Nợ nước ngoài của Việt Nam: Thực trạng và giải pháp. I. Khái niệm, phân loại và vai trò của nợ nước ngoài của Việt Nam 1.1 Khái niệm nợ nước ngoài Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam. 1.2 Phân loại nợ nước ngoài Tuỳ theo mục đích, cách thức quản lý cũng như cách thức sử dụng, mỗi nước sẽ phân loại nợ nước ngoài theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào 4 tiêu thức cơ bản : thời hạn vay nợ, nguồn vay, chủ thể cho vay, tính chất cho vay. Căn cứ vào thời hạn vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ ngắn hạn,nợ trung hạn và nợ dài hạn. • Nợ ngắn hạn: thời hạn vay nợ từ 1 năm trở xuống • Nợ trung hạn: thời hạn vay nợ thường từ 1 năm đến 5 năm • Nợ dài hạn: thời hạn vay nợ từ 5 năm trở lên Căn cứ vào nguồn vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ song phương và nợ đa phương. Căn cứ vào chủ thể cho vay, nợ nước ngoài có thể phân thành : nợ Chính phủ và nợ tư nhân. • Nợ chính phủ: bao gồm các khoản nợ của nước ngoài của Chính Phủ và các khoản nợ được Chính Phủ bảo lãnh • Nợ tư nhân: là các khoản vay do các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế trực tiếp vay của người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó. Căn cứ vào tính chất cho vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ thương mại và nợ phi thương mại. • Nợ phi thương mại (từ vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA): các khoản vay này thường đi lèm với các điều kiện vay cụ thể,được hưởng lãi suất ưu đãi cũng như ưu đãi về thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn • Nợ thương mại: là các khoản nợ không có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ tuy nhiên điều kiện ràng buộc sẽ ít hơn so với ODA. 1.3 Vai trò của nợ nước ngoài Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế. Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước, và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép – Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý. Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến. Các dự án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế. Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế. Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài. Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản lý của toàn bộ nền kinh tế. – Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm hụt do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng. – Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút , mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước. Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển. Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái. Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ. Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân. 1.4 Ph
Trang 1
Nhóm 8:
Nợ nước ngoài của Việt Nam: Thực
trạng và giải pháp
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
Trang 2Nhóm 8: Nợ nước ngoài của Việt Nam: Thực trạng và
giải pháp
I Khái niệm, phân loại và vai trò của nợ nước ngoài của Việt Nam
1.1 Khái niệm nợ nước ngoài
Nợ nước ngoài của quốc gia là tổng các khoản nợ nước ngoài của Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh, nợ của doanh nghiệp và tổ chức khác được vay theo phương thức tự vay, tự trả theo quy định của pháp luật Việt Nam
1.2 Phân loại nợ nước ngoài
Tuỳ theo mục đích, cách thức quản lý cũng như cách thức sử dụng, mỗi nước sẽ phân loại nợ nước ngoài theo nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng chủ yếu vẫn dựa vào 4 tiêu thức cơ bản : thời hạn vay nợ, nguồn vay, chủ thể cho vay, tính chất cho vay
- Căn cứ vào thời hạn vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ ngắn hạn,nợ trung hạn và
nợ dài hạn
Nợ ngắn hạn: thời hạn vay nợ từ 1 năm trở xuống
Nợ trung hạn: thời hạn vay nợ thường từ 1 năm đến 5 năm
Nợ dài hạn: thời hạn vay nợ từ 5 năm trở lên
- Căn cứ vào nguồn vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ song phương và nợ đa phương
- Căn cứ vào chủ thể cho vay, nợ nước ngoài có thể phân thành : nợ Chính phủ và
nợ tư nhân
Trang 3 Nợ chính phủ: bao gồm các khoản nợ của nước ngoài của Chính Phủ và các khoản nợ được Chính Phủ bảo lãnh
Nợ tư nhân: là các khoản vay do các doanh nghiệp,tổ chức kinh tế trực tiếp vay của người cho vay nước ngoài theo phương thức tự vay và tự chịu trách nhiệm về các khoản nợ đó
- Căn cứ vào tính chất cho vay, nợ nước ngoài bao gồm : nợ thương mại và nợ phi thương mại
Nợ phi thương mại (từ vay hỗ trợ phát triển chính thức ODA): các khoản vay này thường đi lèm với các điều kiện vay cụ thể,được hưởng lãi suất ưu đãi cũng như ưu đãi về thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn
Nợ thương mại: là các khoản nợ không có ưu đãi về lãi suất cũng như thời gian trả nợ tuy nhiên điều kiện ràng buộc sẽ ít hơn so với ODA
1.3 Vai trò của nợ nước ngoài
Nợ nước ngoài tạo lập nguồn vốn bổ sung cho quá trình phát triển kinh tế
Nợ nước ngoài là nguồn tài trợ bổ sung cho sự thiếu hụt về vốn cho các nước có nền kinh tế đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Với các khoản nợ vay từ nước ngoài, một số quốc gia có cơ hội đầu tư phát triển ở mức cao hơn trong thời điểm hiện tại mà không phải giảm tiêu dùng trong nước,
và do đó, có thể đạt được tỷ lệ tăng trưởng trong hiện tại cao hơn mức mà bản thân nền kinh tế cho phép
– Nợ nước ngoài góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý Bên cạnh việc bổ sung nguồn vốn cho đầu tư trong nước, các khoản nợ nước ngoài còn góp phần chuyển giao công nghệ và nâng cao năng lực quản lý thông qua việc nhập khẩu máy móc thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến Các dự
án đầu tư đã góp phần hiện đại hóa nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế Trên cơ sở đó, tạo ra lực lượng lao động mới, hiện đại có công nghệ tiên tiến và góp phần thúc đẩy hiệu quả của cả nền kinh tế Ngoài ra, các nước vay nợ còn được tiếp cận với
Trang 4việc chuyển giao kỹ năng quản lý của các chuyên gia nước ngoài Các dự án hợp tác đào tạo cũng tạo ra rất nhiều cơ hội đào tạo lại và đào tạo nâng cao cho lực lượng cán bộ chủ chốt của các ngành, lĩnh vực, góp phần năng cao năng lực quản
lý của toàn bộ nền kinh tế
– Nợ nước ngoài bù đắp cán cân thanh toán và ổn định tiêu dùng trong nước Trong một số trường hợp bất lợi của nền kinh tế, cán cân thanh toán bị thâm hụt
do điều kiện bất lợi tạm thời trong thương mại quốc tế hay sản lượng bị thiếu hụt nặng và tiêu dùng trong nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng Trong những trường hợp như vậy, các khoản vay nợ nước ngoài khẩn cấp đóng vai trò là biện pháp ổn định kinh tế trong ngắn hạn, giúp nền kinh tế lấy lại thế cân bằng
– Tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước, góp phần thu hút ,
mở rộng các hoạt động đầu tư phát triển kinh tế đất nước
Như vậy, có thể nói nợ nước ngoài có vai trò quan trọng đối với phát triển của các nước đang trong giai đoạn đầu và giữa của quá trình phát triển Tuy nhiên việc sử dụng các khoản nợ nước ngoài luôn tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến một nền tài chính không bền vững và không hiếm trường hợp nợ nước ngoài quá cao và quản
lý lỏng lẻo đã dẫn đến khủng hoảng tài chính và kinh tế suy thoái Tác động của việc vay nợ nước ngoài đến các nền kinh tế đang phát triển rất khác nhau, tuỳ thuộc vào môi trường chính sách của các nước này và năng lực quản lý nguồn vốn vay nước ngoài của các Chính phủ Tuy nhiên, không phải tất cả các nước đi vay đều nhận thức được và có đủ khả năng thể chế và khả năng quản lý nền kinh
tế như mong muốn, nhất là quản lý nợ nước ngoài của khu vực tư nhân
1.4 Phương pháp xác định
Phương pháp xác định chỉ tiêu giám sát nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP được quy định tại Khoản1 Điều 5 Thông tư 56/2011/TT-BTC về hướng dẫn
Trang 5phương pháp tính toán chỉ tiêu giám sát và tổ chức hoạt động giám sát nợ công và
nợ nước ngoài của quốc gia do Bộ Tài chính ban hành, theo đó:
a) Chỉ số này phản ánh tương quan giá trị dư nợ nước ngoài của quốc gia so với thu nhập của toàn bộ nền kinh tế và được tính tại thời điểm 31/12 hàng năm b) Chỉ số này được tính như sau:
Tỷ lệ nợ nước ngoài của
quốc gia so với GDP
=
Tổng dư nợ nước ngoài của quốc gia tại thời điểm 31/12
x100
% GDP luỹ kế đến 31/12
II Thực trạng nợ nước ngoài ở Việt Nam, nguyên nhân và hạn
chế
2.1 Thực trạng về nợ nước ngoài của Việt Nam
* Về quy mô nợ nước ngoài
Theo các báo cáo mới nhất của chính phủ, dự kiến đến cuối năm 2019, nợ công ở mức 56,1% GDP (so với mức 58,4% GDP năm 2018), nợ Chính phủ ở mức 49.2% GDP ( năm 2018 là 50% GDP); nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của chính phủ so với thu NSNN ước tỉnh khoảng 19,5-20,5%
Chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP dự kiến sẽ giảm xuống còn 45,8% ( so với mức 46% của năm 2018) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, nếu như trong giai đoạn 2014 - 2015, tốc độ tăng của nợ công của Việt Nam ở mức bình quân là 18,1%/năm thì giai đoạn 2016 - 2018 đã kéo xuống bình quân còn 8,6%/năm, riêng năm 2018 chỉ còn ở mức 6% Trong khi đó, về trần nợ công, tỷ
lệ nợ công giảm từ mức cuối năm 2016 là 63,7% GDP xuống còn 61,4% GDP
Trang 6cuối năm 2017 Đến cuối 2018, dư nợ công của năm 2018 ở mức dưới 61% GDP.
Biểu đồ 2 : Tỷ trọng nợ công, nợ chính phủ và nợ nước ngoài 2011-2018
(Nguồn: Viện chiến lược và chính sách tài chính)
Tính đến khoảng tháng 11/2015, nợ công bình quân đầu người ở Việt Nam xấp xỉ 1.000 USD Xét về chỉ tiêu nợ công bình quân đầu người thì Việt Nam ở mức khá thấp so với một số quốc gia khác trong khu vực Asean Cũng số liệu năm 2015, nước có chỉ số nợ công bình quân đầu người cao nhất là Singapore với 56.000 USD, tiếp theo là Malaysia 7.696,9 USD, Thái Lan 3.450,8 USD Việt Nam, Indonesia, Philippines có chỉ số nợ bình quân đầu người năm 2015 xấp xỉ khoảng 1.000 USD Thật vậy, trong khối ASEAN, tương tự như Việt Nam, các nước Malaysia, Philippines và Thái Lan đều duy trì tỷ lệ nợ công/GDP ở mức 45%-60% Cá biệt có trường hợp của Singapore có tỷ lệ nợ công/GDP rất cao ( gần 94% năm 2015) và Indonesia với tỷ lệ nợ công/GDP rất thấp (khoảng 25%-26%)
Trang 7Theo đó, quy mô nợ công ở Singapore rất cao với khối nợ trên 278 tỷ USD (Biểu
đồ 3)
Biểu đồ 3: Nợ công bình quân đầu người một số nước Đông Nam Á giai đoạn 2011-2015
(Nguồn: Economist Intelligence Unit, Vietdata tổng hợp)
* Về cơ cấu nợ nước ngoài
- Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) có nhận định rằng, cơ cấu nợ của Việt Nam hiện đang từng bước được điều chỉnh theo hướng bền vững hơn Cụ thể, trong cơ cấu nợ Chính phủ, tỷ trọng nợ nước ngoài giảm tương ứng
từ 61% năm 2011 xuống còn 43% năm 2015 Tỷ trọng này là phù hợp với Chiến lược nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030
* Về kỳ hạn nợ nước ngoài
- Đối với nợ nước ngoài, vay ODA, vay ưu đãi vẫn chiếm tỷ trọng cao (trên 94%) với kỳ hạn còn lại bình quân trên 10 năm, lãi suất bình quân tính đến cuối năm
2015 khoảng 2%/năm
Trang 8- Cơ cấu đồng tiền của danh mục nợ của Chính phủ tập trung vào một số đồng tiền chính bao gồm: đồng Việt Nam với tỷ trọng 55%; USD chiếm tỷ trọng 16%; JPY chiếm tỷ trọng 13% và EUR chiếm tỷ trọng khoảng 7%, còn lại là các đồng tiền khác Trên lý thuyết, điều này được cho là hạn chế rủi ro do biến động tỷ giá, giảm áp lực lên nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ
* Dự báo về nợ nước ngoài của Việt Nam
Báo cáo về tình hình nợ công năm 2019 và dự kiến năm 2020 được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng gửi tới các Đại biểu Quốc hội tham dự kỳ họp thứ 8 Quốc hội khoá XIV cho thấy, nợ nước ngoài của quốc gia đang có xu hướng giảm
Trong năm 2019, nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP dự kiến giảm xuống còn khoảng 45,8% (so với mức 46,0% của năm 2018)
GDP kế hoạch là 6.170 nghìn tỷ đồng; GDP ước thực hiện năm 2019 là 6.156 nghìn tỷ đồng căn cứ báo cáo về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước năm
2019, dự toán ngân sách Nhà nước năm 2020 và kế hoạch tài chính – ngân sách Nhà nước 3 năm 2020-2022 của Ban cán sự Đảng Chính phủ gửi Văn phòng Trung ương Đảng để trình Bộ Chính trị
Như vậy, với mức GDP như trên, tính toán cho thấy, nợ nước ngoài của quốc gia đến hết năm 2019 sẽ rơi vào khoảng 2.825 nghìn tỷ đồng
Theo Bộ Tài chính, về nợ nước ngoài của Chính phủ, điều hành chính sách tài khóa đạt được nhiều thành quả khả quan, qua đó giảm nhu cầu huy động vốn vay của Chính phủ; giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài chậm hơn dự kiến
Theo đó, nợ nước ngoài của Chính phủ đến 31/12/2019 khoảng 18,5% GDP, giảm
từ mức 19,3% GDP vào cuối năm 2018
Về nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, Chính phủ không sử dụng hạn mức bảo lãnh cho doanh nghiệp vay nước ngoài trong năm, một số khoản vay thực hiện trả nợ trước hạn dẫn đến giảm dư nợ Chính phủ bảo lãnh nước ngoài Theo
đó, dư nợ đến 31/12/2019 khoảng 3,6% GDP, giảm 0,8 điểm phần trăm so với cuối năm 2018
Về nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng (TCTD), trên cơ sở tổng hợp thông tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, đến hết tháng 8/2019, xác nhận có 1.380 khoản vay nước ngoài và xác nhận hạn mức 5 khoản
Trang 9phát hành trái phiếu quốc tế với tổng kim ngạch vay khoảng 8 tỷ USD và tổng khối lượng phát hành dự kiến là 1,65 tỷ USD
Ngân hàng Nhà nước dự kiến mức rút vốn ròng, vay trả nợ nước ngoài trung và dài hạn của doanh nghiệp không được Chính phủ bảo lãnh riêng năm 2019 khoảng 5,5-6,0 tỷ USD, nằm trong hạn mức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tối đa là 6,08 tỷ USD
Trong khi đó, tốc độ tăng dư nợ nước ngoài ngắn hạn dự kiến trong hạn mức được Thủ tướng Chính phủ cho phép (10-12%/năm) Theo đó, nợ nước ngoài tự vay, tự trả của doanh nghiệp và TCTD đến cuối năm 2019 khoảng 23,6% GDP (so với mức 22,3% GDP vào cuối năm 2018)
Như vậy, trường hợp vay nợ nước ngoài tự vay, tự trả thực hiện trong phạm vi hạn mức được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt cho năm 2019 Chỉ tiêu nợ nước ngoài của quốc gia đến cuối năm 2019 so với GDP về cơ bản vẫn được kiểm soát dưới mức trần được Quốc hội cho phép (không quá 50% GDP)
Trên cơ sở dự báo tình hình thực hiện vay, trả nợ và các hạn mức nợ như trên, Chính phủ dự kiến các chỉ tiêu nợ đến cuối năm 2019 như sau: nợ công ở mức 56,1% GDP, nợ Chính phủ ở mức 49,2% GDP; nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách Nhà nước ước khoảng 19,5-20,5%; nợ nước ngoài quốc gia khoảng 45,8% GDP
Dự báo đến cuối năm 2020 nợ nước ngoài khoảng 45,5 % so với GDP
2.2 Các hình thức vay nợ của Việt Nam
+ Phát hành trái phiếu chính phủ
Chính phủ có thể phát hành Trái phiếu chính phủ để vay từ các tổ chức, cá nhân Trái phiếu chính phủ phát hành bằng nội tệ được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi khi đáo hạn Trái phiếu chính phủ phát hành bằng ngoại tệ (thường là các ngoại tệ mạnh có cầu lớn) có rủi ro tín dụng cao hơn so với khi phát hành bằng nội tệ vì chính phủ có thể không có đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về
tỷ giá hối đoái
+ Vay trực tiếp
Chính phủ cũng có thể vay tiền trực tiếp từ các ngân hàng thương mại, các thể chế siêu quốc gia (ví dụ: Quỹ Tiền tệ Quốc tế) Hình thức này thường được Chính phủ của các nước có độ tin cậy tín dụng thấp áp dụng vì khi đó khả năng vay nợ bằng hình thức phát hành trái phiếu chính phủ của họ không cao
Trang 102.3: Tình hình quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam hiện nay
2.3.1 Ưu điểm của quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam
- Quản lý vay và trả nợ nước ngoài được áp dụng theo các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản điều chỉnh từ những năm trước, các văn bản quy định chặt chẽ và chi tiết
+ Văn bản điều chỉnh: Các nghị định 20,40,42,43/NĐ-CP (1994) quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan quản lý Nhà nước trong vấn đề quản lý nợ, qua đó phát huy tính chuyên môn hóa của từng bộ phận Pháp lệnh quản lý ngoại hối ngày 13-12-2005, Thông tư 09/2004 TT-NHNN của NHNN hướng dẫn việc vay
và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp v.v…
+ Tháng 4/2009 quyết định số 527/QĐ- TTg về phê duyệt “Chường trình quản lý
nợ nước ngoài trung hạn giai đoạn 2009-2012” được ban hành
+ Thông tư 56/2011/TT- BTC ngày 29/4/2011 hướng dẫn cụ thể phương pháp thanh toán các chỉ tiêu giám sát nợ công và nợ nước ngoài của quốc gia quy định tại Điều 7 và tổ chức hoạt động giám sát về nợ công quy định tại Điều 8 của Nghị định số 79/2010/NĐ- CP
+ Dự thảo nghị định về quản lý vay, trả nợ nước ngoài không có bảo lãnh của chính phủ
- Các cơ quan quản lý: Bộ tài chính, Bộ kế hoạch và đầu tư, Ngân hàng nhà nước,
Bộ tư pháp và các cơ quan liên quan khác với trách nhiệm cụ thể được quy định tại Điều 6 Nghị định 134/2005/NĐ- CP
- Các mục tiêu quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam đã được định hướng theo từng giai đoạn trung hạn 3 đến 5 năm cụ thể nhằm phù hợp với tình hình, xu hướng và nhu cầu của nền kinh tế nước nhà
- Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm 2017 không thực hiện cấp bảo lãnh chính phủ cho các dự án vay vốn nước ngoài do đó dư nợ bảo lãnh của Chính phủ đối với vay vốn nước ngoài giảm mạnh
+ Hạn mức rút vốn ròng các dự án được Chính phủ bảo lãnh vay nước ngoài năm
2017 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đầu năm 2017 là 700 triệu USD Tuy nhiên trong năm 2017 ước thực hiện rút vốn khoảng 1,127 tỷ USD, trả nợ gốc
Trang 111,472 tỷ USD Như vậy, rút vốn ròng của các dự án được Chính phủ bảo lãnh vay vốn nước ngoài âm 7.875 tỷ đồng, dẫn đến dư nợ cuối năm thấp hơn so với đầu năm và ở mức khoảng 247.169 tỷ đồng, bằng 4,9% GDP (năm 2016 dư nợ bảo lãnh của Chính phủ đối với vay nước ngoài bằng 5,7% GDP)
- Việc vay và trả nợ của doanh nghiệp được quy định cụ thể tại các thông tư, nghị định, quy chế của Chính phủ, NHNN, Bộ tài chính…
- Siết chặt để quản lý thận trọng, chặt chẽ để đảm bảo an toàn vốn nhà nước, tập đoàn, tổng công tay nhà nước muốn vay nước ngoài phải được cơ quan đại diện vốn sở hữu trong doanh nghiệp phê duyệt phương án huy động vốn vay Mặt khác, kim ngạch vay phải được Bộ tài chính đồng ý và xác nhận nằm trong giới hạn vay an toàn nợ nước ngoài của quốc gia, phù hợp với quy định hiện hành
- Cho vay đồng VND ở nước ngoài để có thể tránh được rủi ro về tỷ giá và sức ép mua ngoại tệ để trả nợ
- Vay nợ nước ngoài của Chính phủ, đặc biệt là vốn ODA được ưu tiên sử dụng
để phát triển kinh tế xã hội ( hệ thống giao thông, hệ thống nguồn và lưới điện, cấp thoát nước và vệ sinh môi trường, y tê, giáo dục v.v…)
2.3.2 Hạn chế của quản lý nợ nước ngoài tại Việt Nam
- Điều chỉnh cơ cấu vay nợ chưa phù hợp với nền kinh tế trong nước cũng như thế giới, khi xảy ra khủng hoảng thì vốn vay nước ngoài không giảm mà còn tăng, chủ yếu vay nước ngoài với lãi suất cao mà không tận dụng nguồn vốn trong nước với lãi suất thấp hơn
- Hệ thống, mô hình quản lý được chuyên môn hóa cho Bộ tài chính và ngân hàng nhà nước nhưng vẫn còn chồng chéo, sự phối hợp giữa hai cơ quan này chưa được cao và đồng bộ để có được kết quả tích cực
- Quản lý vay nợ theo kiểu tự vay tự trả chưa chặt chẽ, chưa có đủ điều kiện để mỗi DN tự vay thỏa thuận theo cơ chế thị trường và tự chịu trách nhiệm về các khoản vay đó
- Quản lý tránh thất thoát và lãng phí còn yếu kém Tham nhũng, quan liêu trong vấn đề vay và sử dụng, đội ngũ quản lý mâu thuẫn v.v…