1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì

92 200 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,11 MB

Nội dung

Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài Lập và phân tích báo cáo tài chính đang là một vấn đề mang tính thời sự cấpbách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi.Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Minh

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ v

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu 1

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 2

3 Mục đích nghiên cứu 4

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5

5 Phương pháp nghiên cứu 5

6 Kết cấu luận văn 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN 8

1.1 Khái quát về BCTC trong doanh nghiệp 8

1.1.1 Các loại báo cáo tài chính 8

1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính 9

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán 11

1.2.1 Yêu cầu quản lý 11

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán 12

1.3 Lý luận cơ bản về lập và phân tích BCTC 12

1.3.1 Lý luận về lập BCTC 12

1.3.2 Nội dung phân tích BCTC 24

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ 40

2.1 Tổng quan về Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì và phân tích nhân tố ảnh hưởng đến việc lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty 40

2.1.1 Tổng quan về Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 40

Trang 3

2.1.2 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến lập và phân tích BCTC tại Công ty cổ

phần hóa chất Việt Trì 49

2.2 Thực trạng lập báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 51

2.2.1 Thực trạng lập bảng cân đối kế toán 51

2.2.2 Thực trạng lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 54

2.3 Thực trạng phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì .56 2.3.1 Phân tích bảng cân đối kế toán 56

2.3.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh 65

2.4 Đánh giá thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 70

2.4.1 Các kết quả đã đạt được 70

2.4.2 Những vấn đề còn tồn tại 73

CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÓA CHẤT VIỆT TRÌ 76

3.1 Định hướng phát triển, yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 76

3.1.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 76

3.1.2 Yêu cầu hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty 77

3.1.3 Nguyên tắc hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty 77

3.2 Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 78

3.2.1 Hoàn thiện lập báo cáo tài chính 78

3.2.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích 80

3.3 Điều kiện để thực hiện hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 83

3.3.1 Đối với nhà nước, các cơ quan chức năng 83

3.3.2 Đối với Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì 84

KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

1 BCTC Báo cáo tài chính

Trang 5

DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1 Trình tự lập bảng cân đối kế toán 20

Sơ đồ 1.2 Trình tự lập báo cáo KQHĐKD 22

Sơ đồ 2.1: Quy trình sản xuất sản phẩm xút – clo tại Công ty CP hóa chất Việt Trì 43 Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty CP hóa chất Việt Trì 44

Sơ đồ 2.3 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty CP hóa chất Việt Trì 47

BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Phân tích cơ cấu và sự biến động tổng vốn kinh doanh của Công ty CP hóa chất Việt Trì 58

Bảng 2.2: Bảng phân tích tình hình công nợ của Công ty CP hóa chất Việt Trì 60

Bảng 2.3: Phân tích khả năng thanh toán của Công ty CP hóa chất Việt Trì 63

Bảng 2.4: Phân tích rủi ro của Công ty CP hóa chất Việt Trì 64

Bảng 2.5: Phân tích tình hình doanh thu và lợi nhuận của Công ty CP hóa chất Việt Trì 66

Bảng 2.6: Phân tích tình hình chi phí của Công ty CP hóa chất Việt Trì 67

Bảng 2.7: Phân tích hiệu quả sử dụng TS của Công ty CP hóa chất Việt Trì 68

Bảng 2.8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty CP hóa chất Việt Trì 69

Bảng 3.1 Sổ chi tiết thanh toán với người bán 79

Bảng 3.2 Sự biến động chi phí qua các năm giai đoạn 2014-2016 82

HÌNH VẼ Hình 2.1: Màn hình hệ thống của phần mềm kế toán MISA SME.NET 49

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới nói chung và nềnkinh tế Việt Nam nói riêng trong những năm gần đây đã đưa các doanh nghiệp vàomột thời đại mới - thời đại của những cơ hội nhưng cũng đầy cạnh tranh và tháchthức Muốn tồn tại và phát triển bền vững các DN cần phải tự chủ về mọi mặt củasản xuất kinh doanh, định vị được vị trí của mình, tận dụng triệt để mọi nguồn lựccũng như cơ hội để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn Để làm được điềunày, các nhà quản trị DN sử dụng nhiều nguồn thông tin khác nhau trong đó thôngtin từ hệ thống BCTC được xem là quan trọng hơn cả

Hệ thống BCTC là sản phẩm cuối cùng của quá trình kế toán tài chính, phảnánh toàn bộ thông tin về tình hình tài chính của DN Thông qua thông tin trênBCTC, nhà quản trị DN biết được tình hình sử dụng vốn cũng như thực trạng hoạtđộng của DN, xác định được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ cũng như xu hướngtác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh, từ đó nhà quản trị có thể đưa racác quyết định tối ưu nhất

Không chỉ dừng lại ở việc phục vụ cho nhà quản trị điều hành và quản lý DN,các thông tin trên BCTC còn được các nhà đầu tư, các cổ đông, những đối tác liêndoanh căn cứ vào đó mà đưa ra những quyết định đầu tư, cho vay, góp vốn nhằm đạt được những mục đích nhất định

Nắm bắt được nhu cầu sử dụng thông tin tài chính của DN ngày càng cao nênviệc lập và cung cấp thông tin tài chính trên các BCTC chính xác kịp thời là vôcùng quan trọng Thêm vào đó, nếu chỉ đọc thông tin tài chính đơn thuần, mà không

có sự phân tích đánh giá kết hợp so sánh thì thông tin tài chính chỉ là những con sốđơn thuần Mục đích của phân tích BCTC là giúp các đối tượng sử dụng thông tinđánh giá đúng sức mạnh tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của DN từ đóđưa ra các quyết định phù hợp với mục tiêu mà họ quan tâm Do vậy đã có nhiềunhà khoa học quan tâm nghiên cứu về lập và phân tích BCTC DN, tuy nhiên vẫncòn nhiều quan điểm khác biệt

Trang 7

Công ty CP hóa chất Việt Trì là một trong những DN sản xuất hóa chất cơ bảnhàng đầu tại Việt Nam BCTC của công ty là kết quả đánh giá tình hình quản lý TS,nguồn lực và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty trong từng thời kỳ HĐQT,ban lãnh đạo công ty, ngân hàng, nhà đầu tư sẽ căn cứ vào BCTC để đánh giánăng lực, hiệu quả quản lý tài chính của công ty Do vậy, việc lập BCTC tuân thủtheo các chuẩn mực kế toán, trình bày rõ ràng, trung thực hợp lý trở nên vô cùngquan trọng đối với công ty Việc phân tích đánh giá tình hình thông qua hệ thốngBCTC cũng giúp các nhà quản lý đưa ra quyết sách phù hợp Tuy nhiên, việc lập vàphân tích BCTC tại công ty vẫn còn nhiều hạn chế chưa đáp ứng được các yêu cầucủa nhà quản trị, cần được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện như: Các khoản công

nợ phải thu, phải trả chưa có sổ chi tiết phân loại thành ngắn hạn và dài hạn mà theodõi chung vào một TK phải thu của khách hàng, phải trả người bán Trước khi lậpbảng CĐKT, kế toán trưởng cũng không phân loại lại các khoản này trên các sổ kếtoán mà thực hiện lập bảng CĐKT đưa hết số dư vào chỉ tiêu ngắn hạn Các nghiệp

vụ kinh tế phát sinh liên quan đến phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn thìcòn không hợp lý trong hạch toán vào TK 242 - Chi phí trả trước Công ty không cóquy định cụ thể loại CP nào là ngắn hạn và dài hạn Công ty mới chỉ chú trọng việcđôn đốc thu hồi nợ, đối chiếu công nợ phải thu khách hàng mà chưa tiến hành đốichiếu xác nhận công nợ thường xuyên với các nhà cung cấp Dẫn đến, cuối năm tàichính số liệu công nợ phải thu, phải trả chưa thực sự đảm bảo độ tin cậy Vì khôngphản ánh kịp thời các giao dịch kinh tế phát sinh nên khi phát hiện sai sót và tiếnhành điều chỉnh sẽ có khả năng xảy ra thiếu sót

Do đó, đề tài “Lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần hóa

chất Việt Trì” là đề tài mang tính thời sự và cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài

Lập và phân tích báo cáo tài chính đang là một vấn đề mang tính thời sự cấpbách, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.Bất kỳ một doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng hướng tớimục tiêu đầu tiên là lợi nhuận Có nhiều biện pháp để doanh nghiệp có thể tăng lợi

Trang 8

nhuận Doanh nghiệp có thể tăng huy động và đầu tư thêm vốn, mở rộng quy môkinh doanh, đẩy mạnh lượng tiêu thụ Trong điều kiện kinh tế hiện nay, việc huyđộng vốn của doanh nghiệp ngày càng trở nên khó khăn, việc tăng sản lượng tiêuthụ sản phẩm cũng không phải dễ dàng vì môi trường cạnh tranh khắc nghiệt Chính

vì lý do đó, việc tăng lợi nhuận bằng cách tối đa hóa lợi nhuận thu được từ mộtđồng vốn bỏ ra được xem là một giải pháp hữu ích Do đó doanh nghiệp phải đưa racác biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, gia tăng lợi nhuận thuđược, việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp tìm ra các điểmmạnh, điểm yếu, những kết quả đã đạt được của doanh nghiệp để tìm giải pháp khắcphục nâng cao hiệu quả kinh doanh, vì nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanhkhông chỉ có ý nghĩa bảo đảm cho doanh nghiệp tồn tại mà còn tạo cho doanhnghiệp cơ hội phát triển Có thể nói nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh làgiải pháp bền vững, lâu dài nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.Chính vì vậy đã có rất nhiều các đề tài khoa học, luận văn, luận án và khóa luận đisâu nghiên cứu về lập và phân tích BCTC như:

Luận văn thạc sĩ của học viên Bùi Thị Lan Anh, trường Đại học Thương Mại

(2016), “Lập và trình bày báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 9 -Vinaconex 9”.

Trong đề tài tác giả đã đưa ra được các lý thuyết về lập và trình bày báo cáo tàichính, phân tích thực trạng lập và trình bày báo cáo tài chính tại Công ty cổ phầnxây dựng số 9-Vinaconex 9 để từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện việc lập vàtrình bày báo cáo tài chính Ở đề tài này tác giả mới chỉ đi sâu về khía cạnh lập vàtrình bày báo cáo tài chính mà chưa đề cập đến vấn đề phân tích báo cáo tài chính.Luận văn thạc sĩ của học viên Hà Thanh Hằng, trường Đại học Thương Mại

(2016), “Lập và trình bày báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà”.

Công trình đã hệ thống hoá được những vấn đề chung nhất về lập, trình bàybáo cáo tài chính và thực trạng phân tích tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải

Hà Đưa ra được những kết quả đạt được cũng như những tồn tại, đồng thời cũngđưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích báo cáo tài chính hayphân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Hà

Trang 9

Luận văn thạc sĩ của học viên Hoàng Thị Hoa, Trường Đại học Thương Mại

(2014), “Lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty cổ phần xi măng Tân Quang VVMI”.

Trong bài nghiên cứu tác giả đã nêu các nội dung lý luận khái quát về lập vàphân tích báo cáo tài chính trong công ty cổ phần, thực trạng công tác lập và phântích báo cáo tài chính tại Công ty CP hóa chất Việt Trì, tác giả đã đi sâu nghiên cứuthực trạng lập bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáolưu chuyển tiền tệ và thuyết minh BCTC cũng như phân tích tổng hợp và chi tiếtbảng cân đối kế, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Từ đó đưa ra các đánh giá

về thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty để nêu ra các định hướng

và giải pháp hoàn thiện việc lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP hóachất Việt Trì Tuy nhiên trong bài luận văn tác giả mới chỉ nghiên cứu việc phân tíchbáo cáo tài chính dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, chưa đi sâu phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tàichính

Nhìn chung các đề tài trên đều đã đi sâu nghiên cứu lý luận về lập và trình bàybáo cáo tài chính tại các doanh nghiệp nói chung và vận dụng tại 1 doanh nghiệp cụthể từ đó đưa ra các giải pháp hoàn thiện việc lập và trình bày báo cáo tài chính tạicác doanh nghiệp Tuy nhiên trong thời gian qua chưa có một nghiên cứu cụ thể vềphân tích báo cáo tài chính tại Công ty CP hóa chất Việt Trì, chưa có nghiên cứuchuyên sâu để đánh giá tình hình hoạt động của công ty thông qua các báo cáo tàichính Để có cái nhìn chuyên sâu và khách quan hơn về tình hình kinh doanh củacông ty, tác giả chọn đề tài nghiên cứu lập và phân tích báo cáo tài chính tại Công ty

CP hóa chất Việt Trì Vì vậy, những nghiên cứu trong công trình này không giốngvới bất kỳ nghiên cứu nào trước đó

3 Mục đích nghiên cứu

- Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về lập và phân tíchBCTC trong doanh nghiệp

Trang 10

- Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu đánh giá thực trạng lập và phân tích BCTC tại

Công ty CP hóa chất Việt Trì chỉ rõ ưu điểm và hạn chế của việc lập và phân tíchcác BCTC ở Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì, trên cơ sở thực trạng đề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện việc lập và phân tích BCTC nhằm tăng cường công tác quản lýtài chính tại Công ty cổ phần hóa chất Việt Trì

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là lý luận và thực tiễn của lập và phân tíchbảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh trong báo cáo tài chính của DN

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp chung: Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

kết hợp với phương pháp tư duy khoa học logic là phương pháp cơ bản và xuyênsuốt quá trình nghiên cứu các nội dung của đề tài

- Phương pháp thu thập và xử lý số liệu:

+ Phương pháp thu thập số liệu:

Phương pháp điều tra: Đây là phương pháp vừa trực tiếp vừa gián tiếp tìmhiểu vấn đề cần thiết cho đề tài nghiên cứu Qua khảo sát thu thập số liệu và dữ liệuđây là những thông tin thực tế nhất mà đơn giản nhất Tuy nhiên việc khảo sát chỉgiúp ta có được những số liệu thực tế trên sổ sách, những thông tin về hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp một cách trực diện mà không thể nắm bắt được tổngquan về những thông tin không thể trình bày trên giấy tờ, sổ sách được Cùng vớiviệc quan sát thì phỏng vấn các cán bộ nhân viên để lấy thông tin, dữ liệu cần thiếtnhằm hoàn thiện thêm các thông tin cần thiết khác mà việc quan sát chưa thu thậpđược hết Các bước cần thực hiện để thu thập số liệu theo phương pháp điều tra:Bước 1: Chọn mẫu điều tra và thiết kế mẫu phiếu điều tra

Bước 2: Phát phiếu điều tra

Bước 3: Tổng hợp kết quả

Trang 11

Phương pháp phỏng vấn: Khi thu thập dữ liệu sơ cấp, ngoài việc phát cácphiếu điều tra trắc nghiệm, em cũng đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.Phỏng vấn là phương pháp thu thập thông tin bằng cách tiếp xúc trực tiếp với ngườicần khai thác thông tin và đặt ra những câu hỏi dưới dạng kết mở Việc này giúpthông tin thu thập được rõ ràng và chi tiết hơn, đặc biệt nhờ có sự tiếp xúc trực tiếpnên thông tin thu thập được không bị chệch hướng với nội dung câu hỏi Trongphương pháp này em đã được tiếp xúc phỏng vấn với giám đốc công ty và trưởngphòng kế toán của công ty để hỏi về tình hình vốn kinh doanh và phân tích hiệu quả

sử dụng vốn kinh doanh của công ty

Số liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua trao đổi trực tiếp vớinhân viên trong công ty bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp, phiếu điều tra

Số liệu thứ cấp: Được thu thập dựa trên các tài liệu có liên quan của công ty vàmạng Internet

Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Để phục vụ cho viết đề tài, em đã nghiêncứu các tài liệu về lập và phân tích báo cáo tài chính, các luận văn thạc sĩ cùnghướng đề tài của khóa trước để tìm ra những thành công và hạn chế của mỗi luậnvăn, từ đó kế thừa và tìm hướng đi mới cho đề tài

+ Phương pháp xử lý và phân tích số liệu

- Phương pháp so sánh: Để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu phân tích quacác năm

Sử dụng đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu qua đó thấy đượchiệu quả tăng hay giảm

- Phương pháp tỷ suất hệ số: Được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu phản ánhhiệu quả sử dụng vốn như: Hệ số doanh thu trên vốn kinh doanh, hệ số lợi nhuậntrên vốn kinh doanh

Trang 12

Phương pháp tỷ suất hệ số được sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốnkinh doanh, vốn lưu động, vốn cố định

- Phương pháp thay thế liên hoàn: Được sử dụng để xác định mức độ ảnhhưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phân tích

- Phương pháp bảng biểu: Để thể hiện các số liệu phân tích

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục từ viết tắt, Danh mục bảng biểu,

sơ đồ, hình, Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ lục, nội dung chính của luậnvăn được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về lập và phân tích báo cáo tài chính trong công ty cổphần

Chương 2: Thực trạng lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phầnhóa chất Việt Trì

Chương 3: Hoàn thiện lập và phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phầnhóa chất Việt Trì

Trang 13

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LẬP VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO

TÀI CHÍNH TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

1.1 Khái quát về BCTC trong doanh nghiệp

1.1.1 Các loại báo cáo tài chính

BCTC là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn chủ sở hữu và

nợ phải trả cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của DN Nóicách khác, báo cáo kế toán tài chính là phương tiện trình bày khả năng sinh lời vàthực trạng tài chính của DN cho những người quan tâm (chủ DN nhà đầu tư, nhàcho vay, cơ quan thuế và các cơ quan chức năng,…)

BCTC là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị

Hệ thống Báo cáo tài chính gồm Báo cáo tài chính năm và Báo cáo tài chínhgiữa niên độ Những chỉ tiêu không có số liệu được miễn trình bày trên Báo cáo tàichính, doanh nghiệp chủ động đánh lại số thứ tự các chỉ tiêu của Báo cáo tài chínhtheo nguyên tắc liên tục trong mỗi phần

Báo cáo tài chính năm gồm:

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B 02 - DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B 03 - DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính Mẫu số B 09 - DN

Báo cáo tài chính giữa niên độ:

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01a – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02a – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03a – DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN

Trang 14

Báo cáo tài chính giữa niên độ dạng tóm lược, gồm:

- Bảng cân đối kế toán giữa niên độ Mẫu số B 01b – DN

- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa niên độ Mẫu số B 02b – DN

- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ giữa niên độ Mẫu số B 03b – DN

- Bản thuyết minh Báo cáo tài chính chọn lọc Mẫu số B 09a – DN

1.1.2 Vai trò của báo cáo tài chính

BCTC phản ánh một cách tổng quát tình hình TS, kết quả kinh doanh, dònglưu chuyển tiền của một DN trong một thời kỳ nhất định, đáp ứng nhu cầu hữu íchcho người sử dụng thông tin về tình hình tài chính DN trong việc đưa ra các quyếtđịnh kinh tế Vì vậy BCTC phải cung cấp những thông tin của doanh nghiệp về: Tàisản; nợ phải trả; vốn chủ sở hữu; doanh thu, thu nhập, chi phí, lãi hoặc lỗ; các dònglưu chuyển tiền trong kỳ Các thông tin này cùng các các thông tin trình bày trongbản thuyết minh BCTC giúp người sử dụng đánh giá được chính sách tài chính,năng lực tài chính, dự toán được các chỉ tiêu tài chính cơ bản trong tương lai và đặcbiệt là dự báo sớm các nguy cơ rủi ro tài chính

Có thể khái quát vai trò của BCTC trên các điểm sau:

- BCTC cung cấp chỉ tiêu kinh tế - tài chính cần thiết giúp cho việc kiểm tramột cách toàn diện và có hệ thống tình hình sản xuất, kinh doanh, tình hình thựchiện các chỉ tiêu kinh tế - tài chính chủ yếu của DN, tình hình chấp hành các chế độkinh tế - tài chính của DN

BCTC cung cấp số liệu cần thiết để tiến hành phân tích hoạt động kinh tế tài chính của DN, để nhận biết tình hình kinh doanh nhằm đánh giá quá trình hoạtđộng, kết quả kinh doanh cũng như xu hướng vận động của DN để từ đó đưa ra cáckết luận đúng đắn và có hiệu quả Đồng thời, BCTC cung cấp những thông tin kinh

-tế, tài chính chủ yếu về thực trạng tài chính của DN trong kỳ hoạt động đã qua, giúpcho việc kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn và khả năng huy động vốn vàoSXKD của DN

- BCTC cung cấp tài liệu tham khảo cho việc lập kế hoạch SXKD, kế hoạchđầu tư mở rộng hay thu hẹp phạm vi,…

- BCTC cung cấp thông tin cho các chủ DN, HĐQT, ban giám đốc,… về tiềmlực DN, tình hình công nợ, tình hình thu chi tài chính, khả năng tài chính, khả năng

Trang 15

thanh toán, kết quả kinh doanh,… để có quyết định về những công việc cần phảitiến hành, phương pháp tiến hành và kết quả có thể đạt được…

- BCTC cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, các chủ nợ, ngân hàng, đại lý

và các đối tác kinh doanh về thực trạng tài chính, thực trạng SXKD, triển vọng thunhập, khả năng thanh toán, nhu cầu về vốn của doanh nghiệp,… để quyết định đúnghướng đầu tư, quy mô đầu tư, quyết định liên doanh, cho vay hay thu hồi vốn,…

- BCTC cung cấp thông tin cho cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước

để kiểm soát tình hình kinh doanh của DN có đúng chính sách chế độ, đúng luậtpháp không, để thu thuế và ra những quyết định cho những vấn đề xã hội,…

- BCTC cung cấp các chỉ tiêu, các số liệu đáng tin cậy để tính ra các chỉ tiêukinh tế khác nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả của quá trình SXKDcủa DN

- BCTC là căn cứ quan trọng trong việc phân tích, nghiên cứu phát hiện nhữngkhả năng tiềm tàng và là căn cứ quan trọng đề ra các quyết định về quản lý, điềuhành hoạt động SXKD hoặc đầu tư vào DN của chủ sở hữu, các nhà đầu tư, các chủ

nợ hiện tại và tương lai của DN

- BCTC còn là căn cứ quan trọng để xây dựng các kế hoạch, kinh tế - kĩ thuật,tài chính của DN, là những căn cứ khoa học để đề ra hệ thống các biện pháp xácthực nhằm tăng cường quản trị doanh nghiệp, không ngừng nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, nâng cao hiệu quả SXKD, tăng lợi nhuận cho DN

Với vai trò quan trọng như trên, BCTC là mối quan tâm của nhiều nhóm ngườikhác nhau như ban giám đốc, HĐQT, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, cáckhách hàng chính, những người cho vay, các nhà quản lýcác đại lý,… kể cả các cơquan chính phủ và bản thân người lao động

Trang 16

1.2 Yêu cầu quản lý và nhiệm vụ kế toán

1.2.1 Yêu cầu quản lý

Tất cả các DN thuộc các ngành, các thành phần kinh tế đều phải lập và trìnhbày BCTC theo quy định của Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán số 21 - “Lập vàtrình bày BCTC”, chế độ kế toán hiện hành,…

Theo quy định tại điều 6 “Trách nhiệm lập và trình bày BCTC” của chuẩnmực kế toán số 21- “Lập và trình bày BCTC” thì giám đốc (hoặc người đứng đầu)

DN chịu trách nhiệm về lập và trình bày BCTC

Theo quy định tại điều 99 thông tư 200/TT-BTC: Hệ thống BCTC năm được

áp dụng cho tất cả các loại hình DN thuộc các ngành và các thành phần kinh tế.BCTC năm phải lập theo dạng đầy đủ

Việc lập và trình bày BCTC của các DN ngành đặc thù tuân thủ theo quy địnhtại chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành hoặc chấp thuận cho ngành ban hành.Như vậy người lập BCTC là DN phải có trách nhiệm điều hành việc lậpBCTC để gửi ra bên ngoài Trên BCTC có đầy đủ chữ ký, trong đó phải có chữ kýcủa giám đốc và con dấu.Giám đốc chịu trách nhiệm chính về BCTC chứ khôngphải kế toán trưởng

Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 21 – “Trình bày BCTC”, việc lập vàtrình bày BCTC phải tuân thủ yêu cầu trình bày một cách trung thực hợp lý tìnhhình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh và các luồng tiền của DN Cụ thể, khilập và trình bày các BCTCDN cần đáp ứng các yêu cầu:

- Trung thực, hợp lý

- Lựa chọn và áp dụng các chính sách kế toán phù hợp với quy định của từngChuẩn mực kế toán nhằm đảm bảo cung cấp thông tin thích hợp với nhu cầu ra cácquyết định kinh tế của người sử dụng và cung cấp được các thông tin tài chính đángtin cậy khi:

Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinhdoanh của doanh nghiệp;

Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện không chỉ đơnthuần phản ánh hình thức hợp pháp của chúng;

Trang 17

Trình bày khách quan, không thiên vị;

Tuân thủ nguyên tắc thận trọng;

Trình bày đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu

1.2.2 Nhiệm vụ kế toán

- Tổng hợp cung cấp các thông tin phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liên quan (sổ kế toán tổnghợp với nhau, sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết), kiểm tra đối chiếu số liệugiữa các sổ kế toán DN với các đơn vị có quan hệ kinh tế (ngân hàng, người bán,người mua ), kết quả kiểm tra đối chiếu nếu có chênh lệch cần phải điều chỉnhtheo phương pháp thích hợp

- Phân loại toàn bộ TS và nợ phải trả của DN thành ngắn hạn và dài hạn.Trường hợp không thể phân biệt được ngắn hạn và dài hạn thì các loại TS và nợphải trả được xếp theo tính thanh khoản giảm dần Tuyệt đối không bù trừ cáckhoản mục TS với nợ phải trả cũng như tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa haibên nợ và có của các TK thanh toán như TK 131, TK 331 mà phải căn cứ vào số dưchi tiết để ghi vào các chỉ tiêu liên quan trên bảng CĐKT

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợpcủa các TK từ loại 5 đến loại 9, kiểm tra số liệu của báo cáo KQHĐKD năm trước

- Cộng sổ các TK từ loại 5 đến loại 9 để kết chuyển doanh thu, chi phí, xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ và tiến hành khóa sổ các TK

- Phân tích thông tin và lập báo cáo tài chính

1.3 Lý luận cơ bản về lập và phân tích BCTC

Trang 18

phải được lập trên cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và tiếp tục hoạtđộng kinh doanh bình thường trong tương lai gần trừ khi DN có ý định hay buộcphải ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô cùa mình.

Khi đánh giá nếu người đứng đầu DN biết được có những điều không chắcchắn liên quan đến các sự kiện hoặc các điều kiện có thể gây ra sự nghi ngờ lớn vềkhả năng hoạt động liên tục của DN thì những điều không chắc chắn đó cần đượcnêu rõ và BCTC sẽ được lập theo nguyên tắc kế toán khác với các nguyên tắc hoạtđộng liên tục

- Nguyên tắc cơ sở dồn tích: DN phải lập BCTC theo cơ sở kế toán dồn tích,ngoại trừ các thông tin liên quan đến các luồng tiền Theo cơ sở dồn tích, các giaodịch và sự kiện được ghi nhận vào thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểmthực thu, thực chi tiền và được ghi nhận vào sổ kế toán và BCTC của các kỳ kế toánliên quan Riêng đối với báo cáo KQHĐKD, các khoản CP được ghi nhận theonguyên tắc phù hợp giữa DT và CP Tuy nhiên, việc áp dụng nguyên tắc phù hợpkhông cho phép ghi nhận trên bảng CĐKT những khoản mục không thỏa mãn địnhnghĩa về tài sản hoặc nợ phải trả

- Nguyên tắc nhất quán: Nguyên tắc này yêu cầu việc trình bày và phân loạicác khoản mục trên BCTC phải nhất quán từ niên độ này sang niên độ khác, trừ khi

có sự thay đổi đáng kể về bản chất các hoạt động của DN hoặc khi xem xét lại việctrình bày BCTC cho thấy cần phải thay đổi để có thể trình bày một cách trung thực

và hợp lý hơn các giao dịch và các sự kiện hoặc một chuẩn mực kế toán khác yêucầu có sự thay đổi trong việc trình bày Khi có sự thay đổi thì DN cần phải phân loạilại các thông tin đảm bảo tính so sánh của thông tin qua các thời kỳ và giải trình lý

do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh BCTC

- Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp: Theo nguyên tắc này, từng khoản mụctrọng yếu phải được trình bày riêng biệt trong BCTC Các khoản mục khôngtrọng yếu thì không phải trình bày riêng rẽ mà được tập hợp vào những khoảnmục có cùng tính chất hoặc chức năng trong BCTC hoặc trình bày trong Bảnthuyết minh BCTC

Trang 19

Mọi thông tin được coi là trọng yếu nếu không được trình bày hoặc trình bàythiếu chính xác thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đếnquyết định kinh tế của người sử dụng BCTC Tuy nhiên, có những khoản mụckhông được coi là trọng yếu để có thể trình bày riêng biệt trên BCTC, nhưng lạiđược coi là trọng yếu để phải trình bày riêng biệt trong Bản thuyết minh BCTC.Theo nguyên tắc này, DN không nhất thiết phải tuân thủ các quy định về trình bàyBCTC của các chuẩn mực kế toán cụ thể nếu các thông tin đó không có tính trọng yếu

- Nguyên tắc bù trừ: Nguyên tắc này đòi hỏi khi ghi nhận các giao dịch kinh tế

và các sự kiện để lập và trình bày BCTC không được phép bù trừ TS và nợ phải trả,

do vậy DN phải trình bày riêng biệt tất cả các khoản mục TS và công nợ trênBCTC Đối với các khoản DT, thu nhập khác và chi phí được bù trừ khi được quyđịnh tại một chuẩn mực kế toán khác hoặc các khoản lãi (lỗ) và các CP liên quanphát sinh từ các giao dịch và các sự kiện giống nhau hoặc tương tự và không có tínhtrọng yếu Các TS và nợ phải trả, các khoản thu nhập và CP có tính trọng yếu phảiđược báo cáo riêng biệt

- Nguyên tắc có thể so sánh: Các thông tin số liệu trong BCTC nhằm để sosánh giữa các kỳ kế toán phải được trình bày tương ứng với các thông tin bằng sốliệu trong BCTC của kỳ trước Các thông tin so sánh cần phải bao gồm cả các thôngtin diễn giải bằng lời nếu điều này là cần thiết giúp cho những người sử dụng hiểu

rõ BCTC của kỳ hiện tại

Khi có thay đổi cách trình bày hoặc cách phân loại các khoản mục trongBCTC thì phải phân loại lại các số liệu so sánh nhằm đảm bảo khả năng so sánh với

kỳ hiện tại Nếu không thể thực hiện được việc phân loại lại các số liệu tương ứngmang tính so sánh thì DN cần phải nêu rõ lý do và tính chất của những thay đổi nếuviệc phân loại lại các số liệu được thực hiện

VAS số 23 – Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm:

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh:

Doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhận trong báo cáo tàichính để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh

Trang 20

Ví dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điềuchỉnh đòi hỏi doanh nghiệp phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong Bảng cânđối kế toán hoặc ghi nhận những khoản mục mà trước đó chưa được ghi nhận, gồm:

- Kết luận của Toà án sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, xác nhận doanhnghiệp có những nghĩa vụ hiện tại vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm, đòi hỏi doanhnghiệp điều chỉnh khoản dự phòng đã được ghi nhận từ trước; ghi nhận nhữngkhoản dự phòng mới hoặc ghi nhận những khoản nợ phải thu, nợ phải trả mới

- Thông tin nhận được sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằng chứng

về một tài sản bị tổn thất trong kỳ kế toán năm, hoặc giá trị của khoản tổn thất đượcghi nhận từ trước đối với tài sản này cần phải điều chỉnh, ví dụ như:

+ Khách hàng bị phá sản sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đã chứng minhkhoản phải thu của khách hàng trên Bảng cân đối kế toán cần phải điều chỉnh thànhkhoản lỗ trong năm

+ Hàng tồn kho được bán sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cung cấp bằngchứng về giá trị thuần có thể thực hiện được vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm củahàng tồn kho

- Việc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về giá gốc của tài sản đãmua hoặc số tiền thu được từ việc bán tài sản trong kỳ kế toán năm

- Việc phát hiện những gian lận và sai sót chỉ ra rằng báo cáo tài chính khôngđược chính xác

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh:

- Doanh nghiệp không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong báocáo tài chính về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm khôngcần điều chỉnh

- Ví dụ về các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cầnđiều chỉnh như: Việc giảm giá trị thị trường của các khoản đầu tư vốn góp liêndoanh, các khoản đầu tư vào công ty liên kết trong khoảng thời gian từ ngày kếtthúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành báo cáo tài chính Sự giảm giá trị thịtrường của các khoản đầu tư thường không liên quan đến giá trị các khoản đầu tư

Trang 21

vào ngày kết thúc kỳ kế toán năm Doanh nghiệp không phải điều chỉnh số liệu đãđược ghi nhận trong Bảng cân đối kế toán đối với các khoản đầu tư, tuy nhiên cóthể bổ sung giải trình theo quy định.

- Thực hiện công tác kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán có liênquan (sổ kế toán tổng hợp với nhau, sổ kế toán tổng hợp với sổ kế toán chi tiết),kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán DN với các đơn vị có quan hệ kinh tế(ngân hàng, người bán, người mua ), kết quả kiểm tra đối chiếu nếu có chênh lệchcần phải điều chỉnh theo phương pháp thích hợp

- Khóa sổ kế toán theo quy định

- Phân loại toàn bộ TS và nợ phải trả của DN thành ngắn hạn và dài hạn.Trường hợp không thể phân biệt được ngắn hạn và dài hạn thì các loại TS và nợphải trả được xếp theo tính thanh khoản giảm dần Tuyệt đối không bù trừ cáckhoản mục TS với nợ phải trả cũng như tuyệt đối không được bù trừ số dư giữa haibên nợ và có của các TK thanh toán

- Kiểm tra đối chiếu số liệu giữa các sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợpcủa các TK doanh thu, chi phí, kiểm tra số liệu của báo cáo KQHĐKD năm trước

- Cộng sổ các TK doanh thu, chi phí để kết chuyển doanh thu, chi phí, xácđịnh kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ, kết chuyển lãi lỗ và tiến hành khóa sổcác TK

- Tổng hợp, kiểm tra đối chiếu sổ liệu của các sổ kế toán chi tiết, sổ quỹ tiềnmặt, sổ tiền gửi ngân hàng, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Trang 22

- Chuẩn bị biểu mẫu báo cáo theo quy định.

b Quy trình lập

Quy trình lập bảng cân đối kế toán

Bảng cân đối kế toán là một bộ phận hợp thành của BCTC phản ánh tổng quáttình hình tài sản của doanh nghiệp theo giá trị tài và nguồn hình thành tài sản tạimột thời điểm nhất định Số liệu trên Bảng cân đối kế toán cho biết toàn bộ giá trịtài sản hiện có của doanh nghiệp theo cơ cấu của tài sản và nguồn vốn và cơ cấunguồn hình thành các tài sản đó

Bảng cân đối kế toán được chia làm 2 phần: Tài sản và nguồn vốn

Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có, đang thuộc quyền quản lý

và quyền sử dụng của doanh nghiệp tính đến thời điểm lập báo cáo, đang tồn tại dướitất cả các hình thái và trong tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình SXKD Tài sản

là toàn bộ tiềm lực kinh tế của đơn vị, là tất cả những gì phục vụ cho hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp, có thể mang lại lợi nhuận trong tương lai

Các khoản mục tài sản và nợ phải trả phải được trình bày riêng biệt thành ngắnhạn và dài hạn, tùy theo thời hạn của chu kỳ kinh doanh bình thường của doanhnghiệp, cụ thể là:

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường trong vòng 12tháng, thì tài sản và nợ phải trả được phân biệt thành ngắn hạn và dài hạn theo điềukiện sau:

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng 12 tháng tới

kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán sau 12 tháng tới kể từngày kết thúc kỳ kế toán năm, được xếp vào loại dài hạn

- Đối với doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh bình thường dài hơn 12 tháng, thì tàisản và nợ phải trả được phân biệt thành ngắn hạn và dài hạn theo điều kiện sau:

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong vòng một chu kỳkinh doanh bình thường, được xếp vào loại ngắn hạn

Trang 23

+ Tài sản và nợ phải trả được thu hồi hay thanh toán trong thời gian dài hơnmột chu kỳ kinh doanh bình thường, được xếp vào loại dài hạn.

- Đối với các doanh nghiệp do tính chất không thể dựa vào chu kỳ kinh doanh

để phân biệt giữa ngắn hạn và dài hạn thì các tài sản và nợ phải trả được trình bàytheo tính thanh khoản giảm dần

Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệpđến cuối kỳ báo cáo Các chỉ tiêu nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanhnghiệp về số tài sản đang quản lý và sử dụng đối với Nhà nước, cấp trên, các nhàđầu tư, các cổ đông, ngân hàng, các tổ chức tín dụng, khách hàng, các đơn vị kinh tếkhác, công nhân viên,…

Nguồn vốn được chia thành 2 loại: Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

Nợ phải trả phản ánh toàn bộ số phải trả tại thời điểm báo cáo Nợ phải trảđược chia thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn theo các điều kiện cụ thể đã được trìnhbày ở trên

Vốn chủ sở hữu phản ánh toàn bộ vốn đầu tư (vốn góp) của chủ doanh nghiệp,các nhà đầu tư, cổ đông đóng góp ban đầu hoặc được bổ sung trong quá trình kinhdoanh, doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán

Phương pháp chung lập bảng cân đối kế toán:

- Chỉ tiêu độc lập: Khi lập bảng cân đối kế toán, những chỉ tiêu liên quan đếnnhững tài khoản phản ánh tài sản có số dư Nợ thì căn cứ vào số dư Nợ để ghi.Những chỉ tiêu liên quan đến những tài khoản phản ánh nguồn vốn, có số dư có thìcăn cứ vào số dư có của tài khoản để ghi Những chỉ tiêu trên bảng CĐKT có nộidung phù hợp với số dư của các TK (TK cấp 1 hoặc cấp 2) thì căn cứ trực tiếp vào

số dư của các TK liên quan để ghi vào các chỉ tiêu tương ứng trong báo cáo theonguyên tắc: Số dư nợ của các TK được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần TS;còn số dư có của các TK được ghi vào chỉ tiêu tương ứng trong phần NV

Các chỉ tiêu trên bảng CĐKT có nội dung kinh tế liên quan đến nhiều TK,nhiều chi tiết của TK thì căn cứ và số dư của các TK, các chi tiết có liên quan tổnghợp lại theo nguyên tắc hợp nhất hoặc bù trừ để lập

Trang 24

- Chỉ tiêu lưỡng tính: Một số chỉ tiêu trong bảng CĐKT có nội dung kinh tếphù hợp với nội dung kinh tế của chi tiết các TK mà các chi tiết đó có thể có số dư

nợ hoặc số dư có như các khoản phải thu, phải trả thì khi lập bảng cân đối kế toáncần căn cứ vào số dư của các TK chi tiết để ghi Tổng chi tiết dư nợ thì ghi ở phầntài sản, tổng chi tiết dư có thì ghi ở phần nguồn vốn Không được bù trừ lẫn nhaugiữa các chỉ tiêu trong cùng một tài khoản

- Chỉ tiêu điều chỉnh: Một số chỉ tiêu liên quan đến các tài khoản điều chỉnhnhư hao mòn TSCĐ và các khoản dự phòng luôn có số dư có, nhưng khi lên bảngcân đối kế toán thì ghi ở phần tài sản theo số âm; các tài khoản nguồn vốn nhưchênh lệch đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái, lợi nhuận sau thuế chưaphân phối nếu có số dư bên Nợ thì vẫn ghi ở phần nguồn vốn, nhưng ghi theo số âm

Công việc cần làm sau khi lập Bảng CĐKT:

- Sau khi lập bảng CĐKT, cần kiểm tra tính chính xác của số liệu trên BảngCĐKT, cụ thể:

- Đọc và kiểm tra tính cân bằng và mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộbảng CĐKT Đối chiếu phương trình kế toán Tài sản = Nguồn vốn đã chính xácchưa? Kiểm tra chỉ tiêu tổng hợp gồm nhiều chỉ tiêu chi tiết cấu thành

- Kiểm tra MQH giữa các chỉ tiêu trên bảng CĐKT với các BCTC khác

- Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh các chỉ tiêu trên bảng CĐKT:nguyên giá TSCĐ, kiểm tra các khoản chi phí chờ kếtchuyển Khi kiểm tra cần sửdụng thêm sổ sách, chứng từ kế toán đã phản ánh để xem xét, phát hiện sai sót

Trang 25

Sơ đồ 1.1 Trình tự lập bảng cân đối kế toán

Quy trình lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp cân đối quan trọng cung cấpnhững thông tin tổng quát về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhauvới nhiều ý nghĩa khác nhau Tuy nhiên, một thông tin tổng quát mà các nhà quản lýdoanh nghiệp cũng như các chủ sở hữu hoặc các đối tượng khác bên ngoài doanhnghiệp đều rất quan tâm, đó là doanh nghiệp đang làm ăn có lãi hay không Do vậy,trong báo cáo này thiết kế các chỉ tiêu phù hợp để trình bày về kết quả lãi lỗ củatoàn bộ doanh nghiệp và kết quả trong từng lĩnh vực hoạt động kinh doanh củadoanh nghiệp như hoạt động sản xuất kinh doanh chính, hoạt động đầu tư và hoạtđộng tài chính

Nội dung cơ bản của báo cáo kết quả kinh doanh:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: Chỉ tiêu này phản ánh tổng doanhthu bán hàng hóa, thành phẩm, bất động sản đầu tư và cung cấp dịch vụ trong nămbáo cáo của doanh nghiệp

- Các khoản giảm trừ doanh thu: Phản ánh tổng hợp các khoản giảm trừ baogồm: Các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại vàthuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế GTGT phải nộp của doanh nghiệp tínhtheo phương pháp trực tiếp

Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Bước 2: Khóa sổ kế toán( theo thứ tự từ loại 1 đến loại 4)

Bước 4: Lấy số liệu ghi vào các chỉ tiêu TS và NV

Bước 5: Kiểm tra tính chính xác của báo cáo và ký duyệt

Trang 26

- Giá vốn hàng bán: Phản ánh tổng giá vốn của hàng hóa, bất động sản đầu tư,giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán, chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụhoàn thành đã cung cấp.

- Doanh thu hoạt động tài chính: Phản ánh tổng doanh thu hoạt động tài chínhđem lại cho doanh nghiệp

- Chi phí tài chính: Phản ánh toàn bộ chi phí tài chính bao gồm: Lãi vay phảitrả, chi phí bản quyền, chi phí hoạt động liên doanh,… phát sinh của doanh nghiệp

- Thu nhập khác: Là những khoản thu từ các hoạt đông xảy ra không thườngxuyên, ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu chính như: Thu về thanh lý, nhượngbán TSCĐ, thu tiền phạt, tiền bồi thường, thu được các khoản nợ khó đòi đã xóa sổtính vào chi phí kỳ trước, …

- Chi phí khác là các khoản chi cho các nghiệp vụ không thường xuyên như:Chi về thanh lý, nhượng bán TSCĐ, chi tiền phạt,…

Quan hệ cân đối khi lập Báo cáo kết quả kinh doanh:

Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Các khoản giảm trừ Các khoản giảm trừ

= Chiết khấu thương mại + Giảm giá hàng bán + Hàng bán bị trả lại + Thuế TTĐB,thuế XK, Thuế GTGT áp dụng theo phương pháp trực tiếp

Lợi nhuận gộp = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán

Lợi nhuận thuần = Lợi nhuận gộp – CPBH – Chi phí QLDN

Phương pháp lập cụ thể như sau:

Các chỉ tiêu doanh thu, thu nhập thì căn cứ vào số phát sinh có của các TKdoanh thu, thu nhập; các chỉ tiêu chi phí thì căn cứ vào số phát sinh nợ của các TKchi phí

Các chỉ tiêu CP thuế TNDN hiện hành, chi phí thuế thu nhập DN hoãn lại căn

cứ vào chênh lệch phát sinh nợ, có giữa các tài khoản chi tiết liên quan

Công việc cần làm sau khi lập báo cáo KQHĐKD:

Để kiểm tra tính đúng đắn của số liệu trên báo cáo KQHĐKD, cần kiểm trasau khi lập báo cáo KQHĐKD, cụ thể:

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trong nội bộ báo cáo KQHĐKD

Trang 27

- Kiểm tra mối quan hệ giữa các chỉ tiêu trên báo cáo KQHĐKD với các báocáo tài chính khác.

- Kiểm tra nguồn số liệu và nội dung phản ánh các chỉ tiêu trên báo cáoKQHĐKD Khi kiểm tra, cần đối chiếu số liệu từng chỉ tiêu này với số liệu mà kếtoán phản ánh trên các sổ kế toán chi tiết có liên quan

Sơ đồ 1.2 Trình tự lập báo cáo KQHĐKD

c Xử lý nghiệp vụ sau khi hoàn thành BCTC

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm là tất cả những sự kiện

có ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến BCTC đã phát sinh trong khoảng thời gian

từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm đến ngày phát hành BCTC

Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu số liệu và khóa sổ kế toán các tài

khoản chi phí, doanh thu, kết quả kinh doanh

Bước 2: Kiểm tra đối chiếu số liệu của BCKQHĐKD năm

trước

Bước 4: Lấy số liệu lũy kế của các TK chi phí, doanh thu, kết

quả kinh doanh để ghi vào cột “Năm nay”

Bước 5: Kiểm tra tính chính xác của báo cáo và ký duyệt

Trang 28

Quy định về việc ghi nhận và xác định:

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm cần điều chỉnh:

Chuẩn mực số 23 quy định: "DN phải điều chỉnh các số liệu đã được ghi nhậntrong BCTC để phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán nămcần điều chỉnh" Ví dụ: Sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm, DN nhận được kết luậncủa cơ quan có thẩm quyền về một nghĩa vụ nợ sẽ phát sinh do các hoạt động trongnăm Khi đó, số liệu cần điều chỉnh theo hướng tăng thêm các chi phí để trích lậpkhoản dự phòng cho nghĩa vụ nợ này…

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh:

DN không phải điều chỉnh các số liệu đã ghi nhận trong BCTC về các sự kiệnphát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh

Ví dụ: DN không cần thiết phải xem xét việc trích lập dự phòng cho bất cứmột khoản đầu tư nào đã thực hiện trong năm, ngay cả trong trường hợp việc suygiảm giá trị của khoản đầu tư này xảy ra ngay sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Khoản cổ tức của các cổ đông:

Nếu khoản cổ tức của cổ đông được công bố sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm, DN không phải ghi nhận các khoản cổ tức này như là các khoản nợ phải trảtrên bảng cân đối kế toán tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm

Tính hoạt động liên tục:

Tính hoạt động liên tục là một nguyên tắc rất quan trọng cần xem xét trước,trong và cả sau quá trình lập BCTC của DN Chuẩn mực số 23 quy định: Nếu bangiám đốc xác nhận sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm có dự kiến giải thể DN, ngừngsản xuất - kinh doanh, thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động hoặc phá sản thì DNkhông được lập BCTC trên cơ sở nguyên tắc hoạt động liên tục

Điểm cần lưu ý với NĐT và những người sử dụng BCTC là việc BCTC đãphát hành sẽ không phản ánh các sự kiện phát sinh sau ngày phát hành Điều này có

ý nghĩa là, BCTC chỉ phản ánh một cách khách quan nhất về các sự kiện, số liệu tàichính và tình hình hoạt động của DN trong kỳ, mà không có một sự kiện nào cầnđiều chỉnh sau khi kết thúc kỳ kế toán năm được phản ánh sau ngày phát hànhBCTC ra bên ngoài

Trang 29

Trình bày về sự kiện tồn tại trong kỳ kế toán năm:

Nếu DN nhận được thông tin sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm về các sự kiệntồn tại trong kỳ kế toán, DN phải trình bày về các sự kiện này trên cơ sở xem xétnhững thông tin mới

Quy định này buộc DN trong khoảng thời gian sau khi kết thúc kỳ kế toánnăm và trước thời điểm phát hành BCTC, tất cả các thông tin có thể ảnh hưởng tới

số liệu trên BCTC của DN sẽ phải được xem xét trên cơ sở cập nhật liên tục trướckhi phản ánh vào số liệu trên BCTC Trong nhiều trường hợp, ngay cả khi thông tinđược cập nhật tới ngày phát hành không làm ảnh hưởng tới số liệu trên BCTC, DNvẫn cần công bố thông tin này kèm theo BCTC được phát hành

Ví dụ: Khi DN nhận được thông tin về khả năng phá sản của một khách hàng

có số dư nợ phải thu mà chưa có bằng chứng chắc chắn về khả năng không thu hồiđược nợ, DN sẽ phải xem xét thông tin này một cách liên tục và cập nhật nhất trướckhi quyết định có xử lý khoản nợ phải thu đó như một khoản không thu hồi được,cho tới ngày phát hành BCTC ra bên ngoài Và ngay cả trong trường hợp khoản nợnày không đủ điều kiện để xử lý như khoản không thu hồi được, thì thông tin về khảnăng không thu hồi được nợ vẫn cần được DN công bố kèm theo trên BCTC khiphát hành ra ngoài

Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm không cần điều chỉnh:Nếu các sự kiện không cần điều chỉnh phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toánnăm là trọng yếu, việc không trình bày các sự kiện này có thể ảnh hưởng đến quyếtđịnh kinh tế của người sử dụng khi dựa trên thông tin của BCTC Vì vậy, DN phảitrình bày đối với các sự kiện trọng yếu không cần điều chỉnh về: nội dung và số liệucủa sự kiện; ước tính ảnh hưởng về tài chính hoặc lý do không thể ước tính đượccác ảnh hưởng này

1.3.2 Nội dung phân tích BCTC

Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp nhữngthông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan vềsức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản

Trang 30

xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụngthông tin ngoài doanh nghiệp, như: Các nhà đầu tư, các ngân hàng, tổ chức tíndụng, người cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tươnglai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và

cả các nhà nghiên cứu Các chỉ tiêu tài chính cơ bản thường được sử dụng để phântích báo cáo tài chính doanh nghiệp bao gồm 5 nhóm: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơcấu tài sản, nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn, nhóm chỉ tiêu phản ánh khảnăng thanh toán, nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi và nhóm chỉ tiêu phảnánh khả năng hoạt động Cụ thể:

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu tài sản: Nhóm chỉ tiêu này được sử dụng đểđánh giá tính hợp lý về cơ cấu tài sản của doanh nghiệp cũng như xu hướng biến độngcủa cơ cấu tài sản Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản ngắnhạn so với tổng tài sản" và chỉ tiêu "Tỷ trọng tài sản dài hạn so với tổng tài sản"

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nguồn vốn: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cơ cấunguồn vốn gồm có chỉ tiêu "Tỷ trọng nợ phải trả so với tổng nguồn vốn" và chỉ tiêu

"Tỷ trọng vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn" Thông qua nhóm chỉ tiêu này,các nhà quản lý sẽ đánh giá được mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp cũngnhư chính sách huy động vốn của doanh nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán: Thuộc nhóm chỉ tiêu phản ánhkhả năng thanh toán của doanh nghiệp thường bao gồm chỉ tiêu "Hệ số khả năngthanh toán nhanh" và chỉ tiêu "Hệ số khả năng thanh toán hiện hành" Thông quanhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán này, các nhà quản lý có thể đánhgiá được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lợi hoặc khả năng hoạt động: Trừ một

số ít doanh nghiệp xác định các chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, còn lại hầuhết các doanh nghiệp thường phản ánh các chỉ tiêu thể hiện khả năng sinh lợi củadoanh nghiệp trên báo cáo tài chính Thông thường, các chỉ tiêu phản ánh khả năngsinh lợi của doanh nghiệp mà các doanh nghiệp sử dụng bao gồm chỉ tiêu "Tỷ suấtlợi nhuận trước thuế so với tổng tài sản", chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với

Trang 31

doanh thu thuần" và chỉ tiêu "Tỷ suất lợi nhuận sau thuế so với vốn chủ sở hữu".Đối với nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng hoạt động, doanh nghiệp thường sử dụngchỉ tiêu "Vòng quay hàng tồn kho" và chỉ tiêu "Doanh thu thuần trên tổng tài sản".Dựa vào trị số và sự biến động về trị số của chỉ tiêu này, các doanh nghiệp sẽ đánhgiá khả năng sinh lợi hay khả năng hoạt động của mình.

1.3.2.1 Phân tích bảng cân đối kế toán

Phân tích bảng CĐKT là dùng các kỹ thuật phân tích để biết được mối quan hệcủa các chỉ tiêu trong bảng CĐKT, qua đó để đánh giá tình hình tài chính, khả năng

và tiềm lực của DN, giúp người sử dụng thông tin đưa ra các quyết định tài chínhphù hợp

Phân tích bảng CĐKT cung cấp thông tin về sự biến động về cơ cấu NV, TShiện có giúp chủ DN tìm ra điểm mạnh và điểm yếu trong công tác tài chính để cónhững biện pháp thích hợp cho quá trình phát triển của DN trong tương lai Để chủ

DN biết được mối quan hệ của các chỉ tiêu trong bảng CĐKT thì phân tích bảngCĐKT thường có 04 nội dung:

- Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của DN;

- Phân tích khái quát tình hình đầu tư của DN;

- Phân tích tình hình tài trợ của DN;

- Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN

a Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của DN

Phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn:

- Mục đích phân tích: nhằm giúp đối tượng sử dụng thông tin đánh giá tình

hình quy mô và sự biến động của từng loại TS, NV của DN.Phân tích sự biến động

về quy mô TS nhằm đánh giá kết quả và trạng thái tài chính của DN, cũng như dựtính những rủi ro và những tiền năng về tài chính trong tương lai của các DN Phântích sự biến động của NV của DN nhằm đưa ra quyết định cần thiết về việc huyđộng các nguồn vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của DN, nâng cao hiệu quảcông tác quản lý tài chính của DN

Trang 32

- Chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu: Chỉ tiêu TS, chỉ tiêu NV cũng như từng

loại chỉ tiêu TS hay từng loại chỉ tiêu NV trên bảng CĐKT năm báo cáo Cơ sở sốliệu phục vụ cho việc phân tích được lấy từ bảng câng đối kế toán

- Phương pháp phân tích: Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn bằng

phương pháp so sánh cả tổng số và từng loại, từng chỉ tiêu tài sản, nguồn vốn giữacuối kỳ với đầu kỳ để xác định chênh lệch tuyệt đối và tương đối

- Đánh giá kết quả phân tích:

Kết quả so sánh tổng tài sản tăng thể hiện DN tăng về quy mô vốn đầu tư, vềnăng lực sản xuất kinh doanh về khả năng tài chính của DN Kết quả so sánh giảmthì ngược lại

Chỉ tiêu tiền và tương đương tiền tăng hoặc giảm có thể do nhu cầu chi tiêu,nhu cầu thanh toán, nhu cầu đầu tư Kết quả so sánh tiền và các khoản tươngđương tiền tăng thể hiện khả năng ứng phó của DN với các khoản nợ đến hạn tăng

và kết quả so sánh giảm thể hiện ngược lại

Chỉ tiêu các khoản đầu tư tài chính tăng hay giảm phụ thuộc vào chiến lượcđầu tư, cơ hội đầu tư Kết quả so sánh các khoản đầu tư tài chính tăng thể hiện DN

đã phân bổ vốn vào lĩnh vực này tăng và kết quả so sánh giảm thì ngược lại

Chỉ tiêu các khoản phải thu tăng, giảm phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh,công tác quản lý nợ phải thu Kết quả so sánh các khoản phải thutăng thể hiện mức

độ vốn của DN bị chiếm dụng tăng và kết quả so sánh giảm thì ngược lại

Chỉ tiêu HTK tăng, giảm phụ thuộc vào quy mô hoạt động, thị trường đầu vào,thị trường đầu ra, công tác quản lý sản xuất kinh doanh, khả năng cạnh tranh Kếtquả so sánh HTK tăng thể hiện lượng HTK của DN tăng lên hoặc lượng hàng hóabán được trong kỳ giảm DN phải căn cứ vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tínhchất ngành nghề kinh doanh; trình độ quản lý sử dụng vốn dự trữ của DN để có sự

dự trữ HTK phù hợp

Chỉ tiêu TSCĐ tăng, giảm phụ thuộc vào sự mở rộng quy mô sản xuất kinhdoanh, chiến lược phát triển của DN, công tác quản lý đầu tư xây dựng Kết quả sosánh TSCĐ tăng thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh và mức độ đầu tư cho hoạtđộng kinh doanh của DN tăng

Trang 33

Chỉ tiêu bất động sản đầu tư tăng, giảm phụ thuộc vào cơ hội đầu tư, chiếnlược đầu tư, quy mô và sự phát triển của thị trường bất động sản

Khi phân tích và đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu NV cần xem xét sự tácđộng của các nhân tố sau: Chính sách huy động vốn của DN: Mục tiêu cấu trúc tàichính, chi phí sử dụng vốn, nhu cầu tài trợ, khả năng huy động đối với từngnguồn ; kết quả hoạt động SXKD, chính sách phân phối lợi nhuận ; năng lực tàichính của DN và nhu cầu tài trợ trong từng thời kỳ; uy tín của DN trong việc huyđộng vốn; khả năng cung ứng của thị trường vốn

Kết quả so sánh các khoản nợ tăng thể hiện sự tăng nghĩa vụ của DN với cácbên có liên quan khi đến hạn trả và kết quả so sánh giảm thể hiện ngược lại

Kết quả so sánh vốn CSH tăng thể hiện quy mô vốn đầu tư của CSH hay nănglực tự chủ về tài chính hữu tăng tương ứng và kết quả so sánh giảm thể hiện ngược lại

Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn

- Mục đích phân tích: Phân tích cơ cấu TS nhằm đánh giá tình hình phân bổ

vốn của DN có hợp lý và phù hợp với đặc điểm ngành nghề kinh doanh hay không?Phân tích cơ cấu NV nhằm đánh giá khả năng tổ chức, khả năng huy động vốn, khảnăng tự chủ tài chính của DN

- Chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu: Chỉ tiêu TS, chỉ tiêu NV hay từng loại chỉ

tiêu TS, chỉ tiêu NV trên bảng CĐKT năm báo cáo Cơ sở số liệu phục vụ cho việcphân tích được lấy từ bảng câng đối kế toán

- Phương pháp phân tích: Xác định tỷ trọng từng loại, từng chỉ tiêu vốn,

nguồn vốn chiếm trong tổng của nó ở đầu kỳ và cuối kỳ (kỳ gốc với kỳ phân tích),

so sánh tỷ trọng của từng loại, từng chỉ tiêu giữa đầu kỳ và cuối kỳ

Tỷ trọng của từng

loại, từng chỉ tiêu

TS (NV)

= Giá trị của từng loại, từng chỉ tiêu TS (NV) Tổng giá trị TS (NV) xác định làm quymô chung

x 100

Trang 34

- Đánh giá kết quả phân tích:

Căn cứ vào kết quả để so sánh, đánh giá cơ cấu phân bổ vốn, cơ cấu nguồnvốn và sự thay đổi cơ cấu

+ Đánh giá tính hợp lý cơ cấu TS dựa trên bảng phân tích cơ cấu TS và NV,

trong đó chú ý:

Khi đánh giá cơ cấu hợp lý của TS trong kỳ cần xem xét các nhân tố ảnhhưởng như: Đặc điểm ngành nghề kinh doanh, tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc điểmquy trình công nghệ, chu kỳ sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, đầu ra trình

độ quản lý, chính sách đầu tư và chiến lược kinh doanh của DN

Sự biến động về cơ cấu TS cho thấy sự thay đổi trong chính sách đầu tư của

DN cũng như cho thấy cơ cấu và chính sách đầu tư của DN đã có sự thay đổi theochiều hướng nào, có phù hợp với chính sách huy động vốn hay không

Tỷ trọng từng loại TSNH, TSDH tùy thuộc vào đặc điểm, tính chất ngànhnghề kinh doanh, trình độ quản lý sử dụng TS của DN Tỷ trọng TSNH càng lớn,chứng tỏ TS ngắn hạn của DN càng cao.Tỷ trọng TSDH của DN càng lớn, chứng tỏ

cơ sở vật chất kỹ thuật của DN càng cao, thể hiện quy mô năng lực sản xuất càng lớn

Tỷ trọng của TSCĐ cao, thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành nghề kinh doanh,tính chất ngành nghề kinh doanh,

+ Đánh giá tính hợp lý cơ cấu NV dựa trên bảng phân tích cơ cấu TS và NV,

- Biện pháp: Để đảm bảo cơ cấu vốn sản xuất kinh doanh hợp lý và sử dụng

vốn kinh doanh có hiệu quả thì cần phải đảm bảo các nội dung sau:

Tỷ lệ thích hợp giữa TSCĐ được huy động hiệu quả và TSCĐ chưa sử dụnghết công suất

Tỷ lệ thích hợp giữa các loại thiết bị sản xuất trên quy trình công nghệ

Trang 35

Sự cân đối về quy mô năng lực sản xuất giữa các bộ phận, giữa các đơn vịtrong DN.

Tỷ lệ thích hợp giữa vốn cố định và vốn lưu động, giữa TS ngắn hạn và TS dàihạn trong tổng TS Có như vậy mới nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

b Phân tích khái quát tình hình đầu tư của doanh nghiệp

- Mục đích phân tích: Phân tích tình hình đầu tư của DN cụ thể như đánh giá

về hướng đầu tư, loại hình đầu tư, quy mô đầu tư, hiệu quả vốn đầu tư

- Chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu: Tỷ suất đầu tư TS ngắn hạn, tỷ suất đầu

tư TS dài hạn, tỷ suất đầu tư TSCĐ, tỷ suất đầu tư tài chính, tỷ suất đầu tư bất độngsản Cơ sở số liệu phục vụ cho việc phân tích được lấy từ bảng câng đối kế toán

- Phương pháp phân tích: Căn cứ vào độ lớn của các chỉ tiêu để đánh giá mức

độ đầu tư cho từng loại, từng hình thức đầu tư, cũng như cơ cấu đầu tư Sử dụngphương pháp so sánh các chỉ tiêu giữa cuối kỳ với đầu kỳ, căn cứ vào đó để đánhgiá biến động về mức độ, cơ cấu đầu tư

- Đánh giá kết quả phân tích:

Tỷ suất đầu tư TS dài hạn và tỷ suất đầu tư TSCĐ càng cao phản ánh quy mô

về cơ sở vật chất kỹ thuật của DN ngày càng được tăng cường, năng lực sản xuấtngày càng được mở rộng Phản ánh xu hướng phát triển sản xuất kinh doanh của

DN càng bền vững, tình hình tài chính ngày càng khả quan

Tỷ suất đầu tư tài chính và tỷ suất đầu tư bất động sản càng cao tạo ra nguồnlợi tức càng lớn cho DN

c Phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán

Bằng việc phân tích tình hình công nợ và khả năng thanh toán của DN, cácnhà phân tích có thể đánh giá được chất lượng hoạt động tài chính, nắm được việcchấp hành kỷ luật thanh toán, đánh giá được sức mạnh tài chính hiện tại, tương lai

Trang 36

cũng như dự đoán được tiềm lực trong thanh toán, an ninh tài chính của DN Vì thế,

có thể nói, qua phân tích tài chính và khả năng thanh toán của DN, các nhà quản lý

có thể đánh giá được chất lượng và hiệu quà hoạt động tài chính

Phân tích tình hình công nợ:

- Mục đích phân tích: Nhằm xem xét các khoản công nợ ở thời điểm hiện tại

để biết DN có đi chiếm dụng vốn bên ngoài hay bị chiếm dụng vốn không?

- Các chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu:

Chỉ tiêu phản ánh quy mô nợ gồm chỉ tiêu khoản phải thu và khoản phải trảtrên bảng CĐKT; tổng các khoản phải thu và tổng các khoản phải trả Cơ sở số liệuphục vụ cho việc phân tích được lấy từ bảng câng đối kế toán

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu nợ, trình độ quản trị nợ gồm: Hệ số cáckhoản phải thu, hệ số các khoản phải trả, hệ số các khoản phải thu so với các khoảnphải trả, hệ số thu hồi nợ, kỳ thu hồi nợ,… được tính toán dựa trên các chỉ tiêu phảithu phải trả trên bảng CĐKT

- Phương pháp phân tích: Sử dụng phương pháp so sánh trị số của từng chỉ

tiêu giữa cuối kỳ và đầu kỳ, căn cứ vào trị số của chỉ tiêu và kết quả so sánh đểđánh giá tình hình công nợ của DN, thông qua đó đánh giá tình hình tài chính của

DN có lành mạnh hay không?

Đồng thời căn cứ vào trị số của từng chỉ tiêu, kết quả so sánh, tình hình thực tếcủa DN, của ngành để đánh giá tình hình công nợ của DN trong kỳ

- Đánh giá kết quả phân tích:

Tổng khoản phải thu cuối năm so với đầu năm mà giảm thì điều đó thể hiện sự

cố gắng của DN trong việc đôn đốc thu hồi các khoản nợ phải thu, làm cho việc sửdụng vốn của DN có hiệu quả hơn và ngược lại

Trang 37

Tổng số các khoản phải trả cuối kỳ so với đầu năm mà giảm, điều đó thể hiện

DN đã có rất nhiều cố gắng trong việc thanh toán các khoản phải trả, làm giảm bớtkhoản tiền đi chiếm dụng, điều đó có nghĩa là DN rất tôn trọng kỷ luật thanh toán

Kết quả so sánh hệ số các khoản phải thu so với các khoản phải trả Chỉ tiêunày <1 thì không ảnh hưởng gì đến tình hình tài chính Còn nếu >1 thì quản trị DNcần xác định rõ nguyên nhân và có những giải pháp kịp thời, thúc đẩy quá trìnhthanh toán đúng hạn, giảm bớt khó khăn về tình hình tài chính của DN

- Biện pháp: Việc chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn giữa các DN với

nhau là lẽ thường tình Song, không phải vì lẽ tất nhiên này mà quản trị DN khôngquan tâm đến phân tích tình hình thanh toán Thêm vào đó, DN cần xác định cáckhoản nợ quan trọng và thời hạn của từng khoản nợ, làm rõ nguyên nhân làm tăngcác khoản nợ Xây dựng uy tín của DN với các nhà cung cấp cũng như khách hàng,cũng như chỉ cho khách hàng có uy tín sử dụng chính sách công nợ

Phân tích khả năng thanh toán:

- Mục đích phân tích: Nhằm đánh giá tình hình tài chính của DN có lành mạnh

hay không? Khả năng thanh toán càng cao thì tình hình tài chính càng lành mạnh vàngược lại

Chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu: Khi phân tích khả năng thanh toán của

DN, các nhà phân tích thường sử dụng các chỉ tiêu hệ số thanh toán nhanh tổngquát, hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh đượctính toán dựa trên các chỉ tiêu thu thập trên bảng CĐKT Cơ sở số liệu phục vụ choviệc phân tích được lấy từ bảng câng đối kế toán

Trang 38

- Phương pháp phân tích: Xác định các chỉ tiêu và sử dụng phương pháp so

sánh trị số của từng chỉ tiêu giữa cuối kỳ và đầu kỳ, căn cứ vào trị số của chỉ tiêu vàkết quả so sánh để đánh giá tình hình thanh toán của DN, thông qua đó đánh giátình hình tài chính DN có lành mạnh hay không?

- Đánh giá kết quả phân tích:

Kết quả so sánh hệ số khả năng thanh toán tổng quát >1 chứng tỏ DN có khảnăng thanh toán, có thể trang trải hết công nợ và tình hình tài chính của DN là ổnđịnh hoặc là khả quan Nếu kết quả so sánh <1 chứng tỏ DN không có khả năngtrang trải hết công nợ, thực trạng tài chính của DN là không tốt, Nếu kết quả sosánh càng nhỏ hơn 1, phản ánh thực trạng tài chính gặp nhiều khó khăn, mất dầnkhả năng thanh toán, thậm chí DN có nguy cơ phá sản

Kết quả so sánh hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn > 1 hoặc = 1, DN thừahoặc có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, nguyên tắc cân bằng tàichính được đảm bảo, tình hình tài chính khả quan Ngược lại nếu hệ số khả năngthanh toán nợ ngắn hạn <1, DN không đáp ứng được các khoản nợ ngắn hạn Trị sốcủa chỉ tiêu này càng nhỏ hơn 1, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của DN càng thấp.Kết quả so sánh hệ số khả năng thanh toán nhanh > 1 thể hiện khả năng thanhtoán nhanh rất khả quan và lành mạnh Kết quả so sánh hệ số khả năng thanh toánnhanh <1 thể hiện khả năng thanh toán nhanh của DN không khả quan

Đối với chỉ tiêu “hệ số khả năng thanhtoán nhanh” có trị số bao nhiêu là phùhợp tùy thuộc vào ngành nghề, tính chất và chu kỳ kinh doanh của từng DN Tuynhiên, thực tế cho thấy, khi trị số của chỉ tiêu “hệ số khả năng thanh toán nhanh”lớn hơn hoặc bằng 1, mặc dù DN đảm bảo thừa hoặc đủ khả năng thanh toán ngaycác khoản nợ ngắn hạn Song, do có nhiều khoản nợ ngắn hạn chưa đến hạn trả nênlượng tiền và tương đương tiền như thế là quá nhiều, phần nào giảm hiệu quả sửdụng vốn, từ đó làm giảm hiệu quả kinh doanh

- Biện pháp: DN có khả năng thanh toán chung cao không có nghĩa là DN có

khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay khả năng thanh toán nhanh Do đó, khi phântích cần liên kết các khả năng thanh toán, không được sử dụng khả năng thanh toánnày bù trừ hay thay thế cho khả năng thanh toán khác

Trang 39

1.3.2.2 Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh

Khi phân tích từng BCTC cung cấp thông tin về từng loại hoạt động theo từngphạm vi nhất định của DN cho nhà quản trị, cũng như người sử dụng thông tin Tuynhiên, nếu chỉ phân tích từng BCTC riêng lẻ thì nhà quản trị chưa có được thông tinđầy đủ, toàn diện về tình hình tài chính của DN Phân tích tổng hợp các BCTCthông qua các tỷ suất hay hệ số tài chính được xác lập dựa trên hai hay nhiều chỉtiêu của hệ thống BCTC, liên kết các hoạt động tài chính của DN với nhau, tái hiện

và đánh giá các quan hệ kinh tế của DN với các bên có liên quan sẽ cho phép cungcấp thông tin một cách đầy đủ, hệ thống và sinh động về hoạt động tài chính của

DN, đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu của người nhà quản trị khi ra quyết định.Phân tích tổng hợp các BCTC thực hiện theo 2 nội dung sau:

- Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của DN;

- Phân tích khả năng sinh lời của DN

a Phân tích hiệu suất sử dụng vốn của DN

- Mục tiêu phân tích: Các nhà quản trị đều mong muốn đẩy nhanh tốc độ luân

chuyển vốn để tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm thiểu nguy cơ rủi ro Nhưng bằngcách nào để tăng tốc độ luân chuyển vốn thì cần nghiên cứu các nhân tố tác động tớiđường đi của vốn trong DN, trong đó cần chú ý tới đặc thù về ngành nghề kinhdoanh và những diễn biến của môi trường kinh doanh

- Chỉ tiêu phân tích và cơ sở số liệu: Tốc độ luân chuyển vốn của DN được

phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: số vòng luân chuyển vốn ( ký hiệu: SV) và kỳ luânchuyển của vốn (ký hiệu: K) Để đánh giá đầy đủ về tốc độ luân chuyển vốn của

DN, cần phân tích từ tổng quát đến chi tiết tốc độ luân chuyển của các loại vốn Cácchỉ tiêu phân tích tốc độ luân chuyển vốn của DN được xác định theo từng loại quy

mô vốn như sau: Toàn bộ vốn kinh doanh, vốn CSH, VLĐ, vốn thanh toán, vốn dựtrữ, vốn bằng tiền Cách tích các chỉ tiêu phân tích dựa vào các chỉ tiêu thu thậpđược từ bảng CĐKT và báo cáo KQHĐKD

- Phương pháp phân tích:

Phương pháp so sánh để so sánh chỉ tiêu kỳ này với kỳ trước về số tuyệt đối

và số tương đối để xác định xu hướng biến động và đưa ra biện pháp quản lý

Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để xác định mức độ ảnh hưởng từng

Trang 40

nhân tố.Mô hình phân tích tốc độ luân chuyển vốn có thể tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định chỉ tiêu phân tích kỳ phân tích và kỳ gốc

Kỳ gốc:SV0= LCT0/ S0; K0= S0/ d0

Kỳ phân tích: SV1= LCT1/S1; K1= S1/ d1

Bước 2: So sánh từng chỉ tiêu giữa kỳ phân tích và kỳ gốc:

SV1- SV0= ∆SV; K1- K0= ∆KKết quả so sánh có thể xảy ra 1 trong 3 trường hợp:

+ ∆SV> 0; ∆K <0 điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn tăng

+ ∆SV= 0; ∆K =0 điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn không thay đổi.+ ∆SV< 0; ∆K >0 điều đó chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn giảm

Bước 3: Xác định mức độ ảnh hưởng các nhân tố:

+ Do số dư bình quân về vốn thay đổi:

Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn: SVs= LCT0/S1- SV0

Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn: Ks= S1/d0- K0

+ Do tổng luân chuyển thuần, giá vốn hàng bán, doanh thu thuần thay đổi

Ảnh hưởng đến số vòng luân chuyển vốn: SVd= SV1- LCT0/S1

Ảnh hưởng đến số ngày luân chuyển vốn: Kd= K1- S1/d0

Tổng hợp lại: ∆SV= SVs+ SVd; ∆K= Ks+ Kd

Hệ quả kinh tế do tốc độ luân chuyển vốn thay đổi: D (+, -)= SV0*∆K*d1Riêng đối với tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh, có 2 nhân tố ảnh hưởng:+ Do ảnh hưởng của hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ): SV(Hđ)= (Hđ1-Hđ0) * SVlđ+ Do ảnh hưởng của số vòng luân chuyển VLĐ (Vlđ):

SV(SVlđ)= Hđ1 * (SVlđ1- SVlđ0)

- Đánh giá kết quả phân tích và biện pháp

+ Đối với tốc độ luân chuyển vốn kinh doanh: bằng phương pháp loại trừ đểxác định ảnh hưởng của từng nhân tố (hệ số đầu tư ngắn hạn và số vòng luânchuyển của VLĐ) đến sự thay đổi của số vòng quay tài sản trong kỳ

+ Đối với tốc độ luân chuyển vốn lưu động: để tăng tốc độ luân chuyển VLĐcần tăng tổng luân chuyển thuần và giảm số dư bình quân của vốn

Ảnh hưởng của nhân tố số dư bình quân về VLĐ mang tính chủ quan, sự tăng,giảm của nó là do chính sách đầu tư vốn của DN Do đó, để tăng tốc độ luân chuyển

Ngày đăng: 23/04/2020, 12:57

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w