1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN CONG TAC CHU NHIEM LOP 4A.

10 5,8K 204

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Kinh Nghiệm Để Làm Tốt Công Tác Chủ Nhiệm Lớp
Tác giả Nguyễn Thị Hồng
Trường học Trường tiểu học số 2 Lao Bảo
Chuyên ngành Giáo dục Tiểu học
Thể loại Sáng Kiến Kinh Nghiệm
Năm xuất bản 2009-2010
Thành phố Hướng Hóa
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 160,5 KB

Nội dung

Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường.. Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ KINH NGHIỆM ĐỂ LÀM TỐT CÔNG TÁC CHỦ NHIỆM LỚP

A ĐẶT VẤN ĐỀ

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI

"Vì lợi ích 10 năm trồng cây vì lợi ích trăm năm trồng người" Câu nói của Bác

Hồ đã thấm nhuần vào đường lối của Đảng và nhà nước ta Hiện nay Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việc phát triển toàn diện - giáo dục toàn diện Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy trong lớp học Người giáo viên chủ nhiệm lớp cũng như người chỉ huy ngoài chiến trường, muốn dành thắng lợi thì người đó phải biết tổ chức, bao quát, xử lí các tình huống mới

có được thắng lợi Đối với người giáo viên chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các

em về kiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người và làm chủ tương lai của đất nước

Nhưng thực trạng hiện nay công tác chủ nhiệm lớp chưa đạt được hiệu quả cao

về nề nếp, công tác tổ chức lớp học và các hoạt động khác

Từ nhận thức trên, người giáo viên chủ nhiệm lớp hết sức quan trọng trong việc hướng dẫn, chỉ đạo lớp và đào tạo thế hệ trẻ theo mục đích giáo dục toàn diện Người giáo viên chủ nhiệm lớp đóng rất nhều vai trò: vừa là thầy dạy học vừa là người cha, người mẹ và cũng có lúc phải là người bạn tốt nhất của các em Từ đó có thể uốn nắn các em đi theo quỹ đạo của mình Giáo viên có chỉ đạo, quản lí lớp tốt thì mới dẫn đến việc giảng dạy tốt Khi mọi hoạt động của lớp đã đi vào nề nếp thì việc học tập của các

em chắc chắn sẽ tốt hơn Vì vậy bản thân tôi đã chọn đề tài - sáng kiến kinh nghiệm

“Một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4A Trường tiểu học số 2 Lao Bảo - năm học: 2009-2010”

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Từ thực trạng trên đề tài tìm ra những nguyên nhân mà công tác chủ nhiệm chưa đạt hiệu quả Qua đó đề xuất một số biện pháp hữu hiệu để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm nhằm khắc phục tình trạng nề nếp lớp một cách tốt hơn

III GIỚI HẠN ĐỀ TÀI

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về một số kinh nghiệm để làm tốt công tác chủ nhiệm ở lớp 4A Trường Tiểu học số 2 Lao Bảo, năm học 2009-2010

IV ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

1 Đối tượng nghiên cứu: Một số kinh nghiệm của giáo viên chủ nhiệm trong những năm học vừa qua

2 Khách thể nghiên cứu: Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm lớp của giáo viên trong trường tiểu học học số 2 Lao Bảo, huyện Hướng Hoá - tỉnh Quảng Trị

V GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Trang 2

Nếu các lớp áp dụng đồng bộ các kinh nghiệm mà đề tài đã nêu ra thì công tác chủ nhiệm lớp sẽ đạt kết quả cao trong những năm học tiếp theo, đặc biệt là Trường tiểu học học số 2 Lao Bảo

VI NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài đã tự xác định cho mình những nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:

1 Nghiên cứu cơ sở lí thuyết của đề tài

2 Tìm hiểu thực trạng công tác chủ nhiệm của giáo viên ở lớp 4A Trường tiểu học học số 2 Lao Bảo năm học 2009 - 2010

3 Đề xuất các biện pháp chỉ đạo công tác trên để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp

VII PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn: điều tra, trực quan, nêu gương, hỏi đáp

3 Các phương pháp hỗ trợ: toán, thống kê

VIII KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU.

Tháng 9/ 2009: Đăng kí đề tài, lập đề cương

Tháng 9 -10/ 2009: Điều tra thực trạng nề nếp lớp học và lí lịch của học sinh ở lớp Tháng 11 / 2009: Thu thập và xử lí các số liệu điều tra

Tháng 12/ 2009 đến tháng 2/ 2010: Thống kê phân tích các số liệu

Tháng 3/ 2010: Viết đề tài, báo cáo sơ bộ

Tháng 4/ 2010: Chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài

B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, đến vấn đề đảm bảo chất lượng dạy và học

Việc nghiên cưú những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế trường tiểu học, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm, trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp Để

đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác chủ nhiệm lớp là vấn đề rất quan trọng Đối với công tác chủ nhiệm lớp, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình Sự nhiệt tâm, chu đáo của giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công của người giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp Song với lứa tuổi học sinh lớp 4, sự nhận thức của các em còn non trẻ, sự tư duy chưu đạt tới đỉnh cao,

Trang 3

các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp

II TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM - TÌNH HÌNH

1 Thuận lợi:

Trong quá trình giáo dục luôn được các cấp, các ngành, chi bộ và các lực lượng

xã hội quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ

Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường

Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, của các đoàn thể trong và ngoài nhà trường

Nhà trường luôn quan tâm tạo điều kiện cho các lớp có đầy đủ phòng học, bàn ghế khang trang, phòng học thoáng mát, nhà vệ sinh sạch sẽ

2 Khó khăn:

-Trường tiểu học học số 2 Lao Bảo là một trường có dân cư gồm nhiều thành phần ở khắp mọi miền đến đây lâïp nghiệp, người dân chủ yếu làm nghề buôn bán, chỉ

có một số ít là cán bộ công nhân viên nên điều kiện kinh tế của nhân dân không đồng đều Do điều kiện gia đình nên đa số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình

- Có nhiều em học sinh nhà ở cách xa trường, ở xã khác tới học (Xã Tân Thành) nên việc đi lại cũng khó khăn

* Qua những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh những thói quen về

nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết Vì thế mà việc đưa ra những giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đao đức tốt, ý thức tự giác trong học tập là điều rất cần thiết

III CÁC GIẢI PHÁP

Trong những năm học gần đây, vào đầu năm học nề nếp lớp chưa được ổn định

và còn lộn xộn Hơn nữa các em chưa tự ý thức được các việc trong lớp cũng như nội quy ra vào lớp, nội quy của nhà trường đề ra Nên để ổn định và đi vào nề nếp quỹ đạo của mình là rất khó và phải mất một thời gian dài mới ổn định được Do vậy ngay từ khi được Ban Giám Hiệu phân công cho dạy Lớp 4A, bản thân đã trực tiếp gặp giáo viên chủ nhiệm lớp cũ để điều tra sơ khảo về tình hình mọi mặt để nắm mặt manh, mặt yếu của lớp cũ, xem xét tình hình đạo đức và lực học của từng học sinh

Về mặt đạo đức - Hạnh kiểm: Bản thân đã điều tra học sinh trong lớp xem em nào đã thực hiện đầy đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh, em nào chư thực hiện đầy

đủ bốn nhiệm vụ của người học sinh Để có kế hoạch bồi dưỡng, giáo dục cho các em

Sơ khảo về tình hình học tập: Căn cứ vào tình hình của lớp dưới qua dự giờ, thăm lớp và các bài thi, sổ điểm để biết trong lớp có mấy loại học lực theo danh hiệu khen thưởng; có bao nhiêu học sinh giỏi, có bao nhiêu học sinh tiên tiến và học sinh còn lại Sau khi đã biết được lực học của từng học sinh trong lớp để có kế hoạch giáo

Trang 4

không, hướng dẫn lãnh đạo các bạn trong lớp như thế nào về tất cả mọi mặt: nề nếp của lớp dưới tốt hay chưa tốt, chưa tốt do nguyên nhân nào? Do sự chỉ đạo của cán sự lớp hay giáo viên chủ nhiệm

Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là người có học lực khá gioiû, đối xử hoà đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao

Ngay từ đầu năm học, khi được nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4A tôi đã tiến hành việc điều tra sơ yếu lí lịch của từng học sinh trong lớp xem có bao nhiêu học sinh con gia đình nghèo, gia đình khó khăn, con công nhân, con nông dân Từ đó có cơ

sở để phân loại các biện pháp giáo dục Đối với những học sinh nghèo, học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn thì luôn kết hợp với nhà trường, hội cha mẹ học sinh, các ban ngành đoàn thể khác tạo mọi điều kiêïn giúp đỡ các em về mọi mặt như: tinh thần cũng như vật chất

Ví dụ: Vào đầu năm học các em phải đóng các khoản tiền tôi đã hướng dẫn gia đình các em viết đơn xin miễn giảm, giảm bớt được bao nhiêu còn lại gia đình đóng để các em an tâm học Một số em không có sách, vở để học thì giáo viên mượn sách hay kêu gọi các bạn quyên góp ủng hộ, giúp đỡ thêm cho các em học để các em có đủ sách,

vở học tập như các bạn khác

Ngoài ra giáo viên còn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học Các

em yếu về mặt nào, môn nào để còn kịp bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp Đối với học sinh yếu kém thì phân ra từng nhóm:

* Nhóm 1: Những học sinh yếu kém nhưng có thái độ học tập tích cực

* Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa tốt

- Những em yếu kém chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu đồng thời xếp một em khá giỏi ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặt biệt

Trong giảng dạy, giáo viên phải dự kiến các tình huống sư phạm có thể xảy ra và cách ứng xử với học sinh Thực hiện công tác giáo dục toàn diện thông qua việc kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình.Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin hai chiều với phụ huynh hoặc đến nhà để trao đổi tình hình học tập của học sinh Lớp đã xây dựng được các nhóm học tập để giúp đỡ nhau như: Đôi bạn cùng tiến, Nhóm học tập tự quản Qua đó thường xuyên kiểm tra động viên khuyến khích các em bằng phong trào hoa điểm 10

Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng, 3 lớp

Trang 5

phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 3 tổ, mồi tổ bầu một em làm tổ trưởng, một

em làm tổ phó Sau khi bầu xong, giáo viên họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua

và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt

Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên trong tổ Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt cuối tuần Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: về

ưu điểm và tồn tại Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình” Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng mực Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm túc, nghiêm khắc nhưng cởi

mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không trù ém mắng nhiếc học sinh

Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt

nề nếp bằng cách: Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên nội quy của nhà trường đề ra:

Phòng Giáo Dục - Đào Tạo Hướng Hoá

Trường tiểu học số 2 Lao Bảo

NỘI QUY

1 Đi học đúng giờ Nghỉ học phải có giấy phép của phụ huynh học sinh

2 Phải trật tự nghe giảng, làm bài nghiêm túc, thuộc bài trước khi vào lớp

3 Lễ phép, vâng lời thầy cô, người lớn tuổi, tôn trọng bạn bè và yêu thương trẻ nhỏ

4 Ăn mặc gọn gàng sạch sẽ, đúng đồng phục quy định của nhà trường, Đội thiếu niên tiền phong HCM

5 Không nói tục, chửi thề, đánh nhau gây mất đoàn kết Để xe đúng nơi quy định

6 Tham gia đầy đủ các hoạt động do trường, lớp tổ chức

7 Biết bảo vệ và giữ gìn của công

8 Thực hiện đầy đủ các quy định của nhà trường và xã hội Chấp hành tốt luật lệ an toàn giao thông

Giáo viên hướng dẫn các em làm quen với kí hiệu của giáo viên để tập trung sự

Trang 6

Ví dụ: Phía trên tay trái gĩc bảng ghi rõ lớp, sĩ số học sinh, dưới sĩ số là các kí hiệu ở gĩc bảng; + , B , V , S , 1,2,3,4

Chỉ vào + là cả lớp trật tự lắng nghe giáo viên giảng bài

Khi viết kí hiệu B là cả lớp lấy bảng con cá nhân làm bài

Khi viết kí hiệu S là học sinh mở sách, kí hiệu V là lấy vở ra để ghi hoặc làm bài tập tại lớp Sau khi học sinh làm xong thì giáo viên xố các kí hiệu đĩ đi, học sinh sẽ cất sách hoặc vở đi

Kí hiệu 1,2,3,4 cĩ tác dụng nhắc nhở mỗi tổ khi chưa nghiêm túc trong giờ học

Ví dụ: Trong khi giảng bài hoặc lớp làm bài tập, một học sinh ở bàn nào đĩ mất trật tự giáo viên chỉ cần chỉ vào số thứ tự trên bảng là tổ đĩ biết giáo viên nhắc tổ mình, khi đĩ tổ trưởng cĩ trách nhiệm nhắc nhở thành viên trong tổ mình trật tự và tổ trưởng ghi tên bạn làm việc riêng vào sổ để cuối tuồn sinh hoạt nhắc nhở học sinh đĩ Với phương pháp này giáo viên khơng mất nhiều thời gian, khơng tạo áp lực đối với học sinh mà cịn giúp cho lớp đi vào nề nếp tốt

Cùng trong một lớp nhưng các tổ luơn thi đua với nhau, nếu tổ nào cĩ một em

đi học muộn hoặc nghỉ học khơng cĩ giấy xin phép của cha mẹ các em thì xét thi đua

tổ đĩ đứng sau các tổ khơng cĩ em nào vi phạm Muốn động viên phong trào thi đua thì giáo viên chủ nhiệm phải cơng minh, tuyệt đối khơng thiên vị theo cảm tính, từ đĩ gây lịng tin với các em

Khơng những giáo dục học sinh cĩ nề nếp tốt trong giờ học, trong lớp mà cịn phải thường xuyên giáo dục các em cĩ nề nếp tốt trong mọi hoạt động, sinh hoạt ngồi giờ

Ví dụ: Bắt đầu cĩ trống báo là các em cĩ mặt đầy đủ ở lớp để lớp trưởng, lớp phĩ, tổ trưởng kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà sau đĩ các em ngồi vào truy bài dưới sự chỉ đạo của lớp trưởng, tổ chức cho các em đi vào nề nếp truy bài, tuy giáo viên khơng

cĩ mặt ở lớp các em vẫn làm tốt

Nhưng cũng khơng phải phĩ mặc cho cán bộ lớp, giáo viên chỉ nghe lớp trưởng báo cáo kết quả chuẩn bị bài của các em mà ngồi 5 phút kiểm tra đột xuất 1,2 bài trong mỗi tổ Aùp dụng biện pháp này đỡ tốn thới gian, khơng chiếm mất giờ dạy mà cịn rèn cho học sinh tính tự giác cao, đồng thời hạn chế nơ nghịch của các em khi chưa vào học

Mọi hoạt động khác: Thể dục giữa giờ, sinh hoạt đội các em đều thực hiện tốt bởi các em đã cĩ nề nếp tốt

Hướng dẫn các em lập thời gian biểu Học sinh học tập và phụ giúp gia đình những cơng việc phù hợp như: quét nhà, nấu cơm, rửa chén, lau bàn ghế,

Vì học sinh học cả ngày ở trường, cĩ bán trú nên:

Trang 7

THỜI GIAN BIỂU Sáng: từ 5 giờ 30’ đến 6 giờ: tập thể dục, làm vệ sinh cá nhân, quét

nhà, ăn sáng, xem lại bài, đi học

Từ 16 giờ 30’ đi học về phụ giúp gia đình như: nấu cơm, quét

nhà, sau đó tắm rửa, dọn cơm, ăn cơm, rửa chén

Từ 19 giờ đến 19 giờ 30’ nghỉ ngơi giải trí

Từ 19 giơ 30’ø đến 21 giờ làm bài và học bài 21 giờ đi ngủ

* Những việc làm trên giúp các em dần có thói quen làm việc có khoa học, biết sắp xếp thời gian một cách hợp lý và để thực hiện được điều này một cách tốt nhất thì cần nhờ phụ huynh kiểm tra và thông báo lại cho giáo viên qua các lần họp hoặc giáo viên tới thăm gia đình học sinh

Ngoài ra còn động viên khuyến khích các em tạo quỹ lớp thông qua hình thức nuôi heo đất để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi những bạn ốm đau trong lớp Được động viên đúng mức kịp thời nên các em đều phấn khởi tự giác trong học tập cũng như mọi hoạt động khác

Ngoài khâu tổ chức lớp tốt và vận dụng nhiều phương pháp để nâng cao chất lượng còn phải luôn luôn giáo dục các em tuân theo luật lệ an toàn giao thông qua các bài học theo chương trình PoKéMon và qua thực tế hằng ngày Đồng thời giáo dục cho các em đức tính “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” như lời Bác Hồ dạy

Ví dụ: Các em nhặt được bút, vở, thậm chí cả tiền, các em đều đưa cho thầy chủ nhiệm hoặc thầy tổng phụ trách để trả lại cho bạn mất

Để đảm bảo duy trì được sĩ số lớp thì người giáo viên phải có lòng nhiệt tình, không ngại khó, ngại khổ, thường xuyên tới gia đình làm công tác tư tưởng và động viên học sinh ra lớp học Đây là một việc làm đòi hỏi giáo viên phải kiên trì, đồng thời kết hợp với các ban ngành trong nhà trường như Công đoàn, Ban giám hiệu, chi đoàn

và ban điều hành khóm để đi vận động học sinh đến lớp đều đặn Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng tạo mọi điều kiện giúp đỡ học sinh khi đến lớp

C KẾT LUẬN

I KẾT QUẢ.

Từ những kinh nghiệm trên, trong năm học này lớp 4A đã bước đầu có những kết quả khá mĩ mãn về nề nếp và duy trì sĩ số trong học tập Trong lớp nhiều học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ Kết quả cuối học kì II môn Tiếng việt và Toán có 100% học sinh đạt điểm từ trung bình trở lên Các em trong lớp rất ngoan ngoãn chăm chỉ học tập Đây là kết quả thực chất do các em phấn đấu và rèn luyện đã đạt được trong năm học này Trong năm học không có em nào bỏ học, lớp đảm bảo sĩ số 100%

II, BÀI HỌC KINH NGHIỆM.

Trang 8

Muốn xây dựng một lớp có nề nếp tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm đặc biệt là giáo viên Tiểu học phải có kỹ năng sư phạm, phải biết giao tiếp, hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách hấp dẫn dễ dàng Vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ, coi các

em như chính con em của mình Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo, thực sự là người mẹ , người chị, người bạn thân thiết, tin cậy trong việc giáo dục giáo dưỡng

Không những thế mà giáo viên chủ nhiệm phải có kế hoạch cụ thể cho từng tuần, từng tháng và cho cả năm học Phải xây dựng đội ngũ cán sự cốt cán rèn ý thức

tự quản tốt cho học sinh Giáo viên cần phải nắm bắt được hoàn cảnh gia đình của từng

em và đặc điểm tâm sinh lý của từng em để có biện pháp giáo dục học sinh, hướng các

em đi vào nề nếp tốt - Luôn luôn gần gũi với học sinh, vừa là thầy, vừa là cha mẹ, cũng

có lúc phải đóng vai là bạn của các em Ngoài ra còn phải kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong nhà trường, địa phương nhằm thắt chặt mối quan hệ giữa gia đình với nhà trường và xã hội

III KIẾN NGHỊ

Để làm tốt công tác chủ nhiệm lớp trong trường học tôi xin có một số đề xuất sau:

Đối với nhà trường: Nhà trường tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, đồ dùng dạy học, các tài liệu tham khảo để giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm

Đối với cha mẹ học sinh: Cần quan tâm hơn nữa tới việc tự học, tự rèn và thái độ đạo đức của các em ở nhà Thật nhiều Ngoài ra cần phải kiểm tra sát sao việc tự học, tự rèn ở nhà của các em

Đối với chính quyền địa phương: luôn luôn tạo mọi điều kiện giúp đỡ về vật chất cho những em học sinh nghèo và những em học sinh có hoàn cảnh khó khăn để các em được đến trường như các bạn khác

Lao Bảo, ngày 20 tháng 4 năm 2010 Người viết

Nguyễn Thị Hồng

Trang 9

NHẬN XÉT CỦA TỔ KHỐI

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG

HIỆU TRƯỞNG

Nguyễn Thị Thủy

Ngày đăng: 07/07/2014, 12:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w