1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Văn hóa chính trị Cao học xây dựng Đảng

21 156 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 164 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦU Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạp bao gồm đa dạng tri thức về các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; sự định hướng tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ, hành vi chính trị. Văn hóa chính trị có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Đặc biệt là trong việc tổ chức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội. Đồng thời, cổ vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc. Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng càng phổ biến, sâu rộng hơn. Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ra những thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Việc giữ vững những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vai trò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị. Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sự hòa nhập, phát triển, ổn định của nước ta. Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế văn hóa, chính trị nói riêng, cũng như xây dựng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia luôn là yêu cầu cần thiết, nhằm vừa bảo đảm đầy đủ các bộ phận chức năng, hoạt động hoàn hảo của thể chế văn hóa, thể chế chính trị, vừa nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu về quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững. Nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu rõ về đặc điểm và nội dung của văn hoá chính trị ở nước ta và vận dụng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, em lựa chọn chủ đề Đặc điểm của văn hoá chính trị ở Việt Nam và các giải pháp nâng cao văn hoá chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá làm tiểu luận kết thúc môn học Văn hoá chính trị.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Văn hóa chính trị của mỗi quốc gia được nhìn nhận là một cấu trúc phức tạpbao gồm đa dạng tri thức về các lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội; sự địnhhướng tư tưởng, tình cảm, niềm tin và thái độ, hành vi chính trị Văn hóa chính trị

có vai trò rất to lớn đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Đặc biệt là trong việc tổchức xã hội, định hướng điều chỉnh các hành vi và quan hệ xã hội Đồng thời, cổ

vũ, động viên, thúc đẩy hoạt động của cá nhân, giai cấp trong chính trị, góp phầnnâng cao chất lượng, hiệu quả của hoạt động chính trị của mỗi quốc gia, dân tộc

Hiện nay, trên thế giới, xu hướng toàn cầu hóa đang ngày càng càng phổbiến, sâu rộng hơn Nó mở ra cơ hội phát triển cho các nước song cũng tạo ranhững thách thức mới cho mỗi quốc gia, mỗi dân tộc Việc giữ vững những giá trịvăn hóa truyền thống của dân tộc, đặc biệt là những giá trị văn hóa chính trị có vaitrò rất quan trọng đối với sự ổn định nền chính trị Từ đó sẽ tạo ra động lực cho sựhòa nhập, phát triển, ổn định của nước ta

Việc đổi mới, hoàn thiện thể chế nói chung, thể chế văn hóa, chính trị nóiriêng, cũng như xây dựng văn hóa chính trị của mỗi quốc gia luôn là yêu cầu cầnthiết, nhằm vừa bảo đảm đầy đủ các bộ phận chức năng, hoạt động hoàn hảo củathể chế văn hóa, thể chế chính trị, vừa nâng cao văn hóa chính trị đáp ứng yêu cầu

về quản trị quốc gia, tạo động lực phát triển kinh tế đất nước nhanh và bền vững.Nhằm mục đích nâng cao nhận thức, hiểu rõ về đặc điểm và nội dung của vănhoá chính trị ở nước ta và vận dụng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được

giao, em lựa chọn chủ đề " Đặc điểm của văn hoá chính trị ở Việt Nam và các giải pháp nâng cao văn hoá chính trị cho cán bộ lãnh đạo, quản lý ở huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá" làm tiểu luận kết thúc môn học Văn hoá chính trị.

Trang 2

B NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận chung về văn hoá chính trị

1.1 Các khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm văn hóa

Văn hóa là một khái niệm đa nghĩa, gắn liền con người với đời sống xã hộiloài người Từ lâu văn hóa đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu của nhiều ngành khoahọc Hiện nay đã và đang tồn tại rất nhiều các định nghĩa khác nhau về văn hóa

Văn hóa theo từ gốc Latinh “culture” lúc đầu chủ yếu nói về quan hệ giữacon người với tự nhiên, có nghĩa là gieo trồng, canh tác, khai hoang Sau này thuậtngữ trên được mở rộng sang lĩnh vực xã hội, nói về quan hệ giữa con người với conngười, có nghĩa là giáo dục, nuôi dưỡng, giáo hóa, rèn luyện, hoàn thiện nhân cách

Ở Việt Nam, văn hóa cũng được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau.Trong đó, nổi bật lên quan điểm của Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công

cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng Toàn bộnhững sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa” Với cách hiểu này, văn hóa sẽ baogồm toàn bộ những gì do con người sáng tạo và phát minh ra

Nhìn chung, các định nghĩa về văn hóa hiện nay rất đa dạng Mỗi định nghĩa

đề cập đến những dạng thức hoặc những lĩnh vực khác nhau trong văn hóa Đểthuận tiện cho việc nghiên cứu, nhóm tác giả sẽ đưa ra một định nghĩa chung nhấtdựa trên cơ sở những định nghĩa trên: Văn hóa là tổng hợp những giá trị vật chất vàtinh thần do con người tạo ra trong quá trình lao động nhằm phục vụ mục đích cuộcsống con người

1.1.2 Khái niệm chính trị

Chính trị là một phạm trù phức tạp Có rất nhiều quan điểm, tư tưởng khácnhau về chính trị Trong đó, nổi bật lên có các quan niệm như sau:

Trang 3

Trước Mác có quan điểm của Hêrôđốt: “chính trị tốt nhất là thể chế hỗn hợpcủa các chỉnh thể quân chủ, quý tộc và dân chủ” Theo Platon thì: “chính trị là nghệthuật cung đình liên kết trực tiếp của người anh hùng và sự thông minh Sự liên kết

đó được thực hiện bằng sự thống nhất tư tưởng và tinh thần hữu ái” Còn Aristotlecho rằng: “chính trị là sản phẩm của sự phát triển tự nhiên - là hình thức giao tiếpcao nhất của con người; con người là động vật chính trị; quyền lực chính trị có thểđược phân chia thành lập pháp, hành pháp và tư pháp”

Ở phương Đông cổ đại thì ta thấy nổi bật có các quan điểm của Khổng Tửvới quan niệm: chính trị là công việc của người quân tử, là làm cho chính đạo chínhdanh; với Hàn Phi Tử thì ông quan niệm để thực hiện hoạt động chính trị cần thiếtphải xây dựng và ban hành pháp luật…

Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: “Chính trị là lợi ích, là quan hệ lợiích, là đấu tranh giai cấp trước hết vì lời ích giai cấp Cái căn bản nhất của chính trị

là việc tổ chưc quyền lực nhà nước, là sự tham gia vào công việc nhà nước, là địnhhướng cho nhà nước, xác định hình thức, nội dung nhiệm vụ của nhà nước Chínhtrị là biểu hiện tập trung của kinh tế Đồng thời, chính trị không thể không chiếm vịtrí hàng đầu so với kinh tế Chính trị là lĩnh vực phức tạp, nhạy cảm nhất, liên quantới vận mệnh hàng triệu người Giải quyết những vấn đề chính trị vừa là khoa họcvừa là nghệ thuật”

Như vậy, chúng ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về chính trị đó là:Chính trị là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, cũng như các dântộc và quốc gia với vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là

sự tham gia của nhân dân và công việc nhà nước và xã hội, hoạt động chính trị thựctiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, các nhà nước nhằm tìm kiếm những khảnăng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích

1.1.3 Khái niệm văn hóa chính trị

Ý niệm về văn hóa chính trị đã được xuất hiện manh nha từ thời cổ đại Tuynhiên, chỉ đến khoảng giữa thế kỷ XX, các nhà khoa học mới nêu ra thuật ngữ văn

Trang 4

hóa chính trị (political culture) Từ cách tiếp cận thể chế của quốc gia có thể nhậnthấy, văn hóa chính trị biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ, sự chi phối, hỗ trợ lẫn nhaugiữa văn hóa và chính trị, mà cụ thể là giữa thể chế văn hóa và thể chế chính trị.

Văn hóa chính trị chỉ là một khía cạnh, một lĩnh vực của văn hóa Hoạtđộng chính trị được coi là văn hóa thì đều phải có một thể chế và niềm tin chínhtrị Do vậy, văn hóa chính trị có thể được hiểu là hệ thống các niềm tin về quyềnlực, quyền và thẩm quyền - những yếu tố gắn với thiết chế nhà nước Cũng có thểhiểu văn hóa chính trị là những định hướng chính trị, thái độ chính trị của chủ thểđối với hệ thống chính trị cũng như đối với vai trò của bản thân chủ thể đó trong

hệ thống chính trị Còn theo một số nhà khoa học người Mỹ, thì “Văn hóa chínhtrị là một hệ thống các niềm tin được hình thành trong thực tiễn chính trị”

Tóm lại, văn hoá chính trị là tổng hợp những giá trị được hình thành trongthực tiễn chính trị, thể hiện ở sự hiểu biết về chính trị, ở lý tưởng, niềm tin, và cáchthức tham gia vào đời sống chính trị theo chuẩn mực đã thành truyền thống mà mọingười được tiếp nhận từ gia đình và xã hội

1.2 Phân loại và chức năng của văn hoá chính trị

1.2.1 Phân loại văn hoá chính trị

Tuỳ vào mục đích, người ta có thể đưa ra các tiêu chí và cách phân loại vănhoá chính trị khác nhau Về cơ bản, có ba hình thức phân loại như sau:

Thứ nhất, phân loại theo mức độ tham gia của người dân Theo cách phânloại này có ba mức độ cụ thể: Văn hoá chính trị thờ ơ, tức là người dân ít quan tâm

và cũng không có khả năng tham gia vào đời sống chính trị; Văn hóa chính trị thầnphục, nghĩa là người dân chỉ biết phụ thuộc - chỉ biết tuân thủ và chấp hành; Vănhóa chính trị tham gia, tức là người dân luôn quan tâm, tích cực tham gia, tự hào về

hệ thống chính trị của đất nước

Thứ hai, phân loại theo các chủ thể của đời sống chính trị Theo cách này, cóthể chia thành: Văn hóa chính trị của giới tinh hoa, giới lãnh đạo và văn hóa chínhtrị của của quần chúng

Trang 5

Thứ ba, phân loại theo hệ tư tưởng Theo cách này, ta có thể chia thành:Theo cách tiếp cận hình thái kinh tế - xã hội của Mác: Văn hóa chính trị tư sản,văn hóa chính trị vô sản; Theo cách tiếp cận cánh tả, cánh hữu (của một số học giả

tư sản hiện đại)

1.2.2 Chức năng của văn hoá chính trị

Thứ nhất, góp phần nâng cao nhận thức rèn luyện bản lĩnh chính trị cho con

người trong hoạt động thực tiễn Bản lĩnh chính trị là phẩm chất chính trị tuyệt đốicần thiết đối với Đảng Cộng sản và cán bộ, đảng viên của Đảng

Trình độ, sự giác ngộ về mục tiêu lý tưởng và niềm tin vào lý tưởng của mỗicác nhân cùng những điều kiện thuận lợi cả về cơ chế và những điều kiện vật chất

ký thuật do xã hội tạo nên sẽ là nguồn gốc tạo nên động lực cho những những hoạtđộng sáng tạo có tính tích cực chính trị - xã hội của mỗi cá nhân và từng tổ chức.Đồng thời, thông qua các phong trào chính trị, bản lĩnh chính trị của cá nhân côngdân dã được rèn luyện, thử thách để hình thành nhân cách công dân, nhân cách củanhững nhà hoạt động chính trị

Thứ hai, góp phần định hướng, điều chỉnh hành vi con người và các quan hệ

chính trị - xã hội; nâng chính trị, hoạt động chính trị trở thành văn hóa Chính trên

cơ sở nhân thức chính trị đúng đắn về mục tiêu lý tưởng, giai cấp cầm quyền và cácnhà lãnh đạo chính trị có thể xây dựng được đường lối chính trị, nhằm hình thànhcác tổ chức và chỉ đạo hoạt động thực tiễn theo mục tiêu chính trị đạt ra Cùng vớitrình độ văn hóa chính trị xác định, con người chính trị có thể chủ động hành độngtheo những lý tưởng đã chọn, phù hợp với những chuẩn mực xã hội

Đặc biệt, trên nền tảng văn hóa chính trị cao, giai cấp cầm quyền có khảnăng phát huy những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực của yếu tố kháchquan - nhân tố chủ quan; nhân tố cá nhân - nhân tố cộng đồng; nhân tố bên trong -nhân tố bên ngoài; hướng sự hoạt động xã hội theo những mục tiêu chính trị đã xácđịnh, đồng thời có những điều chỉnh mục tiêu, phương hướng thực hiện phù hợp

Trang 6

với xu thế và những điều kiện, hoàn cảnh mới Đòng thời, có thể điều chỉnh nhữnghành vi thái quá, sự đối đầu thái quá có thể ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định chínhtrị, gây nguy cơ chiến tranh

Thứ ba, góp phần thúc đẩy quá trình xã hội hóa về chính trị làm cho mọi

công dân quen hoạt động chính trị, có năng lực tham gia và sáng tạo trong hoạtđộng chính trị Trong xã hội phát triển - xã hội có văn hóa chính trị cao - một mặt,mỗi cá nhân ý thức đẩy đủ về vị trí của mình trong hệ thống quyền lực chính trị của

xã hội cũng như những nghĩa vụ, bổn phận của mình đối với xã hội; mặt khác, xãhội cũng phải tạo ra và hoàn thiện cơ chế để mỗi cá nhân công dân tham gia mộtcách tích cực, tự giác vào công việc nhà nước và xã hội Nhờ đó, hoạt động chínhtrị trở thành công việc hàng ngày của mỗi người, từng bước thể hiện bản chất dânchủ của chế độ xã hội

2 Đặc điểm và thực trạng văn hoá chính trị Việt Nam hiện nay

2.1 Những yếu tổ đặc sắc của văn hoá chính trị Việt Nam

Một là, về lịch sử, văn hoá chính trị Việt Nam được hình thành và phát triển

trong quá trình hình thành ý thức dân tộc, quốc gia, kết tinh thành truyền thốngdựng nước và giữ nước của các thế hệ người Việt Nam Ý thức độc lập dân tộc, tựlực tự cường, tinh thần yêu nước, đoàn kết cộng đồng đã trở thành nội dung bềnvững mang tính truyền thống của văn hoá chính trị Việt Nam

Hai là, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, nền văn hiến quốc gia, tinh thần yêu

nước, đoàn kết, phát huy nội lực, sức mạnh của mọi tầng lớp nhân dân, gắn liền với

việc coi trọng, tôn vinh hiền tài đã tạo nên sức sống của văn hoá chính trị, và, khả năng phát huy những truyền thống, giá trị tốt đẹp đó của dân tộc đã tạo nên “độ cao” của văn hoá chính trị.

Ba là, tôn trọng đạo lý, tôn trọng chính nghĩa, bảo vệ công lý, quật cường

dân tộc, nhưng nhân ái, khoan dung, độ lượng, vị tha Những nét đẹp đó đã tácđộng, ảnh hưởng, làm cho văn hóa chính trị Việt Nam mang tính nhân văn, nhânđạo sâu sắc

Trang 7

Bốn là, do đặc điểm của địa chính trị nước ta, nên văn hoá chính trị Việt

Nam có nột nét nổi bật là phải sáng tạo Nhờ khả năng sáng tạo mà bản sắc văn hoádân tộc dã được giữ vững và phát triển qua các thời kỳ Đặc biệt, tính sáng tạo nàycàng thể hiện rõ nét khi đất nước, dân tộc đứng trước những thời điểm khó khăn,quyết định vận mệnh của dân tộc Chính nét sáng tạo ấy đã đem lại một tầm vóc,một vẻ đẹp văn hoá của nền chính trị Việt Nam

2.2 Một số đặc điểm nổi bật của văn hoá chính trị Việt Nam

Văn hóa chính trị Việt Nam từ khi có Đảng Cộng sản đến nay, một nền chínhtrị lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kimchỉ nam cho mọi hành động Đây là nền chính trị thực hiện lý tưởng xã hội chủnghĩa Đặc điểm văn hóa chính trị Việt Nam là mang tính xã hội chủ nghĩa đượcthể hiện trên những khía cạnh sau:

Thứ nhất: Kế thừa, phát huy những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, của

văn hóa chính trị Việt Nam truyền thống như: tinh thần cố kết cộng đồng, ý thứcdân tộc, tinh thần yêu nước, tự lực, tự cường, lòng nhân ái, bao dung

Việt Nam với vị trí địa lý và đặc điểm về địa hình, khí hậu, tài nguyên, sinhthái, là một thiên nhiên nhiệt đới gió mùa phong phú, đa dạng, chứa đựng nhiềutiềm năng to lớn nhưng cũng đặt ra không ít thách thức đối với con người Trongquá trình dựng nước, giữ nước cha ông ta vừa thích nghi, vừa khai phá tài nguyên

và mặt thuận lợi của thiên nhiên để sản xuất Mặt khác, con người cũng phải liênkết lại trong cuộc đấu tranh khắc phục những trở ngại của thiên nhiên Công cuộcxây dựng đất nước, phát triển kinh tế, xã hội trong những đặc điểm của thiên nhiênViệt Nam đã sớm tạo nên sự gắn bó cộng đồng, sự gắn bó với quê hương, xứ sở

Bên cạnh đó, hiếm có dân tộc nào trên thế giới phải chống ngoại xâm nhiềulần như Việt Nam Một điểm đáng lưu ý là độ dài thời gian, tần số xuất hiện, độchênh lệch, cường độ, số lượng các cuộc kháng chiến và khởi nghĩa, chiến tranhgiải phóng quá lớn so với các nước khác trên thế giới

Trang 8

Do đó, con đường sống còn và chiến thắng của dân tộc Việt Nam là phải biếthuy động sức mạnh của toàn dân, của cả đất nước, sức mạnh vật chất và tinh thầncủa toàn thể dân tộc Lịch sử chống ngoại xâm với những đặc điểm trên đã tác độngsâu sắc đến toàn bộ tiến trình lịch sử và sự phát triển của tinh thần yêu nước, truyềnthống đoàn kết dân tộc, ý chí quật cường bất khuất, niềm tự tôn dân tộc, văn hóachính trị của dân tộc Việt Nam.

Thứ hai: Lấy chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư

tưởng để xây dựng một nền chính trị khoa học cách mạng, dân chủ, công bằng, vănminh Đây chính là đặc điểm mang tính giai cấp của văn hoá chính trị Việt Nam

Tính giai cấp của văn hoá chính trị thể hiện ở chỗ, mỗi một giai cấp, tầng lớp

sẽ xây dựng cho mình một nền văn hoá chính trị phù hợp Trong đó, cốt lõi của nềnvăn hoá đó là hệ tư tưởng chính trị của giai cấp Từ hệ tư tưởng chính trị, nền tảngpháp lý cũng được xây dựng sao cho phù hợp với lợi ích của giai cấp, của xã hội.Trong lịch sử loài người, ứng với mỗi giai cấp thống trị xã hội sẽ sản sinh một giátrị văn hoá chính trị không giống nhau Văn hoá chính trị phong kiến thể hiện ở tưtưởng vua là tối cao, quyền lực tuyệt đối Các thiết chế, rường cột của xã hội là đạoNho với tam cương, ngũ thường, tam tòng tứ đức

Văn hóa chính trị tư sản, một sản phẩm của quá trình phát triển lịch sử nhânloại, do bị chi phối bởi hệ tư tưởng tư sản nên không tránh khỏi mang tính bản chấtcủa văn hóa nô dịch, thực dân đế quốc, thứ văn hóa để củng cố, duy trì sự thống trịcủa giai cấp tư sản và chế độ sở hữu tư nhân cuối cùng trong lịch sử Khác về chấtđối với văn hóa tư sản là văn hóa vô sản

Văn hóa chính trị vô sản, một mặt khẳng định hệ tư tưởng, đường lối chínhsách của Đảng Cộng sản là bộ phận cốt lõi, mặt khác cũng thừa nhận quy luật giaolưu, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu thêm và hoàn thiện khôngngừng Chính V.I.Lênin đã từng lưu ý: “Người cộng sản chỉ có thể làm giàu tri thứccủa mình bằng việc tiếp thu tất cả những giá trị văn hóa của nhân loại” Chính vì thế

Trang 9

Đảng ta khẳng định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tưtưởng để xây dựng một nền chính trị khoa học cách mạng, dân chủ, công bằng, vănminh đồng thời có tiếp thu chọn lọc các học thuyết tiến bộ khác.

Thứ ba: Trong chế độ ta, nhân dân lao động là chủ, mọi quyền lực thuộc về

nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản cầm quyền

Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa ở nước tachỉ có thể được xây dựng, thực hiện một cách đầy đủ, toàn diện, triệt để dưới sự lãnhđạo đúng đắn, sáng tạo của một chính đảng duy nhất - Đảng Cộng sản Việt Nam

Nói đến dân chủ là nói đến quyền làm chủ xã hội thuộc về ai Hồ Chí Minhkhẳng định: “Dân chủ là thế nào? Là dân làm chủ”; “Nước ta là nước dân chủ, địa

vị cao nhất là dân, vì dân là chủ Trong bộ máy cách mạng, từ người quét nhà, nấu

ăn, cho đến Chủ tịch một nước đều là phân công làm đày tớ của dân” Như vậy,theo Hồ Chí Minh, chế độ dân chủ thực chất là chế độ ủy quyền của nhân dân vàoNhà nước và Nhà nước là cơ quan quyền lực của dân, thực thi sự ủy quyền của dân

Nền dân chủ vô sản gắn chặt với cuộc đấu tranh vì chủ nghĩa xã hội, cho nên,

nó chỉ có thể được thực hiện bằng con đường thiết lập quyền lãnh đạo của giai cấp

vô sản đối với toàn bộ xã hội thông qua đội tiền phong là Đảng Cộng sản Chỉ có giaicấp vô sản và Đảng tiên phong của mình, với cơ sở xã hội rộng lớn là quảng đại quầnchúng nhân dân lao động mới có khả năng thiết lập được nền chuyên chính vô sản,bảo đảm dân chủ và lợi ích căn bản của đông đảo quần chúng lao động

2.3 Thực trạng văn hoá chính trị ở nước ta hiện nay

2.3.1 Mặt tích cực:

- Tinh thần dân tộc yêu nước thương nòi, quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia.Yêu nước thương nòi là truyền thống quý giá, là nhân tố vô cùng quan trọnglàm nhân lên ý chí, nghị lực, cũng như sự đồng thuận, tạo ra sức mạnh để ta xâydựng và bảo vệ Tổ quốc Ngày nay ta đang mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế,nhiều tổ chức và cán bộ đã chung lòng, gắng sức cùng nhân dân tìm ra nhiều giải

Trang 10

pháp để công nghiệp hóa và hiện đại hóa; làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội dânchủ, công bằng, văn minh Các tổ chức chính trị và xã hội đã nỗ lực vận động nhândân, đóng góp tiền của và công sức, tổ chức có hiệu quả nhiều phong trào làm tăngthêm lòng yêu nước thương nòi Nhiều tổ chức và cá nhân mặc dù kinh tế còn hạnhep, vẫn tình nguyện làm viêc thiện, giúp đỡ người ngèo, người có hoàn cảnh khókhăn, khi gặp hoạn nạn… Những việc làm tốt đẹp đó đã tô thắm thêm lòng yêunước, thương nòi của nhân dân ta Qua đó làm tăng thêm lòng yêu nước, quyết tâmbảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Đề cao vai trò nhân dân

Điều này thể hiện rõ trong tư duy chính trị của cả hệ thống chính trị, nhất là

ở tư tưởng lấy “dân làm gốc”, và, “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” Mộtnền chính trị nhân văn phải là nền chính trị tôn trọng quyền lợi của đa số nhân dân,thực sự do dân làm chủ, nhà nước là cơ quan được ủy quyền để thực thi quyền lựcnhân dân, để thực hiện lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân Nhữngbước tiến trong nhận thức lý luận và tư duy chính trị của Đảng được thể hiện rõtrong hàng loạt các văn kiện ban hành trong thời kỳ đổi mới Hệ thống chính trị củachúng ta được vận hành theo cơ chế: "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhândân làm chủ" Để tăng cường vai trò của Nhà nước và sự nghiêm minh của phápluật, Nhà nước đã ban hành nhiều luật khác nhau, nhằm làm cho mọi người sống vàlàm việc theo pháp luật Chủ trương cải cách bộ máy hành chính, trưng cầu ý kiếnrộng rãi của nhân dân, phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổchức chính trị - xã hội chính là những bước tiến đáng chú ý của văn hoá chính trịtrong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

- Đề cao tinh thần tự lực, tự cường, trọng dụng hiền tài

Độc lập tự chủ, tự lực tự cường là một tư tưởng lớn, xuyên suốt quá trình dựngnước và giữ nước của dân tộc ta, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh Đảng, Nhànước đã vận dụng tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường gắn liền với đoàn kết,

Ngày đăng: 23/04/2020, 15:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w