CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam.
Trang 1CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU QUỐC GIA
Ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam
Hà NộiTháng 6, 2009
Trang 2Sự tăng trưởng của ngành công nghiệp đồ gỗ dựa trên nền tảng không vững chắc Cần phảicó một chiến lược để định hướng đúng và tạo ra một mội trường mà trong đó ngành côngnghiệp đồ gỗ được ghi nhận như một sự thành công thực sự về kinh tế nếu như có sự đảmbảo cho sự đóng góp lâu dài của nó
Sự thành công hiện tại đạt được không dựa trên cơ sở bền vững vì: thiếu nguồn nhân công lành nghề
thiếu nghiêm trọng cở đào tạo nâng cao tay nghề
trang thiết bị nghèo nàn, lạc hậu
thiếu diện tích rừng được xác nhận về các điều kiện môi trường tại Việt Nam
thiều nguồn cung cấp nguyên liệu thô
thiều nguồn nhân sự marketing được đào tạo và kinh nghiệm
yếu trong khâu thiết kế và
cơ sở hạ tầng yếu kém
Tính đến những hạn chế này của ngành công nghiệp bản địa và thực tế là một số lượng lớnsản phẩm xuất khẩu được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư của nước ngoài, sự pháttriển mở rộng xuất khẩu rõ ràng cần có một chiến lược cụ thể để thúc đẩy khả năng cạnhtranh của ngành, nâng cao giá trị xuất khẩu để đạt được mục tiêu của chính phủ và xây dựngmột nền tảng bền vững cho sự phát triển lâu dài.
Trang 3Chiến lược được đề cập trong bản báo cáo này được xây dựng nhằm đạt được một ngànhcông nghiệp đầu tư dài hạn một cách bền vững, phân phối giá trị cho nền kinh tế Việt Nam.
Mục tiêu dài hạn là để phân tích chuỗi giá trị hiện tại từng bước một và tìm kiếm để nắm
lấy lợi ích tối đa cho nền kinh tế trong khi đặt nền móng cho một nền công nghiệp bềnvững lâu dài.
Chiến lược này sẽ đạt được bằng cách:
phát triển khả năng cung cấp nguyên liệu thô tại địa phương càng nhiều càng tốt, ởnhững nơi không thể cung cấp nguyên liệu thô thì cần đảm bảo các cơ sở hạ tầng đầyđủ cho việc nhập khẩu nguyên liệu cần thiết
thông qua thiết kế và phát triển sản phẩm sử dụngt tối đa nhưng nguyên liệu tự nhiênkhông phải là gỗ như mây, tre và sợi tự nhiên như cói, vv
tổ chức đào tạo ở cấp độ thủ công, cấp độ chế tạo cơ khí, cấp độ thiết kế và quản lý đểcó thể cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo khi cần
lấp đầy những khoảng trống trong cơ sở hạ tầng về đào tạo bằng cách trực tiếp hỗ trợcác doanh nghiệp trong việc thuê chuyên gia bên ngoài về kỹ thuật, thiết kế,marketing, quản lý và tài chính
tận dụng các cơ hội để quảng bá Việt Nam như một điểm đến thiết thực cho nguồncung đồ gỗ, tham dự các hội chợ thương mại quốc tế với vai trò là nhà cung cấp ViệtNam trong khi vẫn đảm bảo rằng những doanh nghiệp có gian hàng tại các triển lãmtrong nước có thể nâng tầm và đề cao thương hiệu của đồ gỗ Việt Nam.
bắt đầu gắn thương thiệu cho các sản phẩm càng sớm càng tốt trong quá trình pháttriển doanh nghiệp
cung cấp các tiện nghi triển lãm tiến tiến nhất để tạo điều kiện cho các doanh nghiệpViệt Nam trưng bày sản phẩm của họ tại một điạ điểm tiện nghi và tin cậy
khuyến khích các doanh nghiệp FDI đầu tư ổn định để họ không dễ dàng chuyển đếnmột mục tiêu “giá rẻ” tiếp theo.
sử dụng tất các cơ hội tận dụng công nghệ thông tin để thúc đẩy sự gia nhập của ViệtNam vào thị trường thế giới và giữ thái độ vui vẻ với hàng hoá bị trả lại
tận dụng tối đa các phương tiện hiệu quả để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùngcuối cùng trong khi cần phải chú trọng đến tất cả các bước như sử dụng nguồnnguyên liệu bền vững, môi trường sản xuất sạch và giảm tối thiểu các dấu vết cac-bontrong quá trình giao hàng đến người tiêu dùng.
Sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp đồ gỗ Việt Nam đòi hỏi phải có sự cam kết
dài hạn từ Chính phủ Lý tưởng nhất là được hỗ trợ bởi “Một cửa” (one stop shop1) dưới sự
1 “Một cửa” -‘one stop shop’ là nơi mà các nhà đầu tư ở một ngành công nghiệp có thể tìm kiếm sự hỗ trợ về mọi khía cạnh trong chính sách của chính phủ đối với ngành công nghiệp đó bao gồm khung pháp lý, khung tài chính và các ưu đãi sẵn có khác.
Trang 4quản lý của một Bộ tương ứng mà có thể cung cấp tất cả đầu vào và tư vấn về các nguồn hỗtrợ quản lý, marketing, đào tạo, tài trợ, hỗ trợ tài chính, vv
1.1 Cơ sở
Việc sản xuất đồ gỗ có truyền thông lâu đời tại Việt Nam nhưng chỉ mới nở rộ trong thời giangần đây Nó đã trở thành một trong 5 ngành xuất khẩu mũi nhọn sau dầu thô, dệt may, dagiày và hải sản
Đồ gỗ Việt Nam đã được công nhận trên thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu tăng từ135 triệu đô la Mỹ năm 1998 lên 1 tỉ đô năm 2004 và đạt 2.72 tỉ đô năm 2008 Năm 2008, đồgỗ Việt Nam đã gia nhập vào cộng đồng 167 quốc gia và lãnh thổ trên toàn thế giới, trong đóMỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch nhập khẩu lên tới 1,1 tỷ USD, tiếp theo làNhật Bản (378,8 triệu USD), Anh (197 triệu USD), Đức (152 triệu USD) Từ năm 2000 -2008, mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu trung bình hàng năm là 25% Từ 2006, ViệtNam đã vượt qua Indonesia và Thái Lan để trở thành một trong hai nhà xuất khẩu đồ gỗ hàngđầu Đông Nam Á.
Trên cả nước có khoảng 2,562 doanh nghiệp chế biến gỗ, tạo công ăn việc làm cho gần170,000 người lao động Ngành công nghiệp đã đóng góp đáng kể vào việc cải thiện đời sốngcho người dân ở vùng nông thôn Việt Nam Ngoài ra, sự phát triển của ngành công nghiệp gỗcũng mang lại cơ hội phát triển cho các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước như phầncứng, phụ kiện, vật liệu hoàn thiện, keo dán, gỗ dán, máy móc, vv và các công nghiệp dịchvụ như tư vấn, phần mềm, marketing, vận tải, tài chính, vv Tất cả những lĩnh vực này chưahoàn toàn được nắm bắt trong chuỗi giá trị.
Sự phát triển của ngành công nghiệp gỗ ở Việt Nam còn rất nhiều khó khăn Những khó khănnày bao gồm cả các yếu tố bên trong và bên ngoài, đó là:
thiếu nguồn nhân lực có tay nghề
thiếu nghiêm trọng các tiện nghi đào tạo và các cơ hội được đào tạo nâng cao về
thiết kế và chế tạo cho những người mới vào nghề
các thiết bị nghèo nàn và lạc hậu tại nhiều nhà máy
thiếu diện tích rừng được công nhận ở Việt Nam và các khó khăn về nguồn cung
cấp gỗ được xác nhận và không được xác nhận từ thị trường thế giới.
thiếu nguồn nhân sự marketing có kinh nghiệm và khoảng cách giữa các thị
trường lớn làm hạn chế rất lớn cho việc bán hàng.
Trang 5 sự yếu kém trong thiết kế và chế tác đồ gỗ đã dẫn đến việc các sản phẩm tương tự lạitìm đến những thị trường giống nhau, do đó đẩy giá cả, là lợi thế cạnh tranh hàng đầu,xuống thấp và làm giảm khả năng đầu tư vào thiết kế, chế tác và phát triển sản phẩm
Cơ sở hạ tầng yếu kém trong cả vận tải đường bộ và đường biển sẽ làm hạn chế khả
năng xuất khẩu.
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu thời gian gần đây cũng đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cácdoanh nghiệp chế biến gỗ, thị trường có xu hướng bị thu hẹp, lượng hàng tồn kho của cácdoanh nghiệp ngày càng nhiều, giá bán cũng bị chèn ép dẫn đến tình trạng nhiều doanhnghiệp phải sản xuất cầm chừng hoặc ngừng sản xuất.
Những hạn chế này ảnh hưởng lên toàn ngành nói chung và từng vùng nói riêng Thực tế làmột số lượng lớn hàng xuất khẩu đang được sản xuất bởi các công ty có vốn đầu tư nước
ngoài( FDI), để mở rộng quy mô của ngành công nghiệp đò gỗ trong tương lai cần phải
có một chiến lược rõ ràng để thúc đẩy tính cạnh tranh, gia tăng giá trị xuất khẩu và cơcấu lại các doanh nghiệp tư nhân để có thể đứng vững và là những đối thủ cạnh tranhmạnh trong thị trường đồ gỗ thế giới những năm tới Cần phải nhấn mạnh rằng giá trị mới
là chủ yếu chứ không phải là số lượng.
Một chiến lược phát triển ngành là rất cần thiết khi mà Bộ Thương mại đã đặt ra mục tiêuxuất khẩu là 5.56 tỉ đô la Mỹ vào năm 2020 và Thủ tướng cũng đặt ra mục tiêu là 7 tỉ đô laMỹ vào năm 2020
1.2 Phương pháp
Chiến lược xuất khẩu ngành gỗ hướng tới việc đưa ra một cơ cấu để đạt được các mục tiêuxúc tiến xuất khẩu và cải thiện tình hình phát triển của ngành Xây dựng trên những đánh giátổng thể về chuỗi giá trị hiện tại, hiện trạng xuất khẩu, khả năng cạnh tranh xuất khẩu, cácyếu tố thiết yếu để thành công, các chính sách và chiến lược liên quan của chính phủ và mạnglưới hỗ trợ ngành Chiến lược này đề ra tầm nhìn dài hạn cùng với các biện pháp và hànhđộng đề xuất cần được triển khai trong vòng 5 năm tới
Phương pháp chính được áp dụng là Phân tích chuỗi giá trị và Khung Bốn bánh xe tương tác(Four - Wheel Gear Interactive Frame) của ITC Một chuỗi giá trị bao gồm tất cả các cá nhânvà doanh nghiệp mua và bán lẫn nhau để cung cấp một sản phẩm hay một bộ sản phẩm gồmcó các liên kết dọc và ngang
Trong ngành gỗ, chuỗi giá trị có thể được mô tả như một sự kết nối giữa những nhà cung cấpnguyên liệu thô (cả gỗ và phụ liệu), nhà sản xuất, nhà xuất khẩu ở phía trong nước và các nhànhập khẩu, nhà bán buôn, bán lẻ, người tiêu dùng cuối cùng ở phía quốc tế trong
Trang 6Khung Bốn bánh xe tương tác được dùng để tạo ra một chiến lược xuất khẩu tổng thể bằngcách đưa ra cái nhìn gần hơn với 4 hạng mục của vấn đề phát triển chuỗi giá trị là:
Nội biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Phát triển nguồn lực liên quan đến khả năng sản xuất của ngành Nó giải quyết cácvấn đề liên quan đến sản lượng, tăng số lượng, cải tiến chất lượng và quan trọng nhấtlà tăng giá trị;
(2) Đa dạng hoá và phát triển sản phẩm như sản xuất dòng sản phẩm mới và/hoặc các sảnphẩm liên quan;
(3) Phát triển nguồn nhân lực bao gồm phát triển và đào tạo nguồn nhân sự và khuyếnkhích, thúc đẩy sự liên kết trong ngành.
Biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Cải thiện cơ sở hạ tầng cần thiết cho sự phát triển ngành;
(2) Các ưu đãi về thương mại cần thiết để cải thiện tính cạnh tranh và nắm bắt giá trị; (3) Giảm chi phí kinh doanh để đảm bảo và cải thiện tính cạnh tranh của ngành Ngoại biên: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến:
(1) Thâm nhập thị trường bao gồm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan và các vấnđề thâm nhập thị trường khác;
(2) Hỗ trợ trong thị trường như thiết kế, phát triển sản phẩm, triển lãm, vv.
(3) Xúc tiến và xây dựng thương hiệu củng cố hình ảnh của ngàh tại các thị trường mụctiêu.
Phát triển: phần này giải quyết các vấn đề liên quan đến phát triển kinh tế và xã hội tại
đất nước mà ngành công nghiệp gỗ đang đóng góp
2 Hiện trạng ngành2.1 Các nhóm sản phẩm
Theo bảng hệ thống mã số hàng hoá (HS), ngành gỗ Việt Nam có thể chia ra làm 8 nhóm cơbản là:
HS940161: Ghế bọc (khung gỗ)HS940169 : Ghế không bọc, làm từ gỗHS940180 : Các loại ghế khác
HS940190 : Các bộ phận của ghế
HS940330 : Đồ gỗ văn phòng, làm từ gỗ
Trang 7HS940340 : Nội thất nhà bếp và các đồ gỗ nhà bếp khác, làm từ gỗ HS940350 : Nội thất phòng ngủ, làm từ gỗ
HS940360 : Nội thất phòng ăn và phòng khách, làm từ gỗ
Các sản phẩm cũng có thể được chia ra thành nội thất trong nhà và ngoài trời Trong nhiềutrường hợp, có thể chia ra theo các kiểu như Cổ điển, Sang trọng, Nông thôn, Hiện đại…Việc sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam được tiến hành cả tại các làng nghề và tại các xưởng sảnxuất công nghiệp (nhà máy) Có 4 trung tâm sản xuất đồ gỗ chính là Đồng bằng sông Hồng,tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, Đak Lak) và Miền Nam Việt Nam (Bình Dương, Tp.HCM, Đồng Nai và Long An)
Tại đồng bằng sông Hồng thì Hà Tây, Bắc Ninh và Hà Nội là những trung tâm hàng đầu vềsản xuất đồ gỗ theo kiểu truyền thống Những trung tâm nổi tiếng là làng Đồng Kỵ (BắcNinh), Vạn Điểm (Hà Tây), Vân Hà (Hà Nội)… Còn có rất nhiều làng nghề sản xuất đồ gỗtại các tỉnh Hải Dương, Vĩnh Phúc, Nam Định, Hưng Yên Tổng cộng có 342 làng nghề thủcông làm đồ gỗ tạ Việt Nam, tạo việc làm cho 99,904 người lao động2 Hầu hết các đồ gỗtrạm khảm được dùng trong nước hoặc xuất khẩu sang các thị trường như Trung Quốc, ĐàiLoan, Hồng Kông
Các sản phẩm gỗ công nghiệp sản xuất theo quy mô lớn tại Việt Nam, không phải đồ gỗtruyền thống, tập trung ở 3 khu vực chính là tỉnh Bình Dương, Tây Nguyên (Gia Lai, DakLac) và phía Nam (TP.HCM, Đồng Nai, Long An) Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam chủ yếulà từ 3 khu vực này, đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam và Bình Dương Từ những tỉnh này,các sản phẩm như đồ gỗ trong nhà và ngoài trời làm từ gỗ tự nhiên, gỗ trồng hoặc gỗ hỗnhợp, gỗ dán và các vật liệu khác được sản xuất Thường thì chúng được sản xuất theo yêu cầuvà đơn đặt hàng của khách hàng Ngoài ra, khu vực này cũng xuất khẩu một khối lượng lớnvỏ bào và gỗ vụn
Có sự đa dạng rất lớn về các doanh nghiệp trong ngành, từ những tập đoàn, công ty lớn vớinhiều máy móc, dây chuyền hiện đại sản xuất hàng loạt tới những hộ gia đình sản xuất nhỏhầu hết với máy móc lạc hậu và phụ thuộc chủ yếu vào lao động thủ công Việc sản xuất đồgỗ tại các gia định trong các làng nghề rất phổ biến ở Việt Nam Những sản phẩm gia đìnhnày có nhưng lợi thế lớn vì hầu hết các công đoạn sản xuất đều được thực hiện bởi nhữngngười có tay nghề cao Họ sử dụng những máy móc rất đơn giản Nhưng rất khó để họ thựchiện được các đơn đặt hàng lớn.
Điều này cho phép có sự linh hoạt trong việc tìm kiếm các sản phẩm đa dạng về mẫu mãtrang trí và nó phù hợp cho những ai tìm kiếm các sản phẩm chuyên về thủ công tinh xảo.2 JICA, 2004
Trang 8Một vấn đề nảy sinh là khi số lượng đơn hàng lớn thì không có đủ nhân lực để làm Chấtlượng có thể bị giảm, nhà sản xuất giao hàng không đúng hẹ, khách hàng thất vọng và hìnhảnh của nhà sản xuất có thể bị phá hỏng
Tuy nhiên cũng có rất nhiều công ty có chứng nhận chất lượng và họ có thể điều hành việcsản xuất để đáp ứng yêu cầu về số lượng và chất lượng của khách hàng Những nhà máyđược điều hành tốt hơn thì có tổ chức tốt và mức độ đầu tư vào sản xuất cũng lớn hơn Côngnhân được đào tạo lành nghề tại những vị trí chuyên môn Những người quản lý biết cách tổchức các tiện nghi sản xuất sao cho hiệu quả và năng suất Nhiều nhà sản xuất hàng loạt tạiViệt Nam không tập trung vào một số sản phẩm nhất định, thay vào đó họ trải nguồn lực vàonhiều mặt hàng Kiểu sản xuất này cần có mức độ công nghiệp hoá cao hơn và được hưởnglợi việc ứng dụng các thiết bị điều khiển bằng máy tính, các máy móc dây truyền và môitrường hoàn thiện
2.2 Chuỗi giá trị của ngành
Chuỗi giá trị của ngành công nghiệp gỗ được tạo thành bởi sự tham gia của các đối tượng đadạng Những đối tượng chính là gỗ và nguyên liệu tấm ( MDF, tấm nhỏ, lát mỏng, lớp gỗ dánngoài ) nguyên liệu hoàn thiện và keo dán, phần cứng và phần nối, đóng gói, cung cấp thiếtbị, chi nhánh bán hàng, công ty vận tải, các cơ quan nghiên cứu phát triển, nhà bán buôn, nhàbán lẻ, khách hàng (Xem Chuỗi giá trị bên dưới)
2.2.1 Gỗ từ nguồn trong nước:
Gỗ từ nguồn trong nước tại Việt Nam bao gồm gỗ trong rừng tự nhiên, gỗ trồng và gỗ nhântạo (MDF, gỗ dán, gỗ mảnh )
Tổng diện tích rừng tự nhiên của Việt Nam khoảng 8,2 triệu ha, trong đó chỉ có 2,9 triệu hađược xếp loại là rừng sinh lợi3 Việc khai thác gỗ từ rừng tự nhiên được nhà nước quản lý rấtchặt chẽ Khối lượng khai thác được phân bổ hàng năm tuỳ theo từng tỉnh và số lượng chặthạ đang giảm dần từng năm trên phạm vi cả nước Nếu vào năm 1990, khối lượng khai tháchàng năm là trên 1 triệu M3, thì sau đó đã giảm xuống 300,000 M3 vào năm 2000 và đến2008 thì hạn mức khai thác gỗ chỉ còn 120,000 M3 trên cả nước
Bảng 1: Hạn mức khai thác gỗ tại Việt Nam
Hạn ngạch khai thác (m3)
Trên 1triệu.
300,000 200,000 150,000 130,000 120,000 120,000
3 Số liệu cập nhật 31.12 2006 – MARD
Trang 9*Các dịch vụ (Services) ở đây đề cập đến các dịch vụ sấy khô bằng lò, bảo dưỡng dụng cụ máy móc.
** Nguyên liệu hoàn thiện (finishing materials) là các nguyên liệu dùng để chuẩn bị và hoàn thiện sản phẩm ví dụ như băng dính, nguyên liệu mài mòn (đá mài, đánh giáp),
dung môi, sơn mài, sơn nước, vv Bản thân việc sản xuất đồ gỗ với những công đoạn phức tạp của nó chỉ chiếm 25% giá trị tiêu dùng của sản phẩm 75% giá trị còn lại nằmtrong chuỗi giá trị bên ngoài Điều này nhấn mạnh vào cơ hội tăng phần giá trị còn lại cho sản phẩm.
Gỗ nhà
Gỗ nhập khẩu cho nhà máy xẻGỗ và ván nhập khẩu
TreMây và sợi
tự nhiên
Gỗ tiệnSx VảiThuộc da liệu độnNguyên
Hàng thủ côngDịch vụ*
Đóng góiThiết kế, Kỹ
Nhà SX đồ gỗ
Nhà sx bàn ghế có bọc đệmNguyên liệu hoàn thiện**
Máy móc trong nướcMáy móc nhập
Đào tạo nghề và kỹ năng quản lý
Đại họcViện kỹ
thuật Đào tạo tại chỗ
Đại lý & Hãng
mua hàng
Chuỗi giá trị ngoài nước
Thị trường chính.1 (Tây Âu)Thiết kế
Vận chuyển Nhập khẩu quốc gia Bán buônBán lẻ
Người tiêu dùngThị trường chính 2 (Mỹ, Nhật)
Vận chuyểnNhập khẩuBán buôn
Người tiêu dungThị trường chính 3 Đông Nam Á
Nhập khẩuNgười
hoàn thiệnXuất khẩuBán buônBán lẻ
Người tiêu dùng
Trang 10Cần phải lưu ý rằng, số lượng gỗ tự nhiên khai thác hàng năm ở trên không phải chỉ để sảnxuất đồ gỗ mà còn dùng vào rất nhiều mục địch khác như xậy dựng và khai thác mỏ Theoước tính chỉ khoảng 60% gỗ khai thác từ các khu rừng tự nhiên được dùng vào mục đích sảnxuất đồ gỗ (tương đương 72,000 M3 năm 2008)
Diện tích rừng trồng ở Việt Nam là 2.2 triệu ha, trong đó rừng sinh lợi là 1.45 triệu ha(681,000 ha là rừng trưởng thành) Khối lượng khai thác từ các khu rừng trồng tăng dần mỗinăm từ 800.000 M3 năm 2000 lên trên 2 triệu M3 năm 2008 Hầu hết gỗ từ nguồn rừng trồngcủa Việt Nam được sử dụng để sản xuất giấy, làm giá đỡ để khai thác mỏ, các nguyên liệuván, tấm nhân tạo và sản xuất đồ dùng bằng gỗ.
Tổng khối lượng đồ gỗ sản xuất từ gỗ trồng chiếm khoảng 20% tổng khối lượng gỗ khai thác.Tổng khối lượng gỗ trồng dùng để sản xuất đồ gỗ từ năm 2003-2006 là khoảng 1triệu M3.Lượng tiêu thụ gỗ trồng để sản xuất đồ gỗ ước tính vào năm 2010 là khoảng 3.5 triệu M3.Một khối lượng tương tự nguyên liệu ván, tấm nhân tạo cũng sẽ được sử dụng tới 20104 Mộttrong những điểm yếu của gỗ trồng tại Việt Nam là đường kính nhỏ Điều này có nghĩa là sẽkhó có thể sản xuất đồ gỗ một cách hiệu quả từ nguồn nguyên liệu này Hẩu hết được dùngđể sản xuất ván ép nhân tạo và bột giấy Thêm vào đó, ở Việt Nam không có sản phẩm gỗđược chứng nhận đủ các tiêu chuẩn về kinh tế xã hội và môi trường do Tổ chức quốc tế vềquản lý rừng (FSC) cấp bất kể là gỗ tự nhiên hay gỗ trồng (Chỉ có một công ty là OJI, nhàmáy sản xuất giấy với vốn đầu tư của Nhật Bản đạt được chứng nhận FSC cho rừng trồng củahọ Nguyên liệu được dùng để làm bột giấy).
Để nỗ lực giảm sự khan hiếm của nguồn nguyên liệu gỗ tự nhiên, các nhà sản xuất dựa trênnguyên liệu là gỗ đã thu hút được nhiều sự quan tâm, đầu tư từ chính phủ Tuy nhiên, dù lýdo gì đi nữa, thì việc sản xuất vẫn không đáp ứng được mục tiêu đề ra Điều này thể hiện ởviệc chỉ đạt được 20% tổng công suất chế biến, trong đó:
Sản xuất gỗ dán: 12 nhà máy và 10 đơn vị sản xuất quy mô nhỏ với công suất thiết kế
150,000 m3 sản phẩm mỗi năm; thực tế chỉ đạt được 60.000 m3 sản phẩm mỗi năm.
Sản xuất ván dăm, ván ép bột sợi: 6 nhà máy với công suất thiết kế là 88.000 m3 sản
phẩm mỗi năm và có công suất thực tế là 45.000 m3 mỗi năm.
Sản xuất ván phủ giấy: 9 đơn vị sản xuất với công suất 26.000 m3 sản phẩm mỗi năm
nhưng công suất thực tế là 15.000 m3
Tính trung bình thì tình hình sản xuất chung chỉ đạt mức dưới 50% công suất và đòi hỏi phảicó sự phân tích, quyết định kịp thời để đưa ra các biện pháp hỗ trợ kỹ thuật nhằm cải thiệntình hình Từ nay đến 2020, chính phủ sẽ tập trung vào hai loại sản phẩm chủ yếu là gỗ tấmnhân tạo, ván dăm và ván ép bột sợi tỉ trọng trung bình sử dụng nguồn gỗ trồng Mục tiêu đặtra là công suất 540.000M3 sản phẩm, 320.000 m3 ván dăm và 220.000m3 ván ép bội sợi mỗi4 Theo kế hoạch trồng rừng 2006-2010
Trang 11năm Tuy nhiên, chất lượng gỗ trồng tại Việt Nam còn rất thấp do giống kém và kỹ thuật
chăm sóc không đảm bảo, vì vậy hầu hết chỉ phù hợp để sản xuất giấy và làm nguyên liệu gỗnhân tạo.
2.2.2 Gỗ nhập khẩu
Lượng tiêu thụ gỗ của ngành công nghiệp chế biến gỗ của Việt Nam từ 3-3,5 triệu m3 mỗinăm nhưng lượng nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 20%, 80% còn lại là nhậpkhẩu Theo thống kê, Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ hơn 100 nước trên thế giới.Khối lượng gỗ nhập khẩu tăng lên hàng năm từ 151,5 triệu đô la Mỹ năm 2000 lên 535,8triệu đô la năm 2004 Thông thường kim ngạch nhập khẩu nguyên liệu nhập khẩu chiếm 42-49% tổng kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ Do giá dầu nguyên liệu gia tăng gần đây nên cước phívận chuyển từ các quốc gia xa xôi đang xuất khẩu gỗ về Việt Nam như Nam Phi, Nam Mỹ(Brazin…) cũng tăng rất cao, nếu tính nguồn gỗ từ Nam Phi thì giá cước phí vận chuyển đãchiếm tới 27% giá gỗ nguyên liệu, và nếu tính từ Nam Mỹ thì cước phí vận chuyển đườngbiển lên tới 37% Điều này thể hiện tính phụ thuộc cao vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu vàlà điểm yếu của các nhà sản xuất đồ gỗ ngoài trời giá rẻ, thứ được làm hoàn toàn từ gỗ liềnkhối.
Bảng 2: Kim ngạch nhập khẩu gỗ
Trị giá nhập khẩu (nghìn USD)
Source: GSO and Trade Information Center
Các công ty chế biến gỗ nhập khẩu nguyên liệu đa dạng, từ gỗ khúc, gỗ xẻ, đến ván tấm, vándăm, ván ép bột sợi và gỗ dán… Nguồn gốc và chủng loại của các loại gỗ này từ rất nhiềuquốc gia trên thế giới5:
Bảng 3: Nguồn nhập khẩu gỗ
1.MDF 111,100,000 11% Malaysia, Thailand, China, Indonesia, Australia, Newzeland, Taiwan…2 Bạch đàn 90,900,000 9% Urugoay, Brazil, Papua New Guinea,
South Africa, Australia, Spain, USA…3.Thông 80,800,000 8% New Zealand, Chile, China, Findland,
Australia, Taiwan, Canada…
4.Teak (giá tỵ) 60,600,000 6% Myanmar, Ghana, Papua New Guinea 5 Nguồn: Tổng cục thống kê
Trang 12Loại gỗ nhập khẩuTrị giá (USD) %Xuất xứ gỗ (*)
Solomon Island, Costa Rica …5.Cao su 50,500,000 5% Cambodia, Malaysia, Thailand,
Indonesia6.Xylia
272,700,000 27% Myanmar, Ghana, Papua New Guinea, Australia, New Zealand, Sweden, Brazil, South Africa, Laos, USA, Canada…
Chi phí cho gỗ và các nguyên liệu nhân tạo chiếm một phần rất lớn trong kết cấu của sảnphẩm (40-65%), do đó việc tìm kiếm giải pháp để làm giảm tối đa chi phí cho vật liệu gỗđóng một vai trò rất quan trọng trong việc giảm giá thành sản phẩm và tăng khả năng cạnhtranh của các nhà sản xuất Thực tế là Malaysia cung cấp đến 50% gỗ sồi cắt khúc cho cácnhà sản xuất Việt Nam trong khi ở Malaysia không có cây sồi mà cây này bắt nguồn từ Mỹ,Đức, Nga và Rumani Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc tiếp cận các nguồn cung phùhợp Các nhà buôn gỗ của Malaysia lại tìm được những nguồn cung tốt hơn để buôn bán vớicác nhà sản xuất của Việt Nam Điều tương tự cũng xảy ra khi các nhà trung gian cung cấpgỗ của Mỹ lại tìm các nguồn cung từ Canada và bán cho các công ty Việt Nam Việc có quánhiều trung gian tham gia vào quá trình cung cấp nguyên liệu cùng với việc giá nguyên liệungày càng tăng đã làm cho đồ gỗ của Việt Nam càng ngày càng ít lợi thế và đe doạ nghiêmtrọng đến khả năng cạnh tranh Đây là vấn đề chính cần được giải quyết.
Cùng lúc đó thì các nhà cung cấp truyền thống về đồ gỗ của Việt Nam là Lào, Myanmar,Indonesia, đã cấm xuất khẩu gỗ khúc Vì vậy, các công ty Việt Nam đang phải nhập khẩu gỗsơ chế với giá cao hơn Ngoài ra, hầu hết các công ty nhập khẩu gỗ một cách độc lập với số
lượng nhỏ đã làm giá gỗ CIF Việt Nam cao hơn Bên cạnh những áp lực này, nhu cầu về
gỗ và sản phẩm gỗ tại Trung Quốc đang tăng nhanh sẽ làm tăng áp lực lên việc kiểm kêtài nguyên gỗ của các nước xuất khẩu lân cận Việc này đã được nhấn mạnh bởi QuỹThiên nhiên hoang dã thế giới (WWF) rằng nhu cầu tiêu dùng gỗ tại Trung Quốc sẽtăng nhanh
Trang 13Năm 2003, Trung Quốc nhập khẩi khoảng 42 triệu m3 gỗ, trong đó trên 50% đến từMalaysia, Indonesia và Nga Theo dự báo, lượng tiêu thụ gỗ tại Trung Quốc có thể đạt tới125 triệu m3/năm vào năm 2010 Việc này chắc chắn sẽ có tác động nhiều đến giá cả.
Gỗ được nhập khẩu là cả hai loại có chứng nhận và không có chứng nhận FSC Nhu cầu vềgỗ có chứng nhận FSC đang tăng lên ở tất cả các nước tuy nhiên giá của loại gỗ này thườngcao hơn từ 20-25% so với gỗ không có chứng nhận Giá nguyên liệu thô thường chiếm 35-60% trong chi phí của sản phẩm đối với đồ gỗ ngoài trời và còn cao hơn đối với đồ gỗ trongnhà (50-70%) Gỗ nhập khẩu không phải chịu thuế, trừ 10%VAT, nhưng nếu sản phẩm để táixuất khẩu thì cũng không phải nộp Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ làm tăng thêm 40-60%giá trị thực tế của gỗ.
Chính phủ Việt Nam đã quyết định bảo tồn rừng tự nhiên vì các lý do môi trường Điều nàylà đúng Khi những khu rừng tự nhiên và rừng trồng đến thời kỳ khai thác, Việt Nam sẽ cómột nguồn cung tốt hơn về nguyên liệu nhưng vẫn chưa thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước.
Trong khi đó việc nhập khẩu gỗ thực sự là một trở ngại đối với các nhà sản xuất và cầnphải có một chiến lược để làm giảm gánh nặng này Ví dụ tăng thêm lượng kim loại và
giảm gỗ đối với đồ nội thất ngoài trời, cải tiến thiết kế, thêm tre, thêm sợi, vv.
2.2.3 Các nguyên liệu khác
Sự sẵn có và nguồn cung của các nguyên liệu khác như tre, mây, cói, nhôm/kim loại, da,gốm, sơn mài, kính, nhựa, vv cũng giữ vai trò quan trọng trong thiết kế, phát triển và đa dạnghoá sản phẩm đồ gỗ Điều này là đúng với tất cả các cấp độ thị trường.
Những nguyên liệu này đều có tại Việt Nam nhưng ở mức độ cạnh tranh khác nhau so vớicác nước khác trên thế giới Việt Nam đôi khi được gọi là “Đất nước của cây tre”, và cónguồn tiềm năng lớn Bản thân cây tre và các sản phẩm từ tre như nan tre, tre đan có thể kếthợp rất tốt với gỗ trong quá trình thiết kế và sản xuất đồ nội thất Tuy nhiên, cũng như câymây, cây tre ở Việt Nam cũng đang bị đe doạ cạn kiệt và cần có biện pháp triệt để để bảo tồnvà trồng mới Giá cả ngày càng cao và giờ đây Việt Nam đang phải nhập khẩu mây tre từTrung Quốc, Lào và Indonesia
Căn cứ vào tình hình trên, chính phủ Việt Nam đã thông qua chiến lược phát triển các sảnphầm phi gỗ rừng tới năm 2015, trong đó tre và mây là hai thành phần quan trọng.
Gỗ kết hợp với kim loại đang ngày càng thu hút được sự chú ý của các nhà nhập khẩu nướcngoài, nhưng chỉ có một số nhà máy tại Việt Nam có thể sản xuất các bộ phận kim loại nhưkhung đúc, khung lắp ghép Chất lượng và thiết kế vẫn rất hạn chế và các nhà xuất khẩu đồgỗ vẫn phải nhập khẩu các bộ phận này từ Trung Quốc và một số nơi khác để đáp ứng đơnhàng Sự phát triển nguyên liệu kim loại và các nguyên liệu đầu vào khác cho ngành công
Trang 14nghiệp là thiết yếu và có khả năng mang lại lợi nhuận để có thể nắm bắt được phần lớn hơnnữa trong chuỗi giá trị.
2.2.4 Phần cứng và phụ kiện
Phần cứng, phần lắp ghép và các phụ kiện được sản xuất tại địa phương hoặc mua lại từ cácnhà buôn và các nguồn từ nước ngoài Các phần cứng như bu-lông, ốc vít, đinh vít, đinh, vvđược sản xuất trong nước nhưng rất hạn chế về chất lượng và chủng loại Việc cung cấp cácmặt hàng này là cơ hội lớn cho sự phát triển ngành công nghiệp phụ liệu Đài Loan là một môhình hoàn hảo cho việc phát triển ngành này và cần được nghiên cứu cụ thể trong quá trìnhhoạch định chiến lược phát triển ngành Với những phụ kiện lắp ráp đặc biệt họ vẫn nhậpkhẩu từ Đức, Ý, Nhật, Trung Quốc và Đài Loan Trong nhiều trường hợp, nhà nhập khẩu sẽcung cấp những phần cứng thích hợp và/hoặc các phụ kiện mà nhà sản xuất cần để đảm bảochất lượng sản phẩm Các phụ liệu này cần được cung cấp trong nước (Việt Nam) càng nhiềucàng tốt.
Các phụ kiên khác như sơn xịt, sơn nước, keo dán, lá kim loại, sợi, vv có thể được sản xuấttại Việt Nam, nhưng vẫn cần nhập khẩu các nguyên liệu chất lượng cao
Các phần cứng và phụ kiện này chủ yếu được bán tập trung tại TP.HCM và điều này có thểgây khó khăn cho những nhà sản xuất tại miền Bắc khi mà hoạt động phân phối hàng hoá cònyếu.
Trong nhiều trường hợp các công ty nước ngoài đã tự sản xuất phần cứng và phụ kiện tạiViệt Nam hoặc kết hợp với các công ty thương mại địa phương Cần phải khuyến khích đầutư vào lĩnh vực này và trợ giúp các nhà sản xuất trong việc sản xuất tại địa phương vì mặthàng này có tiềm năng rất cao trong việc thay thế nhập khẩu Một số công ty đã đặt các chinhánh đại diện ở nước ngoài để thúc đẩy bán hàng
2.2.5 Máy móc
Máy móc và thiết bị đóng vai trò quan trọng trong việc tăng tính cạnh tranh trong ngành côngnghiệp đồ gỗ Các máy chế biến gỗ cơ bản được sản xuất tại Việt Nam và cung cấp cho cácnhà sản xuất quy mô nhỏ trong nước hoặc các công ty lớn Có một số công ty chuyên về lĩnhvực này nhưng hầu hết đều ở quy mô nhỏ (80%) và trung bình (20%), sản xuất những thiết bịrất cơ bản với công nghệ thấp Các máy móc phức tạp hơn được nhập khẩu mới hoặc đã quasử dụng Thiếu nguồn nhân lực lành nghề có khả năng sử dụng những thiết bị phức tạp và cơsở cung cấp phần mềm, công cụ và dịch vụ bảo dưỡng thì còn rất đơn giản Thường thì khimua máy móc đã qua sử dụng người mua không được cung cấp đầy đủ hướng dẫn sử dụng vàcách bảo dưỡng thiết bị nên khi vận hành thường không được như mong muốn Nhiều xưởngchế biến gỗ được đặt gần các làng nghệ gỗ mỹ nghệ (tại Hà Tây và Bắc Ninh), những xưởng
Trang 15này đôi khi chỉ ở quy mô gia đình và sản xuất bằng các dụng cụ đơn giản như cưa dài, cưamáy, máy tiện, máy tạo khuôn có trục quay và máy khoan đơn giản Những máy móc nàylàm tăng năng suất của các làng nghề nhưng để sản xuất những sản phẩm cần độ chính xáccao và sản xuất hàng loạt sản phẩm giống nhau thì những máy móc này không đáng tin cậy.An toàn lao động cũng là vấn đề cần quan tâm Nhiều máy kiểu này không được bảo hộ đầyđủ và rất nguy hiểm khi sử dụng ngay cả đối với những thợ lành nghề.
Trung tâm sản xuất máy chế biến gỗ của Việt Nam là Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.Phần lớn tập trung ở Tp.HCM nơi các máy móc được sản xuất hoặc lắp ráp với một tỉ lệ nhấtđịnh các linh kiện nhập khẩu từ Đài Loan, Trung Quốc và Nhật Bản Về cơ bản, ccs nhà sảnxuất có thể đáp ứng yêu cầu của các công ty chế biến gỗ về các sản phẩm sơ chế và bán hoànthiện và họ đang cố gắng đầu tư vào các thiết bị để nâng cao hiệu quả sản xuất Họ đầu tưvào các máy công cụ CNC để thay thế các công nghệ cũ và để cải tiến chất lượng Hiện giờ,
các công ty có thể sản xuất và cung cấp các máy móc như máy ghép (Finger Jointing Lines),
máy cắt mộng tự động hai đầu (Automatic double end tenoners), máy cắt khuôn hàng loạtcũng như các dụng cụ cơ bản như cưa, máy bào, máy bào bàn, vv.
Chưa có số liệu chính xác về tỉ lệ máy chế biến gỗ nhập khẩu nhưng số lượng ứng tínhkhoảng hơn 80% Điều này, như đã nói ở trên, là một cơ hội lớn cho các nhà sản xuất trongnước Năm 2006, tổng giá trị máy móc chế biến gỗ nhập khẩu vào Việt Nam là 57 triệu đô laMỹ Máy móc được mua chủ yếu từ Nhật, Ý, Đài Loan, Trung Quôc và Đức Nhiều máy mócchất lượng cao hơn sẽ được nhập khẩu khi số nhà sản xuất chuyển sang sản xuất đồ nội thấttrong nhà tăng lên.
Các máy móc nhập khẩu được cung cấp bởi mạng lưới các công ty thương mại Hầu hết làcác công ty thương mại trong nước, một số là đại diện của công ty nước ngoài Cũng cónhiều trường hợp các nhà sản xuất đồ gỗ tự liên hệ và nhập khẩu trực tiếp từ các nhà sản xuấtngước ngoài.
2.2.6 Đào tạo kỹ thuật, quản lý và hướng nghiệp
Ngành công nghiệp chế biến gỗ ở Việt Nam được hỗ trợ bởi một hệ thống các trường đào tạonghề và các cơ quan nghiên cứu để cung cấp các kiến thức chế biến cho những nhà quản lývà công nhân Có 3 kiểu cơ quan nghiên cứu và trường đào tạo nghề khác nhau (bao gồm đạihọc, cấp 3, cấp 2, trường dạy nghề kỹ thuật và trường đào tạo cán bộ quản lý) trên cả nước.Hệ thống đào tạo về rừng nằm trong phạm vi quản lý của Bộ NN&PTNT bao gồm Viện khoahọc tài nguyên rừng (đào tạo sau đại học), Cao đẳng lâm nghiệp ở Xuân Mai, Hà Tây, 2trường đào tạo cán bộ quản lý về nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Hà Nội vàTp.HCM, 3 trường trung cấp lâm nghiệp trung ương tại Quảng Ninh, Đông Nai và Gia Lai;trường hướng nghiệp dạy nghề chế biến gỗ tại Hà Nam, trường công nhân lâm nghiệp trungương Số 1 tại Lạng Sơn, Số 2 tại Ninh Bình, Số 3 tại Bình Dương, số 4 tại Phú Thọ, 2 trung
Trang 16tâm đào tạo bảo vệ và quản lý rừng ở phía Bắc và phía Nam cũng mới được thành lập Nhìnchung, hệ thống đào tạo đã cung cấp nguồn nhân sự đáng kể cho ngành nhưgn chất lượng đàotạo hiện nay, đặc biệt là các ngành liên quan đến công nghệ, máy móc, thiết kế, marketing…vẫn rất kém.
Hàng năm, các đơn vị đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT tuyển sinh 5.170 sinh viên trong đó 70 làthạc sĩ, 800 là cử nhân chính quy, 450 tại chức, 50 sinh viên cao đẳng, 850 học sinh trung họcchính quy và, 400 học sinh trung học tại chức, và 2.550 học sinh tại các trường hớng nghiệp Bênc cạnh các trường đại học và cơ sở đào tạo thuộc Bộ NN&PTNT, còn có trường Caođẳng Nông Lâm Thủ Đức, Đại học Tây Nguyên, Đại học Nông nghiệp Thái Nguyên và Đạihọc Lâm Nghiệp thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo Uỷ ban nhân dân tỉnh đang quản lý 10 cơ sởđào tạo bao gồm 1 trường đại học (Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hoá), 8 trường trung họcvà 1 trường dạy nghề Những trường học này đang đào tạo 800 sinh viên cả chính quy và tạichức tại các trường đại học cao đẳng, trung học và công nhân kỹ thuật
Số lượng cán bộ và công nhân lâm nghiệp được đào tạo bởi các đơn vị này là hơn 80.000trong đó đào tạo sau đại học là 13.000 (tiến sĩ 110, thạc sĩ 200), đào tạo trung học là 27.000và công nhân lành nghề là 40.000
Tuy nhiên, đầu ra của các khoá đào tạo này thường không liên quan đến sanr xuất đồ gỗ trừmột số trường dạy nghề Bên cạnh đó, rõ ràng là các kiến thức đào tạo tổng hợp không đượcđưa đến tận các thợ kỹ thuật lành nghề Dưới áp lực của việc khan hiếm nguồn lao động, mộtsố mô hình hợp tác đã được đưa vào hoạt động rất hiệu quả Đại học Nông Lâm Thành phốHồ Chí Minh đã mời các nhà sản xuất đồ gỗ đặt trụ sở trong khu vực thuộc phạm vi củatrường và thuê sinh viên làm tập sự để tham gia vào các hoạt động sản xuất Ngoài ra, môhình Công-Tư liên danh đào tạo công nhân ngành gỗ đã được triển khai tại Đak Lak dưới sựhỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của tổ chức GTZ (Đức)
2.2.7 Các nhà sản xuất đồ gỗ
Theo số liệu của Bộ NN& PTNT, có khoảng 2562 doanh nghiệp chuyên về sản xuất kinhdoanh đồ gỗ trên cả nước Trong số đó có 374 công ty nhà nước, 421 công ty có vốn đầu tưnước ngoài với số vốn đăng ký là 1,2 tỉ đô la Mỹ (tính đến 14/12/2006) và còn lại là cácdoanh nghiệp tư nhân địa phương.
Tổng công suất chế biến của các doanh nghiệp này là khoảng 3 triệu m3/năm (bao gồm gỗnguyên khối và ván nhân tạo) Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gỗ đều đặt tạiBình Định, Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai Quy mô của các công ty chế biến gỗ cóthể chia làm 3 nhóm:
Trang 17Nhóm 1 Công ty quy mô lớn với công suất hàng tháng khoảng 100 đến 350 công-ten-nơ 40ftNhóm 2 Công ty quy mô vừa với công suất hàng tháng khoảng 20 đến 100 công ten nơ 40ft.Nhóm 3 Công ty quy mô nhỏ với công suất hàng tháng nhỏ hơn 20 công ten nơ 40ft.
Trong số các công ty này đã có 99 công ty đạt được Chứng nhận Chuỗi hành trình sản phẩm(COC ) và số lượng các công ty đạt chứng nhận sẽ còn tăng trong tương lai Hầu hết các côngty lớn và một số công ty vừa cũng đã đạt tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và SA 8000
Nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chế biến gỗ còn thấp Lợinhuận trước thuế so với tổng vốn đầu tư năm 2008 của toàn ngành là 2,5% trong đó lợi nhuậncủa các công ty ở phía nam là 5,48%, 14 lần cao hơn so với các doanh nghiệp ở phía Bắc(0,04%)
Các công ty chế biến đồ gỗ cũng đang trong quá trình tập hợ lại để thúc đẩy tăng trưởngthông qua việc hợp tác và đồng minh chiến lược Mới đây, một số nhà sản xuất đã đóng vaitrò nhà thầu phụ cho các công ty với năng lực giới hạn hoặc sản xuất các chi tiết đặc biệt Cácnhà sản xuất đã dần nhận ra rằng mỗi công ty phải tìm ra yếu tố cạnh tranh chủ chốt của mìnhvà tập trung vào đó Cùng lúc đó, một số công ty đang cố gắng chính thức hội nhập vào khuvực sản xuất ván và lớp dán bề mặt để có thêm sức mạnh trong việc điều chỉnh chi phí và giácả Thêm vào đó, họ cũng đang là nhà cung cấp cho các công ty sản xuất đồ gỗ nhỏ.
Các công ty chế biến gỗ có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong sự pháttriển của ngành công nghiệp gỗ Việt Nam, không chỉ trong lĩnh vực xuất khẩu mà còn tronglĩnh vực trình độ công nghệ, đào tạo nhân lực, đa dạng hoá sản phẩm và thậm chí là nâng caohình ảnh về ngành công nghiệp gỗ trên thị trưòng thế giới Vì giá lao động ngày càng tăng vàkhan hiếm nguôn nhân công trong nước nên các nhà sản xuất nước ngoài từ Mỹ, Châu Âu,Nhật Bản đang tìm kiếm một môi trường sản xuất kinh doanh phù hợp hơn ở Malaysia,Singapore, Thailand, Philippines, và gần đây là Việt Nam Đây là thời cơ rất tốt để thúc đẩysản xuất ở Việt Nam khi các doanh nghiệp Đài Loan xây dựng và mở rộng quy mô nhà máytại đây, đặc biệt là tại Tp.HCM vì họ đang tăng tốc để đối đầu với Trung Quốc trong cuộcchạy đua xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Châu Âu Có cở sở để đặt niềm tin và sự lạc quanvào tiềm năng ở đây và vì vậy một nguồn vốn khổng lồ đã được đầu tư để đặt dấu ấn chắcchắn vào thị trường sản xuất đồ nội thất đang lên này Những nhà máy mới này được trang bịmáy móc mới với các loại thiết bị mới nhất trong một số công đoạn – như hoàn thiện.
2.2.8 Các đại lý và công ty môi giới
Đây là các cá nhân hoặc công ty đóng vai trò đàm phán và xác lập mối làm ăn theo chỉ dẫncủa người uỷ nhiệm hoặc đóng vai tròn trung gian giữa người mua và người bán Họ khôngmua bán cho mình mà làm việc vì hoa hồng Hầu hết các đại lý làm đại diện cho hơn một nhàsản xuất mặc dù tránh cạnh tranh lẫn nhau Thông thường đại diện của bên mua thường đặt
Trang 18văn phòng tại đất nước của bên bán.
Có rất nhiều đại lý và công ty môi giới về mua bán gỗ hoạt động tại Việt Nam Hầu hết là cáccông ty môi giới mua hàng như Carrefour, Ikea, Diamond Keystone Associates nhưng cũngcó một số liên quan đến cả tìm kiếm nguồn hàng và sản xuất như Scancom Các đại lý muahàng cũng giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển ngành, gần đây, Carrefour đã nhập khẩu20 triệu đô la Mỹ đồ gỗ trong năm 2006, trong khi Scancom đã xuất khẩu khỏi Việt Nam hơn40 triệu đô.
2.2.9 Vận tải và giao hàng
Các công ty vận tải đường biển và chuyên chở nội địa và nước ngoài thường cung cấp một sốdịch vụ kèm theo như thủ tục hải quan, thuê công-ten-nơ, thuê tàu, vận tải nội địa, vv Sựcạnh tranh giữa các công ty vận tải rất khốc liệt Mỗi công ty thường mạnh trong một khuvực vận tải nhất định Vận tải hàng hoá tại Việt Nam thường cao hơn ở Trung Quốc vì mậtđộ giao thông đông và cơ sở hạ tầng cảng biển còn yếu kém
2.2.10 Nhà nhập khẩu/ Nhà bán buôn/ Nhóm mua hàng
Bằng việc tự đứng ra mua hàng bằng tiền của mình, các nhà nhập khẩu hoặc bán buôn cóquyền quyết định đối với hàng hoá của mình và chịu trách nhiệm cho các hoạt động bán hàngtiếp theo và phân phối trên đất nước/thị trường của mình Họ rất quen thuộc với thị trườngtrong nước và có thể cung cấp nhiều thông tin cho các nhà sản xuất nước ngoài bên cạnh hoạtđộng kinh doanh mua bán, như các thủ tục xuất nhập khẩu hoặc gửi hàng, giữ kho Sự pháttriển mối quan hệ giữa nhà sản xuất và nhà nhập khẩu có thể đưa đến mức độ hợp tác cao hơntrong việc đưa ra các mẫu thiết kế phù hợp cho thị trường, các xu thế mới, sử dụng nguyênliệu và các yêu cầu chất lượng
Nhóm mua hàng được hình thành để hỗ trợ các nhà bán lẻ có điều kiện tốt hơn Họ thườngmua cho một bộ sưu tập của các công ty nhỏ Nhóm mua hàng vận hành kiểu như một hợptác xã và tìm kiếm giá cả tốt hơn và dịch vụ tốt hơn bằng ưu thế về số lượng mua của họ Tuynhiên họ thường không có kho chứa hàng và yêu cầu hàng hoá phải được chuyển đến thẳngnhững cửa hàng bán lẻ Điều này đòi hỏi phải thêm một chút phức tạp cho nhà sản xuất làphải làm các giấy tờ cần thiết và điều hành khâu vận chuyển
2.2.11 Nhà bán lẻ
Bán lẻ là khâu cuối cùng trong chuỗi phân phố từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng Các nhàbán lẻ với quy mô khác nhau từ quy mô nhỏ được biết đến ở Mỹ như chuỗi cửa hàng ‘Mom& Pop’ đến các đại gia bán lẻ như Walmart, IKEA và Carrefours
Các cửa hàng nhỏ thường là chuyên gia hoặc về sản phẩm hoặc về dịch vụ Họ mua từ nhà
Trang 19bán buôn và thường không kèm theo dịch vụ lưu kho Nhà bán buôn đã tính họ cả chi phínhập khẩu, lưu kho và phân phối Giá cả có thể tăng nhưng thường trong khoảng từ 80 đến100%, đôi khi có thể hơn so với giá FOB Nhà bán lẻ sau đó cũng thêm vào khoảng 100%công với thuế và vì vậy khi đồ gỗ đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì giá cả đã cao gấp 4lần so với giá FOB
Đối tượng tiếp theo là nhóm mua hàng, người mua đại diện cho một số nhà bán lẻ mua hàngvới số lượng lớn Họ lấy một tỉ lệ phần trăm nhất định trong giá sản phẩm trả công cho dịchvụ tìm kiếm và lựa chọn của mình Thường thì tỉ lệ đó khoảng 10% đến 12% nhưng các nhàbán lẻ đã chịu tất cả các chi phí từ nhà máy đến cửa hàng nên giá cuối cùng của sản phẩmcũng chỉ tương đương với giá mua từ nhà bán buôn và các nhà bán lẻ có thể đạt được mứctăng giá lớn hơn 100%
Tiếp đến là các chuỗi cửa hàng nhỏ Đây là nhóm cửa hàng thuộc cùng một chủ sở hữ hoạtđộng trong một thành phố hoặc một địa phương nhưng thường không phân bố rộng khắp cảnước Họ thường hoạt động như những nhà bán buồn thu mua hàng về một trung tâm chứahàng và phân phối đến các cửa hàng của mình Và khi hàng đến tay người tiêu dùng thì giá cảcũng gấp 4 lần giá FOB
Nhóm tiếp theo là các nhà phân phối bán lẻ lớn như IKEAs, Walmarts, Carrefours, vv.Nhóm này là ông chủ trên khắp thế giới và có quyền năng chi phối biệc mua bán hàng Họmua trực tiếp từ nhà sản xuất và bán trực tiếp cho các khách hàng cuối cùng Họ tìm kiếm lợinhuận từ các nền kinh tế và rất cứng rắn trong quá trinh đàm phán mua hàng Họ thường yêucầu số lượng lớn với giá rất rẻ Họ thường bán háng với giá ưu việt thấp hơn 20 –22% trongcác cửa hàng của mình do đó để cung cấp hàng cho họ các nhà sản xuất cần phải hết sứcnăng suất để có thể thu được lợi nhuận Ngày càng nhiều nhóm mua hàng lớn đang trở thànhđộc quyền trong thị trường của họ Do quá trình toàn cầu hoá, các nhà phân phối lớind đangnắm bá quyền trong thị trường và các nhà cung cấp của họ bị ngập trong các đơn hàng khốilượng lớn và không cso thời gian để tìm kiếm cơ hội giá cao hơn ở những người mua hàngkhác
Những nhóm mua hàng này có chi phí khổng lồ và những bất cập trong hệ thống Trong khihọ thường bán với giá khuyến mại cho khách hàng thì mức giá khuyến mại đó là đạt được từnhững thực tế mua hàng tàn khốc Thực tế này có thể khốc liệt với các nhà sản xuất Cần phảihiểu rằng cung cấp hàng cho các đại gia phân phối bán lẻ đòi hỏi nhà sản xuất phải có hiệusuất tối ưu hoặc lợi nhuận phải bị hy sinh cho số lượng và công ty sản xuất có thể sẽ hoàntoàn thất bại Việc cung cấp số lượng lớn như vậy có thể mang lại những kinh nghiệm quýbáu và khả năng cọ sát trong ngành tuy nhiên mục tiêu vẫn là tiến gần hơn tới khách hàngcuối cùng Bên cạnh đó để cung cấp cho các công ty lớn, các nhà sản xuất cần phải có chiếnlược tiến đến việc hình thành chuỗi cung cấp độc lập
Trang 202.2.12 Khách hàng
Khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng, người chi tiền để mua sản phẩm về nhà Đây làkhâu cuối cùng của chuỗi giá trị Khách hàng bị thuyết phục mua hàng bằng kiểu dáng thiếtkế, địa điềm và chất lượng sản phẩm tại cửa hàng, bởi xu hướng mốt, bởi áp lực từ nhữngngười xung quanh và bởi sự cần thiết về chức năng sử dụng Giá mà khách hàng sẽ trả đượcchi phối bởi tính sẵn có, khả năng chi trả, chất lượng và phương thức thanh toán.
2.3 Đánh giá hoạt động kinh doanh đồ gỗ
Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ đã tăng nhanh trong những năm gần đây, từ 344.940.000đô la Mỹ năm 2000 đã đạt 1,1 tỉ đô la năm 2004, 1,98 tỉ năm 2006 và 2,72 tỷ năm 2008 ViệtNam cũng đặt mục tiêu cho kim ngạch xuất khẩu năm 2010 là 5.5 tỉ đô la với tỉ lệ tăngtrưởng hàng năm là 29.8%.
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và đồ gỗ tại Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
Bảng 5: Thị trường xuất khẩu chính các sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam năm 2008
Trang 21Các thị trường xuất khẩu cho từng nhóm sản phẩm đồ gỗ như sau (từ cao đến thấp):
Bảng 6: Thị trường xuất khẩu đô gỗ Việt Nam
Ghế bọc (khung gỗ) Anh, Đan Mạch, Đức, Úc, Đài Loan, Canada, Hà Lan, BỉGhế không bọc, làm từ gỗ Đức, Anh, Hà Lan, Bỉ, Úc, Đan Mạch
Các loại ghế khác Anh, Đức, Đan Mạch, Đài Loan, Pháp Các bộ phận của ghế Mỹ, Đài Loan, Malaysia
Đồ gỗ văn phòng, làm từ gỗ Mỹ, Nhật, Pháp, Anh, Hàn Quốc, Đan Mạch (hầu hết các thị trường này không tăng trưởng trong những năm qua)Nội thất nhà bếp và các đồ
gỗ nhà bếp khác, làm từ gỗ
Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan, Anh (các thị trường Mỹ, Nhật và Hàn Quốc tăng trưởng nhanh)
Nội thất phòng ngủ, làm từ gỗ
Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc (thị trường Mỹ và Nhật tăng trưởng nhanh, các thị trường khác tăng trưởng ổn định với tỉ lệ cao)
Nội thất phòng ăn và phòng khách, làm từ gỗ
Mỹ, Nhật, Pháp, Hà Lan, Anh, Đức, Úc (thị trường Mỹ tăng trưởng từ 100-300%/năm, thị trường Nhật cũng tăng ổn định)
Kim ngạch xuất khẩu mang lại do các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm một phần rấtlớn trong xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam Hơn một nửa lợi nhuận từ xuất khẩu năm 2006
Trang 22(1,93 tỉ đô la Mỹ) là từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài Tỉnh Bình Dương, nơi chiếmkhoảng 40% kim ngạch xuất khẩu của cả nước, hiện nay có 542 doanh nghiệp chế biến gỗ,bao gồm 200 công ty có vốn đầu tư nước ngoài với tổng số vốn đầu tư lên tới hơn 700 triệuđô la Cũng vậy, dựa vào số liệu thống kê của một công ty tư vấn tại thành phố Hồ Chí Minhchuyên về xúc tiến xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường Mỹ, khoảng 80% kim ngạch xuất khẩu đồgỗ của Việt Nam vào thị trường Mỹ là từ các công ty có vốn đầu tư của Đài Loan và TrungQuốc tại thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai cũng như các nhà buôn khác từnước thứ ba Số liệu thống kê này càng củng cố sự cần thiết phải đảm bảo rằng các công tynày phải hoạt động ổn định và lâu dài ở Việt Nam.
Từ khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới vào năm 2007, đã cónhiều nhà đầu tư hơn quan tâm đến công nghiệp chế biến gỗ trong nước và các công ty cóvốn đầu tư nước ngoài cũng có kế hoạch mở rộng hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Ví dụmột công ty của Đài Loan đã tăng gấp 4 lần công suất chế biến để có thể xuất khẩu 1.000công-ten-nơ mỗi tháng, và mục tiêu xuất khẩu là 60 triệu đô la một năm Trường hợp mởrộng của công ty này trông có vẻ tốt nhưng nhìn dưói góc độ tính toán người ta thấy giá trịmỗi công ten nơ dựa trên những chỉ số này là rất thấp và thực sự không kinh tế đối với ViệtNam cho dù là công ty nào Tất cả những gì đáng nói là việc này duy trì việc làm với mứclương rất thấp khi mà cái cần được cải thiện là giá trị kinh tế cho nền kinh tế Việt Nam chứkhông phải là số lượng.
Các mặt hàng đồ gỗ (bao gồm nội ngoại thất) cũng như các ngành xuất khẩu lớn khác như dệtmay, hải sản đều có nguy cơ bị kiện bán phá giá Mỹ có thể áp mức thuế chống phá giá chocác mặt hàng đồ gỗ của Việt Nam do giá trị xuất khẩu hàng đồ gỗ vào thị trường Mỹ tăngnhanh chóng.6 Mỹ có xu hướng mua đồ nội thất từ Việt Nam nhiều hơn do hiện tại chínhsách xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam thông thoáng hơn Chính vì vậy, Bộ Công thương yêucầu các doanh nghiệp tạm dừng mua đồ nội thất sẵn có từ các nước khác để nhập khẩu lại choMỹ, điều này không chỉ tránh việc vận chuyển trái phép mà còn giúp bảo vệ “uy tín” hànghoá của Việt Nam trên thị trường thế giới7
Một lý do khác khiến hàng đồ gỗ Việt Nam có nguy cơ bị kiện chống phá giá: Hàng đồ gỗnhập khẩu vào Mỹ có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất so với các nước khác; các nhà sản xuất đồ gỗnước ngoài chuyển đến sản xuất tại Việt Nam để tận dụng các ưu thế cho hàng hoá của họ vìViệt Nam có giá nhân công rẻ và hàng đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Mỹ chỉxếp thứ hai, đứng sau Trung Quốc8
2.4 Triển khai các hoạt động hỗ trợ
6 Bộ Thương mại, Tháng 6, 2005
7Việt Nam: Vietnam: Anti-dumping duty: Wood products eyed, Thai News Service, Jun 20, 2005
8 HCM City, Hiệp hội Gỗ HCM, Dec 2005
Trang 23Có một số nhân tố thành công thiết yếu quyết định đến tính cạnh tranh trong ngành côngnghiệp gỗ:
2.4.1 Cấp Chính phủ:
Chính phủ phải gắn bó với ngành, tạo cơ hội phát triển cho ngành và cung cấp một nềnmóng mà ở đó có thể triển khai các biện pháp tiếp cận thị trường tiên tiến Một yếu tố tấtyếu cho sự thành công của ngành công nghiệp chế biến gỗ là các công ty tiến đến cànggần với người tiêu dùng cuối cùng càng tốt.
Việc đào tạo phải được thưc hiện ở mọi cấp độ, kỹ năng thủ công, kỹ năng công nghệ,thiết kế, cải tiến và quản lý marketing.
Cần phải phát triển nguồn cung cấp gỗ nội địa lâu dài để đảm bảo nguồn nguyên liệu thôtrong thời gian dài cũng như đảm bảo tính bền vững của ngành.
Cần phải có một đội ngũ cán bộ được lựa chọn/tuyển dụng để dẫn dắt và lãnh đạo ngànhtrong quá trình tiếp cận với thị trường thế giới, xây dựng hình ảnh và giá trị tăng trưởngcủa ngành.
Các công ty cần phải được khuyến khích mua vào các sản phẩm cải tiến được marketingvà có thương hiệu của Việt Nam và họ phải được chuẩn bị để đóng góp vào quá trìnhhoạt động của ngành
2.4.2 Cấp độ ngành:2.4.2.1 Nguyên liệu sẵn có
Hiện tại, 42-49% giá trị xuất khẩu của Việt Nam phải dùng để chi trả cho việc nhập khẩu gỗvà ván Đây là tỉ lệ quá cao và đòi hỏi cần có sự quan tân vì sự tồn tại lâu dài của ngành Trong khi các nguồn cung cấp nguyên liệu cho thị trường Việt Nam ở các nước lân cận làLào, Campuchia đang cạn kiệt Giá gỗ ở Malaysia, thị trường nguyên liệu lớn nhất của ViệtNam, đang tăng lên nhanh chóng và các nhà xuất khẩu khác như Nga đã tăng thuế xuất khẩunguyên liệu gỗ Giá nguyên liệu nhập khẩu vào Việt Nam tăng từ 40 đến 100% so với năm2003 Ngoài ra, không có một kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu hiệu quả Việt Nam cũngchưa có các thoả thuận cấp chính phủ nào với các nhà xuất khẩu lớn như Nga, Niu Di Lân vàcác nước Nam, Bắc Mỹ.
Theo chương trình “trồng mới 5 triệu hecta rừng”, Việt Nam sẽ có 2 triệu hecta rừng bảo hộvà 3 triệu hecta rừng sản xuất vào năm 2010 Ngành lâm nghiệp Việt Nam sẽ khó để đạt
Trang 24được mục tiêu này nên khả năng là Việt Nam sẽ vẫn phải nhập khẩu khoảng 75% nguyênliệu gỗ trong những năm tới Không có thuế nhập khẩu gỗ ngoại trừ 10% VAT, nhưng sẽkhông phải nộp nếu sản phẩm là để tái sản xuất Tuy nhiên, chi phí vận chuyển sẽ làm tănggiá gỗ lên khoảng 60%
Việc cung ứng nguyên liệu gỗ trong nước thì không theo kịp và trong nhiều trường hợp cáccây lấy gỗ không được trồng đủ độ dài để có thể sử dụng “Cây keo được thu hoạch quá sớm(6 năm) nên chưa đạt độ trưởng thành và do đó sản lượng không hiệu quả và chi phí thuhoạch lại cao Nhà cung cấp được khuyến khích nên để gỗ đạt được đường kính lớn hơn từ10 đến 12 năm tuổi Vấn đề là ở chỗ người trồng rừng và chính phủ muốn thu tiền về nhanhvà không muốn chờ đợi Không có gỗ đường kính lớn thì các sản phẩm chất lượng cao sẽkhông thể được sản xuất tại Việt Nam”9
Các loại cây lấy gỗ trồng ở Việt Nam hiện nay như bạch đàn uro (bạch đàn urophylla)thường cho chất lượng thấp trong khi ở các nước khác có điều kiện tương tự như nước ta nhưquần đảo Solomon, Nam Phi, Uruguay và Brazil trồng các giống bạch đàn khác là Deglupta,Saligna and Grandis Những loại này cho chất lượng gỗ tốt hơn nhiều Giống cây, loại câytrồng và kỹ thuật canh tác vẫn là những điểm yếu của ngành lâm nghiệp tại Việt Nam.
Nhu cầu về các loại gỗ có chứng nhận đang ngày càng tăng và sẽ nhanh chóng trở thành tiêuchuẩn do áp lực từ các nhà bảo vệ môi trường và thực tế ấp lên của trái đất Tuy nhiên, khôngcó các khu rừng được chứng nhận ở Việt Nam là được chuyên trồng để lấy gỗ Chính phủđang tiến tới việc chứng nhận rừng quốc gia và có một ý kiến chung là việc khai thác gỗ mộtcách bền vững là cách tốt nhất để bảo tồn rừng khỏi nạn khai thác trái phép và cải thiện thựctiễn quản lý nhưng như vậy các khu rừng tự nhiên sẽ không cho sản lượng cần thiết.
42-49% giá trị xuất khẩu đồ nội thất ngoài trời là chi trả cho nguyên liệu thô Điều này cónghĩa là một phần giá trị còn lại rất nhỏ được dành cho nhân công, This leaves very littlevalue to be distributed to labour, chi phí sản xuất và lợi nhuận Với một tỉ lệ nguyên liệu thônhập cao như vậy, các doanh nghiệp không thể đạt được lợi nhuận cao hay đầu tư vào sự pháttriển bền vững của doanh nghiệp Hiện trạng này chỉ có thể được cải thiện bằng cách cải tiếntiếp thị, thiết kế, phát triển sản phẩm và chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt đồng đều Đây lànhưng yếu tốt thiết yếu của sự thành công
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hiện đang có 5.300 héc ta rừng giống phục vụ choviệc tuyển chọn cây giống cho trồng rừng ở trong nước, rừng giống này hiện mới chỉ đủ nănglực cung cấp giống một số loại cây như keo, bạch đàn, thông, còn các chưa có loại cây rừngcó giá trị cao mà thị trường thế giới ưa chuộng như teak, lát Mehico Năng lực nhân giốngcây bằng hạt, bằng cấy mô của cả nước hiện chỉ 128 triệu cây giống mỗi năm, chưa thể đápứng nếu các doanh nghiệp ngành lâm nghiệp có nhu cầu sử dụng nhiều cây giống tốt
9 Ý kiến của một nhà nhập khẩu đồ gỗ lớn của Việt Nam
Trang 25Một số công ty chế biến gỗ đã bắt đầu quan tâm và tiến hành trồng rừng nguyên liệu để lấygỗ phục vụ sản xuất, tuy nhiên việc đầu tư trồng rừng cũng không dễ, vì vốn đầu tư lớn, vòngquay vốn lại kéo dài nên ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của doanh nghiệp Ngoài chuyệntrồng rừng, doanh nghiệp còn phải lo chuyện bảo vệ rừng do lâm tặc và hiện trạng phá rừnglàm nương rẫy của dân địa phương
Nhu cần gỗ có nguồn gốc xuất xứ hợp pháp ngày càng tăng và sớm trở thành nhu cầu bắtbuộc của các quốc gia nhập khẩu để chống lại tình trạng phá rừng bất hợp pháp – là mộttrong những nguyên nhân làm biến đổi khí hậu toàn cầu Gần đây, cộng đồng Châu Âu đãchuẩn y Hiệp định “Tăng cường thực thi Luật Lâm nghiệp, quản trị rừng và buôn bán gỗ”(FLEGT) nhằm đưa ra các biện pháp phối hợp giữa người sản xuất và người tiêu thụ để thúcđẩy thương mại các nguồn gỗ hợp pháp, đồng thời loại bỏ các nguồn gỗ bất hợp pháp trongcác hoạt động thương mại với EU Mỹ cũng đã chuẩn y đạo luật Lacey nhằm thắt chặt hơnviệc kiểm soát nguồn gốc sản phẩm gỗ Căn cứ đạo luật này, hành động lấy gỗ, khai thác, sởhữu, vận chuyển, bán hoặc xuất khẩu không tuân thủ quy định của luật pháp ở bất cứ quốcgia nào cũng được xem là vi phạm tại Mỹ Khi xuất khẩu vào Mỹ, nhiều khả năng những nhàsản xuất, xuất khẩu và bán lẻ đồ gỗ có nguồn gốc đáng nghi ngờ có thể bị chính phủ nướcnày tịch thu hàng, phạt tiền hoặc thậm chí bị bỏ tù theo luật mới sửa đổi của Mỹ
Nguồn gỗ có nguồn gốc xuất xứ được phê chuẩn bởi FSC đáp ứng được các yêu cầu luậtpháp về xã hội và môi trường hứa hẹn một tiềm năng rất tốt để thâm nhập vào các thị trườngnước ngoài, không chỉ hiện tại mà còn trong tương lai lâu dài Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưacó nguồn gỗ sản xuất trong nước được cấp chứng chỉ này (ngoại trừ một công ty liên doanhcủa Nhật Bản trồng rừng để sản xuất nguyên liệu giấy Chính phủ Việt Nam đang xúc tiếnxây dựng bộ tiêu chuẩn mang tính quốc gia, phù hợp với các thông lệ quốc tế (FSC) để cấpcác chứng chỉ quản lý rừng cho các đơn vị trồng rừng của Việt Nam, tuy nhiên hiện tại bộtiêu chuẩn của Việt Nam vẫn chưa được phê chuẩn ở cấp quốc gia, và vẫn còn một số sựkhác biệt trong bộ tiêu chuẩn của Việt Nam và bộ tiêu chuẩn của FSC được thừa nhận 2.4.2.2 Phát triển nhóm và các ngành công nghiệp phụ trợ
Ngành công nghiệp chế biến gỗ hiện nay đang đối mặt với một vấn đề phổ biến là thiếu cácngành công nghiệp phụ trợ Mặc dù có sự tăng trưởng ấn tượngt trong những năm gần đâynhưng ngành công nghiệp chế biến gỗ tại Việt Nam không phát triển hài hoà với các ngànhcông nghiệp liên quan sản xuất các vật liệu, phụ kiện cho các sản phẩm gỗ Các phụ kiện vàvật liệu phụ chiếm từ 5-10% (đôi khi lên tới 15-19% - trường hợp của công ty Forexco, 15-25% trường hợp của công ty Savimex) trong giá trị sản phẩm (nhưng theo báo cáo của mộtsố công ty thì ở Trung Quốc nguyên liệu phụ chỉ chiếm 3-5% )
Hầu hết các phần kim loại của sản phẩm đồ gỗ đều được nhập khẩu, thậm chí cả khi đã cómột số nhà máy sản xuất ở phía Nam Các nguyên liệu khác như pôliurêtan (PU), chất dính,sợi, da, vv đều đang được phân phối bởi các công ty thương mại trung gian, những công tynày cũng nhập khẩu nguyên liệu từ các nước khác nhau Sơn PU và keo dính gỗ là hai sảnphẩm được tiêu thụ khá nhiều bởi cả các nhà sản xuất đồ nội thất trong nhà và ngoài trời.
Trang 26Chúng được nhập về từ Akzo Nobel (Hà Lan), Jowat (Đức), Kony Bond (Nhật Bản) và mộtsố nhà sản xuất khác tại địa phưong như Inchem (Malaysia), Duy Hoàng Các phụ liệungành gỗ không những giá cao, chất lượng thấp và đôi khi khó đựơc giao hàng đúng hẹn Vídụ riêng việc cung cấp nguyên liệu dệt cũng gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệpchế biến và xuất khẩu đồ gỗ Ví dụ, một doanh nghiệp dệt đồng ý sản xuất lớp bọc theo màusắc và kiểu mẫu như nhà sản xuất đồ gỗ yêu cầu nhưng khi giao hàng thì lớp bọc đó lại cómàu sắc và kiểu dáng không đúng như đã thoả thuận và do vậy làm ảnh hưởng nghiêm trọngđến quan hệ của nhà sản xuất đồ gỗ với khách hàng và dẫn đến việc huỷ bỏ hợp đồng và đòibồi thường
2.4.2.3 Nhân công
Các trường đại học và cao đẳng chỉ có thể cung cấp một phần nhở nguồn nhân lực cần thiếtcho ngành chế biến gỗ Các cơ sở đào tạo dạy nghề chế biến gỗ cũng không thoả mãn đượcnhu cầu của các doanh nghiêp vì vậy ngành công nghiệp gỗ đang đứng trước hiện trạng thiếutrầm trọng nguồn lao động lành nghề Các con số mới đây của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản ViệtNam (VIFORES) cho thấy rằng ngành gỗ cần khoảng 122.400 công nhân trong đó khoảng120.000 thợ thủ công và 2.400 công nhân kỹ thuật và hiện nay còn thiếu khoảng 20.000người.
Bởi vì thiếu nguồn lao động lành nghề nên nhiều công ty tìm cách thu hút lao động từ cáccông ty khác đặc biệt là từ các công ty cùng ngành (điều này đã xảy ra ở Phu Tai IP tại tỉnhBình Định hay trong khu công nghiệp tại tỉnh Bình Dương) Cuộc chiến giành giật nguồn laođộng giữa các công ty thường xảy ra và nhiều công ty đã phải trì hoãn việc giao hàng chỉ vìvấn đề này
Năng suất của các doanh nghiệp được tìm hiểu khá thấp Ngành chế biến gỗ Việt Nam trungbình chỉ tạo ra giá trị xuất khẩu dưới 10.000 USD/công nhân/năm (trong khi tại Trung Quốclà 16.000 USD/công nhân/năm, tại Malaysia là 17.500 USD/công nhân/năm, tại Đức khoảng70.000 USD/công nhân/năm) Tăng trưởng của ngành chế biến gỗ Việt Nam (chủ yếu dựavào xuất khẩu) không hoàn toàn từ đổi mới công nghệ trong sản xuất mà chủ yếu là gia công,phụ thuộc nhiều vào sự đặt hàng và thiết kế mẫu mã từ nước ngoài Điều này chủ yếu là docông nghệ sản xuất nghèo nàn và không có sự đào tạo trong quản lý tập trung Trong quátrình tìm hiểu tại các doanh nghiệp, một kết luận được đưa ra là việc thiếu đào tạo đang là trở
ngại lớn nhất cho quá trình phát triển lâu dài của ngành “Số lượng lao động là một vấn đề
lớn, bạn đào tạo họ nhưng họ lại ra đi Khả năng nhận thức thấp và bạn phải đào tạo từnhững nhóm người hỗn tạp Đạo tạo quản lý, giám sát là hết sức quan trọng Việc đào tạo cóthể ngắn hạn, 2 đến 3 lần trong năm và với thời hạn ngắn như vậy các doanh nghiệp có thểcử nhân sự đi đào tạo”
2.4.2.4 Thiết bị và công nghệ chế biến
Trang 27Hầu hết các máy móc sử dụng trong sản xuất được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu từTrung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản hoặc Đức Máy móc nhập từ Đức và Nhật hầu như đều làmáy đã qua sử dụng Máy móc sản xuất trong nước hoặc nhập từ Trung Quốc, Đài Loan thìchất lượng thấp và lạc hậu Sự kém phát triển này là do ngành không đủ vốn để đầu tư vàocác công nghệ hiện đại và phức tạp hơn Tuy nhiên, đang có ngày càng nhiều công ty thâmnhập vào thị trường Việt Nam nên nhu cầu về các loại máy cải tiến cũng tăng lên
2.4.2.5 Các loại sản phẩm
Có bốn nhóm sản phẩm chính trong danh mục đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam
Đồ gỗ ngoài trời; làm từ các loại gỗ keo, tếch, sồi, chò chỉ và bạch đàn tự nhiên trong
nước hoặc nhập khẩu.
Đồ gỗ trong nhà; làm từ các loại gỗ nhập như gỗ thông, cao su, và các loại gỗ cứng như
lim, gỗ hồng sắc, gụ và các loại gỗ đỏ
Đồ gỗ sản xuất đại trà (sao chép); và gồ gỗ trang trí trong nhà được làm hầu hết từ gỗ
đỏ nhập khẩu Một xu hướng khả quan mà rất nhiều nhà sản xuất đồ gỗ đang theo đuổi làkết hợp giữa gỗ và các nguyên liệu tự nhiên khác hoặc kim loại trong những thiết kế độcnhất vô nhị.
Đồ gỗ chạm khảm truyền thống; được làm từ các loại gỗ nhập khẩu từ Lào, Campuchia
và một số loại gỗ trồng trong nước Hầu hết các sản phẩm này hướng vào thị trường tiêuthụ trong nước và thị trường Trung Quốc, Đài loan.
Bảng 7: Các loại gỗ phổ biến dùng để sản xuất đồ gỗ tại Việt Nam
Sản phẩm:
Bộ bàn ăn (bàn, ghế ), sô-pha và bàn uống nước, ghế sa-lông, giường (King/Queen ), giá sách, tủ, tủ quầy, giá cốc
Gỗ nhập khẩu
Sồi, Anh đào, óc chó, tuyết tùng đen, thông,gỗ thích , gỗ mun, gỗ hồng sắc, cây gụ (dáingựa).
Gỗ trong nước (cả gỗ tự nhiên và gỗ trồng)Giổi/ Talauma Gioi A.Chev; Gỗ mun, Gỗ hồng sắc, gỗ gụ, Re/ Cinamomum
albiflorum Eces;Thông nàng/ Podocarpus imbricatus B1; Gỗ cao su, Gỗ anh đào,
Sản phẩm:
Ghế bành, ghế dài, xích đu, bàn cà phê, bàn gấp, võng, ghế phơi nắng, hiên phơi nắng (sun lounge), ghế đu, xe đẩy, để chân Gỗ nhập khẩu
Meranti, Merbau, Manni, Keruing, Kapur, Kempas, Pyinma, Pyinkado, gỗ Tếch (trắng và vàng), Chò chỉ; Bạch đàn; Gỗ keo
Gỗ trong nước (cả gỗ tự nhiên và gỗ trồng)Chò chỉ/ Parashorea stellata Kury;Gỗ keo, Bạch đàn
Trang 28MDF, Gỗ dán & Gỗ ván
2.4.2.6 Chi phí sản xuất
Giá nhân công mỗi giờ lao động tại Việt Nam giao động từ 0.3-0.4 US$, tại Trung Quốc là0.5-0.75 US$, tại Malaysia là từ 1.25-1.40US$, tại Thái Lan 1.5 US$ trở lên và tại Đài Loanlà khoảng 5 US$ ).
Đồ gỗ sản xuất đại trà được làm chủ yếu để tiêu thụ trong nước nhưng có một số ít các côngty có vốn đầu tư nước ngoài lớn xuất khẩu rất mạnh dựa vào kỹ năng thủ công mỹ nghệ củacác công nhân địa phương và sử dụng thiết kế của các nhà thiết kế và chuyên gia kỹ thuậtnước ngoài (Theo Alexander là một ví dụ điển hình).
Đồ gỗ trạm khảm bằng tay tại miền Bắc (Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây) phát triển kém do thiếuthiết kế và hiện tại thị trường chỉ giới hạn tại Trung Quốc, Đài Loan và thị trường nội địa Sựhỗ trợ từ cấp chính phủ cho hạng mục này rất hạn chế và thiếu các cơ sở đào tạo.
Một vấn đề lớn liên quan đến chất lượng là cần phải đảm bảo gỗ được sấy khô trước khi đưavào sản xuất đồ gỗ Cơ sở hạ tầng lò sấy để phục vụ cho nhu cầu của ngành là rất quan trọngcho sự thành công của xuất khẩu.
2.4.2.8 Xây dựng thương hiệu cho đồ gỗ Việt Nam
Thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới chưa được công nhận rõ ràng Điều nàycó thể hiểu được vì hầu như không có hoặc rất ít các cuộc triển lãm quốc gia tổ chức bởi cáccông ty Việt Nam và rất ít các công ty Việt Nam có hoạt động quảng bá ra khỏi lãnh thổ ViệtNam với thương hiệu riêng hoặc thương hiệu của nhóm công ty
Các nhà sản xuất Việt Nam có thể học hỏi từ mô hình của Đài Loan Đài Loan bắt đầu ngànhcông nghiệp gỗ với vai trò là nhà sản xuất có giá cả thấp nhất với rất ít hoặc không có nguồnnguyên liệu thô trong nước và rất ít chuyên gia Họ dần dần xây dựng thế lực và bí quyết sản
Trang 29xuất từ sự hợp tác chặt chẽ với thị trường Mỹ Họ nhanh chóng nhận ra nhu cầu cần thiếtphải chuyên môn hoá để cạnh tranh và đã đưa họ đến con đường hình thành những nhómdoanh nghiệp hoạt động hiệu quả và phát triển chuỗi cung cấp sỉ trong ngành Hiện nay giálao động ở Đài Loan đang khá cao và họ có xu hướng chuyển sản xuất sang các nước nhưTrung Quốc và gần đây là Việt Nam
Tuy nhiên trong những năm mới bắt đầu kể từ khi tham gia vào thị trường đồ gỗ những năm70, Đài Loan đã phát triển một ngành công nghiệp phụ trợ khổng lồ cung cấp phụ kiện hoànthiện, phần cứng, máy móc, vv và ngay nay họ đã trở thành nhà cung cấp chính không chỉcho đồ gỗ mà còn cung cấp phụ kiện và nguyên liệu phụ cho việc sản xuất đồ gỗ Vì vậy, sảnphẩm đồ gỗ mang thương hiệu Đài Loan có chất lượng tuyệt vời xét cả về góc độ giá trị,được làm với các thiết bị tốt, trình độ cao và sử dụng các nguyên liệu hoàn thiện cao cấp.Ngoài ra, các biện pháp quản lý chất lượng tuyệt với đang được áp dụng để đảm bảo hìnhthức và công dụng thoả mãn hoặc vượt yêu cầu, mong đợi của khách hàng.
2.4.2.8 Sở hữu trí tuệ và kiểu dáng.
Việt Nam vẫn thiếu các chính sách để bảo hộ thương hiệu và nhãn hiệu Chính sách như vậythực sự cần phải được áp dụng Tuy nhiên để bảo hộ cho thiết kế đồ gỗ là vô cùng khó Chủchương ngắn hạn là khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các thiết kế tốt và đưa cácthiết kế đó ra thị trường với một chất lượng mà khó có thể sao chép được một cách chính xác.Quá trình này chỉ có thể được thực hiện bằng các nỗ lực cải tiến sản xuất và một chính sách“không thoả hiệp” về chất lượng.
2.4.2.9 Khả năng cung cấp số lượng lớn hơn
Ở đây vấn đề lớn của việc “toàn cầu hóa” nảy sinh Khối lượng xuất khẩu hàng ngoại thấtlớn từ Việt Nam được nhiều tập đoàn đa quốc gia lớn theo đuổi, những tập đoàn này có yêucầu chứng nhận chất lượng gỗ (FSC hoặc tương tự) và chính sách mua hàng của họ để lại rấtít lợi nhuận cho nhà sản xuất Các nhà cung cấp thường bận rộn với áp lực hàng ngày Cácnhà quản lý không giành thời gian suy nghĩ về định hướng chiến lược đến khi đã quá muộn.Và cần phải nhấn mạnh một lần nữa rằng gia tăng giá trị là điều mà hoạt động sản xuất cầnphải đạt được bằng cách tập trung vào marketing và cơ sở sản xuất tốt.
Theo một khách hàng quốc tế lớn “chúng tôi có từ 10 – 12 nhà cung cấp có tại Việt Nam vềlĩnh vực đồ gỗ Hầu hết cung cấp đồ gỗ keo, đồ dùng trong vườn xuất xứ hoàn toàn từ gỗtrồng Chúng tôi lựa chọn Việt Nam vì ở đây nhân công rẻ nhưng nếu năng suất không đượccải thiện thì giá nhân công cũng không còn rẻ nữa và chúng tôi sẽ ra đi.”
Theo một nhà nhập khẩu đa quốc gia lớn khác “Đúng là giá cả của chúng tôi rất chặc chẽnhưng chúng tôi mang đến cho các nhà máy những đơn đặt hàng rất lớn Nếu họ không thể
Trang 30đạt đựơc khối lượng đó trong thực tế chúng tôi không thể làm ăn với họ được Chúng tôi bỏIndonesia để tới Việt Nam vì họ không thể đáp ứng số lượng chúng tôi yêu cầu.
Điều này có thể được mô tả như là “sự bá chủ” của các tập đoàn thương mại đa quốc gia lớnnhư Walmart, Sears, IKEA, Carrefours, Mitsui, Isetan, METRO, GB, B&Q v.v… kết quả củaquá trình toàn cầu hoá Những “ông lớn” này hiện nay đang chiếm lĩnh thị trường các nướcphát triển Họ mua số lượng lớn với giá cả hà khắc Họ làm các nhà sản xuất bị “giam cầm”trong số lượng và không còn lợi nhuận, thường thì họ “khoá” các nhà sản xuất trong “môhình” buôn bán của mình và không để lại chỗ trống nào để có thể tìm hiểu những đầu ra kháccho sản phẩm.
Kiểu kinh doanh như vậy có thể có lợi trong ngắn hạn những cho nhà sản xuất đang tìm kiếmcơ hội ổn định sản xuất Nhưng nhìn chung, những công ty chỉ cung cấp cho những công tynày có nguy cơ bị phá sản trừ khi họ dành thời gian xây dựng và cải tiến mô hình kinh doanhvà xây dựng thị trường riêng cho mình thông qua việc thiết kế, làm thương hiệu và các dịchvụ.
2.4.2.10 Thiết kế và cải tiến sản phẩm
Theo ước tính khoảng 90% sản phẩm của Việt Nam dựa vào nhu cầu của người tiêu dùng.Rất ít sản phẩm được xây dựng và cải tiến theo sáng tạo của chính ngành đó, các nhà xuất
khẩu thiếu khả năng cạnh tranh trong thiết kế Đây là một trong những điểm yếu cần được
nêu ra trong chiến lược.
Các sản phẩm của Việt Nam có mẫu mã giống nhau, đặc biệt là các sản phẩm ngoại thất ViệtNam thiếu những nghiên cứu đầy đủ và hỗ trợ phát triển đối với việc sản xuất sản phẩm đồgỗ.
Các thị trường tiềm năng tại Mĩ, Châu Âu và Nhật bản với chi phí thấp, thị trường đa dạng vànguồn cung cấp lớn, tuy nhiên, khi toàn bộ chuỗi phân phối đã nâng cấp lên mức chất lượngcao hơn, mẫu mã sản phẩm tốt hơn, thì vẫn đòi hỏi giá phải giữ ở mức thấp và tất nhiên buộccác nhà sản xuất phải đáp ứng mức giá thấp nhất Hiện nay, các nhà cung cấp của Việt Namđang hoàn toàn dựa vào lợi thế giá rẻ để cạnh tranh và vẫn bị đánh bại bởi các nhà máy củaTrung Quốc Đây không phải là một thị trường lý tưởng để kinh doanh.
Để cung cấp cho một thị trường cao hơn, các nhà sản xuất cần cải tiến mẫu mã, chất lượng vàcông nghệ của họ cũng như giữ được bản sắc mẫu mã hiện tại và theo xu thế của người tiêudùng Họ cũng cần phải bắt đầu xây dựng “thương hiệu” sản phẩm nói riêng của mình và
phải gắn xuất sứ “VIETNAM” hàng chất lượng cao và giá cả phù hợp Mục tiêu này cần
phải đạt được để tiến gần tới thị trường và có càng ít “sự hiểu lầm” giữa nhà sản xuấtvới người tiêu dùng cuối cùng càng tốt Có tiềm năng xuất khẩu lâu dài cho các công ty
hạng trung bình với mục tiêu cung cấp cung cấp sản phẩm tốt hơn cho thị quốc tế tầm trung
Trang 31Hiện nay, một số công ty lớn đã thành lập phòng thiết kế riêng và có xu hướng hướng tới việc thuê các nhà thiết kế nước ngoài để phát triển sản phẩm cho mình Việc thiết kế mẫu làbắt buộc và đào tạo thiết kế phải là một phần của bất kỳ chiến lược nâng cấp và phát triển nàocho ngành.
2.4.2.11 Tiếp cận nguồn tài chính
Việc tiếp cận với nguồn tài chính đóng vai trò rất quan trọng trong ngành công nghiệp Cácnhà sản chế biến gỗ và sản xuất đồ gỗ cũng không phải là ngoại lệ Họ cần nguồn hỗ trợ tàichính để nâng cấp máy móc, tích trữ đủ lượng nguyên liệu để đảm bảo ổn định sản xuất vàbán hàng Có nhiều nguồn cung cấp tài chính mà các nhà sản xuất đồ gỗ có thể tiếp cận từcác ngân hàng thương mại, các ngân hàng phát triển đến các quỹ đầu tư tư bản Nói chung,thủ tục vay vốn khá mất thời gian mặc dù đã được cải tiến rất nhiều so với trước đây Bêncạnh đó, lãi suất ngân hàng cao (12 đến 15% một nămm) là vấn đề lớn nhất khiến cho cácdoanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tăng khả năng cạnh tranh của ngàn Những hỗ trợ xahơn nữa trong việc giảm gánh nặng lãi suất cần được thực hiện để thúc đẩy ngàng côngnghiệp gỗ Nhiều năm trước Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các ngân hàng phải đưa ramức lãi suất thấp nhất cho các doanh nghiệp gỗ
Trong bối cảnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiên nay, các nhà nhập khẩu nước ngoàicũng rơi vào tình trạng rất khó đạt được những khoản vay từ ngân hàng để hỗ trợ cho cáchoạt động nhập khẩu của họ, cũng vì vậy, các nhà xuất khẩu hàng đồ gỗ của Việt Nam cũngđứng trước nguy cơ thiếu vốn ứng trước để hỗ trợ việc sản xuất.
2.4.2.12 Xúc tiến thương mại
Các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam từ các nước Châu Á khác và các nước Châu âu đã có hệthống xúc tiến thương mại rất tiên tiến Họ có những hội chợ thương mại quốc tế quan trọngtổ chức trong nước và họ tham dự các cuộc triển lãm quốc tế hàng đầu cùng nhau Hệ thốngthông tin tuyệt vời thu hút ngày càng nhiều đối tác kinh doanh Sự tham dự các triển lãmthương mại một cách thường xuyên cũng là yếu tố sống còn cho sự phát triển của ngành Nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài nói rằng họ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nhà cung cấpthích hợp ở Việt Nam trong khi các nhà xuất khẩu cũng nói rằng họ rất khó khăn trong việctiếp cận thông tin thị trường liên quan vì có ít kiến thức về cấu trúc thị trường quốc tế
2.4.2.13 Các kỹ năng kinh doanh
Ngành công nghiệp gỗ Việt Nam là một ngành công nghiệp còn rất non trẻ với một số doanhnghiệp chỉ mới nổi lên trong vòng 2 đến 5 năm trở lại đây Do vậy, các kỹ năng kinh doanh,kiến thức thị trường, kế hoạch tài chính, cơ cấu tổ chức công ty, khả năng giao tiếp bằng
Trang 32tiếng nước ngoài còn rất yếu Những nhà quản lý điều hành mọi việc từ phát triển sản phẩm,marketing, quản lý chất lượng đến quản lý tài chính Không có sự phân cấp tổ chức vớinhững phòng chức năng chuyên nghiệp trong các doanh nghiệp đồ gỗ, do đó, kết cấu củadoanh nghiệp rất yếu và khi người lãnh đạo vắng mặt thì hoạt động kinh doanh cũng ngưngtrệ
2.4.2.14 Cơ sở hạ tầng
Việc vận chuyển hàng từ Việt Nam tới các thị trường tại Mĩ hay Châu Âu nhìn chung khôngcó vấn đề gì về vận tải nhưng chi phí vận chuyển thì đắt hơn So với Trung Quốc, các nhàxuất khẩu Việt Nam phải chịu chi phí vận chuyển ra nước ngoài cao hơn kể cả vận chuyểnđường biển và đường hàng không Mới đây, một số báo cáo của Đại học Georgetown, Mĩ vềchi phí vận chuyển hàng trên biển từ Trung Quốc và Việt Nam tới các bang của Mĩ chỉ rarằng “thời gian vận chuyển đường biển và giao hàng từ Việt Nam tới Mĩ cho 50 containers là322.000 đô la Mĩ và mất 17-35 ngày, trong khi đó vận chuyển từ Trung Quốc là 136.000 đôla Mĩ và mất 11 ngày với số lượng tương tự” Các nhà nhập khẩu quốc tế ám chỉ rằng các nhàxuất khẩu Trung Quốc đã được trợ cấp khoảng 10-30% chi phí vận chuyển đường biển.
Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các cảng biển thích hợp đã trở thành mối quan tâm chính cho việcphát triển công nghiệp đồ gỗ tại một số tỉnh Trong thời gian hiện tại, có một xu hướng tiếntới chuyển các nhà máy sản xuất từ các tỉnh Trung bộ đến các trung tâm chế biến gỗ như TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bình Định Việc làm này nhằm giảm chi phí vận chuyển tớicảng và tăng nguồn cung các phụ liệu (vải sợi, bộ phận kim loại, vật liệu hoàn thiện v.v…)Các nhà máy chế biến tại các tỉnh sau đó chỉ chuyên sản xuất các bộ phận và phụ kiện chocác nhà máy lắp ráp tại khu vực trọng điểm về gỗ (Nhà máy sản xuất đồ gỗ ở Gia Lai là mộtví dụ, họ phải trả từ 300 đến 650 đô la Mĩ cho một container 40’ tới cảng Qui Nhơn và SàiGòn, trong khi chi phí từ Bình Dương tới Sài Gòn chỉ khoảng 100 đô la Mĩ)
Điều kiện đường xá ở các tỉnh phía Nam cũng là một vấn đề Hầu hết đường xá ở khu vựcnày chỉ đảm bảo cho xe tải ít hơn 25 tấn; nhưng container chứa gỗ nhập khẩu thường hơn 30tấn Để vận chuyển gỗ vào nhà máy, các công ty chế biến gỗ phải chia số lượng gỗ ra cácphần nhỏ hơn điều này sẽ làm tăng thêm chi phí sản xuất.
2.4.2.15 Các vấn đề thủ tục khác
Các vấn đề thủ tục và thưong mại khác của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ bao gồm thanh toánqua ngân hàng, nhà kho, thủ tục hải quan và các dịch vụ liên quan Tất cả những vấn đề nàyđều chấp nhận được ngoại trừ hạ tầng kho bãi rất tồi tệ Trong nhiều năm, Bộ Thưong mại(nay là Bộ Công thương) đã yêu cầu Hiệp hội kêu gọi các công ty thành viên xây dựng cáctrung tâm nhập khẩu và kho bãi tại 3 miền trên cả nước nhưng nỗ lực đó vẫn chưa có kết quả
Trang 33và các doanh nghiệp vẫn phải xây dựng kế hoạch riêng cho việc nhập khẩu, điều này khiếncho giá nguyên liệu đầu vào bị đẩy lên cao.
2.4.2.16 Tóm lược một số nhân tố thiết yếu đảm bảo sự thành công
Chính phủ phải năng động trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho ngành công nghiệp pháttriển An ninh nguyên liêu, cơ sở đào tạo, tài chính và cơ sở hạ tầng là những vấn đề thết yếu.1 Công nghiệp phải được quản lý một cách hiệu quả để dảm bảo cung cấp nguồn vốn đầyđủ cho phát triển nguồn nguyên liệu và thu hút lượng đầu tư cần thiết Giá trị sản phẩmchứ không phải là số lượng mới là nhân tố quyết định.
2 Hoạt động phát triển thương hiệu sản phẩm phải được thiết lập và thúc đẩy để đảm bảo sựhài lòng của khách hàng và sự trung thành của họ với sản phẩm.
3 Marketing, thiết kế, cải tiến và phát triển sản phẩm phải được thực hiện một cách tích cựcđể đảm bảo gia tăng giá trị cho sản phẩm và chiếm lĩnh thị trường.
4 Phải không ngừng theo đuổi mục tiêu chất lượng và giá trị thành tiền của sản phẩm.5 Thu hút và giữ chân người lao động là yếu tố sống còn cho sự thành công lâu dài của
công ty Trách nhiệm xã hội ở mọi cấp của doanh nghiệp cũng là một yếu tố cần thiết.
2.5 Môi trường cạnh tranh quốc tế
Đặt dấu ấn trong môi trường kinh doanh của ngành là một bước chính để đạt được lợi thếcạnh tranh Lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp Việt Nam giao động từ 10 đến 12%đối với đồ ngoại thất, thậm chí còn có trường hợp thấp hơn 10% Các nhà sản xuất đồ nộithât thu được lợi nhuậnc cao hơn nhưng cũng chỉ giao động từ 12 đến 20% Đồ trạm khảm vàđồ gỗ đại trà thu được lợi nhuận cao nhất đặc biệt là tiêu thụ trong nước (25 đến 40%) Trong các thị trường mà các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động, những đối thủ cạnhtranh chính là Indonesia, Malaysia và Trung Quốc đối với đồ ngoại thất và Trung Quốc,Malaysia, và Đài Loan đối với đồ nội thất
Trang 34Bảng 8: Lợi thế cạnh tranh của đồ gỗ Việt Nam với một số nước khác trong khu vựcNgoại thất
Ưu điểm
Nguồn cung cấp gỗ nội địa phong phú đặc biệt là gỗ Tếch và các loại gỗ cứng khác Một số loại gỗ Tếch được chứng nhận FSC.
Giá nhân công rẻ
Quan hệ thương mại tốt với người Hà Lan trong việc tiếp cận thị trường
Quan hệ làm ăn lâu dài với người Mỹ
Ưu thế cạnh tranh của Việt Nam đối với Indonesia là: chất lượng đồng đều, giao hàng đúng hẹn, chất lượng quan trọng hơn giá cả Việt Nam nên tận dụng những lợi thế này vì:
Giá lao động rẻ với năng suất khá cao
Cơ sở hạ tầng kinh doanh tốt hơn
Các mối quan hệ làm ăn lâu đời
Lợi thế cạnh tranh của Việt Nam đối với Malaysia hiện nay chủ yếu là giá rẻ và có khả năng sản xuất số lượng lớn.
Nhược điểm
Giá nhân công cao với năng suất thấp khiến cho giá sản phẩm của Malaysia đắt đỏ.
Nội thất