1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

: Phân tích cung cầu của thị trường oto Việt Nam

27 756 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 1,7 MB

Nội dung

Xe ô tô nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 giảm 16%. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong cả năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 81.609 xe ô tô nguyên chiếc các loại. Với tổng giá trị hơn 1,8 tỷ USD, bình quân mỗi xe ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam năm qua có giá hơn 510 triệu đồng. Nếu so với năm 2017 trước đó, lượng xe nhập về đã giảm 16% và giá trị nhập về cũng giảm gần 20%. Việc giá trị xe nhập về giảm mạnh so với lượng xe nhập là do phần lớn ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu về Việt Nam trong năm qua có xuất xứ từ các nước trong khu vực ASEAN, và thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu 0%, thay vì 30% như năm 2017 trước đó. Cụ thể, về xuất xứ, Thái Lan và Indonesia (cùng thuộc khu vực ASEAN) là hai thị trường cung cấp xe nhập khẩu nguyên chiếc lớn nhất cho Việt Nam năm vừa qua. Trong đó, 55.634 chiếc được nhập từ Thái Lan với trị giá hơn 1 tỷ USD và 17.146 xe được nhập từ thị trường Indonesia với tổng giá trị hơn 269 triệu USD. Còn nếu tính riêng phân khúc xe dưới 9 chỗ, hai thị trường này cũng đã cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 48.000 xe, chiếm gần 90% tổng số xe dưới 9 chỗ nguyên chiếc được nhập về trong năm 2018.

Kinh tế vi mô Đề tài: Phân tích cung cầu của thị trường oto Việt Nam  CUNG CỦA THỊ TRƯỜNG Ô TÔ VIỆT NAM 1 Ô tô nhập khẩu Xe ô tô nhập khẩu của Việt Nam năm 2018 giảm 16% Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, trong cả năm 2018, Việt Nam đã nhập khẩu tổng cộng 81.609 xe ô tô nguyên chiếc các loại Với tổng giá trị hơn 1,8 tỷ USD, bình quân mỗi xe ô tô nguyên chiếc nhập về Việt Nam năm qua có giá hơn 510 triệu đồng Nếu so với năm 2017 trước đó, lượng xe nhập về đã giảm 16% và giá trị nhập về cũng giảm gần 20% Việc giá trị xe nhập về giảm mạnh so với lượng xe nhập là do phần lớn ô tô dưới 9 chỗ nhập khẩu về Việt Nam trong năm qua có xuất xứ từ các nước trong khu vực ASEAN, và thuộc diện được miễn thuế nhập khẩu 0%, thay vì 30% như năm 2017 trước đó Cụ thể, về xuất xứ, Thái Lan và Indonesia (cùng thuộc khu vực ASEAN) là hai thị trường cung cấp xe nhập khẩu nguyên chiếc lớn nhất cho Việt Nam năm vừa qua Trong đó, 55.634 chiếc được nhập từ Thái Lan với trị giá hơn 1 tỷ USD và 17.146 xe được nhập từ thị trường Indonesia với tổng giá trị hơn 269 triệu USD 3 Còn nếu tính riêng phân khúc xe dưới 9 chỗ, hai thị trường này cũng đã cung cấp cho Việt Nam tổng cộng 48.000 xe, chiếm gần 90% tổng số xe dưới 9 chỗ nguyên chiếc được nhập về trong năm 2018 Dàn xe ô tô nhập khẩu nguyên chiếc được hưởng thuế suất 0% năm 2018 vừa qua Với việc Hiệp định ATIGA có hiệu lực từ đầu năm 2018 vừa qua, những xe ô tô dưới 9 chỗ có xuất xứ từ thị trường ASEAN đều được hưởng thuế nhập khẩu 0% Ngoài 2 thị trường lớn nhất thuộc khu vực ASEAN, một số thị trường khác cung cấp xe cho Việt Nam năm 2018 như Nhật Bản với 2.050 chiếc, trị giá hơn 91 triệu USD; Trung Quốc cung cấp 1.565 chiếc, trị giá hơn 47 triệu USD; 895 chiếc từ thị trường Mỹ, trị giá trên 34 triệu USD; hay Hàn Quốc cung cấp 632 chiếc, trị giá 59 triệu USD… Còn theo thống kê mới nhất từ Tổng cục Hải quan, 15 ngày đầu tháng 1/2019, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô cả nước đã nhập về tới 6.362 xe ô tô nguyên chiếc, trị giá đạt gần 158 triệu USD Trong đó, số ô tô dưới 9 chỗ ngồi được nhập về chiếm phần lớn với 4.264 xe, tổng trị giá gần 96 triệu USD Như vậy, bình quân một chiếc xe dưới 9 chỗ nhập về thời gian qua có giá chỉ khoảng 22.514 USD Trước đó, thị trường ô tô nhập khẩu Việt Nam chịu tác động khá nhiều từ Nghị định 116 có hiệu lực từ năm 2018 Nghị định này quy định các loại giấy tờ chất lượng kiểu loại xe nhập khẩu được cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài cung cấp (VTA)  Tình hình nhập khẩu xe ô tô - Thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan cho thấy, năm 2018 nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sụt giảm so với năm 2017, giảm lần lượt 16,1% về lượng và 19,8% trị giá tương ứng ứng 81,6 nghìn chiếc, trị giá 1,8 tỷ USD Tính riêng tháng 12/2018 cả nước nhập 14,17 nghìn chiếc ôtô nguyên chiếc các loại, tổng kim ngạch đạt hơn 306 triệu USD Kết quả này giảm nhẹ 2,5% so với tháng 11/2018 nhưng kim ngạch tăng 0,5% - Trong tổng số xe nhập khẩu, xe ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống chiếm nhiều nhất với 53.981 chiếc, tổng kim ngạch hơn 1 tỷ USD Xe ô tô tải nhiều thứ 2 với 24.188 chiếc, tổng kim ngạch 501 triệu USD Xe trên 9 chỗ ngồi các loại đứng thứ 3, với 804 chiếc, tổng kim ngạch hơn 24 triệu USD - Tốc độ sụt giảm của kim ngạch lớn hơn sản lượng chứng tỏ trị giá nhập khẩu bình quân mỗi xe trong năm 2018 thấp hơn so với năm 2017 trước đó - Cũng theo thống kê, tháng 12 là tháng có kim ngạch nhập khẩu ô tô lớn nhất và số lượng đứng thứ 2 (sau tháng 11) Bốn tháng có số lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ 10 nghìn xe trở lên Hai tháng đầu năm sản lượng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu ít nhất, trong đó tháng 1 có 340 xe và tháng 2 có 222 xe Tình hình nhập khẩu xe ôtô nguyên chiếc năm 2018 +/- so sánh với tháng trước (%)* Lượng Trị giá Lượng Trị giá Tháng 1 340 21.573.252 -97,5 -94,0 Tháng 2 222 13.732.773 -34,7 -36,3 3 Thời gian Tháng 3 3.676 84.609.615 155,6 516,1 Tháng 4 2.624 61.219.096 -28,6 -27,6 Tháng 5 2.305 67.607.313 -12,2 10,4 Tháng 6 3.357 82.169.503 45,6 21,5 Tháng 7 6.586 134.447.603 96,2 63,6 Tháng 8 9.893 218.131.526 50,2 62,2 Tháng 9 11.507 242.293.245 16,3 11,1 Tháng 10 12.468 261.655.636 8,4 8,0 Tháng 11 14.538 304.663.055 16,6 16,4 Tháng 12 14.176 306.149.095 -2,5 0,5 Nguồn: Số liệu thống kê TCHQ Nguyên nhân, do những tháng đầu năm 2018 , các hãng xe đều gặp vướng mắc trong thực hiện Nghị định 116/2017/NĐ-CP liên quan đến điều kiện kinh doanh xe nhập khẩu (có hiệu lực ngày 1/1/2018) nên lượng xe nhập khẩu đột ngột giảm mạnh Tình hình chỉ trở nên khởi sắc hơn từ tháng 3 với 3.676 xe được nhập khẩu Số lượng xe nhập chủ yếu có xuất xứ Thái Lan, và ưu thế tiếp tục được quốc gia này duy trì đến nay Thái Lan là nước xuất khẩu ô tô nhiều nhất sang thị trường Việt Nam là điều dễ hiểu, bởi từ khi Nghị định 116/2017/NĐ-CP có hiệu lực, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại do Thái Lan cấp, tạo điều kiện để các hãng đưa những lô hàng đầu tiên về nước Chớp thời cơ nhanh nhất là hãng xe Honda với việc đưa hàng nghìn xe được hưởng thuế suất thuế Nhập khẩu ưu đãi 0% như CR-V, Civic, Jazz, Accord… Sau Thái Lan, lượng xe nhập khẩu từ Indonesia cũng tăng mạnh và 2 quốc gia Đông Nam Á là những thị trường chiếm ưu thế lớn nhất về hoạt động nhập khẩu ô tô của Việt Nam trong năm 2018, bỏ xa các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Hoa Kỳ hay thị trường mới nổi là Ấn Độ… Năm 2018, sản lượng ô tô nhập từ Thái Lan đạt 55.364 xe, tổng kim ngạch 1,089 tỷ USD; từ Indonesia là 17.146 xe, tổng kim ngạch 269 triệu USD Như vậy, riêng 2 thị trường nêu trên chiếm tới 88,8% tổng sản lượng, 75% tổng kim ngạch nhập khẩu ô tô cả nước trong năm 2018 Trong năm 2018, Việt Nam cũng chi hơn 3,5 tỷ USD để nhập khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô các loại Ngoài ra, Việt Nam cũng chi 654 triệu USD nhập khẩu xe máy và linh kiện, phụ tùng liên quan 2 Ô tô lắp ráp trong nước 3 Lãnh đạo một đơn vị phân phối xe của Đức tại Việt Nam cho biết trong 2 quý đầu năm 2018, doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn khi không có các dòng xe nhập khẩu nguyên chiếc phân phối cho khách hàng Trong khi lượng cầu từ thị trường vẫn rất lớn Tình trạng này kéo dài tới hết quý III/2018 và thị trường ô tô nhập khẩu mới chỉ sôi động lại từ cuối năm 2018 Các chuyên viên bán hàng của các hãng xe nhập khẩu lớn tại Việt Nam như Ford, Lexus, Audi… cũng cho biết trong 3 quý đầu năm 2018, lượng xe nhập về khá nhỏ giọt ảnh hưởng rất nhiều tới tình hình kinh doanh cũng như thu nhập của họ Tuy lượng xe nhập về trong những tháng cuối năm 2018 và đầu 2019 đã tăng mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường sau quãng thời gian dài khan hiếm xe nhập khẩu Tại Việt Nam, đã có nhiều thương hiệu xe ô tô mở nhà máy lắp ráp ngay trong nước nhưng chủ yếu là xe bình dân Tuy nhiên năm 2018 cũng chứng kiến sự áp đảo của các mẫu xe lắp ráp trong nước với doanh số gần 220.000 (chưa kể hơn 63.000 xe của HTC), tăng 10,6 % so với năm 2017, trong khi xe nhập khẩu đạt gần 73.000 xe, giảm 6,2% so với năm trước Đặc biệt, trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2018 đã có tới 9 mẫu xe lắp ráp rong nước Lợi thế của xe lắp ráp được bắt nguồn từ bất lợi của xe nhập khẩu khi vướng phải Nghị định 116 Sản lượng xe nhập khẩu và xe lắp ráp trong nước tính đến hết tháng 12/2018 3 Bên cạnh đó thì năm 2018 là một năm “xe nội lên ngôi” Thị trường ô tô năm 2018 đã chứng kiến sự áp đảo của các mẫu xe “nội” đến từ 3 ông lớn Toyota, Thaco và Hyundai Thành Công Thị trường ô tô năm 2018 chứng kiến sự áp đảo của các mẫu xe nội địa Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2018 toàn thị trường ô tô (không bao gồm Hyundai Thành Công) đã đạt 288.683 xe, tăng 5.8% so với năm 2017 Trong đó, ô tô du lịch tăng 27,7%; xe thương mại giảm 19,2% và xe chuyên dụng giảm 48,5% Khi cộng dồn doanh số của Hyundai Thành Công (HTC) với 63.526 xe thì mức tiêu thụ của toàn ngành ô tô Việt Nam năm 2018 lên tới con số 352.209 xe, kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam Thị trường ô tô năm 2018 tăng trưởng mạnh 3 Khi tính riêng doanh số bán hàng tháng 12/2018, toàn thị trường ô tô (gồm cả xe lắp ráp và nhập khẩu; không bao gồm Hyundai Thành Công) đạt 34.234 xe, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 10,8% so với tháng 11 Trong đó bao gồm 23.984 xe du lịch; 9.745 xe thương mại và 505 xe chuyên dụng Doanh số xe du lịch tăng 9,3%; xe thương mại tăng 14,5% và axe chuyên dụng giảm 15,8% so với tháng trước Cộng dồn cả HTC (6.171 xe), toàn thị trường ô tô Việt Nam tháng cuối cùng của năm 2018 đã có sự bùng nổ khi đạt tới 40.405 xe Đây là một con số kỷ lục lớn nhất của ngành kể cả xe lắp ráp và nhập khẩu khi tính sản lượng bán xe/ tháng trong lịch sử Ở danh sách top 3 các thương hiệu xe bán chạy nhất Việt Nam năm 2018 thuộc VAMA thì Thaco vẫn dẫn đầu với doanh số 96.127 xe, chiếm 34,7% thị phần Đứng thứ 2 là Toyota Việt Nam với 65.56 xe (chưa kể Lexus), chiếm 23,8% Ở vị trí thứ 3 chính là Honda Việt Nam (HVN) với 27.099 xe, tăng trưởng tới 123% Tuy đứng ở vị trí thứ 3 trong top nhưng HVN lại có mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành Đặc biệt, Honda có hai đại diện góp mặt vào danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam với đại diện nhập khẩu duy nhất – Honda CR-V Ngoài ra, cần phải lưu ý thêm khi tính tổng doanh số của Hyundai Thành Công đạt 63.526 xe trong năm 2018 Kết quả này khiến bảng tổng sắp vị trí các thương hiệu bán chạy toàn ngành ô tô Việt Nam có sự thay đổi khi HTC chỉ cách vị trí số 2 của Toyota khoảng cách khá mong manh – 2330 xe Nhìn chung thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 có thể thấy sự lên ngôi của các mẫu xe nội địa cũng như sự so kèo của 3 ông lớn Toyota, Hyundai Thành Công và Thaco Các phân khúc xe ôtô ở Việt Nam Các phân khúc xe của Việt Nam căn cứ theo tiêu chuẩn phân hạng oto của châu Âu, láy chiều dài làm thông số chính chia xe hơi thành 6 hạng xe: từ A đến F Tại Việt Nam, ngoài căn cứ về chiều dài, các xe trong cùng một phân khúc thường năm trong 1 tầm giá nhất định, đây cũng là một trong những tiêu chuẩn quan trọng trong phân hạng xe    2    3    4     5 Xe hạng A – xe gia đình, xe mini Có thân xe ngắn hơn 4.6m, dung tích động cơ thường nhỏ hơn 1.2 Xe trong phân khúc này có giá và khoảng từ 350 đến 500 triệu Các mẫu xe tiêu biểu như Kia Morning, Chevrolet Spark, Huyndai Grand Xe hạng B Thân xe dài từ 3.6 đến 3.9m, 4 chỗ, có thể chở tối đa 5 người, dung tích động cơ từ 1.3 đến 1.6 Giá xe trong phân khúc này từ 500 đến 650 triệu Các mẫu xe tiêu biểu như Ford Fiesta, Toyota Yaris, Mazda 2 Xe hạng C – xe hạng trung Chiều dài từ 3.9 dến 4.4m với dung tích động cơ từ 1.4 đến 2.5 Các mẫu xe hạng C có giá từ 700 đến 900 triều đồng tùy từng phiên bản Tiêu biểu như Honda Civic, Ford Focus, Toyota Corolla, Mazda 3 Phân hạng D – xe hạng trung cỡ lớn Với chiều dài từ 4.4 đến 4.7m, khoang lái rộng, động cơ mạnh mẽ Xe thuộc phân khúc này có giá từ 900 triệu đến 1,2 tỷ đồng Với sự góp mặt của nhiều tên tuổi lớn như Toyota Camry, Honda Accord, Mazda 6 Camry là một trong những mẫu xe bán chạy nhất của Toyota tại Mỹ Phân hạng E – xe hạng sang 3 1  Có chiều dài từ 4.7 đến 5m, khoang nội thất rộng, trang thiết bị cực kỳ cao cấp  Xe trong phân khúc nầy thường có giá từ 1,2 đến 1,7 tỷ đồng 6 Phân hạng F – xe hạng sang cao cấp  Chiều dài xe lớn hơn 5m  Nhũng mẫu xe phân hạng F thường có giá trên 2 tỷ với nhiều phiên bản tùy chọn khác nhau để phù hợp với yêu cầu của khách hàng  Ngoài ra, còn có một cách phân loại oto phổ biến khác dựa trên kiểu dáng khung gầm xe 7 Sedan  Là dòng xe phổ biến nhất, với 4 cửa, tối đa 5 chỗ ngồi, khoang hành lý cách biệt với khoang cabin 8 Dòng Hactchback  Có kích thước nhỏ gọn, tối đa 5 chỗ ngồi, số cửa 3 hoặc 5 9 SUV (Sport Utility Vehicle)  Hay xe thể thao đa dụng, với 5 cửa, thiết kế khung gầm cao, dẫn động 4 bánh, thiết kế vuông vức, nam tính, thiên về chậy đường dài, off-road 10 CUV (Crossover Utility Vehicle)  Thừa hưởng nhiều nét tương đồng so với SUV, thiết kế đẹp hơn, trang bị nhiều tính năng giải trí phù hợp hơn với những khách hàng đô thị nhưng vẫn có được sự mạnh mẽ của SUV 11 MPV (Multile Purpose Vehicle)  Xe đa dụng, gồm 5 cửa, gầm thấp hơn SUV, nội thất rộng rãi, có thẻ chở được đến 8 người, hàng ghế sau có thể gập lại để tăng khả năng vận chuyển 12 Pick-up – xe bán tải  Dễ dàng nhận ra qua 3 khoang riêng biệt: khoang động cơ, khoang hành khách, khoang chở hàng 13 Coupe – xe thể thao 2 cửa, 4 cửa  Xe có kiểu dáng thể thao, mui cứng, 2 cửa Ngày nay, nhiều hãng xe giới thiệu các mẫu coupe 4 cửa thể thao  Covertible, Cabriolet, Spyder, Roadster – Xe mui trần  Những mẫu xe này có mui có thể đóng mở linh hoạt, mui cứng hoặc mui mềm (bằng vải hoặc nhựa dẻo) 2 cửa hoặc 4 cửa, thiết kế thể thao, động cơ mạnh mẽ CẦU Ô TÔ NƯỚC TA NĂM 2018 Việt Nam hiện nay tuy đã đạt được những thành tựu đáng kể trong công cuộc đổi mới nền kinh tế Theo số liệu từ Bộ Công Thương năm 2018, Việt Nam có thu nhập bình quân đầu người đạt 2.587 USD/ người/ năm Nhu cầu sử dụng ôtô của người dân hiện nay ngày càng tăng cao 3  Những người mua xe lần đầu (entry level) thường lựa chọn phân khúc thị trường xe nhỏ vì có giá thành thấp hơn, dễ điều khiển hơn, kinh tế hơn và tiêu thụ nhiên liệu cũng ít hơn  Người tiêu dùng Việt Nam ngày nay càng yêu cầu cao hơn về chiếc ôtô: phải thông minh hơn, an toàn hơn, “xạch” hơn, nhất là việc từ ngày 1/1/2017, Việt Nam sẽ chính thức áp dụng tiêu chuẩn khí thải EURO4 cho các loại xe tài Việt Nam Quy mô tiêu thụ  Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), tổng doanh số bán hàng của toàn thị trường là 288.683 xe ôtô, tăng 5,8% so với năm 2017  Ôtô du lịch tăng 27,7% so với năm 2017  Xe thương mại giảm 19,2% so với năm 2017  Xe chuyên dụng giảm 48, 5% so với năm 2017 Xét về xuất xứ, doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 10,6%, trong khi xe nhập khẩu giảm 6,2% so với cùng kì năm 2017  Theo báo cáo của VAMA:  Thaco dẫn đầu thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2018 với 96.127 xe bán ra thị trường  Đứng thứ 2 là Toyota Việt Nam với 65.856 xe  Đứng thứ 3 là Honda Việt Nam với 27.099 xe  Vị trí tiếp theo thuộc về Ford Việt Nam với 24.636 xe và GM Việt Nam với 12.334 xe  Cụ thể:  Quý I/2018 Theo VAMA, hết quý I/2018, thị trường ôtô Việt Nam đạt tổng doanh số bán ra 59.558 xe, giảm 8% so với cùng kì năm 2017 do ảnh hưởng từ NĐ 116 Trong đó: 3  Lượng xe lắp ráp trong nước đạt 50.049 xe  Xe nhập khẩu chí bán được 9.059 xe  Quý II/2018 là tháng sôi động của thị trường xe ôtô đã qua sử dụng, nhu cầu đổi xe lên đời mới của người dân tăng lên  Quý IV/2018  Tháng 10/2018, Theo thống kê của VAMA, thị trường ôtô Việt Nam đạt doanh số 35.409 xe trong tháng 10, tăng trưởng 14,3% so với tháng 9  Tháng 11/2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường ôtô tháng 11/2018 đạt 30.540 xe, tăng 6% so với tháng 10 và 23% so với cùng kỳ năm 2017 Trong đó bao gồm: 21.718 xe tăng 2% 8.386 xe tăng 18% 436 xe chuyên dụng tăng 15% Theo thông kê của VAMA cho thấy co 11.512 xe nhập khảu nguyên chiếc được bán ra trong tháng 11 tăng 2% so với tháng 10 Trong đó xe lắp ráp đạt doanh số 19.028 xe tăng 8% so với tháng 10 Tháng 12/2018, doanh số toàn thị trường đạt 34.234 xe tăng 22,8% so với cùng kì năm 2017 và tăng 10,8% so với tháng 11 Trong đó bao gồm:  23.984 xe du lịch tăng 9,3%  9.745 xe thương mại tăng 14,5%  505 xe chuyên dụng giảm 15,8% Sản lượng xe lắp ráp trong nước đạt 21.407 xe tăng 10,2% so với tháng 11, số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 12,827 xe tăng 11,7% so với tháng 11      Tình hình cụ thể thị trường ô tô 2018 Trong T10/2018, sản lượng tiêu thụ ô tô đạt 28.889 chiếc, tăng 21% so với tháng trước và tăng 18% so với cùng kỳ năm 2017 Trong tháng này, danh số xe du lịch đạt 21.288 chiếc, tăng 25% so với tháng trước; xe thương mại đạt 7.096 chiếc tăng 7%; xe chuyên dụng đạt 515 chiếc, tăng 31% so với tháng trước Tính đến hết tháng tổng doanh số bán hàng toàn thị trường tăng 5% so với cùng kỳ năm 2017, đạt 214.466 chiếc Trong đó xe ô tô du lịch tăng 13%, xe thương mại giảm 19% và xe chuyên dụng giảm 434% so với cùng kỳ năm ngoái Bi ểu đồ: Sản lượng tiêu thụ ô tô toàn thị trường năm 2016, năm 2017 và 10 tháng 2018 Trong T10/2018, sản lượng của xe lắp ráp trong nước đạt 17.599 xe, tăng 2% so với tháng trước và số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc là 11.300 xe, tăng 46% so với tháng trước Tính đến hết tháng thì doanh số bán hàng của xe lắp ráp trong nước tăng 11% trong khi xe nhập khẩu giảm 22% so với cùng kỳ năm 2017 3 Nhìn vào sản lượng tiêu thụ trong 10 tháng đầu năm 2018 cho thấy sản lượng tiêu thụ ô tô của toàn thị trường đã có sự bứt phá Những nhân tố ảnh hưởng làm biến động thị trường: - Xe nhập khan hiếm do rào cản từ chính sách Mong ước mua được những chiếc xe giá rẻ bắt đầu nhen nhóm khi có chính sách thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm về 0% từ năm 2018 Tuy nhiên, những gì diễn ra tại thị trường ô tô trong vòng 6 tháng đầu năm 2018 lại hoàn toàn trái ngược Người dân vẫn mòn mỏi chờ xe giá rẻ và vẫn phải lưỡng lự có nên xuống tiền mua xe Sang năm 2018, nghị định 116 có lẽ là cụm từ được nhắc nhiều nhất, quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo bảo dưỡng ô tô vô khiến nhiều hãng xe nhập khẩu phải lao đao vì không thể nhập xe để bán, nếu có để nhập thì giá xe cũng không hề giảm Cho đến khi quy định mới về giấy tờ, thủ tục kiểm tra tiêu chuẩn khí thải, an toàn kỹ thuật được đáp ứng vào tháng 9/2018, xe nhập mới đồng loạt được đưa về, nhưng số lượng vẫn hạn chế Càng về cuối năm, lượng xe nhập về từ các nước ASEAN càng có dấu hiệu khởi sắc Chính điều này tạo ra sự phân hoá rõ nét trên thị trường ô tô Việt Nam, khi lượng tiêu thụ xe lắp ráp trong nước hoàn toàn lấn át so với xe nhập khẩu - Giá xe giảm vẫn xe tầm với Người Việt từ lâu đã mong chờ xe giá rẻ như chờ cơn mưa mùa hạ, sau khi thuế ASEAn về 0%, mong ước tưởng chừng như thực tế lại một lần nữa xa tầm với Ô tô nhập khẩu tắc đường về, nguồn cung sụt giảm mạnh trong khi xe lắp ráp trong nước không cung ứng đủ ở một số phân khúc… dẫn đến tình trạng khan hàng, đội giá trên thị trường Đến khi có đường về, nhiều mẫu xe vẫn giữ mức giá cao, không giảm thậm chí còn tăng giá, tiêu biểu là Honda CR-V có giá từ 973 triệu đồng đến 1,083 tỷ đồng, Toyota Fortuner có giá hiện tại 1,026 tỷ đồng đến 1,362 tỷ đồng -Nhiều mẫu xe mới xuất hiện Xe mới luôn là điểm nhấn nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dùng Việt, quý III năm 2018, các hãng xe đẩy mạnh đưa những mẫu xe mới thuộc nhiều phân khúc Trong đó, Toyota đưa về 3 mẫu xe Wigo, Avanza và Rush, trong phân khúc B SUV đón nhận thêm tân binh Hyundai Kona Mitsubishi cũng giới thiệu mẫu xe Xpander với 2 phiên bản MT và AT Tiếp đến Honda cũng giới thiệu HR-V Bên cạnh đó là phiên bản Ford Everest 2018 trình làng cạnh tranh với các đối thủ cùng phân như Toyota Fortuner, Isuzu MU-X hay Chevrolet Trailblazer -Ông lớn VinFast bùng nổ Vinfast đã công bố giá bán của mẫu xe cỡ nhỏ VinFast Fadil cùng với 2 mẫu xe Lux A 2.0 và SUV Lux SA 2.0, dự kiến tạo nên cuộc đua giá xe cực gay cấn tại thị trường Việt Nam Phải nói rằng, tốc độ phát triển khó tin của VinFast trong vòng một năm đã tạo ra những bất ngờ lớn đối với ngành sản xuất xe hơi Việt Nam Một năm đối với ngành công nghiệp chế tạo xe hơi không phải là thời gian đủ dài để tạo ra những điều thần kỳ, ngay cả những hãng xe nổi tiếng và lâu đời 3 -Triệu hồi xe với số lượng lớn điều kiện để nhập khẩu xe nguyên chiếc hoặc có khả năng sản xuất trong nước phát triển, thì thị trường ô tô Việt Nam sẽ dần đi vào ổn định hơn Từ quý 2 và đến quý 3 năm 2018, giá thành xe ô tô được dự đoán là sẽ ổn định với mức hợp lý.Với tình hình hiện tại, khi nguồn cung cấp xe ô tô Việt Nam bị hạn chế, nhu cầu mua xe sẽ lập tức tăng vọt, việc người tiêu dùng mua xe hay không và việc khách hàng sẽ chấp nhận với mức giá thành nào còn phụ thuộc vào sự lựa chọn thông minh của người mua - Thương hiệu xe ảnh hưởng đến quyết định mua xe của khách hàng vì thương hiệu được yêu thích chứng tỏ sự tin tưởng của người tiêu dùng đối với thương hiệu đó Toyota được người tiêu dùng tin tưởng không chỉ bởi thương hiệu toàn cầu mà còn về chất lượng sản phẩm, dịch vụ sau bán hàng của các đại lý Toyota tại Việt Nam 2 Thương hiệu của đại lý ảnh hưởng đến quyết định mua xe của khách hàng Dù có nhưng đây không phải là yếu tố quyết định vì các đại lý của Toyota Việt Nam có sự đồng nhất về chính sách bán hàng và dịch vụ sau bán hàng Tuy nhiên, tốc độ giải quyết và xử lý công việc tại Toyota Hiroshima Tân Cảng, công ty với 100% vốn đầu tư của tập đoàn Hiroshima Toyota (Nhật Bản), sẽ giúp Người mua hàng tiết kiệm được thời gian mua xe cũng như được phục vụ một cách nhiệt tình nhất Giá cả của xe => Đây là yếu tố rất quan trọng đối với khách hàng -Chất lượng của xe là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng đến nhu cầu mua xe của khách hàng -Nhu cầu sử dụng xe là yếu tốt then chốt Vì mua xe không đúng nhu cầu sử dụng sẽ rất lãng phí và chắc chắn không ai muốn bỏ tiền để mua xe về đắp chăn Có nhiều cách phân loại các dòng xe và mục đích sử dụng, có thể mua xe cho gia đình sử dụng hay kinh doanh chạy dịch vụ; Mua xe du lịch 5 chỗ hay xe đa dụng 7 chỗ, 8 chỗ với nhiều tiện ích; … BIẾN ĐỘNG GIÁ Năm 2019, liệu thị trường ô tô có tăng trưởng tốt, giá ô tô tại Việt Nam có vì thế mà giảm sâu? Giá ô tô sẽ giảm luôn là kỳ vọng của người tiêu dùng Năm 2018, yếu tố thuế nhập khẩu xe trong khu vực ASEAN xuống 0% đã không làm giá xe tại Việt Nam giảm Vậy sang năm 2019, khi mà nguồn cung xe đã ổn định, các doanh nghiệp sản xuất trong nước ngày một phát triển với sự hỗ trợ mạnh mẽ của Chính phủ, liệu thị trường ô tô có tăng trưởng tốt, giá ô tô tại Việt Nam có vì thế mà giảm sâu? Tăng trưởng tốt Kết thúc năm 2018, doanh số bán hàng của toàn thị trường ô tô Việt Nam đạt 288.683 xe, tăng trưởng 5,8% so với năm trước 3 Một kết quả không được như kỳ vọng, mốc 300.000 xe đã không đạt được Quan trọng hơn, kỳ vọng giá ô tô sẽ giảm nhờ thuế nhập khẩu trong khu vực xuống 0% đã không diễn ra Thị trường ô tô 2019: Người tiêu dùng quan tâm giá có giảm? Thậm chí tháng cuối năm, do khan hiếm xe (thật và ảo) khiến không ít người phải “cắn răng” mua xe đắt hơn với giá nhà sản xuất, nhập khẩu công bố, hoặc phải “ôm” kèm thêm khá nhiều linh kiện, phụ tùng Những tháng đầu năm 2019, nhu cầu mua xe đi Tết đã không còn, thị trường bắt đầu đi vào hoạt động theo đúng quỹ đạo, mức tiêu thụ xe trong tháng Tết đã giảm như thường lệ Có thể thấy người mua đã dần “bình tĩnh” để cân nhắc, lựa chọn với kỳ vọng thị trường ô tô Việt Nam năm 2019, khi không còn vướng “rào cản” Nghị định 116, sẽ “bon nhanh” Lãnh đạo một liên doanh xe Mỹ nhận định: Khi nguồn cung xe nhập khẩu không còn vướng, thị trường ô tô Việt Nam sẽ có sự bứt phá mạnh mẽ trong năm 2019 Sự phục hồi của thị trường ôtô Việt Nam trong năm 2019 còn được hỗ trợ từ nhu cầu tiêu dùng ô tô trên thị trường đang tăng mạnh Hiện tỷ lệ sở hữu xe ở Việt Nam mới đang ở con số 20 xe/1.000 dân, trong khi đó, tỷ lệ này ở Thái Lan vào khoảng 80 xe, còn ở các quốc gia phát triển thì tỷ lệ nào từ 200 - 400 xe Phân tích từ các chuyên gia thị trường cũng cho rằng: "Ngành bán lẻ ô tô Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa tăng trưởng" bởi thu nhập của người Việt đang không ngừng tăng lên 3 Bên cạnh đó các chính sách hỗ trợ của Chính phủ với ngành công nghiệp ô tô trong nước sẽ tác động tích cực lên thị trường Cạnh tranh sẽ khốc liệt Tuy nhiên, năm 2019, thị trường ô tô cũng được dự báo là sẽ cạnh tranh khốc liệt khi lượng xe bình dân (giá từ 400 triệu-600 triệu) sẽ gia tăng nhập khẩu từ khu vực ASEAN để tiếp tục được hưởng mức thuế ưu đãi 0% Xe nhập khẩu nguyên chiếc từ khu vực này sẽ có lợi thế về giá và không còn “vướng” về chính sách Thị trường ô tô 2019 Năm 2019, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) nhiều khả năng sẽ có hiệu lực Như vậy dự kiến các mẫu ô tô cao cấp được nhập khẩu nguyên chiếc từ EU (Pháp, Ý, Đức, Thụy Điển…) cũng có cơ hội cạnh tranh tốt hơn nhờ ưu đãi thuế (theo thỏa thuận, thuế nhập khẩu đối với ô tô có xuất xứ từ châu Âu sẽ được cắt giảm dần từ mức 70% về 0% trong vòng 10 năm tới) Các doanh nghiệp sản xuất ô tô trong nước, dẫn đầu là 3 ông lớn Thaco, Hyundai Thành Công, Vinfast, với tiềm lực mạnh mẽ của mình, cùng sự hỗ trợ, ủng hộ của Chính phủ cũng sẽ bước vào cuộc đua “cạnh tranh” mới, trong đó chiến lược về giá đang là bài toán “bí hiểm” với từng nhà sản xuất Nhiều mẫu xe mới sẽ xuất hiện trong năm 2019 Được đón đợi nhiều nhất có lẽ là các mẫu xe mang thương hiệu VinFast Theo dự kiến, VinFast sẽ sản xuất và tung ra thị trường 2 mẫu xe nhỏ, gồm 1 mẫu chạy xăng và 1 loại chạy điện trong năm 2019 Có thể nói các mẫu xe của VinFast hứa hẹn sẽ có sức cạnh tranh lớn trong từng phân khúc, thậm chí sẽ gây tác động lớn tới thị trường ô tô 3 Trong năm 2019, Honda sẽ đưa về Việt Nam 4 mẫu xe mới, trong đó bao gồm 1 mẫu nâng cấp và 2 mẫu hoàn toàn mới, bao gồm Civic, Accord, Brio và BR-V Đặc biệt là chiếc hatchback Brio dự đoán sẽ làm cho phân khúc xe cỡ trên dưới 400 triệu đồng “dậy sóng” Không chỉ phân khúc ô tô cỡ nhỏ giá rẻ dự báo sẽ bùng nổ trong năm 2019 mà các mẫu xe hạng sang cũng hứa hẹn đem đến nhiều bất ngờ khi hàng loạt mẫu xe sẽ được ra mắt trong năm 2019 Đó là mẫu xe hạng sang Audi Q8 (dự kiến khoảng quý III/2019) Hay chiếc Lexus ES 2019 (đầu năm 2019)… Chính sách tác động mạnh Thị trường ô tô Việt Nam luôn bị tác động mạnh với các chính sách quản lý Và năm 2019, có khá nhiều dự thảo và đề xuất liên quan đến thuế, phí ô tô Đó là đề xuất về dự thảo tăng lệ phí trước bạ lần đầu đối với dòng bán tải chở hàng dưới 1,5 tấn và 5 chỗ trở xuống Theo dự thảo, cơ quan quản lý dự kiến mức phí này tăng lên bằng 60% của xe con, trong khung 10 -15% Như vậy nếu được thông qua, người mua xe bán tải sẽ phải nộp tiền phí trước bạ tăng khoảng 3 đến 4 lần so với hiện tại Thị trường ô tô 2019 Xe bán tải cũng là đối tượng đang được dự kiến sẽ tăng thuế Tiêu thụ đặc biệt Hiện thuế tiêu thụ đặc biệt loại xe này đang là 15-25%, dự kiến sẽ tăng lên 30-45% 3 Một dự thảo khác đang được lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, liên quan đến Thuế Tài sản, trong đó có ô tô Theo dự thảo, cơ quan quan quản lý sẽ tính thuế tài sản đối với ô tô trên 1,5 tỷ đồng (hai phương án đang được cân nhắc là 0,3% và 0,4%) Nếu được thông qua, giá bán các dòng xe sang ít nhiều sẽ bị tác động Liên quan đến sản xuất lắp ráp trong nước, bên cạnh việc cải cách các thủ tục hành chính được Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương tích cực thực hiện nhằm hỗ trợ cho sản xuất trong nước nói chung, và sản xuất ô tô nói riêng, thì dự kiến cũng sẽ có nhưng chính sách liên quan đến thuế để hỗ trợ ngành công nghiệp ô tô Đơn cử như đề xuất về việc miễn hoặc giảm thuế Tiêu thụ đặc biệt với phần linh kiện ô tô sản xuất trong nước đã có Nếu đề xuất này được áp dụng trong năm 2019 sẽ tác động (ước tính khoảng 10-15%) giá xe lắp ráp trong nước Một yếu tố quan trọng nước cũng sẽ tác động tới thị trường ô tô Việt Nam đó là các FTA Các Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) sớm có hiệu lực Lúc đó, các dòng xe từ Đức (Mercedes-Benz, Audi, BMW), xe từ Thụy Điển (Volvo), từ Ý (Fiat, Lamborghini, Ferrari…), Nhật (Toyota, Nissan, Mitsubishi…) sẽ có sự tác động mạnh liên quan đến giá xe Có thể đi đến nhận định, thị trường ô tô 2019 sẽ tăng trưởng tốt, mức tăng cao hơn năm 2018 Riêng về giá xe, rất khó để có thể có đợt giảm giá sâu; nếu có chỉ là chiến lược riêng của từng doanh nghiệp, với cụ thể một vài mẫu xe, và mức giảm (nếu có) cũng không cao 5 điểm nhấn trên thị trường ô tô Việt Nam nửa đầu năm 2018 Xe nhập khẩu khan hàng, tăng giá bán thị trường ô tô náo loạn trong 6 tháng đầu năm 2018 Vướng rào cản từ chính sách, ô tô nhập khẩu tắc đường về 3 Thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN giảm về 0% từ năm 2018 từng được kỳ vọng sẽ mở cánh cửa để ô tô sản xuất tại Thái Lan, Indonesia… tràn về Việt Nam, thế nhưng thực tế diễn ra trong 6 tháng đầu năm 2018 lại hoàn toàn trái ngược Nghị định 116 quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo bảo dưỡng ô tô được Chính phủ ban hành tháng 10.2017 cùng với Thông tư 03 của Bộ giao thông Vận tải, vô hình dung tạo ra rào cản, siết chặt hoạt động nhập khẩu bắt đầu từ năm 2018 Hoạt động nhập khẩu ô tô của các DN gần như bị “đóng băng” trong giai đoạn đầu năm Trong đó, việc phải cung cấp giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu (VTA) được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài được xem là thách thức lớn nhất đối với các DN Một số DN phải mất hàng tháng trời mới có được VTA phù hợp với quy định của Bộ GTVT Bên cạnh đó, mỗi lô xe nhập khẩu về Việt Nam ngoài việc phải cung cấp đủ thủ tục giấy tờ theo quy định mới, đều phải lấy mẫu kiểm tra tiêu chuẩn khí thải, an toàn kỹ thuật Những quy định mới, khiến các DN phải mất thời gian để đáp ứng, hoạt động nhập khẩu ô tô theo đó gần như bị “đóng băng” trong giai đoạn đầu năm Tính đến,thời điểm hiện tại, số lượng DN hoàn tất thủ tục nhập khẩu ô tô về VN chỉ đếm được trên đầu ngón tay Trong đó, phần lớn các DN đã có giấy chứng nhận VTA phù hợp với quy định của Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đối với các mẫu ô tô nhập từ Thái Lan, Indonesia và Mỹ Còn lại những mẫu xe vốn được nhập từ Nhật Bản, Hàn Quốc… vẫn chưa được cấp loại giấy tờ này 3 Đến nay ô tô sản xuất tại Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn chưa hẹn ngày về Việt Nam Ô tô khan hàng, đội giá bán Ô tô nhẩu tắc đường về, nguồn cung sụt giảm mạnh trong khi xe lắp ráp trong nước không đủ khỏa lấp khoảng trống ở một số phân khúc… dẫn đến tình trạng khan hàng, đội giá bán trên thị trường Đơn cử như dòng Toyota Fotuner được đại lý báo giá tăng gần 100 triệu đồng kèm gói phụ kiện Giá bán các phiên bản Fotuner đã qua sử dụng thậm chí còn cao hơn giá xe mới được hang niêm yết Một số dòng xe như Honda CR-V được DN nhập về với số lượng hạn chế trong bối cảnh thị trường “khát xe nhập” khiến người mua phải chịu thiệt khi phải bỏ thêm từ vài chục triệu đến cả trăm triệu đồng để sở hữu Trong khi đó, từ tháng 3.2018 một số mẫu xe bán tải, SUV 7 chỗ hạng trung… vốn được nhập từ Thái Lan, Indonesia gần như không còn xe để bán Ô tô khan hàng, người mua phải mất thêm cả trăm triệu đồng cho các khoản phát sinh Xe nhập khẩu khan hàng, ô tô lắp ráp cũng không kịp nguồn cung trước sức mua của người tiêu dùng khiến thị trường trở nên náo loạn, đặc biệt trong giai đoạn chuyển giao giữa quý I và quý II năm 2018 Xe lắp ráp áp đảo thị trường 3 Thị trường ô tô Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2018 chứng kiến hai thái cực đối lập giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu nguyên chiếc Hoạt động nhập khẩu bị ngưng trệ khiến nhiều mẫu mã mới từng dạm ngỏ thị trường vẫn chưa thể về Việt Nam, trong khi một số dòng xe xuất xứ từ Thái Lan, Nhật Bản không còn để bán tại các đại lý, doanh số theo đó cũng giảm mạnh Thị trường ô tô chứng kiến hai thái cực đối lập giữa xe lắp ráp và xe nhập khẩu nguyên chiếc Trong khi đó, với lợi thế nguồn cung có sẵn xe lắp ráp dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng thông qua chiến lược sản phẩm mới Từ những mẫu xe phổ thông như Ford EcoSport, KIA Cerato cho đến phân khúc xe hạng sang như Mercedes-Benz GLC đều được các DN lắp ráp bổ sung phiên bản mới, với mức giá hấp dẫn hơn Kết thúc 5 tháng đầu năm 2018, theo số liệu từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), lượng tiêu thụ xe nhập khẩu đạt 16.300 xe, giảm 50%, xe lắp ráp đạt 87.400 xe, tăng 10%,so với cùng kỳ năm ngoái Ô tô tăng giá bán dù thuế giảm Năm 2018 là thời điểm người tiêu dùng hy vọng sẽ sắm được “xe hơi” với mức giá phải chăng hơn khi thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc từ các nước trong khu vực ASEAN vào Việt Nam giảm về 0% theo Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) 3 Ô tô tăng giá làm "tan giấc mơ" xe hơi giá rẻ tại Việt Nam Tuy nhiên đến thời điểm này, khi năm 2018 đã đi qua nửa chặng đường, một số dòng ô tô thuộc diện hưởng thuế nhập khẩu 0% từ Thái Lan, Indonesia… đã về Việt Nam nhưng giá bán chẳng những không giảm như kỳ vọng, lại còn tăng hàng chục triệu đồng Đơn cử như mẫu Honda CR-V tăng 15 triệu đồng sau 2 lần điều chỉnh giá, Toyota Fortuner tăng gần 50 triệu đồng, trong khi mẫu bán tải Hilux tăng 18 - 22 triệu đồng Thực tế này khiến không ít người tiêu dùng vỡ mộng ô tô giá rẻ Tâm lý mua xe hay tiếp tục chờ vẫn đợi bao người tiêu dùng, khiến thị trường ô tô không thể tăng trưởng trong nửa đầu năm 2018 Theo VAMA, tính đến hết tháng 5.2018, doanh số bán xe của toàn thị trường đạt 104.000 xe, giảm 6% so với cùng kỳ năm ngoái Thuế giảm, ô tô nhập khẩu về Việt Nam vẫn tăng giá bán Từng bước đáp ứng thủ tục giấy tờ theo Nghị định 116, ô tô từ Thái Lan, Indonesia hưởng thuế nhập khẩu 0% lần lượt tràn về Việt Nam, nhưng giá bán tăng hàng chục triệu đồng khiến người tiêu dùng “vỡ mộng” sắm xe hơi giá rẻ Vinfast mua GM Việt Nam, tiếp quản thương hiệu Chevrolet 3 Ngoài những thay đổi từ chính sách đối với ô tô nhập khẩu, trong nửa đầu năm 2018 Vinfast được xem là cái tên đình đám nhất trong lĩnh vực ô tô Việt Nam Sau khi công bố những dự án sản xuất xe điện, xe sedan và SUV vào năm 2019, đồng thời hé lộ 2 việc trưng bày hai mẫu ô tô đầu tiên dưới dạng xe ý tưởng (concept) tại Triển lãm Paris Motor Show 2018 dự kiến diễn ra vào tháng 10 tới Cuối tháng 6.2018, Vinfast làm rúng động lĩnh vực ô tô khi ký kết thoả thuận hợp tác tiếp quản nhà máy sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của GM Việt Nam Vinfast tiếp quản nhà máy sản xuất cũng như hoạt động kinh doanh của GM Việt Nam Việc tiếp quản hệ thống đại lý này sẽ tạo cơ sở thuận lợi giúp VinFast phát triển mạng lưới bán hàng tại Việt Nam trong tương lai, đồng thời cho thấy quyết tâm của DN này trong việc tạo ra những mẫu ô tô mang thương hiệu Việt 1 Thị trường ô tô 2018 đầy biến động: Với 5 sự kiện nổi bật thị trường ô tô:  Nghị định 116 “ rào cản” ô tô nhập khẩu  Ô tô nhập khẩu loạn giá  Xe “ăn khách” nhận doanh số 0  VinFast mua GM Việt Nam  VinFast ra mắt ô tô thương hiệu Việt  Cung không đủ cầu 2 Tình hình thực tế  Tình hình doanh thu xe nội địa Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), năm 2018 toàn thị trường ô tô (không bao gồm Hyundai Thành Công) đã đạt 288.683 xe, tăng 5,8% so với năm 2017 Trong đó, ôtô du lịch tăng 27,7%; xe thương mại giảm 19,2% và xe chuyên dụng giảm 48,5% Khi cộng dồn doanh số của Hyundai Thành Công (HTC) với 63.526 xe thì mức tiêu thụ của toàn ngành ô tô Việt Nam năm 2018 lên tới con số 352.209 xe, kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam 3 - - Khi tính riêng doanh số bán hàng tháng 12/2018, toàn thị trường ôtô (gồm cả xe lắp ráp và nhập khẩu; không bao gồm Hyundai Thành Công) đạt 34.234 xe, tăng 22,8% so với cùng kỳ năm ngoái và 10,8% so với tháng 11 Trong đó bao gồm 23.984 xe du lịch; 9.745 xe thương mại và 505 xe chuyên dụng Doanh số xe du lịch tăng 9,3%; xe thương mại tăng 14,5% và xe chuyên dụng giảm 15,8% so với tháng trước - Cộng dồn cả HTC (6.171 xe), toàn thị trường ô tô Việt Nam tháng cuối cùng của năm 2018 đã có sự bùng nổ khi đạt tới 40.405 xe Đây là một con số kỷ lục lớn nhất của ngành kể cả xe lắp ráp và nhập khẩu khi tính sản lượng bán xe/tháng trong lịch sử - Năm 2018 cũng chứng kiến sự áp đảo của các mẫu xe lắp ráp trong nước với doanh số gần 220.000 (chưa kể hơn 63.000 xe của HTC), tăng 10,6% so với năm 2017, trong khi xe nhập khẩu đạt gần 73.000 xe, giảm 6,2% so với năm trước - Đặc biệt, trong danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam năm 2018 đã có tới 9 mẫu xe lắp ráp trong nước Lợi thế của xe lắp ráp được bắt nguồn từ bất lợi của xe nhập khẩu khi vướng phải Nghị định 116 Theo đó, đối nghịch với sự thăng hoa của xe nội thì năm 2018 lại là năm đìu hiu của xe nhập khẩu, đặc biệt là nửa đầu năm 2018 - Ở danh sách top 3 các thương hiệu xe bán chạy nhất tại Việt Nam năm 2018 thuộc VAMA thì Thaco vẫn dẫn đầu với doanh số 96.127 xe, chiếm 34,7% thị phần Đứng thứ 2 là Toyota Việt Nam với 65.856 xe (chưa kể Lexus), chiếm 23,8% thị phần - Ở vị trí thứ 3 chính là Honda Việt Nam (HVN) với 27.099 xe, tăng trưởng tới 123% Tuy đứng ở vị trí thứ 3 trong top nhưng Honda Việt Nam lại có mức tăng trưởng cao nhất toàn ngành Đặc biệt, Honda có hai đại diện góp mặt vào danh sách 10 ô tô bán chạy nhất Việt Nam với đại diện nhập khẩu duy nhất - Honda CR-V - Ngoài ra, cần phải lưu ý thêm khi tính tổng doanh số của Hyundai Thành Công đạt 63.526 xe trong năm 2018 Kết quả này khiến bảng tổng sắp vị trí các thương hiệu bán chạy toàn ngành ô tô Việt Nam có sự thay đổi khi HTC chỉ cách vị trí số 2 của Toyota khoảng cách khá mong manh - 2.330 xe - Nhìn chung thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 có thể thấy sự lên ngôi của các mẫu xe nội địa cũng như sự so kè của 3 ông lớn Toyota, Hyundai Thành Công và Thaco 3 Những điều doanh nghiệp cần lưu ý: - Phải nắm vững các nghị định quyết sách về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng ô tô - Nghị định 116 4 Xu hướng phát triển 3 Nhìn chung thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 có thể thấy sự lên ngôi của các mẫu xe nội địa cũng như sự so kè của 3 ông lớn Toyota, Hyundai Thành Công và Thaco Sang năm 2019, dự đoán ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hứa hẹn sẽ còn nhiều cuộc đổi ngôi thú vị khi các hãng đã sẵn sàng những bước đi để giải các bài toán về quy định sản xuất, lắp ráp cũng như nhập khẩu ô tô 5 Biện pháp  Các biện pháp phát triển từ phía các doanh nghiệp: + Tổ chức tốt công tác nghiên cứu thị trường + Hoàn thiện và ngày càng mở rộng mạng lưới kinh doanh + Hoàn thiện chính sách giá và không ngừng nâng cao mẫu mã cũng như chất lượng sản phẩm + Hoàn thiện mạng lưới dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng + Tăng cường hoạt động quảng cáo và các biện pháp xúc tiến bán hàng  Đưa ra một số kiến nghị với chính phủ + Nhu cầu có một chính sách rõ ràng, ổn định và phù hợp + Nhu cầu về cơ giới hóa + Xây dựng các cơ sở cung ứng: thu hút các nhà cung ứng toàn cầu, xây dựng các nhà cung ứng cấp hai… + Nhu cầu hợp tác khu vực + Tổ chức thông tin Thị trường ô tô Việt Nam có nhiều biến động trong năm 2018 Những thay đổi đáng nhớ do biến động giá, nhân tố ảnh hưởng thuế và tác động từ thị trường người mua: 1 Nửa năm chờ đợi xe nhập khẩu, thuế xe nhập khẩu từ khu vực ASEAN về còn 0%:  Theo Nghị định 116 của Chính phủ quy định về điều kiện sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và kinh doanh dịch vụ bảo dưỡng ô tô được kí kết ban hành vào những tháng cuối năm 2017, thuế nhập khẩu ô tô từ các nước trong khu vực ASEAN về 0% Nhưng xe từ các quốc gia này vẫn vắng bóng do rào cản từ Nghị định 116  Ngay sau khi Nghị định 116 có iệu lực, 2 nước láng giềng là Thái Lan và Indonesia đã nhanh chóng cấp VTA cho các hãng đưa xe về Việt Nam, nhưng đến tháng 3/2018, Honda Việt Nam mới đưa được lô xe nhập khẩu đầu tiên hưởng thuế 0% cập cảng Phải đến tháng 6, sau khi hoàn tất toàn bộ thủ tục, những chiếc xe đầu tiên mới tới tay khách hàng Sau Honda, GM, Toyota, Ford và nhiều hãng xe khác bắt đầu có đầy đủ giấy tờ nhưng thị trường xe nhập khẩu vẫn ảm đạm do các hãng không có xe để bán Ngoại trừ Thái lan và Indonesia, hoạt động nhập khẩu gần như đóng băng suốt nửa đầu năm 2018 từ các quốc gia như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu “Vỡ mộng” vì đợt xe giảm giá, giá xe biến động nhưng không giảm: 3 2 3  Giá bán ô tô vẫn không giảm như kì vọng của người tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2018, xe nhập khẩu về Việt Nam nhỏ giọt đã khiến thị trường khan hiếm xe nhập khẩu Điều này không chỉ khiến giá xe không giảm mà còn tạo nên sự phân hóa rõ rệt trên thị trường ô tô Việt Nam giữa xe nhập khẩu và xe lắp ráp  So với năm 2017, giá xe trong nước gần như giữ nguyên Riêng xe nhập khẩu, khách hàng vẫn phải bỏ ra số tiền nhiều hơn và phải chờ đợi lâu hơn mới có thể sở hữu chiếc xe mình mong muốn khi tình trạng mua kèm phụ kiện, bán chênh giá xuất hiện ở nhiều đại lí xe Cuộc “thôn tính” bất ngờ, các nhân tố ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô Việt Nam:  Thaco tiếp quản BWM và trở nhành nhà phân phối lớn của hãng tại Việt Nam Đầu năm 2018, Thaco công bố giá bán của những chiếc BWM nhập khẩu đầu tiên vào Việt Nam với giá rẻ hơn vài trăm triệu đồng Đồng thời cũng từ đầu năm 2018, Thaco thay thế Mercedes-Benz Việt Nam trở thành nhà phân phối và lắp ráp các sản phẩm của Fuso tại Việt Nam theo đúng thỏa thuận được công bố hồi cuối năm 2017  Cuối tháng 6/2018 VinFast bất ngờ mua lại toàn bộ hoạt động của GM tại Việt Nam.VinFast tiesp quản toàn bộ nhà máy GM tại Hà Nội và đầu tư năng lực sản xuất ô tô loại nhỏ hoàn toàn mới Ngoài ra VinFast còn tiếp nhận hệ thống đại lí ủy quyền của thương hiệu Chevrolet và trở thành nhà phân phối đặc quyền các sản phẩm và dịch vụ mang thương hiều này Hai động thái của VinFast được xem là một trong những sự kiện đáng nhớ nhất của thị trường ô tô Việt Nam năm 2018 VinFast ghi tên mình lên biểu đồ ô tô thế giới, những tác nhân từa bên ngoài và bên trong đưa VinFast lên một tầm cao mới:  Ngoài việc tiếp quản GM và Chevrolet tại thị trường Việt Nam, VinFast còn ra mắt 2 mẫu ô tô mang thương hiệu Việt tại Triển lãm Paris Motor Show 2018 diễn ra hồi tháng 10/2018, chính thức ghi danh Việt Nam vào bản đồ các nước sản xuất ô tô trên thế giới Sau 1 năm công bố sản xuất ô tô, VinFast đã bắt tay với các ông lớn như BWM, Bosch, Pininfarina, Magna Steyr để sản xuất nhữn chiếc ô tô đầu tiên mang tên VinFast Lux A2.0 và Lux SA2.0, 2 mẫu ô tô do VinFast mua bản quyền từ BWM, đưa Việt Nam có hãng xe hơi chính thức đua thương hiệu tại sân chơi toàn cầu  Do sự xuất hiện tươi trẻ và ấn tượng đã mang về cho VinFast danh hiệu “ngôi sao mới” của ngành ô tô thế giới-Giải thưởng khởi đầu đầy quyết liệt và khát vọng của VinFast trên trường ô tô thế giới Sau 1 tháng giới thiệu 2 mẫu xe mới trên trường quốc tế, VinFast đã công bố 2 mẫu xe mới nhất của mình với người tiêu dùng Việt Nam là mẫu xe cỡ nhỏ Fadil và xa máy điện đầu tiên mang tên VinFast Klara  Dưới sự xuất hiện của VinFast thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết: “Sự kiện xe VinFast được triển lãm ở Paris đã giúp nhiều nước trên thế giới nhận ra rằng 3 4 3 Việt Nam đã bước sang một tầm cỡ mới Chúng ta hiểu sâu sắc rằng xây dựng được thương hiệu mạnh chính là phát huy mạnh mẽ làn yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tôn dân tộc và xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam Tôi mong các doanh nghiệp và doanh nhân Việt Nam sẽ tiếp nối VinFast thể hiện mãnh liệt tinh thần và trí tuệ Việt cháy bỏng khát vọng chiếm lĩnh thị trường trong nước, vươn tầm quốc tế để tiếp nối ra đời niều niềm tự hào Việt Nam” Tác động từ bên trong doanh nghiệp và nhu cầu người mua hàng của các hãng ô tô tại Việt Nam: Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn đối mặt với nhiều khó khăn:  Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đã qua hơn 2 thập niên hình thành, được hưởng nhiều lợi thế từ chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nhưng đến nay vẫn chưa thể bứt phá vì thị trường trong nước vẫn thiếu ổn định  Nửa đầu năm 2018, khi Nghị định 116 vừa được thực thi, nhiều đại lí ô tô trong nước đã không có xe nhập khẩu để bán; nhiều hãng sản xuất,lắp ráp không đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng Doanh số xe sản xuất lắp ráp cao gấp 6 lần xe nhập khẩu  Tuy vậy, sau hơn 1 năm từ khi nghị định 116 được thi hành, thị trường ô tô Việt Nam đã có dấu hiệu “đảo chiều” Cuối năm 2018 đầu năm 2019, ô tô nhập khẩu tăng mạnh, đặc biệt là các dòng xe bình dân, xe xuất xứ từ khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia Điều này dự báo doanh số nhập khẩu xe ô tô từ khu vực ASENA trong năm 2019 có thể sẽ không thua kém xe nội  Với dân số gần 100 triệu người và tầng lớp trung lưu đang tăng nhanh là thị trường tiềm năm cho các nhà sản xuất ô tô Nhưng làm thế nào để chiếm được thị trường là vấn đề khó giải quyết đối với các nhà quản lí Nghị định 116 ra đời đã tạo ra “hàng rào” kĩ thuật đối với xe nhập khẩu  Diễn biến thị trường cho thấy, ngành sản xuất ô tô trong nước cần tiếp tục cải thiện và nâng cao, tạo được thị trường ổn định để doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất  Cùng vỡi chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và thị trường tăng trưởng ổn định, là việc tập trung vào phát triển nền công nghiệp, tăng tỷ lệ nội địa hóa với ô tô sản xuất trong nước và nhập khẩu Nhu cầu người mua sắm ô tô ở Việt Nam sẽ tăng mạnh năm 2018?  Theo bộ phận nghiên cứu độc lập của tờ Financial Times của Anh, nhu cầu người tiêu dùng ô tô tại Việt Nam sẽ tăng mạnh sau khi chính phủ dỡ bỏ thuế nhập khẩu ô tô từ ASEAN  Trong quý I/2018, chỉ số mua ô tô (AIP) tại Việt Nam tăng 9.4 điểm so với quý trước đó, lên 73 điểm-mức cao nhất tại Việt Nam từ trước đến nay và mức cao nhất trong nhóm 5 nước ASEAN gồm Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Philipins và Thái Lan  Trong khi dó, AIP trên toàn khu vực trong quý đầu năm giảm xuống còn 56.6 điểm, so với mức cao 58.4 điểm trong quý IV/2017 Kết quả khảo sát cho thấy nhu cầu mua ô tô của người tiêu dùng tại 4 nền kinh tế còn lại trong 5 nước trên có phần giảm sút Nhu cầu mua ô tô của người tiêu dùng Việt Nam vô cùng mạnh mẽ khi hàng rào thuế quan trong khu vực ASEAN được xóa bỏ 3 I ... VAMA:  Thaco dẫn đầu thị trường ôtô Việt Nam năm 2018 với 96.127 xe bán thị trường  Đứng thứ Toyota Việt Nam với 65.856 xe  Đứng thứ Honda Việt Nam với 27.099 xe  Vị trí thuộc Ford Việt Nam. .. Thaco Các phân khúc xe ôtô Việt Nam Các phân khúc xe Việt Nam theo tiêu chuẩn phân hạng oto châu Âu, láy chiều dài làm thơng số chia xe thành hạng xe: từ A đến F Tại Việt Nam, chiều dài, xe phân khúc... thị trường ASEAN hưởng thuế nhập 0% Ngoài thị trường lớn thuộc khu vực ASEAN, số thị trường khác cung cấp xe cho Việt Nam năm 2018 Nhật Bản với 2.050 chiếc, trị giá 91 triệu USD; Trung Quốc cung

Ngày đăng: 01/04/2020, 22:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w