SANG KIEN KINH NGIEM CONG TAC CHU NHIEM LOP 1

8 24.4K 811
SANG KIEN KINH NGIEM CONG TAC CHU NHIEM LOP 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 I. TÊN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC NỀ NẾP TRẬT TỰ TRONG GIỜ HỌC CHO HỌC SINH Ở LỚP MỘT ******************** II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng, thực trạng và lí do chọn đề tài “Trật tự trong giờ học” - Điều mà bất cứ một người giáo viên nào khi đứng trên bục giảng cũng luôn mong muốn cho học sinh mình thực hiện được. Trật tự trong giờ học sẽ giúp các em lĩnh hội một cách trọn vẹn, đầy đủ những kiến thức mà giáo viên truyền đạt. Bên cạnh đó còn tạo cho các em một thói quen hành vi đạo đức tốt không những trong giờ học mà còn trong tất cả các hoạt động khác như: chào cờ, các buổi đại hội, lễ hội . Học sinh trật tự trong giờ học sẽ giúp cho giáo viên vui hơn, hưng phấn hơn trong bài giảng của mình, tiết dạy sẽ không bị gián đoạn, thời gian đảm bảo và bài giảng sẽ hay hơn - kết quả tiết dạy sẽ tốt hơn. Tuy nhiên, để rèn cho học sinh có thói quen “Trật tự trong giờ học”, mà nhất là học sinh lớp Một thì đó là điều mà không phải người giáo viên nào cũng làm tốt được. Thực tế cho thấy có nhiều giáo viên dạy rất tốt, nhưng tiết dạy không đạt loại tốt cũng chỉ vì học sinh chưa trật tự trong giờ học. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, với mục tiêu là lấy học sinh làm trung tâm, giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, nhằm giúp các em có khả năng tư duy tốt hơn, lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn hơn. Mỗi một nội dung trong chương trình đổi mới đều đòi hỏi học sinh phải có sự tập trung cao thì mới nắm bắt nội dung bài học một cách đầy đủ và nhanh chóng. Nếu trong giờ học các em luôn nói chuyện riêng, làm việc riêng . thì việc tiếp thu nội dung bài học sẽ không mạch lạc, không có hệ thống, từ đó các em sẽ không hiểu bài, dẫn đến kết quả học tập thấp. Đối với các em học sinh lớp 1, khả năng “Chú ý có chủ định“ đã phát triển nhưng chưa bền vững. Việc giữ trật tự và nghiêm túc trong khoảng thời gian từ 35 - 40 phút đối với các em là điều vô cùng khó. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học, tôi luôn quan tâm đến việc tìm ra biện pháp tối ưu nhất để rèn luyện cho học sinh có một thói quen ”Trật tự trong giờ học”, nhằm đạt đến một hiệu quả giáo dục cao. 2/ Giới hạn nghiên cứu của đề tài a. Giới hạn đề tài: - Xây dựng nề nếp trật tự trong lớp học tại trường T.H Trần Hưng Đạo. b. Đối tượng thực hiện đề tài - Học sinh lớp Một A 2 trường T.H Trần Hưng Đạo 2 III. CƠ SỞ LÍ LUẬN Người giáo viên tiểu học có một vai trò quan trọng trong việc thực hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà nước. Trong quá trình đổi mới tư duy giáo dục, thực hiện kiểu dạy lấy học sinh làm trung tâm, vai trò của người giáo viên càng quan trọng. Đối tượng của giáo viên lớp Một là trẻ em vừa qua lứa tuổi Mầm non, tâm hồn các em còn rất ngây thơ trong trắng, mọi hoạt động ở trường tiểu học đối với các em hoàn toàn mới mẻ. Vì vậy người giáo viên lớp một phải có nhiệm vụ giúp các em phát triển một cách toàn diện về nhân cách, tạo điều kiện để các em lĩnh hội những kiến thức cơ bản một cách có hệ thống, nhằm làm nền tảng chắc chắn cho các em bước tiếp ở những lớp học trên. Muốn thực hiện được những nhiệm vụ đó, người giáo viên dạy lớp Một cần phải có sự tinh tế và nhạy bén, am hiểu sâu sắc về tâm sinh lý học sinh, thật sự yêu thương con trẻ, luôn gần gũi quan tâm đến các em thì mới hiểu thấu đáo được nguyên nhân khiến các em chưa ngoan, chưa thật sự trật tự trong giờ học. Là giáo viên phụ trách lớp Một, tôi luôn tạo một niềm tin tuyệt đối đối với các em học sinh trong lớp, luôn đối xử thiện chí và công bằng đối với tất cả các em. Nhờ vậy mà tôi hiểu được nguyên nhân và tìm được biện pháp khắc phục đối với những học sinh chưa ngoan của lớp mình. IV. CƠ SỞ THỰC TIỄN Năm học 2009-2010 này, tôi được phân công phụ trách lớp Một ở phân hiệu Lý Trường . Lớp tôi phụ trách gồm có 20 học sinh,(Trong đó có 2 học sinh khuyết tật) tất cả đều được học qua Mẫu giáo. Tuy nhiên điều kiện học tập của các em ở đây còn rất thiếu thốn. Mọi hoạt động học tập cũng như vui chơi đều chưa đáp ứng được với yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, cũng như chưa thoả mãn được nhu cầu lứa tuổi các em. Tuy lớp chỉ có 20 học sinh, nhưng khi vừa nhận lớp tôi đã phát hiện thấy các em rất ồn ào mất trật tự, trong lớp chỉ có 4, 5 em là ngồi yên lặng còn những em khác em thì nói chuyện, em thì ăn quà vặt trong lớp, có em cứ chạy lên chạy xuống “ thưa cô .” vì những việc không đâu vào đâu mà mình phát hiện được.Thêm vào đó , 2 học sinh khuyết tật thì có một em rất cá biệt, em là HS khuyết tật trí tuệ.Trong lớp em thích nói thì nói, thích hát thì hát, chạy vào chạy ra tự do, nhắc nhở em không nghe, nếu bị la em sẽ lăn đùng ra khóc.Với tình hình lớp chủ nhiệm như vậy, tôi biết muốn dạy và học đạt được hiệu quả tốt, điều quan trọng đầu tiên là phải chỉnh đốn ngay nề nếp học sinh. Tuy đã có những kinh nghiệm nhất định về việc rèn cho học sinh có thói quen giữ trật tự trong giờ học, tôi vẫn bắt tay vào tìm hiểu nguyên nhân ngay để tìm cách khắc phục kịp thời. Sau thời gian tìm hiểu tôi đã rút ra được một số nguyên nhân sau: - Hầu hết các trường Mẫu giáo ở nông thôn đều không chia lớp theo độ tuổi. Cả ba độ tuổi bé, nhỡ, lớn cùng học chung một lớp. Do đó việc phân bố chương 3 trình và thời gian không đồng bộ. Vì vậy, các em có thời gian “ rảnh” nhiều nên thường hay nói chuyện riêng, lâu dần thành thói quen. - Các em học sinh lớp Một mới vừa bước qua tuổi Mẫu giáo, tuổi mà tất tần tật mọi việc diễn ra trong lớp đều được các em “ Thưa cô”. Có buổi học các em thưa cô đến mấy chục lần. Đây là một thói quen không dễ gì bỏ được ở các em. - Ở độ tuổi lớp Một, khả năng chú ý có chủ định đã phát triển nhưng chưa bền vững, thời gian học tập kéo dài sẽ khiến các em mệt mỏi, thiếu sự tập trung và dẫn đến nói chuyện riêng, mất trật tự trong giờ học. - Một nguyên nhân quan trọng nữa là do các em học sinh lớp Một chưa quen với môi trường học tập. Ở Mẫu giáo thì vui chơi là hoạt động chủ đạo, các em được “học mà chơi, chơi mà học”. Bây giờ bước vào lớp Một các em phải tập trung vào ”hoạt động học” là chủ yếu. Vì vậy, nhu cầu vui chơi, giao tiếp của các em bị ức chế dẫn đến chưa nghiêm túc trong giờ học. Và đặc biệt ở độ tuổi này các em thường biểu hiện:”hành động đi đôi với lời nói”. Ví dụ: các em gõ thước xuống bàn, tay gõ một cái thì miệng sẽ lập tức nói theo: “Độp”, hoặc là trong giờ tập vẽ, khi vẽ xong một chi tiết nào đó các em sẽ nói:”đẹp chưa” .Nói chung khi làm một vấn đề gì đó các em thường kèm theo lời “độc thoại”. Có lúc cả lớp đang cặm cụi viết bài, tôi thấy tất cả các em đang hí hoáy viết, không em nào nói chuyện với em nào, thế nhưng vẫn nghe trong lớp cứ rì rầm, thì ra tất cả các em đều đang “độc thoại”. Ví dụ: “Ô, mình viết chữ này đẹp quá”, “Ủa ! Cục tẩy của mình đâu rồi”, “ Thế là được 5 dòng rồi”, “ Chết cha! Viết lộn rồi” .Đấy chính là nguyên nhân dẫn đến giờ học còn ồn ào mà nếu không để ý giáo viên sẽ không phát hiện được sự ồn ào đó xuất phát từ đâu. - HS khuyết tật (cá biệt)của lớp cũng là nguyên nhân dẫn đến lớp học chưa nghiêm túc. V. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân nói trên, tôi bắt đầu tìm các biện pháp để khắc phục kịp thời: 1. Thông qua giờ sinh hoạt lớp, giờ giải lao . Qua một tuần sau khai giảng, tôi đã tìm hiểu tương đối chính xác về tính cách của từng học sinh trong lớp. Giờ sinh hoạt đầu tiên tôi đã sắp xếp lại chỗ ngồi của học sinh cho phù hợp. Những em hiếu động, hay nói chuyện riêng tôi cho ngồi cùng bàn với những em trầm tính, ngoan và không nói chuyện, các bàn đều xen kẻ nam và nữ. Em yếu xếp ngồi cùng bàn với em khá. Trong giờ sinh hoạt lớp đầu tiên này tôi đã đưa ra các tiêu chí thi đua: + Lớp được chia làm ba tổ, mỗi tổ có 6 em, ba tổ sẽ thi đua xem trong tuần tổ nào học nghiêm túc nhất, giữ trật tự trong giờ học tốt nhất. Sau mỗi buổi học sẽ bình chọn, tổ nào nhất sẽ được thưởng một bông hoa và sẽ được tổng kết vào giờ sinh hoạt lớp cuối tuần. Hình thức thi đua này mang tính tập thể, tuy nhiên nó 4 cũng đã đem lại hiệu quả thiết thực, qua việc thi đua giữa các tổ tạo cho các em có tinh thần “Mình vì mọi người,mọi người vì mình”. + Cũng thông qua giờ sinh hoạt lớp tôi thường xuyên nhắc nhở các em ”phê và tự phê” ngay trong buổi sinh hoạt cuối tuần chứ không nên “phê” bạn của mình bằng cách “thưa cô” ở mọi nơi mọi lúc. Nếu bạn nào thưa cô thường xuyên thì chính bạn đó sẽ bị cô ”phạt”bằng cách trừ của tổ một bông hoa (Trừ trường hợp đặc biệt như trong lớp có bạn bị đau chẳng hạn). Các em không”thưa“ nhưng giáo viên cũng phải thường xuyên để ý tất cả mọi hoạt động mọi biểu hiện của học sinh dù là nhỏ nhất để có thể có biện pháp khắc phục kịp thời. + Giờ ra chơi tôi tổ chức cho các em được chơi tập thể thông qua các trò chơi như: Bịt mắt bắt dê, nhảy dây, nhảy lò cò . mục đích cho các em chơi để thoả mãn nhu cầu được chơi để được giao tiếp cùng bạn bè, các em được vui chơi thoả mái, trò chuyện thoả mái thì khi vào lớp các em sẽ ít nói chuyện và tập trung vào học. Tránh cho các em chơi những trò chơi như: Đá bóng, đuổi bắt nhau . vì những trò chơi này hao tốn nhiều sức lực rất dễ gặp nguy hiểm, đồng thời khi vào học các em sẽ bị mệt mỏi không tiếp thu được bài học. Vì ở vùng nông thôn điều kiện để các em vui chơi còn khó khăn, nếu giáo viên không hướng dẫn thì học sinh sẽ không biết chơi gì, suốt giờ ra chơi các em chỉ dạo quanh nhìn ngó vu vơ thì khi vào học nhất định sẽ bị ức chế về tâm lý. Không nghiêm túc trong giờ học là điều khó tránh khỏi. Vì vậy vai trò hướng dẫn của giáo viên trong giờ ra chơi là vô cùng quan trọng. 2. Thông qua các tiết học: Để học sinh luôn chú ý trong học tập, không ồn ào mất trật tự thì trong các tiết học đòi hỏi người giáo viên phải nổ lực và sáng tạo. Nếu cứ gõ thước và nhắc “Các em im lặng đi, các em không được nói chuyện, rồi gọi tên: Na!, Hoa!, Hải .” thì sẽ không có hiệu quả mà ngược lại giáo viên sẽ bị mất thời gian, sẽ tạo thêm không khí căng thẳng trong giờ học. Trong chương trình đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay có rất nhiều hình thức tổ chức tiết học rất hay như: Tổ chức trò chơi, thi đua tổ, thi đua cá nhân, thảo luận nhóm .Nếu giáo viên biết kết hợp các phương pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo thì sẽ khắc phục tình trạng mất trật tự của học sinh nhanh chóng. Với các hình thức tổ chức các tiết học như vậy sẽ tạo không khí sôi nổi, hưng phấn cho học sinh (dĩ nhiên là trong khuôn khổ kỹ luật) thông qua trò chơi học tập, thảo luận nhóm v.v. sẽ thoả mãn được nhu cầu chơi và giao tiếp của trẻ. Tuy nhiên điều cần chú ý là phải hướng dẫn các em cách chơi, cách thảo luận theo nhóm như thế nào cho rập ràng, vui vẻ. Với các em học sinh lớp Một, giáo viên cần phải chú ý đến những chi tiết nhỏ nhặt nhất thì mới có thể khắc phục được nề nếp trật tự. Chẳng hạn trước khi vào lớp giáo viên phải nhắc các em học sinh đi vệ sinh, vì nếu không trong tiết 5 học các em sẽ liên tục xin ra ngoài, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến tiết học. Giáo viên chỉ nhắc một vài lần đầu, sau đó hướng dẫn lớp trưởng nhắc nhở các bạn, dần dần học sinh sẽ thực hiện theo thói quen. Một điều mà giáo viên không thể bỏ qua đó là rèn cho học sinh thói quen ra vào lớp, đưa bảng con, giơ tay phát biểu bài .Việc học sinh nộp bài sau khi làm bài xong cũng là điều đáng chú ý. Giáo viên cho từng bàn gộp vở lại rồi từng tổ trưởng sẽ đi thu và nộp lên, không nên để học sinh lên xuống tự do sẽ gây mất trật tự. Khi chấm bài giáo viên chú ý để riêng từng tổ và cho tổ trưởng phát cho học sinh. Như vậy, nề nếp trật tự sẽ được đảm bảo. Như đã nói ở trên, do tâm sinh lý của các em ở độ tuổi này phát triển chưa hoàn thiện. Khả năng chú ý có chủ định của các em chưa bền vững, vì vậy tôi luôn quan tâm và cố gắng hết mình trong việc sử dụng đồ dùng dạy học mới lạ, như vậy sẽ tạo cho các em sự hưng phấn học tập, thu hút sự chú ý của các em lâu hơn. Tôi không la mắng những em cá biệt mà thường nhẹ nhàng gọi các em tham gia vào tiết học thông qua các câu hỏi, các hoạt động thi đua ở các trò chơi. Không nên bỏ qua giờ giải lao giữa tiết học, 5 phút thư giãn đối với các em là vô cùng quan trọng. Trong những giờ ra chơi tôi thường dạy cho các em một số động tác thể dục thông qua các bài hát, hay hướng dẫn các em một số trò chơi vui như: “Tập tầm vông”, “Diệt muỗi” .để sử dụng trong giờ giải lao giữa tiết học. Không nên để các em học sinh cá biệt có trời gian “rảnh” mà phải luôn thu hút các em vào trong tiết học bằng mọi hình thức. Phong cách trên lớp của giáo viên phải gần gũi học sinh, nhẹ nhàng nhưng cương quyết, dứt khoát. Có như vậy mới “lôi kéo” được học sinh vào bài giảng của mình. Trong các môn học, các tiết học tôi cố gắng tìm tòi các hình thức tổ chức tiết học mới lạ, sinh động thông qua cách tổ chức trò chơi để thoả mãn nhu cầu được “Chơi mà học, học mà chơi” của các em. Trong trường hợp lớp vẫn còn ồn ào do học sinh tự “Độc thoại”, tôi hiểu rằng đây là điều mà không một đứa trẻ nào tránh khỏi. Bởi ở giai đoạn từ 3 đến 6 tuổi, trẻ chưa tự kiểm soát được việc làm của mình bằng suy nghĩ, mà nó luôn lặp lại bằng lời nói sau khi hành động. Với các em học sinh lớp Một, điều này rồi sẽ dần dần tự mất đi khi tâm sinh lí của các em phát triển hoàn thiện. Tuy nhiên để không ảnh hưởng đến nề nếp học tập ở đầu năm, tôi đã giúp cho các em nhanh chóng bỏ được điều đó bằng cách: Ban đầu tôi nhắc nhở nhẹ nhàng, sau đó cho từng đôi bạn ngồi cùng bàn nhắc nhở nhau, nếu bạn này nghe bạn kia nói sẽ huých nhẹ vào tay bạn. Cho từng bàn thi đua nhau, nếu trong tiết học bàn nào yên lặng và ngoan nhất bàn đó sẽ được tuyên dương và tặng hoa. - Đối với trường hợp của em HS khuyết tật tôi luôn theo dõi, gần gũi và quan tâm đến em, động viên khen ngợi em từ sự tiến bộ nhỏ nhất. Luôn tạo cho em được tham gia vào các hoạt động của lớp để thu hút sự chú ý của em. Những 6 hoạt động học tập sôi nổi vui nhộn sẽ giúp em quên đi những hành vi cá biệt cá nhân. Nhờ vậy chỉ trong thời gian ngắn tình trạng mất trật tự trong giờ học ở lớp tôi được khắc phục một cách đáng kể. Và tôi quyết định sẽ giúp các em duy trì được thói quen đó trong suốt chiều dài năm học thông qua môn kể chuyện. 3. Phối hợp với phụ huynh học sinh cũng là một biện pháp xây dựng nề nếp trật tự trong gờ học Ở độ tuổi này thường các em đi học hay được bố mẹ đưa đón. Vì vậy trong buổi họp phụ huynh lớp đầu năm tôi đã liệt kê tất cả các dụng cụ học tập để phụ huynh mua sắm và phải kiểm tra dụng cụ học tập trước khi chở con đến trường. Vì nếu trong giờ học chỉ thiếu một dụng cụ như: Bút chì hoặc thước kẻ hoặc kéo…thì các em sẽ phải mượn của bạn này, bạn khác và tất nhiên lớp học sẽ ồn. Do đã được kiểm tra trước nên đặc biệt lớp tôi không bao giờ xảy ra tình trạng thiếu dụng cụ học tập trong tiết học. Và một điều được tôi quan tâm nữa là sau tiết học cuối cùng tôi thường cho các em kiểm tra lại dụng cụ học tập trước khi ra về. Chính vì những điều đó mà nề nếp trật tự trong tiết học, buổi học của lớp tôi luôn đạt được kết quả như tôi mong muốn. 4. Thông qua môn kể chuyện: Thế giới cổ tích luôn là điều hấp dẫn đối với đời sống trẻ thơ. Những câu chuyện thần bí, những chi tiết ly kỳ, những nhân vật hài hước, những cô bé, cậu bé ngoan được tiên giúp đỡ.v.v. trong các câu chuyện cổ tích có sức hút mạnh mẽ đối với tất cả các em trong độ tuổi này. Được nghe kể chuyện cổ tích là điều các em đều thích thú. Vì vậy tôi đã không bỏ lỡ cơ hội này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài (40-45 phút). Ngoài những câu chuyện có trong chương trình Tiếng Việt, tôi thường tranh thủ kể thêm cho các em nghe một số câu chuyện cổ tích khác có nội dung giáo dục phù hợp trong những giờ rảnh rỗi hay tiết sinh hoạt lớp. Tất cả các em đều nghe rất say mê. Tôi tranh thủ sưu tập và vẽ thêm tranh để tăng sự hấp dẫn. Đặc biệt tôi thường tổ chức cho các em được đóng vai theo câu chuyện, các em rất thích thú tham gia. Dần dần tôi đã giúp được cho các em có thói quen tập trung chú ý trong khoảng thời gian lâu hơn. Học sinh giữ được trật tự trong suốt tiết học mà không bị gò bó hay gượng ép. Khi các em đã có được thói quen tốt đó, giáo viên cần phải luôn duy trì và luôn có hình thức tổ chức tiết học mới lạ, hấp dẫn thì thói quen đó của học sinh sẽ không bị phá vỡ mà ngày càng bền vững. Khi đã khắc phục được tình trạng mất trật tự trong giờ học, học sinh trở nên ngoan hơn, học tập tốt hơn. Bài học được các em tham gia sôi nổi trong nề nếp nghiêm túc. Như vậy chất lượng ngày càng được nâng cao, hiệu quả giáo dục sẽ ngày càng được cải thiện. 7 VI. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Nhờ kết hợp nhiều biện pháp trong việc giáo dục thói quen giữ trật tự trong giờ học, học sinh lớp tôi chủ nhiệm đã có những chuyển biến rất tốt. Các em từ lúc chưa có nề nếp học tập nghiêm túc nay đã trở nên ngoan hơn, nền nếp hơn trong mọi hoạt động học tập cũng như các hoạt động khác. Trong giờ học các em rất rập ràng từ những hoạt động nhỏ nhất như: Đưa bảng con, phát biểu bài, đọc bài, hay thảo luận nhóm, trò chơi.v.v. các em học tập rất sôi nổi nhưng vẫn giữ được trật tự trong giờ học. Vì vậy các em tiếp thu bài học rất tốt, chất lượng học tập ngày một nâng cao. Lớp tôi đã được ban giám hiệu nhà trường dự giờ và được khen ngợi rất nhiều về nề nếp học tập, được bộ phận hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp đánh giá rất cao về nề nếp trật tự và chất lượng hoạt động. Cuối học kỳ I, kết quả học tập ở các môn học đều tăng lên rõ rệt, tỉ lệ học sinh trên trung bình đạt trên 90% so với đầu năm chỉ có 60%, 100% học sinh đều đạt hạnh kiểm “Thực hiện đầy đủ”. Đã có nhiều thành tích cao trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như: Giải nhất Hội thi Tiếng hát tiểu học, giải nhì Hội thi Kể chuyện Đạo đức Bác Hồ, giải nhì hội thi Giữ vở rèn chữ do liên đội tổ chức. Đặc biệt hai học sinh Khuyết tật của lớp tôi đã tiến bộ rõ rệt, được nhà trường khen thưởng ở cuối học kỳ I vừa rồi với thành tích Vượt khó học giỏi VII. KẾT LUẬN: Qua quá trình rèn luyện nề nếp trật tự trong giờ học ở học sinh lớp Một A2 trường tiểu học Trần Hưng Đạo do bản thân tôi chủ nhiệm, tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau: + Đối với các em học sinh lớp Một trong thời gian đầu đến trường tiểu học, các em chưa quen với môi trường học tập, mọi hoạt động đối với các em đều mới mẻ và khó khăn. Giáo viên không nên nóng vội ràng buộc các em vào khuôn khổ kỹ luật của mình, mà nên tìm hiểu nguyên nhân nào khiến các em chưa ngoan để có biện pháp giáo dục phù hợp. + Nên mềm mỏng nhưng nghiêm khắc đối với những em cá biệt. Cố gắng tạo bầu không khí cởi mở, thân thiện đối với các em, dần dần đưa các em vào nề nếp học tập thông qua các hoạt động, các hình thức tổ chức tiết học cũng như các hoạt động khác. + Thoả mãn nhu cầu được chơi, được giao tiếp cho các em để tạo tâm lí hưng phấn thoả mái khi học tập. + Tổ chức tiết học sinh động, nhẹ nhàng và hấp dẫn để thu hút sự chú ý của học sinh. Không nên áp đặt khiến cho các em bị ức chế, cố gắng sử dụng đồ dùng dạy học mới lạ, hấp dẫn trong các tiết học. Và đặc biệt giáo viên cần sử dụng triệt để môn kể chuyện để làm “vũ khí” giúp các em có được thói quen trật tự trong giờ học tốt hơn. Có như vậy nề nếp trật tự trong giờ học sẽ được thiết lập và duy trì bền vững. Chất lượng học tập của học sinh ngày một nâng cao. 8 VIII. ĐỀ NGHỊ - Qua một thời gian ngắn áp dụng sáng kiến này tôi thấy hiệu quả đem lại rất cao và rất dễ thực hiện. Vì vậy kính đề nghị chuyên môn nhà trường cần lấy đây để nhân rộng ra trong toàn trường thực hiện nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. IX. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Từ kinh nghiệm bản thân hơn 10 năm dạy lớp Một. - Học hỏi ở anh em đồng nghiệp và thế hệ thầy cô giáo đi trước. - Từ sách báo và các phương tiện thông tin đại chúng. *** Đây là một thành công lớn trong một phạm vi nhỏ, chắc chắn rằng trong quá trình nghiên cứu và thực hiện sẽ còn nhiều hạn chế nhất định, bản thân rất mong sự đóng góp quý báu của hội đồng khoa học các cấp, của các thầy cô giáo, của các anh chị đi trước và bạn bè đồng nghiệp để cùng góp thêm vào những kinh nghiệm quý báu trong sự nghiệp trồng người mà mình đã lựa chọn./. VÕ THỊ CẨM VÂN . 1 I. TÊN ĐỀ TÀI GIÁO DỤC NỀ NẾP TRẬT TỰ TRONG GIỜ HỌC CHO HỌC SINH Ở LỚP MỘT ******************** II. ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tầm quan trọng,. cùng học chung một lớp. Do đó việc phân bố chương 3 trình và thời gian không đồng bộ. Vì vậy, các em có thời gian “ rảnh” nhiều nên thường hay nói chuyện

Ngày đăng: 26/09/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan