1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisitcs của công ty cổ phần dịch vụ logistics Đại Cồ Việt chi nhánh Hà Nội trên thị trường nội địa

49 85 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 179,34 KB

Nội dung

Trên cơ sở nhận thức được những hạn chế còn tồn tại của Công ty, khóa luận đã đi nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh vàsức cạnh tranh sản phẩm nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả

Trang 1

TÓM LƯỢC

Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của kinh tế thị trường, là động lực thúcđẩy phát triển kinh tế Đối với xã hội, cạnh tranh là động lực quan trong nhất để huyđộng nguồn lực của xã hội vào sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ còn thiếu, qua

đó nâng cao khả năng sản xuất của toàn xã hội Do đó, việc nâng cao khả năng cạnhtranh trong mỗi doanh nghiệp là rất cần thiết, nó giúp doanh nghiệp chủ động hơntrong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh Trong thời gian thực tập tại Công ty cổ

phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisitcs của công ty cổ phần dịch vụ logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội trên thị trường nội địa” Trên cơ sở nhận thức được những

hạn chế còn tồn tại của Công ty, khóa luận đã đi nghiên cứu lý thuyết về cạnh tranh vàsức cạnh tranh sản phẩm nhằm đưa ra một số giải pháp để nâng cao khả năng cạnhtranh cho Công ty, nâng cao uy tín, thương hiệu của Công ty trên thị trường Hà

Nội ”.Cụ thể như sau:

Thứ nhất, tác giả nêu một số lý luận cơ bản về cạnh tranh sản phẩm như kháiniệm về sản phẩm, khái niệm cạnh tranh từ đó đưa ra khái niệm về sức cạnh tranh sảnphẩm, lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, nội dung và nguyên tắcnâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Thứ hai, tác giả phân tích thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logisitcs của công tytrên thị trường nội địa Sau đó đánh giá nhìn nhận công ty đã đạt được thành tựu gì vàcòn hạn chế gì

Thứ ba, từ những hạn chế còn tồn tại và những thành tựu đã đạt được tác giả đềxuất những biện pháp, kiến nghị để nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của công

ty trên thị trường nội địa

i

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập tại trường Đại học Thương Mại, tác giả đã nhận đượcnhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ thầy cô và bạn bè Với lòng biết ơn sâu sắc, tác giả xingửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trong trường, đặc biệt là các thầy cô khoa Kinh tế - Luật

đã đem kiến thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức vô cùng quý báu,giúp tác giả chuẩn bị hành trang với đầy đủ tri thức, tự tin để bước vào trường đời.Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới giảng viên – Thạc sĩ Nguyễn MinhPhương, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu

và thực hiện đề tài

Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo, các anh chịtrong Công tycổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội đã tạo điều kiệncho tác giả trong thời gian thực tập tại công ty, hiểu hơn về kiến thức thực tế trongquá trình phát triển doanh nghiệp, quản lý kinh doanh và những tài liệu quý giá đểhoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Mặc dù đã cố gắng để thực hiện khóa luận một cách hoàn chỉnh nhất, tuy nhiêncòn những hạn chế nên đề tài không chánh khỏi thiếu xót nhất định mà bản thân chưathấy được Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý thầy cô để tự hoànthiện hơn nữa

Sau cùng với lòng biết ơn, tác giả xin kính chúc Ban giám hiệu nhà trường, thầy

cô giáo trường Đại học Thương Mại dồi dào sức khỏe, tiếp tục sứ mệnh cao cả truyềnđạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên tiếp theo Chúc Công ty cổ phần dịch vụlogisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

Tác giả xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày….tháng….năm 2018

Sinh viên

Hoàng Thị Nhật Anh

ii

Trang 3

MỤC LỤC

TÓM LƯỢC i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

LỜI MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu 3

4 Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu 4

5 Phương pháp nghiên cứu: 5

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp 7

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 8

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 8

1.1.1 Khái niệm về sản phẩm 8

1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh 8

1.1.3 Khái niệm về sức cạnh tranh sản phẩm 9

1.2 LÝ THUYẾT NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 10

1.2.1 Lý thuyết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 10

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm 11

1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM 13

1.3.1 Nội dung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm 13

1.3.2 Nguyên lý nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT - CHI NHÁNH HÀ NỘI TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA 18

iii

Trang 4

2.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ

LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT– CHI NHÁNH HÀ NỘI ( DACO LOGISTICS) 18

2.1.1 Tổng quan về sức cạnh tranh kinh doanh dịch vụ logistics của Công ty cổ phần dịch vụ Logistics Đại Cồ Việt–chi nhánh Hà Nội ( Daco Logistics) năm 2013–2017 18 2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đếnsức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty cổ phần dịch vụ Logistics Đại Cồ Việt– chi nhánh Hà Nội 24

2.2 THỰC TRẠNG VỀ SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT ( DACO LOGISITCS) – CHI NHÁNH HÀ NỘI 28

2.2.1.Mức giá của công ty Daco Logistics- chi nhánh Hà Nội: 28

2.2.2 Đa dạng hóa các dịch vụ logisitcs của công ty Daco logistics- chi nhánh Hà Nội .30 2.2.3 Chất lượng dịch vụ logistics của Công ty Daco logistics- chi nhánh Hà Nội 32

2.2.4 Các hoạt động marketing của Daco logistics- chi nhánh Hà Nội 32

2.2.5.Quan tâm tới dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi của Daco logistics- chi nhánh Hà Nội 33

2.3 ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGITICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT- CHI NHÁNH HÀ NỘI 33

2.3.1 Những thành tựu đạt được 33

2.3.2 Những hạn chế còn tồn tại 34

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 34

CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ NHẰM SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT- CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

3.1 QUAN ĐIỂM/ĐỊNH HƯỚNG NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT-CHI NHÁNH HÀ NỘI 35

3.1.1 Phương hướng của ngành 35

3.1.2 Phương hướng của công ty Daco logistics- chi nhánh Hà Nội 35

iv

Trang 5

3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ

VIỆT-CHI NHÁNH HÀ NỘI 36

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO SỨCCẠNH TRANH DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ LOGISTICS ĐẠI CỒ VIỆT – CHI NHÁNH HÀ NỘI 39

3.3.1 Kiến nghị với Nhà Nước 39

3.3.2 Kiến nghị với hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ logisitcsViệt Nam( VLA) 41

3.3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu: 41

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 42

v

Trang 6

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

vi

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Daco logistics- chi nhánh Hà Nội Công ty Cổ Phần dịch vụ Logistics- chi

nhánh Hà Nội

vii

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế chung của nền kinh tế thế giớihiện nay Và một trong những biểu hiện rõ nhất của xu thế này là hoạt động thươngmại quốc tế diễn ra với cường độ, khối lượng ngày càng nhiều Thương mại quốc tếphát triển tạo điều kiện cho các ngành dịch vụ hỗ trợ nó phát triển: dịch vụ vận tải,dịch vụ bảo hiểm, Trong đó dịch vụ logistics là một trong những lĩnh vực đã và đangđược các doanh nghiệp trong và ngoài nước hướng tới phát triển trong tương lai Dịch

vụ logisitics giúp cho hoạt động thương mại được lưu thông dễ dàng hơn, giúp chodoanh nghiệp sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu tiết kiệm được chi phí nhờ chuyênmôn hóa sản xuất

Ở Việt Nam dịch vụ logistics còn là một lĩnh vực khác mới mẻ đối với nhiềudoanh nghiệp nhưng đã có một số lượng tương đối các doanh nghiệp tham gia vào thịtrường này trong thời gian gần đây Từ chỗ chỉ có vài chục doanh nghiệp trong nhữngnăm đầu thì giờ con số này đã tăng lên hàng trăm bao gồm tất cả các thành phần kinh

tế tham gia, trong đó có sự tham gia của các doanh nghiệp nước ngoài Vì thế mức độcạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt hơn Cạnh tranh làm cho doanhnghiệp trưởng thành, vững mạnh hơn và ngược lại nó cũng có thể làm cho doanhnghiệp bị đào thải nếu không biết tận dụng cơ hội, tự nâng cao năng lực cạnh tranh củamình Và không phải bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng có thể nắm bắt tốt, kịp hộicho mình Do vậy nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics là một việc làm cấp thiếtđối với các doanh nghiệp hiện nay

Công ty Cổ phần dịch vụ logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội là một công

ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp các dịch vụ logistics tại Việt Nam và các nướctrên thế giới, do vậy việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành là điềukhông thể tránh khỏi Công ty luôn quan tâm, chú ý để nâng cao sức cạnh tranh củamình để phục vụ ngày càng tốt hơn cho khách hàng Các biện pháp để nâng cao sứccạnh tranh không bao giờ là thừa và cũng là vấn đề không bao giờ cũ trong thời kỳhội nhập hiện nay

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Vấn đề nâng cao sức cạnh tranh đang được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp

và các nhà nghiên cứu kinh tế vì thế hiện nay số lượng các công trình nghiên cứu vềvấn đề này là rất lớn Trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu cho đề tài này tác giả đã có

cơ hội tiếp cận một số nghiên cứu tiêu biểu có chủ đề nghiên cứu gần với nghiên cứu

Trang 9

của tác giả Dưới đây là một số nghiên cứu tác giả đã tiếp cận được trong quá trìnhthực hiện khóa luận:

[1] Tạ Hồng Hạnh (2015), Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty TNHH kỹ thuật thương mại và dịch vụ T.H.L, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học

Thương mại Khóa luận đã hệ thống được cơ sở lý luận chủ yếu của năng lực cạnhtranh, đã nghiên cứu, tìm hiểu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty TNHH kỹthuật thương mại và dịch vụ T.H.L Từ đó nêu lên những thành công, hạn chế trongnăng lực cạnh tranh, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chếtrong năng lực cạnh tranh của công ty TNHH kỹ thuật thương mại và dịch vụ T.H.L.Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và đi sâu vàonâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường miền Bắc

[2] Nguyễn Thị Nga (2015), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty cổ phần sản xuất phụ tùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT, Khóa luận tốt nghiệp –

Trường Đại học Thương mại Khóa luận đã hệ thống được cơ sở lý luận chủ yếu củacạnh tranh nói chung và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng, nghiên cứu,tìm hiểu đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sản xuất phụtùng ô tô và thiết bị công nghiệp JAT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm khắc phụcnhững khó khăn, hạn chế trong năng lực cạnh tranh mà công ty đang gặp phải Tuynhiên, công trình mới chỉ đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranhcủa doanh nghiệp, chưa đề cập đến các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp Khóa luận này tiếp tục nghiên cứu và đề cập đến các yếu tố tạo nên năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp

[3] Mai Văn Nghiêm (2008), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công

ty cổ phần đầu tư và xây dựng Tam Sơn, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học

Thương mại Luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận về năng lực cạnh tranh vànghiên cứu thực trạng về năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần đầu tư và xây dựngTam Sơn, từ đó đưa ra các đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty.Tuy nhiên, công trình mới chỉ đề cập đến vấn đề năng lực cạnh tranh nói chung màchưa làm rõ các cấp độ của năng lực cạnh tranh Luận văn này tiếp tục nghiên cứu vàlàm rõ hơn các cấp độ của năng lực cạnh tranh

[4] Nguyễn Anh Tuấn (2014), Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty cổ phần Hoàng Long, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Thương Mại.Khóa luận đã

đề cập tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranh của doanh nghiệp.Việc phân tích khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thông qua các chỉ tiêu như thịphần, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cũng như thông qua các công cụ cạnh tranh: giá

cả, chất lượng, hệ thống phân phối, dịch vụ sau bán,…đã giúp bài khóa luận phân tích

Trang 10

được khả năng cạnh tranh của công ty Hoàng Long trên thị trường Miền Bắc (2009 –2011) Qua phân tích và đánh giá khóa luận đã chỉ ra được những thành công, tồn tạihay nguyên nhân của những tồn tại đó Qua đó khóa luận đã đưa ra các giải pháp nhằmnâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên các giải pháp đưa ra vẫncòn hạn chế và chưa thể coi là các giải pháp hiệu quả Khóa luận này tiếp tục nghiêncứu và đưa ra các giải pháp thực tế và hiệu quả hơn cho doanh nghiệp.

[5] Nguyễn Thị Hằng (2017), Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Hoàng Vũ trên thị trường miền Bắc, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Thương

Mại.Khóa luận đã đề cập tới các lý thuyết liên quan đến cạnh tranh và sức cạnh tranhcủa doanh nghiệp Khóa luận đã đưa ra các giải pháp cùng những kiến nghị nâng caosức cạnh tranh của công ty trên cơ sở giải quyết các vấn đề về giá cả, chất lượng sảnphẩm, chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách hàng

Ngoài các công trình nghiên cứu nêu trên tác giả còn tìm hiểu thêm một số đề tài

nghiên cứu khác như: Phạm Thị Duyên (2011), Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty TNHH MTV thương mại xuất nhập khẩu Hải Phòng, Luận văn tốt nghiệp – Trường Đại học dân lập Hải Phòng Nguyễn Thị Hải Phượng (2014), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần cà phê Mê Trang trên thị trường Nha Trang, Khóa luận tốt nghiệp – Trường Đại học Quốc gia Trần Họa My (2017), Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty TNHH Ánh Dương trên thị trường thành phố Hồ Chí Minh, Khóa luận tốt nghiệp Trường Đại học kinh tế Hồ

Chí Minh và một số đề tài khác

Nhìn chung các công trình nghiên cứu nêu trên đã đi sát vào mục tiêu nghiêncứu, giải quyết vấn liên quan tới lý thuyết cạnh tranh, các chỉ tiêu đánh giá hay nhữngyếu tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Tuy nhiên các công trìnhnghiên cứu trên không có công trình nghiên cứu nào liên quan đến doanh nghiệpLogistics như bài viết của tác giả Mặc dù là bài viết đầu tiên về công ty nhưng đề tàicủa tác giả đã phần nào nói lên tầm quan trọng về chiến lược ngắn và dài hạn của công

ty, đó là “sức cạnh tranh” Đề tài được tiếp cận dưới bộ môn quản lý kinh tế, nó đã đềcập được bao quát toàn bộ thực trạng hoạt động, sức cạnh tranh của công ty cũng nhưnhững vấn đề liên quan đến công tácvận chuyển và lưu thông hàng hóa Vì vậy, vớinội dung nghiên cứu “Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ Phần

Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội trên thị trường nội địa” là nội dung

hoàn toàn mới và không trùng lặp với bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đó

3 Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu

Việc nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics là việc làm hết sức quan trọng vàcần thiết đối với tất cả các doanh nghiệp logistics Bởi vì vậy cạnh tranh dịch vụ có

Trang 11

hiệu quả sẽ giúp doanh nghiệp làm ăn kinh doanh tốt, thu hút được nhiều khách hàngmới và giữ chân các khách hàng cũ Điều đó sẽ giúp doanh nghiệp đứng vững trên thịtrường và mở rộng thị phần làm tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranhkhác Từ đó,doanh nghiệp xác định được giá dịch vụ hợp lý, mang lại lợi nhuận cao.Nhận thấy tính cấp thiết của đề tài và thực trạng hoạt động của Công ty cổ phần dịch

vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội Tác giả quyết định lựa chọn đề tài khóaluận như sau: "Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ Logistics của Công ty cổ phần dịch vụlogistics Đại Cồ Việt" nhằm trả lời những câu hỏi:

- Cơ sở lý luận về nâng caosức cạnh tranh sản phẩm?

- Thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty cổ phần dịch vụlogistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội trên thị trường nội địa?

- Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics củaCông ty cổ phần dịch vụ logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội?

4 Đối tượng, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

Để xác định và làm rõ vấn đề nghiên cứu nêu trên cũng như giúp cho đề tài điđúng hướng thì cần làm rõ đối tượng, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu của đề tàinhư sau:

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ Phần Dịch VụLogistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

4.2.Mục tiêu nghiên cứu

- Mục tiêu tổng quát: tìm ra giải pháp nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logisticscủa Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

- Mục tiêu cụ thể:

+ Nghiên cứu làm rõ một số khái niệm cơ bản về cạnh tranh, phân loại cạnh tranh

và lý thuyết liên quan đến nâng cao sức cạnh tranh

+ Phân tích, đánh giá thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty CổPhần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội theo lý thuyết đã nêu

+ Dựa trên những cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu, đề xuất một số giải phápnhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ Phần Dịch VụLogistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

4.3 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Sức cạnh tranh của doanh nghiệp được cấu thành từ nhiều yếu tố,trong phạm vi bài khóa luận này tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số các yếu tốnguồn lực chính cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm: lợi nhuận, tỷsuất lợi nhuận, thị phần, uy tín thương hiệu, nâng cao sức cạnh tranh theo chiều sâu và

Trang 12

chiều rộng nhằm góp phần nâng cao sức cạnh tranh của Công ty trong thời gian tớitrên thị trường nội địa.

- Về mặt không gian: đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động cạnh tranh dịch vụlogistics của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội vàmột số đối thủ cạnh tranh trên thị trường nội địa

- Về mặt thời gian: đề tài nghiên cứu thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logisticscủa Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội trong 5 nămtrở lại đây từ năm 2013 đến năm 2017

5 Phương pháp nghiên cứu:

Nhằm đưa đề tài đi đúng hướng và đạt được các mục tiêu đã nêu ra ở trên thìviệc tìm ra cách thức hay chính là tìm ra phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn

đề là điều rất quan trọng Phương pháp nghiên cứu mà đề tài sử dụng được trìnhbày như sau:

5.1 Phương pháp thu nhập dữ liệu

Thu nhập dữ liệu là công việc rất cần thiết và quan trọng của mọi công trìnhnghiên cứu Thu nhập dữ liệu giúp cho người nghiên cứu có thêm kiến thức sâu rộng

về vấn đề mình đang nghiên cứu và đánh giá vấn đề cách toàn diện , khoa học và chínhxác nhất

Có nhiều phương pháp khác nhau để thu nhập dữ liệu và được chia thành 2 loạinhư sau:

• Phương pháp thu nhập dữ liệu bàn giấy: là phương pháp thu nhập dữ liệu có sẵnbên trong và bên ngoài công ty, tức là dữ liệu thứ cấp

• Phương pháp hiện trường: là phương pháp bao gồm nhiều hình thức khác nhaunhư phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn, để thu nhập dữ liệu, tức là dữliệu sơ cấp

Với các phương pháp kể trên, đề tài sử dụng phương pháp thu nhập dữ liệu bàngiấy để thu nhập dữ liệu Các dữ liệu thứ cấp được thu nhập từ phòng ban củaCông ty

Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội như số liệu về kết quả sảnxuất kinh doanh, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận,…Ngoài ra một số dữ liệu được thu nhập

từ bên ngoài Công ty như các báo cáo tài chính, các tạp chí chuyên ngành, các côngtrình nghiên cứu trước có liên quan và các website kinh tế có uy tín

Mục đích thu nhập dữ liệu thứ cấp là để phục vụ cho quá trình phân tích, đánhgiá thực trạng sức cạnh tranh cho Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chinhánh Hà Nội được chính xác nhất

Trang 13

• Phương pháp định tính: là phương pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phântích đặc điểm, hành vi con người của nhà nghiên cứu.

• Tác giả sẽ tiến hành xây dựng bảng hỏi “ phiếu điều tra đánh giá chất lượng dịchvụ” nhằm đánh giá chất lượng dịch vụ logisitcs của công ty cung cấp, sau đó sẽ phỏngvấn trực tiếp các khách hàng khoảng 20-30 người, nhằm điều chỉnh lại cấu trúc bảng hỏicho phù hợp, chỉnh sửa lại từ ngữ và hoàn chỉnh bảng câu hỏi cho nghiên cứu chínhthức Trong phần nghiên cứu định tính sẽ có phần trao đổi với những chuyên gia lànhững quản lí tại công ty cổ phần dịch vụ logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

• Phương pháp nghiên cứu định lượng: là điều tra thực nghiệm có hệ thống về cáchiện tượng quan sát được qua số liệu thống kê toán học hoặc kĩ thuật vi tính

• Tác giả phỏng vấn tự trực tiếp các khách hàng dựa trên bảng câu hỏi “ phiếu điềutra đánh giá chất lượng dịch vụ” chi tiết được sử dụng để thu thập dữ liệu Mẫu khoảng120-150 khách hàng Sau khi thu thập dữ liệu sẽ tổng hợp phân tích dữ liệu phục vụ choquá trình nghiên cứu

5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu nhập dữ liệu cần thiết đã nêu trên, ta cần tiến hành phân tích dữ liệu.Phân tích dữ liệu giúp đánh giá chính xác được vấn đề nghiên cứu và đề xuất ra đượccác giải pháp phù hợp nhằm giải quyết vấn đề đó Có rất nhiều phương pháp phân tích

dữ liệu nhưng trong quá trình nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp phân tích

dữ liệu như sau:

 Phương pháp phân tích: thống kê các dữ liệu thu nhập được và tiến hành phântích để lựa chọn thông tin cần thiết cho việc nghiên cứu cụ thể là các số liệu về nguồnvốn, năng lực vận tải, năng suất lao động, và giá cả cạnh tranh của các đối thủ cạnhtranh trên thị trường nội địa của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chinhánh Hà Nội

 Phương pháp so sánh, đối chiếu: phương pháp này được sử dụng thườngxuyên trong phân tích So sánh là một phương pháp để nhận thức các sự vật, hiệntượng thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa sự vật, hiện tượng này với các sựvật, hiện tượng khác với mục đích là thấy được sự giống và khác nhau giữa các sự vật,hiện tượng Cụ thể, trong bài tiến hành so sánh số liệu của các chỉ tiêu đã thu nhậpđược Thông qua đó xác định được chiều hướng biến động của các chỉ tiêu, đánh giáđược thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics Công ty Cổ Phần Dịch Vụ LogisticsĐại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội Từ đó đề xuất ra giái pháp nhằm nâng cao sức cạnhtranh dịch vụ logistics cho Công ty

Trang 14

6 Kết cấu khóa luận tốt nghiệp

Trong khóa luận tốt nghiệp này ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chínhcủa khóa luận được chia làm 3 chương:

Chương 1: Một số lý luận cơ bản về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm

Chương 2: Thực trạng sức cạnh tranh dịch vụ logistics của Công ty Cổ PhầnDịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội trên thị trường nội địa

Chương 3: Các đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao sức cạnh tranh dịch vụlogistics của Công ty Cổ Phần Dịch Vụ Logistics Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO SỨC

vụ nhất định trong thực tế Đứng trên những góc độ khác nhau và tùy theo mục tiêu,nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh mà các doanh nghiệp có thể đưa ra những quan niệm

về sản phẩm khác nhau

 Theo quan niệm của C.Mác: “Sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng

để phục vụ cho việc làm thêm thỏa mãn nhu cầu của con người”

 Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000: “Sản phẩm là kết quả của một quá trình tậphợp các hoạt động có liên quan lẫn nhau và tương tác để biến đổi đầu vào và đầu ra”

 Theo quan điểm marketing: “Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố cóthể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mụcđích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng” (Trần Minh Đạo, Giáo trìnhmarkeing căn bản, NXB Thống kê, 2003)

Trong các khái niệm về sản phẩm kể trên thì để phù hợp với nội dung nghiên cứucủa đề tài và có cách nhìn nhận rõ ràng nhất về sản phẩm của doanh nghiệp, ta chọncách tiếp cận khái niệm sản phẩm theo quan điểm marketing Theo đó, sản phẩm là tất

cả những cái, những yếu tố có thể thỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chàobán trên thị trường với mục đích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng.Căn cứ vào hình thức tồn tạiphân loại sản phẩm như sau:

• Dịch vụ là loại sản phẩm vô hình mang lại cho người dùng một ích lợi vậtchất, lợi ích tinh thần nào đó Con người không thể cảm nhận dịch vụ thông qua cácgiác quan như nghe, nhìn, nếm, ngửi, tiếp xúc Điều này làm cho việc bán dịch vụ khókhăn hơn

• Hàng hóa là loại sản phẩm hữu hình mà con người có thể tiếp xúc thông quacác giác quan để cảm nhận những yếu tố vật chất của nó

1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh

Cạnh tranh luôn tồn tại không chỉ trong tự nhiên giữa các loài để giành lấy sựsống, mà cạnh tranh còn diễn ra gay gắt, quyết liệt trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong

Trang 16

lĩnh vực kinh tế và cạnh tranh là hoạt động không thể thiếu trong nền kinh tế thịtrường hiện nay Có rất nhiều khái niệm về cạnh tranh, các học giả thuộc trường phái

tư sản cổ điển thì cho rằng: “ Cạnh tranh là một quá trình bao gồm các hành vi phảnứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên trong thị trường một dư địa hoạt độngnhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng củamình”

Theo từ điển kinh doanh của Anh ( xuất bản năm 1992), khái niệm cạnh tranhđược định nghĩa như sau: “ Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinhdoanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùngmột loại khách hàng về phía mình”

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam: “ Cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữanhững người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nềnkinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung- cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất,tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”

Xét theo hướng tiếp cận của đề tài này, khái niệm cạnh tranh có thể được hiểunhư sau: cạnh tranh là việc đấu tranh hoặc giành giật của các chủ thể về khách hàng,thị trường hay nguồn lực Cạnh tranh là hoạt động khách quan nó diễn ra mọi lúc mọinơi trong nền kinh tế thị trường, mức độ và phạm vi khác nhau: giữa các tổ chức, cánhân thậm chí giữa các quốc gia

1.1.3 Khái niệm về sức cạnh tranh sản phẩm

Một sản phẩm được coi là có sức cạnh tranh khi nó đáp ứng đươc nhu cầu củakhách hàng về chất lượng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt,thương hiệu, bao bì, hơn hẳn so với những sản phẩm khác cùng loại Nhưng sức cạnhtranh của sản phẩm lại được định đoạt bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Sẽkhông có sức cạnh tranh của sản phẩm khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinhdoanh, sản xuất ra sản phẩm đó thấp

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Mỹ vào đầu nhữngnăm1990 Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh làdoanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cảthấp hơn các đối thủ khác trong nước và quốc tế Khả năng cạnh tranh đồng nghĩavới việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhậpcho người lao động và chủ doanh nghiệp”

Với Michael E Porter thì năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào vào khả năng khaithác các năng lực độc đáo của mình để tạo ra những sản phẩm với chi phí thấp vàtạo ra được sự dị biệt của sản phẩm Theo cách hiểu này, thì doanh nghiệp nào cókhả năng tạo ra được sản phẩm có chất lượng tương tự sản phẩm của doanh nghiệp

Trang 17

khác nhưng với chi phí thấp hơn hoặc là sản xuất được những sản phẩm độc đáo màkhông doanh nghiệp nào khác có thể sản xuất được thì được coi là có khả năngcạnh tranh cao hơn.

Dưới góc độ chi phí Fafchamps (1995) cho rằng, năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp có thể sản xuất ra sản phẩm với chi phíabiến đổi trung bình thấp hơn giá của sản phẩm tương tự có cùng chất lượng trên thịtrường Cũng dưới góc độ chi phí, Markusen (1992) đưa ra khái niệm một nhà sảnxuất là cạnh tranh nếu như có một mức chi phí đơn vị trung bình bằng hoặc thấp hơnchi phí đơn vị của các nhà cạnh tranh quốc tế Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấyrằng doanh nghiệp nào có chi phí sản xuất thấp hơn sẽ có khả năng đưa ra một mứcgiá bán bằng hoặc thấp hơn so với các đối thủ khác cùng ngành và thu về một mứclợi nhuận cao hơn

Các quan điểm xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nhưng đều liên quan đến haikhía cạnh là chiếm lĩnh thị trường và lợi nhuận Như vậy năng lưccạnh tranh củadoanh nghiệp có thể hiểu là khả năng tồn tại, duy trì hoặc gia tăng lợi nhuận, thị phầncủa các sản phẩm và dịch vụ trên thị trường

Từ đó chúng ta có thể kết luận rằng :sức cạnh tranh của sản phẩm thể hiện nănglực của sản phẩm đó thay thế một sản phẩm khác đồng nhất hoặc khác biệt, có thể dođặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sản phẩm Sức cạnh tranh của sản phẩm làmột trong những yếu tố cấu thành sức cạnh tranh của doanh nghiệp

1.2 LÝ THUYẾT NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH CỦA SẢN PHẨM 1.2.1 Lý thuyết nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.

Hiện nay, có nhiều quan điểm về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm Với mỗiquan điểm khác nhau thì cách tiếp cận vẫn đề cũng khác nhau Theo quan điểm nângcao sức cạnh tranh sản phẩm là năng lực của sản phẩm đó thay thế một sản phẩm khácđồng nhất hoặc khác biệt, có thể do đặc tính chất lượng sản phẩm hoặc giá cả sảnphẩm thì chúng ta sẽ vận dụng lý thuyết cạnh tranh của Giáo Sư Michael Porter baogồm những vấn đề sau đây:

Chiến lược mức giá thấp nhất

Mục tiêu của công ty theo đuổi chiến lược chi phí thấp là tạo lợi thế cạnh tranhbằng cách tạo ra sản phẩm với chi phí thấp nhất

Đặc điểm:

- Tập trung vào công nghệ và quản lý để giảm chi phí

- Không tập trung vào khác biệt hóa sản phẩm

- Không đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu, đưa ra tính năng mới, sản

phẩm mới

Trang 18

- Nhóm khách hàng mà công ty phục vụ thường là nhóm "khách hàng trung

bình”

Ưu điểm:

- Khả năng cạnh tranh

- Khả năng thương lượng với nhà cung cấp mạnh

- Cạnh tranh tốt với sản phẩm thay thế

- Tạo rào cản thâm nhập thị trường

Rủi ro:

- Công nghệ để đạt mức chi phí thấp à tốn kém, rủi ro

- Dễ dàng bị bắt chước

- Có thể không chú ý đến thị hiếu và nhu cầu của khách hàng

Chiến lược phản ứng nhanh

Trong quá trình cạnh tranh, các doanh nghiệp đi từ chiến lược chi phí thấp, rồichuyển sang chiến lược khác biệt hóa, và sau đó là biết cách kết hợp hai chiến lược.Ngày nay, nhiều doanh nghiệp đạt lợi thế cạnh tranh do chú trọng đáp ứng về mặt thờigian Điều này thể hiện trên các khía cạnh sau đây:

Đa dạng hóa sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Điều chỉnh các hoạt động marketing

Quan tâm tới dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi

1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm.

Uy tín của công ty

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện ở sức mạnh thương hiệu, được đobằng độ nhận biết cũng như độ trung thành thương hiệu, uy tín và uy tín đã trở thànhtiêu chí quyết định của mỗi doanh nghiệp vì nó tác động trực tiếp đến quá trình raquyết định lựa chọn của khách hàng Nó chính là hình ảnh tượng trưng cho doanhnghiệp và đồng thời cũng mang lại những lợi ích to lớn như tạo lòng tin cho kháchhàng giúp doanh nghiệp đẩy mạnh mở rộng thị trường, tăng uy tín cho doanh nghiệp

Chỉ tiêu thị phần

Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh

Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệpTổng doanh thu của thị trườngHay

Thị phần = Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trườngSố sản phẩm bán ra của doanh nghiệp

Trang 19

Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sảnphẩm tiêu thụ trên thị trường Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanhnghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất

là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới

Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận là phần tài sản mà nhà đầu tư nhận thêm nhờ đầu tư sau khi đã trừ đicác chi phí liên quan đến đầu tư đó, bao gồm cả chi phí cơ hội; là phần chênh lệch giữatổng doanh thu và tổng chi phí

Lợi nhuận = Tổng doanh thu- Tổng chi phí

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh bao gồm:

- Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ

với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá tiêu thụ hoặc chi phí dịch vụ tiêu thụtrong kỳ;

- Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài

chính phát sinh trong kỳ

Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu trong một kỳ nhất định được tính bằng cách lấylợi nhuận ròng hoặc lợi nhuận sau thuế trong kỳ chia cho doanh thu trong kỳ Đơn vịtính là % Cả lợi nhuận ròng lẫn doanh thu đều có thể lấy từ báo cáo kết quả kinhdoanh của công ty

Công thức tính tỷ số này như sau:

Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu = 100% xLợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)

Doanh thu

Ý nghĩa :Tỷ số này cho biết lợi nhuận chiếm bao nhiêu phần trăm trong doanhthu Tỷ số này mang giá trị dương nghĩa là công ty kinh doanh có lãi; tỷ số càng lớnnghĩa là lãi càng lớn Tỷ số mang giá trị âm nghĩa là công ty kinh doanh thua lỗ.Tuynhiên, tỷ số này phụ thuộc vào đặc điểm kinh doanh của từng ngành Vì thế, khi theodõi tình hình sinh lợi của công ty, người ta so sánh tỷ số này của công ty với tỷ số bìnhquân của toàn ngành mà công ty đó tham gia Mặt khác, tỷ số này và số vòng quay tàisản có xu hướng ngược nhau Do đó, khi đánh giá tỷ số này, người phân tích tài chínhthường tìm hiểu nó trong sự kết hợp với số vòng quay tài sản

Trang 20

1.3 NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC NÂNG CAO SỨC CẠNH TRANH SẢN PHẨM

1.3.1 Nội dung nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

Dựa vào phần lý thuyết về nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

đã nêu trên, ta đi phân tích cụ thể nội dung nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm củadoanh nghiệp như sau:

Chiến lược mức giá thấp nhất:

• Mức giá: Mục tiêu của việc xác định mức giá là đưa ra một giá "tốt nhất" dướicon mắt của khách hàng so với các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp Trong trườnghợp sản phẩm có tiêu chuẩn chất lượng đồng nhất hoặc khá rõ ràng, một mức giá luôn

hạ hơn so với đối thủ cạnh tranh có khả năng tạo ra hình ảnh tốt về doanh nghiệp để hấpdẫn họ Điều này đặc biệt quan trọng đối với các khách hàng nhạy cảm về giá và nhucầu về sản phẩm co giãn Giá có tính cạnh tranh cho phép thúc đẩy tăng trưởng "cầuhướng vào doanh nghiệp" để duy trì và tăng trưởng doanh số bán Điều kiện để áp dụngbiện pháp cạnh tranh này là doanh nghiệp phải sản xuất sản phẩm với giá thành thấp vàgiảm được các phí tổn thương mại Giá thành sản phẩm được cấu thành bởi chi phínguyên nhiên vật liệu, động lực, chi phí nhân công trực tiếp sản xuất và khấu hao TSCĐhay còn gọi là chi phí TSCĐ và một số chi phí khác phục vụ trực tiếp cho sản xuất

Chiến lược phản ứng nhanh

 Đa dạng hoá sản phẩm:

Thực chất đa dạng hoá sản phẩm là quá trình mở rộng danh mục sản phẩm, tạonên một cơ cấu sản phẩm có hiệu quả của doanh nghiệp Đa dạng hoá sản phẩm là cầnthiết và khách quan đối với mỗi doanh nghiệp bởi vì:

- Sự tiến bộ nhanh chóng, không ngừng của khoa học công nghệ cùng với sự

phát triển ngày càng cao của nhu cầu thị trường làm hco vòng đời sản phẩm bị rútngắn, doanh nghiệp cần có nhiều chủng loại sản phẩm hàng hoá để hỗ trợ lẫn nhau,thay thế nhau Đa dạng hoá sản phẩm sử dụng tối đa công suất của máy móc thiết bị,thực hiện khấu hao nhanh để đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ

- Nhu cầu của thị trường rất đa dạng phong phú và phức tạp, đa dạng hoá sản

phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường và như vậy doanh nghiệp sẽ thu đượcnhiều lợi nhuận hơn

- Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng trở nên quyết liệt thì đa dạng hoá sản

phẩm là một biện pháp nhằm phân tán rủi ro trong kinh doanh

- Đa dạng hoá sản phẩm cho phép tận dụng đầy đủ hơn những nguồn lực sản

xuất dư thừa của doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Trang 21

• Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nhu cầu tiêu dùng ngày càng phát triển thì thị trường càng đòi hỏi phải có loạisản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo sự thoả mãn cao nhất cho người tiêu dùng Nângcao chất lượng sản phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp, thể hiện ở các khía canh:

- Chất lượng sản phẩm tăng lên nhờ đó thu hút khách hàng, tăng khối lượng

hàng hoá bán ra, tăng được uy tín của sản phẩm, mở rộng được thị trường

- Nâng cao chất lượng sản phẩm có nghĩa là nâng cao được hiệu quả sản xuất.

Chất lượng sản phẩm được hình thành từ khi thiết kế sản phẩm cho đến khi sản xuấtxong sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm Có nhiều yếu tố động đến chất lượng sản phẩm:thiết kế sản phẩm, lập kế hoạch sản xuất, chất lượng nguyên vật liệu, khả năng máymóc thiết bị và tình trạng công nghệ chế tạo, đặc biệt là chất lượng lao động Việcnâng cao chất lượng sản phẩm không phải là trách nhiệm của một số bộ phận, cá nhân

mà là trách nhiệm của toàn bộ bộ phận, thành viên của công ty

Để đánh giá chất lượng sản phẩm có rất nhiều phương pháp, hay dùng nhất làphiếu điều tra, cụ thể ở đề tài này là chất lượng dịch vụ logistics, tác giả đã đề xuấtphiếu đánh giá chất lượng dịch vụ của công ty Đối tượng được hỏi là khoảng 120-150các đối tác khách hàng đã sử dụng dịch vụ logistics của công ty trên thị trường nội địa

Bảng 1.1 Phiếu điều tra đánh giá chất lượng dịch vụ

1 2 3 4 5 Nhóm cơ sở vật

1 Công ty có trang thiết bị hiện đại?     

2 Cơ sở vật chất của Công ty trông rất hấp dẫn?     

3 Nhân viên của Công ty có trang phục gọn gàng, lịch

3 Công ty thực hiện dịch vụ đúng ngay lần đầu tiên?     

4 Công ty cung cấp dịch vụ đúng vào thời điểm mà

5 Công ty thông báo cho khách hàng khi nào dịch vụ sẽ

Trang 22

Tiêu chí Câu hỏi Điểmđánh giá

2 Nhân viên Công ty luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn?     

3 Nhân viên Công ty không bao giờ tỏ ra quá bận rộn để

1 Hành vi của nhân viên trong Công ty ngày càng tạo sự

2 Bạn cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với

3 Nhân viên trong Công ty bao giờ cũng tỏ ra lịch sự,

4 Nhân viên trong Công ty đủ kiến thức để trả lời các

1 Công ty thể hiện sự quan tâm đến cá nhân bạn?     

2 Công ty có những nhân viên thể hiện sự quan tâm đến

• Hoạt động Marketing của doanh nghiệp:

Các hoạt động maketing đưa sản phẩm đến với khách hàng, thoả mãn nhu cầu tốtnhất của khách hàng.Sức mạnh cạnh tranh được tạo ra bởi hoạt động maketing và bánhàng hết sức to lớn Chất lượng hoạt động Marketing với khách hàng góp phần khôngnhỏ tới việc nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ Nó xây dựng hình ảnh tốt đẹp củadoanh nghiệp trong lòng khách hàng, giữ chân khách hàng cũ, thu hút thêm nhiềukhách hàng mới sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.Các hoạt động Marketing củadoanh nghiệp thường xoay quanh chiến lược Marketing của doanh nghiệp

• Dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi:

Chăm sóc khách hàng giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu và nguyện vọng củakhách hàng Bán được hàng xong không có nghĩa là không phải thực hiện tiếp tục cáchoạt động dịch vụ Thực tế hoạt động dịch vụ sau khi bán quan trọng không kém gì hoạtđộng trong khi bán Hoạt động này thường bao gồm chăm sóc khách hàng khi bán hàng,khắc phục sự cố và giải đáp những yêu cầu, thắc mắc của khách hàng Những hoạt độngnhư vậy giúp công ty xây dựng được một mối quan hệ chặt với khách hàng

Trang 23

1.3.2 Nguyên lý nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm.

Căn cứ vào các nguyên tắc nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm đã nêu ở trên, tanhận thấy có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến nâng cao sức cạnh tranh sản phẩm củadoanh nghiệp, nó có thể được phân ra thành nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài.Dựa vào các nhân tố đó, đề ra giải pháp tương tự gồm chính sách chung cho ngành vàchính sách riêng của doanh nghiệp để giải quyết vấn đề phát triển thị trường tiêu thụ

mà doanh nghiệp gặp phải như sau:

 Chính sách chung cho ngành

Để doanh nghiệp cạnh tranh thuận lợi, nhà nước cần có nhiều chính sách hơn nữagiúp các doanh nghiệp như chính sách ưu đãi về vốn vay (cắt giảm lãi suất vay), chínhsách thuế (cắt giảm mức thuế doanh nghiệp phải nộp) Nhà nước cũng cần có nhữngphân tích, dự báo mang tầm vĩ mô để đưa ra phương hướng phát triển chung chongành nhờ đó doanh nghiệp có thể vạch ra cho mình hướng đi cụ thể nhằm phát triểnhơn nữa thị trường kinh doanh trong tương lai Và khi xảy ra vấn đề cạnh tranh khônglành mạnh, nhà nước cần có chế tài sử phạt đủ mạnh để răn đe, xử lý các doanh nghiệp

vi phạm nhằm giúp doanh nghiệp làm ăn chân chính phát triển, đảm bảo cho sự cạnhtranh công bằng trên thị trường

 Chính sách riêng cho doanh nghiệp

- Chính sách giá cả: Giá cả là công cụ sắc bén để củng cố tài chính, kinh tế

nhằm thu được lợi nhuận cao Mục tiêu của chính sách giá cả gồm tăng khối lượng sảnphẩm bán, bảo đảm sự ổn định doanh nghiệp, tránh được những bất lợi từ đối thủ cạnhtranh.Chính sách giá cả được định hướng theo hai hướng là hướng vào doanh nghiệp

và hướng vào thị trường Tùy vào tình hình thực tế trên thị trường doanh nghiệp sẽđiều tiết giá cả sản phẩm của mình một cách phù hợp nhất có thể, doanh nghiệp có thểgiảm giá theo sản lượng mua đối với khách hàng tiềm năng, khách hàng mới, để làmsao gia tăng khối lượng sản phẩm trên thị trường, từ đó giá tăng lợi nhuận

- Chính sách đa dạng hóa sản phẩm:Chủ yếu do từng loại sản phẩm thường bị

cạnh tranh quyết liệt, nếu có nhiều sản phẩm khác cùng hỗ trợ thì doanh nghiệp sẽ cótránh được sức ép cạnh tranh.Có những loại sản phẩm vào thời điểm này bán chạy,nhưng thời điểm khác thì nhu cầu giảm, vì vậy nếu có các sản phẩm khác nhau sẽ giúpdoanh nghiệp điều chỉnh thị trường, đẩy mạnh kinh doanh mặt hàng đang ăn khách vàgiảm mặt hàngtồn kho Để đa dạng hóa sản phẩm cần phân tích bề rộng sản phẩm vàxác định đúng phân đoạn thị trường

- Chính sách chất lượng sản phẩm: giữ vai trò hết sức quan trọng nó là nên tảng

của chiến lược nghiên cứu thị trường, nhằm đảm bảo doanh nghiệp thực hiện được cácmục tiêu của chiến lược nghiên cứu thị trường như mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu mở

Trang 24

rộng sức tiêu thụ, mục tiêu an toàn Để làm được điều đó, doanh nghiệp cần chú ý đếnchất lượng và tính cập nhật của sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu của người tiêudùng, độ chính xác cả các thông số kỹ thuật Doanh nghiệp sẽ cố gắng xây dựng chomình mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp và tận dung mối quan hệ với các nhà cungcấp để phân tán rủi ro trong kinh doanh.

- Chính sách Marketing: Hoạt động marketing trong doanh nghiệp đóng vai trò

quyết định đến vị trí của doanh nghiệp trên thị trường Nó có vai trò định hướng, kếthợp các chức năng khác để không chỉ nhằm lôi kéo khách hàng mà còn tìm ra các công

cụ có hiệu quả thoả mãn nhu cầu khách hàng từ đó đem lại lợi nhuận cho công ty Vìvậy doanh nghiệp phải có từng chính sách marketing ở từng thời điểm, từng đối tượngkhách hàng

- Chính sách của dịch vụ chăm sóc khách hàng và hậu mãi: Để xây dựng lực

lượng khách hàng trung thành từ dịch vụ chăm sóc khách hàng, doanh nghiệp cần cónhững chính sách ưu đãi cho khách hàng lâu năm, giải quyết các khiếu nại của kháchhàng ( dù là nhỏ nhất) sớm nhất bằng mọi giá Thể hiện sự quan tâm với khách hàngbằng việc: chân thành lắng nghe phàn nàn, góp ý của khách hàng, làm cho họ thoảimái nhất, luôn có trách nhiệm với sản phẩm, dịch vụ mình cung cấp

Ngày đăng: 21/04/2020, 12:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.DACO Logistics (2010), Trang điện tử DACOLogistics, truy cập ngày 5 tháng 1 năm 2018, <http://dacologistics.com/vi/home/&gt Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang điện tử DACOLogistics
Tác giả: DACO Logistics
Năm: 2010
7. Đặng Đức Thành, 2010, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp thời hội nhập, NXB Thanh niên, Tp. HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp thời hội nhập
Nhà XB: NXB Thanh niên
8. Fred R.David, 2006, Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Nhà XB: NXB Thống Kê
9. Michael E. Porter, 1996, Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹ thuậtHà Nội
10. Nguyễn Quốc Thịnh - Nguyễn Thành Trung, 2004, Thương hiệu với nhà quản lý, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thương hiệu với nhàquản lý
Nhà XB: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
2. Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2013, Báo cáo tài chính Khác
3. Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2014, Báo cáo tài chính Khác
4.Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2015, Báo cáo tài chính Khác
5.Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2016, Báo cáo tài chính Khác
6.Công ty Cổ phần dịch vụ logisitcs Đại Cồ Việt- chi nhánh Hà Nội,2017, Báo cáo tài chính Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w