Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG 1 : LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨULAO ĐỘNG……… 8
1.1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG 8
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 8
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động 12
1.1.2.1 Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài 12
1.1.2.2 Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài 12
1.1.2.3 Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân) 13
1.1.3.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động131.1.3.1 Lợi ích kinh tế đạt được 14
1.1.3.2 Chi phí bỏ ra 18
1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ 18
1.2.1 Xét trên góc độ vĩ mô 19
1.2.1.1 Với nước xuất khẩu lao động 19
Nguyễn Quyết Tiến – CD7QT 1
Trang 21.2.1.2 Với nước nhập khẩu lao động 21
1.2.2 Xét trên góc độ vi mô 21
1.2.2.1 Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động 21
1.2.2.2 Với bản thân người lao động 22
CHƯƠNG 2THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ & THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 23
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 23
2.1.1 Những thông tin chung của công ty 23
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty 24
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY 28
2.2.1 Thị trường lao động Đài Loan……….28
2.2.1.1 Đặc điểm thị trường lao động Đài Loan……… 28
2.2.1.2 Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan……… 29
2.2.1.3 Chính sách của Đài Loan với lao động nước ngoài……….30
2.2.2 Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng 35
2.2.2.1 Kết quả hoạt động xuất khẩu lao động phân theo thị trường 35
2.2.2.2 Thực trạng xuất khẩu lao động theo giới tính 41
Trang 32.2.2.3 Thực trạng xuất khẩu lao động theo cơ cấu theo ngành nghề 42
2.2.3 Nhận xét, đánh giá 47
CHƯƠNG 3ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG SANG ĐÀI LOAN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ VÀ THƯƠNG MẠI SÔNG HỒNG 50
3.1 Đánh giá chung tình hình xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng 50
3.1.1 Những việc đã làm được 50
3.1.2 Những việc chưa làm được 51
3.2 Giải pháp và phương hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới 51
3.2.1 Khắc phục những bất cập nảy sinh trong quá trình cung ứng lao động tại các thị trường 52
3.2.2 Có kế hoạch và tận dụng mọi cơ hội để tiếp cận và khai thông các thị trường mới 54
3.2.3 Đối với thị trường Đài Loan 54
KẾT LUẬN 56
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng
Trang 42
Bảng 5: Số lượng cơ cấu lao động xuất khẩu sangĐài Loan theo ngành nghề (từ năm 2007 đến năm2010)
Trang 44
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, với xu hướng hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới, cùng vớisự gia nhập tổ chức WTO, Việt Nam đang trên đà đẩy mạnh các hoạt động kinh tế -chính trị nhằm tìm kiếm cho mình một chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế.
Hoạt động xuất nhập khẩu hiện nay đang được đặc biệt chú trọng bởi nómang lại cho nền kinh tế - xã hội nước ta những bước chuyển mới với hiệu qủa rõrệt Hiện nay, bên cạnh việc đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng chủ lực như: gạo, càphê, giày dép, thuỷ sản, may mặc thì hoạt động xuất khẩu lao động lại đặc biệtđược quan tâm Đảng và Nhà nước ta đã coi hoạt động xuất khẩu là một hoạt độngkinh tế - xã hội, góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thunhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệcho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta với các nước.
Tuy nhiên với những kết quả đã đạt được, công tác xuất khẩu lao động còngặp phải những khó khăn, thách thức mới Nhu cầu về việc làm của người lao độngvà lợi ích quốc gia đòi hỏi Nhà nước và chính bản thân người lao động phải cónhững cố gắng, giải pháp riêng để không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộngchương trình làm việc với người nước ngoài để ngày càng có thêm nhiều thị trườngmới để xuất khẩu lao động đạt kết qủa cao.
Trang 6Để đi sâu nghiên cứu về hoạt động xuất khẩu lao động, em đã chọn đề tài
Hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của Công ty cổ phần Nhân lựcquốc tế & Thương mại Sông Hồng" làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình
2 Nội dung nghiên cứu
Trên cơ sở những lý luận và các thông tin kiến thức thu thập được, chuyên đềcó những nội dung chính sau:
- Nghiên cứu và trình bày những định nghĩa, đặc điểm, và phân loại xuấtkhẩu lao đông, vai trò của XKLĐ với nền Kinh tế đất nước.
- Tìm hiểu về tình hình xuất khẩu lao động của Việt Nam.
- Phân tích, đánh giá về thực trạng xuất khẩu lao động sang Đài Loan củacông ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng.
- Tìm hiểu về điểm mạnh, điểm yếu từ đó đề xuất một vài phương án nhằmđẩy mạnh xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty cổ phần Nhân lực quốc tế& Thương mại Sông Hồng.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Xuất khẩu lao động được coi là một chiến lược quan trọng, lâu dài, góp phầngiải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho một bộ phận lao động,tạo nguồn thu ngoại tệ cho đất nước XKLĐ còn là biện pháp để tiếp thu, chuyểngiao công nghệ tiên tiến từ nước ngoài, giúp đào tạo đội ngũ lao động có chất lượngvà tăng cường các quan hệ hợp tác quốc tế của Việt Nam, tạo điều kiện cho ViệtNam hội nhập sâu hơn vào khu vực và quốc tế Trong chuyên đề này, đối tượngnghiên cứu là hoạt động xuất khẩu lao động sang Đài Loan của công ty cổ phầnNhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng.
Trang 7Nội dung chuyên đề được chia làm 3 chương
Chương 1: Lý luận chung về lao động và xuất khẩu lao động
Chương 2: Thực trạng xuất khẩu lao động ở Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế& Thương mại Sông Hồng.
Chương 3: Đánh giá hoạt động xuất khẩu lao động của công ty cổ phần Nhânlực quốc tế & Thương mại Sông Hồng.
Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình tìm hiểu, xây dựng đề tài em
đã gặp không ít khó khăn, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo HoàngĐình Hương, cùng với các anh chị ở phòng xuất khẩu lao động Công ty cổ phần
Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng, cũng như qua quá trình tìm tòi các tàiliệu, em đã xây dựng nên một chuyên đề hoàn chỉnh Tuy nhiên, với thời gian, trìnhđộ còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, em mong có sự góp ý của cácthầy cô giáo về những thiếu sót em mắc phải.
Em xin chân thành cảm ơn.
Trang 8CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ LAO ĐỘNG VÀ XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG1.1 XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Trong khoảng 20 năm trở lại đây việc đưa lao động của một quốc gia ra khỏiphạm vi của nước đó để làm việc trên một quốc gia khác đã trở nên quen thuộc vớisố lượng ngày càng tăng Đó là do sự phát triển kinh tế trên phạm vi toàn cầu đangcó những chuyển biến về chất và không đồng đều giữa các nước dựa trên cơ sởphát triển mạnh của khoa học kỹ thuật.Thực tế cho thấy, sức lao động của các quốcgia có dư thừa lao động đến giai đoạn hiện nay đã được xem như là một loại hànghoá có thể mang lại nguồn thu ngoại tệ rất lớn cho ngân sách quốc gia.
Do vậy để nghiên cứu về xuất khẩu lao động trước hết cần phải tìm hiểu và làm rõcác khái niệm có liên quan:
- Lao động: là hoạt động có mục đích, có ý thức của con người nhằm thay
đổi các vật thể tự nhiên phù hợp với nhu cầu của con người Thực chất là sự vậnđộng của sức lao động trong qua trình tạo ra của cải vật chất cho xã hội, lao độngcũng chính là quá trình kết hợp của sức lao động và tư liệu sản xuất để sản xuất rasản phẩm phục vụ nhu cầu con người.Có thể nói lao động là yếu tố quyết định chomọi hoạt động kinh tế.
- Nguồn lao động: Là bộ phận dân cư gồm những người trong độ tuổi lao
động (không kể những nguời mất khả năng lao động) và những ngưòi ngoài tuổilao động nhưng thực tế có tham gia lao động Nguồn lao động bao gồm nhữngngười từ độ tuổi lao động trở lên (ở nước ta là tròn 15 tuổi).
Trang 9- Sức lao động: Sức lao động là tổng hợp thể lực và trí lực của con người
trong quá trình tạo ra của cải xã hội, nó phản ánh khả năng lao động của con người,là điều kiện đầu tiên cần thiết trong quá trình lao động xã hội Trong nền kinh tếhàng hoá sức lao động là một hàng hóa đặc biệt vì nó có giá trị và giá trị sử dụngcác hàng hoá khác, ngoài ra hàng hoá sức lao động còn là một sản phẩm có tư duy,có đời sống tinh thần Thông qua thị trường lao động, sức lao động được xác địnhgiá cả Hàng hoá sức lao động cũng tuân theo quy luật cung – cầu của thị trường.Mức cung cao sẽ dẫn tới dư thừa lao động, giá cả sức lao động (tiền công) thấp,ngược lại khi mức cung thấp sẽ dẫn tới tình trạng thiếu lao động, giá cả sức laođộng sẽ trở nên cao hơn.
- Thị trường lao động: là nơi diễn ra quan hệ thương lượng về việc làm giữa
người lao động (cung lao động) và người sử dụng lao động (cầu lao động) theonguyên tắc thỏa thuận về việc làm, tiền công và các điều kiện làm việc khác bằnghình thức hợp đồng lao động theo pháp luật lao động quy định Trong mỗi xã hội,nơi nào xuất hiện nhu cầu sử dụng lao động và có nguồn lao động cung cấp, ở đó sẽhình thành nên thị trường lao động Trong nền kinh tế thị trường, người lao đông
muốn tìm việc phải thông qua thị trường lao động Về mặt thuật ngữ, "Thị trườnglao động" thực chất phải được hiểu là "Thị trường sức lao động" để phù hợp với
khái niệm của tổ chức lao động quốc tế: Thị trường lao động là một lĩnh vực củanền kinh tế, nó bao gồm toàn bộ các quan hệ lao động được xác lập trong lĩnh vựcmua bán, trao đổi và thuê mướn sức lao động Trên thị trường lao động, mối quanhệ được thiết lập giữa một bên là người lao động và một bên là người sử dụng laođộng Qua đó, cung-cầu về lao động ảnh hưởng tới tiền công lao động và mức tiềncông lao động cũng ảnh hưởng tới cung- cầu lao động.
Trang 10- Cầu lao động: là lượng lao động mà người thuê có thể thuê ở mỗi mức giá
có thể chấp nhận được Nó mô tả toàn bộ hành vi người mua có thể mua được hànghoá sức lao động ở mỗi mức giá hoặc ở tất cả các mức giá có thể đặt ra.
Cầu về sức lao động có liên quan chặt chẽ tới giá cả sức lao động, khi giá cảtăng hoặc giảm sẽ làm cho cầu về lao động giảm hoặc tăng.
- Cung lao động: là lượng lao động mà người làm thuê có thể chấp nhận
được ở mỗi mức giá nhất định Giống như cầu và lượng cầu, đường cung lao độngmô tả toàn bộ hành vi của người đi làm thuê khi thoả thuận ở các mức giá đặt ra.Cung lao động có quan hệ tỷ lệ thuận với giá cả Khi giá cả tăng thì lượng cung laođộng tăng và ngược lại.
Xuất khẩu lao động trên thị trường lao động quốc tế được thực hiện chủ yếudựa vào quan hệ cung - cầu lao động Nó chịu sự tác động, điều tiết của các quyluật kinh tế thị trường Bên cầu phải tính toán kỹ hiệu quả của việc nhập khẩu laođộng từ đod cần phải xác định chặt chẽ số lượng, cơ cấu, chất lượng lao động hợplý Mặt khác, bên cung có mong muốn xuất khẩu càng nhiều lao động càng tốt Dovậy, muốn cho loại hàng hoá đặc biệt này chiếm đựơc ưu thế trên thị trường laođộng, bển cung phải có sự chuẩn bị và đầu tư để được thị trường chấp nhận, phảiđáp ứng kịp thời các yêu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng lao động cao.
Thị trường lao động nước ta hiện nay tuy đã hình thành song phạm vi cònnhỏ hẹp Để phù hợp với sự phát triển quá nhanh của nguồn lao động trước hết thịtrường lao động phải được mở rộng cả trong và ngoài nước, đồng thời tạo điều kiệncho người lao động có quyền bình đẳng, tự do tìm việc làm, thuê mướn lao độngtheo pháp luật.
Trang 11- Xuất khẩu lao động: Đến nay, trên thế giới vẫn chưa có một khái niệm chuẩn nào
về xuất khẩu lao động Vì vậy, chúng ta có thể hiểu xuất khẩu lao động thông quakhái niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) như sau: Xuất khẩu lao động là hoạtđộng kinh tế của một quốc gia thực hiện việc cung ứng lao động cho một quốc giatrên cơ sở những hiệp định hoặc hợp đồng có tính chất hợp pháp quy định được sựthống nhất giữa các quốc gia đưa và nhận người lao động.
* Phân loại xuất khẩu lao động:
Căn cứ vào cơ cấu người lao động đưa đi:
+ Lao động có nghề: là loại lao động trước khi ra nước ngoài làm việc đãđược đào tạo thành thạo một loại nghề nào đó và khi số lao động này ra nước ngoàilàm việc có thể bắt tay ngay vào công việc mà không phải bỏ ra thời gian và chi phíđể tiến hành đào tạo nữa.
+ Lao động không có nghề: là loại lao động mà khi ra nước ngoài làm việcchưa được đào tạo một loại nghề nào cả Loại lao động này thích hợp với nhữngcông việc đơn giản, không cần trình độ chuyên môn hoặc phía nước ngoài cần phảitiến hành đào tạo cho mục đích của mình trước khi đưa vào sử dụng.
Căn cứ vào nước xuất khẩu lao động:
+ Nhóm các nước phát triển: Có xu hướng gửi lao động kỹ thuật cao sangcác nước đang phát triển để thu ngoại tệ Trường hợp này không phải là chảy máuchất xám mà là đầu tư chất xám có mục đích Việc đầu tư nhằm một phần thu lạikinh phí đào tạo cho đội ngũ chuyên gia trong nhiều năm, một phần khác lớn hơn làphát huy năng lực trình độ đội ngũ chuyên gia, công nhân kỹ thuật bậc cao ở nướcngoài.v.v để thu ngoại tệ.
Trang 12+ Nhóm các nước đang phát triển: có xu hướng gửi lao động bậc trung hoặcbậc thấp sang các nước có nhu cầu để lấy tiền công và tích luỹ ngoại tệ, giảm bớtkhó khăn kinh tế và sức ép việc làm trong nước.
1.1.2 Các hình thức xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động thực tế đem lại lợi ích thiết thực cho cả người lao độngvà phía Nhà nước Nhận thức rõ điều đó Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng đưara những chủ trương, chính sách tạo điều kiện cho người lao động có cơ hội đi làmviệc ở nước ngoài Ngày 17 tháng 7 năm 2003 Chính phủ đã ban hành Nghị định số81/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về việc đưa người Việt Nam đi làm việc có thờihạn ở nước ngoài Tại điều 3 khoản 2 Nghị định này quy định rõ các hình thức đưangười lao động Việt Nam đi làm viẹec có thời hạn ở nước ngoài, trong đó bao gồmcác hình thức cơ bản sau:
1.1.2.1 Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam được phép cung ứng lao động theo hợp đồng ký kết với bên nước ngoài
Đối tác nước ngoài có nhu cầu sử dụng lao động, đưa ra những yêu cầu cụthể về số lượng, tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính Các doanh nghiệp, tổ chức kinh tếcủa Việt Nam sau khi nhận được đơn đặt hàng của bên nước ngoài sẽ tiến hành sơtuyển dựa trên những tiêu chí có sẵn Để đảm bảo đúng yêu cầu của mình, bênnước ngoài thực hiện kiểm tra lại một lần nữa trước khi lao động sang làm việc.
1.1.2.2 Thông qua doanh nghiệp, Việt Nam nhận thầu, nhận khoán công trình hoặc đầu tư ở nước ngoài
Bên nước ngoài đặt hành cho các công trình xây dựng, do vậy phải đưa điđồng bộ các đối tượng lao động gồm có kỹ thuật, quản lý, chỉ đạo thi công và lao
Trang 13động trực tiếp sang nước ngoài làm việc Sau khi công trình kết thúc thì cũng chấmdứt hợp đồng đối với người lao động, vì thế xuất khẩu lao động theo hình thứckhoán khối lượng công việc thường không ổn định, tâm lý của người lao động dễ bịchán nản, không tận tâm với công việc.
1.1.2.3 Theo hợp đồng lao động do cá nhân người lao động trực tiếp ký kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài (sau đây gọi là hợp đồng cá nhân)
Đây là hình thức phổ biến nhất hiện nay, hình thức này đòi hỏi đối tượng laođộng đa dạng tuỳ theo yêu cầu và mức độ phức tạp của công việc Có những yêucầu của người nước ngoài đòi hỏi người có trình độ kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất,kinh nghiệm tổ chức quản lý, cũng có những yêu cầu chỉ cần người lao động cótrình độ giản đơn.
Ngoài những hình thức đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài,hình thức xuất khẩu lao động tại chỗ cũng đã trở nên phổ biến hơn ở Việt Nam.Thông qua các tổ chức kinh tế của ta, người lao động được cung ứng cho các tổchức kinh tế nước ngoài dưới những hình thức:
- Các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.- Các khu chế xuất, khu công nghiệp.
- Các tổ chức, cơ quan ngoại giao tại Việt Nam.
1.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động xuất khẩu lao động
Hiệu quả là chỉ tiêu so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt
được hiệu quả đó (Hiệu quả = kết quả - chi phí) Có hai loại hiệu quả là hiệu quả
kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế là hiệu quả đạt được về mặt kinh tế,còn hiệu quả xã hội là hiệu quả đạt được về mặt xã hội Đây là khái niệm chung đểđánh giá hiệu quả, tuy nhiên khi đi vào từng lĩnh vực cụ thể thì việc đánh giá hiệu
Trang 14quả không đơn giản chút nào, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu lao động này.Bởi vì để có thể đánh giá chính xác, đầy đủ và đúng hiệu quả kinh tế xã hội ở từngthị trường cụ thể thì chúng ta cần phải đánh giá toàn bộ, toàn diện một cách tổnghợp những kết quả đạt được và chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động đó, đồngthời, phải xem xét hiệu quả của nó trên cơ sở lợi ích chung của toàn bộ nền kinh tếquốc dân của nước ta Qua đó một lần nữa thấy rõ hơn việc đưa lao động đi làmviệc ở nước ngoài trong mối liên hệ chung của nền kinh tế đất nước quan trọng nhưthế nào bởi lẽ kết quả cuối cùng của lĩnh vực này được chuyển từ chu trình nàysang một chu trình khác, từ ngành này sang ngành khác, từ nước này sang nướckhác Với quan điểm như vậy, đánh giá hiệu quả của lĩnh vực này không thể giốngnhư việc đánh giá hiệu quả của một quá trình kinh doanh cụ thể trong nước màkhông có phần phức tạp hơn nhiều.
Một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của xuất khẩu lao động
1.1.3.1 Lợi ích kinh tế đạt được
a Số lượng lao động được giải quyết việc làm trong năm:
Công th c tính:ức tính:
L = Lc + Lx - Ln
Trong đó:
L : Số lao động được giải quyết việc làm trong năm
Lc : Số lao động từ năm trước vẫn còn đang tiếp tục
Lx : Số lao động được đưa sang hoạt động trong năm
Ln : Số lao động kết thúc hợp đồng trở về nước trong năm
Trang 15Ý nghĩa của chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này nêu ra được chi tiết kết quả đạt được trong một năm qua củacông tác xuất khẩu lao động Nó chỉ ra được những đóng góp của lĩnh vực này đốivới việc tạo công ăn việc làm cho xã hội mà nhà nước ta đã không phải bỏ vốn đầutư để tạo việc làm mới, giải quyết một phần tình trạng ứ đọng lao động của đấtnước (mặc dù trước khi đi xuất khẩu lao động những người lao động này khôngphải tất cả đều thuộc diện thất nghiệp).
b Thu nhập quốc dân về ngoại tệ thông qua hoạt động xuất khẩu lao động:
Công th c tính: ức tính:
P = ∑ Yj (j = 1 đến n)Yj = Xij Kj
Trong đó:
P: Mức thu của nhà nước
Y: Mức thu của nhà nước ở mỗi thị trườngn: Số thị trường đưa lao động sang
j : Nước đưa lao động sang
K: Tỷ số hối đoái quy đổi ra ngoại tệ quy ướcX: Thuế thu nhập mỗi người phải đóng
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Chỉ tiêu này cho biết số tiền nhà nước thu được thông qua xuất khẩu laođộng Vấn đề ngoại tệ (nhất là ngoại tệ mạnh) đối với Việt Nam có ý nghĩa to lớn.Tất cả các hoạt động có thể đem về ngoại tệ cho đất nước cần được khuyến khích “Cùng với việc xuất khẩu hàng hoá cần hết sức coi trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho
Trang 16các hoạt động thu ngoại tệ như phát triển du lịch, cung ứng tàu biển, dịch vụ hàngkhông, tổ chức gia công hàng xuất khẩu và đưa lao động đi làm việc ở nước ngoàilà những hình thức thích hợp với hàng triệu người lao động dư thừa hiện nay Khảnăng hợp tác lao động với nước ngoài của nước ta là rất lớn, nếu chúng ta biết tổchức và khai thác hết những tiềm năng đó trong quan hệ kinh tế đối ngoại thì sẽ thuđựơc nguồn ngoại tệ đáng kể thúc đẩy sản xuất phát triển.”
c Mức tiết kiệm đầu tư vào việc làm của chính phủ:
Công th c tính:ức tính:
Mtk = mdt L
Trong đó:
Mtk: Mức tiết kiệm vốn đầu tư tạo ra việc làm
mdt: Mức đầu tư trung bình tạo ra một chỗ làm việc mớiL : Số người có việc làm thường xuyên ở nước ngoài
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Cho biết mức độ tiết kiệm không phải bỏ vốn đầu tư tạo ra chỗ làm việc mớiở trong nước và đồng nghĩa với việc tăng thêm nguồn vốn đầu tư cho giải quyếtviệc làm.
d Giá trị hàng hoá do người lao động đưa về:
Công th c tính:ức tính:
G = ∑Hj (j = 1 đến n)Hj = ∑ hij Nj
Trong đó:
G: Giá trị hàng hoá do người lao động đem về
Trang 17H: Giá trị hàng hoá do người lao động ở mỗi thị trường đem vềh: Giá trị hàng hoá trung bình của một người lao động đem vềN: Số người gửi hàng hoá về trong năm
i: Biến số người j: Biến số thị trường
Ý nghĩa chỉ tiêu:
Cho biết lượng hàng hoá do người lao động đem về góp phần vào việc cânđối quỹ hàng hoá trong nước và cải thiện đời sống gia đình, tăng thêm máy mócthiết bị làm tư liệu sản xuất.
g: Thu nhập do lao động đi làm việc ở nước ngoài bổ sung vào thu nhập quốc dân:Công thức tính:
Trang 18Ngoài các chỉ tiêu có thể lượng hoá được để so sánh nói trên còn có một sốchỉ tiêu khác cũng có thể lượng hoá được như số lao động có nghề được đào tạonâng cao trình độ, mức tiết kiệm chi phí đào tạo trên một người lao động song nóichung còn ở mức thấp Một số khía cạnh khác như việc du nhập kỹ thuật công nghệvà kinh nghiệm sản xuất mới, việc du nhập nếp sống tiến bộ, tăng cường mối quanhệ hợp tác giữa hai nước, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế phản ánh hiệu quả về mặtxã hội.
1.1.3.2 Chi phí bỏ ra
Bao gồm có các chi phí cho người lao động trong lĩnh vực tham gia, chi phícho bộ máy quản lý, tổ chức tuyển mộ, đưa đi và quản lý ở nước ngoài, xử lý cáccông việc sau khi đưa người lao động hết hạn trở về nước, tiền nộp phạt cho nướcbạn do người lao động tự ý bỏ hợp đồng
Chi phí về mặt xã hội có ý kiến cho rằng còn có những tiêu cực do lao độnggây ra ở nước ngoài Song những cái đó là yếu tố chủ quan có thể khắc phục đượcnếu có biện pháp và chính sách thích hợp.
1.2 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Xuất khẩu lao động là hoạt động kinh tế quan trọng đối với mỗi quốc gia,đặc biệt đối với các nước kinh tế kém phát triển Hoạt động này đem lại lợi ích chotất cả các bên tham gia: bên xuất khẩu lao động, bên nhập khẩu lao động và bảnthân người lao động.
Trang 191.2.1 Xét trên góc độ vĩ mô
1.2.1.1 Với nước xuất khẩu lao động
Nước xuất khẩu lao động có lợi về nhiều mặt trong đó đặc biệt là các lĩnhvực: Kinh tế, xã hội, quan hệ đối ngoại.
- Về kinh tế: Xuất khẩu lao động có vai trò đặc biệt trong hoạt động kinh tế.
Trước hết, nó góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động.Có thẻ nói, xuất khẩu lao động giữ một vị trí rất quan trọng trong chương trình việclàm quốc gia, nếu không nói là chủ yếu trong chiến lược giải quyết việc làm, đây làmột công cụ hữu hiệu để thực hiện mục tiêu của Đảng và Nhà nước ta đặt ra tớinăm 2010 sẽ xoá hết đói nghèo Kinh nghiệm từ một số nước cho thấy, xuất khẩulao động là một giải pháp khắc phục tình trạng thất nghiệp có hiệu quả cao TheoILO, tính đến năm 2008 có 1.562 triệu người trên thế giới thất nghiệp và thiếu việclam Trong đó, các nước thuộc khối G7 có khoảng 84 triệu lao động thất nghiệp.Điều đó đã gây nên tình trạng giảm sút tăng trưởng kinh tế cao.Để khắc phục tìnhtrạng này, các nước đã thành công bằng sử dụng giải pháp xuất khẩu lao động.
Bên cạnh những đóng góp trên, xuất khẩu lao động còn đem lại nguồn thungoại tệ đáng kể cho đất nước, góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế dovậy rút ngắn khoảng cách giàu- nghèo giữa nước phát triển và nước đang phát triển.Xuất khẩu lao động cũng là một kênh đem lại một nguồn thu nhập quantrọng cho đất nước Theo ước tính, số lao động xuất khẩu năm 2004 đã gửi về chogia đình khoảng 1,5 tỷ USD, bình quân mỗi lao động khoảng 3.750 USD hay 302,5USD một tháng, cao gấp nhiều lần phần dôi ra sau khi trừ đi chi tiêu cho ăn uốngcủa lao động trong nước Một tỷ rưỡi USD tuy chưa thấm tháp gì so với Philippines(số tiền gửi qua kênh chuyển tiền chính thức là trên 7 tỷ USD, còn theo ước tính
Trang 20của ADB tính thêm cả kênh chuyển tiền không chính thức thì tổng số lên đến 14 –21 tỷ USD, chiếm 32%GDP của nước này), nhưng đã chiếm khoảng 3,3% GDP củacả nước và tương đương với nguồn vốn ODA giải ngân trong năm
- Về xã hội: Đối với một nước gần 100 triệu dân, với trên một nửa là số
người trong độ tuổi lao động, nhưng số người thất nghiệp ở thành thị lên đến 5,6%và số thời gian chưa được sử dụng ở nông thôn lên đến trên gần 20%, thì xuất khẩulao động là một kênh giải quyết việc làm cho người lao động rất có ý nghĩa Trongmấy năm gần đây, số lao động đi xuất khẩu của nước ta mỗi năm đã lên đến trêndưới 70 nghìn người và đến nay đã có khoảng 800 nghìn người Việt Nam đang làmviệc ở khoảng trên 40 nước và vùng lãnh thổ Song nếu so với Philippines có cùngsố dân và số người trong tuổi lao động như Việt Nam thì kết quả trên còn thấp hơnrất nhiều Năm 2004, nước này đã có 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài, đưaPhilippines vượt qua Mexico trở thành nước xuất khẩu lao động lớn nhát thế giới.Cho đến nay, nước này có khoảng 11 triệu lao động làm việc ở 62 nước, đông nhấtlà tại Mỹ, ả Rập Saudi, Malayxia, Canada, Nhật Bản…
Thực hiện tốt công tác xuất khẩu lao động sẽ giảm được tệ nạn xã hội do thấtnghiệp gây ra, tạo một hướng lao động tích cực cho người lao động, học tập đượcphong cách lao động mới do tổ chức lao động ở nước ngoài trang bị
- Về quan hệ đối ngoại: Mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác trong lĩnh vực
xuất khẩu lao động là vô cùng quan trọng, từ đó quan hệ giữa nước cung ứng laođộng và nước tiếp nhận lao động trở nên gắn bó hơn, hiểu nhau hơn, tao ra mốiquan hệ tốt đẹp giữa hai nước Cung cấp cho nhau những thông tin quan trọng vềnhững vấn đề hai nước cùng quan tâm và thống nhất quan điểm hai bên cùng có lợi.
Trang 21Sự đa dạng hoá các quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng thông qua hợp tác về laođộng sẽ tạo điêù kiện mở rộng hơn nữa các quan hệ hợp tác khác.
1.2.1.2 Với nước nhập khẩu lao động
Nước nhập khẩu lao động thu được những lợi ích đáng kể như: cung cấp đủsố lao động bù đắp vào các ngành thiếu hụt, khai thác có hiệu qủa tiềm năng củađất nước Đồng thời, mở rộng quan hệ và uy tín với nước có lao động, khai tháckinh nghiệm, kiến thức, tác phong lao động và cung ccáh quản lý của nước khác,mở rộng nhu cầu thị trường trong nước
Ngoài ra xuất khẩu lao động cũng góp phần giả quyết nhu cầu lao động đặcbiệt là trong các lĩnh vực mà lao động địa phương ít tham gia tại nước tiếp nhận laođộng.
1.2.2 Xét trên góc độ vi mô
1.2.2.1 Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu lao động
- Xuất khẩu lao động là một bộ phận của xuất khẩu do vậy các doanh nghiệptham gia trong lĩnh vực này phải tìm hiểu kỹ về nền văn hoá, phong tục tập quáncủa nước nhập khẩu, đây là tiền đề tốt trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu lao động là đã tham gia hiệu quả vàochương trình quốc gia giải quyết việc làm đồng thời thực hiện một phần thoả thuậnhợp tác giữa hai chính phủ.
- Doanh nghiệp xuất khẩu lao động làm ăn có hiệu quả sẽ thực hiện nghĩa vụvới ngân sách Nhà nước.
Tuy nhiên một vấn đề bức xúc đang đặt ra trong giai đoạn hiện nay đó là tìnhtrạng ngày càng có nhiều lao động không thực hiện hợp đồng đã ký.Việc này có thể
Trang 22gây ảnh hưởng lớn đối với uy tín của doanh nghiệp cũng như sự ổn định trên thịtrường hiện tại và tiềm năng.
1.2.2.2 Với bản thân người lao động
- Người đi xuất khẩu lao động có điều kiện giúp gia đình thoát khỏi đóinghèo cải thiện mức sống của bản thân và gia đình.
- Người lao động có thể tiếp thu kỹ năng làm việc, quản lý, tích luỹ trình độ taynghề và kinh nghiệm thực tiễn để tự tạo việc làm sau khi về nước.
Trang 23CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở
CÔNG TY CỔ PHẦN NHÂN LỰC QUỐC TẾ & THƯƠNG MẠI SÔNGHỒNG
2.1 GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
2.1.1 Những thông tin chung của công ty
Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng là 1 doanhnghiệp tư nhân được thành lập vào ngày 23/01/2004 theo quyết định của sở KếHoạch và đầu tư thành phố Hà Nội Tên giao dịch của chính thức của công ty là:Công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & thương mại Sông Hồng (SongHongInternational Manpower and Trading Joint Stock Compan) Tên viết tắt:SONGHONG IM.,JSC.
Mã số doanh nghiệp: 0104638446
Vốn điều lệ: 5.000.000.000(Năm tỷ đồng)- Mệnh giá cổ phần:10.000 đồng
- Tổng số cổ phần: 500.000
Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp tại số 70, phố An Dương, phường YênPhụ, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội Điện thoại: (84-4) 37172718/37171603; Fax:(84-4) 37172718/37171604 Email: info@songhongim.vn
Trang 24Tổ chức bộ máy công ty:
2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
Với ngành nghề chính là hoạt động xuất khẩu lao động, cùng với đó, công tycổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mại Sông Hồng còn đẩy mạnh các hoạt độngthương mại và dịch vụ như:
- Cung ứng và quản lý nguồn lao động trong nước
- Hoạt động tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính,kế toán, kiểm toán, thuế, chứng khoán)
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN KIỂM SOÁT
GIÁM ĐỐC
PHÒNGQUẢN
LÝLAO ĐỘNG
PHÒNGTÀI CHÍNH
KỂ TOÁN
PHÒNG KẾ HOẠCH
KINH DOANH
PHÒNG KỸ THUẬT
Trang 25- Hoạt động tư vấn quản lý (không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tàichính)
- Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh.- Giáo dục nghề nghiệp.
- Xây dựng nhà các loại.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác.- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét.
- Khai thác khoáng hóa chất và khoáng phân bón.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khai thác mỏ và quặng khác.- Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông.- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng nông nghiệp.- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác.- Bán buôn kim loại và quặng kim loại.
- Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.- Bán buôn tổng hợp.
- Bán lẻ đồ ngũ kim, sơn kính và thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng trongcác cửa hang kinh doanh.
Trang 26- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác: máy móc, thiết bịxây dựng.
Sau gần 7 năm hoạt động, công ty cổ phần Nhân lực quốc tế & Thương mạiSông Hồng đang ngày một phát triển, tuy còn gặp nhiều khó khăn nhưng công ty đãhoàn thiện bộ máy tổ chức, củng cố ngành nghề kinh doanh cũng như nâng caochất lượng nhằm xây dựng một thương hiệu uy tín trong cộng đồng doanh nghiệpViệt Nam Và dưới đây là 1 trong những kết quả đáng tự hào của công ty:
Bảng 1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần Nhân lựcquốc tế & Thương mại Sông Hồng
Đơn vị: Tri u ệu đồng đồngng
Chỉ TiêuNăm 2006Năm 2007Năm 2008Năm 2009Năm 2010Doanh thu 83998592310651176
Lợi nhuận 417504447553600
Chi phí 422481476512576
Nguồn: Phòng tài chính kế toán công ty cổ phần Nhân lực Quốc tế & thương mạiSông Hồng.
Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
- Về doanh thu: Tính đến năm 2006, tổng doanh thu tất cả các ngành nghề của
công ty đã lên đến 839 triệu đồng, vượt chỉ tiêu đề ra là 750 triệu đồng, tương ứngvới số tiền là 89 triệu đồng Điều này chứng tỏ công ty đã có những bước đi đúngđắn, kế hoạch kinh doanh hợp lý dẫn đến thành quả trên Đến năm 2007, doanh thulại tiếp tục tăng lên so với năm 2006 là 146 triệu đồng, tương ứng với 17,4% Đâyquả là 1 tín hiệu đáng mừng với công ty Tuy nhiên, đến năm 2008, doanh thu lạigiảm, chỉ còn lại 923 triệu đồng, so với năm 2007 là 985 triệu, giảm 62 triệu, tươngứng với 6,29 % Điều này có lẽ do thị trường có một vài biến động, cũng như các
Trang 27đối thủ cạnh tranh ngày càng nhiều Trước tình hình đó đến năm 2009 và 2010,công ty đã có những thay đổi về kế hoạch, nghiên cứu kỹ lưỡng thị trường và đầutư mạnh vào những nghành nghề thế mạnh của mình như xuất khẩu lao động, cungứng và quản lý lao động trong nước, đại lý du dịch…chính điều này đã như 1 bướcđột phá giúp doanh thu tăng vọt: năm 2009 doanh thu đã lên đến 1.065 triệu đồng,tăng 142 triệu đồng, tương ứng với 15,38% so với năm 2008, một kết quả hết sứcđáng mừng Và đến năm 2010, doanh thu đã là 1.176 triệu đồng, tăng thêm 111triệu, tương ứng với 10, 42% so với năm trước đó
- Về lợi nhuận: Song song với sự gia tăng của doanh thu thì lợi nhuận cũng
tăng qua các năm, chỉ có năm 2008 có giảm so với năm 2007 do doanh thu giảm.Và các năm 2009, 2010 lại có sự tăng vọt.
Cụ thể: Lợi nhuận năm 2007 tăng so với năm 2006 là 20,86% tương ứng với sốtiền là 87 triệu đồng Năm 2008 giảm so với năm 2007 là 11,3% tương ứng với sốtiền là 57 triệu đồng Năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23,71% tương ứng với sốtiền là 106 triệu đồng Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 8,49% tương ứng với sốtiền là 47 triệu đồng.
- Về chi phí: Cùng với sự tăng, giảm của doanh thu và lợi nhuận qua các năm,
chi phí cũng có sự thay đổi tương ứng Năm 2006, chi phí là 422 triệu đồng; năm 2007 là 481 triệu đồng; đến năm 2008 là 476 triệu đồng; năm 2009, 2010 lại tăng cao đến 512 triệu đồng và 576 triệu đồng.
Những năm vừa qua, nhìn chung, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang phát triển nhanh chóng Trong đó, hoạt động xuất khẩu lao động trở thành ngành nghề kinh doanh chủ chốt, đem lại doanh thu lớn nhất và tốc độ phát triển mạnh nhất Với nền kinh tế thị trường đang ngày một phát triển, lợi thế của đất
Trang 28nước khi gia nhập tổ chức thế giới WTO, Ban quản lý công ty đang thực hiện những kế hoạch cùng những chiến lược nhằm phát triển hơn nữa ngành nghề thế mạnh này.
2.2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
2.2.1 Thị trường lao động Đài Loan
2.2.1.1 Đặc điểm thị trường lao động Đài Loan
Đài Loan là hòn đảo đẹp nằm cách bờ biển Đông Nam lục địa Trung Hoakhoảng 160 km.Nó được ngăn cách với tỉnh Phúc Kiến của lục địa Trung Hoa bởieo biển Đài Loan Phí Nam hòn đảo này cách phía Bắc Phillipine 350 km Phí BắcĐài Loan cách Tây - Nam Nhật Bản 1.070 km.
Đài Loan bao gồm 64 đảo lớn nhỏ của quần đảo Bành Hồ và 21 đảo khác.Tổng diện tích khu vực này trên 35.960 km2 (chưa kể vùng đất khai hoang lấnbiển).
Khí hậu Đài Loan là khí hậu cận nhiệt đới ở phía Bắc và nhiệt đới ở phíaNam.Thời tiết nóng nhất là từ tháng 6 đến tháng 9 với nhiệt độ trung bình khoảng25-28 C Lượng mưa rất dồi dào Nửa phía Bắc của đảo mưa lớn kéo dài từ đầutháng 10 đến tháng 3 năm sau Trong khi đó khu vực phía Nam đảo lại ấm áp vềmùa đông Tình hình thời tiết sẽ ngược lại, vào mùa hè khi gió mùa Tây - Nam đemmưa đến phía Nam thì thời tiết lại nóng, khô đều ở phía Bắc.
Dân số Đài Loan có trên 23 triệu người Thủ phủ là Đài Bắc, nơi có mật độdân số cao nhất, tiếp sau đó là thành phố Cao Hùng ở phía Nam Gần 60% dân sốĐài Loan tập trung ở 4 thành phố lớn: Đài Bắc, Cao Hùng, Đài Trung và Đài Nam.
Trang 29Đài Loan sử dụng tiếng phổ thông (tiếng Hoa) trong ngôn ngữ hành chính.Tuy nhiên tiếng Phúc Kiến và tiếng Hẹ được sử dụng khá phổ biến trong giao tiếphàng ngày.
Tôn giáo thịnh hành ở Đài Loan là Phật giáo với khoảng 4,9 triệu phật tử.Bên cạnh đó Thiên Chúa giáo cũng có ảnh hưởng rất lớn với gần 30 vạn tín đồ, vàhơn 40 vạn tín đồ đạo Tin lành Đạo Hồi cũng đã xuất hiện ở Đài Loan.
Đài Loan có vị trí địa lý khá gần Việt Nam Từ Hà Nội hoặc Thành phố HồChí Minh đi Đài Loan chỉ mất khoảng 3-4h Bay Do đó thời tiết, khí hậu cũng khágần với thời tiết, khí hậu của miền Bắc Việt Nam Về phong tục, tập quán, sinhhoạt của người Đài Loan cũng có những nét tương đồng với nước ta, cũng mangsắc thái của nền văn hoá Á Đông.
2.2.1.2 Thực trạng lao động nước ngoài tại Đài Loan:
Để giảm bớt tình trạng thiếu nhân lực, từ năm 1989, Đài Loan chính thứcnhận lao động nước ngoài vào làm việc Nền kinh tế tăng trưởng ở mức trên 6% vàtỷ lệ thất nghiệp dao động ở mức 3% trong hàng chục năm (riêng năm 2001 tỷ lệnày trên 4%), cùng với việc phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, Đài Loan phải đối mặtvới sự khan hiếm nhân lực đặc biệt trong ngành xây dựng.
Trong những năm gần đây, thanh niên Đài Loan không còn thích thú vớinghề xây dựng và sản xuất, họ hướng vào các hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ.
Để đáp ứng yêu cầu về lao động cho phát triển kinh tế và trật tự hoá việc sửdụng lao động nước ngoài, tháng 5 năm 1992, Đài Loan đã công bố Luật Dịch vụviệc làm Theo điều 43 luật này, Đài Loan cho nhận lao động nước ngoài với cácngành nghề như sau:
- Chuyên gia và cán bộ kỹ thuật.