A. MỞ ĐẦUĐất nước Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, lưng dựa vào lục địa châu Á, mặt hướng ra Biển Đông và Thái Bình Dương. Là ngã ba, ngã tư của các nền văn minh lớn, của những con đường giao thương trọng yếu của nhân loại, dân tộc ta sớm có quan hệ với các nước, bạn bè không ít, kẻ nhòm ngó cũng nhiều. Chính vì lẽ đó, trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đường lối, chính sách đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng cả trong thời chiến cũng như thời bình, nhiều khi có tác động trực tiếp tới thịnh suy, tồn vong của dân tộc. Bước sang kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, quan hệ quốc tế ngày càng đan xen phức tạp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vai trò của ngoại giao càng trở nên quan trọng hơn. Cũng như nhiều quốc gia khác, cùng với việc tăng cường nội lực, Việt Nam luôn luôn chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại. Trong nhiệm vụ chung đó, ngoại giao Việt Nam đứng trước yêu cầu phải tìm tòi sáng tạo, đổi mới tư duy, góp phần cùng với các mặt trận khác dưới sự lãnh đạo của Đảng từng bước đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu với hiệu quả hợp tác ngày càng cao, tạo dựng môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới.Để làm tốt nhiệm vụ quan trọng đó, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã kế thừa tinh hoa ngoại giao của cha ông ta được đúc kết qua suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Trong kho tàng tinh hoa ngoại giao ấy của dân tộc, sáng lấp lánh tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, một hệ giá trị phong phú và sâu sắc, bao hàm nhiều bài học quý giá đối với công tác đối ngoại. Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tìm hiểu sâu hơn về sự vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng ta hiện nay, em lựa chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng ta hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học Chính sách đối ngoại.
Trang 1A MỞ ĐẦU
Đất nước Việt Nam có vị trí địa lý chiến lược, lưng dựa vào lục địa châu Á, mặt hướng ra Biển Đông và Thái Bình Dương Là ngã ba, ngã tư của các nền văn minh lớn, của những con đường giao thương trọng yếu của nhân loại, dân tộc ta sớm có quan hệ với các nước, bạn bè không ít, kẻ nhòm ngó cũng nhiều Chính vì
lẽ đó, trong suốt cuộc trường chinh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đường lối, chính sách đối ngoại luôn đóng vai trò quan trọng cả trong thời chiến cũng như thời bình, nhiều khi có tác động trực tiếp tới thịnh suy, tồn vong của dân tộc
Bước sang kỷ nguyên toàn cầu hóa, khi sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng chặt chẽ, quan hệ quốc tế ngày càng đan xen phức tạp, vừa hợp tác vừa đấu tranh, vai trò của ngoại giao càng trở nên quan trọng hơn Cũng như nhiều quốc gia khác, cùng với việc tăng cường nội lực, Việt Nam luôn luôn chủ động mở rộng quan hệ đối ngoại Trong nhiệm vụ chung đó, ngoại giao Việt Nam đứng trước yêu cầu phải tìm tòi sáng tạo, đổi mới tư duy, góp phần cùng với các mặt trận khác dưới sự lãnh đạo của Đảng từng bước đưa quan hệ với các đối tác đi vào chiều sâu với hiệu quả hợp tác ngày càng cao, tạo dựng môi trường hòa bình và điều kiện thuận lợi nhất cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam ở khu vực và trên thế giới
Để làm tốt nhiệm vụ quan trọng đó, Ngoại giao Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đã kế thừa tinh hoa ngoại giao của cha ông ta được đúc kết qua suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử Trong kho tàng tinh hoa ngoại giao ấy của dân tộc, sáng lấp lánh tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh, một hệ giá trị phong phú và sâu sắc, bao hàm nhiều bài học quý giá đối với công tác đối ngoại
Nhằm mục đích nâng cao nhận thức và tìm hiểu sâu hơn về sự vận dụng tư
tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh của Đảng ta hiện nay, em lựa chọn đề tài “Vận dụng tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng ta hiện nay” làm tiểu luận kết thúc môn học Chính sách đối ngoại.
Trang 2B NỘI DUNG
1 Cơ sở hình thành và vai trò của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
1.1 Cơ sở hình thành tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
1.1.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam
Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt theo quá trình lịch sử trải dài nhiều nghìn năm của đất nước Việt Nam, đi đôi với sự hình thành, phát triển quốc gia - dân tộc Đó là sự kết tinh và nét tiêu biểu của truyền thống văn hóa Việt Nam
Ý thức dân tộc và tinh thần yêu nước ấy sơ khởi từ thời đại Văn Lang - Âu Lạc, trải qua nghìn năm Bắc thuộc, vẫn được bảo tồn như lửa than hồng trong môi trường sống mang tính tự trị cao của cộng đồng làng xã Ngọn lửa yêu nước được các phong trào giải phóng dân tộc thổi bùng lên, mà những cuộc đàn áp tàn khốc của quân đô hộ không bao giờ dập tắt được
Trong quá trình đấu tranh chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước được phát huy cao độ thành chủ nghĩa anh hùng “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và
lũ cướp nước”
Người Việt đồng nhất không gian lãnh thổ quốc gia với “nước” và gắn “nhà” với “nước”: “ích nước lợi nhà”, “nước mất nhà tan”, “trả thù nhà, đền nợ nước” Anh hùng, dũng cảm, xả thân vì nước là một phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam Những bậc anh hùng giải phóng dân tộc, những người xả thân vì nước được tôn vinh Một số vua quan bán nước cầu vinh qua các triều đại đều bị nhân dân và lịch sử lên án nghiêm khắc
1.1.2 Truyền thống văn hóa Việt Nam
Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, là điều kiện tốt cho cây lúa nước phát triển Từ cổ xưa cho đến thế kỷ XX, người Việt lấy việc canh tác cây lúa
Trang 3nước làm nguồn sống chính Thiên nhiên vừa ưu đãi, vừa khắc nghiệt Quá trình người Việt hoà hợp với thiên nhiên đã để lại dấu ấn trong văn hoá ứng xử của
người Việt Về giao thông: Nam di chu, Bắc di mã (Nam đi thuyền, Bắc đi ngựa).
Thời tiết, khí hậu cũng ảnh hưởng tới cách xây dựng nhà cửa, kiến trúc
Trải qua quá trình phát triển lịch sử - xã hội và giao lưu với bên ngoài, văn hoá Việt Nam chịu ảnh hưởng của các quan hệ với văn hóa Đông Nam Á, Trung Hoa, Ấn Độ và phương Tây Nhưng các văn hoá ngoại lai đều thông qua chủ thể văn hoá Việt Nam mới phát huy tác dụng và làm phong phú văn hoá truyền thống bản địa Đây là sự tiếp biến văn hoá một cách chủ động và sáng tạo
Xem xét các mối quan hệ tổng hoà giữa các yếu tố địa lý tự nhiên, lịch sử, văn hoá, xã hội, văn hoá Việt Nam là văn hoá của những cư dân gốc nông nghiệp chuyên mong muốn sống hoà hợp với thiên nhiên, trọng tĩnh và sự cân bằng Nền văn hoá này mang nặng tính nhân văn và nhân đạo, trọng tình; là nền văn hoá giàu tính tinh tế, giản dị, bao dung và mang tính cộng đồng cao
Những đức tính ấy đã được người Việt vận dụng vào “ngoại giao tâm công” Người Việt Nam mỗi khi quyết định các vấn đề đối ngoại đều cân nhắc kỹ các yếu
tố và đi đến cân bằng các yếu tố để đạt được “nội yên, ngoại tĩnh” Tính cộng đồng còn là một cơ sở cho sự phát triển chủ nghĩa quốc tế sau này trong thời kỳ hiện đại Chủ tịch Hồ Chí Minh tiếp thu, kế thừa những phẩm chất tốt đẹp của văn hoá dân tộc Nhân cách văn hoá cũng như ứng xử của Người trong các môi trường quốc tế hết sức đa dạng đã làm cho bạn bè quốc tế hiểu biết sâu sắc hơn nền văn hoá Việt Nam và nhân dân Việt Nam
1.1.3 Ngoại giao truyền thống Việt Nam
Ngoại giao truyền thống Việt Nam là nền ngoại giao có bản sắc Đó là những đặc trưng ổn định và bền vững, có nguồn gốc xuất xứ từ bản sắc dân tộc và văn hoá dân tộc Việt Nam, đồng thời là kết quả của hoạt động giao lưu quốc tế của Đại Việt với các nước láng giềng, của quá trình đấu tranh bảo vệ chủ quyền dân tộc và phục
vụ công cuộc xây dựng đất nước, phát triển quốc gia - dân tộc
Trang 4Đặc trưng ngoại giao truyền thống Việt Nam có thể nói gọn: hoà hiếu, nhu viễn, “trong đế ngoài vương” Trước tiên, nhân dân Việt Nam luôn luôn có ý thức bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia Nền ngoại giao nhu viễn xem trọng việc giữ gìn hoà khí, khiêm nhường với nước lớn, hữu nghị với các nước lân bang, phấn đấu cho sự thái hoà Yêu chuộng hoà bình là bản chất của ngoại giao Việt Nam Trong khi kiên trì lập trường nguyên tắc giữ vững độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, chống lại ngoại giao xâm lược của đối phương, Đại Việt kiên trì đường lối hoà bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng
Ngoại giao Việt Nam thấm nhuần tinh thần nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn Tuy là nạn nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, người Việt Nam vẫn giàu lòng nhân ái, khoan dung đối với những kẻ địch đã bị đánh bại Điều đó có cội nguồn từ lý tưởng nhân nghĩa của dân tộc biết đứng trên nghĩa lớn khi buộc phải đương đầu với những thế lực ngoại xâm hung bạo Đồng thời, nó cũng xuất phát với tầm nhìn sâu xa trong quan hệ bang giao với các nước láng giềng có chung biên giới, xem trọng sự hoà mục Ngoại giao Đại Việt cũng luôn thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc Phẩm chất tiêu biểu của sứ thần là trí dũng song toàn, giữ gìn quốc thể Người đi
sứ luôn thấu triệt phương châm “đi sứ bốn phương, không làm nhục mệnh vua”
1.1.4 Tiếp thu văn hoá của nhiều nước phương Đông, phương Tây và kinh nghiệm ngoại giao thế giới
Trong cuộc đời hoạt động của mình, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu các tư tưởng, học thuyết chính trị - xã hội và văn hoá thế giới Với mỗi chủ thuyết, tư tưởng, trường phái chính trị, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh chấp nhận những kiến giải phù hợp với tâm thức văn hoá Việt Nam, lựa chọn những yếu tố tích cực làm giàu kiến thức và tư tưởng của mình Sự nghiên cứu và lựa chọn của Người xuất phát từ quan điểm thiết thực, tư tưởng phải gắn với đời, với người, không phải là thứ lý thuyết xa vời
Trong quá trình quan sát, phân tích các diễn biến của chính trị quốc tế và ngoại giao thế giới trong khoảng thời gian giữa hai cuộc chiến tranh thế giới nửa
Trang 5đầu thế kỷ XX, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh tích lũy nhiều kinh nghiệm ngoại giao quý báu Từ hoạt động đối ngoại đầu tiên năm 1919 - thay mặt nhóm người yêu nước An Nam đưa Yêu sách của nhân dân An Nam tới trưởng đoàn các nước
dự Hội nghị Vécxây, Nguyễn Ái Quốc rút ra kết luận: những lời tuyên bố tự do của các nhà chính trị tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp các dân tộc
Từ kinh nghiệm kháng chiến chống Nhật của Trung Quốc, Hồ Chí Minh đã rút ra bài học để thực hành trường kỳ kháng chiến và toàn dân kháng chiến bằng quân sự (dũng cảm, kỷ luật), bằng chính trị (đoàn kết, trật tự), bằng ngoại giao (thêm bạn, bớt thù)” Bên cạnh đó, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam cũng luôn theo dõi sát những sách lược linh hoạt, khôn khéo của ngoại giao Xô viết và rút ra nhiều bài học thực tiễn quan trọng cho nền ngoại giao của nước ta
1.1.5 Thế giới quan và phương pháp luận mácxit
Chủ nghĩa Mác - Lênin là một nguồn gốc chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh Đường lối quốc tế mà Nguyễn Ái Quốc chủ trương thực hiện trong cuộc cách mạng ở Việt Nam xuất phát từ chủ nghĩa quốc tế mácxit - lêninit cũng như thực tiễn thời đại Cùng với thế giới quan và nhân sinh quan cách mạng, chủ nghĩa Mác - Lênin đã cung cấp cho lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh những kinh nghiệm, nguyên lý, đường lối tổ chức cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sâu rộng để lật đổ bộ máy thống trị tàn bạo của một cường quốc thực dân cùng bọn tay sai của chúng là tầng lớp phong kiến thủ cựu và phản động
Nguyễn Ái Quốc nêu cao quan điểm mác xít về thực tiễn, cũng như nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn Nhấn mạnh việc vận dụng lý luận và thực tiễn của cách mạng thế giới một cách sáng tạo vào điều kiện cụ thể của phương Đông Với Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác-Lênin, cùng các giá trị văn hoá, nhân văn dân tộc và thế giới, những nội dung đúc rút từ nền chính trị quốc
Trang 6tế, thông qua hoạt động thực tiễn vô cùng phong phú đã hoà quyện trong mối liên
hệ biện chứng, tạo nền tảng cho công cuộc cứu nước, là cội nguồn của tư tưởng Hồ Chí Minh về ngoại giao
1.2 Vị trí, vai trò của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
Tư tưởng ngoại giao của Hồ Chí Minh có vị trí rất quan trọng trong hệ thống
tư tưởng của người, đồng thời cũng có vai trò đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển của lịch sử cách mạng Việt Nam
Trong giai đoạn 1920 - 1930, sau khi xác định đường lối đúng đắn nhất cho mục tiêu giải phóng dân tộc của cách mạng Việt Nam, Nguyễn Ái Quốc đã dày công truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin vào nước ta Người cũng đã góp phần tạo ra
cơ sở nhận thức đúng về sự cần thiết phải phối hợp giữa phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc với phong trào cách mạng dân chủ, dân sinh ở các nước chính quốc
Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh là người có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc định ra đường lối quốc tế của cách mạng nước ta Người đã từng bước tiếp cận và tranh thủ lực lượng bên ngoài có lợi nhất cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam, góp phần quan trọng tạo ra cục diện quốc tế thuận lợi hơn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc
Trong giai đoạn 1945 - 1946, vị trí và vai trò của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam càng được thể hiện rõ nét Giai đoạn này, Hồ Chí Minh xuất hiện với tư cách là nhà chiến lược đại tài, đặc biệt là vai trò nổi bật của Người trên mặt trận đấu tranh ngoại giao, đối phó tài tình với các thế lực thù địch cả ở trong nước và ngoài nước
Theo sự chỉ đạo của Người, ưu tiên hàng đầu về đối ngoại của chính quyền cách mạng mới giành được là định hướng về đường lối và chính sách ngoại giao
có nguyên tắc và rộng mở Nguyên tắc đó là độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, kiên quyết chống các thế lực thù địch, đồng thời sẵn sàng hợp
Trang 7tác với tất cả các nước và các dân tộc yêu chuộng hoà bình, tự do và công lý khác trên thế giới
Trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước (từ
1946 đến 1975), dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện theo tư tưởng ngoại giao của Người, nguyên tắc trong đường lối đối ngoại của Đảng, trong chính sách ngoại giao của Nhà nước được giữ vững Những quan điểm, nguyên tắc đó vừa phù hợp với thực tế lịch sử, vừa đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của đông đảo quần chúng nhân dân, vừa phù hợp với quy ước và luật pháp quốc tế Do đó, nó vừa phát huy được tiềm năng và sức mạnh của dân tộc, vừa tranh thủ, tận dụng được sự ủng hộ, giúp đỡ của cộng đồng quốc tế Kết hợp hài hoà nhân tố sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại, tạo nên sức mạnh tổng lực thực hiện thành cuộc các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ xâm lược nước ta
2 Nội dung cơ bản của tư tưởng ngoại giao Hồ Chí Minh
2.1 Độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, thống nhất đất nước, hạnh phúc, tự do của nhân dân là mục tiêu của đối ngoại
Theo quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đường lối đối ngoại và hoạt động ngoại giao Việt Nam phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trước hết, trên hết, nói cách khác “muốn làm gì cũng cần vì lợi ích của dân tộc mà làm” Qua hoạt động đối ngoại, Người muốn khẳng định với các nước trên thế giới: Việt Nam là một nước độc lập, với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình và hữu nghị với các nước trên cơ sở “tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của nhau, không xâm phạm, không can thiệp vào các công việc nội bộ, bình đẳng và hai bên cùng có lợi, chung sống hoà bình”, bởi nhân dân Việt Nam có tinh thần hòa hiếu, yêu chuộng hoà bình, nhưng đó phải là hoà bình và độc lập thật sự
Trong quan hệ quốc tế và đối ngoại của Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi việc của chúng tôi,
Trang 8không có sự can thiệp ở ngoài vào” Điều này thể hiện quyết tâm chống lại mọi hình thức áp đặt và ách thống trị bên ngoài, nhất là của các nước lớn và phải dựa vào sức mình là chính, có tham khảo, chọn lọc kinh nghiệm, bài học của quốc tế, nhưng tự mình phải suy nghĩ tìm tòi, định ra những chủ trương, chính sách, biện pháp nhằm giải quyết những công việc của đất nước mình Mức độ độc lập, tự chủ trong hoạt động ngoại giao không chỉ phụ thuộc vào sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự của đất nước mà còn phụ thuộc vào trình độ tư duy, trí tuệ, kinh nghiệm, phương pháp, khả năng ứng xử của Đảng và Nhà nước ta trong hoạt động và chỉ đạo ngoại giao
Độc lập dân tộc và thống nhất đất nước là nguyên tắc cao nhất cho mọi hoạt động nhưng không cứng nhắc, rập khuôn, máy móc mà phải mềm dẻo, linh hoạt trong sách lược, luôn tận dụng mọi cơ hội để kiến tạo hòa bình
2.2 Độc lập tự chủ, tự lực tự cường, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; coi ngoại giao là một mặt trận
Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Phải trông ở thực lực Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi Thực lực là cái chiêng mà ngoại giao là cái tiếng Chiêng
có to tiếng mới lớn” Đây là quan điểm thể hiện tính sáng tạo, tầm nhìn chiến lược trong việc vận dụng thế giới quan, phương pháp luận cách mạng, khoa học vào nhận thức và giải quyết mối quan hệ biện chứng giữa ngoại giao với phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh vào điều kiện cụ thể của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
Ngoại giao là một mặt trận, phối hợp chặt chẽ với mặt trận quân sự để giành thắng lợi trong chiến tranh, đây là một trong những hình thức chiến tranh chính trị Trong đó, đấu tranh ngoại giao có nhiệm vụ nêu cao chính nghĩa và kêu gọi dư luận đồng tình, ủng hộ lập trường của mình; làm cho nước mình không bị cô lập; đề phòng nước thứ ba về phe địch; đấu tranh ngoại giao phải khôn khéo, dùng rất nhiều
Trang 9hình thức để đấu tranh mới giành được thắng lợi Mặt trận ngoại giao, mặt trận quân
sự có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, thắng lợi của quân sự là thực lực của ngoại giao và đấu tranh ngoại giao là để khuếch trương thành quả của đấu tranh quân sự
Sức mạnh ngoại giao phải dựa trên nền tảng thực lực của quốc gia, dân tộc Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Cách mạng tháng Mười Nga đã mở ra thời đại của một chính sách ngoại giao mới, chính sách hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc Chính sách đó xuất phát từ bản chất của Nhà nước xã hội chủ nghĩa Xô viết” Chính sách ngoại giao mới của giai cấp vô sản là hòa bình, hữu nghị, bình đẳng, cùng có lợi phản ánh bản chất chính trị - xã hội văn minh, tiến bộ, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử tiến bộ nhân loại nên nó phát huy sức mạnh của tất
cả các lĩnh vực tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm mang lại lợi ích cho toàn xã hội, cho tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi trọn vẹn mục tiêu cách mạng
Sức mạnh của ngoại giao phải gắn liền với thực lực của đất nước “Thực lực mạnh, ngoại giao sẽ thắng lợi” Thực lực tạo nền tảng vững chắc cho ngoại giao thắng lợi là “toàn lực của nhân dân trên tất cả các lĩnh vực”, là sức mạnh dân tộc kết hợp sức mạnh thời đại tạo nên sức mạnh tổng hợp làm cho dân tộc có đủ thế và lực sánh vai với các cường quốc năm châu để kiến tạo một trật tự tôn trọng lẫn nhau, bình đẳng, cùng có lợi trên con đường đi tới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội Sự tác động to lớn của thực lực tới ngoại giao trên tất cả các phương diện, nhưng trước hết là tạo ra nền tảng vững chắc, động lực mạnh mẽ cho việc tạo lập, phát triển, nâng cao thế và lực của ngoại giao trong quan hệ song phương và đa phương trên trường quốc tế
Ngoại giao phải chuyển hóa sức mạnh thực lực thành nội lực của mình mới hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân và lịch sử giao phó Ngoại giao không thể giành thắng lợi nếu chỉ trông chờ một cách thụ động vào kết quả hoạt động của các mặt trận khác, mà nó phải tích cực, chủ động, không ngừng
Trang 10tự phát triển, vươn lên tự tạo dựng sức mạnh cho mình Để tạo nên sức mạnh chiến thắng kẻ thù, mặt trận ngoại giao phải thực hiện thành công sự chuyển hóa những kết quả mà thực lực mang tới thành nội lực to lớn của mình thì mới giành được thắng lợi, mới thúc đẩy các mặt trận khác tiếp tục phát triển để tạo nên những thắng lợi lớn hơn trên con đường đi tới mục tiêu của cách mạng Vì vậy, khi giao nhiệm
vụ cho đoàn đám phán Việt Nam tại Hội nghị Pa-ri (năm 1969), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Tiến công ngoại giao là một mặt tiến công quan trọng có ý nghĩa chiến lược lúc này…; nắm vững thời cơ, phối hợp với tiến công quân sự và tiến công chính trị, tiến công liên tục và sắc bén, kiên trì nguyên tắc, khéo vận dụng sách lược, vừa kiên quyết, vừa linh hoạt, buộc Mỹ phải rút quân và nhận một giải pháp chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của ta” Để thực hiện thành công sự chuyển hóa sức mạnh của thực lực thành nội lực của mình, ngoại giao phải dựa trên sức mạnh của thực lực để đánh giá, dự báo đúng thời cuộc, đề ra và tổ chức thực hiện thắng lợi các giải pháp ngoại giao
2.3 Thực hiện phương châm “Dĩ nhu xử cương, dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong hoạt động đối ngoại
Trên cơ sở tiếp thu và phát triển, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng hiệu quả, sáng tạo triết lý và kinh nghiệm “lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi” để chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam Người chỉ rõ:
“Mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, nhưng sách lược của ta thì linh hoạt” Cái
“vạn biến” là phải linh hoạt, khôn khéo trong đấu tranh Linh hoạt trên cơ sở giữ vững nguyên tắc để vừa đảm bảo giữ vững được nguyên tắc, vừa thực hiện được lợi ích của quốc gia dân tộc Cái “bất biến” trong hoạt động đối ngoại là chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc Vì thế, muốn “ứng vạn biến” thì phải xác định được giới hạn của nhân nhượng, đánh giá đúng về mình và đối tác, về chiều hướng chuyển biến của so sánh lực lượng, về cái thuận và nghịch của tình hình quốc tế trong từng giai đoạn và thời điểm cụ thể, từ đó xác định bước đi thích hợp