1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm lớp nhằm nâng cao chất lượng học tập

27 193 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 9,15 MB

Nội dung

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinhxuyên suốt 9 buổi/tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theodõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi

Trang 1

I PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài:

Giáo viên chủ nhiệm ở Tiểu học và đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớpMột có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành cho học sinh những

cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất,thẩm mĩ và các kĩ năng sống cơ bản để các em tiếp tục học lên Trung học cơ sở

Nề nếp lớp học, phương pháp học tập, đạo đức, nhân cách và các kĩ năng sốngcủa học sinh phải được giáo viên chủ nhiệm chú ý xây dựng, rèn dũa ngay từlớp Một và phải được duy trì, phát huy xuyên suốt ở các lớp trên

Sinh thời, chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây

vì lợi ích trăm năm trồng người" Hiện nay, Đảng và nhà nước ta đã nêu ra việcphát triển toàn diện, giáo dục toàn diện Vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệmphải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của mình trong lớp học Đối vớigiáo viên chủ nhiệm thì việc chỉ đạo, điều khiển lớp, không chỉ dạy các em vềkiến thức, văn hoá mà còn dạy các em về nề nếp, cách sống, cách làm người vàlàm chủ tương lai của đất nước

Ngoài việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập của học sinhxuyên suốt 9 buổi/tuần, giáo viên chủ nhiệm lớp còn phải thường xuyên theodõi các hoạt động trong giờ chơi, trong các buổi sinh hoạt, giao lưu tập thể,…

và cả hoạt động học tập ở nhà của học sinh Vì vậy công việc của giáo viên chủnhiệm lớp Một là rất nặng nề, rất vất vả và vô cùng phức tạp nhưng cũng đầy tựhào vì được dìu dắt một thế hệ trẻ thơ, măng non của đất nước

Ở đầu mỗi năm học, ở cùng một trường học, cùng một khối lớp, chấtlượng học tập của học sinh cũng tương đương nhau Nhưng tại sao đến cuối

Trang 2

năm, chất lượng giáo dục của học sinh lớp này lại vượt trội hẳn so với các lớpkhác; sĩ số của lớp này duy trì 100% nhưng ở những lớp khác lại có học sinh bỏhọc, thậm chí có em đang ở nhà nhưng vẫn không thể vận động đi học trở lạiđược Tất cả những điểm khác biệt đó đều do giáo viên chủ nhiệm lớp tạo ra.Giáo viên chủ nhiệm nào có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với học sinh củamình thì chắc chắn sẽ tìm ra được các biện pháp để thu hút học sinh đến lớp,làm cho học sinh trở nên chăm ngoan, thích đi học và luôn cảm thấy “Mỗi ngàyđến trường là một ngày vui”.

Công tác chủ nhiệm muốn thành công, hoạt động của người thầy giáophải mang tính nghệ thuật, phải có tính sáng tạo, khéo léo với từng học sinh,từng hoàn cảnh Phong cách giáo viên khi trình bày một vấn đề phải có tínhkhoa học và sư phạm tạo được sự thu hút và thuyết phục Muốn học sinh trởthành học sinh ngoan thì trước hết người giáo viên phải đưa tập thể lớp mìnhthành một lớp tiên tiến

Sau nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi luôn hoàn thành xuất sắcnhiệm vụ được giao Liên tục các năm qua, lớp tôi chủ nhiệm luôn duy trì sĩ số100%, chất lượng giáo dục của học sinh luôn dẫn đầu trong khối Đó là lí do tôi

chọn để viết sáng kiến kinh nghiệm năm học này: “Một số kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm nhằm nâng cao chất lượng học tập” Mong được chia sẻ

và nhận được những đóng góp chân tình từ các thầy giáo, cô giáo

I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:

Ghi lại những biện pháp mình đã làm để suy ngẫm, để chọn lọc và đúckết thành kinh nghiệm của bản thân

Trang 3

Chia sẻ với đồng nghiệp những việc đã làm và đã thành công trong côngtác chủ nhiệm lớp.

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Lý Tự Trọng Thị trấn Buôn Trấp Huyện Krông Ana - Tỉnh Đăk Lăk

-I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu:

Trong khuôn khổ đề tài tôi chỉ đi sâu vào nghiên cứu hai nội dung chính:Xây dựng nề nếp lớp học và xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

I.5 Phương pháp nhiên cứu:

Phương pháp quan sát

Phương pháp điều tra, nghiên cứu

Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵn Phần nhiều do giáo dục mà nên”

Theo quan niệm của Hồ Chí Minh con người ta khi mới sinh ra vốn bảnchất là tốt, nhưng do ảnh hưởng của sự giáo dục và môi trường sống cùng sựphấn đấu, rèn luyện của mỗi cá nhân mà hình thành những con người thiện, ác

Trang 4

khác nhau Câu nói của người xưa trong Tam Tự Kinh: “Nhân chi sơ, tính bảnthiện” đã từng được Người nhắc lại nhiều lần trong các bài viết, bài nói chuyện.Theo Người con người sinh ra bản chất là tốt, song trong xã hội luôn có thiện

và có ác nên trong bản thân mỗi con người cũng có thiện và ác Cái ác có là doảnh hưởng của xã hội và sự biến đổi của mỗi người Do đó, giáo dục làm mộtnhiệm vụ vô cùng cần thiết là rèn luyện, biến đổi dần dần tính cách con người,hướng người ta đến sự hoàn thiện của một nhân cách tốt đẹp, xây dựng một xãhội với những con người có ích và hướng thiện

Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã xác định sự nghiệp trồng ngườikhông chỉ là sự nghiệp của toàn nhân loại nói chung mà còn của toàn Đảng,toàn dân ta nói riêng Đối với nước ta, giáo dục được xác định là “Quốc sáchhàng đầu”, là vô cùng quan trọng và cấp thiết bởi sự thành đạt của một conngười, sự phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của đất nước đều phụ thuộcvào kết quả của hoạt động giáo dục “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi íchtrăm năm trồng người” Hơn thế, trong thời đại hội nhập kinh tế, thời đại côngnghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay thì giáo dục lại vô cùng cần thiết.Làm thế nào để những người chủ tương lai của đất nước có đủ đức lẫn tài?Làm thế nào để sự nghiệp giáo dục mang lại hiệu quả tốt? Đây chính là tráchnhiệm chung của toàn xã hội, của tất cả những người làm công tác giáo dục,đặc biệt là của người giáo viên chủ nhiệm lớp - người trực tiếp và thườngxuyên nhất tiếp xúc với các em học sinh Bởi vậy, người gần gũi nhiều nhất vớicác em học sinh, người luôn ở bên cạnh giải đáp mọi khó khăn thắc mắc củacác em, người mà các em kính trọng và yêu quí nhất, người mà được các emxem như là cha là mẹ không ai khác đó chính là người giáo viên chủ nhiệm lớp

Trang 5

Là người trực tiếp giảng dạy và có kinh nghiệm chủ nhiệm khối lớp Mộtnhiều năm liền Tôi luôn tận tụy với nghề, thích học hỏi, tìm tòi sáng tạo

Đội ngũ cán sự lớp là những thành viên khá tích cực, ham hoạt động

* Khó khăn:

Đầu năm học 2014 - 2015 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân côngchủ nhiệm lớp 1A Học sinh lớp Một là lớp đầu cấp ở Tiểu học Trình độ họcsinh trong lớp chủ yếu ở mức trung bình lại là lớp có học sinh khuyết tật họchoà nhập

Đa số cha mẹ học sinh đều là nông dân sản xuất nông nghiệp, một sốhọc sinh thuộc diện hộ nghèo, một số em cha mẹ đi làm ăn xa phải ở với ông

bà nên sự quan tâm đến con em mình chưa chu đáo

b, Thành công - hạn chế:

* Thành công:

Sau thời gian tôi đã xây dựng nề nếp lớp học và thực hiện xây dựng môhình “Lớp học thân thiện, học sinh tích cực” theo quy trình nghiên cứu, tôi thấyhọc sinh trong lớp có hứng thú, tích cực học tập, chất lượng giáo dục của lớpluôn đạt kết quả vượt chỉ tiêu Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân tôi cùng với

sự quan tâm của Ban lãnh đ và tất cả các thầy cô trong nhà trường cũng như sự

Trang 6

cộng tác nhịp nhàng ăn ý của cha mẹ học sinh Tôi đã đạt được kết quả khảquan Học sinh biết vâng lời và yêu quý thầy cô giáo, biết xác định động cơ họctập đúng đắn, tập thể học sinh biết thương yêu đoàn kết và giúp đỡ lẫn nhaucùng tiến bộ Đặc biệt sau một năm học lớp đã dành được sự tin tưởng thươngyêu của tất cả các thầy cô, ai cũng hào hứng khi bước vào lớp giảng dạy Riêngbản thân tôi được phụ huynh tín nhiệm, đồng nghiệp tin yêu, các em học sinhluôn yêu quý và kính trọng Được Ban lãnh đạo trường đánh giá cao

* Hạn chế:

Sáng kiến kinh nghiệm của tôi tuy đã rất cố gắng nhưng không thể tránhkhỏi những thiếu sót, hạn chế Do tình hình kinh tế còn khó khăn nên một sốhoạt động của học sinh chưa được khen thưởng xứng đáng nên chưa kích thíchđược sự phấn đấu tích cực của học sinh

c, Mặt mạnh - mặt yếu:

* Mặt mạnh:

Làm tốt công tác chủ nhiệm giúp học sinh trong lớp có hứng thú, tíchcực học tập, rèn luyện bản thân Tôi thấy kết quả học tập của học sinh ngàycàng tiến bộ rõ rệt Các em ngày càng chăm ngoan Điều đó làm tôi thấy vui vàvơi đi những vất vả Tình cảm thầy - trò, bạn bè càng gắn bó và thân thiện

Những công việc tôi làm được đều bắt nguồn từ tinh thần trách nhiệmcủa một giáo viên chủ nhiệm lớp, từ tình yêu đối với học trò của mình Nhưngbên cạnh đó, tôi cũng luôn nhận được sự động viên khích lệ của Ban lãnh đạonhà trường cùng sự chia sẻ đóng góp từ các giáo viên trong tổ chuyên môn, cha

mẹ học sinh và tất cả các em học sinh trong lớp tôi chủ nhiệm

* Mặt yếu:

Trang 7

Trong quá trình thực hiện công tác chủ nhiệm nếu giáo viên không nhiệttình, tâm huyết với nghề thì khó có thể hoàn thành tốt công việc của mình.

d, Nguyên nhân, các yếu tố tác động:

Học sinh lớp Một là lớp đầu cấp ở Tiểu học Ở lứa tuổi này, các em bắtđầu có những thay đổi về nhận thức, về tâm sinh lí, tình cảm và cả các mốiquan hệ xã hội Vì vậy, các em rất cần được giáo dục và rèn luyện nhiều kĩnăng sống để tự tin trong học tập, trong cuộc sống

e, Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra:

Năm học 2014-2015, lớp tôi có tổng số 31 học sinh Trong đó có 16 em

là nữ, 1 em khuyết tật học hoà nhập các em thường chia bè phái, phân biệt giàunghèo, một vài em lại hay hờn dỗi và thường xuyên nói xấu bạn; có ba em namhay quậy phá, chọc ghẹo các bạn trong lớp gây ồn ào, mất trật tự trong giờ họcnhưng lại học rất yếu; 1 em phải ở nhờ nhà ông bà nội vì cha mẹ bỏ nhau vàđều đi làm ăn xa; 1 em ở với dì còn mẹ thì thần kinh không ổn định không thểchăm sóc cho con được, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nên không có góchọc tập ở nhà, đi học về là vứt sách vở lung tung, đến lớp thì thường xuyênquên vở, quên bút… Bao nhiêu chuyện rắc rối, bao nhiêu tình huống khó xửkhiến tôi phải đau đầu

Đã nhiều năm làm giáo viên trực tiếp giảng dạy và chủ nhiệm lớp 1,phần nào đã có chút ít kinh nghiệm nhưng tôi vẫn thấy công việc của một giáoviên chủ nhiệm lớp ở tiểu học là rất nặng nhọc, rất phức tạp, đặc biệt là chủnhiệm học sinh lớp Một Mỗi giáo viên muốn làm tốt công tác chủ nhiệm thìphải vừa là một giáo viên giỏi về chuyên môn, vừa phải là một nhà tâm lí giỏi

để hiểu học sinh, để xử lí các tình huống rắc rối sao cho khéo léo, tế nhị và đạt

Trang 8

hiệu quả giáo dục cao Nếu giáo viên không tâm huyết với nghề, không có tinhthần trách nhiệm cao thì khó mà hoàn thành nhiệm vụ Chất lượng học tập củahọc sinh, nhân cách, đạo đức, lối sống … của học sinh rồi sẽ ra sao? Chính vìhiểu rõ điều đó nên trong những năm học qua, song song với việc giảng dạy tốtcác môn học theo qui định, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm tốt vai trò, nhiệm vụcủa một giáo viên chủ nhiệm lớp.

Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong công tác chủ nhiệm song lớp vẫn luônduy trì sĩ số 100%, chất lượng học tập đạt vượt chỉ tiêu

II.3 Giải pháp, biện pháp

a, Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủnhiệm lớp với việc giáo dục học sinh tham gia các hoạt động để đề ra nhữnggiải pháp hợp lí nhằm gây hứng thú cho học sinh trong việc tham gia các hoạtđộng, góp phần hoàn thiện nhân cách, nâng cao chất lượng học tập của học sinhtrong trường Tiểu học

b, Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp

Công việc của giáo viên chủ nhiệm lớp là vô vàn, không thể thống kê hếtđược Trong đề tài này, tôi chỉ đi sâu vào 2 nội dung chính sau đây:

- Xây dựng nề nếp lớp học

- Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

1) Xây dựng nề nếp lớp học:

a) Nắm thông tin về học sinh

Tôi nghĩ mỗi giáo viên chủ nhiệm lớp, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụcủa mình, muốn đề ra các biện pháp giáo dục học sinh phù hợp, đạt hiệu quả thì

Trang 9

trước hết giáo viên phải hiểu học sinh, phải nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh Do vậy, ngay từ ngày đầu nhận lớp, tôi thực hiện ngay

công tác điều tra thông qua phiếu, tôi phát cho mỗi em một phiếu điều tra và

yêu cầu cha (mẹ) học sinh điền đầy đủ nội dung các thông tin được ghi trong phiếu:

THÔNG TIN VỀ HỌC SINH

Họ và tên học sinh:

Là con thứ mấy: ; Chiều cao: ; Cân nặng:

Sở thích:

Chỗ ở hiện nay: Xóm ; Thôn (buôn): ; xã:

Họ tên bố: ; Sinh năm: ; Nghề nghiệp:

Họ tên mẹ: ; Sinh năm: ; Nghề nghiệp:

Số điện thoại của bố: ; Số điện thoại của mẹ: …

Hoàn cảnh gia đình (có sổ hộ nghèo):

Diện chính sách (con thương binh, dân tộc):

Qua phiếu điều tra này, tôi nắm được đầy đủ các thông tin cần thiết về từng học sinh để ghi vào Sổ chủ nhiệm Và quan trọng hơn cả là tôi đã hiểu một phần về học sinh của mình, điều đó rất có lợi cho tôi trong công tác giảng dạy và giáo dục học sinh

b) Tổ chức bầu ban cán sự lớp:

Việc bầu chọn và xây dựng đội ngũ Ban Cán sự lớp là một công việc rất quan trọng mà người giáo viên chủ nhiệm nào cũng cần phải làm ngay sau khi nhận lớp mới Ban cán sự lớp có thể là do giáo viên chọn lựa và chỉ định học sinh làm

Trang 10

c) Phân công nhiệm vụ cụ thể cho ban cán sự lớp:

Sau khi đã bầu chọn được Ban Cán sự của lớp, tôi giao nhiệm vụ cụ thểcho từng em như sau:

* Nhiệm vụ của lớp trưởng:

Theo dõi, kiểm tra mọi hoạt động của lớp

Điều khiển các bạn xếp hàng vào lớp, xếp hàng chào cờ đầu tuần, xếphàng tập thể dục

Đề nghị giáo viên tuyên dương, phê bình cá nhân hoặc tập thể

* Nhiệm vụ của lớp phó học tập:

Điều khiển các bạn trao đổi, thảo luận hoặc trả lời câu hỏi trong tiết họckhi giáo viên yêu cầu

Theo dõi việc học tập của lớp trong các tiết chuyên biệt

Làm mọi việc của lớp trưởng khi lớp trưởng vắng mặt hoặc nghỉ học

* Nhiệm vụ của lớp phó lao động:

Theo dõi và kiểm tra các tổ trực nhật

Phối hợp với lớp trưởng, lớp phó học tập giữ trật tự lớp

Nhiệm vụ của mỗi em, hướng dẫn cụ thể, rõ ràng Mỗi em sẽ làm đúngcác nhiệm vụ của mình Ngoài ra, lớp trưởng và 2 lớp phó phải đoàn kết và hợptác chặt chẽ với nhau trong công việc chung

Cuối mỗi tuần, vào tiết sinh hoạt lớp ngày thứ sáu, lúc đầu giáo viênhướng dẫn lớp trưởng, lớp phó báo cáo các mặt hoạt động của lớp Căn cứ vàobáo cáo của từng em, tôi nắm được khả năng quản lí lớp của từng em Và cứcuối mỗi tháng, tôi tổ chức họp tổng kết các mặt làm được và chưa làm được

Trang 11

của lớp, động viên khen ngợi những việc các em đã làm tốt, đồng thời chỉ rõnhững thiếu sót và hướng dẫn các em cách khắc phục

2) Xây dựng “lớp học thân thiện, học sinh tích cực”

Năm học 2008-2009, Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào “Xâydựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm nâng cao chất lượng giáodục toàn diện, đặc biệt là giáo dục đạo đức, nhân cách và kĩ năng sống cho họcsinh Qua 5 năm thực hiện, phong trào đã có sức lan tỏa mạnh mẽ cả chiều rộnglẫn chiều sâu, mang lại hiệu quả thiết thực cho ngành giáo dục và cho xã hội.Ngay từ năm đầu tiên Bộ giáo dục và Đào tạo phát động phong trào, tôi đã tíchcực hưởng ứng Muốn phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinhtích cực” ở mỗi trường đạt hiệu quả thì mỗi giáo viên chủ nhiệm phải tích cực

“Xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” Có nhiều “Lớp học thânthiện, học sinh tích cực” thì mới có “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”

“Xây dựng lớp học thân thiện” là tạo ra môi trường học tập thân thiện, antoàn, gần gũi với học sinh, làm cho học sinh cảm thấy “Mỗi ngày đến trường làmột ngày vui” Xây dựng được “Lớp học thân thiện” thì sẽ có “Học sinh tíchcực” Từ đó sẽ hạn chế được tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học, sẽ nâng cao đượcchất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh

Công việc “xây dựng lớp học thân thiện, học sinh tích cực” được tôi tiến

hành từng bước như sau:

a) Trang trí lớp học xanh- sạch- đẹp

Trang 12

Lớp học thân thiện phải có cây xanh, phải luôn sạch sẽ, ngăn nắp vàđược trang trí đẹp, đảm bảo tính thẩm mĩ và tính giáo dục cao Do vậy, tôihướng dẫn và cùng với học sinh thực hiện các công việc sau đây:

Trang 13

Trồng cây xanh trong lớp bằng cách: chọn những loại cây xanh ưa nước,

ưa nơi râm mát để trồng

Ngày đăng: 31/03/2020, 10:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w