1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Hệ thống chính trị Cao học xây dựng Đảng

21 134 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 140,5 KB

Nội dung

A. MỞ ĐẦUCơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thể hiện thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị, bao gồm các đảng chính trị, thể chế nhà nước, thể chế và các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, xã hội nghề nghiệp... Các bộ phận này tham gia vào quá trình chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền trong xã hội.Ở bình diện chung trên thế giới, nhà nước là thể chế giữ vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia. Còn các đảng phái chính trị hoạt động ở hậu trường nhưng luôn luôn có vai trò chi phối tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước. Tuỳ thuộc vào truyền thống và thể chế chính trị của mỗi quốc gia, các đảng phái chính trị có các phương pháp, cách thức khác nhau để thể hiện ý chí chính trị của đảng và tích cực tham gia vào các công việc của nhà nước.Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền được thực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định. Đó là hệ thống chính trị. Trong một hệ thống chính trị, đảng chính trị nói chung và đảng chính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến sự hình thành, tổ chức và hoạt động của nhà nước. Nhằm mục đích nâng cao nhận thức về đảng chính trị cầm quyền, vai trò của nó trong việc tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước và liên hệ với vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, em xin chọn đề tài: “Vai trò của Đảng chính trị cầm quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước” làm tiểu luận kết thúc môn học Hệ thống chính trị và thể chế chính trị.

Trang 1

A MỞ ĐẦU

Cơ chế thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầm quyền được thểhiện thông qua tổ chức và hoạt động của hệ thống tổ chức quyền lực chính trị,bao gồm các đảng chính trị, thể chế nhà nước, thể chế và các tổ chức chính trị -

xã hội, các tổ chức xã hội dân sự, xã hội - nghề nghiệp Các bộ phận này thamgia vào quá trình chính trị nhằm thực hiện quyền lực chính trị của giai cấp cầmquyền trong xã hội

Ở bình diện chung trên thế giới, nhà nước là thể chế giữ vai trò trung tâmtrong hệ thống chính trị của mỗi quốc gia Còn các đảng phái chính trị hoạt động

ở hậu trường nhưng luôn luôn có vai trò chi phối tổ chức và hoạt động của bộmáy nhà nước Tuỳ thuộc vào truyền thống và thể chế chính trị của mỗi quốc gia,các đảng phái chính trị có các phương pháp, cách thức khác nhau để thể hiện ýchí chính trị của đảng và tích cực tham gia vào các công việc của nhà nước

Trong mọi xã hội có giai cấp, quyền lực của chủ thể cầm quyền đượcthực hiện bằng một hệ thống thiết chế và tổ chức chính trị nhất định Đó là hệthống chính trị Trong một hệ thống chính trị, đảng chính trị nói chung và đảngchính trị cầm quyền nói riêng có mối quan hệ vô cùng chặt chẽ và sâu sắc đến

sự hình thành, tổ chức và hoạt động của nhà nước

Nhằm mục đích nâng cao nhận thức về đảng chính trị cầm quyền, vai tròcủa nó trong việc tác động đến tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước vàliên hệ với vai trò cầm quyền, lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, em xin

chọn đề tài: “Vai trò của Đảng chính trị cầm quyền trong tổ chức và hoạt động của nhà nước” làm tiểu luận kết thúc môn học Hệ thống chính trị và thể

chế chính trị

Trang 2

B NỘI DUNG

1 Một số vấn đề lý luận chung về đảng chính trị cầm quyền và nhà nước

Chẳng hạn, G.Duverger nhìn nhận đảng chính trị với tư cách là một tổchức chính trị hướng đến giành chính quyền thông qua bầu cử Cùng chung quanniệm này, tác giả Trần Thị Huyền Trân cho rằng: “Đảng là một nhóm ngườicùng chung một lý tưởng chính trị, kết hợp lại thành một tổ chức để chinh phụcchính quyền hay để tham gia vào chính quyền”

Theo quan niệm của H.J.Wiauch (Mỹ), đảng là tổ chức đam mê lợi íchchính trị nhất, nhưng đó là lợi ích của cộng đồng, xã hội… Đảng là tổ chức củanhững người đoàn kết với nhau, được lập ra để thực hiện lợi ích chung của quốcgia thông qua những nguyên tắc riêng mà họ đã thỏa thuận

Theo quan niệm của các cử tri: đảng là một tổ chức nhằm biểu lộ thái độđối với các chính sách công của chính phủ

Qua các quan niệm trên, có thể thấy những điểm chung của đảng chính trịlà: Đảng chính trị là một nhóm cá nhân, được tổ chức lại nhằm giành chiến thắngtrong các cuộc bầu cử để điều hành chính phủ và quyết định chính sách công.Các đảng như vậy gọi là đảng bầu cử Mục tiêu là giành ghế trong nghị viện vàcác vị trí quyền lực

Trang 3

Quan niệm của chủ nghĩa Mác thì cho rằng: đảng chính trị là bộ phận tiêntiến nhất, có tổ chức của một giai cấp (hay một tầng lớp nào đó), đại biểu cho lợiích của giai cấp, tầng lớp đó Đảng chính trị do vậy phải hội tụ được ba tiêu chíquan trọng: Tiêu biểu về trí tuệ, tư tưởng; Đại diện cho lợi ích của giai cấp; Tínhtiên phong chính trị.

Từ các quan điểm với các cách tiếp cận khác nhau đã cho thấy một sốkhác biệt về cách hiểu các đảng chính trị, tuy nhiên các quan điểm đó đều nhấnmạnh sự tham gia vào bầu cử và quan tâm nhằm giành được các chức vụ vànhiệm vụ dân cử là yếu tố quan trọng đặc trưng cho các đảng chính trị Từ đó, cóthể đưa ra một quan niệm chung rằng: đảng chính trị là tổ chức chính trị đại diệncủa một giai cấp (một lực lượng xã hội), gồm những người có cùng chính kiến,

tự nguyện tham gia nhằm giành, giữ và thực thi quyền lực nhà nước theo mụctiêu chính trị của đảng

Trong đó, khả năng vươn tới quyền lực của đảng tuỳ thuộc vào nhiều nhântố: Tính đúng đắn trong đường lối, quan điểm, phương pháp của đảng, sự thốngnhất trong tư tưởng, tổ chức, tương quan so sánh lực lượng và cuối cùng, nhân

tố quyết định là sự ủng hộ của cử tri

1.2 Khái niệm đảng chính trị cầm quyền

Đảng chính trị cầm quyền hay đảng cầm quyền là một khái niệm được sửdụng rộng rãi ở các nước phương Tây ngay khi xã hội bắt đầu hình thành cácđảng chính trị Ở nước Liên Xô trước đây, V.I.Lênin cũng đã đề cập nhiều cácvấn đề liên quan đến đảng cầm quyền Theo ông, đảng cầm quyền được hiểu là

“đảng nắm chính quyền” bằng những người đại diện của đảng trực tiếp thực hiệncông việc quản lý trong bộ máy nhà nước Những cán bộ, đảng viên đó phải hoạtđộng làm sao bảo đảm vừa với tư cách là người đại diện cho Đảng thực hiện việctuyên truyền, vận động nhân dân đi theo Đảng, tức là hoạt động “lãnh đạo”, vừavới tư cách là người đại diện cho Đảng, đồng thời là đại biểu của nhân dân thực

Trang 4

hiện công việc quản lý nhà nước, tức là hoạt động “cầm quyền” Đảng cầmquyền là khái niệm gắn với quyền lực, mà cụ thể là ở việc “nắm chính quyền”.

Cho tới nay có nhiều cách quan niệm, lý giải khác nhau về đảng cầm

quyền Trong đó có thể kể đến một số quan niệm sau: Thứ nhất, khái niệm đảng

cầm quyền dùng để phân biệt đảng ở thời kỳ đã nắm chính quyền với thời kỳ

đảng đó chưa nắm chính quyền; Thứ hai, đảng cầm quyền là khái niệm chỉ một

đảng (hoặc liên minh các đảng) nắm trong tay chính quyền (theo nghĩa rộng bao

gồm cả ba nhánh lập pháp, hành pháp, tư pháp); Thứ ba, đảng cầm quyền (liên

minh các đảng cầm quyền) là đảng (hoặc liên minh đảng đó) nắm trong tay

quyền hành pháp; Thứ tư, đảng cầm quyền phải là đảng đa số trong nghị viện.

Khi nói tới bộ máy chính quyền, trước hết vẫn là bộ máy hành pháp, bất kểchính thể đó là gì, nguyên tắc hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước như thếnào Muốn trở thành đảng cầm quyền thì ý chí của đảng phải trở thành ý chí chungcủa xã hội Nhưng muốn ý chí của đảng trở thành ý chí chung của xã hội thì đảng

đó phải là đảng đa số (ở nghị viện trong mô hình nghị viện), hoặc phải giành chiếnthắng trong bầu cử tổng thống (ở mô hình tổng thống và mô hình hỗn hợp)

Các dấu hiệu của đảng cầm quyền: Đảng chiếm đa số trong quốc hội ở cácnước theo mô hình nghị viện, chi phối quyền hành pháp; Đảng nắm giữ những vịtrí chủ chốt nhất của bộ máy hành pháp (các nước cộng hoà - tổng thống);Trường hợp đặc biệt khác: đảng cầm quyền chính là đảng, tổ chức hay lực lượngnắm trong tay quyền quyết định những chính sách quan trọng của quốc gia

Như vậy, có thể quan niệm đảng cầm quyền là đảng duy nhất (hay liênminh các đảng) nắm quyền đại diện ý chí chính trị chung trong xã hội, do đó,đảng này (hay liên minh các đảng) nắm quyền chi phối hoạt động của bộ máychính quyền

Hiện nay, trên các phương tiện thông tin đại chúng thường dùng nhiều đếncụm từ “đảng lãnh đạo” Khái niệm đảng lãnh đạo nhấn mạnh tới sự lãnh đạo,

Trang 5

dẫn dắt của đảng bằng quyền lực mềm thông qua vận động, thuyết phục, làmgương Do vậy ngay cả đảng không cầm quyền vẫn có khả năng trở thành đảnglãnh đạo Trong khi đó đảng cầm quyền vừa có thể lãnh đạo bằng chính quyềnlực nhà nước, hoặc kết hợp với việc sử dụng quyền lực mềm của đảng Tuynhiên cũng có khả năng đảng cầm quyền nhưng không trở thành đảng lãnh đạonếu việc cầm quyền chỉ đơn thuần là sử dụng công cụ cưỡng chế một cách thôbạo, chủ yếu là đe dọa và trừng phạt để có được sự tuân thủ của nhân dân Nóicách khác, đó là sự thống trị xã hội chứ không phải là lãnh đạo xã hội

Từ đây có thể dễ dàng phân biệt quyền lực của đảng và quyền lực nhànước Ở các nhà nước đa đảng, sự phân biệt này là khá rõ ràng khi so sánh quyềnlực giữa đảng cầm quyền và đảng không cầm quyền Các đảng không cầm quyềnchỉ có quyền lực của đảng, thể hiện bằng năng lực hiện thực hóa mục tiêu chínhtrị của đảng ở mức độ nhất định trong xã hội Chỉ có đảng cầm quyền mới cóquyền lực nhà nước, tức là có khả năng áp đặt ý chí, mục tiêu chính trị của đảngđối với toàn xã hội (tất nhiên, trong phạm vi, khuôn khổ của hiến pháp và luậtlệ), quyền lực chính trị của của đảng lúc này cũng được huy động, sử dụng để hỗtrợ và kết hợp với quyền lực nhà nước, tạo nên sức mạnh và làm tăng hiệu lực,hiệu quả của việc thực thi quyền lực nhà nước

1.3 Khái niệm nhà nước

Theo cách tiếp cận chung nhất, khi con người sống chung với nhau thànhcộng đồng, xã hội sẽ nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột Để giải quyết những giảiquyết xung đột này, có thể thực hiện bằng nhiều cách khác nhau (đấu tranh giai cấpchính là một cách thức giải quyết xung đột) Việc hình thành nên nhà nước, giảiquyết xung đột bằng quyền lực nhà nước là một cách thức căn bản và có hiệu quảtrong xã hội Nói cách khác chính trị chính là quá trình con người và xã hội tìmkiếm những cách thức, biện pháp giải quyết xung đột của việc sống chung thànhcộng đồng, xã hội Ở phương Tây nhà nước là sản phẩm của xã hội đã phân chiathành giai cấp và đấu tranh giai cấp điển hình trở thành nhũng mâu thuẫn đối kháng

Trang 6

không thể điều hòa được; còn ở phương Đông, nhà nước xuất phát từ nhu cầu hìnhthành quyền lực chung của xã hội để trị thủy, chống giặc ngoại xâm

Có nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm nhà nước, nhưng có thể đưa raquan điểm chung nhất, đó là một thể chế chính trị, ra đời trong một giai đoạn nhấtđịnh của lịch sử Với tư cách và nhân danh là một cơ quan quyền lực của nhândân, nhà nước thực hiện chức năng xã hội (công quyền) và chức năng chính trị

Do độc quyền công cụ cưỡng chế và pháp luật, nhà nước điều chỉnh hành vi củatoàn xã hội trong một lãnh thổ xác định, được thừa nhận là chủ quyền quốc gia

Nhà nước là một định chế chính thức để thông qua đó các chủ thể quyềnlực đưa ra các quyết định buộc xã hội phải thi hành Trong đời sống chính trị - xãhội hiện nay, cần phân biệt nhà nước và chính phủ

Nhà nước là một thực thể chính trị có chủ quyền cao nhất, chịu trách nhiệmcao nhất đối với các vấn đề trong lãnh thổ của mình Nhà nước được xác định bởicác yếu tố như: Chủ quyền trên một lãnh thổ xác định; Có một dân cư nhất định,những dân cư khác muốn gia nhập, trở thành người dân sống trên lãnh thổ quốcgia hay dân cư trong nước muốn thôi không làm công dân của đất nước cũng phảituân thủ theo những luật lệ, quy trình và thủ tục nhất định; Độc lập, tính toàn vẹn,chủ quyền quốc gia chỉ được đảm bảo khi nhà nước có sự độc lập trong quyết địnhcác vấn đề của mình, không bị sự can thiệp, quyết định từ bên ngoài

Chính phủ là bộ phận quan trọng nhất của nhà nước, chính phủ là mộtnhóm người có thẩm quyền cao nhất đưa ra các quyết định dưới danh nghĩa nhànước Chính phủ là một nhóm duy nhất trong nhà nước có thẩm quyền đưa ra cácquyết định mà mọi người dân sống trong đất nước đó phải chấp hành và tuân thủ.Trên thực tế, đôi khi người ta thường dùng từ nhà nước và chính phủ là đồngnghĩa với nhau và cùng có nghĩa là bộ máy nhà nước (bao gồm cơ quan lập pháp,hành pháp, tư pháp) Ở một số nước, chính phủ đôi khi lại được dùng để chỉnhánh hành pháp

Trang 7

Sự khác nhau khi dùng từ nhà nước là muốn nới tới môt thực thể chính trị

có chủ quyền, độc lập trên một lãnh thổ với một dân cư nhất định (có thể tồn tạihàng nghìn năm) còn chính phủ có hàm ý bộ máy nhà nước trong một giai đoạn,thời kỳ nhất định theo lát cắt ngang, chẳng hạn khi sử dụng nhà nước Mỹ và khinói về chính phủ Trump hoặc chính phủ Obama là dùng theo nghĩa khác nhau này

2 Tác động của đảng chính trị cầm quyền đối với tổ chức và hoạt động của Nhà nước

2.1 Tác động của đảng chính trị cầm quyền đối với Nhà nước

Nhìn chung trên thế giới, các đảng phái chính trị là lực lượng hoạt động ởhậu trường nhưng có vai trò chi phối hoạt động của nhà nước Tùy vào truyềnthống và thể chế chính trị của mỗi quốc gia, các đảng phái chính trị có các phươngthức khác nhau để thể hiện ý chí chính trị của đảng và tích cực tham gia vào cáccông việc của nhà nước Dấu ấn của các đảng phái chính trị trong việc tham giavào các công việc của nhà nước thể hiện rõ nét trên những phương diện sau:

Thứ nhất, thông qua bầu cử, các đảng phái chính trị tham gia tích cực vào

sự hình thành bộ máy nhà nước thông qua việc các đảng viên của đảng tranh cửvào các cơ quan lập pháp và hành pháp

Thứ hai, tác động đến hoạt động của cơ quan lập pháp, hành pháp Các

đảng phái chính trị kiểm soát và tác động đến các đảng viên của đảng trong hoạtđộng của cơ quan lập pháp và cơ quan hành pháp

Một đảng chính trị sau khi thắng cử trở thành đảng cầm quyền, thông quacác nghị sĩ là đảng viên của đảng, nắm quyền kiểm soát các hoạt động của bộmáy nhà nước Hoạt động của nhà nước luôn tuân thủ theo sự lãnh đạo của đảngcầm quyền, cụ thể hóa các mục tiêu, ý chí và quyền lợi của đảng vào chính sáchcủa quốc gia

Để thực hiện những mục tiêu của đảng cầm quyền, đảng phải thực hiệnphương thức hay cách thức cầm quyền nhất định Đó là những hình thức,

Trang 8

phương pháp, cách thức mà đảng tác động vào nhà nước để hiện thực hóa ý chí,mục tiêu của đảng Trong thực tiễn, các đảng có những phương thức cầm quyềnkhác nhau, tuy nhiên sẽ có những điểm khác biệt giữa phương thức cầm quyền ởcác nước tư bản chủ nghĩa và các nước xã hội chủ nghĩa

Phương thức đảng cầm quyền ở các nước tư bản chủ nghĩa: Ở các nước

này, đảng cầm quyền sẽ nắm giữ và thực thi quyền lực nhà nước theo các nguyêntắc đã được xác định Đó là các nguyên tắc tổ chức và các cơ chế vận hành đãđược xác định rõ trong thiết kế và hoạt động của hệ thống chính trị Bất kể đảngnào khi ở vị trí cầm quyền cũng phải tuân thủ những nguyên tắc này

Trên cơ sở đó, đảng cầm quyền đưa người của đảng vào bộ máy nhà nướctheo quy định của pháp luật Những lãnh đạo của đảng cũng đồng thời là nhữngngười nắm các vị trí quan trọng của nhà nước, trực tiếp thực hiện các mục tiêuchính trị của đảng thông qua việc hoạch định chính sách của nhà nước Chuyển ýchí của đảng thành ý chí chung xã hội, ý chí nhà nước thông qua các thủ lĩnh củađảng, các đảng viên trong các cơ quan công quyền

Đảng cũng có những biện pháp giám sát để đảm bảo cho các đảng viêntrong bộ máy nhà nước đi đúng đường lối, cương lĩnh của đảng Tuy nhiên,đường lối, mục tiêu, cương lĩnh của đảng là những định hướng lớn và mang tínhkhái quát chung Do đó nó giành lại không gian khá rộng cho quyền chủ động, tựquyết của các đảng viên trong việc hoạch định, thể chế hóa thành các mục tiêu,chính sách của nhà nước Bên cạnh đó, đảng cũng có những bộ phận hoạt động

để truyền bá đường lối, chính sách của đảng, nhà nước, tìm kiếm sự ủng hộ vàhuy động nguồn lực xã hội cho việc thực thi các chính sách

Phương thức cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa: Về cơ bản cũng

giống với phương thức cầm quyền của các nước tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên docách thức tổ chức đảng thành các bộ phận khá song trùng với tổ chức bộ máynhà nước đóng vai trò lãnh đạo các cơ quan nhà nước, nên trong thực tế đôi khi

Trang 9

đảng can thiệp vào hoạt động của bộ máy nhà nước, làm giảm tính chủ động,thực quyền của đội ngũ đảng viên ở các vị trí quyền lực nhà nước Mặt khác, mộtphần còn do đường lối, cương lĩnh, chính sách của đảng đôi khi lại khá cụ thể,nên việc thể chế hóa thành chính sách nhà nước giống như là chấp hành một nghịquyết, quyết định của đảng

Phương thức cầm quyền này có những ưu điểm nhất định, đó là quá trìnhphối hợp đơn giản, thống nhất và tập trung Tuy nhiên những bất cập của nó trênthực tế đang đòi hỏi cần phải có sự đổi mới, cải cách để có thể đáp ứng đượcnhững đòi hỏi ngày càng cao của sự phát triển xã hội

Tóm lại, điều có ý nghĩa quyết định của đảng cầm quyền đối với nhà nước

là đưa tư tưởng, ý chí và lợi ích của đảng thâm nhập vào chính sách, quyết sáchcủa nhà nước Nguồn lực để đảng cầm quyền duy trì hoạt động của mình là côngtác đào tạo và sử dụng cán bộ Công tác này phải được làm một cách thườngxuyên, liên tục, có kế hoạch, hiệu quả và chất lượng cao Từ đó, để đạt được mụcđích của việc cầm quyền là tác động vào nhà nước nhằm xây dựng một bộ máynhà nước phù hợp để bảo vệ lợi ích mà đảng cầm quyền đại diện và quản lý xãhội phát triển phù hợp với mục đích và mong muốn của đảng mình

2.2 Tác động của đảng chính trị cầm quyền đối với cơ quan lập pháp

Sự tác động của đảng cầm quyền vào cơ quan lập pháp bắt nguồn từ vaitrò, vị trí của cơ quan lập pháp

Đây là cơ quan có chức năng đại diện, là cầu nối giữa chính phủ và ngườidân, là một kênh quan trọng không chỉ chuyển tải ý chí, nguyện vọng của cử tri

và của nhân dân vào trung tâm thảo luận và hình thành chính sách mà còn làngười truyền đạt, cung cấp thông tin và giải thích chính sách, các vấn đề của nhànước cho nhân dân Mọi dự án, đề xuất luật, chính sách của cơ quan hành pháp,của các nghị sĩ… đều phải thông qua hoạt động xem xét, thảo luận, chỉnh sửa,thông qua ở nghị viện mới có thể trở thành luật

Trang 10

Cơ quan lập pháp cũng quyết định các vấn đề chung quan trọng của quốcgia như: thu thuế; chi ngân sách; chiến tranh và ký kết các điều ước; quyết địnhtrưng cầu dân ý, đại xá; thành lập các cơ quan nhà nước, nhánh lập pháp thườngthực hiện chức năng thành lập chính phủ (ở mô hình nghị viện, mô hình hỗnhợp); phê chuẩn các chánh án, thẩm phán của tòa án tối cao Đồng thời giám sátcác nhánh quyền lực khác, như: nghe báo cáo của chính phủ, các thành viênchính phủ; chất vấn các thành viên chính phủ; giám sát hoạt động của chính phủ;

bỏ phiếu tín nhiệm chính phủ, các thành viên chính phủ (cộng hòa đại nghị) hayluận tội người đứng đầu cơ quan hành pháp (cộng hòa tổng thống)

Xuất phát từ vai trò quan trọng của cơ quan lập pháp, cho nên đây làhướng tác động chủ yếu nhất của đảng chính trị cầm quyền đối với nhà nước.Bởi vì trong xu hướng hiện đại, nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật, và chỉ

có thông qua pháp luật thì lợi ích, ý chí, mục tiêu của đảng chính trị mới được cụthể hóa trên thực tế Do đó, để tác động đến cơ quan lập pháp, đảng chính trị cầmquyền cần phải thực hiện một số cáh thức sau:

Thứ nhất, tác động vào hoạt động bầu cử Do các cơ quan lập pháp được

hình thành bằng con đường bầu cử, nên đảng chính trị luôn có sự can thiệp vàđịnh hướng vào quá trình bầu cử thông qua hệ thống đảng viên của mình Sự tácđộng này có thể thông qua các hoạt động như: lựa chọn và đưa ra các ứng cửviên cho cuộc bầu cử; tài trợ và vận động tài trợ cho hoạt động bầu cử; sử dụngvai trò ảnh hưởng của các phương tiện thông tin đại chúng Thông qua các hoạtđộng này, đảng chính trị có thể lựa chọn các ứng viên và đưa các ứng viên củamình vào tổ chức của nhà nước

Thứ hai, tác động vào quá trình xây dựng hệ thống pháp luật về tổ chức và

hoạt động của cơ quan lập pháp

Thứ ba, tác động vào cơ quan lập pháp thông qua hệ thống các tổ chức

đảng và các đảng viên trong cơ quan lập pháp

Ngày đăng: 23/04/2020, 15:19

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
2. Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011), http://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ban-chap-hanh-trung-uong-dang/dai-hoi-dang/lan-thu-xi/cuong-linh-xay-dung-dat-nuoc-trong-thoi-ky-qua-do-len-chu-nghia-xa-hoi-bo-sung-phat-trien-nam-2011-1528 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳquá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011)
3. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ XII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
4. Quốc hội, Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013, http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=288145. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo trình học phần Hệ thống chính trị và thể chế chính trị Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013",http://moj.gov.vn/vbpq/lists/vn%20bn%20php%20lut/view_detail.aspx?itemid=28814 5. Viện Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
6. PGS, TS. Nguyễn Hữu Đổng và TS. Ngô Huy Đức, Nhận thức khái niệm “Đảng lãnh đạo”, “Đảng cầm quyền” theo Tư tưởng Hồ Chí Minh , http://www.xaydungdang.org.vn/Home/tutuonghochiminh/2011/3924/Nhan-thuc-khai-niem-Dang-lanh-dao-Dang-cam-quyen-theo-Tu.aspx Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức kháiniệm “Đảng lãnh đạo”, “Đảng cầm quyền” theo Tư tưởng Hồ Chí Minh
7. TS. Nguyễn Danh Châu, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/MagazineStory.aspx?mid=75&mzid=777&ID=1833 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảngđối với nhà nước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w