

Để có thể tiến hành thuê tàu chợ, chủ hàng phải tự tìm tàu hoặc thông qua người môi giới tìm tàu để vận chuyển hàng hóa Sau đó người môi giới sẽ tìm tàu và gửi giấy lưu cước tàu chợ và thỏa thuận một số điều khoản chủ yếu trong xếp dỡ và vận chuyển với người vận chuyển Người môi giới sẽ thông báo cho chủ hàng kết quả lưu cước và chủ hàng phải chủ động đón lịch tàu để vận chuyển hàng hóa ra cảng và giao lên tàu Sau khi hàng hóa đã được xếp lên tàu thì chủ tàu phải cấp cho chủ hàng một vận đơn để làm bằng chứng cho việc đã giao kết hợp đồng vận chuyển hàng hóa giữa họ Trường hợp chủ hàng tự tìm tàu thì họ chủ động thực hiện việc lưu cước với người vận chuyển Cần lưu ý là, kể từ thời điểm đơn lưu cước được người vận chuyển chấp nhận thì hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết Tuy nhiên hợp đồng này khá sơ sài nên để điều chỉnh chi tiết quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng phải sử dụng tới vận đơn đường biển do bên vận chuyển phát hành và được bên thuê vận chuyển hàng hóa chấp thuận

2.3.2 Vận đơn đường biển

a Quy định chung về vận đơn đường biển

Các Công ước quốc tế cũng như pháp luật của từng quốc gia đều đưa ra quy định chung về vận đơn Theo quy định tại khoản 7 Điều 1 Công ước Hamburg 1978

Trang 33

về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thì "Vận đơn đường biển là một chứng từ

làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển bằng đường biển và về việc người vận chuyển đã nhận hàng để chở hoặc bốc hàng xuống tàu và bằng vận đơn này người vận chuyển cam kết sẽ giao hàng khi vận đơn được xuất trình Một điều khoản trong chứng từ này quy định rằng lô hàng phải được giao theo lệnh của người được ghi đích danh, hoặc giao theo lệnh hoặc giao cho người nắm giữ vận đơn chính là sự cam kết đó" Như vậy, có thể thấy quy định về vận đơn đường biển của Công-ước

Hamburg 1978 tương đối chi tiết và đầy đủ, ngoài việc xác định đây là bằng chứng cho việc giao kết hợp đồng vận chuyển giữa người chuyên chở và người thuê vận chuyển thì còn xác định thêm một trong những đỉều khoản quan trọng nhất không thể thiếu của vận đơn đó là sự cam kết khi giao hàng Pháp luật Việt Nam kể từ khi hội nhập và phát triển thì ngày càng có sự tiệm cận với pháp luật quốc tế, điều đó được chứng minh thông qua định nghĩa vận đơn đường biển tại Bộ luật Hàng hải Khoản 2 Điều 148 về chứng từ vận chuyển tại Bộ luật Hàng hải 2015 xác định như

sau: "Vận đơn là chứng từ vận chuyển làm bằng chứng về việc người vận chuyển đã

nhận hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như được ghi trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng; bằng chứng về sở hữu hàng hóa dùng để định đoạt, nhận hàng và là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển"

Từ một số định nghĩa trên, tựu chung lại vận đơn đường biển (Ocean bill of lading) là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người chuyên chở hoặc đại diện của người chuyên chở phát hành cho người gửi hàng sau khi hàng hóa

đã được xếp lên tàu hoặc sau khi nhận hàng để xếp

Vận đơn đường biển có một số đặc điểm sau:

- Vận đơn là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng như ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi trả hàng

- Vận đơn là bằng chứng xác nhận hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết Khi hàng hóa được xếp lên tàu, người vận chuyển sẽ

Trang 34

cấp cho chủ hàng một vận đơn Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết

- Vận đơn là một loại giấy tờ được in theo mẫu sẵn, quy định rõ các điều khoản về quyền và nghĩa vụ của các bên cũng như các điều khoản giải quyết tranh chấp Tuy nhiên trong quá trình sử dụng vận đơn đường biển ngày càng bộc lộ rõ những khiếm khuyết của nó như: Đôi khi hàng hóa đã đến cảng dỡ hàng nhưng người nhận hàng không có vận đơn (B/L) để nhận hàng vì thời gian hành trình của hàng hóa trên biển ngắn hơn thời gian gửi B/L từ cảng xếp hàng đến cảng dỡ hàng; B/L không thích hợp với việc áp dụng các phương tiện truyền số liệu hiện đại tự động (fax, telex ) bởi việc sử dụng B/L trong thanh toán, nhận hàng đòi hỏi phải

có chứng từ gốc Bên cạnh đó việc in ấn B/L đòi hỏi nhiều công sức và tốn kém bởi chữ in mặt sau của B/L thường rất nhỏ, khoảng 0,3mm để chống làm giả Như vậy một loại chứng từ mới có thể thay thế được cho B/L và có chức năng tương tự như B/L đã ra đời Đó là giấy gửi hàng đường biển (seaway bill) Khoản 4 Điều 148 Bộ

luật Hàng hải 2015 quy định: "Giấy gửi hàng đường biển là bằng chứng về việc

hàng hóa được nhận như được ghi trong giấy gửi hàng đường biển; là bằng chứng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Giấy gửi hàng đường biển không được chuyển nhượng." Sử dụng seaway bill có thể khắc phục được những tồn

tại đã phát sinh của B/L Khi sử dụng seaway bill người nhận hàng có thể nhận được hàng hóa ngày khi tàu đến cảng dỡ hàng hóa mà không nhất thiết phải xuất trình vận đơn đường biển gốc vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa Hàng hóa sẽ được người chuyên chở giao cho người nhận hàng trên cơ sở những điều kiện của người chuyên chở hoặc một tổ chức quản lý hàng hóa tại cảng đến Mặt khác seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa, do đó người ta không nhất thiết phải gửi ngay bản gốc cho người nhận hàng ở cảng đến mà có thể gửỉ bản sao qua hệ thống truyền số liệu tự động Như vậy đồng thời với việc xếp hàng lên tầu, người xuất khẩu có thể gửi ngày lập tức seaway bill cho người nhận hàng trong vòng vài phút Người nhận hàng cũng như người chuyên chở không phải

Trang 35

lo lắng khi giao nhận mà không có chứng từ Khi sử dụng seaway bill, việc in các điều khoản bằng chữ rất nhỏ ở mặt sau được thay thế bằng việc dẫn chiếu đến các điều kiện, quy định liên quan đến vận chuyển ở mặt trước bằng một điều khoản ngắn gọn Mặt khác người chuyên chở chỉ cần phát hành 1 bản gốc seaway bill trong khi phải phát hành tối thiểu 1 bộ 3 bản gốc nếu sử dụng B/L Seaway bill cho phép giao hàng cho một người duy nhất khi họ chứng minh họ là người nhận hàng hợp pháp Điều này giúp cho các bên hữu quan hạn chế được rất nhiều rủi ro trong việc giao nhận hàng, không những thế, vì seaway bill không phải là chứng từ sở hữu hàng hóa nên khi bị mất hay thất lạc thì cũng không ra hậu quả nghiêm trọng nào Điều 163 Bộ luật Hàng hải 2015 cũng cho phép thay vận đơn bằng giấy gửi hàng Theo đó, người giao hàng có thể thỏa thuận với người vận chuyển việc thay vận đơn bằng giấy gửi hàng đường biển hoặc chứng từ vận chuyển khác và thỏa thuận về nội dung, giá trị của các chứng từ này theo tập quán hàng hải quốc tế

b Nội dung của vận đơn đường biển

Hiện nay trên thế giới chưa có mẫu vận đơn thống nhất dành cho vận chuyển hàng hóa bằng đường biển Vận đơn có nhiều loại khác nhau do các hãng tàu phát hành nên nội dung vận đơn cũng khác nhau Vận đơn có thể phát hành dưới dạng giấy hoặc điện tử Vận đơn được in thành mẫu và không nhất thiết phải ghi trên vận đơn tiêu đề "vận đơn hàng hải - marine bill of lading" hay "vận đơn đường biển - ocean bill of lading) Vận đơn luôn gồm 2 mặt (trừ vận đơn điện tử) Mặt trước gồm các ô, cột, dòng in sẵn để điền thông tin cần thiết Mặt sau của vận đơn chứa đựng các điều kiện và điều khoản vận chuyển hoặc dẫn chiếu tới các nguồn luật có quy định những điều kiện và điều khoản vận chuyển

Mặt thứ nhất vận đơn, thường gồm những nội dung chủ yếu sau:

- Số vận đơn (number of bill of lading)

- Người gửi hàng (shipper)

- Người nhận hàng (consignee)

- Địa chỉ thông báo (notify address)

Trang 36

- Chù tàu (shipowner)

- Cờ tầu (flag)

- Tên tầu (vessel hay name of ship)

- Cảng xếp hàng (port of loading)

- Cảng chuyển tải (visa or transhipment port)

- Nơi giao hàng (place of delivery)

- Tên hàng (name of goods)

- Kỹ mã hiệu (marks and numbers)

- Cách đóng gói và mô tả hàng hóa (kind of packages and discriptions of goods)

- Số kiện (number of packages)

- Trọng lượng toàn bộ hay thể tích (total weight or mesurement)

- Cước phí và chi phí (freight and charges)

- Số bản vận đơn gốc (number of original bill of lading)

- Thời gian và địa điểm cấp vận đơn (place and date of issue)

- Chữ ký của người vận tải (thường là master’s signature)

Nội dung của mặt trước vận đơn do người xếp hàng điền vào trên cơ sở số liệu trên biên lai thuyền phó Trên thực tế, trên bất kỳ vận đơn nào cũng ghi số lượng, trọng lượng hàng hóa vận chuyển Nếu nghi ngờ có sai sót, thuyền trưởng sẽ ghi dự kháng vào vận đơn để dễ từ chối trách nhiệm sau này Người chuyên chở chỉ được phép dự kháng khi có cơ sở chắc chắn để nghi ngờ là hàng giao không đúng với lời khai của người gửi hàng trên vận đơn và khi người chuyên chở không có biện pháp hợp lý nào để kiểm tra lời khai của người gửi hàng Trình tự lập vận đơn thường được thực hiện theo các bước sau:

- Người gửi hàng giao hàng lên tàu hoặc giao hàng cho người chuyên chở

và người chuyên chở sẽ cấp cho người gửi hàng một biên lai nhận hàng;

- Người gửi hàng nộp cước phí vận chuyển (nếu trả trước cước vận chuyển);

- Thuyền phó lập biên lai thuyền phó;

- Trên cơ sở biên lai thuyền phó, thuyền trưởng sẽ điền vào các chi tiết trên vận đơn và ký tên đóng dấu sau đó giao cho người gửi hàng bộ vận đơn

Trang 37

Pháp luật Việt Nam cũng có những quy định tương tự về vận đơn đường biển trong đó có quy định chi tiết về nội dung vận đơn Khoản 1 Điều 160 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định vận đơn đường biển bao gồm những nội dung sau:

a) Tên và trụ sở chính của người vận chuyển;

b) Tên người giao hàng;

c) Tên người nhận hàng hoặc ghi rõ vận đơn được ký phát dưới dạng vận đơn theo lệnh hoặc vận đơn vô danh;

d) Tên tàu biển;

đ) Tên hàng, mô tả về chủng loại, kích thước, thể tích, số lượng đơn vị, trọng lượng hoặc giá trị hàng hóa, nếu xét thấy cần thiết;

e) Mô tả tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa;

g) Ký, mã hiệu và đặc điểm nhận biết hàng hóa mà người giao hàng đã thông báo bằng văn bản trước khi bốc hàng lên tàu biển và được đánh dấu trên từng đơn vị hàng hóa hoặc bao bì;

h) Giá dịch vụ vận chuyển và các khoản thu khác của người vận chuyển; phương thức thanh toán;

i) Nơi bốc hàng và cảng nhận hàng;

k) Cảng trả hàng hoặc chỉ dẫn thời gian, địa điểm sẽ chỉ định cảng trả hàng; l) Số bản vận đơn gốc đã ký phát cho người giao hàng;

m) Thời điểm và địa điểm ký phát vận đơn;

n) Chữ ký của người vận chuyển hoặc thuyền trưởng hoặc đại diện khác có thẩm quyền của người vận chuyển

Trường hợp tên người vận chuyển không được xác định cụ thể trong vận đơn thì chủ tàu được coi là người vận chuyển Trường hợp vận đơn được lập theo quy định của pháp luật ghi không chính xác hoặc không đúng sự thật về người vận chuyển thì chủ tàu chịu trách nhiệm bồi thường các tổn thất phát sinh và sau đó được quyền yêu cầu người vận chuyển bồi hoàn

Việc ghi chú vào vận đơn của người vận chuyển nhằm thoát khỏi trách nhiệm bồi thường thiệt hại cũng được quy định cụ thể tại Điều 161 Bộ luật Hàng hải

Trang 38

2015 Theo đó, người vận chuyển có quyền ghi chú trong vận đơn nhận xét của mình nếu có nghi vấn về tình trạng bên ngoài hoặc bao bì hàng hóa Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn sự mô tả về hàng hóa, nếu có đủ căn cứ nghi ngờ tính chính xác về lời khai báo của người giao hàng ở thời điểm bốc hàng hoặc khi không có điều kiện xác minh Người vận chuyển có quyền từ chối ghi trong vận đơn ký, mã hiệu hàng hóa, nếu chúng chưa được đánh dấu rõ ràng trên từng kiện hàng hoặc bao bì, bảo đảm dễ nhận thấy khi chuyến đi kết thúc Trường hợp hàng hóa được đóng gói trước khi giao cho người vận chuyển thì người vận chuyển có quyền ghi vào vận đơn là không biết rõ nội dung bên trong Người vận chuyển không chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc tổn thất liên quan đến hàng hóa trong mọi trường hợp, nếu người giao hàng đã cố tình khai gian về chủng loại, giá trị của hàng hóa khi bốc hàng và khai báo đó đã được ghi nhận vào vận đơn

Mặt thứ hai của vận đơn

Gồm những quy định có liên quan đến vận chuyển do hãng tàu in sẵn, người thuê tàu không có quyền bổ sung hay sửa đổi mà mặc nhiên phải chấp nhận

nó Mặt sau thường gồm các nội dung như: các định nghĩa, điều khoản chung, điều khoản trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản xếp dỡ và giao nhận, điều khoản cước phí và phụ phí, điều khoản giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở, điều khoản miễn trách của người chuyên chở

Mặt thứ hai của vận đơn mặc dù là các điều khoản do các hãng tàu tự ý quy định, nhưng thường nội dung của nó phù hợp với quy định của các công ước, tập quán quốc tế vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

c Số lượng vận đơn gốc phát hành

Hiện nay không có quy định chung về số lượng bộ vận đơn gốc được phát hành trong các điều ước quốc tế về vận tải biển cũng như pháp luật quốc gia Tuy nhiên trên thực tế, người vận chuyển thường phát hành 3 bộ vận đơn gốc có nội dung và giá trị pháp lý như nhau Trong đó, hai bản gửi cho người gửi hàng, một

Trang 39

bản lưu giữ trên tàu để làm bằng chứng đối chiếu Người gửi hàng sau khi nhận được vận đơn sẽ giữ lại một bản còn bản kia gửi cho người nhận hàng (có thể gửi độc lập theo cách thức nào đó hoặc gửi kèm theo hàng hóa được vận chuyển trên tàu) Như vậy, với việc phát hành 3 bộ vận đơn gốc, người nhận hàng chắc chắn sẽ

có một bộ vận đơn để nhận hàng trước khi hoặc ngay khi hàng hóa được vận chuyển tới đích Trên vận đơn gốc thường ghi rõ số lượng bản vận đơn gốc được phát hành, chẳng hạn: 3/3, 5/5 Khi một bộ vận đơn gốc đã được sử dụng để nhận hàng, các bộ còn lại tự động không còn hiệu lực

Pháp luật Việt Nam hiện hành cũng không có quy định về số lượng bộ vận đơn gốc được phát hành mà chỉ quy định về trách nhiệm lập vận đơn của người vận chuyển Điều 159 Bộ luật Hàng hải 2015 quy định, theo yêu cầu của người giao hàng, người vận chuyển có nghĩa vụ ký phát cho người giao hàng một bộ vận đơn Vận đơn có thể ghi rõ tên người nhận hàng, gọi là vận đơn đích danh; ghi rõ tên người giao hàng hoặc tên những người do người giao hàng chỉ định phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn theo lệnh; không ghi rõ tên người nhận hàng hoặc người phát lệnh trả hàng, gọi là vận đơn vô danh Trường hợp trong vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người phát lệnh trả hàng thì người giao hàng mặc nhiên được coi là người có quyền đó

d Cấp lại vận đơn

Trong trường hợp người gửi hàng bị mất vận đơn hoặc có những sai sót ghi trên vận đơn thì người gửi hàng có thể xin cấp lại vận đơn Không có quy định chung cho việc cấp lại vận đơn mà mỗi hãng vận chuyển sẽ có quy trình cấp lại vận đơn riêng Quy trình cấp lại vận đơn thường diễn ra như sau:

- Người xin cấp lại vận đơn gửi đề nghị bằng văn bản về cấp lại vận đơn tới hãng vận chuyển

- Người xin cấp lại vận đơn phải lập thư bảo đảm theo mẫu của hãng vận chuyển cam kết bồi thường thiệt hại do việc xin cấp lại vận đơn gây ra (Có hãng vận chuyển quy định ngoài chữ ký của người đề nghị còn phải có chữ ký của người giao hàng, người nhận hàng)

Trang 40

- Xác định rõ hàng hóa đang ở đâu, đã được giao cho người nhận hàng chưa Nếu đã được giao cho người nhận hàng thì đơn đề nghị cấp lại vận đơn sẽ bị

từ chối Nếu hàng chưa được giao cho người nhận hàng thì thông báo và chuyển đơn đề nghị đó cho đại lý tại cảng nhận hàng/trả hàng và yêu cầu đại lý thông báo

sự việc cho các bên liên quan

- Trên tờ vận đơn được cấp lại phải ghi từ "cấp lại - re issued"

Pháp luật Việt Nam hiện không quy định cụ thể về việc cấp lại vận đơn đường biển trong trường hợp hãng vận chuyển được đề nghị cấp lại vận đơn

2.3.3 Nội dung pháp lý cơ bản của hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo chứng từ vận chuyển

a Nghĩa vụ và trách nhiệm của người gửi hàng

Tại khoản 5 Điều 2 Công ước Brussels 1924, Điều 12 Công ước Hamburg

1978 và Điều 154 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 đều xác định rõ nghĩa vụ của người gửi hàng là phải đảm bảo hàng hóa được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu

và cung cấp hàng đúng trong nội dung của hợp đồng Ngày nay việc vận chuyển hàng hóa ngày càng trở nên phức tạp hơn, việc quy định ký mã hiệu của từng loại hàng hóa được pháp luật ghi nhận bởi nó không chỉ thuận tiện cho việc cơ quan hải quan theo dõi đối tượng hàng hóa xuất nhập khẩu là gì để đánh thuế mà còn góp phần quan trọng vào việc xếp hàng, bảo quản và dỡ hàng của người vận chuyển, qua đó hạn chế được phần nào những hao tổn mất mát có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển mà người vận chuyển có thể phải gánh chịu Việc ký mã hiệu thường được áp dụng với các hàng hóa như: hàng hóa dễ vỡ, hàng hóa dễ hư hỏng, hàng hóa là chất độc hại, Người vận chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không đủ tiêu chuẩn đóng gói cần thiết Hàng hóa đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế, hàng hóa không thuộc đối tượng cấm xuất nhập khẩu theo quy định của pháp luật trong nước và pháp luật của nước xuất nhập khẩu

Việc giao hàng đúng có nhiều căn cứ để xác định Thông thường người vận chuyển và người thuê vận chuyển sẽ cùng thỏa thuận về khối lượng hàng giao,

Ngày đăng: 24/04/2020, 10:45

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giao thông - Vận tải (2003), Sổ tay Pháp luật hàng hải, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: tay Pháp luật hàng hải
Tác giả: Bộ Giao thông - Vận tải
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2003
2. Nguyễn Hồng Cẩm (1986), Giáo trình Vận tải trong ngoại thương, Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vận tải trong ngoại thương
Tác giả: Nguyễn Hồng Cẩm
Nhà XB: Nxb Thông tin và Truyền thông
Năm: 1986
3. Hoàng Văn Châu (2009), Giáo trình logistics và vận tải quốc tế, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình logistics và vận tải quốc tế
Tác giả: Hoàng Văn Châu
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2009
4. Hoàng Văn Châu (dịch và hiệu đính) (2009), Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hóa, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các công ước quốc tế về vận tải và hàng hóa
Tác giả: Hoàng Văn Châu (dịch và hiệu đính)
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2009
5. Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam III (2011), Đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, Tài liệu hội thảo, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá tác động của Việt Nam gia nhập các công ước quốc tế về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Tác giả: Dự án hỗ trợ thương mại đa biên Việt Nam III
Năm: 2011
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X tại Đại hội đại biểu lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2020, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2011- 2020
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Năm: 2011
8. Nguyễn Vũ Hoàng (2013), "Pháp luật về quyền tự do hàng hải và mối quan hệ với quyền năng của quốc gia ven biển", Nhà nước và pháp luật, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Pháp luật về quyền tự do hàng hải và mối quan hệ với quyền năng của quốc gia ven biển
Tác giả: Nguyễn Vũ Hoàng
Năm: 2013
9. Nguyễn Vũ Hoàng, Hà Việt Hưng (2012), "Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế", Luật học, (3) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về hợp đồng thuê tàu chuyến trong hàng hải quốc tế
Tác giả: Nguyễn Vũ Hoàng, Hà Việt Hưng
Năm: 2012
10. Lê Mạnh Hùng (2014), "Thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài", Dân chủ và pháp luật, (Số chuyên đề pháp luật quốc tế trong thời kỳ hội nhập), (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thực tiễn áp dụng pháp luật của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
Tác giả: Lê Mạnh Hùng
Năm: 2014
11. Hà Việt Hưng (2014), "Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển", Luật học, (5) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số vấn đề pháp lý về vận đơn đường biển trong vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Tác giả: Hà Việt Hưng
Năm: 2014
12. Hà Việt Hưng (2015), "Những khía cạnh pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển", Khoa học, (4) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những khía cạnh pháp lý đặc trưng của hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Tác giả: Hà Việt Hưng
Năm: 2015
13. Trịnh Thu Hương (2011), Giáo trình Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương, Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội.14. Incoterm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương", Nxb Thông tin và truyền thông, Hà Nội. 14
Tác giả: Trịnh Thu Hương
Nhà XB: Nxb Thông tin và truyền thông
Năm: 2011
21. Quốc hội (2010), Luật Trọng tài thương mại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Trọng tài thương mại
Tác giả: Quốc hội
Năm: 2010
25. Nguyễn Như Tiến (2005), Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu chuyến, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tranh chấp và giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng thuê tàu chuyến
Tác giả: Nguyễn Như Tiến
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 2005
26. Trường Đại học Hàng hải (1992), Shipping law, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Shipping law
Tác giả: Trường Đại học Hàng hải
Nhà XB: Nxb Giao thông vận tải
Năm: 1992
27. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật thương mại quốc tế, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại quốc tế
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2011
28. Trường Đại học Luật Hà Nội (2011), Giáo trình Luật thương mại quốc tế (text book and international and business law), thuộc dự án MUTRAP (song ngữ), Nxb Công an nhân dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Luật thương mại quốc tế (text book and international and business law
Tác giả: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhà XB: Nxb Công an nhân dân
Năm: 2011
29. Francesco Berlingieri (2009), A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules, CIM - Colloquium on the Rotterdam Rules, Rotterdam Publishing house Sách, tạp chí
Tiêu đề: A comparative analysis of the Hague-Visby Rules, the Hamburg Rules and the Rotterdam Rules, CIM - Colloquium on the Rotterdam Rules
Tác giả: Francesco Berlingieri
Năm: 2009
30. John F.Wilson (2008), Carriage of Good by Sea, Buttewood UK Sách, tạp chí
Tiêu đề: Carriage of Good by Sea
Tác giả: John F.Wilson
Năm: 2008

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w