1.3 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng...25 1.3.1.Khái niệm và các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
Trang 1VŨ THỊ NHUNG
PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM-CHI NHÁNH TÂY ĐÔ
Chuyên ngành : Tài chính – Ngân hàng
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Liên
HÀ NỘI - 2015
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, không sao chépcủa ai Nội dung luận văn có tham khảo và sử dụng các tài liệu, thông tin được đăngtải trên các giáo trình, tác phẩm, tạp chí và các trang web theo danh mục tài liệu củaluận văn
Tác giả của luận văn
Vũ Thị Nhung
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tác giả luận văn xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới PGS.TS NguyễnThị Phương Liên - giáo viên hướng khoa học về sự hướng dẫn nhiệt tình và địnhhướng khoa học cho tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu, thu thập số liệu, khảosát thực tế và thực hiện luận văn đồng thời có những ý kiến đóng góp quí báu đểluận văn hoàn thành tốt hơn
Tác giả luận văn xin trân trọng cảm ơn sự hỗ trợ nhiệt tình trong quá trình thuthập tài liệu của các cán bộ phòng kế hoạch kinh doanh - Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô
Cuối cùng, tác giả xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa sau đạihọc trường Đại học Thương Mại và gia đình đã động viên giúp đỡ tác giả trong suốtquá trình hoàn thành luận văn
Tác giả luận văn
Vũ Thị Nhung
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ x
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của để tài 1
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài 2
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
5 Phương pháp nghiên cứu 4
6 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 5 1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 5
1.1.2 Phân loại các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 9
1.2 Tổ chức, quản lý cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 13
1.2.1 Ban hành chính sách và quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
13 1.2.2 Tổ chức bộ máy nhân sự và cơ sở hạ tầng để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM 22
1.2.3 Kiểm soát và báo cáo, đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 24
Trang 51.3 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng 25 1.3.1.Khái niệm và các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM 25 1.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 28 1.3.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 36 2.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 36 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 36 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 37 2.1.3 Kết quả một số hoạt động kinh doanh chính 40 2.2 Thực trạng tổ chức, quản lý cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô45 2.2.1 Thực trạng chính sách và quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh 45 2.2.2 Thực trạng tổ chức bộ máy nhân sự và cơ sở hạ tầng để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh 46 2.2.3 Kiểm soát và báo cáo, đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Chi nhánh 48 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 48 2.3.1 Thực trạng các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
48
Trang 62.3.2 Thực trạng kết quả phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 50
2.3.2.2 Thực trạng kết quả phát triển TT KDTM trong thanh toán quốc tế: 55
2.3.3 Đánh giá chung về thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 57 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 64
3.1 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 65
3.1.1 Những thuận lợi và khó khăn, thời cơ và thách thức trong phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHNo&PTNT VN – Chi nhánh Tây Đô những năm tới 65
3.1.2 Định hướng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 68
3.2 Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô 69
3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 69
3.2.2 Tăng cường đầu tư, đổi mới công nghệ và cơ sở vật chất 70
3.2.3 Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánh 71 3.2.4 Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá sản phẩm dịch vụ 72
3.2.5 Khuyến khích khách hàng mở tài khoản thanh toán và sử dụng dịch vụ: 73
3.2.6 Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, xây dựng chiến lược 74
3.2.7 Mở rộng hợp tác liên kết với các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt 74
3.2.8 Một số giải pháp khác 75
3.3 Một số kiến nghị 76
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ và các cơ quan, Bộ ngành 76
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nước 77
Trang 73.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam .79 KẾT LUẬN 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
PHỤ LỤC
Trang 8DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1 ATM Automatic teller machine- Máy rút tiền tự động
4 EDC Electronic data Capture- Thiết bị đọc thẻ điện tử
8 NHNo & PTNT VN Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
11 POS Point of sale- Các điểm chấp nhận thanh toán
12 TT KDTM Thanh toán không dùng tiền mặt
Trang 9Bảng2.2: Kết quả hoạt động tín dụng năm 2011-2014 của NHNo& PTNT Tây Đô
42
Bảng 2.3 Kết quả hoạt động dịch vụ 2011-2014 của NHNo&PTNT Tây Đô 43
Bảng 2.4 : Kết quả tài chính năm 2011 - 2014 của NHNo&PTNT Tây Đô 44
Bảng 2.5 Thực trạng các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2011-2014 49
Bảng 2.6 Kết quả thu dịch vụ 2011-2014 của NHNo&PTNT Tây Đô 50
Bảng 2.7 Tình hình thanh toán Ủy nhiệm chi của NHNo&PTNT Tây Đô giai đoạn 2011-2014 51
Bảng 2.8 Tình hình thanh toán Ủy nhiệm thu của NHNo&PTNT Tây Đô giai đoạn 2011-2014 52
Bảng 2.9 Tình hình thanh toán séc của NHNo&PTNT Tây Đô giai đoạn 2011-2014 53
Bảng 2.10 Tình hình thanh toán thẻ của NHNo&PTNT Tây Đô giai đoạn 2011-2014
54
Bảng 2.11 Công tác TTQT năm 2011 - 2014 của NHNo&PTNT Tây Đô PTNT Tây Đô 56
Bảng 2.12 : Công tác mua bán ngoại tệ 2011 – 2014 của NHNo& 56
Bảng : 2.13 Biểu phí dịch vụ NHNo&PTNT,Vietinbank, BIDV 59
Trang 10DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng UNC 15
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán bằng UNT 15
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán séc qua một NHTM 16
Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán séc qua 2 NHTM 17
Sơ đồ: 1.5 Quy trình thanh toán thẻ 17
Sơ đồ 1.6 Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước 18
Sơ đồ 1.7 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm 19
Sơ đồ 1.8 Quy trình thanh toán nhờ thu 20
Sơ đồ 1.9 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ 21
Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức NHNo&PTNT VN-CN Tây Đô 37
Trang 11PHẦN MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của để tài
Cùng với sự phát triển của xã hội, sản xuất hàng hóa ngày càng phát triểnmạnh mẽ, lưu thông hàng hóa ngày càng được mở rộng cả về quy mô, phạm vi.Hoạt động thanh toán bằng tiền mặt cũng dần dần không đáp ứng được nhu cầu củaviệc thanh toán nữa, và thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) ngày càng trởthành phương tiện thanh toán phổ biến và được nhiều quốc gia khuyến khích sửdụng Hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt hiện nay đang ngày càng chiếm
ưu thế với những lợi ích vượt trội, và đang có những đóng góp to lớn đối với sựphát triển của nền kinh tế
Nhận thức được vấn đề đó Chính phủ Việt Nam đã đưa ra nhiều chính sáchnhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tới các tầng lớp dân cư Tuy nhiênthực tế hiện nay tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch hàng ngày củangười dân Việt Nam vẫn còn cao, người dân vẫn có thói quen sử dụng tiền mặttrong giao dịch, tâm lý e dè, sợ rủi ro khi tiếp cận với các phương tiện thanh toánmới làm hạn chế sự phát triển thanh toán không dùng tiền mặt Ngay cả ở thành thị,nơi đời sống nhân dân và tình trạng dân trí cao thì thói quen sử dụng tiền mặt vẫncòn phổ biến
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNo&PTNTVN) - Chi nhánh Tây Đô là một chi nhánh cấp 1 được thành lập từ tháng 4/2008nằm trong khu đô thị mới Mỹ Đình I, cửa ngõ phía Tây của thủ Đô Đây là một môitrường đầy hấp dẫn để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt nhưng cũng đặt ranhững thách thức không nhỏ đối với chi nhánh Trong bối cảnh tình hình kinh tế -
xã hội hiện nay, các NHTM đã bắt đầu chú trọng làm thế nào để tăng lợi nhuận từviệc cung cấp các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Để tồn tại, phát triển vàkhẳng định được vị thế của mình thì phát triển thanh toán không dùng tiền mặt đang
là một đòi hỏi cấp thiết đối với NHNo&PTNT VN- Chi nhánh Tây Đô Với nhậnthức đó công tác phát triển thanh toán không dùng tiền mặt luôn đượcNHNo&PTNT Chi nhánh Tây Đô chú trọng và đã đạt được những kết quả đáng kể
Trang 12Tuy nhiên tình hình phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại chi nhánhvẫn chưa đáp ứng được mục tiêu, còn nhiều bất cập trong việc phát triển các sảnphẩm, các kênh phân phối sản phẩm, và phát triển thị trường thanh toán không dùngtiền mặt Tỷ trọng thu thanh toán không dùng tiền mặt/ tổng thu dịch vụ chưa cao,còn xảy ra tình trạng lỗi giao dịch, và thời gian xử lý các giao dịch còn dài, Là cán
bộ đang công tác tại NHNo&PTNT VN- Chi nhánh Tây Đô với mong muốn gópphần giải quyết vấn đề thực tiễn này tôi đã chọn nghiên cứu đề tài luận văn thạc sĩ
“Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô”
2 Tổng quan các công trình nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài
Ngày 22/11/2012 Chính phủ đã ra nghị định số 101/2012/NĐ-CP về Thanhtoán không dùng tiền mặt, nghị định này quy định về hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt bao gồm: Mở và sử dụng tài khoản thanh toán; dịch vụ thanh toánkhông dùng tiền mặt; dịch vụ trung gian thanh toán; tổ chức, quản lý và giám sátcác hệ thống thanh toán Và theo thông tư số 46/2014/TT-NHNN ngày 31/12/2014của Ngân hàng nhà nước đã có những hướng dẫn về dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt
Cho đến nay đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về thanh toán khôngdùng tiền mặt được các cá nhân thực hiện dưới dạng đề tài nghiên cứu, luận văn như:
- Tác giả Hà Thị Thanh Hòa (2012), Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặttại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Tỉnh Kon Tum, Đạihọc Đà Nẵng, luận văn thạc sĩ Luận văn này đã đưa ra được cơ sở lý luận về TTKDTM và nghiên cứu thực trạng TT KDTM tại NHNo&PTNT Tỉnh Kon Tum từ
đó đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển TT KDTM tại NHNo&PTNTTỉnh Kon Tum
- Tác giả Nguyễn Thị Thanh Thúy (2014), Phát triền dịch vụ thanh toán khôngdùng tiền mặt trong thanh toán nội địa tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam-Chi nhánh Nam Hà Nội, Đại học Thương Mại Luận văn đãđưa ra được cơ sở lý luận và thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh
Trang 13toán nội địa tại NHNo&PTNT VN-CN Nam Hà Nội từ đó đề xuất các giải pháp vàkiến nghị nhằm phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địatại Chi nhánh Tuy nhiên luận văn mới chỉ nghiên cứu về thanh toán không dùngtiền mặt trong thanh toán nội địa mà chưa đề cập tới thanh toán không dùng tiềnmặt trong thanh toán quốc tế.
Ngoài ra còn một số luận văn thạc sĩ khác về thanh toán không dùng tiền mặtkhác như:
- Tác giả Lê Thị Hồng Phượng (2012), Giải pháp mở rộng phương thức thanh toánkhông dùng tiền mặt đối với khách hàng cá nhân tại Việt Nam, luận văn thạc sĩ, Đại họcKinh tế
- Tác giả Bùi Thị Mỹ Huyền (2011), “Hoàn thiện hoạt động thanh toán khôngdùng tiền mặt qua ngân hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh”, luận văn thạc sĩ, Đạihọc Kinh tế TP Hồ Chí Minh
Qua quá trình đánh giá tổng quan các nghiên cứu và tài liệu liên quan đến pháttriển TT KDTM của NHTM, hệ thống các nghiên cứu đã góp phần hình thành một
cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm TTKDMT, phát triển TT KDTMcủa NHTM, các chỉ tiêu đánh giá và các giải pháp về phát triển TT KDTM Tuynhiên những chỉ tiêu phản ánh trong các nghiên cứu còn thiếu sót, chưa chặt chẽ ,các giải pháp vẫn còn mang tính chung chung, chưa cụ thể, chưa mang tính sáng tạo
và gắn liền với thực trạng kinh tế hiện nay
Luận văn “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô” được nghiên cứu
tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Tây Đô,luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển TT KDTM, và cũng đưa ra nhiều đề xuất cóthể áp dụng vào thực tiễn của Ngân hàng nông nghiệp nói riêng và các ngân hàngthương mại Việt Nam nói chung Vì vậy, đề tài mang tính thực tiễn và không trùnglặp với các công trình nghiên cứu trước đây
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là đề xuất, kiến nghị một số giải pháp phát triển dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt của tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam-Chi nhánh Tây Đô
Trang 14Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn:
Thứ nhất: Hệ thống hóa cơ sở lý luận cơ bản về thanh toán không dùng tiềnmặt, phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
Thứ hai: Phân tích đánh giá thực trạng tình hình phát triển dịch vụ thanhtoán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam-Chi nhánh Tây Đô
Thứ ba: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam-Chinhánh Tây Đô
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động tổ chức và quản lý; phương thức phát triểndịch vụ; tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng của phát triển thanh toán khôngdùng tiền mặt tại Ngân hàng thương mại
- Phạm vi nghiên cứu: Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt dưới góc độ mộtchi nhánh Ngân hàng thương mại (NHTM) Luận văn tập trung nghiên cứu khảo sátdịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt do Ngân hàng cung cấp cho các khách hàng,không bao gồm các hoạt động thanh toán trong nội bộ hệ thống ngân hàng
5 Phương pháp nghiên cứu
Trong luận văn có sử dụng các phương pháp nghiên cứu trên cơ sở số liệu thứcấp và các tài liệu để tổng hợp phân tích Cụ thể là các phương pháp sau:
Phương pháp thống kê: tập hợp các số liệu và đánh giá thực trạng
Phương pháp mô tả: đưa ra cái nhìn tổng quan về thực trạng
Phương pháp so sánh: so sánh, đối chiếu các thông tin để đánh giá thựctrạng để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra quyết định
6 Kết cấu luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô Chương 3: Giải pháp phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh Tây Đô
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Tổng quan về dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng
thương mại
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
1.1.1.1 Khái niệm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
Thanh toán, trong các mối quan hệ kinh tế được hiểu một cách khái quát nhất
là việc thực hiện chi trả bằng tiền giữa các bên trong những quan hệ kinh tế nhấtđịnh Tiền ở đây được hiểu là bất cứ cái gì được chấp nhận chung trong việc thanhtoán để nhận hàng hóa hoặc dịch vụ hoặc trong việc trả nợ
Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán trong đó không có sự xuất hiện của tiền mặt mà việc thanh toán được thực hiện bằng cách trích chuyển trên các tài khoản của các chủ thể liên quan đến số tiền phải thanh toán.
Thanh toán không dùng tiền mặt còn được định nghĩa là phương thức thanhtoán không trực tiếp dùng tiền mặt mà dựa vào các chứng từ hợp pháp như giấy nhờthu, ủy nhiệm chi, séc,… để trích chuyển vốn tiền tệ từ tài khoản của đơn vị nàysang tài khoản của đơn vị khác ở Ngân hàng Thanh toán không dùng tiền mặt gắnvới sự ra đời của đồng tiền ghi sổ
Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tàikhoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán củakhách hàng (Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày22/11/2012)
1.1.1.2 Đặc điểm dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt:
TT KDTM có 3 đặc điểm là: Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận độngcủa hàng hóa; tiền không xuất hiện trực tiếp mà xuất hiện dưới hình thức tiền ghisổ; Ngoài bên mua và bên bán có sự tham gia của Ngân hàng
Thứ nhất: Sự vận động của tiền tệ độc lập với sự vận động của hàng hóa, dịch
vụ TT KDTM không phải được tiến hành theo kiểu “ giao hàng, nhận tiền” mà việc
Trang 16giao hàng được tiến hành ở nơi này, trong thời điểm này, nhưng việc thanh toán cóthể được thực hiện ở ở một địa điểm khác, trong một thời gian khác.
Thứ hai: Trong TT KDTM các bên tham gia thanh toán nhất định phải mở tài
khoản tại ngân hàng, hơn thế nữa phải có tiền trên tài khoản (nhất là người trả tiền).Các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tàikhoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn
tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản Khi tiến hành thanh toán phảithực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phảitrả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán.Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoạihối của nhà nước
Thứ ba: Trong TT KDTM Ngân hàng có vai trò rất quan trọng đó là người tổ
chức, trung gian thực hiện các khoản thanh toán NHTM tham gia vào quá trìnhthanh toán với tư cách là bên thứ ba, với chức năng thực hiện toàn bộ các khâu liênquan đến nghiệp vụ kỹ thuật thanh toán Việc tổ chức thực hiện thanh toán liên quanmật thiết đến vai trò của NHTM Vì ngân hàng là người quản lý khoản tiền gửi củacác khách hàng mới được phép trích các khoản của khách hàng và đóng vai trò kếtthúc quá trình thanh toán
1.1.1.3 Vai trò dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Khi nền kinh tế thị trường phát triển thì thanh toán không dùng tiền mặt có vịtrí vô cùng quan trọng Thanh toán không dùng tiền mặt là khâu mở đầu và kết thúccủa một chu trình sản xuất, lưu thông hàng hóa, góp phần mang lại hiệu quả kinh tếcao và là một phần không thể thiếu trong hoạt động kinh tế Điều đó thể hiện vai tròđặc biệt quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế Vai trònày thể hiện trên các khía cạnh như sau:
Thứ nhất, thanh toán không dùng tiền mặt thúc đẩy nhanh tốc độ thanh toán,
tốc độ chu chuyển vốn làm rút ngắn chu kỳ sản xuất, đẩy nhanh quá trình tái sảnxuất và tác động trực tiếp đến toàn bộ nền kinh tế quốc dân Bởi, thanh toán khôngdùng tiền mặt phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa Một chu kỳ
Trang 17sản xuất, lưu thông hàng hóa được bắt đầu và kết thúc bằng thanh toán, đó là mộtquá trình mua nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị, trả lương công nhân, đếnviệc tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ đầu ra Do đó, nếu công tác thanh toán được tổ chứcnhanh gọn, chính xác, an toàn và hiệu quả thì sẽ rút ngắn được chu kỳ sản xuất, tăngnhanh tốc độ chu chuyển vốn Đứng ở tầm vi mô, hoạt động thanh toán ảnh hưởngtrực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn, đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đốivới từng doanh nghiệp Xét ở tầm vĩ mô, thanh toán không dùng tiền mặt ảnh hưởngđến toàn bộ nền kinh tế Nếu thanh toán trôi chảy, thuận lợi thì hàng hóa có điềukiện lưu thông thông suốt, thúc đẩy các hoạt động khác phát triển.
Thứ hai, thanh toán không dùng tiền mặt tạo nguồn vốn cho các Ngân hàng
thương mại, giúp cho Ngân hàng huy động được tối đa nguồn vốn tạm thời nhàn rỗitrong nền kinh tế để tiến hành đầu tư, cho vay phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh
tế Vì để thực hiện thanh toán được qua Ngân hàng, các cá nhân , doanh nghiệp phải
mở tài khoản tiền gửi thanh toán và gửi tiền vào đó Do vậy, trên các tài khoản nàyluôn lưu ký một số dư nhất định để tiến hành cho việc chi trả Tuy nhiên, khôngphải lúc nào các lệnh chi trả cũng được tiến hành ngay do phụ thuộc vào quá trìnhsản xuất kinh doanh, do sự thỏa thuận giữa các bên Hoặc cũng phát sinh các trườnghợp khi một người ủy quyền cho Ngân hàng trích tiền chuyển đi thì một số khác lại
có tiền chuyển về Do vậy trên tài khoản tiền gửi thanh toán của khách hàng luôntồn tại một số dư nhất định Vì thế Ngân hàng có thể sử dụng nguồn vốn này để chovay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế nhằm thu lợi nhuận (sau khi Ngân hàng đãtính toán tỷ lệ dự trữ nhất định để đảm bảo cho việc chi trả theo yêu cầu của chủ tàikhoản) Đây là một nguồn vốn lớn và tương đối ổn định, nếu Ngân hàng có kếhoạch tốt để sử dụng thì sẽ mang lại hiệu quả cao cho toàn bộ nền kinh tế
Thứ ba, thanh toán không dùng tiền mặt giúp giảm thấp tỷ trọng tiền mặt trong
lưu thông, từ đó giúp giảm thấp chi phí lưu thông của xã hội Đây là một hình thứctạo ra sự chuyển hóa giữa tiền mặt và tiền chuyển khoản thông qua trung gian thanhtoán là Ngân hàng Cả hai khía cạnh đó đều tạo điều kiện thuận lợi cho công tác kếhoạch hóa và điều hòa lưu thông tiền tệ Kinh tế càng phát triển, khối lượng hànghóa dịch vụ ngày càng phong phú và đa dạng, thanh toán bằng tiền mặt bộc lộnhững hạn chế như: chi phí bảo quản, lưu thông cao; không an toàn; dễ bị tham ô,
Trang 18lợi dụng; giảm vòng quay của vốn làm quá trình sản xuất kinh doanh bị chậm lại,ảnh hưởng tới hiệu quả toàn xã hội Thanh toán không dùng tiền mặt khắc phụcđược các nhược điểm đó, kết hợp chặt chẽ với các dịch vụ khác của Ngân hàngnhằm khai thác tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư để đầu tư trở lại nền kinh tế,làm tăng hệ số tạo tiền cho các Ngân hàng thương mại
Thứ tư, khi nền kinh tế càng phát triển thanh toán không dùng tiền mặt trở
thành một trong những công cụ cạnh tranh hiệu quả của Ngân hàng để thu hútkhách hàng, thể hiện qua các khía cạnh:
+ Ngày nay, khách hàng đến với Ngân hàng không chỉ để gửi tiền và hưởng lãi
mà họ còn mong muốn được sử dụng các dịch vụ tiện ích của Ngân hàng Vì vậymột Ngân hàng được gọi là có lợi thế cạnh tranh khi biết khai thác có hiệu quả dịch
vụ Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, mang lại sự tiện ích Pháttriển dịch vụ trong đó có dịch vụ thanh toán
+ Thanh toán không dùng tiền mặt được coi là một giải pháp hữu hiệu để thayđổi cơ cấu nguồn vốn theo xu hướng tăng nguồn vốn chi phí thấp, giảm nguồn vốnchi phí cao Ngân hàng có cơ sở để hạ lãi suất cơ bản, giảm lãi suất cho vay Đây làvấn đề quan trọng từ đó ngân hàng thực hiện được các nghiệp vụ tư vấn, đầu tư cóhiệu quả
Thứ năm, phục vụ việc chỉ đạo thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của
NHTW/NHNN
Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho NHNN quản lýmột cách tổng thể quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa, sử dụng có hiệu quảcác công cụ thanh toán kiểm soát mức tạo tiền và tăng tín dụng, góp phần thực hiệnchính sách tiền tệ, là giải pháp tích cực nhằm hạn chế lạm phát, tạo điều kiện tăngtrưởng kinh tế
Đứng trên giác độ ngành, thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh khá trungthực trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của Ngân hàng cũng như sự tínnhiệm của khách hàng Trong nội bộ một Ngân hàng, thanh toán không dùng tiềnmặt không chỉ tác động đến nghiệp vụ thanh toán mà còn tác động tới các mặtnghiệp vụ khác của Ngân hàng như nghiệp vụ tín dụng Nếu làm tốt công tác thanh
Trang 19toán không dùng tiền mặt sẽ thúc đẩy nghiệp vụ tín dụng phát triển và ngược lại.Cùng với sự phát triển của kỹ thuật tin học, ngày nay một Ngân hàng hiện đại cũngchuyển hướng kinh doanh bằng việc mở rộng các dịch vụ thay vì chủ yếu kinhdoanh chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay như trước, trong đó thanh toán khôngdùng tiền mặt đóng vai trò trọng tâm và đặc biệt quan trọng.
1.1.2 Phân loại các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
- Căn cứ vào chủ thể tham gia trong quan hệ thanh toán, người ta chia hoạtđộng TT KDTM thành: thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng và thanh toánliên ngân hàng (thanh toán trong hệ thống ngân hàng và giữa các ngân hàng khác hệthống, thanh toán với NHTW/ NHNN) Trong phạm vi nghiên cứu đề tài chỉ đề cậpđến thanh toán giữa ngân hàng với khách hàng không nghiên cứu thanh toán liênngân hàng
- Căn cứ vào phạm vi TT KDTM, người ta chia hoạt động TT KDTM củaNHTM thành: TTKDTM nội địa và TTKDTM quốc tế
1.1.2.1 Thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa
Thanh toán KDTM nội địa là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyềnhưởng lợi về tiền tệ (không dùng tiền mặt) phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh
tế và phi kinh tế giữa các chủ thể của một nước
TT KDTM nội địa bao gồm các hình thức sau:
+ Ủy nhiệm chi
+ Ủy nhiệm thu
+ Séc: séc chuyển khoản, séc bảo chi
+ Thẻ thanh toán
Ngoài ra còn có thêm một số phương tiện thanh toán khác như: các giao dịch
xử lý qua Internet, Mobile, PC mạng, …
Mỗi phương tiện thanh toán đều có những ưu và nhược điểm riêng, phạm vi ápdụng khác nhau nên trách nhiệm của các NHTM là hướng dẫn, tư vấn cho kháchhàng hiểu và sử dụng phương thức nào cho phù hợp và hiệu quả nhất
a Ủy nhiệm chi
“Ủy nhiệm chi (hoặc lệnh chi) là phương tiện thanh toán mà người trả tiền lập lệnh thanh toán theo mẫu do Ngân hàng quy định gửi cho Ngân hàng nơi mở tài
Trang 20khoản yêu cầu ngân hàng trích một số tiền nhất định trên tài khoản của mình để trả cho người thụ hưởng” (PGS.TS Nguyễn Thị Mùi , 2004,Giáo trình Nghiệp vụ NHTM, NXB Thống kê)
Ủy nhiệm chi phải do khách hàng lập, ký và chỉ căn cứ vào lệnh đó để tríchtiền từ tài khoản khách hàng chuyển trả cho đơn vị thụ hưởng Việc ngân hàng tựđộng trích tài khoản của khách hàng là không được phép trừ trường hợp có thỏathuận trước bằng văn bản
b Ủy nhiệm thu
“Ủy nhiệm thu (hay nhờ thu) là phương tiện thanh toán mà người thụ hưởng lập lệnh thanh toán theo mẫu do ngân hàng quy định gửi cho ngân hàng, ủy thác thu hộ mình một số tiền nhất định.” (PGS.TS Nguyễn Thị Mùi ,2004, Giáo trình Nghiệp vụ NHTM,NXB Thống kê)
Ủy nhiệm thu chủ yếu được sử dụng giữa hai bên mua bán có tín nhiệm lẫnnhau Bên mua và bên bán phải thống nhất thỏa thuận dùng hình thức thanh toán ủynhiệm thu, đồng thời phải thông báo bằng Văn bản cho Ngân hàng của bên thụhưởng để có căn cứ hạch toán ủy nhiệm thu
Ủy nhiệm thu phải được lập theo mẫu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyđịnh Nếu khả năng thanh toán của người trả tiền không đủ để chi trả số tiền trên ủynhiệm thu thì Ngân hàng phải có trách nhiệm thông báo cho người trả tiền và ngườithụ hưởng biết và xử lý trả lại ủy nhiệm thu cho người thụ hưởng (nếu người thụhưởng yêu cầu) hoặc tiếp tục lưu giữ ủy nhiệm thu đến khi người trả tiền đủ khảnăng thanh toán để hạch toán
Phạm vi thanh toán của ủy nhiệm thu: được áp dụng cho các đơn vị sử dụngdịch vụ thanh toán có tài khoản trong nội bộ tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toánhoặc giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trên cơ sở có thỏa thuận hoặchợp đồng về các điều kiện thu hộ giữa bên trả tiền và bên thụ hưởng
c.Séc
Theo Giáo trình Nghiệp vụ NHTM của PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2004),
“Séc là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo
Trang 21mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thụ hưởng”
Séc là công cụ thanh toán truyền thống lâu đời và đã sử dụng phổ biến trên thếgiới Séc là lệnh trả tiền của chủ tài khoản được lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nướcquy định, yêu cầu đơn vị thanh toán trích một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toáncủa mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên séc hoặc người cầm séc
Séc là một phương tiện thanh toán được sử dụng rộng rãi trong các nước có hệthống ngân hàng phát triển Hiện nay séc là phương tiện chi trả được dùng hầu nhưphổ biến trong thanh toán nội địa của tất cả các nước Séc cũng sử dụng rộng rãitrong thanh toán quốc tế về hàng hóa, du lịch và các chi trả phi mậu dịch khác
d Thẻ thanh toán
Thẻ Ngân hàng là phương tiện thanh toán do ngân hàng phát hành và cấp chongười sử dụng dịch vụ thanh toán để sử dụng theo hợp đồng ký kết giữa ngân hàng
và khách hàng
Các chủ thể trong thanh toán thẻ:
- Tổ chức phát hành thẻ: là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chứctín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ
- Chủ thẻ: là cá nhân hoặc tổ chức được tổ chức phát hành thẻ cung cấp thẻ để
Trang 22Các Ngân hàng khi phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín vàkhả năng đảm bảo chi trả của khách hàng Do đó, mỗi khách hàng có một hạn mứctín dụng khác nhau.
1.1.2.2 Thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán quốc tế
TT KDTM quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi
về tiền tệ (không dùng tiền mặt) phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phikinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức cá nhân nước khác, hay giữamột quốc gia với một tổ chức cá nhân quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngânhàng của các nước liên quan Như vậy, thanh toán quốc tế là một loại hình giao dịchtài chính quốc tế để hoàn tất các giao dịch kinh tế quốc tế (mua bán hàng hóa, dịchvụ); hoặc thanh toán trong lĩnh vực phi mậu dịch (các quan hệ văn hóa, ngoại giao,quân sự ) giữa các quốc gia Thanh toán quốc tế là khâu cuối cùng của quá trìnhthực hiện một giao dịch kinh tế quốc tế Vì thế, tổ chức tốt hoạt động thanh toánquốc tế không chỉ góp phần quan trọng vào việc tạo dựng, duy trì, phát triển cácquan hệ hợp tác, các giao dịch kinh tế quốc tế mà còn góp phần đảm bảo khả năngthanh toán, giảm thiểu chi phí thanh toán, nâng cao hiệu quả hoạt động của các chủthể tham gia
Hoạt động thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện dưới hình thức thanhtoán chuyển khoản thông qua các phương tiện thanh toán quốc tế như: thẻ thanhtoán, hối phiếu, séc, điện chuyển tiền ; các phương thức thanh toán như: chuyểntiền, nhờ thu, tín dụng chứng từ Việc thanh toán giữa các nước có thể được thựchiện theo các Hiệp định thông thường, hoặc Hiệp định thanh toán Clearing songbiên, đa biên
a Chuyển tiền
Phương thức chuyển tiền là một phương thức trong đó một khách hàng (ngườitrả tiền, người mua, người nhập khẩu….) yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chuyểnmột số tiền nhất định cho người hưởng lợi (người cung ứng dịch vụ, người bán,người xuất khẩu…) ở một địa điểm nhất định
Trang 23Ngân hàng chuyển tiền phải thông qua đại lý của mình ở nước người hưởnglợi để thực hiện nghiệp vụ chuyển tiền.
b Nhờ thu
Nhờ thu là phương thức thanh toán, theo đó, bên bán (nhà xuất khẩu) sau khigiao hàng hay cung ứng dịch vụ, ủy thác cho ngân hàng phục vụ mình xuất trình bộchứng từ thông qua ngân hàng đại lý cho bên mua (nhà nhập khẩu) để được thanhtoán, chấp nhận hối phiếu hay chấp nhận các điều kiện và điều khoản khác
c.Thư tín dụng
Thư tín dụng là một bản cam kết trả tiền do Ngân hàng phát hành (Ngân hàng
mở L/C) mở theo chỉ thị của người nhập khẩu (người yêu cầu mở L/C) để trả một sốtiền nhất định cho người xuất khẩu (người thụ hưởng) với điều kiện người đó phảithực hiện đầy đủ những quy định trong L/C
Ngoài ra khi áp dụng phương thức này, các bên tham gia đều phải dựa vào
“Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ” (Uniform customs andpractice for documentary credit) do Phòng thương mại Quốc tế Paris ban hành, ấnphẩm UCP 500 hoặc UCP 600
Theo thể thức này, khi bên bán đã sẵn sàng giao hàng, bên mua có thể phải kýquỹ vào Ngân hàng một số tiền nhất định để mở thư tín dụng
1.2 Tổ chức, quản lý cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
của Ngân hàng thương mại
1.2.1 Ban hành chính sách và quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
1.2.1.1 Chính sách cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Trong quá trình cung cấp dịch vụ thanh toán cũng như các dịch vụ khác, đểhoạt động diễn ra một cách trôi chảy, chính xác, đạt hiệu quả cao, đảm bảo tínhchuyên nghiệp trong kinh doanh, các ngân hàng cần xây dựng và ban hành được cácchính sách và quy trình thanh toán cho từng sản phẩm thanh toán cụ thể Nội dungchính sách cần xác định được mục tiêu và các nguyên tắc trong hoạt động thanhtoán; xác định phạm vi, đối tượng khách hàng phục vụ; các hình thức thanh toán mà
Trang 24ngân hàng triển khai thực hiện; các điều kiện cần thiết để được ngân hàng chấp thuậncung ứng dịch vụ; các quy định về phí dịch vụ, về theo dõi, giám sát việc chấp hành kỉcương, kỉ luật thanh toán của khách hàng và các biện pháp quản trị rủi ro
Hiện nay ở Việt Nam, NHNN mới chỉ ban hành các văn bản pháp lý đối vớihoạt động thanh toán trong nội địa mà chưa ban hành được các quy chế đối với cáchoạt động thanh toán quốc tế Vì vậy, việc xây dựng, ban hành được các quy trìnhchuẩn cho từng thể thức, phương thức thanh toán không chỉ là căn cứ pháp lý để tổchức hoạt động thanh toán trong mỗi ngân hàng, mà còn là cơ sở để giải quyết tranhchấp, bảo vệ quyền lợi cho mỗi bên khi xảy ra tranh chấp, khiếu kiện, rủi ro; là căn cứ
để phân định trách nhiệm, quyền hạn của mỗi bộ phận, mỗi cá nhân có liên quan đếnviệc triển khai thực hiện quy trình thanh toán; là cơ sở để thực hiện quản lí nhân sự…Việc xây dựng một quy trình thanh toán cần đảm bảo được các yêu cầu: tínhkhoa học, tính phù hợp (phù hợp với các chuẩn mực pháp lý quốc gia và quốc tế),tính hiệu quả Vì vậy, khi xây dựng quy trình thanh toán phải căn cứ vào đặc điểmriêng của từng thể thức, phương thức thanh toán, các văn bản pháp luật, các tậpquán, thông lệ quốc gia, quốc tế có liên quan Quy trình thanh toán cũng cần đảmbảo tính logic, chặt chẽ, cụ thể nhưng không quá phức tạp mà cần đơn giản và dễthực hiện với tất cả các bên
Thực tế cho thấy, trong thanh toán nói chung, thanh toán quốc tế nói riêng, cácphương thức thanh toán chỉ dựa vào chứng từ được sử dụng khá phổ biến Điều đó
có nghĩa là việc chi trả, thanh toán của ngân hàng có liên quan mật thiết với bộchứng từ mà không xét đến thực trạng của hàng hoá Từ đó, quy trình thanh toáncần tập trung vào xử lý bộ chứng từ, phải có sự phân cấp thẩm định và phê duyệt kỹlưỡng, đảm bảo tránh sai sót, gây thiệt hại cho ngân hàng và khách hàng
Trang 251.2.1.2 Quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
a Quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa
* Quy trình thanh toán UNC
Sơ đồ 1.1: Quy trình thanh toán bằng UNC
(1) Bên bán giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho bên mua
(2) Bên mua lập UNC gửi ngân hàng bên mua mở tài khoản thanh toán
(3) Ngân hàng bên mua kiểm tra UNC do bên mua chuyển đến, nếu hợp lệ thìthực hiện ghi nợ cho tài khoản thanh toán bên mua mở tại ngân hàng để trả cho bên bán (4) Ngân hàng bên bán ghi có vào tài khoản của bên bán mở tại ngân hàng
* Quy trình thanh toán UNT
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán bằng UNT
Bên mua
( Bên trả tiền)
Bên bán( Bên thụ hưởng)
Ngân hàngBên bán
Bên mua
( Bên trả tiền)
Bên bán( Bên thụ hưởng)
Ngân hàng bên bánNgân hàng bên mua
Hợp đồng kinh tế
(1)
(4a)))
(3)
(2’))(4b)
Trang 26(1) Căn cứ hợp đồng kinh tế, bên bán tiến hàng gửi hàng, cung ứng dịch vụcho bên mua
(2) Bên bán lập UNT kèm theo các hóa đơn, vận đơn có liên quan gửi đếnngân hàng mà bên bán mở tài khoản hoặc gửi thẳng tới ngân hàng mà bên mua mởtài khoản để nhờ thu hộ
(3) Ngân hàng bên bán kiểm tra toàn bộ giấy tờ UNT, nếu thấy hợp lệ thìchuyển UNT và các giấy tờ kèm theo đến cho ngân hàng bên mua
(4) Ngân hàng bên mua kiểm tra toàn bộ giấy tờ UNT, nếu hợp lệ thì tiếnhành trích chuyển tiền (ghi nợ )tài khoản thanh toán của bên mua mở tại ngân hàng
* Quy trình thanh toán séc
Sơ đồ 1.3: Quy trình thanh toán séc qua một NHTM
Nếu hai bên mua và bán cùng mở tài khoản tại một ngân hàng thì việc thanhtoán séc diễn ra tại ngân hàng đó theo quy trình như sau
(1) Người bán giao hàng cho người mua
(2) Người mua phát hành séc thanh toán cho người bán
(3) Người bán chuyển séc đến ngân hàng thanh toán
(4) Ngân hàng báo cho người bán
(5) Quyết toán séc giữa ngân hàng và người mua
(5)(4)
NGÂN HÀNG
(3)
(2)
(1)
Trang 27Sơ đồ 1.4: Quy trình thanh toán séc qua 2 NHTM
Nếu hai bên mua và bán mở tài khoản tại các ngân hàng khác nhau thì việcthanh toán séc sẽ diễn ra thông qua hai ngân hàng như sau
(1) Người bán giao hàng hóa dịch vụ cho người mua
(2) Người mua phát hành séc thanh toán cho người bán
(3) Xuất trình séc nhờ ngân hàng thu hộ tiền phí trên séc
(4) Chuyển sang ngân hàng bên mua
(5) Ngân hàng bên mua hạch toán với người phát hành séc, ghi nợ cho ngườiphát hành séc
(6) Ngân hàng bên mua chuyển lệnh có cho ngân hàng bên bán
(7) Ngân hàng bên bán ghi có cho tài khoản người bán
* Quy trình thanh toán thẻ
Sơ đồ: 1.5 Quy trình thanh toán thẻ
Ngân hàng đại lý thanh toán
Ngân hàng
phát hành
ATM
(6) (7)
(3)
Ngân hàng bên bán Ngân hàng bên mua
Người muaNgười bán
(4)
(6)
(5)(1)
(2)(7)
(3)
Trang 28(1) a Người sử dụng thẻ theo nhu cầu liên hệ với ngân hàng phát hành đểđược sử dụng thẻ
1b Ngân hàng phát hành thẻ cung cấp thẻ thanh toán cho khách hàng
(2) Người sử dụng thẻ mua hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức đồng ý tiếpnhận thanh toán bằng thẻ, đồng thời giao thẻ cho người tiếp nhận thẻ để thanh toántiền hàng, dịch vụ đã cung ứng bằng máy chuyên dùng ghi nợ cho tài khoản
(3) Người sử dụng thẻ có quyền đề nghị ngân hàng đại lý cho rút tiền mặthoặc tự mình rút tiền mặt tại quầy trả tiền tự động
(4) Người tiếp nhận thẻ nộp biên lai nộp ngân hàng đại lý
(5) Ngân hàng đại lý kiểm tra tính hợp pháp, tiến hành trả tiền cho người tiếpnhận thẻ vào tài khoản thanh toán của người tiếp nhận mở tại ngân hàng đại lý(6) Ngân hàng đại lý lập bảng kê và chuyển biên la cho ngân hàng phát hành thẻ(7) Ngân hàng phát hành thẻ hoàn lại số tiền mà ngân hàng đại lý đã thanhtoán trên cơ sở biên lai hợp lệ
(8) Khi người sử dụng thẻ không sử dụng thẻ hoặc đã sử dụng hết số tiền củathẻ thì ngân hàng phát hành thẻ và người sử dụng thẻ sẽ hoàn tất quy trình sử dụng thẻ
b Quy trình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt quốc tế
Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước
Sơ đồ 1.6 Quy trình thanh toán chuyển tiền ứng trước
Người mua
MT;TT
(3)
(1) (2)
(5) (4)
Trang 29(0) Ký kết hợp đồng mua bán
(1) Người mua đến ngân hàng viết lệnh chuyển tiền và nộp các giấy tờ cầnthiết theo yêu cầu của ngân hàng (hợp đồng ngoại thương một bản chính, một bảnsao, giấy phép nhập khẩu nếu có,….)
(2) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ tríchtài khoản của người mua (người nhập khẩu) để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấybáo đã thanh toán cho người mua
(3) Ngân hàng bên mua ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lýcủa mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người bán
(4) Ngân hàng dịch vụ đại lý báo có cho người bán
(5) Người bán giao hàng theo hợp đồng ngoại thương đã ký
Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm:
Sơ đồ 1.7 Quy trình thanh toán chuyển tiền trả ngay hoặc trả chậm
(0) Ký kết hợp đồng mua bán
(1) Sau khi thỏa thuận đi đến ký hợp đồng mua bán ngoại thương, người bán(người xuất khẩu) thực hiện việc cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người mua (ngườinhập khẩu), đồng thời chuyển giao toàn bộ chứng từ cho người mua
(2) Người mua sau khi kiểm tra chứng từ, hóa đơn….viết lệnh chuyển tiền gửiđến ngân hàng phục vụ mình
(3) Sau khi kiểm tra, nếu hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ tríchtài khoản của người mua để chuyển tiền, gửi giấy báo nợ và giấy báo đã thanh toáncho người mua
Người mua
(4)
(2) (3)
)
(1) (5)
Trang 30(4) Ngân hàng bên mua ra lệnh (bằng thư hay điện báo) cho ngân hàng đại lýcủa mình ở nước ngoài để chuyển tiền trả cho người bán.
(5) Ngân hàng đại lý chuyển tiền cho người bán (trực tiếp hoặc gián tiếp quangân hàng khác) và gửi giấy báo cho đơn vị đó
Quy trình thanh toán nhờ thu:
Sơ đồ 1.8 Quy trình thanh toán nhờ thu
(0) Ký kết hợp đồng mua bán, trong đó điều khoản thanh toán quy định áp dụng phương thức “Nhờ thu kèm chứng từ”
(1) Người xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
(2) Người Xuất khẩu lập Đơn yêu cầu nhờ thu
(3) Ngân hàng nhờ thu lập “Lệnh nhờ thu” kèm bộ chứng từ gửi Ngân hàng thu hộ(4) Ngân hàng thu hộ thông báo nhờ thu cho người Nhập khẩu
(5) Người Nhập khẩu chấp hành lệnh nhờ thu bằng cách (trả tiền, chấp nhậntrả tiền, các điều kiện khác)
(6) Ngân hàng thu hộ trao bộ chứng từ cho người Nhập khẩu
(7) Ngân hàng thu hộ chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận, kỳphiếu cho Ngân hàng nhờ thu
(8) Ngân hàng nhờ thu chuyển tiền nhờ thu, hoặc hối phiếu chấp nhận chongười Xuất khẩu
Người nhập khẩu
(3)
(7)
(5) (4)
)
(1)
(0)
Trang 31Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
Sơ đồ 1.9 Quy trình thanh toán tín dụng chứng từ
(0) Ký kết hợp đồng mua bán
(1) Người nhập khẩu làm giấy đề nghị mở L/C và nộp vào ngân hàng các giấy
tờ cần thiết, thực hiện ký quỹ theo yêu cầu để ngân hàng phát hành L/C cho ngườixuất khẩu hưởng lợi
(2) Ngân hàng phát hành L/C theo đúng yêu cầu của giấy đề nghị mở L/C vàchuyển tới ngân hàng đại lý của mình ở nước xuất khẩu
(3) Ngân hàng thông báo chuyển L/C bản gốc tới cho người xuất khẩu đểngười này đánh giá khả năng thực hiện L/C của mình và đề nghị tu chỉnh khi cần.(4) Người xuất khẩu giao hàng theo đúng quy định của L/C và các văn bản tuchỉnh L/C (nếu có)
(5) Người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo đúng quy định của L/C và các vănbản tu chỉnh (nếu có) xuất trình cho ngân hàng đúng thời hạn quy định
(6) Ngân hàng đại lý sau khi kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ thì chuyểntới ngân hàng phát hành (hoặc ngân hàng thanh toán)
(7) Ngân hàng phát hành thư tín dụng kiểm tra bộ chứng từ thanh toán:
- Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì từ chối thanh toán và gửitrả bộ chứng từ cho người xuất khẩu
Người xuất khẩu
Ngân hàng phát hành
Người nhập khẩu
Trang 32- Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì tiến hành trả tiền hoặc chấp nhậnhối phiếu (đối với L/C trả chậm).
(8) Người xuất khẩu nhận được tiền
(9) Ngân hàng phát hành thư tín dụng trao bộ chứng từ cho người nhập khẩu
và phát lệnh đòi tiền người nhập khẩu
(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ:
Nếu thấy phù hợp với quy định của L/C thì đến ngân hàng làm thủ tục thanhtoán, ngân hàng phát hành ký hậu bộ chứng từ cho đi nhận hàng
Nếu thấy không phù hợp với quy định của L/C thì người nhập khẩu có quyền
từ chối thanh toán
1.2.2 Tổ chức bộ máy nhân sự và cơ sở hạ tầng để cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại NHTM
Tổ chức bộ máy nhân sự và cơ sở hạ tầng để cung ứng dịch vụ thanh toán làmột vấn đề hết sức quan trọng đặc biệt là đối với dịch vụ thanh toán không dùngtiền mặt
Tổ chức nhân sự thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trướchết là sắp xếp vị trí nhân lực phù hợp Đó là việc thiết lập bộ phận thực hiện quytrình thanh toán, trao quyền gắn với trách nhiệm cho từng người, và phân công côngviệc cụ thể cho từng cá nhân
-Thiết lập bộ phận thực hiện quy trình thanh toán
Xuất phát từ những đặc điểm khác nhau của hai hệ thống dịch vụ thanh toán:thanh toán nội địa và thanh toán quốc tế, mỗi ngân hàng cần phải thiết lập các bộphận chuyên trách theo từng mảng thanh toán Việc sắp xếp bộ máy nhân sự phảidựa trên quy trình nghiệp vụ của từng thể thức, phương thức thanh toán, tránhchồng chéo, không rõ ràng vừa tốn phí nhân lực, thời gian đôi khi lại bị lãng quên,không bộ phận nào thực hiện và đổ lỗi cho nhau Tuyển chọn những người có kiếnthức, kĩ năng và đạo đức nghề nghiệp vào những vị trí công tác phù hợp Mỗi bộphận thanh toán cũng cần phân thành nhiều nhóm, mỗi nhóm phụ trách một thểthức, phương thức thanh toán nhằm đảm bảo tính chuyên môn hoá trong công việc
và tạo hiệu quả cao nhất Ngoài ra, khi sắp xếp bộ máy nhân sự cũng cần quan tâm
Trang 33tới các vấn đề như quy mô, tiềm lực của ngân hàng, đặc điểm của thị trường Nếungân hàng có quy mô khách hàng lớn, cần xây dựng bộ máy nhân sự thích hợp đểđảm bảo thực hiện tốt hoạt động thanh toán, tránh tình trạng công việc quá nhiều,gây ứ đọng ảnh hưởng đến quyền lợi khách hàng và uy tín của ngân hàng Ngượclại, ngân hàng có quy mô khách hàng ít thì chỉ nên xây dựng bộ máy nhân sự vừa
đủ, tránh tình trạng bộ máy quá cồng kềnh, lãng phí nhân lực, hiệu quả thấp
- Trao quyền gắn với trách nhiệm cho từng người
Cần trao cho mỗi người một chức danh cụ thể và gắn với một trách nhiệm nhấtđịnh, bởi lẽ nhân viên chỉ có thể giải quyết được công việc nếu vị trí của họ đượcxác định, tiếng nói của họ được nhìn nhận đánh giá đúng mức Chú ý mối quan hệtương thích giữa quyền và trách nhiệm, ngăn ngừa phòng tránh khuynh hướng lạmdụng quyền lực do được trao quyền quá lớn, hoặc không thể hoàn thành công việc
do được trao quyền quá ít Mọi thành viên phải chịu trách nhiệm về kết quả côngviệc được giải quyết trong phạm vi quyền hạn cho phép
- Phân công công việc cụ thể cho từng cá nhân
Với chức danh, vị trí công tác đã được xác định, cấp trên phải tiến hành phâncông công việc cụ thể cho từng cá nhân thuộc quyền quản lí, phải chỉ rõ họ cần làm
gì, đặc biệt trong thực thi từng khâu của quy trình thanh toán, mỗi nhân viên phảithực hiện những bước cụ thể nào, giới hạn thẩm quyền được xử lí và không được xử
lí, khi không có đủ quyền để quyết định thì phải chuyển cho ai, hay có trách nhiệmbáo cáo với ai…
Tổ chức nhân sự thực hiện dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cũng làviệc xây dựng đội ngũ nhân lực có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng chuyênnghiệp Chất lượng nguồn nhân lực có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dịch vụthanh toán không dùng tiền mặt cung ứng đến khách hàng Nhận thức được vấn đềquan trọng này, hiện nay các NHTM đều chú trọng đến việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực
Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngân hàng, cần thiết phải xây dựngmột bộ quy tắc chuẩn về chức danh các công việc ngân hàng, tiêu chuẩn nghềnghiệp ngân hàng tương đương với tiêu chuẩn của các nước tiên tiến trong khu vực
Trang 34Đào tạo bồi dưỡng, cập nhật kiến thức kinh doanh cơ bản cho cán bộ hiện có nhằmđáp ứng yêu cầu ngày càng phức tạp và chịu áp lực cạnh tranh ngày càng cao củamôi trường kinh doanh Chú trọng việc đào tạo kỹ năng mềm, kỹ năng quản lý chocán bộ quản lý cấp trung và cấp cao nhằm tạo sự đột phá về tư duy và kỹ năng quản
lý, tạo tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch cải cách và chấp nhận sự thay đổi ởcác cấp điều hành và cấp thực hiện
Bên cạnh đó cơ sở hạ tầng cũng là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trựctiếp đến việc cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt Sự tiến bộ của khoahọc kỹ thuật công nghệ và cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho hệ thống thanh toán ngânhàng và các thành viên của hệ thống có thể xử lý giao dịch với tốc độ nhanh chóng,đảm bảo độ chính xác và với số lượng giao dịch lớn hơn Sự tiến bộ của khoa họccông nghệ, cụ thể là sự phát triển nhanh chóng của Internet , việc TT KDTM trởnên nhanh chóng và dễ dàng hơn, các dịch vụ Internet banking, phone banking,…trở nên phổ biến
1.2.3 Kiểm soát và báo cáo, đánh giá tình hình cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
Quá trình kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo quá trình thực hiện TT KDTM nóiriêng và hoạt động thanh toán nói chung chấp hành đúng quy định, đồng thời pháthiện kịp thời các sai sót và xử lý các vướng mắc, sai sót xảy ra
Để có thể kiểm soát nội bộ tình hình triển khai quy trình cung ứng dịch vụ TT
KDTM mỗi ngân hàng cần phải xây dựng một hệ thống thông tin đầy đủ, đồng bộ
và cập nhật thường xuyên, các kênh thông tin xuôi ngược phải đảm bảo luôn thôngsuốt Lãnh đạo phải thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn nhân viên của mình
để có thể phát hiện kịp thời những vấn đề vướng mắc và đưa ra hướng giải quyết.Ngược lại, nhân viên cũng có quyền giám sát lãnh đạo và có ý kiến đóng góp nếuthấy lãnh đạo có biểu hiện sai trái Cơ chế kiểm tra, giám sát nội bộ cần linh hoạt,không nên quá cứng nhắc, gò bó, cấp dưới chỉ biết phục tùng cấp trên, cấp trên chỉchăm chăm tìm lỗi của cấp dưới Một cơ chế quản lí giám sát đảm bảo giải quyếthài hòa giữa tập trung và dân chủ, cấp trên lắng nghe ý kiến của cấp dưới; cấp dướiđược quyền giám sát cấp trên, được quyền phát huy năng lực sở trường cá nhânnhưng không vô tổ chức, vô lãnh đạo sẽ góp phần đảm bảo cho hoạt động cung ứng
Trang 35dịch vụ thanh toán của ngân hàng được triển khai một cách chuyên nghiệp và hiệuquả.
Trong cung cấp dịch vụ TT KDTM mặc dù mức độ rủi ro đối với hoạt độngnày được nhiều nhà quản trị ngân hàng đánh giá thấp hơn so với hoạt động tín dụngnhưng không có nghĩa không có rủi ro Đặc biệt, trong cung cấp dịch vụ thanh toánquốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, do ngân hàng không chỉ giữ vai trò làtrung gian thanh toán mà còn là người có trách nhiệm trả tiền cho người hưởng lợitrong thời gian hiệu lực của L/C, với số tiền không quá kim ngạch của L/C nên chỉcần không cẩn trọng trong một nghiệp vụ nhỏ cũng có thể dẫn đến những rủi rođáng tiếc Vì vậy, quản lí và kiểm soát rủi ro trong cung cấp dịch vụ thanh toán làmột nội dung quan trọng trong quản trị dịch vụ thanh toán của ngân hàng
Ngoài ra NHTM còn tổ chức báo cáo đánh giá định kỳ để thấy rõ điểm mạnh,điểm yếu nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ TTKDTM
1.3 Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM và các nhân tố ảnh hưởng
1.3.1 Khái niệm và các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
1.3.1.1 Khái niệm phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM
Phát triển được hiểu là sự biến đổi cả về số lượng và chất lượng theo hướngmang lại những kết quả tích cực
Phát triển trong lĩnh vực kinh tế là sự gia tăng về số lượng, mở rộng quy mô
và nâng cao chất lượng mỗi thành tố Phát triển bao hàm cả sự tăng trưởng về sốlượng và nâng cao chất lượng
Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của NHTM là sự gia tăng
về số lượng loại hình dịch vụ TTKDTM, về tiện ích cung cấp, về giá trị giao dịch,
về quy mô và chất lượng dịch vụ TTKDTM của NHTM
Thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong sựphát triển kinh tế xã hội của đất nước Đây là một giải pháp quan trọng thúc đẩyquay vòng vốn nhanh, hiệu quả và kịp thời đáp ứng nhu cầu vốn cho bất kỳ một đơn
Trang 36vị sản xuất kinh doanh nào Trên cơ sở đó đồng vốn được sử dụng hiệu quả trongnền kinh tế.
1.3.1.2 Các phương thức phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt
của NHTM
a, Phát triển sản phẩm dịch vụ
Để tồn tại và phát triển trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt gay gắt trong hoạtđộng cung ứng dịch vụ tài chính như hiện nay, các NHTM không ngừng phát triểncác sản phẩm dịch vụ mới đặc biệt là các sản phẩm dịch vụ TT KDTM
Phát triển dịch vụ mới nhất là dịch vụ TT KDTM giúp NHTM tạo tính khácbiệt so với đối thủ cạnh tranh và phát huy được lợi thế đặc thù của mình Để pháttriển dịch vụ mới, NHTM có thể thực hiện bằng nhiều phương thức sau:
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới trên cơ sở hoàn thiện các sản phẩm dịch
vụ hiện có về hình thức và nội dung
Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có bao gồm thay đổi tên gọi sản phẩmdịch vụ, chi tiết sản phẩm dịch vụ theo các tiêu chí: khách hàng, thời hạn tài trợ,phương thức…và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Phát triển sản phẩm dịch
vụ mới trên cơ sở hoàn thiện dịch vụ hiện có bao gồm ba phương thức sau:
- Hoàn thiện về mặt hình thức- sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ hiện có theophương thức cá biệt hóa hoặc thay đổi tên gọi dịch vụ Hoàn thiện về mặt hình thứckhông làm thay đổi tính năng công dụng, giá trị sử dụng của sản phẩm dịch vụ
- Hoàn thiện về mặt nội dung bao hàm nội dung nâng cao chất lượng sản phẩmdịch vụ Hệ thống danh mục dịch vụ không thay đổi nhưng giá trị sử dụng và tínhnăng sản phẩm đã thay đổi
- Hoàn thiện dịch vụ về hình thức và nội dung
Phát triển sản phẩm dịch vụ mới tương đối
Sản phẩm dịch vụ mới tương đối đối với một NHTM nhưng không phải là mớivới NHTM khác và thị trường Sản phẩm này đã được triển khai cung ứng trên thịtrường, NHTM có thể học hỏi kinh nghiệm trong hoạt động cung ứng dịch vụ và cólợi thế về tiết kiệm chi phí nghiên cứu triển khai, cải tiến dịch vụ cho phù hợp nhu
Trang 37cầu của thị trường Tuy nhiên, khi triển khai phát triển sản phẩm dịch vụ mới tươngđối, NHTM thường bị động trong triển khai, tiếp cận thị trường Để nâng cao nănglực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ mới tương đối, NHTM cần tạo ratính khác biệt vượt trội về tính năng, công dụng, giá trị sử dụng và lợi thế giá cả, chiphí dịch vụ.
Phát triển dịch vụ mới tuyệt đối
Sản phẩm dịch vụ mới tuyệt đối là sản phẩm mới đối với tất cả các NHTM.Khi phát triển dịch vụ mới tuyệt đối, NHTM phải đầu tư cho quá trình nghiên cứuthị trường và sản phẩm… Tuy nhiên, khi NHTM cung cấp sản phẩm dịch vụ mớiđáp ứng tốt nhu cầu thị trường sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho NHTM so với đối thủ
b, Phát triển kênh phân phối
Căn cứ vào thời gian hình thành và trình độ kĩ thuật công nghệ, có thể phânchia hệ thống kênh phân phối của NHTM thành 2 loại: kênh phân phối truyền thống
và kênh phân phối hiện đại
Kênh phân phối truyền thống là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụcủa ngân hàng đến khách hàng, chủ yếu là dựa trên lao động trực tiếp của đội ngũcán bộ nhân viên ngân hàng
Kênh phân phối hiện đại là phương tiện trực tiếp đưa sản phẩm dịch vụ củangân hàng đến khách hàng dựa trên việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật đặcbiệt là ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin trong lĩnh vực ngân hàng.Đối với các ngân hàng thương mại, việc phát triển kênh phân phối cũng đang
là một trong những giải pháp mang tính tiên quyết cho phát triển.Việc đa dạng hoákênh phân phối đóng vai trò là một trong những yếu tố làm lên thành công trongcuộc đua cạnh tranh ngày càng gay gắt về cung cấp các sản phẩm và dịch vụ
c, Phát triển thị trường mới
Phát triển thị trường mới là một trong phương thức phát triển dịch vụ quantrọng của NHTM Phát triển thị trường mới bao gồm phát triển thị trường mới vềmặt địa lý và phát triển thị trường theo đối tượng khách hàng
Phát triển thị trường mới về địa lý: NHTM phát triển mạng lưới chi nhánh, đại
lý ở vị trí địa lý khác nhau trên lãnh thổ Việt nam hoặc phát triển chi nhánh, đại lý
ở thị trường nước ngoài Phát triển thị trường về địa lý NHTM có thể thực hiện
Trang 38cung ứng sản phẩm dịch vụ có lợi thế cạnh tranh ra thị trường mới từ đó xây dựng
và củng cố thương hiệu, phát triển thị phần trên thị trường mới
Phát triển thị trường mới theo đối tượng khách hàng: đa dạng hóa khách hàngtheo nhiều tiêu thức, mở rộng cung ứng dịch vụ cho các đối tượng khách hàng khácnhau sẽ tác động tích cực tới sự phát triển sản phẩm dịch vụ mới của NHTM Chấtlượng sản phẩm dịch vụ là một trong yếu tố quyết định đến sự phát triển dịch vụ.Khi NHTM phát triển đối tượng khách hàng đi kèm đa dạng hóa dịch vụ phù hợpvới yêu cầu của khách hàng, NHTM đã cá biệt hóa sản phẩm nhằm mục tiêu pháttriển dịch vụ, nâng cao năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ
1.3.2 Các tiêu chí đánh giá mức độ phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt của Ngân hàng thương mại
1.3.2.1 Các chỉ tiêu về số lượng
a Số lượng loại hình dịch vụ TT KDTM
Là chỉ tiêu cho biết số lượng các dịch vụ và tiện ích TT KDTM mà NHTMcung cấp đến khách hàng
Sự gia tăng về số lượng sản phẩm TT KDTM phản ánh sự phát triển của dịch
vụ và mức độ đáp ứng nhu cầu của khách hàng Việc gia tăng về số lượng sản phẩm
TT KDTM sẽ tác động trực tiếp lên số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ và từ đóảnh hưởng đến sự phát triển của dịch vụ TT KDTM
Mỗi loại dịch vụ NH có ưu nhược điểm riêng và hướng tới đáp ứng một số yêucầu nhất định của khách hàng Do đó sự phát triển dịch vụ phải được thể hiện qua sốlượng loại hình dịch vụ NHHĐ và tiện ích mà các NHTM cung ứng Số lượng dịch
vụ NHHĐ và tiện ích mà dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ
sự phát triển của dịch vụ này
b.Số lượng và giá trị giao dịch
Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã sử dụng một sản phẩm dịch vụTTKDTM giá trị của các giao dịch trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm).Chỉ tiêu này được đo lường bởi số lần khách hàng sử dụng dịch vụ và quy mô(doanh số) các giá trị giao dịch Số lần khách hàng sử dụng dịch vụ/ đơn vị thời gian
và doanh số dịch vụ cung ứng cho khách hàng càng tăng càng chứng tỏ sự phát triểncủa dịch vụ này
Trang 39c Số lượng khách hàng mở tài khoản thanh toán, sử dụng dịch vụ TT KDTM
Là chỉ tiêu cho biết số lượng khách hàng đã mở tài khoản thanh toán và sử dụngdịch vụ TT KTDTM của một NHTM trong một đơn vị thời gian(thường là 1 năm).Thông qua số lượng khách hàng mở tài khoản qua các năm chúng ta sẽ nhậnbiết được tình hình TTKDTM trong dân cư diễn biến như thế nào Do thanh toánKDTM là việc thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, … thông qua trung gian thanhtoán là các Ngân hàng nên khi số lượng tài khoản thanh toán của khách hàng trongNgân hàng năm sau tăng hơn so với năm trước chứng tỏ TTKDTM đã được tăng lên
Chất lượng dịch vụ phải được đánh giá trên tiêu chí an ninh và bảo mật của dịch
vụ TTKDTM Bất cứ một sự cố an ninh và bảo mật nào xảy ra đều đe dọa đến sựphát triển của dịch vụ Do đó chất lượng dịch vụ phải được đánh giá qua số lượngcũng như tính chất các vụ việc liên quan tới an ninh và bảo mật trong hoạt động cungcấp dịch vụ TT KDTM
Mặt khác, khả năng tiếp nhận dịch vụ của khách hàng phụ thuộc vào tính thuậntiện của dịch vụ, thời gian xử lí và hoàn tất giao dịch nhanh hay chậm cũng là tiêu chíquan trọng đánh giá mức độ phát triển của dịch vụ
1.3.2.3 Chỉ tiêu về tỉ lệ tăng trưởng
Bên cạnh các tiêu chí về số lượng và chất lượng sự phát triển dịch vụ NHHĐđược đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng Các chỉ tiêu này khôngchỉ cho thấy thực trạng phát triển dịch vụ mà còn cho thấy tiềm năng phát triển củathị trường dịch vụ TTKDTM trong tương lai
a Chỉ tiêu doanh số thanh toán
Là chỉ tiêu cho biết tổng giá trị thanh toán KDTM trong một đơn vị thời gian(thường là 1 năm)
Đây là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ tiếp cận và sử dụng các sảnphẩm dịch vụ của khách hàng trong hoạt động TTKDTM Khi doanh số thanh toán
Trang 40qua tài khoản tăng lên chứng tỏ khách hàng đã quan tâm nhiều hơn tới các phươngthức TTKDTM, hạn chế việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán Ngoài ra, doanh sốthanh toán qua tài khoản tăng cũng phản ánh khách hàng đã nhận thức được tầmquan trọng và tiện ích của các phương thức TTKDTM, cụ thể là họ sẽ không cầndùng tiền mặt để thanh toán tiền hàng hóa (kể cả khi số tiền thanh toán là rất lớn),việc thanh toán này sẽ thông qua tài khoản của khách hàng tại Ngân hàng, và điềunày làm cho lượng tiền mặt trong lưu thông giảm xuống.
Các NHTM luôn phải nỗ lực cố gắng để doanh số TTKDTM tăng đều qua cácnăm, và đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp để TTKDTM không những tăng
về doanh số mà còn phải tăng số lượng tiền trên một giao dịch
b Chỉ tiêu thu nhập từ dịch vụ TTKDTM
Thu nhập từ hoạt động TTKDTM là số tiền Ngân hàng thu được từ dịch vụTTKDTM trong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) như phí chuyển UNC,UNT, phí dịch vụ thẻ, phí phát hành L/C,…
Chỉ tiêu này cho biết tổng số tiền Ngân hàng thu được từ hoạt động TTKDTMtrong một đơn vị thời gian (thường là 1 năm) qua đó đánh giá được mức độ sử dụngloại hình thanh toán KDTM của khách hàng
Đánh giá thu nhập từ dịch vụ TTKDTM trong hoạt động thanh toán sẽ biếtđược tình trạng TTKDTM hiện tại của NHTM Hiệu quả mà phương thức thanhtoán này mang lại cho hoạt động thanh toán của ngân hàng Các NHTM luôn nỗ lực
để tăng thu nhập từ khu vực TTKDTM trong tổng thu nhập từ dịch vụ thanh toán
c.Tỷ trọng TTKDTM trong hoạt động thanh toán
Tỷ trọng TTKDTM trong
hoạt động thanh toán =
Tổng khối lượng TTKDTMTổng khối lượng TT qua NH
Chỉ tiêu này phản ánh khách hàng của ngân hàng thực hiện TTKDTM ở mức
độ nào Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất khi xem xét sự phát triển TTKDTM của mộtngân hàng